Kết Bài Kiều Ở Lầu Ngưng Bích: 27+ Đoạn Văn Hay Nhất

Kết Bài Kiều Ở Lầu Ngưng Bích ❤️️ 27+ Đoạn Văn Hay Nhất ✅ Giới Thiệu Tuyển Tập Tư Liệu Tham Khảo Ngữ Văn Lớp 9 Đặc Sắc Được SCR.VN Chọn Lọc.

Viết Kết Bài Đoạn Trích Kiều Ở Lầu Ngưng Bích – Mẫu 1

Khi viết kết bài đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, các em học sinh cần nhận xét đánh giá tổng kết về nội dung và nghệ thuật. Tham khảo gợi ý dưới đây:

Mỗi vần thơ là một giọt tâm hồn nhà thơ nhỏ xuống để cảm thương cho số phận người con gái tài hoa, bạc mệnh Thúy Kiều. Cùng với đó, là tài năng nghệ thuật: tả cảnh ngụ tình kết hợp với nghệ thuật điệp ngữ liên hoàn đầu mỗi câu lục và nghệ thuật ước lệ tượng trưng cùng với việc sử dụng nhiều từ láy tượng hình, tượng thanh (thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, ầm ầm) Nguyễn Du đã khắc họa rõ cảm giác u uất, nặng nề, bế tắc, buồn lo về thân phận của Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích.

Nguyễn Du đã khắc hoạ nội tâm của Kiều một cách tinh tế. Qua đó, người đọc đã cảm nhận được cảnh ngộ éo le mà nàng phải chịu đựng. Tâm tư của Thuý Kiều vẫn không phai mờ trong tâm trí của chúng ta mỗi khi đọc lại Truyện Kiều. Ta cảm thương cho số phận của Kiều. Nàng như “bèo dạt mây trôi” giữa dòng đời tẻ nhạt. Xã hội phong kiến bất công đã chà đạp lên nhân phẩm của người phụ nữ “tài sắc vẹn toàn”. Xã hội đen tối ấy nhất định sẽ bị diệt vong, còn người tốt như Kiều sẽ giải được oan khác của mình.

Ẩn sau thành công của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là một trái tim nhân hậu, giàu yêu thương của Nguyễn Du khi hướng về con người, bênh vực và đồng cảm với những con người bất hạnh. Qua đoạn trích ta cũng thấy được tấm lòng nhân đạo sâu sắc của nhà thơ khi hướng sự đồng cảm, nỗi lòng xót xa đến những số phận bất hạnh trong cuộc đời.

Mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Tóm Tắt Kiều Ở Lầu Ngưng Bích 🌹 15 Mẫu Kể Tóm Tắt Hay

Kết Bài Phân Tích Kiều Ở Lầu Ngưng Bích – Mẫu 2

Tham khảo đoạn văn mẫu kết bài phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích dưới đây để hoàn thành tốt bài viết của mình.

Xét về nghệ thuật thơ lục bát, thì Truyện Kiều nói chung và đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” nói riêng đã đạt tới đỉnh cao của thể loại Truyện thơ Nôm. Ngòi bút tả cảnh, tả tâm lý và cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh vô cùng tinh tế góp phần miêu tả tâm trạng của nàng Kiều một cách rất tự nhiên và đặc sắc.

Từ đó, đại thi hào Nguyễn Du không chỉ bộc lộ tài hoa văn chương xuất sắc của mình, mà còn bộc lộ một tấm lòng yêu thương con người, ngòi bút nhân đạo vô cùng cao cả. Ông không chỉ xót thương nỗi đau của Kiều, mà còn ngợi ca phẩm chất tốt đẹp của nàng. Và từ đó, ngợi ca con người dù bị vùi dập mà vẫn giữ được nét đẹp trong tâm hồn của mình.

Kết Bài Cảm Nhận Kiều Ở Lầu Ngưng Bích – Mẫu 3

Gợi ý cách viết kết bài cảm nhận Kiều ở lầu Ngưng Bích dưới đây sẽ giúp các em học sinh trau dồi thêm những ý văn hay và đặc sắc.

