Kể Lại Một Truyền Thuyết Lớp 6 [33+ Bài Văn Mẫu Ngắn Hay]

Kể Lại Một Truyền Thuyết Lớp 6 ❤️️ 33+ Bài Văn Mẫu Ngắn Hay ✅ Tuyển Tập Mẫu Văn Đặc Sắc Với Cách Kể Chuyện Hấp Dẫn, Sinh Động Nhất.

Cách Kể Chuyện Truyền Thuyết Lớp 6

Hãy cùng tham khảo ngay một số gợi ý để kể chuyện truyền thuyết lớp 6 hay và hấp dẫn nhất.

  • Để kể một câu chuyện truyền thuyết, bạn cần phải tìm hiểu về nội dung của nó. Hãy đọc và nghiên cứu tài liệu, sách vở về chủ đề của câu chuyện đó để hiểu rõ về nó.
  • Bạn có thể kể câu chuyện theo phong cách riêng của mình hoặc theo phong cách truyền thống của dân gian. Phong cách truyền thống thường có những đặc điểm như sử dụng giọng điệu, nhấn mạnh vào các từ khóa, tạo sự căng thẳng và hồi hộp cho người nghe.
  • Bối cảnh là yếu tố quan trọng để giúp người nghe hình dung được câu chuyện. Bạn có thể tạo bối cảnh bằng cách miêu tả các tình huống, địa điểm, thời gian và nhân vật trong câu chuyện.
  • Nhân vật là yếu tố quan trọng của câu chuyện truyền thuyết. Hãy tập trung miêu tả tính cách, hành động và những trải nghiệm của nhân vật để giúp người nghe cảm nhận và đồng cảm với họ.

Giới Thiệu Bài 🍀 Kể Một Câu Chuyện Em Thích Bằng Lời Văn Của Em 🍀Hay Nhất

Dàn Ý Kể Lại Một Truyền Thuyết Lớp 6

Gợi ý cho bạn đọc mẫu dàn ý kể lại một truyền thuyết lớp 6 cụ thể sau đây để dễ dàng hơn trong việc triển khai bài văn.

I. Mở bài: Giới thiệu truyền thuyết mà bạn muốn kể.

II. Thân bài: Diễn biến và các chi tiết của câu chuyện

  • Hoàn cảnh ra đời?
  • Liệt kê các nhân vật và sự kiện chính của câu chuyện với một số chi tiết cụ thể, nổi bật.
  • Xác định các nội dung trong mỗi phần và kể lại theo trình tự không gian và thời gian
  • Kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, các phép tu từ làm cho bài văn thêm phần hấp dẫn
  • Có thể kể lại truyện một cách sáng tạo theo tưởng tượng và suy nghĩ của bản thân em.

IIIKết bài: Nêu ý nghĩa của câu chuyện.

Tham khảo tuyển tập văn ☔ Kể Lại Một Câu Chuyện Cổ Tích Mà Em Biết ☔ chọn lọc

Những Câu Chuyện Truyền Thuyết Lớp 6

Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể. Sau đây là những câu chuyện truyền thuyết lớp 6 mà các em đã học:

Truyền Thuyết Bánh Chưng Bánh Dày

Vua Hùng Vương thứ sáu có hai mươi người con trai, khi đến tuổi vua muốn tìm một người nối được chí của mình lên làm vua. Vua hạ lệnh, trong lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý mình vua sẽ truyền ngôi cho. Các lang ai nấy đều tất bật sai người tìm của ngon vật lạ để dâng vua, chỉ có Lang Liêu là buồn nhất.

Chàng là người con thứ mười tám, cuộc sống hàng ngày chỉ quen với việc trồng trọt nên trong nhà chàng chẳng có gì ngoài lúa gạo, ngô khoai nên không biết dâng gì trong ngày lễ Tiên Vương. Một hôm có vị thần đến báo mộng cho chàng rằng hãy đem những hạt gạo quý giá mà chàng có dâng lên vua. Nghe lời thần, Lang Liêu đã chọn ra thứ gạo nếp ngon nhất để làm ra hai thứ bánh có hình vuông và hình tròn.

