Tôn Trọng Lẽ Phải Là Gì, Biểu Hiện [5+ Ví Dụ Về Tôn Trọng Lẽ Phải Hay Nhất]

Tôn Trọng Lẽ Phải Là Gì, Biểu Hiện Như Thế Nào? Chia Sẻ 5+ Ví Dụ Về Tôn Trọng Lẽ Phải Trong Cuộc Sống Chi Tiết Nhất Cho Bạn Tham Khảo.

Tôn Trọng Lẽ Phải Là Gì

Tôn trọng lẽ phải là một đức tính tốt đẹp mà ai cũng cần có, tôn trọng lẽ phải góp phần làm cho xã hội ngày càng lành mạnh, đẹp đẽ hơn. Vậy tôn trọng lẽ phải là gì? SCR.VN sẽ giúp quý bạn đọc hiểu rõ nội dung này thông qua bài viết sau đây nhé!

Lẽ Phải
Lẽ Phải

Trước khi tìm hiểu về khái niệm ‘Tôn trọng lẽ phải’ thì bạn cần phải hiểu được “lẽ phải” là gì. Lẽ phải là những điều đúng đắn, phù hợp với đạo đức chung của xã hội, nó thường gắn liền với công lý và pháp luật. Lẽ phải được xác định và nghiên cứu thông qua rất nhiều điều lệ và quy ước chung, là điều được số đông công nhận và nghe theo.

Tôn trọng LP là một đức tính tốt đẹp mà mỗi người đều cần phải có, bởi điều này sẽ góp phần đẩy lùi những tệ nạn xã hội, giúp cho đất nước ta ngày càng giàu mạnh và phát triển hơn. 

Hơn thế nữa, tôn trọng LP còn là sự công nhận, ủng hộ luật pháp và tuân thủ theo những luật lệ, bảo vệ những điều đúng đắn và lợi ích chung xã hội. Biết tôn trọng LP là phải biết điều chỉnh suy nghĩ, những hành vi của mình theo chiều hướng tích cực, tránh xa những tệ nạn và điều sai trái.

Ví dụ như: Tố cáo kẻ giết người; giúp công an bắt đối tượng buôn ma túy, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy quy định của lớp của trường; Không vu khống đặt điều vu oan cho người khác; Khi tham gia giao thông luôn chấp hành quy định của luật an toàn giao thông.

Tổng Hợp Cho Bạn Những 🌻 Ca Dao Tục Ngữ Về Tôn Trọng Lẽ Phải 🌻 Hay Và Ý Nghĩa

Ý Nghĩa Của Tôn Trọng Lẽ Phải

Những Ý Nghĩa Của Tôn Trọng Lẽ Phải:

  1. Đầu tiên là biết công nhận ủng hộ, giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn, biết điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của mình theo hướng tích cực.
  2. Tôn trọng lẽ phải mang ý nghĩa làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội hiện nay.
  3. Góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển.

Biểu Hiện Của Tôn Trọng Lẽ Phải

Việc tôn trọng lẽ phải có thể được biểu hiện một cách rất rõ ràng thông qua hành vi, lời nói và thái độ của một người trong cuộc sống hàng ngày. Một người biết tôn trọng sẽ luôn ủng hộ và bảo vệ cho những điều đúng đắn, đồng thời lên án mạnh mẽ cái xấu. Biểu hiện của việc tôn trọng lẽ phải có thể xuất hiện trong rất nhiều khía cạnh của cuộc sống. Cụ thể như sau:

Biểu hiện trong học tập:

  • Chấp hành nội quy nơi mình sống, làm việc và học tập.
  • Lắng nghe thầy cô giáo giảng bài
  • Không quay cóp, giở tài liệu, gian lận trong khi kiểm tra
  • Biết cách lắng nghe, phân tích đúng sai và phê phán đúng người, đúng tội tránh nghi oan cho bạn bè.
  • Làm đầy đủ bài tập về nhà
  • Tôn trọng nội quy mà nhà trường đề ra.
  • Làm đầy đủ bài tập về nhà, không mượn hoặc sao chép của bạn bè.
  • Góp ý để bạn biết cái sai của bạn, giúp bạn sửa đổi khuyết điểm của mình để ngày càng hoàn thiện hơn.