Kiều ở lầu Ngưng Bích là một trong những đoạn miêu tả nội tâm nhân vật thành công nhất của Truyện Kiều, đặc biệt là bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình. Với đoạn thơ trên, Nguyễn Du đã đạt đến trình độ biện chứng tâm hồn. Nhà thơ thấu hiểu con người đến tận thẳm sâu tiềm thức, làm lộ rõ sự vận động bên trong tâm hồn đớn đau, khổ nhục của Thúy Kiều trong những ngày đầu lưu lạc phải chịu nhiều khổ nhục, đắng cay.

Lời thơ xiết mạnh vào từng giác quan người đọc, khiến người đọc càng thêm cảm thương cho số kiếp bèo dạt mây trôi của thiếu nữ tài sắc vẹn toàn mà bất hạnh, từ đó làm toát lên tấm lòng cảm thương vô hạn của tác giả đối với kiếp người nhỏ bé trong xã hội phong kiến vốn tồn tại nhiều bất công.

Đọc nhiều hơn với 🔥 Sơ Đồ Tư Duy Kiều Ở Lầu Ngưng Bích 🔥 11 Mẫu Vẽ Tóm Tắt

Kết Bài Hay Kiều Ở Lầu Ngưng Bích – Mẫu 4

Chia sẻ dưới đây đoạn văn mẫu kết bài hay Kiều ở lầu Ngưng Bích để các em học sinh cùng tham khảo và vận dụng khi làm bài.

Đoạn trích “Kiều ở Lầu Ngưng Bích” với việc sử dụng hàng loạt điệp từ, từ láy, thành ngữ cùng các điển cố điển tích và bút pháp tả cảnh ngụ tình, tác giả đã diễn tả một cách sâu sắc nỗi niềm tâm trạng của Thúy Kiều – nỗi nhớ thương người yêu, cha mẹ và nỗi buồn thương cùng dự đoán về tương lai lênh đênh, nổi trôi, khó khăn của chính mình.

“Kiều ở Lầu Ngưng Bích” không chỉ là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng. Đoạn trích thể hiện tài năng bậc thầy của Nguyễn Du trong tả cảnh ngụ tình, từ đó gieo vào lòng người nỗi buồn thương cùng Kiều và tình yêu thương, thấu hiểu với thân phận người đàn bà của Nguyễn Du.

Kết Bài Kiều Ở Lầu Ngưng Bích Hay Nhất – Mẫu 5

Đón đọc đoạn văn mẫu kết bài Kiều ở lầu Ngưng Bích hay nhất được chọn lọc và chia sẻ dưới đây dành cho các em học sinh.

Nguyễn Du đã sử dụng ngôn từ rất tinh tế kết hợp với các biện pháp tu từ điệp ngữ, ẩn dụ nhằm khám phá nội tâm nhân vật Thúy Kiều một cách chi tiết. Bốn bức tranh về cảnh vật là sự tăng tiến trong tâm trạng của Thúy Kiều từ cô đơn, buồn thảm đến tâm trạng sợ hãi, lo lắng. Nguyễn Du quả là người có “con mắt nhìn xuyên sáu cõi” (Mộng Liên Đường chủ nhân) khi miêu tả tâm trạng nhân vật Thúy Kiều một cách điêu luyện đến như vậy.

Có thể nói “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là đoạn trích thể hiện thành công nghệ thuật miêu tả tâm lí, tâm trạng nhân vật Thúy Kiều của Nguyễn Du. Qua đó, đoạn trích cũng khơi gợi được sự đồng cảm, xót thương cho số phận nàng Kiều từ các thế hệ bạn đọc. Đó cũng là lí do mà “Truyện Kiều” được dịch sang nhiều thứ tiếng và vẫn vẹn nguyên giá trị đến ngày nay.

SCR.VN tặng bạn 💧 Cảm Nhận Của Em Về Đoạn Trích Kiều Ở Lầu Ngưng Bích 💧 13 Mẫu Hay

Kết Bài Về Kiều Ở Lầu Ngưng Bích Ngắn Gọn – Mẫu 6

Tham khảo đoạn văn kết bài về Kiều ở lầu Ngưng Bích ngắn gọn dưới đây với những ý văn súc tích và cô đọng nội dung.

