Liêm Chính Là Gì, Công Minh Là Gì ❤️️ 10+ Dẫn Chứng, Ví Dụ ✅ Chia Sẻ Những Thông Tin Hữu Ích Mang Đến Nhiều Giá Trị Trong Cuộc Sống.
Liêm Chính Là Gì ?
Hãy cùng SCR.VN tham khảo ngay những thông tin khái niệm về liêm chính sau đây:
- Liêm là trong sạch, không tham lam, là không tham địa vị. Không tham tiền tài. Không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình.
- Chính nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn.
-> Liêm chính là người làm việc phải có công tâm, công đức. Chớ đem của công dùng vào việc tư. Chớ đem người tư làm việc công. Việc gì cũng phải công bình, chính trực, không nên vì tư ân, tư huệ, hoặc tư thù, tư oán. Đồng thời, biết tự răn mình để tránh điều xấu, để tâm trí luôn trong và sáng.
Tìm hiểu thêm ✅ Liêm Khiết Là Gì ✅ ngắn hay
Công Minh Là Gì ?
Công minh, là công bằng, sáng suốt, minh bạch rõ ràng, bảo vệ chân lí. Đức tính này là một yêu cầu đối với mọi cán bộ của Đảng và Nhà nước.
Quà VIP 👉 Thẻ Cào Viettel Miễn Phí [Tặng Card 50k 100k 200k 500k Free]
Liêm Minh Là Gì ?
Liêm minh được hiểu đó chính là sự ngay thẳng trong suy nghĩ, hành động. Là người biết phải trái, đúng sai và hổ thẹn khi làm điều xấu.
Ý Nghĩa Của Công Minh, Liêm Chính
Ý nghĩa của công minh, liêm chính đó chính là giúp chúng ta cảm thấy thanh thản, bình yên và hạnh phúc hơn; không bị cám dỗ trước những vật chất tầm thường. Được mọi người tôn trọng, tin tưởng và yêu quý.
Xem thêm thông tin 💙 Chí Công Vô Tư 💙 chi tiết
Những Biểu Hiện Của Công Minh, Liêm Chính
Những biểu hiện của công minh, liêm chính được SCR.VN tổng hợp chi tiết sau đây:
- Đầu tiên phải luôn làm theo lẽ phải, không vì mục đích cá nhân, không tư lợi cá nhân.
- Công bằng, khách quan trong tự đánh giá bản thân và đánh giá bạn bè
- Không tham lam, không tham ô tiền bạc, tài sản chung và tài sản của người khác.
- Ngoài ra, kiên trì, nỗ lực vươn lên bằng chính sức lực của bản thân, không lợi dụng người khác.
- Không sử dụng tiền bạc, tài sản chung vào mục đích riêng và không lợi dụng chức quyền để trục lợi cá nhân
Đặt Câu Với Từ Công Minh, Liêm Chính
Hướng dẫn bạn đọc cách đặt câu với từ công minh, liêm chính một cách đơn giản và súc tích.
Bác Hồ một minh chứng điểm hình về tấm gương sống liêm chính.
Liêm chính là một phẩm chất đạo đức quý báu của con người.
Người có bốn đức Cần Kiệm Liêm Chính.
Tính liêm chính là cơ bản để trở thành những con người trượng phu
Hãy đặt tính liêm chính làm tiêu chuẩn của chúng ta
Nếu không liêm chính, thì tính lương thiện thường bị quên lãng.
Bà Hoa được biết là một luật sư công minh và được nhiều người yêu quý
Đừng bỏ lỡ chia sẻ về 💧 Chính Trực Là Gì 💧 chi tiết
Từ Đồng Nghĩa Với Công Minh, Liêm Chính
Từ đồng nghĩa với công minh, liêm chính đó chính là ngay thẳng, trong sạch, chí công vô tư, công tâm, liêm khiết,..
Từ Trái Nghĩa Với Công Minh, Liêm Chính
Ngược lại, từ trái nghĩa với công minh, liêm chính đó là tham ô, bao che, bất chính, bất liêm, …
Cho nhiều bạn cần 👉 Tặng Acc Game Miễn Phí VIP
10 Ví Dụ Về Công Minh, Liêm Chính Tiêu Biểu
Tổng hợp danh sách 10 ví dụ về công minh, liêm chính tiêu biểu để bạn đọc cùng tham khảo:
Tấm Gương Về Công Minh, Liêm Chính – Mẫu 1
Tư Hãn làm quan giữ thành nước Tống. Có người được viên ngọc đem biếu, Tư Hãn không nhận. Người biếu ngọc thưa:
Ngọc này tôi đã đem cho thợ ngọc xem. Quả là thứ ngọc báo mới dám đem dâng Ngài. Xin Ngày nhận cho tôi được vui lòng.
