Kể Chuyện Bác Hồ Với Thiếu Nhi ❤️️ 29+ Mẫu Câu Chuyện Ngắn Hay ✅ Tuyển Tập Những Mẫu Chuyện Kể Đặc Sắc Nhất Dưới Đây.
Cách Kể Chuyện Bác Hồ Với Thiếu Nhi
Để kể chuyện Bác Hồ với thiếu nhi một cách ngắn gọn và dễ hiểu, bạn đọc cần lưu ý điều sau:
- Lựa chọn cách kể chuyện phù hợp với độ tuổi và sở thích của các em thiếu nhi.
- Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu và phù hợp với độ tuổi
- Tập trung vào ý nghĩa của câu chuyện và cố gắng truyền tải cho các em thiếu nhi những giá trị đạo đức và phẩm chất mà Bác Hồ đã truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ.
- Kết thúc câu chuyện bằng một câu nói hay, ý nghĩa để lại ấn tượng tốt trong lòng các em thiếu nhi.
Mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Kể Về Anh Hùng Dân Tộc Hồ Chí Minh 🌹 hay nhất
Dàn Ý Kể Chuyện Bác Hồ Với Thiếu Nhi
Tham khảo mẫu dàn ý kể chuyện Bác Hồ với thiếu nhi được chia sẻ sau đây.
I. Mở bài: Giới thiệu về Bác Hồ và tầm ảnh hưởng của ông đối với các em thiếu nhi.
II. Thân bài:
- Diễn biến và các chi tiết của câu chuyện
- Bác Hồ và những lời khuyên, chỉ dẫn hữu ích cho các em thiếu nhi.
- Tầm quan trọng của Bác Hồ đối với sự phát triển của giáo dục thiếu nhi tại Việt Nam.
III. Kết bài: Bác Hồ và tình yêu thương với thiếu nhi đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của đất nước Việt Nam.
SCR.VN gợi ý 💧 Kể Chuyện Bác Hồ 💧 ngắn gọn
Những Câu Chuyện Kể Về Bác Hồ Với Thiếu Nhi – Mẫu 1
Chia sẻ đến bạn những câu chuyện kể về Bác Hồ với thiếu nhi được SCR.VN tổng hợp sau đây.
Bài Học Về Chữ Tín Giữ Lời Hứa
Trong thời gian về thăm Pác Bó, Bác Hồ cư xử rất chan hòa với tất cả mọi người. Một hôm, sau một thời gian nghe tin Bác đi công tác xa, một em thiếu nhi đã từng khoác tay Bác chạy đến nắm lấy tay Bác và nói:
– Bác ơi, sau khi Bác đi công tác về, bác nhớ mua cho cháy một chiếc vòng tay nhé!
Bác âu yếm nhìn cháu nhỏ, xoa đầu cháu và nói nhỏ:
– Ở nhà nhớ ngoan, khi nào về Bác sẽ mua cho cháu nhé.
Nói một lúc rồi Bác vẫy tay chào mọi người ra về.
Hơn hai năm sau, một thời gian sau Bác trở về, mọi người vui mừng đón Bác, ai cũng vui vẻ hỏi thăm sức khỏe Bác, không ai nhớ chuyện cũ. Bỗng Bác mở túi lấy ra một chiếc vòng tay của thế hệ mới và tặng cho cô bé năm xưa khiến cô gái và mọi người đều xúc động rơi nước mắt. Bác bảo:
– Cháu nó đòi mua tức là nó thích lắm. Khi trưởng thành, hứa là làm được, đó là “tín”. Một khi đã hứa thì nên thực hiện nó với tất cả mọi người.
Tình Yêu Của Bác Dành Cho Thiếu Nhi
Một lần vào đầu mùa Xuân 1963, sau khi thăm cơ sở xong, lên đường về Hà Nội, thấy ngọn đồi có cây cối sum suê, Bác cho nghỉ lại. Lúc này giữa trưa vắng vẻ, mấy Bác cháu giở cơm nắm ra vừa ăn vừa ngắm cảnh.
Vừa ăn xong, ngồi nghỉ được một lát thì nghe có tiếng lội bì bõm và tiếng người nói rì rầm. Mấy đồng chí đi theo Bác chạy ra thì thấy hàng chục thiếu nhi trai có, gái có, cháu cầm cào cỏ cháu xách rổ hái rau, đang hướng về chỗ gốc cây to nơi Bác ngồi nghỉ. Đồng chí bảo vệ báo cáo tình hình với Bác, Bác cười:
– Các chú đi mời các cháu lại đây chơi với Bác, nhưng nhớ đừng làm các cháu sợ. Các cháu sung sướng chạy ùa đến và quây thành vòng tròn quanh Bác, cháu nào cũng hớn hở vui mừng.
