Kể Lại Truyền Thuyết Bánh Chưng Bánh Giầy ❤️️ 23+ Mẫu Hay ✅ Chia Sẻ Những Bài Văn Kể Đặc Sắc Giúp Các Em Ôn Tập Hiệu Quả.
Cách Kể Lại Truyền Thuyết Bánh Chưng Bánh Giầy
Hãy cùng SCR.VN tham khảo cách kể lại truyền thuyết bánh chưng bánh giầy thông qua các gợi ý sau đây nhé!
* Giới thiệu chung:
– Đời Hùng vương thứ sáu ở nước ta.
– Vua Hùng chọn người kế vị.
– Lang Liêu được trao ngôi báu.
* Diễn biến của truyện:
+ Ý định của vua Hùng:
– Muốn truyền ngôi cho một người con có đức, có tài.
– Nghĩ ra cách chọn người xứng đáng. (Mở cuộc thi làm cỗ dâng vua cha và Tiên vương.)
+ Cuộc thi làm cỗ:
– Các lang (con trai vua) đua nhau làm cỗ thật to, thật ngon…
– Lang Liêu được thần báo mộng, làm ra hai thứ bánh bằng gạo nếp dâng lên vua cha.
– Hùng Vương chọn hai thứ bánh đó để tế Trời Đất cùng Tiên vương và đặt tên là bánh chưng, bánh giầy.
Gợi ý mẫu 🍂 Tóm Tắt Bánh Chưng Bánh Giầy 🍂 ngắn gọn
Dàn Ý Kể Lại Câu Chuyện Bánh Chưng Bánh Giầy
Tham khảo ngay mẫu dàn ý kể lại câu chuyện bánh chưng bánh giầy sau đây để có thể dễ dàng hơn trong việc triển khai bài viết thêm logic.
I. Mở bài: Giới thiệu về thời gian, không gian của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy: Đời Hùng Vương thứ sáu, nhà vua đã có tuổi nên muốn truyền ngôi cho con.
II. Thân bài
1. Điều kiện truyền ngôi của Vua Hùng
– Hoàn cảnh: Hùng Vương lúc về nhà, muốn truyền ngôi nhưng lại có tới hai mươi người con trai, không biết chọn ai cho xứng đáng
– Điều kiện: “Người nối ngôi ta phải nối được trí ta, không nhất thiết phải là con trưởng.”
– Hình thức: Nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên vương chứng giám.
2. Lang Liêu và các hoàng tử thi nhau tìm kiếm lễ vật dâng nhà vua
– Các lang đua nhau làm cỗ thật hậu, thật ngon đem về lễ Tiên vương.
– Lang Liêu là con thứ mười tám; mẹ chàng trước kia bị vua cha ghẻ lạnh, ốm rồi chết. So với anh em, chàng thiệt thòi nhất.
– Lang Liêu nằm mơ, được thần mách bảo hãy dùng thứ gạo nếp quen thuộc làm thành lễ vật dâng vua cha.
– Chàng lấy gạo nếp vo sạch, lấy đậu xanh thịt lợn làm nhân, gói bằng lá dong thành hình vuông, đem luộc một ngày một đêm. Cũng thứ gạo nếp ấy đồ lên, đem giã nhuyễn rồi nặn thành hình tròn.
– Đến ngày lễ Tiên vương, các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng tới, chẳng thiếu thứ gì.
– Nhà vua xem qua một lượt rồi dừng lại trước chồng bánh của Lang Liêu, rất vừa ý, bèn gọi lên hỏi. Lang Liêu đem giấc mộng gặp thần ra kể lại.
=> Kết quả: Vua Hùng chọn hai thứ bánh làm lễ, Lang Liêu được truyền ngôi báu.
3. Ý nghĩa và phong tục làm bánh chưng bánh giầy
– Ý nghĩa của bánh chưng, bánh giầy:
- Bánh hình tròn tượng trưng cho trời, được đặt tên là bánh giầy.
- Bánh hình vuông tượng trưng cho đất nên được đặt tên là bánh chưng
- Lá bọc bên ngoài ngụ ý đùm bọc lẫn nhau giống với truyền thống thương người như thể thương thân của dân tộc ta.
– Tục lệ của dân tộc ta: Hàng năm, mỗi khi Tết đến, bánh chưng bánh giầy là món ăn không thể thiếu.
III. Kết bài: Ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy.
Giới Thiệu Bài 🍀 Kể Một Câu Chuyện Em Thích Bằng Lời Văn Của Em 🍀Hay Nhất
Kể Lại Tóm Tắt Câu Chuyện Bánh Chưng Bánh Giầy – Mẫu 1
Gợi ý đến bạn kể lại tóm tắt câu chuyện bánh chưng bánh giầy sau đây, đừng bỏ lỡ nhé!
Vào đời Hùng Vương thứ 6, khi đất nước đã hòa bình, vì tuổi cao nên Vua Hùng thứ 6 muốn tìm một người con để truyền ngôi. Nhưng nhà ông lại tới 20 người con nên ông phải cho những người con mình điều kiện để được truyền ngôi.
Ông bảo các con của mình lại và nói rằng: “Ai làm vừa ý ta trong lễ Tiên Vương, không nhất thiết là con trưởng thì ta sẽ truyền ngôi. Mọi người đều đi kiếm “Sơn Hào Mỹ Vị”, riêng Lang Liêu, người con trai thứ 18 nhà nghèo, chỉ biết làm việc đồng áng hay trồng khoai, trồng lúa nhưng khoai, lúa thì tầm thường quá. Rồi tối đó, một vị thần xuất hiện và bảo Lang Liêu làm bánh từ gạo nếp. Sáng dậy, chàng đi làm hai loại bánh từ gạo nếp, thịt lợn và đậu xanh.
Làm thành hai loại bánh tròn và vuông đi dâng lên vua cha. Đi một vòng rồi dừng lại trước chồng bánh của Lang Liêu rồi chọn bánh của Lang Liêu, rồi chàng kể về chuyện nằm mơ gặp thấy một vì thần, vua cha ngẫm nghĩ rồi mang đi tế lễ Tiên Vương. Xong rồi, vua cha lấy bánh và mời các lạc hầu và những người con. Ông nói: “Bánh hình vuông của Lang Liêu tượng chưng cho đất, hình tròn tượng trưng cho trời, ta sẽ truyền ngôi cho Lang Liêu”.
Kể từ đó, nhân dân ta cứ mỗi dịp Tết là nhà nhà đều có bánh chưng, bánh giầy. Thiếu bánh chưng, bánh giầy là thiếu hương vị ngày Tết.
Tham khảo mẫu văn ❤️️ Kể Lại Một Truyền Thuyết ❤️️ hay nhất
Kể Lại Truyền Thuyết Bánh Chưng Bánh Giầy Đầy Đủ Ý – Mẫu 2
Xem thêm mẫu văn kể lại truyền thuyết bánh chưng bánh giầy đầy đủ ý được SCR.VN biên soạn dưới đây.
