Mâm Cúng Giao Thừa Trong Nhà ❤️️ Lễ Vật Đồ Cúng, Cách Bày ✅ Chia Sẻ Hướng Dẫn Thực Hiện Một Cỗ Cúng Giao Thừa Đúng Chuẩn Và Đầy Đủ Nhất.
Sắm Lễ Cúng Giao Thừa Trong Nhà
Thực tế, ngoài ý nghĩa tâm linh đẹp, Sắm Lễ Cúng Giao Thừa Trong Nhà còn là dịp để gia đình được quây quần. Chúc bạn có một mùa Tết đoàn viên thật đầm ấm và nhiều điều tốt lành. Để Chuẩn Bị Mâm Cúng Giao Thừa Trong Nhà chỉn chu nhất, những thông tin dưới đây sẽ rất hữu ích cho bạn.
Đêm 30 tháng Chạp, đêm trừ tịch là một đêm tĩnh lặng và vô cùng thiêng liêng, được xem là khoảnh khắc quan trọng để rũ bỏ mọi phiền muộn và đau khổ trong năm cũ. Theo nhiều tục lệ truyền thống, vào những đêm này, gia đình người Việt sẽ làm lễ cúng giao thừa hay lễ trừ tịch để xua đuổi ma quỷ và đem lại nhiều điều mới mẻ, tốt lành cho một năm sắp đến.
Người ta tin rằng mọi điềm tốt hay điềm xấu xảy ra trong giây phút chuyển giao thời khắc này đều có liên quan đến vận mệnh của mỗi thành viên gia đình trong năm sắp đến. Chính vì thế, cúng giao thừa cũng là cách nhắc nhở chúng ta quên đi mọi chuyện không vui trong năm cũ để chuẩn bị đón một năm mới với tâm thế sẵn sàng. Ngoài ra, rất nhiều kiêng kỵ được tuân thủ một cách triệt để trong khoảnh khắc này.
Cũng cùng ý nghĩa trên, ông bà ta quan niệm rằng trong những giây phút giao thừa vội vã đó, sẽ có quân đi và quân về tấp nập trên không trung, nhưng chúng ta không thể thấy được bằng mắt trần. Để tỏ lòng thành của mình với quan quân cũ và chào đón quan quân mới, mỗi gia đình đều làm một mâm cúng giao thừa đầy đủ, trọn vẹn. Đây cũng là một tập tục thể hiện lòng tri ân và báo ân của dân tộc Việt Nam.
Việc cúng giao thừa trong nhà là lễ cúng tổ tiên gia đình mình, cầu mong ông bà tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình một năm mới nhiều sức khỏe, gặp nhiều điều tốt lành. Trong mâm cổ cúng giao thừa trong nhà chúng ta cần chuẩn bị những món ăn trong ngày Tết được chế biến cẩn thận, trang nghiêm và sạch sẽ.
Ngoài Mâm Cúng Giao Thừa Trong Nhà, giới thiệu với bạn 🌨 Thực Đơn Mâm Cơm Cúng Tất Niên 🌨 Cách Trình Bày Đúng
Đồ Cúng Giao Thừa
Nghi thức cúng giao thừa là một trong những phong tục cổ truyền của người Việt Nam. Với mong muốn đem bỏ hết những điều xấu, đón những điều tốt đẹp nên Đồ Cúng Giao Thừa được các gia đình đặc biệt chuẩn bị. Để biết được Mâm Cúng Giao Thừa Trong Nhà Cần Những Gì mời bạn theo dõi những thông tin sau đây.
Đối với lễ cúng giao thừa, chúng ta cần chuẩn bị giấy cúng giao thừa. Giấy này bạn chỉ cần ra những tiệm có bán đồ vàng mã và hỏi người ta sẽ chỉ cho bạn.
Chuẩn bị đồ thế: trong nhà có bao nhiêu người sẽ chuẩn bị bao nhiêu bộ đồ thế. Những bộ đồ này thực chất là giấy mã có in hình người trên đó, có cả nam và nữ. Mỗi một người sẽ chuẩn bị 12 bộ đồ và ghi tên lên đó. Khi bày mâm cúng thì để sắp hết các bộ đồ thế lên trên mâm.