Biểu hiện trong quan hệ với mọi người:

  • Không vu oan cho người khác
  • Không bịa đặt những điều không đúng sự thật về người khác
  • Ngăn cản những hành động sai
  • Ủng hộ những hành động chính nghĩa
  • Phê phán những việc làm sai trái.
  • Lắng nghe ý kiến của bạn phân tích, đánh giá ý kiến của bạn.
  • Luôn chấp hành đúng quy định và đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
  • Dũng cảm đứng lên tố cáo những kẻ sai trái, trộm cắp hoặc có hành vi xấu có thể gây nguy hiểm tới người khác.
  • Thấy người khác làm sai thì nên khuyên ngăn họ

Chia sẻ thêm nội dung 📌Trung Lập Là Gì, Ý Nghĩa📌

Những Câu Chuyện Về Tôn Trọng Lẽ Phải

Tổng hợp cho các bạn đọc Những Câu Chuyện Về Tôn Trọng Lẽ Phải hay trong cuộc sống dưới đây!

Ví dụ 1: Dù A và B là hai bạn thân nhưng khi A có hành vi sai như đánh bạn, quay cóp thì B luôn nhắc nhở và khuyên A không nên làm như vậy.

Ví dụ 2:  Khi đi trên đường chẳng may Lâm đâm pải 1 em nhỏ đang nô đùa dưới đường . Bạn Lâm dừng xe lại xin lỗi bạn nhỏ ấy, nhận lỗi sai về mình và hỏi xem bé có bị làm sao không.

Ví dụ 3: Phương là lớp trưởng và có xích mích với Hương nhưng khi có người chơi xấu hay đánh Hương thì Phương luôn đứng ra bảo vệ vì những hành vi đánh người hay chơi xấu đều không đúng.

Ví Dụ Về Tôn Trọng Lẽ Phải Ngắn Gọn – Mẫu 1

Bạn đang tìm kiếm Ví Dụ Về Tôn Trọng Lẽ Phải Ngắn Gọn mà hay nhất cho bài văn của mình thì hãy tham khảo ngay ví dụ sau đây

Khi Minh đang đi đường thì thấy một người có hành vi lén lút ăn trộm tiền của người đi bộ. Thấy vậy Minh liền hô to lên và chỉ về hướng tên trộm để mọi người dùng biết và cùng bắt. Khi nghe vậy mọi người đã cùng nhau bắt kẻ gian và đưa lên công an. Minh đã có hành động đúng đắn.

Chia sẻ chi tiết 😍Tôn Trọng Là Gì😍

Ví Dụ Về Tôn Trọng Lẽ Phải Hay – Mẫu 2

Dưới đây là Ví Dụ Về Tôn Trọng Lẽ Phải Hay từ một câu chuyện thực tế ở trong cuộc sống hàng ngày

Đi mua đồ ở 1 tiệm nhỏ, Như hỏi cô chủ về giá của một món đồ . Cô nói 20k và Như đưa cô 50k . Khi ra về Như kiểm tra lại số tiền dư Như thấy mình còn 40k . Như liền quay lại trả lại cô chủ tiệm và cô chủ tiệm cũng rất cảm ơn Như.

Ví Dụ Về Tôn Trọng Lẽ Phải Và Không Tôn Trọng Lẽ Phải – Mẫu 3

Mời bạn tham khảo những ví dụ về tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải mà SCR.VN tổng hợp tại bài viết sau đây nhé!

  • Ví dụ 1: Nếu phát hiện ai đó có hành vi gian lận trong thi cử, bạn sẽ lập tức báo lại cho giám thị hoặc những người có trách nhiệm để xử phạt và chấm dứt ngay hành vi đó.
  • Ví dụ 2: Trên xe buýt, bạn tình cờ phát hiện một ai đó đang muốn móc trộm ví tiền của một hành khách khác. Bạn sẽ nhắc nhở người bị trộm để ý kỹ hơn, hoặc là nếu hành vi trộm cắp đã được thực hiện, thì hãy hô lớn lên để mọi người cùng biết và bảo vệ cho quyền lợi của nạn nhân

Không Tôn Trọng LP :