Đến hôm lễ, vua rất hài lòng với mâm bánh của Lang Liêu, bèn đặt tên bánh hình vuông là bánh chưng tượng trưng cho đất, bánh tròn là bánh dày tượng trưng cho trời. Vua dùng bánh của Lang Liêu để lễ Trời, Đất và Tiên Vương. Lang Liêu được lên làm vua. Kể từ đó, nhân dân ta có truyền thống làm bánh chưng, bánh dày trong ngày Tết, thể hiện thành kính với tổ tiên.

Truyền Thuyết Con Rồng Cháu Tiên

Ngày xửa, ngày xưa, ở vùng đất Lạc Việt có chàng Lạc Long Quân tài giỏi, tinh thông võ nghệ, là con của vua dưới biển, chàng lên bờ dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi, giúp dân có cuộc sống tốt hơn. Chàng giúp dân diệt trừ yêu tinh, cáo chín đuôi.

Rồi Lạc Long Quân gặp và yêu nàng Âu Cơ. Âu Cơ sinh ra 1 bọc trứng nở 100 người con. Cuộc sống hạnh phúc trôi qua, nhưng một ngày họ nhận ra rằng không thể sống mãi bên nhau vì 1 người là tiên trên núi, 1 người là rồng dưới biển. Lạc Long Quân dẫn 50 con xuống biển, Âu Cơ đưa 50 con lên non. Con trưởng đi theo mẹ, lập ra nước Văn Lang, là nhà Nước đầu tiên của Việt Nam.

Gợi ý cho bạn 🌹  Kể Lại Câu Chuyện Sự Tích Hồ Ba Bể 🌹 chi tiết

Truyền Thuyết Sự Tích Hồ Gươm

Vào thời giặc Minh đô hộ nước ta chúng đã làm nhiều điều bạo loạn. Bởi lẽ đó mà Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn nhưng ban đầu do thế còn yếu nên đã bị thua. Khi nhìn thấy điều mà Lê Lợi đang cố gắng thực hiện, Đức Long quân đã quyết định cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần để giết giặc. Để có được một chiếc gươm thần hoàn chỉnh thì Lê Lợi cũng phải trải qua nhiều chuyện.

Chuyện bắt đầu từ Lê Thận – một người đánh cá, trong một lần đi đánh cá ông kéo ba lần lưới đều gặp một thanh sắt, đến khi nhìn kĩ mới biết hóa ra đấy là một lưỡi gươm. Ít lâu sau khi Lê Lợi chạy vào trong rừng do bị giặc truy đuổi thì bắt được chuôi gươm, đây không phải chiếc chuôi gươm bình thường do nó có nạm ngọc.

Lê Lợi đem chuỗi gươm mà mình bắt được tra vào lưỡi gươm mà Lê Thận kéo lên được từ lần đi đánh cá thì vừa như in. Khi đó Lê Lợi nhận ra đây là gươm thần. Có gươm thần, nghĩa quân Lam Sơn đánh đâu thắng đấy, lũ giặc Minh sau bao năm đô hộ cuối cùng cũng cuốn xéo về nước.

Khoảng 1 năm sau khi chiến thắng, Lê Lợi đang chơi thuyền trên hồ Tả Vọng, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Kể từ đó hồ Tả Vọng đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm hay Hồ Gươm.

Truyền Thuyết Thánh Gióng

Truyền thuyết “Thánh Gióng” kể về một cậu bé làng Gióng. Vào đời Hùng Vương thứ sáu, có hai vợ chồng ăn ở hiền lành mà vẫn chưa có được một mụn con. Một lần, bà lão đi ra đồng thì nhìn thấy một vết chân rất to liền ướm thử, về nhà liền mang thai. Mười hai tháng sau, bà sinh ra một câu con trai. Cậu bé tuy đã lên ba tuổi nhưng vẫn không biết nói, biết cười. Ít lâu sau, giặc Ân đến xâm lược nước ta.

Nhà vua muốn tìm người tài đánh giặc cứu nước. Sứ giả đi đến làng Gióng thì kì lạ thay, cậu bé bỗng cất tiếng nói: “Mẹ mời sứ giả vào đây”. Cậu yêu cầu sứ giả về tâu với vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt để đánh giặc. Từ sau hôm đó, cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa, người dân thấy thế cũng góp cơm gạo vào cho cậu ăn. ‘

Giặc đến nơi cũng vừa lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến, cậu bé vươn vai biến thành tráng sĩ, cậu dùng ít sức lực của mình nhổ ngay một khóm tre đánh tan quân giặc. Tráng sĩ đánh giặc xong cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời. Vua nhớ công ơn tôn là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ tại quê nhà.