Bạn cần có một dĩa trái cây gồm 5 loại quả, đây là mâm ngũ quả cúng đầu năm đấy. Sắp xếp các loại quả này với nhau thật phù hợp, trầu cau.
Bàn cúng cần có lư hương, đèn cầy hoặc đèn dầu, một dĩa gạo muối, 5 chung trà, bánh mứt các loại tùy vào gia đình, 1 bình hoa cúng và 1 trái dừa nước. Nhang thắp bạn có thể dùng nhang nhỏ hoặc nhang lớn đều được. Nhưng có nhiều quan niệm cho rằng thắp nhang lớn sẽ để được lâu hơn, thơm hơn và tốt hơn.
Mời bạn đọc xem nhiều hơn 🌟 Mâm Cơm Cúng Ngày Tết 🌟 Cách Chuẩn Bị, Trình Bày Đẹp
Mâm Cỗ Cúng Giao Thừa Trong Nhà Gồm Những Gì
Thời khắc giao thừa là lúc gia chủ sửa soạn mâm cúng để lễ khấn. Mâm Cỗ Cúng Giao Thừa Trong Nhà Gồm Những Gì theo đúng tục lệ? Dưới đây chúng tôi xin hướng dẫn cho bạn Mâm Cúng Giao Thừa Trong Nhà Gồm Những Gì đầy đủ và chu đáo nhất.
Hiện nay, nhiều gia đình truyền thống vẫn tuân thủ đầy đủ các nghi thức có trong lễ, một số lại chọn giải pháp giản lược đơn giản mâm cúng. Cũng tùy theo từng vùng miền mà có các loại đồ cúng khác nhau như:
Miền Bắc: mâm cỗ thường tính theo bát, dĩa gồm 4 bát, 4 dĩa, nếu cổ lớn thì 6 bát, 6 dĩa hoặc 8 bát, 8 dĩa. Các bát này thường có móng giò hầm măng lưỡi lợn, bóng nấu thập cẩm, miến lòng gà, mọc. Dĩa thường là xôi, bánh chưng, thịt luộc, thịt đông, giò lụa, giò xào, nộm và dưa hành muối. Có nhà cũng cúng gà, gà thường là thịt gà trống thiến.
Miền Trung: trên mâm cúng của người miền Trung có bánh chưng, bánh tét, dưa món, chả lụa Huế, thịt đông, gà bóp rau răm, chả Huế, thịt heo luộc, giá nua, bát ninh măng khô, miến Huế, cá chiên hay chả ram mâm cỗ người miền Trung có đầy đủ các món ăn.
Miền Nam: ở đây mâm cúng thường đơn giản hơn chỉ có hương thắp, hoa, đèn, bánh mứt, trái cây, trà,… Nhưng nếu là mâm mặn đầy đủ sẽ có thịt heo luộc, gà luộc, xôi, bánh chưng, chè…
Cùng với Mâm Cúng Giao Thừa Trong Nhà, SCR.VN tặng bạn 💧 Bài Cúng Giỗ Ông Bà Tổ Tiên 💧 Lễ Vật, Văn Cúng Giỗ
Cách Bày Mâm Cúng Giao Thừa Trong Nhà
Lễ cúng giao thừa có ý nghĩa linh thiêng và quan trọng. Vì thế, hãy chuẩn bị chu đáo, cẩn thận mâm cúng giao thừa để có năm mới trọn vẹn, nhiều may mắn nhé! Sau đây là Cách Bày Mâm Cúng Giao Thừa Trong Nhà để bạn đọc cùng tham khảo.
Với lễ cúng giao thừa trong nhà, sau khi cúng giao thừa ngoài trời, gia chủ sẽ thực hiện lễ cúng trong nhà để cúng Thổ công và các vị thần cai quản trong nhà. Khi tiến hành khấn vái, chúng ta cần khấn xin vị thần trông coi nhà cửa là thần Thổ Công cho ông bà tổ tiên vào nhà chơi Tết cùng con cháu.