Như vậy chỉ trong một đoạn thơ ngắn mà mà chúng ta đã có thể nhận ra được nhiều những bút pháp nghệ thuật đặc sắc được vận dụng xen kẽ, dày đặc và hợp lỹ bên cạnh thể thơ lục bát truyền thống. Khiến cho tổng thể bài thơ trở nên mềm mại, uyển chuyển, hợp lý, tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều trong cảnh bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích được khai thác rất tinh tế, khéo léo, khiến độc giả dễ dàng tiếp nhận và đồng cảm sâu sắc với nỗi buồn tủi, nỗi đớn đau cho một kiếp người bạc mệnh mang tiếng hồng nhan thuở xưa.

Kết Bài Kiều Ở Lầu Ngưng Bích Ngắn Nhất – Mẫu 7

Với đoạn văn kết bài Kiều ở lầu Ngưng Bích ngắn nhất dưới đây, các em học sinh có thể nhanh chóng ôn tập cho bài kiểm tra trên lớp.

Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”(trích Truyện Kiều) đã thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn nhớ và đặc biệt là những biến động dữ dội trong tâm trạng Thuý Kiều khi ở nơi “góc bể chân trời” bơ vơ, buồn tủi. Từng chi tiết, hình ảnh khung cảnh thiên nhiên đều mang đậm trạng thái tình cảm của Thuý Kiều. Mỗi cảnh là mối tình, song tất cả đều buồn thương, đúng là: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Đoạn trích đã khẳng sự kì tài của Nguyễn Du trong việc miêu tả nội tâm nhân vật bằng bút pháp “tả cảnh ngụ tình” đặc sắc.

Tiếp tục tham khảo 🌟 Phân Tích Kiều Ở Lầu Ngưng Bích 🌟 17 Bài Văn Hay Nhất

Kết Bài Kiều Ở Lầu Ngưng Bích Học Sinh Giỏi – Mẫu 8

Tham khảo đoạn văn kết bài Kiều ở lầu Ngưng Bích học sinh giỏi dưới đây để nắm vững phương pháp nghị luận văn học và trau dồi cách viết hay.

Bằng việc sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm, những từ ngữ hình ảnh tinh tế, qua đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” Nguyễn Du đã khắc họa thành công và thật xúc động lỗi nhớ người yêu, nhớ cha mẹ của Thúy Kiều. Qua đây cho thấy, Kiều không chỉ là một cô gái tài sắc vẹn toàn mà còn là người thủy chung hiếu nghĩa.

Đoạn trích tiêu biểu cho nghệ thuật tả cảnh ngụ tình tài ba của Nguyễn Du, tình và cảnh hòa quyện vào nhau, bổ sung cho nhau. Ngôn ngữ trần thuật đặc sắc đặc biệt là hệ thống từ láy, điệp từ trong tám câu cuối góp phần thể hiện tâm trạng, số phận nhân vật. Đồng thời đoạn thơ cho ta thấy được tấm lòng ngợi ca trân trọng vẻ đẹp phẩm chất của con người, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội xưa.

Thơ ca chỉ tìm được bến neo đậu nơi lòng người khi đó là tiếng lòng tha thiết, được tạo tác bởi tài năng nghệ thuật chân chính. Kiều ở lầu Ngững Bích của Nguyễn Du đã làm được điều đó. Nó không chỉ khắc họa thành công nỗi lòng xót xa, tâm trạng bẽ bàng của Kiều mà còn cho ta thấy nghệ thuật tả cảnh ngụ tình bậc thầy của đại thi hào dân tộc. Âm hưởng của những câu thơ này đã, đang và sẽ vang đọng mãi trong tâm trí người đọc.

Chia sẻ 🌹 Cảm Nhận Của Em Về 8 Câu Thơ Giữa Trong Đoạn Trích Kiều Ở Lầu Ngưng Bích 🌹 Văn Mẫu Hay

Kết Bài Kiều Ở Lầu Ngưng Bích Nâng Cao – Mẫu 9

Đoạn văn mẫu kết bài Kiều ở lầu Ngưng Bích nâng cao dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh.

“Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một tuyệt bút về tả cảnh ngụ tình. Cho thấy số phận bất hạnh, sóng gió của nàng Kiều. Đồng thời cho thấy tấm lòng hiếu thảo, tình nghĩa, thủy chung với cha mẹ và người yêu. Qua đây còn cho thấy sự cảm thương của tác giả về số phận bất hạnh của Thúy Kiều.