Truyền Thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh

Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Khi đến tuổi lấy chồng Vua Hùng muốn kén cho nàng một người chồng xứng đáng. Đến cầu hôn có hai vị thần tài giỏi ngang nhau, đều xứng làm rể Vua Hùng. Một người là Sơn Tinh – chúa vùng non cao. Một người là Thuỷ Tinh – chúa vùng nước thẳm.

Để lựa chọn được chàng rể xứng đáng, Vua Hùng bèn đặt ra điều kiện: “Ngày mai ai mang lễ vật gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi đến trước thi ta sẽ gả con gái cho”. Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến truớc, cưới được Mị Nương. Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương.

Thần hô mưa gọi gió, dâng nước sông lên cuồn cuộn làm cho thành Phong Châu ngập chìm trong nuớc. Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép bốc từng quả đồi, dời tùng dãy núi, đắp thành dựng luỹ, ngăn chặn dòng lũ. Hai bên đánh nhau không ai chịu nhường ai nhưng lần nào dâng nước đánh Sơn Tinh thì Thủy Tinh cũng thua.

Cuối cùng Thuỷ Tinh đuối sức phải chịu thua. Từ đó, oán nặng thù sâu, hàng năm Thủy Tinh vẫn làm mưa gió, bão lụt,dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng năm nào cũng mang thất bại trở về.

Đón đọc mẫu văn 🌈 Kể Lại Truyện Cổ Tích Sọ Dừa 🌈 hay nhất

Viết Đoạn Văn Kể Lại Một Truyền Thuyết Lớp 6 – Mẫu 1

Viết đoạn văn kể lại một truyền thuyết lớp 6 – hãy cùng đón đọc ngay bài văn gợi ý dưới đây nhé!

Trong những câu chuyện từng được đọc, em thích nhất là truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.

Câu chuyện kể về thời xa xưa, khi chưa có nước Việt Nam ta. Lúc ấy, nàng Âu Cơ xinh đẹp, hiền dịu đã gặp gỡ và nên duyên với Lạc Long Quân oai hùng. Chẳng bao lâu sau, nàng Âu Cơ mang thai và sinh ra một cái bọc trăm trứng. Trứng nở ra một trăm người con hồng hào, khỏe mạnh.

Tuy nhiên, vì vốn giống Rồng nên Lạc Long Quân không thể sống lâu trên cạn được, chàng buộc phải trở về thủy cung. Âu Cơ buồn lắm. Sau một thời gian dài chờ đợi, nàng gọi chồng lên và than thở việc không có ai cùng nuôi dạy các con. Ngặt nỗi, Âu Cơ vốn nòi tiên nên không thể xuống sống dưới nước được. Sự khác biệt đó quyết định hai vợ chồng không thể sống cạnh nhau dài lâu.

Cuối cùng, họ quyết định chia đôi đàn con của mình. Năm mươi người theo cha xuống biển, năm mươi người theo mẹ lên non. Sau này, nếu có gì cần giúp đỡ thì hãy liên lạc với nhau. Năm mươi người con theo mẹ Âu Cơ lên núi đã lập nên làng mạc, chính là tổ tiên của người Việt ta ngày nay.

Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên đã thể hiện cách lý giải của người dân xưa về nguồn cội của giống nòi. Trong đó, chứa đựng sự tự hào về tổ tiên của dân tộc vô cùng mạnh mẽ.

Xem thêm mẫu 🌷 Kể Lại Truyện Em Bé Thông Minh 🌷 ngắn gọn

Kể Lại Một Truyền Thuyết Mà Em Yêu Thích – Mẫu 2

Sau đây là mẫu văn chia sẻ về chủ đề ”Kể lại một truyền thuyết mà em yêu thích” hấp dẫn nhất.

Vào thời Hùng Vương thứ sáu ở làng Gióng có hai vợ chồng nghèo. Họ chăm chỉ, hiền lành mà vẫn chưa có con.

Một hôm nọ, bà lão ra đồng thì nhìn thấy một vết chân lạ. Bà đặt chân vào ướm thử, đến khi về nhà thì mang thai. Mãi tới mười hai tháng sau mới sinh ra một cậu bé khôi ngôi. Cậu bé lên ba tuổi mà vẫn chưa biết nói biết cười, ai đặt đâu ngồi đấy.