Vua Hùng Vương thứ sáu lúc về già muốn tìm người nối ngôi. Nhưng nhà vua có tới hai mươi người con, không biết truyền ngôi cho con nào cho xứng. Không như những đời vua Hùng trước chỉ truyền ngôi cho con trưởng, vua Hùng thứ sáu nghĩ rằng, người nối ngôi phải là người có tài, nối được chí vua, biết thương yêu dân chúng, không nhất thiết cứ phải là con trưởng. Nghĩ mãi, nghĩ mãi. Cuối cùng, vua gọi các con đến và nói:
– Giặc vẫn nhiều lần sang xâm lược nước ta. Nhờ phúc ấm của Tiên vương, ta đều đánh đuổi được. Đất nước đã thanh bình. Nay ta đã già rồi, không còn sống bao lâu được nữa. Ta muốn tìm người nối ngôi để chăm lo cho dân chúng được ấm no, hạnh phúc. Người nối ngôi phải nối được chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay, nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho người đó. Xin Tiên vương chứng giám.
Nghe vua nói, các lang ai cũng muốn ngôi báu về tay mình nhưng không ai biết ý vua như thế nào. Họ chỉ biết đua nhau làm cỗ thật ngon, đầy sơn hào hải vị cho vua cha vừa lòng.
Người buồn nhất là Lang Liêu. Chàng là con thứ mười tám của vua Hùng. Mẹ mất sớm, chàng ra ở riêng từ nhỏ, suốt ngày chăm việc cấy cày. Trong khi các anh em sai người đi tìm của ngon vật lạ dâng vua thì Lang Liêu chẳng có gì. Trong nhà chàng chỉ có khoai và lúa. Nhưng những thứ đó thì tầm thường quá.
Một hôm, chàng mơ thấy thần đến và bảo:
– Trên đời này, không gì quý bằng hạt gạo. Hạt gạo là hạt ngọc của trời. Hãy lấy gạo làm bánh để tế lễ Tiên vương.
Tỉnh dậy, Lang Liêu mừng thầm. Chàng suy nghĩ hồi lâu rồi lấy thứ gạo nếp trắng tinh, vo thật sạch, lấy đậu xanh và thịt lợn làm nhân, lấy lá dong xanh gói bánh. Để đổi kiểu, cũng thứ gạo nếp ấy, chàng đổ lên giã nhuyễn. Bánh làm xong. Lang Liêu phân vân không biết gọi tên bánh là gì.
Đến ngày lễ Tiên vương, các lang đem đến biết bao sơn hào hải vị, nem công chả phượng… Vua Hùng xem qua một lượt rồi dừng chân trước chồng bánh của Lang Liêu. Rất vừa ý, vua cha cho gọi chàng lên để hỏi. Lang Liêu bèn đem giấc mộng gặp thần ra kể. Vua ngẫm nghĩ một lúc rồi nói:
– Bánh hình tròn tượng trưng cho Trời, ta đặt tên là bánh giầy. Bánh hình vuông tượng trưng cho Đất, ta đặt tên là bánh chưng. Lang Liêu đã làm vừa ý ta, Lang Liêu sẽ nối ngôi ta. Xin Tiên vương chứng giám.
Từ đó, nước ta chăm nghề trồng trọt chăn nuôi và có tục ngày Tết làm bánh chưng, bánh giầy. Thiếu chúng là thiếu hẳn hương vị ngày Tết.
Tham khảo tuyển tập văn ☔ Kể Lại Một Câu Chuyện Cổ Tích Mà Em Biết ☔ chọn lọc
Kể Lại Truyền Thuyết Bánh Chưng Bánh Giầy Ngắn Nhất – Mẫu 3
Dưới đây là bài văn kể lại truyền thuyết bánh chưng bánh giầy ngắn nhất, cùng tham khảo ngay nhé!
Hùng Vương lúc về già, muốn truyền ngôi. Nhưng vua có tới hai mươi người con trai nên không biết chọn cho xứng đáng. Giặc bên ngoài đã dẹp yên, nhưng nhân dân có ấm no thì đất nước mới thịnh vượng. Nhà vua liền gọi các con đến rồi phán:
– Tổ tiên ta từ trước đã truyền qua sáu đời. Giặc Ân đến xâm lược bờ cõi nhiều lần, nhưng nhờ phúc của Tiên vương, ta đều đánh đuổi được, thiên hạ hưởng thái bình. Nay ta đã có tuổi, muốn tìm người nối ngôi. Người đó phải nối được chí ta. Không nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay, nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho.
Các lang đều muốn có ngôi báu về mình, cố làm vừa ý vua cha. Nhưng ý vua thế nào không ai biết được. Họ chỉ biết đua nhau làm cỗ thật hậu để đăng lên Tiên vương.
Lang Liêu buồn nhất, chàng là con thứ mười tám. Mẹ chàng trước đây bị vua cha ghẻ lạnh, ốm rồi chết. So với anh em, chàng là người thiệt thòi nhất. Những anh em của chàng sai người đi tìm của quý trên rừng dưới biển, còn Lang Liêu chỉ biết chăm lo công việc đồng áng. Trong nhà chỉ có khoai, lúa mà hai thứ này thì lại tầm thường quá.
Đêm nọ, Lang Liêu nằm mộng, thấy thần bảo rằng:
– Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. Chỉ gạo mới nuôi sống con người và ăn không bao giờ chán. Các thứ khác tuy ngon nhưng hiếm, mà không làm ra được. Vậy nên hãy lấy gạo mà làm bánh lễ Tiên vương.
Tỉnh dậy, Lang Liêu mừng lắm. Càng ngẫm càng thấy lời của thần là đúng. Thế rồi, chàng liền chọn thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh. Hạt nào hạt nấy tròn mẩy, đem vo thật sạch. Sau đó, chàng lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong trong vườn gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ. Để đổi vị, chàng cũng lấy thứ gạo nếp ấy, đồ lên rồi nhã nhuyễn, nặn thành hình tròn.
Vào ngày lễ Tiên vương, các lang đua nhau mang sơn hào hải vị đến. Nhà vua xem một lượt và dừng lại trước chồng bánh của Lang Liệt. Vua tỏ ra rất hài lòng, liền gọi Lang Liêu đến hỏi chuyện. Chàng liền đem giấc mộng gặp thần kể lại. Vua suy nghĩ hồi lâu, rồi quyết định chọn thứ bánh đem tế Trời, Đất cùng Tiên vương.
Lễ xong, vua cho đem bánh ra thưởng thức cùng quần thần. Ai cũng tấm tắc khen ngon. Vua họp mọi người lại rồi nói:
– Bánh hình tròn là tượng Trời, ta đặt tên là bánh giầy. Bánh hình vuông là tượng Đất, thịt mỡ cùng với đậu xanh và lá dong tượng cầm thú, cỏ cây muôn loài, ta đặt tên là bánh chưng. Lá bọc bên ngoài ý chỉ đùm bọc, đoàn kết lẫn nhau. Lang Liêu dâng lễ vật rất vừa ý ta. Lang Liêu sẽ được nối ngôi ta, xin Tiên vương chứng giám.
Từ đấy, nước ta chọn trồng trọt, chăn nuôi và có Tục ngày Tết gói bánh chưng, bánh giầy. Thiếu hai món này, là thiếu hẳn hương vị ngày Tết.