Bác trìu mến nhìn khắp lượt và hỏi vui:
– Các cháu làm gì mà đông thế? Một bé trai dáng lém lỉnh lễ phép đáp:
– Thưa Bác, một bạn thấy Bác xuống xe liền bảo chúng cháu ra xem Bác ạ!
Bác cười rất vui vẻ:
-Muốn xem à? Bác ngồi đây, cháu nào muốn xem thì xem cho kỹ.
Cả Bác, cháu và các chú cùng đi, cười vui vẻ. Bác hỏi tiếp:
– Các cháu đều đi học cả chứ? Ở đây có cháu nào không được đi học không?
– Dạ, chúng cháu đều đi học cả ạ.Bác cười hiền hậu:
– Thế là tốt. Thế các cháu học có giỏi không? Có ngoan không nào?
Nhiều cháu phấn khởi trả lời Bác.
– Chúng cháu giỏi ạ, có ngoan ạ!
Bác gật đầu hài lòng và bảo các cháu hát. Các cháu đưa mắt nhìn nhau và cùng hát vang bài “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng”.Thế là giữa thiên nhiên trời đất bao la, một dàn đồng ca gồm các nghệ sĩ tý hon biểu diễn say sưa dưới bàn tay bắt nhịp của Bác Hồ kính yêu.
Hát xong, Bác trìu mến nhìn các cháu và cất giọng hiền từ:
– Bác cảm ơn các cháu đến thăm Bác, hát cho Bác nghe. Bác mong các cháu học chăm, học giỏi, vâng lời thầy cô và cha mẹ. Bây giờ Bác phải đi tiếp, Bác cháu ta tạm chia tay nhau ở đây.
Tìm hiểu 🌷 Tên Thật Của Bác Hồ 🌷 chi tiết nhất
Kể Chuyện Bác Hồ Với Thiếu Nhi Ngắn Nhất – Mẫu 2
Cùng đón đọc ngay mẫu văn kể chuyện Bác Hồ với thiếu nhi ngắn nhất sau đây nhé!
Vào một chuyến sang Pháp đàm phán với chính phủ Pháp về những vấn đề liên quan đến vận mệnh của đất nước năm 1946, Bác đã được thị trưởng thành phố Paris mở tiệc tiếp đãi rất long trọng. Khi ra về, Bác lấy trên bàn một quả táo bỏ vào túi khiến mọi người rất ngạc nhiên về hành động đó
Vừa ra đến cửa, Bác thấy có nhiều bà con Việt Kiều và người Pháp đến đón mừng Bác. Bác thấy một người mẹ bế cháu bé trên tay, Bác tiến lại gần bế cháu bé và cho bé quả táo mà bác đã lấy trong bữa tiệc. Mọi người đều cảm động trước tình cảm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi.
Kể Chuyện Bác Hồ Với Thiếu Nhi Chi Tiết – Mẫu 3
Xem nhiều hơn mẫu văn kể chuyện Bác Hồ với thiếu nhi chi tiết nhất, hãy cùng tham khảo ngay nhé!
Cũng chính tại ngôi nhà của Bác ở Phủ Chủ tịch có một sự kiện đáng ghi nhớ, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Bác Hồ với thiếu nhi. Từ ngày 22/6 đến ngày 11/7/1961, Bác đã dành chỗ đó cho các cháu làm phòng triển lãm “Thiếu nhi với 5 điều Bác Hồ dạy”.
Trong 20 ngày, có gần 10 vạn thiếu nhi đến xem triển lãm và vui chơi trong dịp hè. Bác Hồ, Bác Tôn đã đến nói chuyện và dự liên hoan với 2.000 thiếu nhi trong buổi bế mạc ngày 11/7/1961.
Đồng chí phục vụ Bác cảm thấy như vẫn còn sôi động khi vào dịp hè năm 1961 các cháu thiếu nhi tổ chức triển lãm “Làm theo 5 điều Bác Hồ dạy” trong nhà khách Phủ Chủ tịch.
Trung tâm triển lãm chính là phòng khách long trọng của ngôi nhà. Nhiều em lần đầu tiên được đến nơi này thích lắm, chỗ nào cũng sờ, sung sướng lăn cả ra nhà, ra bãi cỏ.