Tư Hãn đáp:
Nhà ngươi cho ngọc là của báo, ta cho tánh không tham là của báu. Ngươi đem ngọc cho ta, nếu ta nhận, thì hai bên điều mất của báu. Âu là ngươi cứ đem về. Của báu ai nấy giữ. Như thế cả hai đều còn của báu, thì chẳng hơn sao ?
Người biếu ngọc cúi đầu thưa:
Chúng tôi là thường dân mà giữ ngọc báu thì e không tránh khỏi trộm cướp, mà có khi còn bị hại đến thân.
Tư Hãn bèn lưu người biếu ngọc ở lại. Đoạn tìm thợ đến dũa ngọc rồi đem bán lấy tiền trao cho người chủ ngọc mang về.
Tấm lòng của Tư Hãn vừa liêm chính vừa nhân hậu và cách xử sự kia cao đẹp không chi bằng!
Câu Chuyện Về Công Minh, Liêm Chính – Mẫu 2
“Không một ai thời cổ có thể sánh bằng !” – Đó là lời khen và đánh giá của Mi-ken-lăng-giơ đối với Bra-man-tơ, một kiến trúc sư nổi tiếng của Ý thời bấy giờ. Bra-man-tơ vốn không phải là người mà Mi-ken-lăng-giơ ưa thích, mà là một kình địch – người làm hại không ít đến sự nghiệp của ông.
Bra-man-tơ, vì ngại danh tiếng của Mi-ken-lăng-giơ sẽ lừng lẫy, lấn át mình nếu ông hoàn thành được ngôi mộ cho Giáo hoàng Giuy-lơ II, nên đã tìm cách cản trở việc xây dựng ngôi mộ đó. Điều này đã làm Mi-ken-lăng-giơ vô cùng tức giận.
Song, khi đảm nhận xây dựng nóc tròn của giáo đường Xanh Pi-e, cân nhắc xét duyệt các phương án xây dựng, Mi-ken-lăng-giơ đã công khai đánh giá rất cao Bra-man-tơ. Ông tuyên bố :”Với tư cách là nhà kiến trúc, Bra-man-tơ thực vĩ đại. không một ai thời cổ có thể sánh bằng!”.
Ví Dụ Về Liêm Chính Trong Học Tập – Mẫu 3
Thầy Anh là giảng viên một trường đại học lớn. Vào mỗi kỳ thi hay xảy ra tình trạng mua điểm để qua được kỳ thi,nhưng thầy luôn lấy tinh thần trách nhiệm,đạo đức nghề nghiệp làm trọng, thầy không nhận quà của bất cứ học sinh nào. Thầy là một tấm gương để chúng tôi học tập,noi theo.
Gợi ý thông tin 💚 Tôn Trọng Lẽ Phải 💚 hay nhất
Ví Dụ Về Liêm Chính Hay Nhất – Mẫu 4
Như thường ngày, vào cuối ca trực chị Võ Thị Nga, tổ trưởng tổ quản lý cà phê Thiên Đường đảo một vòng kiểm tra trong quán. Khi đến một bàn nằm khuất phía sau tấm rèm, thật bất ngờ, chị bắt gặp một túi ni lông to nằm trên ghế. Ngay lập tức, chị gọi điện mời bảo vệ đến chứng kiến. Khi bao ni lông được mở, mọi người ngỡ ngàng trước những cọc tiền VND, đô la Mỹ.
Một lần khác, cũng vào giờ cuối ca, chị Võ Thị Nga lại nhặt được một bóp da của khách bỏ lại trên ghế. Chị mời mọi người đến giám sát và mở túi ra kiểm tra thì phát hiện bên trong có 1 điện thoại di động hiệu Vertue vào thời giá lúc đó khoảng 15.000 USD, một cây bút cẩn viên kim cương và 2 quyển séc đã ký sẵn của một doanh nhân là chủ một ngân hàng trong nước.
Trước đó, cũng đã nhiều lần Võ Thị Nga nhặt được khi thì 2.000 USD, khi thì cả cọc tiền có giá trị hàng trăm triệu đồng. Tất cả các lần như vậy, chị đều tìm cách liên lạc cho người mất đến nhận lại.