Tùy thuộc vào vùng miền, điều kiện gia đình mà mâm cỗ giao thừa trong nhà sẽ có sự khác biệt. Nếu miền Bắc mâm cỗ đầy đủ các món mặn, đặc biệt không thể thiếu gà luộc thì miền Nam mâm cỗ cúng có thể đơn giản hơn với mâm ngũ quả, cúc vạn thọ, lư hương, hai cây nến, giấy vàng cùng một quả dừa tươi đã chặt sẵn.
Khi cúng Giao thừa tất cả các thành viên trong gia đình phải có mặt đông đủ, đứng trang nghiêm trước bàn thờ, chắp tay và khấn tổ tiên để xin được các cụ phù hộ độ trì trong năm mới được an khang thịnh vượng, sức khỏe tốt.
Sau khi tiến hành xong nghi thức cúng giao thừa, các thành viên trong gia đình sẽ tiến hành nghi lễ chúc tết, hoặc đi lễ chùa cầu bình an, may mắn trong năm mới.
Mời bạn đọc nhiều hơn với 🔥 Bài Cúng Táo Quân 🔥 Cách Cúng, Văn Cúng, Lễ Vật Cúng
Mâm Lễ Cúng Giao Thừa Trong Nhà Đơn Giản
Để có một Mâm Lễ Cúng Giao Thừa Trong Nhà Đơn Giản , bạn cũng cần có sự chuẩn bị chỉn chu và đầy đủ. Nếu bạn còn đang băn khoăn thì dưới đây chúng tôi xin chia sẻ cho bạn Mâm Cúng Giao Thừa Trong Nhà Đơn Giản dưới đây.
Tuy cũng có nhiều thay đổi tùy theo vùng miền, điều kiện mỗi gia đình, nhưng mâm cúng phải được chuẩn bị sao cho đúng với ý nghĩa của nó. Mâm lễ cúng giao thừa đơn giản bạn có thể chuẩn bị những món đồ lễ sau đây:
Cỗ mặn: tùy theo sự chuẩn bị của từng gia đình, nhưng thường gồm những món sau:
Đồ nếp truyền thống:
- Bánh chưng
- Xôi gấc
- Chè kho
Các loại giò:
- Giò lụa
- Giò xào giòn
Các món nộm, salad, dưa:
- Nộm đu đủ thịt bò
- Nộm rau câu
- Dưa góp : su hào, cà rốt, dưa chuột… và củ hành muối.
Món nguội:
- Gà luộc
- Bê tái chanh
- Bắp bò ướp ngũ vị hương, hấp chín
- Bắp bò ngâm mắm
Món chiên, rán:
- Mực ống nhồi tôm, thịt nướng mật ong
- Chả cá
- Chả mực
- Gà rán mật ong, lá chanh
- Nem
Món hầm:
- Chân giò hầm măng
- Mọc nấu măng, mộc nhĩ
Món nước:
- Miến gà – măng
- Canh xương măng
Cỗ ngọt và chay: nhang, hoa, đèn nến; bánh kẹo; mứt Tết; rượu/bia và các loại đồ uống khác.
Mời bạn đón đọc 🌜 Bài Cúng Gia Tiên Rằm Tháng 7 🌜 Cách Cúng, Bài Khấn
Mâm Cúng Giao Thừa Trong Nhà Đặt Ở Đâu
Có rất nhiều công đoạn để chuẩn bị cho nghi thức cúng giao thừa, trong đó Mâm Cúng Giao Thừa Trong Nhà Đặt Ở Đâu nhất định phải thực hiện đúng.
Mâm lễ giao thừa trong nhà sau khi đã chuẩn bị xong sẽ được bày biện trên bàn thờ gia tiên. Với những gia đình có bàn thờ tương đối nhỏ có thể đặt mâm cúng bên dưới trên chiếc bàn sạch sẽ, chắc chắn đã trải khăn sạch.
Cách Bày Bàn Thờ Cúng Giao Thừa
Dưới đây là hướng dẫn Cách Bày Bàn Thờ Cúng Giao Thừa. Bạn đọc tham khảo để thể hiện lòng thành kính của mình với ông bà tổ tiên và mang lại phúc lộc cho mình trong năm mới.