Đọc thêm mẫu 💧 Kể Lại Truyện Cổ Tích Bằng Lời Văn Của Em 💧 hấp dẫn
Kể Lại Truyền Thuyết Bánh Chưng Bánh Giầy Sinh Động – Mẫu 4
Mời bạn đọc xem nhiều hơn bài văn kể lại truyền thuyết bánh chưng bánh giầy sinh động sau đây.
Vua Hùng Vương thứ sáu mở cuộc thi chọn người nối ngôi. Vua ra điều kiện: trong lễ tế Tiên vương, ai làm vua hài lòng, người đó sẽ được truyền ngôi.
Các làng liền toả đi khắp nơi tìm bạc vàng, châu báu, của ngon vật lạ để dâng lên. Thấy thế, Lang Liêu rất bối rối. Là con trai nhà vua nhưng vốn quen với công việc đồng áng từ nhỏ, trong nhà chỉ có lúa khoai nên Lang Liêu cảm thấy lo lắng. Một đêm, Lang Liêu đang ngủ thì thấy một vị thần:
– Lang Liêu ạ, ta biết con tuy nghèo nhưng rất có hiếu. Con chỉ muốn có một món quà gì đó để dâng lên Tiên vương và cũng để tỏ lòng hiếu thảo đối với vua cha phải không? Vậy ta hỏi con: Con làm nghề nông, trên đời cái gì cao nhất?
– Dạ, trời ạ!
– Thế cái gì gần gũi và quý nhất?
– Dạ, đất ạ!
– Vậy con hãy lấy những sản vật do chính tay con trồng cấy và nuôi nấng để làm ra món ăn gì đó vừa tượng hình được cho trời vừa tượng hình cho đất. Đó chính là món quà quý nhất con có thể dâng lên Tiên vương.
Lang Liêu giật mình tỉnh dậy. Nhớ lại giấc mơ vừa qua, chàng vô cùng mừng rỡ.
Sáng hôm sau, Lang Liêu nhờ mẹ lấy cho ít lá vẫn dùng làm bánh. Chàng chọn thứ gạo ngon nhất, trắng nhất, mổ một con lợn béo lấy những miếng thịt ngon nhất. Sau đó chàng lấy lá gói thành thứ bánh vuông vức như mặt đất bao la. Xong xuôi chàng cho vào nồi luộc.
Qua mấy canh giờ, mùi bánh chín bốc lên thơm nức cả làng xóm. Ai đi qua cũng ghé vào xem, khen rằng chưa từng có ai gói được thứ bánh thơm như thế. Cũng thứ cơm nếp thơm ngon ấy, chàng giã mịn, nặn thành thứ bánh tròn vành vạnh như bầu trời buổi sớm.
Sáng hôm sau, mẹ Lang Liêu đội mâm bánh tròn đi trước, Lang Liêu đội mâm bánh vuông theo sau. Hai mẹ con vào đến trong cung thì mọi người đã về tựu đông đủ.
Giỗ Tiên vương xong, vua cùng các quan đại thần đi một vòng qua các mâm cỗ nếm thử. Đến mâm nào Người cũng chỉ nếm qua một miếng, tỏ vẻ không vui. Như: gan hùm, tay gấu, tim voi, đến cả vi cá mập,…. Người cũng vẫn thường ăn hàng ngày, có gì lạ đâu? Người buồn vì thấy trước một thử thách như thế, các lang không nghĩ được cái gì có ý nghĩa, chỉ biết có mỗi cách là đi các nơi tìm của ngon vật lạ.
Đến hai mâm bánh của Lang Liêu, nhà vua bỗng dừng lại, ngẫm nghĩ. Từ hai mâm bánh bình dị toát lên một thứ mùi vị thật nồng nàn, thân thuộc. Mùi của nếp mới quyện trong sương sớm, của rơm tươi vừa gặt toả ra ngan ngát. Trong làn hương thoang thoảng, thấp thoáng bóng những người nông dân cặm cụi chốn đồng ruộng, những cánh cò mải miết, phảng phất phía xa những làn khói lam chiều…
Người sai lấy dao cắt bánh rồi chia cho mỗi người một miếng. Ai ăn cũng tấm tắc khen ngon. Nhà vua hỏi Lang Liêu:
– Ai bày cho con làm hai thứ bánh này? Chúng có ý nghĩa như thế nào?
Lang Liêu vội quỳ xuống thưa:
– Muôn tâu vua cha, thứ bánh hình tròn này chính là tượng cho bầu trời cao xa, nơi có đức Ngọc Hoàng cùng Tiên vương ngự trị, còn thứ bánh hình vuông này là tượng cho mặt đất rông lớn, nơi có vua cha đang cai quản, gìn giữ nên thái bình muôn thuở. Bánh được làm từ gạo nếp, đỗ xanh, thịt ngon do chính bàn tay con làm ra. Chính tấm lòng kính yêu của con đối với vua cha đã mách bảo cho con đấy ạ!
Vua đỡ Lang Liêu đứng dậy. Nhìn thẳng vào mắt chàng, Người nói:
– Con không những là một đứa con có hiếu mà còn là một người rất yêu lao động, biết quý trọng những gì do bàn tay lao động làm ra.
Rồi trước đông đủ văn võ bá quan, Người tuyên bố:
– Như ta đã nói từ trước, người nối ngôi ta phải nối được chí ta. Chí ta là muốn lo cho muôn dân được hưởng thái hình muôn thuở, ngày càng no đủ, sung túc. Muốn làm được điều đó, người đứng đầu thiên hạ phải hiểu được nghĩa lí của trời đất, phải biết yêu lao động, trân trọng từng hạt gạo do người nông dân đã phải một nắng hai sương, lam lũ vất vả làm ra.
Lang Liêu tuy không phải là con trưởng, xưa nay cũng không mấy khi được ta quan tâm săn sóc nhưng nó lại là người gần ta và hiểu được ta hơn ai hết. Từ hôm nay, ta tuyên bố, Lang Liêu chính là người sẽ thay ta trị vì thiên hạ.
Mọi người nhất loạt quỳ xuống, hô vang:
– Đức vua vạn tuế! Vạn vạn tuế!
Nhà vua nói tiếp:
– Ta cũng tuyên bố, từ nay trở đi sẽ lấy hai thứ bánh này để cúng tổ tiên. Thứ bánh vuông này gọi là bánh chưng, bánh tròn gọi là bánh giầy…
Triều vua Hùng Vương thứ bảy đã được lập ra như thế đó. Và hai thứ bánh chưng, bánh giầy ngày ấy cùng với phong tục cúng lễ tổ tiên ngày tết, vẫn còn được lưu truyền cho mãi đến bây giờ.
Xem thêm mẫu 💚 Kể Lại Truyền Thuyết Con Rồng Cháu Tiên 💚 hấp dẫn
Kể Lại Truyền Thuyết Bánh Chưng Bánh Giầy Đơn Giản – Mẫu 5
Giới thiệu thêm đến bạn mẫu văn kể lại truyền thuyết bánh chưng bánh giầy đơn giản, ngắn gọn dưới đây.