Nguyễn Du quả là bậc thầy trong việc miêu tả nội tâm nhân vật và sử dụng các biện pháp tu từ rất độc đáo. Đó là một bức tranh tả cảnh ngụ tình thể hiện một đặc sắc trong bút pháp nhà thơ: cảnh và tình bao giờ cũng hoà quyện với nhau. Nhưng phải chăng đặc sắc nhất vẫn là tình của nhà thơ với nhân vật của mình, đối với con người và đối với cuộc đời, nói một cách khác, đó là giá trị nhân văn của đoạn trích, bắt nguồn từ tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du.

Qua đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, hẳn người đọc sẽ có suy nghĩ về nhân vật Kiều, một cô gái chung thuỷ với người yêu, hiếu thảo với cha mẹ. Và ta càng căm giận xã hội bất công, tàn bạo đã đày đọa những con người tài hoa như nàng phải sa vào kiếp sống tủi nhục ở chốn lầu xanh.

Đón đọc 🌜 Cảm Nhận Của Em Về 8 Câu Thơ Cuối Trong Đoạn Trích Kiều Ở Lầu Ngưng Bích 🌜 Văn Mẫu Đặc Sắc

Kết Bài Của Đoạn Trích Kiều Ở Lầu Ngưng Bích Đầy Đủ – Mẫu 10

Đón đọc đoạn văn kết bài của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích đầy đủ dưới đây với những đánh giá về nội dung và nghệ thuật trong đoạn trích.

Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” với đoạn mở đầu là bức tranh thiên nhiên, kế đến là lời độc thoại của nhân vật và kết thúc lại bằng một bức tranh thiên nhiên. Điệp khúc vòng cho thấy cái nét độc đáo trong cách làm thơ của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, đồng thời gieo vào lòng ta niềm thương cảm sâu sắc trước số phận của nhân vật Kiều.

Có thể nói, “Kiều ở lầu Ngưng Bích là đoạn thơ tả cảnh ngụ tình hay nhất xuyên suốt tác phẩm. Qua bức tranh thiên nhiên, ta xót xa, thương cảm cho số phận người con gái tài hoa bạc mệnh, qua đó cũng bày tỏ niềm đồng cảm, trân trọng của Nguyễn Du đối với số phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến xưa.

Kết Bài Đoạn Trích Kiều Ở Lầu Ngưng Bích Chọn Lọc – Mẫu 11

Với đoạn văn kết bài đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích chọn lọc dưới đây, các em học sinh sẽ có thêm cho mình những gợi ý làm bài đặc sắc.

Trong trích đoạn “Kiều ở lầu Ngưng Bích” nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du vô cùng điêu luyện. Tác giả lấy ngoại cảnh để bộc lộ tâm cảnh. Thiên nhiên thấm đẫm tâm trạng, bộc lộ tâm trạng theo quy luật tâm lí “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Mỗi câu thơ, mỗi hình ảnh, ngôn ngữ miêu tả thiên nhiên, miêu tả ngoại cảnh mang ý nghĩa và giá trị như một ẩn dụ, một tượng trưng về tâm trạng đau khổ và số phận đen tối của một kiếp người trong bể trầm luân.

Có thể nói đoạn thơ “Kiều ở lầu Ngưng Bích” như chứa đầy lệ: lệ của người con gái lưu lạc, đau khổ vì cô đơn lẻ loi, buồn thương chua xót vì mối tình đầu tan vỡ, xót xa vì thương nhớ cha mẹ, lo sợ cho thân phận, số phận mình; lệ của nhà thơ, một trái tim nhân đạo bao la đồng cảm, xót thương, chia sẻ cho nỗi đau của người thiếu nữ tài sắc, hiếu thảo mà bạc mệnh: “Tố Như ơi! Lệ chảy quanh thân Kiều”.

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Kết Bài Cho Đoạn Trích Kiều Ở Lầu Ngưng Bích Đặc Sắc – Mẫu 12

Đoạn văn mẫu kết bài cho đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích đặc sắc sẽ giúp các em học sinh trau dồi cho mình những ý văn hay và sinh động.