Trong gia đình người Việt thường có một bàn thờ tổ tiên, ông bà (hay còn gọi ông Vải). Tuỳ theo từng nhà, cách trang trí và sắp đặt bàn thờ khác nhau. Bàn thờ là nơi tưởng nhớ, là thế giới thu nhỏ của người đã khuất. Hai cây đèn tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng, nhang là tinh tú.
Hai bát nhang để đối xứng, phía sau 2 cây đèn thường có hai cành hoa cúc giấy, với nhiều bông nhỏ bao quanh bông lớn. Cũng có nhà cắm “cành vàng lá ngọc” (một thứ hàng mã) với cầu mong làm ăn được quả vàng, quả bạc, buôn bán lãi gấp 5 hoặc gấp 10 lần năm trước. Ở giữa có trục “vũ trụ” là khúc nhang trầm dưới dạng khúc khuỷu, vươn lên trong bát nhang.
Nhiều gia đình đặt xen giữa đèn và nhang là hai cái đĩa để đặt hoa quả lễ gọi là mâm ngũ quả (tuỳ mỗi miền có sự biến thiên các loại quả, nhưng mỗi loại quả đều có ý nghĩa của nó), phía trước bát nhang để một bát nước trong, coi như nước thiêng. Hai cây mía đặt ở hai bên bàn thờ là để các cụ chống gậy về với con cháu, dẫn linh hồn tổ tiên từ trên trời về hạ giới…
Chia sẻ cùng bạn 🌹 Bài Cúng Gia Tiên 🌹 Cách Cúng, Bài Khấn Gia Tiên
Cách Đặt Gà Cúng Giao Thừa Trong Nhà
Ở Việt Nam, đón năm mới người ta hay làm mâm cơm cúng trời đất và tổ tiên mong phù hộ cho năm mới tốt đẹp. Trong mâm cúng bao giờ cũng có con gà luộc. Gà bày lên mâm cúng được chọn kỹ lưỡng. Cách Đặt Gà Cúng Giao Thừa Trong Nhà cũng có những quy chuẩn riêng.
Đặt gà đã luộc lên đĩa to, tháo dây rồi bày ngay ngắn sao cho cổ gà hướng lên. Bạn cài lên mỏ gà một bông hoa hồng, rồi thêm một bát muối tiêu, chanh ớt thái mỏng để món ăn thêm phần hấp dẫn. Gà được xếp đẹp mắt là khi có phần cổ hướng lên, hai cánh khép chặt vào mình, chân co lại. Bày đĩa gà lên mâm là đã có mâm cỗ cúng giao thừa đẹp mắt rồi.
Riêng gà đặt cúng trên bàn thờ, quan niệm chung thường là đặt gà quay đầu vào trong bát hương với tư thế há miệng, chân quỳ, cánh duỗi tự nhiên. Tư thế này được coi là “con gà biết kêu, biết gáy, đang chầu”. Không đặt gà quay đầu ra, vì cho đó là gà “không chịu chầu”. Bày gà cúng nếu đặt đầu quay ra phía ngoài sẽ đẹp mắt hơn. Còn quay đầu vào trong thì phao câu chổng ra ngoài, không đẹp mắt. Nhưng đó chỉ là hình thức đẹp, chứ không có ý nghĩa gì.
Theo tín ngưỡng của người Việt, gà cúng đêm giao thừa phải đủ các tiêu chuẩn sau:
- Gà được chọn để cúng lễ nhất thiết phải là gà trống tơ khỏe mạnh.
- Gà phải có mào lớn màu cờ, mình gà vàng đầy đặn, chân vàng, chưa đạp mái.
- Màu lông đỏ hay vàng đỏ, màu đơn thẳng đứng, mỏ vàng, chân vàng, chưa đạp mái.
- Nên chọn gà ri hoặc gà thả vườn, gà chạy bộ, có mào đỏ tươi nhú cao đều nhau, lông mượt, nhanh nhẹn, da căng vàng ức đầy, chân nhỏ.