Bánh chưng bành giầy là câu chuyện cổ tích kể về vua Hùng Vương thứ sáu về già muốn truyền ngôi lại cho người con vừa có đức vừa có tài, mà ông có đến 20 người con. Nhân lễ Tiêu Vương, vua Hùng truyền rằng ai tìm được thức ngon vật lạ vừa ý vua để đặt lên bàn thờ tổ tiên thì ông sẽ truyền ngôi cho.
Các lang ai cũng háo hức thi nhau sắm cỗ lễ thật hậu thật ngon lạ để dâng lên tổ tiên, nhằm được vua Hùng truyền ngôi. Trong các con vua có Lang liêu là con thứ 18 là buồn nhất vì từ nhỏ mẹ mất nên chỉ làm việc đồng áng, không biết phải làm thế nào. Một đêm nằm mộng, Lang Liêu được vị thần mách bảo, chàng làm một loại bánh từ gạo nếp, đậu xanh và thịt heo nặn hai thứ bánh, hình tròn tượng trưng cho trời, hình vuông tượng trưng cho đất.
Đến ngày lễ, sau khi các anh đã dâng lễ vật đều không vừa ý vua, đến lượt Lang Liêu, vua cha vừa thấy bánh ngon lại ý nghĩa nên đã truyền ngôi cho chàng. Từ đó, việc gói bánh chưng, bánh giầy trở thành tục lễ của người Việt Nam mỗi khi Tết đến xuân về nhằm thể hiện thành kính đối với Tổ Tiên.
Kể Lại Truyền Thuyết Bánh Chưng Bánh Giầy Hấp Dẫn – Mẫu 6
Đừng bỏ lỡ mẫu văn kể lại truyền thuyết bánh chưng bánh giầy hấp dẫn dưới đây nhé!
Vua Hùng Vương thứ sáu lúc về già muốn truyền ngôi cho con nhưng ông có tới hơn hai mươi người con trai. Không biết chọn ai, vua bèn gọi các con đến bảo
– Tổ tiên ta từ khi dựng nước đã truyền được sáu đời. Nay ta đã già, ta muốn truyền lại ngôi cho một trong số các con. Người nối ngôi ta phải nối được chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay, nhân ngày lễ của Thiên Vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho.
Các lang ai cũng muốn ngôi báu thuộc về mình nhưng ý vua thế nào thì không ai biết. Họ chỉ biết soạn cỗ thật ngon, thật hậu lễ Tiên Vương. Người buồn nhất là Lang Liêu. Chàng là con thứ mười tám. Trước đây, mẹ chàng bị vua cha ghẻ lạnh, ốm nặng rồi qua đời sớm.
Trong các anh em, chàng là người thiệt thòi nhất. Vốn chăm chỉ, siêng năng, hiền từ nên, từ khi trưởng thành, chàng đã ra ở riêng, suốt ngày chú tâm vào đồng áng. Trong nhà chàng chỉ có khoai với lúa là nhiều. Nhưng khoai lúa thì tầm thường quá.
Một đêm, sau buổi làm đồng nặng nhọc, mệt quá, chàng ngủ thiếp đi. Trong giấc mơ, chàng nhìn thấy một ông lão râu tóc bạc phơ, đến bên chàng, hiền từ cười nói:
– Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. Chỉ có gạo mới nuôi sống con người và khiến ta không bao giờ chán. Các thứ khác tuy ngon, tuy hiếm nhưng con người không làm ra được. Hãy lấy gạo làm bánh lễ Tiên Vương.
Sáng sớm tỉnh dậy, càng ngẫm nghĩ, chàng càng thấy lời thần nói đúng. Chàng bèn khéo léo chọn thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, đem vo thật sạch rồi lấy đậu xanh thịt lợn làm nhân, lấy lá dong trong vườn gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ. Để đổi vị, đổi kiểu, vẫn thứ gạo ấy, chàng đồ lên, giã nhuyễn, nặn thành hình tròn.
Đến ngày lễ Tiên Vương, các làng đua nhau khoe sơn hào hải vị, nem công chả phượng. Vua Hùng xem qua rồi dừng lại trước chồng bánh của Lang Liêu. Thấy lạ, vua cho vời Lang Liêu lên hỏi. Lang Liêu kể hết mọi chuyện cho vua cha nghe. Ngẫm nghĩ một lát, vua lấy bánh của Lang Liêu đem lễ Tiên Vương.
Lễ xong, vua cho mọi người thụ lộc, ai cũng khen ngon. Nhà vua nói:
– Bánh hình tròn tượng trưng cho Trời, ta gọi là bánh giầy, bánh hình vuông tượng trưng cho Đất, ta gọi là bánh chưng. Lá bọc ngoài, mĩ vị bên trong ngụ ý đùm bọc yêu thương nhau. Lang Liêu đã làm đúng ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho Lang Liêu. Xin Tiên Vương chứng giám.
Từ đấy, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày Tết làm bánh chưng, bánh giầy.
Đón đọc thêm 🌷 Kể Lại Câu Chuyện Cây Tre Trăm Đốt 🌷 hay nhất
Kể Lại Truyền Thuyết Bánh Chưng Bánh Giầy Nâng Cao – Mẫu 7
Khám phá thêm bài văn kể lại truyền thuyết bánh chưng bánh giầy nâng cao được nhiều bạn đọc quan tâm sau đây.
Mỗi dịp Tết đến, xuân về, trên bàn thờ tổ tiên, bên cạnh mâm ngũ quả, cành đào, cành mai còn có bánh chưng bánh giầy cũng được bày lên một cách trang trọng. Nhà tôi cũng thế thì dù bận rộn đến đâu cũng không đổi thay lệ ấy.
Nhờ thế năm rồi, vào đêm ba mươi tháng chạp, tôi cùng gia đình thức cạnh nồi bánh chưng chờ đón giao thừa, đêm càng khuya mọi vật đều chìm vào im lặng, chỉ còn nghe thấy nồi bánh sôi đều, củi cháy đượm, thỉnh thoảng vang lên tiếng nổ nhỏ lép bép. Tôi ngồi nhìn bếp lửa hồng,và thiếp đi, thả hồn theo những đóm sao từ đó bay lên.
Bỗng một tiếng nói dõng dạc của Vua Hùng phán:
– Cha biết mình gần đất xa trời. Cha muốn truyền ngôi cho một người trong mỗi chúng con. Các con hãy làm cỗ để cúng tổ tiên. Ai làm được món ăn quý vừa ý ta thì sẽ được ta chọn.
Ta vừa mừng vừa lo trước sự tuyên bố của vua cha bởi vì các Lang ai cũng muốn ngôi báu về mình, họ thi nhau làm cỗ thật hậu, thật ngon để đem lễ Tiên Vương. Còn ta là con thứ mười tám của vua cha, mẹ ta trước đây bị vua cha ghẻ lạnh sinh buồn mất sớm. Từ nhỏ ta đã phải ở riêng không biết gì nhiều sự sang trọng trong cung nội, chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai, biết lấy gì làm cỗ bây giờ. Ta băn khoăn, thao thức mãi không yên.
Một đêm ta nằm mộng thấy có một vị thần đến bảo:
– Trong trời đất không gì quý bằng hạt gạo, chỉ có gạo mới nuôi sống con người và ăn không bao giờ chán. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương.