Còn chị Phạm Thu Dung, nhân viên tiệc hội nghị khi vào ca làm việc đã tình cờ phát hiện 2 giỏ xách của khách đến dự họp từ hôm trước vô ý bỏ lại. Dù không có ai hay biết, song chị vẫn chủ động đem nộp bảo vệ. Bên trong 2 giỏ xách là tiền, nữ trang và một máy laptop của một nữ doanh nhân giàu có.
Chỉ chưa đầy 2 giờ đồng hồ sau, chị đã liên lạc được chủ nhân có 2 giỏ xách trên đến nhận lại. Ở khách sạn Rex, ai cũng bảo chị “có duyên” nhặt được của rơi là laptop túi xách, vàng, đô la… Trong hơn 2 năm làm việc tại khu vực tiệc hội nghị, có đến gần chục lần chị thấy của rơi mà không tham.
Ví Dụ Về Liêm Chính Chọn Lọc – Mẫu 5
Công Nghi Hưu làm tướng nước Lỗ, tánh rất thích ăn cá. Nhưng, một hôm, có người đêm cá đến biếu. Ông lại không nhận. Người em ngạc nhiên hỏi, ông đáp:
Người ta đem cá cho chắc có ý muốn cầu ta việc gì. Nếu ta nhận thì ta phải giúp việc cho người. Giúp việc cho người, lỡ trái phép nước thì đến mất quan. Mà mất quan, thì chẳng những không có cá biếu, đến cả cá mua cũng không có nữa. Không nhận cá chính ta muốn có cá ăn hoài vậy.
Như thế là Thanh Liêm. Nhưng bằng theo lời nói trên đây xét thì lòng Thanh Liêm của Công Nghi Hựu không tuyệt đối, vì còn sự cân nhắc lợi hại, thiệt hơn. Chưa bằng Dương Chấn đời Hậu Hán.
Dương Chấn tiến cử Vương Mật ra làm quan. Sau đó Dương công được bổ đi làm Thái Thú Đông Lai, đi ngang qua đất Xương Ấp là nơi Vương Mật cai trị. Nhớ ơn đề bạt ngày xưa, Vương Mật xin đến yết kiến rồi đêm khuya đem vàng đến dâng Dương công. Công từ chối và bảo:
Trước kia biết ông là người khá, tôi mới tiến cử ông. Thế mà ông vẫn chưa rõ bụng, còn đem vàng cho tôi ?
Vương Mật cố này ép, thưa:
Xin Ngài nhận cho. Đêm khuya không ai biết.
Công liễm dung đáp:
Trời biết, đất biết, ông biết, tôi biết. Sao gọi rằng không ai biết?
Vương Mật nghe nói xấu hổ bưng vàng lui ra.
Tấm lòng của Dương Chấn thật sáng tỏ như mặt trời ban trưa. Nhưng chưa bằng lòng
Tư Hãn đời Xuân Thu.
Tư Hãn làm quan giữ thành nước Tống. Có người được viên ngọc đem biếu, Tư Hãn không nhận. Người biếu ngọc thưa:
Ngọc này tôi đã đem cho thợ ngọc xem. Quả là thứ ngọc báo mới dám đem dâng Ngài. Xin Ngày nhận cho tôi được vui lòng. Tư Hãn đáp:
Nhà ngươi cho ngọc là của báo, ta cho tánh không tham là của báu. Ngươi đem ngọc cho ta, nếu ta nhận, thì hai bên điều mất của báu. Âu là ngươi cứ đem về. Của báu ai nấy giữ. Như thế cả hai đều còn của báu, thì chẳng hơn sao ?
Người biếu ngọc cúi đầu thưa:
Chúng tôi là thường dân mà giữ ngọc báu thì e không tránh khỏi trộm cướp, mà có khi còn bị hại đến thân.
Tư Hãn bèn lưu người biếu ngọc ở lại. Đoạn tìm thợ đến dũa ngọc rồi đem bán lấy tiền trao cho người chủ ngọc mang về.
Tấm lòng của Tư Hãn vừa liêm khuyết vừa nhân hậu và cách xử sự kia cao đẹp không chi bằng!
Làm quan mà được như Công Nghi Hựu, như Dương Chấn, trên đời kể không được nhiều lắm. Đến như Tư Hãn thì xưa nay e chưa có người thứ hai.