Những tiếng hát, tiếng cười nói vang vang, đúng là ngày hội. Có đồng chí sợ tiếng loa làm ảnh hưởng sang các cơ quan xung quanh nên xin Bác bỏ bớt loa đi, nhưng Bác bảo:
– Triển lãm của các cháu phải để loa mới vui.
Bác còn nhắc phải có nhiều kem, si-rô, nước và bánh kẹo để phục vụ các cháu.
Thỉnh thoảng những khi nghỉ, Bác cũng ra xem các cháu vui chơi. Có hôm Bác đi dạo ở phía dưới, thấy một phòng có kê các ghế băng. Bác hỏi các đồng chí ghế đó để làm gì. Đồng chí phục vụ thưa:
– Thưa Bác để dành cho các cháu bị mệt ạ.
Thấy vậy, Bác bảo:
– Sao dành cho các cháu mà lại không có giường?
Ngày hôm sau, các đồng chí phục vụ triển lãm đã liên hệ với Bộ Y tế, và các ghế băng được xếp lại nhường chỗ cho những chiếc giường xinh xắn.
Bác Hồ là như vậy. Khách của Bác, dù là những người nhỏ bé nhất cũng luôn được tôn trọng và quan tâm chu đáo.
Tham khảo tuyển tập 💚 Thơ Chúc Tết Của Bác Hồ 💚 hay nhất
Kể Chuyện Bác Hồ Với Thiếu Nhi Đơn Giản – Mẫu 4
Xem nhiều hơn mẫu kể chuyện Bác Hồ với thiếu nhi đơn giản nhất sau đây.
Đầu năm 1967, Bác Hồ về thăm tỉnh Thái Bình. Các em thiếu nhi xóm Dân Chủ hát vang bài “Giải phóng miền Nam” đón Bác. Bác hỏi:
– Các cháu có ngoan không?
– Thưa Bác có ạ! Các cháu cùng trả lời.
– Các cháu có vâng lời cha mẹ không?
– Thưa Bác có ạ!
– Các cháu ăn ở có sạch sẽ không?
– Thưa Bác có ạ!
– Chìa tay cho Bác xem nào?
Những bàn tay xinh xắn, chìa ra trước mặt cho Bác xem. Bác gật đầu hài lòng lắm vì thấy cuộc sống của các cháu nhỏ ở nông thôn đã thay đổi dần với cuộc sống của dân làng.
Các em sạch và ngoan thật. Bác Hồ lấy kẹo chia cho các cháu rồi lại tiếp tục đi.
Kể Chuyện Bác Hồ Với Thiếu Nhi Ngắn Hay – Mẫu 5
Tiếp tục là bài văn kể chuyện Bác Hồ với thiếu nhi hay nhất, đừng bỏ lỡ nhé!
Một buổi sáng, Bác Hồ đi dạo trong vườn. Đến gần cây đa, Bác chợt nhìn thấy một chiếc rễ đa nhỏ và dài ngoằn ngoèo nằm trên mặt đất. Bác liền nói với chú cần vụ:
– Chú cuốn chiếc rễ này lại, rồi trồng cho nó mọc tiếp nhé!
Theo lời Bác, chú cần vụ xới đất, vùi chiếc rễ xuống đất. Thấy vậy, Bác ân cần bảo:
– Chú nên làm thế này.
Rồi Bác cuộn chiếc đa thành một vòng tròn, cùng chú cần vụ buộc nó tựa vào cái cọc, sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất. Chú cần vụ thắc mắc:
– Thưa Bác, làm như thế để làm gì ạ?
Bác mỉm cười:
– Rồi sau này chú sẽ biết!
Nhiều năm sau, chiếc rễ đã thành cây đa con có vòng lá tròn, cong cong như chiếc cổng chào. Vào thăm vườn Bác, các em thiếu nhi rất thích trò chơi chui qua chui lại vòng lá ấy.
Gợi ý bài văn 🌼 Tả Ảnh Bác Hồ 🌼 đặc sắc
Kể Chuyện Bác Hồ Với Thiếu Nhi Ấn Tượng – Mẫu 6
Mời bạn đọc tham khảo thêm mẫu văn kể chuyện Bác Hồ với thiếu nhi ấn tượng sau đây.
Trước khi thiết kế ngôi nhà sàn gỗ của Bác tại Phủ Chủ tịch (tầng trên có hai phòng, một phòng Bác dùng vào việc, một phòng nghỉ. Còn tầng dưới là nơi Bác họp và tiếp khách), Bác có ý kiến:
– Khách của Bác có nhiều, có lúc Bác phải tiếp đông các cháu, vì vậy chú thiết kế cho Bác một hàng ghế xi măng bao quanh.
