Mâm Cơm Chay Cúng Rằm Tháng 7 [Thực Đơn, Bày Đẹp]

Mâm Cơm Chay Cúng Rằm Tháng 7 ❤️️ Thực Đơn, Bày Đẹp ✅ Một Số Thông Tin Hữu Ích Giúp Cho Các Chị Em Chuẩn Bị Mâm Cỗ Đầy Đủ Đúng Chuẩn

Làm Mâm Cơm Chay Cúng Rằm

Làm Mâm Cơm Chay Cúng Rằm, Tục cúng cơm chay ngày rằm đã có từ rất lâu đời. Vào ngày rằm tức ngày 15 âm lịch hay còn gọi là ngày Vọng thì dân ta lại làm một mâm cơm chay tươm tất, ấm cúng để dâng lên tưởng nhớ tổ tiên.

Mâm cơm chay cúng Rằm thường được chuẩn bị để thể hiện lòng tôn trọng và tâm kính của người thực hiện đối với linh hồn của tổ tiên, người đã khuất và các vị thần linh. Ngày Rằm thường được coi là dịp linh thiêng, thích hợp để thực hiện các nghi lễ cúng dường và cầu nguyện. Mâm cơm chay là phương tiện để thể hiện lòng thành kính và tưởng nhớ đến các vị linh thiêng.

Ý nghĩa chính của lễ cúng ngày rằm là cầu xin tổ tiên, thần linh phù hộ cho gia đình được bình an, gặp nhiều may mắn, đây là thời điểm mà mặt trời và mặt trăng thông suốt. Tức vào ngày này, thần linh, tổ tiên sẽ thông thương được với con người.

Do đó, nếu con người thành tâm thành ý cầu nguyện vào ngày lễ rằm sẽ dễ dàng gửi được tâm nguyện hơn. Ngoài ra, cúng vào ngày lễ rằm còn để giúp bản thân trở nên thanh sạch, sáng suốt và đẩy lùi mọi tà tâm trong lòng.

Chính vì những ý nghĩa đó mà việc làm mâm cơm chay cúng rằm, mùng một trở nên rất ý nghĩa.

Chia Sẻ 🌻Mâm Cúng Cô Hồn🌻 Đơn Giản

Mâm Cơm Cúng Chay Ngày Rằm

Mâm Cơm Cúng Chay Ngày Rằm, tham khảo một số hình ảnh được chia sẻ dưới đây

Mâm Cơm Chay Cúng Rằm
Mâm Cơm Chay Cúng Rằm Đầy Đủ
Mâm Cơm Chay Cúng Rằm
Mâm Cơm Chay Cúng Rằm Truyền Thống
Mâm Cơm Chay Cúng Rằm
Mâm Cơm Chay Cúng Rằm Đơn Giản

Mâm Cơm Chay Cúng Rằm Tháng 7

Vào ngày rằm tháng 7 và các lễ lớn trong năm, người ta chọn Cơm Chay Cúng bởi theo quan niệm từ xưa về hiếu đạo – tháng 7 còn là tháng của lễ Vu Lan ghi nhớ ơn sinh thành của cha mẹ.

Mâm Cơm Chay Cúng Rằm Tháng 7 thể hiện tấm lòng thành kính với tổ tiên, cầu mong sự bình an, tránh sát sinh. Ngày rằm tháng 7 còn là lễ xá tội vong nhân, nên cúng cỗ chay sẽ đem lại sự thanh tịnh và nhiều điều may mắn, bình an cho gia đình.

Thông thường, một mâm cỗ chay sẽ khoảng từ 7-12 món (bao gồm cả xôi, chè), đồng thời sẽ mất khoảng 2-3 tiếng để chuẩn bị và chế biến.

Nguyên liệu cơ bản để nấu các món chay đều là các loại rau, củ, quả.