- Nên chọn gà nặng từ khoảng 1,2 – 1,4kg là vừa, nếu gà to quá thì bày không đẹp. Sau khi mua về bạn nên cắt bỏ dây trói chân thả gà vào chuồng để gà đi lại trong khoảng 2 – 3h cho máu không bị tụ ở chân rồi mới cắt tiết.
Mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Lễ Cúng Giao Thừa Trong Nhà 🌹 Mâm Cúng, Bài Văn Khấn
Gà Cúng Giao Thừa Trong Nhà Hay Ngoài Trời
Gà luộc gần như là lễ vật quen thuộc trong mâm cỗ cúng giao thừa của người Việt Nam. Tuy nhiên Gà Cúng Giao Thừa Trong Nhà Hay Ngoài Trời vẫn không ít người băn khoăn.
Theo quan niệm của dân gian, gà trống là cầu nối giữa thế giới con người với thế giới thần linh, và là biểu tượng văn hóa thể hiện cho tín ngưỡng tôn sùng mặt trời. Ngoài ra, tại các vùng quê, cúng gà trống mang ý nghĩa nó sẽ đánh thức mặt trời, chiếu sáng cho cả năm, mang lại mưa thuận gió hòa.
Theo tín ngưỡng của người Việt, gà cúng đêm giao thừa có thể cúng trong nhà và ngoài trời, nếu gia chủ dâng mâm cỗ chay để cúng giao thừa thì không sử dụng gà trong mâm cúng.
Mâm Cúng Giao Thừa Trong Nhà Ngoài Trời
Người dân thường chuẩn bị Mâm Cúng Giao Thừa Trong Nhà Ngoài Trời để nghênh đón tài lộc, cầu mong bình an, may mắn. Thế nhưng nhiều người còn lúng túng vì chưa biết bày biện một Mâm Cỗ Cúng Giao Thừa Trong Nhà Và Ngoài Trời cho đúng cách là thế nào.
Mỗi gia đình trong thời khắc chuyển giao này phải chuẩn bị 2 mâm cỗ cúng giao thừa. Nếu như mâm cúng giao thừa ngoài trời được ví như buổi tiệc để tiễn các quan hành khiển và phán quan của năm cũ và chào đón vị thần mới; thì mâm cúng Giao thừa trong nhà thể hiện cho sự hiếu thảo biết ơn của con cháu với ông bà tổ tiên, mời ông bà về sum họp cùng con cháu trong thời khắc linh thiêng đón chào năm mới.
Đúng như tên gọi, mâm cỗ cúng giao thừa trong nhà được đặt trên bàn thờ tổ tiên, ông bà còn mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời được đặt trước cửa nhà. Bao giờ cũng phải khấn ngoài trời, khấn Phật và các quan trước, xin trời Phật phù hộ, cầu dân an quốc thái, cầu cho sức khỏe gia đình bình an, sau đó mới lễ trong nhà. Do mục tiêu cúng lễ khác nhau nên về bố cục, hai mâm cỗ này có sự khác biệt.
Mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời:
Mâm cúng giao thừa ngoài trời được sắp bày với lòng thành kính tiễn đưa người Nhà Trời đã cai quản mình năm cũ trở lại Thiên đình và đón người mới xuống sẽ làm nhiệm vụ cai quản Hạ giới năm tới. Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị chỉ có thể ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà.
Trên chiếc hương án có bình hương, hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến. Lễ vật gồm: con gà, bánh chưng, mứt kẹo, hoa, quả, rượu, vàng mã (bao gồm 1 bộ mũ áo giày quan và tiền vàng).
Mâm lễ cúng giao thừa trong nhà:
Cúng Giao thừa trong nhà là lễ cúng tổ tiên vào chính thời khắc giao thừa vừa tới, nhằm cầu xin Tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình mình gặp những điều tốt lành trong năm mới sắp đến. Mâm lễ bao gồm các món ăn mặn ngày Tết được chế biến tinh khiết, trang nghiêm. Hoặc mâm cỗ chay nếu gia chủ là Phật tử hoặc có tâm nguyện muốn dâng cỗ chay.
Còn thêm những nội dung hay có trong bài viết ☘ Lễ Cúng Giao Thừa ☘ Cách Cúng, Bài Văn Cúng