Vâng lời Bác, các đồng chí đã thiết kế hàng ghế đó. Mỗi lần các cháu đến, các cháu đều quây quần bên Bác và được Bác chia bánh kẹo.
Một hôm Bác nói với đồng chí giúp việc:
– Chú xem, khách “tí hon” của Bác khá nhiều, để các cháu vui thì phải có cảnh cho các cháu xem, chú gắng kiếm một chiếc bể về để nuôi cá vàng làm cảnh cho các cháu.
Vâng lời Bác, đồng chí giúp việc đi tìm mua một bể nuôi cá đặt tại hành lang của tầng dưới ngôi nhà sàn và thả ba con cá vàng rất đẹp.
Hàng ngày, sau giờ làm việc, Bác thường cho cá vàng ăn. Người để dành những mẩu bánh mì làm thức ăn cho cá. Được Bác chăm sóc, ba con cá vàng ngày một lớn và phát triển.
Mùa đông trời lạnh, Bác nói:
– Cá cũng như người, mùa đông phải giữ nhiệt độ đủ ấm. Chú nên làm một chiếc nắp đậy bể cá để bảo đảm độ ấm cho cá.
Khách đến thăm nhà Bác, nhất là “khách tí hon” rất thích thú đứng ngắm bể cá vàng. Những con cá màu sắc thật sặc sỡ, tung tăng, lấp lánh, bơi lặn trong bể nước.
Kể Chuyện Bác Hồ Với Thiếu Nhi Sinh Động – Mẫu 7
Khám phá thêm mẫu văn kể chuyện Bác Hồ với thiếu nhi sinh động dưới đây nhé!
Nghe tin Bác Hồ đến thăm trường thiếu nhi ở miền Nam, các cô thầy cô phụ trách của trường tíu tít chuẩn bị và trang hoàng hội trường cùng lớp học để đón Bác.
Khi Bác đến, tất cả cùng nhau ùa ra đón Bác với cờ, hoa lộng lẫy được chuẩn bị sẵn.
Ngay sau đó Bác đề nghị, đến nhà bếp và phòng ngủ để Bác xem các cháu học sinh có được ăn uống no đủ, ngủ có đủ cấm và có được chăm sóc chu đáo không. Sau đó, Bác vui vẻ lấy ra một gói kẹo thật lớn để chia đều cho các cháu học sinh. Khi đang nhìn các cháu nhộn nhịp ăn kẹo, Bác chợt nhận thấy có 1 cháu học sinh đang đứng ở góc phòng bếp với nét mặt buồn xo. Bác lại gần và gọi hỏi:
– Cháu tên là gì? Tại sao lại đứng ở đây và không ăn kẹo?
– Cháu tên là Tộ ạ. Vì cháu đã phạm lỗi, tay bẩn không chịu rửa nên các cô phạt không cho cháu nhận kẹo của Bác ạ
Bác cười xoa đầu cháu nhỏ và bảo cháu đi rửa tay rồi dịu dàng chia kẹo cho Tộ, sau đó Bác nhẹ nhàng bảo Tộ:
– Từ nay, cháu Tộ phải giữ gìn đôi tay thật sạch nhé. Bàn tay sạch sẽ của con người rất đáng quý.
Chia sẻ thêm bài văn 🌿 Tả Về Bác Hồ 🌿 ấn tượng
Kể Chuyện Bác Hồ Với Thiếu Nhi Đặc Sắc – Mẫu 8
Gửi đến bạn bài văn kể chuyện Bác Hồ với thiếu nhi đặc sắc nhất, cùng đón đọc để có thêm nhiều tài liệu hay nhé!
Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng. Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu nhi Việt Nam”…
Đó là tiếng hát của các em học sinh thuộc hệ sơ trung của Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Nhạc viện Hà Nội) vang lên sôi nổi trong ngày 1 tháng 6 năm 1969 khi các em được vinh dự biểu diễn báo cáo thành tích học tập với Bác Hồ kính yêu lần cuối cùng trước khi Bác mất.
Hôm ấy, tuy sức khỏe Bác đã yếu nhưng Bác rất vui khi thấy các cháu biểu diễn đàn vĩ cầm, đàn dương cầm rất giỏi và các cháu còn biểu diễn rất hay, rất say sưa những loại đàn dân tộc cổ truyền như sáo, nhị, bầu.
Bác gọi các cháu là “những nghệ sĩ tí hon”, “những nghệ sĩ tương lai” rồi Bác hỏi:
– Các cháu phải học giỏi để sau này phục vụ nhân dân.