Một số món trong mâm cơm chay cúng rằm được gợi ý dưới đây

  • Xôi gấc: Một đĩa xôi gấc thơm dẻo, màu đỏ thắm đẹp mắt là món ăn không thể thiếu trong mâm cúng mặn trong lễ nhập trạch. Ngoài được làm từ nguyên liệu gạo nếp, quả gấc, dừa nạo, nước cốt dừa, đường trắng khiến món ăn thơm ngon hơn, người Việt còn có quan niệm ăn xôi gấc sẽ được may mắn, tạo nên sự khởi đầu thuận lợi, suôn sẻ.
  • Chè trôi nước: Trong mâm cúng chay thông thường của người Việt ngày rằm tháng Giêng và đặc biệt là trong lễ nhập trạch thì không thể thiếu được bát chè trôi nước.
    • Bởi vì theo quan niệm của người Việt, việc cúng và ăn chè trôi nước ngày lễ nhập trạch sẽ giúp mọi việc của gia chủ quanh năm trong ngôi nhà mới sẽ được hanh thông, trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy…
  • Cải chíp sốt nấm: Đây là món canh xào thường có mặt trong mâm cỗ chay truyền thống trong nghi lễ nhập trạch của mỗi gia đình. Với nguyên liệu gồm rau cải chíp, dầu hào, dầu mè, nấm hương là bạn đã có thể có đĩa rau xào thanh đạm thay cho các món xào với thịt ở mâm cúng mặn thông thường.
  • Đậu phụ tẩm bột rán giòn: Một đĩa đậu phụ tẩm bột rán giòn cũng khiến cho mâm cúng chay trong nghi lễ nhập trạch thêm một màu sắc bắt mắt và tăng hương vị.
    • Bạn chỉ cần chuẩn bị 1 loại đậu phụ ngon, chút bột ngô, bột ngũ cốc, muối và hạt tiêu đen, đường… là đã có thể có một đĩa đậu phụ tẩm bột rán giòn có một màu vàng ươm ra đĩa.
  • Canh nấm: Ngoài những món ăn trên, một bát canh chay không thể thiếu được trong mâm cỗ chay là canh nấm chay thay thế cho các loại canh có thịt trong mâm cúng mặn thông thường khác.
  • Một đĩa giò chay: Thay vì một đĩa giò lụa hoặc giò thủ như mâm cỗ cúng mặn cho nghi lễ nhập trạch nhà bạn thì bạn có thể chuẩn bị một đĩa giò chay được làm từ váng đậu, tỏi tây, lá chuối cùng nhiều gia vị khác như muối, đường, tiêu, hạt nêm. Cách làm giò chay cực đơn giản nhưng lại giúp mâm cỗ cúng thần linh trở nên sang trọng và đủ đầy hơn.

Xem Thêm 🌻Mâm Cơm Chay Cúng Phật 🌻 Cách Bày Trí

Cách Làm Mâm Cơm Chay Cúng Rằm Tháng 7

Cách Làm Mâm Cơm Chay Cúng Rằm Tháng 7 với một số món ăn sau đây

Rằm tháng 7 Âm lịch hàng năm được gọi là lễ Vu Lan nhằm báo hiếu ông bà tổ tiên bảy đời, tưởng nhớ đến người thân đã khuất. Bên cạnh đó, ngày Rằm tháng 7 cũng trùng với lễ cúng cô hồn (cúng chúng sinh) hay còn được gọi là xá tội vong nhân. Tuy trùng ngày nhưng lễ Vu Lan và lễ cúng cô hồn là hai lễ hoàn toàn khác nhau. Cúng Vu Lan là để báo hiếu tổ tiên, cha mẹ, còn cúng cô hồn là để bố thí, làm phúc

Chuẩn bị lễ cúng rằm tháng 7 âm lịch bao gồm mâm lễ cúng gia tiên và mâm lễ cúng cô hồn với đầy đủ các lễ vật, đơn giản, không cần cầu kỳ nhưng vẫn thể hiện được lòng thành kính với người đã khuất, mong muốn an lành, cuộc sống hạnh phúc, khỏe mạnh tránh gặp tai ương.

Tham khảo một số món trong mâm cơm chay cúng rằm tháng 7

Cà tím kho tộ

  • Cà tím cắt lát dày khoảng 1cm ngâm nước muối loãng để cà ra nước đen rồi để ráo.
  • Chiên đều 2 mặt lát cà tím cho vàng rồi xếp sẵn vào nồi dùng để kho (xếp sẵn để tránh bị nát cà khi kho).
  • Thái nhỏ phần gốc màu trắng hành Paro đem tao với dầu ăn cho thơm rồi hòa hỗn hợp bao gồm nước, nước tương, dầu hào chay, tương ớt cho vào chảo.
  • Để hỗn hợp sôi rồi cho vào nồi cà tím xếp sẵn kho.