Tỉnh dậy! Ta mừng quá, ngồi ngẫm nghĩ lời vị thần mách bảo. Càng nghĩ càng thấy đúng quá, chí lí quá. Ta chọn gạo nếp trắng tinh thơm lừng – lấy đậu xanh thịt lợn làm nhân – dùng lá dong gói lại thành hình vuông nấu nhừ một ngày một đêm – làm thành loại bánh – nhưng ta phân vân chưa biết đặt tên cho loại bánh đó là gì. Để đổi vị đổi kiểu cũng tên nguyên liệu đó ta giã nhuyễn nặn thành hình tròn – Và loại bánh này ta cũng chưa biết đặt tên là gì?
Đến ngày lễ Tiên Vương ta mang bánh tới hồi hộp chờ đợi, bởi vì các lang, lang nào cũng mang đến bao nhiêu sơn hào hải vị, nem công chả phượng, còn mâm cỗ của ta thì lại rất giản dị. Thế nhưng các bạn biết không, mâm cỗ của ta lại được vua cha ưng ý nhất. Và được vua chọn đem tế Trời, Đất, cùng Tiên Vương.
Ta được vua cha truyền ngôi với ý nguyện có sự kế thừa xứng đáng. Ghi nhớ lời dạy bảo của vị thần và tâm nguyện của vua cha, ta đã chăm lo phát triển nghề trồng trọt và chăn nuôi dưới triều đại của mình, để cho muôn dân được no ấm.
Tham khảo thêm 🌼 Kể Lại Câu Chuyện Cây Khế 🌼 ngắn gọn
Bài Văn Kể Lại Truyền Thuyết Bánh Chưng Bánh Giầy – Mẫu 8
Với bài văn kể lại truyền thuyết bánh chưng bánh giầy sau đây sẽ giúp các em có thêm nhiều tài liệu ôn tập.
Câu chuyện bắt nguồn từ triều đại Hồng Bàng, khi Hùng Vương thứ 6 muốn tìm người nối ngôi trị vì. Vua đã tổ chức một cuộc thi cho 21 người con trai, bất kỳ ai có thể nấu món ăn ưng ý vua nhất sẽ được chọn kế vị. Trong khi tất cả các hoàng từ đều đi tìm những của ngon vật lạ đắt đỏ, thì người con trai thứ 18, Lang Liêu, không đủ tiền để mua bất cứ thứ gì như vậy.
Một đêm, anh nằm mơ thấy một vị thần đến nói với anh rằng: “Không có gì lớn hơn trời và đất. Gạo là thứ quý giá nhất trên đời. Giờ con hãy dùng gạo nếp để làm bánh chưng, một loại bánh hình vuông có màu xanh lá, tượng trưng cho đất (ngày xưa, người ta nghĩ rằng đất hình vuông).
Nó sẽ có nhân làm bằng đậu xanh và thịt tượng trưng cho thực vật và động vật trên mặt đất. Con cũng hãy dùng lá xanh để gói bên ngoài, tượng trưng cho sự chăm sóc của cha mẹ với con cái. Sau đó hãy dùng cơm nếp làm vỏ bánh dày, một loại bánh trắng, hình tròn tượng trưng cho trời”.
Khi tỉnh dậy, Lang Liêu rất vui mừng và chuẩn bị hai loại bánh mà vị thần đã miêu tả. Khi Lang Liêu đem bánh dâng cha, Vua rất ấn tượng bởi hương vị và ý nghĩa của những chiếc bánh của anh. Ngài tuyên bố Lang Liêu sẽ là vị vua mới, và kể từ đó, bánh chưng (bánh hình vuông làm từ gạo) trở thành một món ăn truyền thống và không thể thiếu trong ngày tết của người Việt Nam.
Kể Lại Truyền Thuyết Bánh Chưng Bánh Dày Ấn Tượng – Mẫu 9
Tham khảo thêm mẫu văn kể lại truyền thuyết bánh chưng bánh dày ấn tượng sau đây để có thể nắm được nội dung tác phẩm nhé!
Vua Hùng Vương thứ sáu, lúc về già, muốn truyền ngôi cho con. Vua có đến mười hai người con trai, nhưng ngôi báu chỉ có thể truyền lại cho một người. Nên vua bèn nghĩ cách chọn ra một người thật xứng đáng. Người nối ngôi vua phải nối được chí vua, không nhất thiết phải là con trưởng.
Nhân dịp đầu xuân, vua gọi các hoàng tử lại rồi bảo:
– Ai trong số các con tìm đước thức ăn ngon lành, có ý nghĩa bày cỗ dâng lên Trời Đất, tổ tiên, ta sẽ truyền ngôi cho.
Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ, với hy vọng được truyền ngôi báu. Duy chỉ có Lang Liêu, người con thứ mười tám của nhà vua, lại tỏ ra rất băn khoăn. Tuy là người chăm chỉ, hiếu thảo nhưng mẹ chàng mất sớm nên thiếu người chỉ vẽ. Chàng chưa biết làm món gì để tham dự cuộc thi.
Một đêm, Lang Liêu nằm mộng thấy thần đến bảo:
– Này con, trong Trời Đất không có gì quý bằng hạt gạo. Gạo là thức ăn nuôi sống con người, ăn mãi mà không chán. Vậy con hãy lấy thứ gạo nếp để làm ra bánh hình tròn và hình vuông, lấy lá xanh bọc bên ngoài, đặt nhân trong ruột bánh.
Lúc tỉnh dậy, Lang Liêu mừng rỡ. Chàng liền chọn thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, hạt nào hạt nấy tròn mẩy, đem vo thật sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong trong vùng gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ. Để đổi vị, đổi kiểu, cũng thứ gạo nếp ấy, chàng đồ lên, giã nhuyễn, nặn hình tròn.
Ngày lễ Tiên Vương đã đến, các hoàng tử mang biết bao là sơn hào hải vị đến. Vua Hùng xem qua một lượt, rồi dừng lại trước chồng bánh của Lang Liêu, rất vừa ý, liền gọi chàng lên hỏi. Lang Liêu đem giấc mộng gặp thần kể lại, rồi lí giải về nguyên liệu, cách làm và ý nghĩa từng loại bánh. Nhà vua ngẫm nghĩ rồi chọn hai thứ bánh đem lễ Trời Đất, cùng Tiên vương.
Lễ xong, vua cho đem bánh xuống thưởng thức với quần thần. Ai cũng đều khen ngon.
Nhà vua nói:
– Bánh hình tròn tượng trưng cho Trời, ta đặt tên là bánh giầy. Còn bánh hình vuông là tượng Đất, các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài, ta đặt tên là bánh chưng. Lá bọc ngoài mĩ vị, ngụ ý cho sự đùm bọc. Lang Liêu dâng lễ vật rất hợp với ý ta. Nên ta sẽ truyền ngôi cho Lang Liêu.
Kể từ đó, nước ta chăm nghề trồng trọt. Hằng năm, cứ vào dịp Tết, nhà nào cũng làm bánh chưng, bánh giầy để dâng cúng trời đất.