Mà xưa nay nhiều người lầm tưởng rằng đức Liêm chỉ cần cho người có quyền có thế. Cho nên chỉ nghe nói đến quan Thanh Liêm chứ không nghe nói đến dân Thanh Liêm.
Thật ra Thanh Liêm là thu liễm lòng tham lại để cho phẩm hạnh được trong sạch, thì riêng gì người làm quan, người có quyền có thế mới có đức Liêm. Và người Liêm chẳng những không tham lợi, mà đến danh cũng không tham. Gặp phú quí mà không phải đạo thì người Liêm nhất định không nhận. Như người bán thịt dê ở nước Sở thời Xuân Thu.
Người bán thịt dê ấy tên là Duyệt. Vua nước Sở là Chiêu Vương bị giặc đánh phải bỏ nước chạy, người bán thịt dê cũng chạy theo. Sau vua Chiêu Vương lấy lại được nước, bèn thưởng cho những kẻ tòng vong. Người bán thịt dê cũng ở trong đám được thưởng.
Ai nấy đều nhận, chỉ có người bán thịt dê từ chối, nói rằng:
Trước nhà vua thua trận tôi mất nghề bán thịt dê. Nay nhà vua lấy lại được nước, tôi được trở lại nghề bán thịt dê. Thế là tôi giữ được nghiệp cũ, đủ ăn rồi, còn đâu dám mong thưởng nữa.
Nhà vua cố ép. Người bán thịt dê thưa:
Nhà Vua thất thủ không phải là tội tôi, nên tôi không dám liều chết. Nhà Vua lấy lại nước không phải là công tôi, nên tôi không dám lãnh thưởng.
Nhà Vua bảo:
Để rồi ta đến nhà của ngươi chơi vậy.Người bán thịt dê đáp:
Theo phép nước Sở, người nào có công to, được trọng thưởng thì Vua mới đến nhà. Nay tôi xét bản thân tôi, mưu trí không đủ giữ được nước, dũng cảm không đủ giết được giặc. Quân giặc vào nước, tôi lánh nạn, phải theo nhà Vua, chớ có phải cốt theo giúp nhà Vua đâu. Nay nhà Vua bỏ phép nước, đến chơi nhà tôi, e thiên hạ nghe thấy chê cười vậy. Vua Chiêu Vương nghe nói quay lại bảo quan Tư Mã Tử Kỳ rằng:
Người hàng thịt dê này tuy làm nghề vi tiện mà giãi bày nghĩa lý rất cao xa. Nhà ngươi làm thế nào mời ra nhận chức Tam Công cho ta. Người hàng thịt dê nói:
Tôi biết chức Tam Công quí hơn nghề bán thịt dê, bổng lộc nghìn vạn, giàu hơn tiền lãi bán thịt dê. Nhưng tôi đâu dám ham tước lộc mà để Vua mang tiếng là gia ơn không phải nghĩa. Tôi thực không dám nhận. Xin cho tôi về giữ lấy nghề bán thịt dê của tôi.
Nói đoạn lui ra ngay.
Người bán thịt dê không nhận thưởng vì biết mình không có công cán gì, không nhận chức vì biết mình không có tài cán hơn người. Như thế thật là Liêm. Và đó là một tấm gương ” dân liêm ” vậy.
Ví Dụ Về Liêm Chính Ấn Tượng – Mẫu 6
Thời nhà Hán có một người tên là Dương Chấn. Ông làm quan vô cùng thanh bạch, mà còn thường tìm người tài có đức độ cho đất nước, để phục vụ cho nước nhà. Khi ông làm Thái Thú ở Đông Lai, có tiến cử một học nhân tên là Vương Mật, đề cử ông làm huyện lệnh Xương Ấp, là quan huyện của Xương Ấp.
Vương Mật rất cảm kích ông, cho nên một buổi tuối đem vàng đến tặng ông, Dương Chấn nhìn thấy ông đưa vàng đến, liền nói với Vương Mật: “Tôi rất hiểu ông nên mới tiến cử ông làm quan, ông làm thế này là không hiểu tôi rồi, lại còn tặng vàng cho tôi sao?”.
Vương Mật nói: “Không sao đâu, đây chỉ là chút lòng thành của tôi, tuyệt đối không có ai biết đâu”. Dương Chấn liền nói “Sao lại không có ai biết chứ? Trời biết, đất biết, anh biết, tôi cũng biết mà”. Cho nên, đức độ của một người ở đâu thì dễ thấy nhất. Là ở chỗ mà không ai thấy được thì mới biểu hiện được sự liêm chính của một người. Khi Vương Mật nghe xong, cảm thấy rất day dứt, liền mang vàng đi.