Bác ôm các cháu vào lòng, hỏi han từng người:
– Cháu chơi đàn gì?
– Bố mẹ cháu làm gì?
Khi các em giới thiệu với Bác cây đàn thập lục và tam thập lục, Bác cười và bảo:
Ta có tiếng ta, sao các cháu không gọi là đàn 16 dây và đàn 36 dây có hơn không?
Từ đó hai cây đàn này được mang một cái tên đơn giản bằng ngôn ngữ dân tộc mà Bác Hồ đã chỉ bảo và mỗi lần nhắc đến cái tên này các em đều nhớ tới Bác.
Sau mỗi tiết mục biểu diễn, Bác vỗ tay thật to và nói:
– Các cháu vỗ tay to lên để hoan nghênh bạn đánh đàn hay chứ!
Khi chia kẹo cho các cháu, Bác bảo:
– Cho cháu này thêm một cái vì bé nhất.
Và đánh đàn quây quần bên Bác có các cháu ở thành phố, nông thôn là con em cán bộ, công nhân, nông dân, các dân tộc miền núi ở cả hai miền Nam, Bắc.
Gửi tặng bạn chùm 🌈 Ca Dao Về Bác Hồ 🌈 nổi tiếng
Chuyện Kể Bác Hồ Với Thiếu Niên Nhi Đồng – Mẫu 9
Hãy cùng tham khảo thêm mẫu chuyện kể Bác Hồ với thiếu niên nhi đồng sau đây.
Hồi ở Pác Bó, Bác Hồ sống rất chan hòa với mọi người. Một hôm được tin Bác đi công tác xa, một trong những em bé thường ngày quấn quýt bên Bác chạy đến cầm tay Bác thưa:
– Bác ơi, Bác đi công tác về nhớ mua cho cháu một chiếc vòng bạc nhé!
Bác cúi xuống nhìn em bé âu yếm, xoa đầu em khẽ nói:
– Cháu ở nhà nhớ ngoan ngoãn, khi nào Bác về Bác sẽ mua tặng cháu.
Nói xong Bác vẫy chào mọi người ra đi. Hơn hai năm sau Bác quay trở về, mọi người mừng rỡ ra đón Bác. Ai cũng vui mừng xúm xít hỏi thăm sức khỏe Bác, không một ai còn nhớ đến chuyện năm xưa. Bỗng Bác mở túi lấy ra một chiếc vòng bạc mới tinh trao tận tay em bé – bây giờ đã là một cô bé. Cô bé và mọi người cảm động đến rơi nước mắt. Bác nói:
– Cháu nó nhờ mua tức là nó thích lắm, mình là người lớn đã hứa thì phải làm được, đó là “chữ tín”. Chúng ta cần phải giữ trọn niềm tin với mọi người.
Câu Chuyện Bác Hồ Với Thiếu Nhi – Mẫu 10
Sau đây là câu chuyện Bác Hồ với thiếu nhi được nhiều bạn đọc quan tâm và tìm kiếm.
Nghe tin Bác đến thăm trường thiếu nhi miền Nam, các cô chú phụ trách trường tíu tít chuẩn bị, trang hoàng hội trường đón Bác.
Khi Bác đến, tất cả mọi người ùa ra đón Bác và đưa Bác đến hội trường đã được chuẩn bị cờ, hoa lộng lẫy. Nhưng Bác đề nghị dẫn Bác đến nhà bếp và phòng ngủ xem các cháu có được ăn no, ngủ ấm và chăm sóc chu đáo không. Sau đó Bác lấy ra một gói kẹo lớn chia đều cho các cháu. Đang nhìn các cháu ăn kẹo, Bác chợt nhận ra có 1 cháu đang đứng ở góc phòng, nét mặt buồn xo. Bác gọi lại hỏi:
– Cháu tên là gì? Vì sao lại đứng ở đây?
– Cháu tên là Tộ. Vì cháu phạm lỗi, tay bẩn không rửa nên các cô chú phạt, không cho nhận kẹo của Bác.
Bác cười bảo bạn Tộ đi rửa tay rồi chia kẹo cho Tộ, sau đó Bác dạy:
– Từ nay, cháu phải luôn giữ gìn đôi tay cho sạch nhé. Bàn tay con người rất đáng quý.
Bạn Tộ rất cảm động trước sự chăm sóc ân cần của Bác. Từ đấy, bạn luôn giữ đôi tay sạch sẽ và rửa tay sạch trước khi ăn.