Khép lại đoạn trích, những gì đọng lại trong lòng người đọc chúng ta là bức tranh cảnh vật nhuốm màu tâm trạng của Kiều. Bức tranh ấy toàn những sắc màu nhợt nhạt, u sầu, buồn bã, bởi “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” cùng những dự cảm của Kiều về quãng đời phía trước. Đoạn trích cũng hội tụ nghệ thuật miêu tả tâm lý con người, độc thoại nội tâm đầy đặc sắc cùng những phép so sánh, nhân hóa, ẩn dụ tài ba mà Nguyễn Du sử dụng để miêu tả tâm trạng của Thúy Kiều. “

Kiều ở lầu Ngưng Bích” quả là một bức tranh tâm tình đầy xúc động. Đọc đoạn trích người đọc thấy hiện lên ở đây một Thúy Kiều với tâm trạng thật cô đơn, buồn tủi, lạc lõng và sợ hãi biết chừng nào. Thế nhưng, nàng vẫn đau đáu trong lòng tình yêu thủy chung với Kim Trọng cùng tấm lòng hiếu kính với mẹ cha. Nguyễn Du đã miêu tả thật sát tâm trạng của Kiều.

Ông đã dùng những cảnh vật xung quanh để vẽ lên bức tranh tâm trạng đặc sắc của Kiều. Ông đã cùng đồng cảm, cùng suy tư, cùng sẻ chia những nỗi buồn của nàng. Đó là một trong những điều biểu thị giá trị nhân văn đáng quý. Ông quả là một người thi sĩ vừa tài ba vừa nhân đạo của nền văn học Việt Nam.

Có thể bạn sẽ thích 🌜 Phân Tích 8 Câu Cuối Kiều Ở Lầu Ngưng Bích 🌜 15 Mẫu Hay

Kết Bài Kiều Ở Lầu Ngưng Bích Đơn Giản – Mẫu 13

Tham khảo đoạn văn kết bài Kiều ở lầu Ngưng Bích đơn giản dưới đây với cách viết ngắn gọn và súc tích.

Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là một bức tranh thiên nhiên đồng thời cũng là một bức tranh tâm trạng có bố cục chặt chẽ và khéo léo. Thiên nhiên ở đây liên tục thay đổi theo diễn biến tâm trạng của con người. Mỗi nét tưởng tượng của Nguyễn Du đều phản ánh một mức độ khác nhau trong sự đau đớn của Kiều. Qua đó, cho thấy Nguyễn Du đã thực sự hiểu nỗi lòng nhân vật trong cảnh đời bất hạnh để ca ngợi tấm lòng cao đẹp của nhân vật, để giúp ta hiểu thêm tâm hồn của những người phụ nữ tài sắc mà bạc mệnh.

Kết Bài Kiều Ở Lầu Ngưng Bích Lớp 9 – Mẫu 14

Đoạn văn mẫu kết bài Kiều ở lầu Ngưng Bích lớp 9 dưới đây sẽ là nội dung tham khảo cần thiết hỗ trợ các em học sinh trong quá trình làm bài.

Có thể nói, “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một trong những đoạn trích miêu tả tinh tế, xúc động nhất về tâm trạng đau khổ, xót xa của nàng Kiều khi bị cuốn vào cơn giông tố khủng khiếp của cuộc đời. Với bút pháp tả cảnh ngụ tình điêu luyện cùng với tinh thần nhân đạo sâu sắc, nhà thơ Nguyễn Du qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích đã có những miêu tả đầy tinh tế bức tranh thiên nhiên cũng như bức tranh tâm trạng của nàng Kiều khi bị giam lỏng nơi lầu Ngưng Bích.

Qua cơn gia biến, Kiều bị sóng gió khắc nghiệt của cuộc đời thổi dạt đến nơi lầu hoa ong bướm, theo dõi diễn biến tâm trạng nàng Kiều: từ nhớ thương Kim Trọng, người thân đến sự bẽ bàng, e ngại đến sợ hãi trước những dự cảm khủng khiếp về tương lai khiến người đọc không khỏi xót xa, đồng cảm. Đây cũng chính là thành công của Nguyễn Du khi xây dựng thế giới nội tâm của nhân vật Kiều quá đỗi chân thực, tự nhiên khiến cho độc giả như chứng kiến, cảm nhận được từng thay đổi trong tâm trạng, cảm xúc của nàng Kiều.