Đọc thêm mẫu 💧 Kể Lại Câu Chuyện Sự Tích Dưa Hấu 💧 ngắn
Kể Lại Chuyện Bánh Chưng Bánh Dày Chi Tiết – Mẫu 10
Mời bạn đọc xem nhiều hơn mẫu văn kể lại chuyện bánh chưng bánh dày chi tiết dưới đây.
Hùng Vương thứ sáu muốn truyền ngôi cho con nhưng ông có hai mươi người con trai, không biết chọn ai cho xứng đáng. Vua bèn gọi các con lại và nói:
– Mảnh đất Lạc Việt của chúng ta từ buổi đầu dựng nước đã truyền được sáu đời. Nhiều lần giặc Ân đã xâm lấn bờ cõi của chúng ta. Nhờ phúc ấm của Tiên vương, nhân dân ta đã đánh đuổi được giặc ngoại xâm, thiên hạ hưởng hạnh phúc, bình yên. Nay ta đã già rồi, không thể sống mãi trên đời. Người ta truyền ngôi phải là người nối chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay, nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa lòng ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên vương chứng giám.
Các lang ai cũng muốn được vua cha truyền ngôi cho nên đều cố công trèo đèo lội suối, lên rừng xuống bể để tìm của ngon vật lạ. Trong các lang, Lang Liêu là người thiệt thòi nhất. Trước đây, mẹ chàng bị cha ghẻ lạnh nên ốm rồi qua đời. Từ khi sinh ra ở riêng, chàng chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai. Nhìn lại căn nhà đơn sơ, chỉ có khoai và sắn. Lang liêu lấy làm buồn lắm. Một đêm, chàng nằm ngủ mơ thấy thần nói chuyện với mình:
– Lang Liêu, trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. Các thứ khác tuy ngon nhưng quý, hiếm mà người ta không làm ra được. Còn gạo trồng nhiều thì ăn được nhiều, gạo bình dị nhưng rất quý giá. Con hãy sử dụng mà làm bánh lễ Tiên vương.
Chàng tỉnh dậy mới biết được đó là giấc mơ. Chàng lấy làm mừng lắm. Lang Liêu bắt tay ngay vào làm bánh theo lời thần chỉ bảo. Chàng chọn những hạt gạo nếp thơm ngon nhất, trắng tinh, hạt nào hạt nấy mẩy và tròn để làm bánh. Lang Liêu vo gạo với nước sạch, dùng đậu xanh, thịt mỡ làm nhân.
Chàng ra vườn lấy lá dong để gói bánh. Để mâm cỗ đa dạng, phong phú hơn, cùng một thứ gạo ấy chàng giã nhuyễn, đồ lên rồi nặn thành hình tròn.
Hôm đó, đến ngày lễ Tiên vương, trước sân cung đình, mọi người háo hức chờ đợi. Các làng lần lượt mang các món ăn vào yết kiến nhà vua. Vua cha xem qua một lượt rồi bỗng dừng lại trước chồng bánh của Lang Liêu và rất ngạc nhiên. Ông cho gọi Lang Liêu lên và chàng đã kể việc được thần báo mộng. Vua cha nói:
– Bánh này hình vuông, tượng trưng cho đất, ta đặt tên là bánh chưng. Thịt mỡ, đậu xanh làm nhân tượng trưng cho cầm thú. Lá dong bao bọc bên ngoài thể hiện sự đoàn kết của nhân dân. Bánh còn lại hình tròn, tượng trưng cho Trời, ta đặt là bánh giầy. Hai thứ bánh này vừa giản dị vừa giàu ý nghĩa. Lang Liêu đã dâng lễ vật vừa ý ta, sẽ được ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên vương chứng giám.
Nói xong, vua Hùng đặt bánh lên lễ Tiên vương. Lễ xong, các vua cùng quần thần quây quần xung quanh để thưởng thức. Ai cũng tấm tắc khen ngon. Lang Liêu được truyền ngôi và trở thành ông vua hiền minh.
Từ đó, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi. Và cũng từ đấy, thiếu bánh chưng, bánh giầy là thiếu hẳn hương vị ngày Tết. Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy đã ca ngợi các vua Hùng có công dựng nước và giải thích cho chúng ta về phong tục làm bánh chưng, bánh giầy.
Xem thêm mẫu 🌷 Kể Lại Truyện Em Bé Thông Minh 🌷 ngắn gọn
Kể Lại Một Truyền Thuyết Bánh Chưng Bánh Dày Chọn Lọc – Mẫu 11
Tìm đọc thêm bài văn kể lại một truyền thuyết bánh chưng bánh dày chọn lọc hay nhất từ SCR.VN dưới đây.
Hùng Vương thứ sáu muốn truyền ngôi cho một trong số những người con trai nên đã đưa ra điều kiện:
– Không nhất định phải là con trưởng, chỉ cần làm vừa ý vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi cho.
Các hoàng tử cho người đi đến khắp nơi tìm kiếm những của ngon vật lạ để đem về dâng lên vua cha.
Lang Liêu là con vua, nhưng lại sống giản dị quen với việc chăm lo đồng áng, trồng lúa trồng khoai. Mẹ của Lang Liêu trước kia bị vua cha ghẻ lạnh, sau đó mất đi để lại một mình chàng. So với các anh em, chỉ có Lang Liêu là thiệt thòi nhất. Chàng không biết lấy gì để dâng lên Tiên vương.
Một đêm nọ, Lang Liêu nằm mơ và được thần mách bảo rằng:
– Trong trời đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Hãy lấy gạo mà làm bánh lễ Tiên vương.
Khi tỉnh dậy biết mình được thần báo mộng. Chàng lấy gạo nếp vo sạch, lấy đậu xanh thịt lợn làm nhân, gói bằng lá dong thành hình vuông, đem luộc một ngày một đêm. Và cũng thứ gạo nếp ấy, chàng đồ lên, đem giã nhuyễn rồi nặn thành hình tròn. Bánh hình vuông tượng trưng cho Trời đặt tên là bánh chưng, còn bánh hình tròn tượng trưng cho Đất đặt tên là bánh giầy.
Đến ngày hẹn, các hoàng tử dâng lên biết bao của ngon vật lạ. Đến lượt Lang Liêu, chàng đem hai loại bánh dâng lên cúng Tiên vương. Vua Hùng rất hài lòng và quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu. Kể từ đó, hằng năm, cứ mỗi khi Tết đến, bánh chưng bánh giầy là món ăn không thể thiếu.
Kể Lại Câu Chuyện Bánh Chưng Bánh Giầy Ngắn Gọn – Mẫu 12
Dưới đây là bài văn mẫu kể lại câu chuyện bánh chưng bánh giầy ngắn gọn, súc tích nhất.
Từ thời rất xưa, vào đời Hùng Vương thứ sáu, sau khi đuổi được giặc Ân ra bờ cõi nước ta, vua Hùng có ý định truyền ngai vàng cho một hoàng tử xứng đáng nhất. Vào dịp đầu năm mới, khi mọi thứ đang tưng bừng sức sống, tràn ngập sắc xuân, vua gọi các hoàng tử đến và bảo rằng:
– Trong các con, ai tìm được thức ăn ngon để bày ra một mâm cỗ Tết thật ý nghĩa và ấm cúng thì ta sẽ truyền lại ngôi vua cho người đó.