Xem thêm tập 💧 Thơ Về Bác Hồ 💧 bất hủ
Truyện Bác Hồ Với Thiếu Nhi – Mẫu 11
Đón đọc thêm mẫu truyện Bác Hồ với thiếu nhi để có thể cảm nhận được tình cảm của Bác Hồ dành cho các em nhỏ.
Sáng mồng một Tết Đinh Mùi (9-2-1967), Bác Hồ về Tam Sơn gặp mặt đại biểu các dân tộc tỉnh Hà Bắc họp ở chùa Cảm Ứng.
Xe Bác vừa tiến vào đến nơi, Nguyễn Thế Hải học sinh lớp một đang nô đùa cùng bạn, bỗng reo lên:
– Bác Hồ! Bác Hồ!
– Bác Hồ về thăm quê hương nghìn việc tốt.
Cả đám thiếu nhi dừng chơi, xúm lại quây quanh xe Bác.
Đồng chí cần vụ từ trong xe bước ra nhắc nhở các em rồi mở cửa, mời Bác xuống.
Bác tươi cười nhìn các em rồi hỏi:
– Các cháu đang chơi Tết?
– Thưa Bác, vâng ạ!
– Thưa Bác, năm mới, chúng cháu kính chúc Bác mạnh khoẻ, sống lâu!…
Các em đua nhau nói những điều từ lâu mong được thưa với Bác, nhưng hồi hộp quá, nói không được nhiều…
Bác Hồ rất vui. Nghe các em nói xong, Bác bảo:
– Các cháu làm nghìn việc tốt, có nhớ và làm theo những điều Bác dặn không?
– Thưa Bác có ạ! – Nguyễn Thế Hải đứng nghiêm đọc liên hồi 5 điều Bác Hồ dạy như đọc đồng thanh ở lớp.
Tất cả đều cười. Nhưng ai cũng vui vì Hải đã trả lời đúng.
Khi Bác cùng các đồng chí lãnh đạo bước lên chùa. Đội thiếu nhi danh dự đã dâng hoa tặng Bác, Bác nhận bó hoa từ tay Liên đội trưởng Nguyễn Toàn Thắng rồi trao cho đồng chí cần vụ.
Bác hỏi Thắng:
– Cháu học có giỏi không? Có được phần thưởng của Bác không?
– Thưa Bác có ạ. Cháu được nhận phần thưởng của Bác hai lần: Một lần một cuốn sổ một lần hai quả cam.
Cháu đã được phần thưởng của Bác, cháu phải giúp đỡ các bạn học thật giỏi, lao động thật giỏi… để nhiều người cùng được phần thưởng của Bác, thế mới tốt.
Thưa Bác vâng ạ!
Đọc thêm 🍁 Bài Thơ Lục Bát Về Bác 🍁 hay nhất
Truyện Ngắn Về Bác Hồ Và Thiếu Nhi – Mẫu 12
Giới thiệu đến bạn đọc mẫu truyện ngắn về Bác Hồ và thiếu nhi hay, ý nghĩa nhất dưới đây.
Trong chuyến thăm trại trẻ mồ côi Kim Đồng, Bác thấy cổng trại dăng nhiều dây thép gai nhìn rất khó chịu, Bác nhẹ nhàng nói với cán bộ phụ trách nhưng rất thấm thía.
Đây là nơi nuôi dạy, chăm sóc các cháu mồ côi, sao các cô chú lại rào dây thép gai như nhà tù thế này
Người phụ trách thưa
Thưa bác, đây là cơ ngơi của thời đại cũ để lại đấy ạ
Bác không đồng ý, Các cô các chú phải tháo gỡ đám dây thép gai này ra ngay. Chế độ cũ nhóm các cháu vào đây, chúng ta phải nuôi dạy các cháu vì tương lai các cháu. Bác đến từng phòng ăn, phòng ở, phòng học nơi các các cháu sinh hoạt. Bác khen gọn gàng ngăn nắp, sạch sẽ nhưng còn khó khăn gì không
Các cô chú đáp
Chỗ ở của các cháu còn chật chội thưa Bác. Bác chỉ mỉm cười
Chú mới nói đúng một phần nhỏ thôi. Đối với các cháu mồ côi, điều lớn nhất là phải bù đắp tình thương. Các cháu đã không còn bố, mẹ thì các cô, các chú ở đây là bố, là mẹ các cháu. Các cô các chú nuôi, dạy các cháu phải đem cả tấm lòng làm mẹ, làm cha mà cư xử, mà săn sóc, mà dạy bảo.