Đậu cove xào nấm bào ngư

  • Xé nấm thành từng sợi vừa ăn rồi chiên sơ cho đến khi nấm có màu vàng nhạt.
  • Thái nhỏ phần gốc màu trắng hành Paro đem tao với dầu ăn cho thơm rồi cho đậu Cove vào xào.
  • Hòa 1 chén nước với hạt nêm chay và một ít muối.
  • Khi đậu đã chuyển sang màu xanh sẫm thì cho 1/2 chén nước gia vị đã chuẩn bị sẵn vào.
  • Sau khi đậu Cove đã ngấm thì cho nấm và phần nước gia vị còn lại vào xào cho đến khi thấm đều.
  • Cho phần lá hành Paro, ngò, tiêu vào đảo sơ rồi tắt bếp là hoàn tất.

Đậu hũ kho nấm rơm

  • Đậu hũ trắng cắt khối chiên vàng các mặt.
  • Thái nhỏ phần gốc màu trắng hành Paro đem tao với dầu ăn cho thơm rồi cho nấm rơm vào xào cho đến khi nấm săn lại.
  • Hòa hỗn hợp bao gồm nước, nước tương, dầu hào chay, tương ớt cho vào chảo nấm nấu cho sôi.
  • Nấm rút bớt nước gia vị thì cho đậu hũ vào kho.
  • Sau khi bỏ ra dĩa cho thêm tiêu xay lên mặt

Nấm sốt Teriyaki

  • Nguyên liệu: Nấm đùi gà, hành lá, sốt teriyaki
  • Cách làm: rửa sạch nấm, cho dầu ăn vào phi thơm với hành khô. Cho nấm vào đảo qua sau đó cho sốt teriyaki vào rim trong 5 phút, nếm gia vị và rắc hạt tiêu, hành lá là xong.

Tham Khảo 🌻Mâm Cơm Cúng Ngày Tết🌻 Cách Chuẩn Bị

Mâm Cơm Chay Cúng Ngày Rằm Tháng Giêng

Mâm Cơm Chay Cúng Rằm Tháng Riêng được nhiều chị em phụ nữ quan tâm.

Nhiều gia đình lựa chọn làm Mâm Cơm Chay Cúng Ngày Rằm Tháng Giêng để tỏ lòng thành kính, cầu một năm mưa thuận gió hòa, an vui, thịnh vượng.

Rằm tháng Giêng còn được gọi là Tết Nguyên Tiêu hằng năm. “Lễ Phật quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng”. Đây là dịp để chúng ta dâng hương, chuẩn bị các món ăn ngon cúng kiếng để tỏ lòng thành cầu bình an, giải trừ điều xui rủi, mong muốn khởi đầu một năm mới bình an. Chính vì thế, nghi thức cúng Rằm tháng Giêng được nhiều người chú trọng.

Thực đơn 1 mâm cỗ chay cúng Rằm tháng Giêng

  • Rau đậu + củ
  • Đậu hũ sốt cà
  • Chè đậu đỏ
  • Xôi đậu biếc
  • Nem chay
  • Rau xào
  • Nấm kho tộ

Thực đơn 2 mâm cỗ chay cúng Rằm tháng Giêng

  • Chả chay
  • Nem chay
  • Nấm bào ngư nhúng bột chiên giòn
  • Đậu Hà Lan xào nấm
  • Gỏi đu đủ – cà rốt
  • Canh chua măng – nấm
  • Đậu hũ cháy sả ớt
  • Xôi đậu biếc đậu phộng
  • Chè trôi nước

Thực đơn 3 mâm cỗ chay cúng Rằm tháng Giêng

  • Canh chua nấu nấm( nấm, đậu phụ, hành, cà chua, dứa)
  • Bò chay xào sả ớt
  • Nem hải sản chay
  • Khoai lang chiên
  • Tôm đậu xanh
  • Chè bưởi
  • Rau cải trần nấm
  • Nấm sốt teriyaki
  • Chả quế
  • Xôi ngô cốt dừa
  • Cơm trắng

Chia Sẻ 🌻Mâm Cơm Cúng Ông Bà🌻 Đơn Giản

Viết một bình luận