Và cuộc thi đã thật sự bắt đầu, các lang ai cũng đều đua nhau tìm kiếm khắp nơi những thức ăn ngon nhất, lạ nhất để dâng lên vua Hùng với mong muốn rằng, món của mình sẽ là món ăn ngon nhất, lạ và ý nghĩa nhất. Lang Liêu là con thứ mười tám của nhà vua. Từ nhỏ đến lớn chỉ quen việc đồng áng nên cảm thấy vô cùng lo lắng.
Một hôm, Lang Liêu đang nằm ngủ thì thấy một vị thần xuất hiện và bảo rằng:
– Này con, trong trời đất này thì không có gì quý bằng gạo cả, gạo chính là thức ăn để nuôi sống con người. Con hãy lấy gạo nếp thật ngon, làm thành những chiếc bánh hình tròn và hình vuông. Hình tròn tượng trưng cho trời còn hình vuông để tượng trưng cho đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, làm nhân đặt trong ruột bánh để tượng trưng cho sự sinh thành của cha mẹ.
Lang Liêu tỉnh dậy, không tin vào giấc mơ hạnh phúc. Chàng mừng rỡ, vì đã được thần linh giúp đỡ mình. Lang liêu làm theo lời vị thần dặn, chọn gạo nếp thật ngon để làm bánh vuông, đó là bánh chưng. Cũng thứ gạo đó nhưng giã nhuyễn, nặn lại thành hình tròn đó là bánh giầy. Lá xanh bọc ngoài, che chở cho bánh, tượng trưng cho sự che chở của cha mẹ.
Ngày hẹn đã đến, các lang đều mang những sơn hào hải vị tìm khắp cả nước để dâng lên vua. Đến lượt Lang Liêu, chỉ có hai loại bánh là bánh chưng và bánh giầy được làm từ gạo nếp, nó không phải là sơn hào hải vị gì cả. Vua Hùng rất ngạc nhiên, Lang Liêu kể về giấc mơ và giải thích ý nghĩa cho vua cha nghe. Vua thấy rất ngon và có ý nghĩa nên nhường lại ngai vàng cho Lang Liêu.
Và kể từ đó món bánh chưng bánh giầy ra đời, cứ dịp Tết đến xuân về thì không bao giờ thiếu hai loại bánh này.
Đón đọc mẫu văn 🌈 Kể Lại Truyện Cổ Tích Sọ Dừa 🌈 hay nhất
Kể Lại Câu Chuyện Bánh Chưng Bánh Giầy Bằng Lời Văn Của Em – Mẫu 13
Kể lại câu chuyện bánh chưng bánh giầy bằng lời văn của em – hãy cùng đón đọc ngay bài văn mẫu sau đây nhé!
Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, khi quây quần bên mâm cỗ, nhìn thấy hai thứ bánh chưng và bánh giầy, em lại nhớ đến câu chuyện Bánh chưng, bánh giầy.
Lang Liêu là người con thứ mười tám của vua Hùng Vương. Tuy là hoàng tử nhưng chàng lại sống cuộc sống gần gũi với những người nông dân, chàng vốn thiệt thòi hơn so với các anh em của mình. Nhưng không lấy điều đó làm buồn, chàng yêu lao động và yêu những con người nông dân hiền lành, chất phác. Chàng suốt ngày ở ngoài đồng ruộng, vui vẻ với công việc đồng áng.
Trong nhà chàng chẳng có gì, chỉ có lúa gạo và ngô khoai làm bạn. Sắp đến ngày lễ Tiên vương, vua cha cho gọi tất cả các con trai đến và phán: “Ta tuổi đã cao, muốn truyền ngôi cho người nào có thể nối được chí ta. Nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho”.
Nghe xong yêu cầu của vua cha, các lang ai cũng mừng vì chắc mẩm phần thắng nhất định sẽ thuộc về mình. Bởi thế, các lang đều cho người đi tìm những của ngon vật lạ, sản vật quý hiếm ở khắp mọi nơi trên thế gian này. Đối với Lang Liêu, chàng cũng có ước muốn được nối ngôi vua. Nhưng không phải vì chức tước mà chàng chỉ muốn đem lại cuộc sống ấm no, đầy đủ cho những người nông dân chân lấm, tay bùn.
Sống cùng với những người dân nghèo nên Lang Liêu hiểu được nỗi khổ của họ. Về đến nhà, chàng suy nghĩ mãi xem sẽ dâng lễ vật gì cho ngày lễ Tiên vương. Chàng không có điều kiện như các anh mình, chàng chỉ có những thứ dân dã mà có lẽ vua chưa từng ăn. Bởi trong cung, người đã quen với các loại sơn hào hải vị.
Chàng suy nghĩ, lo lắng không biết dâng lễ vật gì để tỏ tấm lòng mình. Một đêm, chàng gặp một vị thần râu tóc bạc phơ, cưỡi mây đến và nói với chàng: “Trong trời đất không gì quý bằng hạt gạo. Chỉ có gạo mới nuôi sống con người và ăn không bao giờ chán. Các thứ khác tuy ngon, hiếm nhưng con người không làm ra được, chỉ có lúa gạo thì ta trồng được”.
Tỉnh dậy, lời thần cứ văng vẳng bên tai, Lang Liêu suy nghĩ cách làm bánh từ những sản vật dân dã hàng ngày. Chàng chọn thứ gạo nếp thật ngon, đem vo sạch, lấy đậu xanh và đồ thịt làm nhân, lấy lá dong bọc ra ngoài cùng, đem nấu thật nhừ. Cũng thứ gạo ấy, chàng đồ lên, giã nhuyễn, nặn thành hình tròn.
Đến ngày lễ Tiên vương, trước bao nhiêu mâm lễ vật chất đầy những sơn hào hải vị, của ngon vật lạ được các lang cho người đi tìm kiếm khắp nơi mang về, mâm lễ vật của Lang Liêu trông thật đơn giản, chỉ có hai thứ bánh. Một thứ bánh màu xanh, hình vuông vắn, và một thứ bánh hình tròn, màu trắng.
Nhưng mâm lễ của Lang Liêu khiến cho ai nấy cũng tò mò bởi họ chưa nhìn thấy hai thứ bánh ấy bao giờ. Các anh của Lang Liêu cũng thấy lạ, bao của ngon vật lạ họ đã từng ăn duy chỉ có hai thứ bánh kỳ lạ ấy là chưa từng được nếm thử.
Vua đi một lượt, nhìn các mâm lễ và dừng lại ở mâm của Lang Liêu. Vừa nhìn, nhà vua đã ưng ý ngay. Vua cảm thấy sự gần gũi và thân quen của hương vị quê hương. Vua liền chọn mâm lễ của Lang Liêu dâng lên cúng Tiên vương. Khi lễ xong, vua đem bánh chia cho mọi người, ai ăn cũng thấy lạ miệng và rất ngon. Mọi người đều tấm tắc khen.
Vua vui mừng đặt tên bánh hình vuông là bánh chưng còn bánh hình tròn là bánh giầy. Bánh chưng là tượng trưng cho Đất, bánh giầy là tượng trưng cho Trời. Hai thứ bánh ấy, một tượng Đất, một tượng Trời, thể hiện sự giao hoà giữa Trời, Đất.