Bác thấy ở đây, đối với các cháu còn có vẻ “trại lính”, thiếu cái ấm cúng của gia đình. Dạy bảo các cháu vào khuôn phép, sống có kỷ luật trật tự là đúng. Nhưng không được để các cháu mất cái hồn nhiên, mất cái vui tươi, thoải mái. Đừng biến các cháu thành các “ông cụ non”.
Các cô, các chú phải làm sao cho các cháu thấy Trại Kim Đồng là gia đình của các cháu, đi xa các cháu nhớ, lúc ở nhà các cháu vui. Được như vậy thì cần gì phải rào dây thép gai, phải canh phòng nghiêm ngặt với các cháu?
Bác hỏi tiếp
Những cháu kém còn nhiều không
Dạ còn nhiều Bác ạ
Nhiều là bao nhiêu
Trong khi người quản lý còn đang bối rối thì Bác nói ngay
Chú quản lý thì phải biết cụ thể từng cháu một. Có vậy thì dạy mới có kết quả tốt. Bác nói với chú Thuận cho bác gặp cháu yếu nhất trại
Em Quốc đứng khoanh tay trước mặt Bác, Bác cúi xuống vuốt nhè nhẹ tóc em. Bác hỏi:
– Cháu tên là gì?
– Thưa Bác, cháu tên là Quốc lủi ạ ! Bác nhìn em, ái ngại:
– Ai đặt cho cháu cái tên ấy?
– Dạ thưa, các bạn gọi cháu thế ạ.
– Vì sao các bạn gọi cháu là Quốc lủi ?
– Thưa Bác… Cháu… Cháu hay trốn trại. Cháu chui qua hàng rào, lủi vào các ngõ phố ạ.
– Sao cháu không chịu ở trong trại mà trốn ra ngoài ?
– Thưa Bác… ở trong trại khổ cực lắm ạ.
– Khổ cực thế nào ?
– Dạ chúng cháu bị gò bó đủ thứ ạ.
– Cháu nói rõ sự gò bó cho Bác nghe nào ?
Quốc nhìn Bác Hồ mà nước mắt trào ra, nghẹn ngào không nói lên lời.
Bác xoa đầu em, Bác đã hiểu thấu tất cả, dù em chưa nói ra được những điều muốn thưa với Bác, Bác khuyên Quốc: “Từ nay cháu phải phấn đấu bỏ cái tên “lủi”, giữ lại cái tên Quốc…”. Nước mắt càng giàn giụa trên hai má Quốc.
Bác Hồ cầm tay em Quốc đi ra chỗ cả trại đang tập hợp đón đợi Bác.
Bác thân mật kể cho các em nghe một số gương tốt của thiếu nhi trong kháng chiến chống Pháp, gương tốt của thiếu nhi ở Liên Xô và các nước bạn. Các em đã không cầm được nước mắt khi nghe Bác kể về thời niên thiếu của Bác, Bác đã từng thèm một cái đồ chơi, ước ao một bộ quần áo mới để ăn mặc Tết. Bác cũng đã mồ côi mẹ từ năm lên chín, lên mười. Bác đã phải bế em đi xin sữa sau ngày mẹ qua đời
Bác căn dặn các em như ông dặn cháu:
– Các cháu phải vâng lời các cô, các chú phụ trách. Thiếu nhi thì phải ngoan, phải thật thà, lễ phép với người lớn, kính trọng người già, giúp đỡ người tàn tật yếu đau. Các cháu ở trong tập thể với nhau càng phải thương yêu nhau như anh chị em ruột thịt. Và phải dũng cảm sửa chữa những khuyết điểm, những thói hư tật xấu để lớn lên làm người chủ của đất nước, đừng để mình là cái gánh nặng của xã hội…
Rồi bác bảo:
– Các cháu có hứa làm được điều Bác căn dặn không nào ?
Một tiếng “có” vang lên, đều khắp và sôi nổi. Bác còn dặn thêm các em là, noi gương dũng cảm của liệt sĩ Kim Đồng trong học tập và rèn luyện, em nào đạt kết quả tốt, được ban phụ trách báo lên Bác, Bác sẽ gửi phần thưởng. Và Bác thân mật hẹn: “Nếu cả trại cùng tiến bộ vượt bậc, Bác sẽ còn về thăm các cháu nhiều lần nữa”.
Ngày hôm ấy, Bác đã để lại rất nhiều quà để chia cho các em. Nhận phần quà của Bác cho, nhiều em đã không ăn, cất làm kỷ niệm.
Từ hôm đó trong từng đôi mắt của các em, ngời lên niềm vui nhận quà Bác. Em Quốc không lủi ra ngoài trại nữa, mà giữ gìn mình như giữ gìn kỷ niệm quà Bác trong trái tim.