  • Chỉ trích người ta mà không nói rõ lí do. Lắng nghe ý kiến của mình và không nghe ý kiến người khác.
  • Quay cóp, gian lận trong thi cử không thực hiện đúng nội quy nhà trường.
  • Đi hàng hai hàng ba không chấp hành luật an toàn giao thông.
  • Chỉ làm những gì mà mình thích, bất chấp hậu quả và sai trái ra sao.
  • Tránh tham gia vào những việc chung, ỷ lại và để mặc người khác làm thay phần của chính mình.
  • Sống lợi dụng, chỉ muốn người khác làm vì mình chứ không bao giờ muốn giúp đỡ ai.
  • Bực tức, cáu gắt khi người khác không đồng quan điểm hay phản bác ý kiến của mình.
  • Thường xuyên bắt nạt, xúi giục làm hại hoặc cô lập một ai đó mà mình ghét.
  • Dung túng cho kẻ xấu làm những việc sai trái, bao che, không chịu tố giác, hoặc thậm chí là tiếp tay cho họ làm việc xấu.
  • Chỉ trích người khác mà không nói rõ lí do. Luôn trình bày ý kiến của mình và bắt người khác nghe nhưng không nghe ý kiến của mọi người.
  • Không dám đưa ra ý kiến của bản thân mình.
  • Không muốn mất lòng ai nên gió chiều nào che chiều ấy.

VD: Nhắc bài bạn trong giờ kiểm tra nhưng bạn không nghe, đành mắng bạn là không biết điều.

Đọc thêm 💚 Ca Dao Tục Ngữ Về Tôn Trọng Người Khác 💚 hay nhất

Ví Dụ Về Tôn Trọng Lẽ Phải Lớp 8 – Mẫu 4

Chia sẽ cho bạn thêm một Ví Dụ Về Tôn Trọng Lẽ Phải Lớp 8 hay mà chúng tôi sưu tầm được.

Tôi là Thủy, là một cờ đỏ của trường THCS. Một hôm, Quang và Vân ăn quà vặt trong lớp, tôi thấy và đã bảo hai bạn ấy ăn thì xuống canti mà ăn, còn không cờ đỏ thấy là bị trừ điểm lớp. Quang bảo:

– Mày cũng là cờ đỏ mà, bảo kê cho bọn tao không được à?

Tôi nhăn mặt rồi nói:

– Cờ đỏ thì luôn về bên chính diện đấy nhé, bọn mày không nghe lời tao thì tao trừ điểm lớp luôn nha

Vân cười, nói một câu ngớ ngẩn:

– Cờ đỏ mà cũng trừ điểm lớp mình à, mày không sợ cô Tuyết chửi hả?

Nghe thế, tôi thở dài rồi quay lưng đi, đến thứ 7 họp hội cờ đỏ, tôi đã báo lỗi cho cô phụ trách rằng lớp 8D thứ 5 có bạn Quang và Vân ăn quà vặt trong lớp. Sau hôm đó, lớp tôi bị trừ -3đ vì ăn quà vặt, chỉ xếp thứ 8 của trường, cô Tuyết chủ nhiệm lớp tôi đã phạt hai bạn đó đi trực vệ sinh một tuần để bù lại lỗi sai của bản thân.

Ví Dụ Về Tôn Trọng Lẽ Phải Ngắn Hay – Mẫu 5

Chia sẻ thêm cho bạn một mẫu ví dụ về tôn trọng lẽ phải ngắn hay sau đây.

Giả sử bạn là một quản lý trong một công ty và bạn có một nhân viên làm việc chăm chỉ, có hiệu suất làm việc cao. Một ngày nọ, anh ta đến và yêu cầu nghỉ phép một khoảng thời gian ngắn để giải quyết một vấn đề cá nhân quan trọng. Trước khi quyết định, bạn quyết định tổ chức một cuộc họp riêng với nhân viên này để lắng nghe thông tin chi tiết hơn về tình huống cá nhân của anh ta.

Trong cuộc họp, bạn không chỉ lắng nghe mà còn đặt câu hỏi để hiểu rõ hơn về tình hình và những tác động có thể xảy ra đối với công việc. Bạn tôn trọng quyền riêng tư của nhân viên và không đặt ra những câu hỏi quá cá nhân, nhưng vẫn cố gắng hiểu rõ để có cái nhìn toàn diện. Sau đó, bạn xem xét thông tin này cùng với chính sách công ty và nguyên tắc công bằng để đưa ra quyết định có tác động tích cực nhất đối với cả nhân viên và công ty.

Trong ví dụ này, việc lắng nghe chi tiết và tôn trọng quyền lợi của nhân viên giúp bạn đưa ra quyết định dựa trên thông tin chính xác và công bằng, thể hiện tôn trọng lẽ phải trong quá trình quản lý nhân sự.

Gợi ý 💧 Ca Dao Tục Ngữ Về Tôn Trọng Kỉ Luật 💧 hay nhất

Viết một bình luận