SCR.VN tặng bạn 💧 Mở Bài Kiều Ở Lầu Ngưng Bích 💧 20 Đoạn Văn Hay Nhất

Kết Bài Đóng Vai Kiều Ở Lầu Ngưng Bích – Mẫu 15

Tham khảo đoạn văn mẫu kết bài đóng vai Kiều ở lầu Ngưng Bích kể lại đoạn trích dưới đây để có thêm những ý tưởng làm bài đặc sắc.

Chuỗi ngày ở lầu Ngưng Bích tưởng như dài lê thê. Ngôi nhà cha mẹ vời vợi nhớ thương trong xa cách rồi tình cảm với chàng Kim. Tất cả đã lùi sâu vào quá khứ chỉ còn mình đối diện với chính mình lo lắng cho tương lai phía trước. Chữ hiếu chưa tròn, phân mình bơ vơ nơi góc bể chân trời, càng nghĩ càng thêm xót xa. Điều đó khiến tôi nhớ đến lời thơ:

“Một mình đối diện với mình
Mênh mông trăng gió vô tình thoáng qua
Mong manh như một nhành hoa
Ầm ầm tiếng sóng biết là về đâu
Chưa đi đến ngõ bạc đầu
Mà sao như đã nhuốm màu hư vô?”.

Kết Bài Kiều Ở Lầu Ngưng Bích Facebook – Mẫu 16

Chia sẻ dưới đây đoạn văn kết bài Kiều ở lầu Ngưng Bích Facebook dưới đây sẽ giúp các em học sinh có thêm cho mình tư liệu tham khảo phong phú hơn.

Trong trích đoạn “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, các từ láy: bát ngát, bẽ bàng, bơ vơ, thấp thoáng, xa xa , man mác, dầu dầu, xanh xanh, ầm ầm … kết hợp với điệp ngữ “buồn trông” đã tạo nên sắc điệu trữ tình thẩm mĩ và tô đậm cảm hứng nhân đạo sâu sắc. Đó là giá trị văn chương đích thực của đoạn thơ “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.

Có lẽ người đọc sẽ còn khắc ghi mãi ấn tượng về bức tranh ngoại cảnh đồng điệu cùng bức tranh tâm cảnh trong Kiều ở lầu Ngưng Bích. Tất cả được vẽ nên bởi một tài năng trác việt, một tấm lòng nhân văn cao đẹp của Nguyễn Du. Vì thế, đoạn trích đã góp phần làm nên sức sống bất tử của kiệt tác “Truyện Kiều”.

Tham khảo trọn bộ 💧 Phân Tích Truyện Kiều Nguyễn Du 💧 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Kết Bài Kiều Ở Lầu Ngưng Bích 6 Câu Đầu – Mẫu 17

Đoạn văn mẫu kết bài Kiều ở lầu Ngưng Bích 6 câu đầu dưới đây sẽ mang đến cho các em học sinh những đánh giá tổng kết khi phân tích đoạn thơ.

Sáu câu thơ lục bát ngắn gọn đầu đoạn trích đã gợi tả được bức tranh tâm cảnh của Kiều trong những ngày tháng ở lầu Ngưng Bích. Kiều thật đáng thương biết bao! Một người con hiếu thảo, có tấm lòng vị tha ấy đáng ra phải được sống trong hạnh phúc, ấm êm nhưng nàng thật đáng thương biết bao. Phải chăng đúng như câu nói của tác giả “tài hoa bạc mệnh” đã gắn với thân phận Kiều?

Với bút pháp tả cảnh sinh tình rất linh hoạt đã khắc họa một bức tranh sinh động về ngoại cảnh và tâm cảnh. Trong đó nổi lên trên cả đó chính là tâm trạng của nàng Kiều vô cùng chán nản, buồn rầu vì bị giam ở lầu Ngưng Bích không bóng người qua lại, hàng ngày chỉ làm bạn với thiên nhiên, trăng núi và cuộc đời nàng có khác gì cát bụi ngoài kia.