Bác đã nêu một tấm gương sáng ngời không chỉ cho dân tộc ta, cho nhân loại, cho hôm nay, mai sau và mãi mãi. Đó là mình vì mọi người, mọi người vì mình.
Chia sẻ 🍂 Những Câu Nói Của Bác Hồ 🍂 nổi tiếng
Bài Mẫu Học Sinh Tiểu Học Kể Chuyện Về Bác – Mẫu 13
Bài mẫu học sinh tiểu học kể chuyện về Bác được SCR.VN chọn lọc và biên soạn chi tiết nhất sau đây:
Trong những ngày sống ở Việt Bắc, mỗi lần Bác đi công tác, có hai đồng chí đi cùng. Vì sợ Bác mệt, nên hai đồng chí định mang hộ ba lô cho Bác, nhưng Bác nói:
– Đi đường rừng, leo núi ai mà chẳng mệt, tập trung đồ vật cho một người mang đi thì người đó càng chóng mệt. Cứ phân ra mỗi người mang một ít.
Khi mọi thứ đã được phân ra cho vào 3 ba lô rồi, Bác còn hỏi thêm:
– Các chú đã chia đều rồi chứ?
Hai đồng chí trả lời:
– Thưa Bác, rồi ạ.
Ba người lên đường, qua một chặng, mọi người dừng chân, Bác đến chỗ đồng chí bên cạnh, xách chiếc ba lô lên.
– Tại sao ba lô của chú nặng mà Bác lại nhẹ?
Sau đó, Bác mở cả 3 chiếc ba lô ra xem thì thấy ba lô của Bác nhẹ nhất, chỉ có chăn, màn. Bác không đồng ý và nói:
– Chỉ có lao động thật sự mới đem lại hạnh phúc cho con người.
Hai đồng chí kia lại phải san đều các thứ vào 3 chiếc ba lô.
Xem thêm mẫu văn 🌏 Thuyết Minh Về Bác Hồ 🌏 ngắn gọn
Kể Chuyện Về Bác Hồ Lớp 1 Ngắn Gọn – Mẫu 14
Đọc thêm mẫu văn kể chuyện về Bác Hồ lớp 1 ngắn gọn, súc tích dưới đây.
Ngày 7 – 2 – 1958 hơn 3.000 em thiếu nhi Ấn Độ đồng diễn chào mừng Bác Hồ.
Các em hô vang sôi nổi: ”Cha, Cha Hồ (Bác Hồ). Thủ tướng Nêru ngồi cạnh Bác sung sướng nói vui:
– Ngài là đối thủ đáng yêu của tôi, vì được các em gọi là Bác.
Ở Ấn Độ, các em thiếu nhi chỉ gọi Nêru là Bác, và Bác Hồ là người thứ hai được các em gọi là Bác.
Không khí hôm đó vui như ngày hội. Các em ùa lên tặng hoa, có em tặng Bác Hồ hai cái kẹo. Có em mù cả hai mắt được Bác ẵm lên sờ râu, sờ má Bác, rồi ôm chặt lấy Bác một cách âu yếm. Trước tình cảm đó ai cũng cảm động.
Kể Chuyện Bác Hồ Lớp 1 Hay Nhất – Mẫu 15
Giới thiệu thêm đến bạn mẫu kể chuyện Bác Hồ lớp 1 hay nhất sau đây, đừng bỏ lỡ nhé!
Vào một lần đến thăm nước Tiệp Khắc, Bác được một đoàn thiếu nhi đến thăm. Vì quá phấn khích nên bạn nhỏ nào cũng muốn đứng cạnh Bác dẫn đến tình trạng chen chúc, xô đẩy nhau. Để giữ trật tự và ổn định các cháu thiếu nhi, Bác đã nảy ra một sáng kiến và hỏi các cháu nhỏ
Bác: Các cháu trông Bác gầy hay mập nào
Thiếu nhi: Bác gầy lắm ạ
Bác: Vậy các cháu có muốn bác gầy yếu không
Thiếu nhi: Dạ không ạ
Bác: Vậy các cháu đừng chen lấn nhau, hãy cử một đại biểu đến hôn Bác thôi nhé
Sau lời nói của Bác, tất cả các cháu thiếu nhi đều trật tự, vâng lời và cử ra một bạn đội trưởng thay mặt cả nhóm đến hôn Bác. Bác đáp lại tình cảm của bạn nhỏ và cảm ơn tất cả các cháu thiếu nhi.
Xem thêm chùm 🌼 Ảnh Bác Hồ 🌼 đẹp nhất