Vì Dương Chấn vô cùng liêm chính, tấm gương này cũng truyền lại cho con cháu đời sau của ông. Con cháu ông là Tôn Tử Tứ, Tăng Tôn Bưu đều làm đến ba chức quan lớn của triều đình, đều là rường cột của đất nước
Ví Dụ Về Liêm Chính Cụ Thể – Mẫu 7
Duyên Lăng Quí Tử ở nước Ngô sang sứ nước Tấn, ghé qua chơi với Vua nước Từ. Vua nước Từ thấy Quí Tử mang thanh bảo kiếm, có ý muốn xin mà không muốn nói ra. Quí Tử đoán biết, định bụng sẽ dâng kiếm cho nhà vua sau khi lo xong sứ mệnh. Nhưng khi về qua nước Từ thì Vua Từ đã mất. Quí Tử toan trao cho tự quân. Kẻ tùy tùng ngăn lại, nói:
Thanh kiếm này là vật báo của nước Ngô, không phải thứ để tặng.
Quí Tử đáp:
Không phải là ta tặng. Độ trước ta ghé lại đây, Vua Từ xem kiếm ta, tuy ý muốn, nhưng không nói ra. Vì ta còn phải đi sứ thượng quốc nên chưa dâng được. Tuy vậy bụng đã định cho. Nay Vua Từ mất mà ta không hiến thanh kiếm, thì ta tự dối lòng ta. Tiếc kiếm mà dối tâm người Liêm không chịu làm. Nói đoạn tháo kiếm trao cho tự quân. Tự quân nói:
Tiên quân không dặn việc ấy nên tôi không dám nhận kiếm.
Quí Tử bèn đem kiếm treo nơi mộ Vua Từ rồi đi.
Chao ôi! Liêm đến mức ấy thì thật quá đỗi cao, người đời không thể nào với tới. Chúng ta có thể theo kiệp chăng, hoạ may theo kịp Công Nghi Hựu, Dương Chấn là hết sức …Đã biết rằng không phải ai ai cũng có thể thành hiền, thành thánh, nhưng ai nấy đều có thể lấy hiền thánh mà tự kỉ.
Gợi ý cho bạn 🌹 Trung Kiên Là Gì 🌹 chi tiết
Ví Dụ Về Liêm Chính Ngắn Nhất – Mẫu 8
Vào ngày 1/12/2018, tại Siêu thị số 2 ở 292 Tây Sơn – Hà Nội, đang trong lúc làm việc thì anh Duy tình cờ nhìn thấy chiếc ví rơi ở dưới đất, anh đoán chắc là của khách hàng đến mua sắm tại siêu thị Trần Anh vô tình đã đánh rơi.
Trong ví có tiền, bằng lái, đăng ký xe, chứng minh thư nhân dân, thẻ ATM và một số giấy tờ quan trọng khác. Anh đã tìm cách liên hệ cho chủ nhân là anh Ngô Thanh Tài đang công tác tại Công ty Xây dựng Nhà Việt để trả lại chiếc ví trên.
Ví Dụ Về Liêm Chính Đặc Sắc – Mẫu 9
Nghiên mực Đoan Khê là một loại nghiên mực quý nổi tiếng thiên hạ, được sản xuất ở vùng Đoan Khê, huyện Cao Yếu, tỉnh Quảng Đông.
Thời ấy, chỉ những vị đại thần của triều đình, người quyền quý và những người trí thức mới có nghiên mực Đoan Khê. Họ lấy làm vinh dự khi trong nhà có loại nghiên mực này.
Có một đoạn thời gian, Bao Chửng nhậm chức ở Đoan Châu và được người dân vô cùng kính trọng. Khi hết thời hạn nhậm chức ở đây, dân chúng Đoan Châu đều đổ xô ra đường, đi đến bến đò để được đưa tiễn ông trở về phủ.
Mỗi người dân đến đưa tiễn Bao Chửng đều mang theo một lễ vật quý biếu ông làm quà, tỏ lòng cảm kích của mình đối với vị quan thanh liêm trong lòng họ. Nhưng tất cả những lễ vật ấy đều bị Bao Chửng từ chối không nhận.
Trong số những người đến tiễn, có một người mang một chiếc nghiên mực Đoan Khê loại quý nhất, được bọc trong một lớp vải màu vàng, rồi lặng lẽ bỏ vào trong thuyền của Bao Chửng và rời đi.