Trước tất cả mọi người, vua khen Lang Liêu là người đã biết sử dụng những nguyên liệu dân dã, làm ra hai thứ bánh ngon. Hai thứ bánh này nhắc ta luôn nhớ đến sự vất vả, khó nhọc của người dân khi làm ra lúa gạo. Phải luôn biết quý lúa gạo. Lang Liêu xứng đáng là người nối ngôi ta, vua vừa truyền xong, tất cả quần thân và dân chúng đều hò reo và hô vang tên chàng.
Lang Liêu, người con trai thứ mười tám của vua Hùng lên ngôi, xây dựng đất nước ngày càng ấm no, hạnh phúc. Vua chăm lo đến đời sống của người dân, gần gũi với người nông dân. Từ đó, cứ vào dịp Tết, trên bàn thờ nhà nào cũng không thể thiếu hai thứ bánh này. Nó trở thành hương vị không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam.
Gợi ý cho bạn 🌹 Kể Lại Câu Chuyện Sự Tích Hồ Ba Bể 🌹 chi tiết
Kể Lại Câu Chuyện Bánh Chưng Bánh Giầy Bằng Lời Kể Của Em Đặc Sắc – Mẫu 14
Chia sẻ đến bạn đọc mẫu kể lại câu chuyện bánh chưng bánh giầy bằng lời kể của em đặc sắc sau đây.
Truyện cổ tích bánh chưng bánh giầy kể về câu chuyện vua Hùng vương thứ sáu sau khi đánh dẹp bọn giặc xâm lược, bèn gọi các con đến họp đông đủ và truyền rằng nếu ai tìm được thức ngon vật lạ để đặt lên bàn thờ tổ tiên thì sẽ truyền ngôi cho.
Các con của vua Hùng ai cũng háo hức lên rừng xuống biển tìm thức ngon vật lạ chỉ mong được dâng lên bàn thờ tổ tiên và được vua hùng truyền ngôi cho. Lang liêu là hoàng tử thứ 18, mẹ mất sớm nên rất lo lắng chưa biết phải làm như thế nào, chọn gì để dâng lên vua cha.
Một hôm, đang nằm ngủ thì được một vị thần mách nước, bảo cho làm một loại bánh sau này được gọi là bánh chưng bánh giầy. Lang liêu bắt tay vào làm, đi tìm gạo nếp, lá gói ngoài tượng trưng cho sự che chở của cha mẹ và gói thành bánh vuông. Xôi sau khi được giã nhuyễn được làm thành một chiếc bánh hình tròn. Hai chiếc bánh này một vuông một tròn tượng trưng cho trời đất.
Sau khi các anh của chàng dâng lên vua cha bao nhiêu của ngon vật lạ, tới lượt Lang Liêu, chàng dâng lên vua cha. Thấy lạ, vua cha hỏi lại và chàng kể lại sự tình, sau đó vì thấy bánh vừa ngon vừa ý nghĩa bèn truyền lại ngôi cho Lang Liêu. Sự tích bánh chưng bánh giầy ra đời từ đây.
Tham khảo văn mẫu 🍀 Kể Lại Truyện Thánh Gióng Bằng Lời Văn Của Em 🍀 ngắn
Kể Lại Truyền Thuyết Bánh Chưng Bánh Giầy Bằng Lời Của Lang Liêu – Mẫu 15
Cuối cùng là bài văn mẫu kể lại truyền thuyết bánh chưng bánh giầy bằng lời của Lang Liêu hấp dẫn nhất.
Ta tên là Liêu. Là con trai nhà vua nhưng ta không giống các anh em khác, quanh năm thức khuya dậy sớm trồng ngô khoai, cấy lúa. Trong nhà ta chỉ ngô lúa là nhiều.
Một hôm, vua cha gọi chúng ta lại, phán rằng:
– Cha biết mình gần đất xa trời. Cha muốn truyền ngôi cho một người trong số các con. Các con hãy làm cỗ để cúng lễ tổ tiên. Ai làm được món ăn quý vừa ý ta thì sẽ được chọn.
Nghe vua cha phán truyền như thế, các hoàng tử anh em của ta thi nhau cho người đi khắp nơi tìm kiếm thức ăn quý, nào là sơn hào hải vị, nem công, chả phượng để mong được làm vua. Ta không có điều kiện làm việc ấy mà cũng không muốn thế vì ta nghĩ món ăn đáng cúng Tiên vương phải do tay mình làm ra.
Ta băn khoăn, lo lắng bao ngày. Ta nhiều lúa gạo, đậu đỗ, ngô khoai, nhưng những thức đó thì tầm thường quá, biết làm thế nào? Một đêm, ta mơ thấy thần tiên mách bảo: “Hãy lấy gạo làm bánh mà tế lễ”. Càng ngẫm ta thấy lời thần thật đúng, các thứ của ngon vật lạ kia ăn mãi rồi cũng chán, còn lúa gạo thì dùng được mãi.
Ta bèn chọn lấy thứ gạo nếp trắng ngon nhất, ngâm kĩ, làm bánh hình vuông gói trong lá dong. Nhân bánh bằng thịt lợn, đậu xanh. Ta lại làm thêm một thứ bánh hình tròn bằng cách giã mịn cơm nếp đã đồ thật dẻo. Những thứ bánh ấy thật thơm ngon, ta sung sướng dâng cúng Tiên vương.
Đến ngày lễ, giữa khói nhang thơm lừng, trên bàn thờ của các đấng Tiên vương là biết bao thứ sơn hào hải vị, những nam công chả phụng. Toàn là những món quý hiếm mà chỉ có vua chúa mới được thưởng thức.
Vua cha nếm tất cả các món với thái độ bình tĩnh, nhưng đến cái mâm gỗ sơn son của ta thì người cầm từng chiếc bánh lên và suy nghĩ rất lâu. Rồi người tươi tỉnh mặt mày gọi các quần thần lại chia mỗi người mỗi miếng. Ai cũng tấm tắc khen ngon. Vua cha của ta nói:
Lang Liêu quả là người con có hiếu. Nó làm cái bánh tròn này là tượng trưng cho Trời, cái bánh vuông là tượng trưng cho Đất. Các thứ thịt mỡ, đậu, lá dong và nếp gạo đều là sản phẩm của Trời Đất. Lá dong bọc ngoài còn muốn nói đến sự đùm bọc, chắc nó nghĩ đến cái bọc trứng kì diệu mà ông bà tổ Tiên Rồng của chúng ta đã đẻ ra…
Lang Liêu thật xứng đáng cho ta chọn để đẹp lòng các vị Tiên vương. À, ta cũng đặt tên hai loại bánh này là bánh chưng và bánh giầy đó!
Vua cha trang trọng tuyên bố ta được giải nhất và được truyền ngôi. Ta vô cùng sung sướng và cảm động. Từ đó, ta luôn chăm lo cho việc trồng cấy, chăn nuôi của nhân dân để nhà nhà đều được no ấm.
SCR.VN giới thiệu thêm 💕 Kể Lại Chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh 💕 chi tiết