Nếu không đồng cảm với Thúy Kiều có lẽ Nguyễn Du không thể lột tả hết được tâm trạng, hoàn cảnh của Kiều. Chỉ với 6 câu thơ nhưng người đọc có thể hiểu được hoàn cảnh éo le của Kiều và tâm trạng chán chường của nàng ở nơi cô đơn, hiu quạnh này.

Kết Bài Kiều Ở Lầu Ngưng Bích 8 Câu Thơ Giữa – Mẫu 18

Với đoạn văn kết bài Kiều ở lầu Ngưng Bích 8 câu thơ giữa dưới đây, các em học sinh có thể linh hoạt vận dụng để hoàn thiện bài viết của mình.

8 câu giữa Kiều ở lầu Ngưng Bích đã cho thấy tâm trạng đau đớn, xót xa đến tột cùng của nàng Kiều ở nơi đất khách quê người. Đoạn thơ đã miêu tả được tấm chân tình, vẻ đẹp cao cả của nhân vật Thúy Kiều. Nói đến Kiều, người ta thường nói đến cái tài, cái sắc, nhưng chính cái tình của Kiều đối với gia đình, đối với người yêu, đối với tất thảy mọi người trong cuộc đời này mới là điều làm nên nhân cách cao đẹp của Kiều.

Gửi tặng bạn 💕 Mở Bài Truyện Kiều Nguyễn Du 💕 20 Đoạn Văn Hay Nhất

Kết Bài Kiều Ở Lầu Ngưng Bích 8 Câu Thơ Cuối – Mẫu 19

Tham khảo gợi ý kết bài Kiều ở lầu Ngưng Bích 8 câu thơ cuối dưới đây để nắm được những ý văn khái quát về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.

8 câu thơ cuối đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích kết hợp lại thành một bức tranh mà trong đó tâm cảnh hòa lẫn với ngoại cảnh. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình thật tài hoa, đặc sắc biết bao. Nghệ thuật ấy đã trở nên quen thuộc trong văn chương kim cổ, góp phần vào sự thành công của kiệt tác “Truyện Kiều”. Không chỉ “tả cảnh ngụ tình”, đoạn trích còn dự báo cả tương lai, số phận của nhân vật. Đúng như Kiều âu lo, sau chặng đường “bình yên trước cơn bão tố”, nàng đã rơi vào bẫy của Sở Khanh và Tú Bà để tiếp tục trở lại lầu xanh ô nhục.

Qua việc vận dụng ngòi bút miêu tả tinh tế, điêu luyện, chọn lọc hình ảnh tiêu biểu kết hợp với một giai điệu trầm buồn và bằng cả bức tranh thiên nhiên trữ tình tuyệt tác, đoạn thơ đã diễn tả tinh tế, chân thật tâm trạng “ngổn ngang trăm mối” của nàng Kiều trong một “chặng đường yên tĩnh trước cơn bão tố”… Nguyễn Du thực sự là một bậc thầy trong việc sử dụng nghệ thuật “tả cảnh ngụ tình” và nhiều bút pháp nghệ thuật đặc sắc khác.

Kết Bài 8 Câu Cuối Kiều Ở Lầu Ngưng Bích Ngắn Hay – Mẫu 20

Chia sẻ dưới đây đoạn văn mẫu kết bài 8 câu cuối Kiều ở lầu Ngưng Bích ngắn hay để các em học sinh cùng tham khảo và hoàn thành tốt bài viết.

Thông qua diễn biến dòng tâm lí của nhân vật trong 8 câu thơ cuối Kiều ở lầu Ngưng Bích, chúng ta càng hiểu rõ hơn nữa về cuộc đời của Thúy Kiều – “tấm gương oan khổ” với số phận bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Đó là người con gái tài hoa nhưng bạc mệnh và trải qua vô vàn bi kịch về gia đình, về tình duyên, về nhân phẩm. Đồng thời, thấy được tài năng của đại thi hào Nguyễn Du trong việc miêu tả nội tâm nhân vật thông qua bút pháp “tả cảnh ngụ tình” và sử dụng những biện pháp nghệ thuật vô cùng đặc sắc.

Giới thiệu cùng bạn 🍀 Kết Bài Truyện Kiều Nguyễn Du 🍀 20 Đoạn Văn Mẫu Hay Nhất

Viết một bình luận