Người này biết rằng nếu tặng tận tay thì Bao Chửng nhất định sẽ khước từ. Vì vậy, ông ta đành làm cách ấy với hy vọng rằng khi đã đến nơi rồi mới phát hiện ra thì Bao Chửng sẽ nhận lễ vật ấy của mình.
Khi thuyền của Bao Chửng đi đến eo sông Linh Dương thì trời đang trong xanh nắng ấm đột nhiên chuyển sang sóng gió cuồn cuộn. Lúc ấy sóng biển nổi lên rất mạnh và không ngừng đánh vào thuyền, khiến chiếc thuyền nhiều lần gần như bị nhấn chìm.
Bao Chửng hạ lệnh cho thuyền dừng lại, trong lòng kinh ngạc nghĩ: “Bao Chửng ta ở Đoan Châu thanh đạm như nước. Ông trời hà cớ gì lại nổi giận như vậy?”
Sau đó, ông lập tức cho người đi khám xét lại toàn bộ hành lý trên thuyền.
Một lúc sau, quả nhiên mọi người phát hiện ra có một nghiên mực Đoan Khê được đặt cẩn thận ở trên thuyền. Bao Chửng lập tức ném nghiên mực Đoan Khê ấy xuống sông. Khi nghiên mực vừa rơi xuống nước thì ngay lập tức “gió êm sóng lặng”, mây đen tản ra làm ló lên ánh mặt trời.
Bao Chửng cả đời quang minh lỗi lạc, một nhân cách tốt đẹp, sáng ngời điển hình, quả thực khiến người đời mãi kính phục trong lòng.
Dẫn Chứng Về Công Minh, Liêm Chính Chi Tiết – Mẫu 10
Mạc Đĩnh Chi (1272 – 1346) quê ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, thi đỗ Trạng nguyên năm 1304. Mạc Đĩnh Chi làm quan trải qua ba triều nhà Trần. Ông thông minh, giỏi thơ văn và có tài đối đáp rất sắc bén. Hai lần đi sứ Trung Quốc, ông đã tỏ rõ là người học rộng, tài cao, làm rạng danh đất nước. Khâm phục tái năng, cốt cách của Mạc Đĩnh Chi, vua Nguyên đã phong tặng ông danh hiệu “Lưỡng quốc Trạng Nguyên”.
Mạc Đĩnh Chi làm quan rất thanh liêm nên gia đình thường nghèo túng. Sau khi lo cho đám tang của mẹ, cuộc sống của ông vốn thanh bạch giờ càng đạm bạc hơn. Vua Trần Minh Tông biết chuyện, liền hỏi một viên quan tin cẩn :
Ta muốn trích ít tiền trong kho cho ngươi đem đến biếu Mạc Đĩnh Chi. Làm thế có được không?
Viên quan tâu với vua :
Thần biết rõ Mạc Đĩnh Chi. Nếu cho người đem tiền đến, ông ấy sẽ không nhận đâu.
Vậy khanh có cách nào khác không?
Muôn tâu Bệ hạ ! thần nghĩ chỉ có cách lén bỏ tiền vào nhà, ông ấy không biết phải trả cho ai thì mới nhận.
Nhà vua ưng thuận, sai người đang đêm bỏ một gói tiền vào nhà Mạc Đĩnh Chi. Sáng hôm sau thức dậy, Mạc Đĩnh Chi thấy gói tiền trong nhà, liền đem vào triều, trình lên vua Minh Tông :
Tâu hoàng thượng. Đêm qua ai đã bỏ vào nhà thần gói tiền này. Thần ngờ rằng đó là tiền của một người muốn đút lót thần để nhờ vả việc gì đó. Vậy thần đem tới, xin Hoàng thượng cho nộp tiền này vào công quỹ.
Vua Minh Tông đáp :
Khanh có khó nhọc giúp người ta mới cho. Cứ coi đó là tiền của mình cũng được chứ sao?
Phàm của cải không do tay mình làm ra thì không được tơ hào đến. Mạc Đĩnh Chi khảng khái tâu. Vua Trần Minh Tông rất cảm kích trước tấm lòng trung thực, liêm chính, trọng nhân cách hơn tiền bạc của Mạc Đĩnh Chi. Vua đành giữ lại tiền rồi cho Mạc Đĩnh Chi lui.
Mời bạn khám phá thêm 💕 Công Tâm 💕 chi tiết