Bấy giờ, giặc Ân sang xâm lược nước ta. Nhà vua muốn tìm ra người tài để giúp nước, liền sai sứ giả đi khắp nơi. Khi sứ giả đến làng Gióng, cậu bé nghe tiếng sứ giả liền nói với mẹ:

– Mẹ mời sứ giả vào đây cho con!

Cậu bé liền nói với sứ giả rằng hãy về tâu nhà vua rèn cho một con ngựa sắt, một chiếc áo giáp sắt và một thanh gươm sắt. Từ đó, cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa. Hai vợ chồng làm bao nhiêu không đủ, phải chạy nhờ bà con, làng xóm. Cả làng vui lòng góp gạo nuôi cậu bé, ai cũng mong cậu giết giặc cứu nước.

Quân giặc đánh đến nơi cũng là lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến. Gióng vươn vai thành tráng sĩ. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội, rồi phun lửa vào đám giặc. Giặc hoảng sợ bỏ chạy. Tráng sĩ phi ngựa đến đâu, dẹp tan quân giặc đến đó. Gươm gãy, tráng sĩ nhổ tre làm vũ khí. Quân giặc chết như ngả rạ.

Giặc tan, tráng sĩ một mình một ngựa lên đỉnh núi Sóc Sơn rồi bay thẳng về trời. Nhân dân lập đền thờ để tưởng nhớ công ơn. Những nơi ngựa phi qua để lại ao hồ. Rặng tre bị ngựa phun lửa cháy trở nên vàng óng còn có một làng bị ngựa phun lửa cháy được gọi là làng Cháy.

Đọc thêm mẫu 💧 Kể Lại Câu Chuyện Sự Tích Dưa Hấu 💧 ngắn

Kể Lại Một Truyền Thuyết Ngắn Nhất – Mẫu 3

Tham khảo thêm bài văn kể lại một truyền thuyết ngắn nhất dưới đây.

Hùng Vương thứ 18 có một người con gái tên là Mị Nương. Người đẹp như hoa, tính nết dịu dàng. Nhà vua hết mực yêu thương nên muốn tìm cho con một người chồng xứng đáng nên đã tổ chức kén rể.

Nghe tin nhà vua muốn kén rể, có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Người còn lại tài năng cũng không hề thua kém: gọi gió gió đến, hô mưa mưa về. Tên của chàng là Thủy Tinh.

Cả hai người đều vô cùng xuất chúng nên vua Hùng không biết chọn ai. Vua bèn ra lệnh:

– Hai người đều vừa ý ta cả. Vậy nên nếu ngày mai ai mang được sính lễ đến trước sẽ được rước dâu về. Sính lễ gồm có một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà gà chín cựa ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.

Sáng hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến trước, lấy được Mị Nương. Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ liền nổi giận, đem theo quân đánh Sơn Tinh. Thủy Tinh hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời. Nước ngập khắp các đồng ruộng nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi sườn núi, thành Phong Châu nổi lềnh bềnh trên một biển nước. Thấy vậy, Sơn Tinh bốc từng quả đồi dời từng dãy núi, ngăn chặn dòng nước lũ.

Hai bên đánh nhau hết tận mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã cạn kiệt, thần nước đành rút quân. Từ đó càng thêm oán nặng thù sâu, hằng năm, Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng lần nào cũng đều thua trận.

Tham khảo thêm 🌼 Kể Lại Câu Chuyện Cây Khế 🌼 ngắn gọn

Kể Lại Một Truyền Thuyết Hay Nhất – Mẫu 4

Tiếp tục bài viết là gợi ý về mẫu văn kể lại một truyền thuyết hay nhất, đừng bỏ lỡ nhé!

Một trong những câu truyện truyền thuyết làm em nhớ mãi đó là truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh.

Tương truyền rằng vào đời Hùng Vương thứ 18, vua Hùng có một người con gái tên là Mị Nương. Nàng công chúa này không những đẹp về ngoại hình mà còn rất nết na, thùy mị. Mị Nương đã đến tuổi lấy chồng. Vì yêu thương con nên vua cha đã tổ chức cuộc thi kén rể, mong chọn được một chàng rể xứng đáng với Mị Nương. Có rất nhiều người tài giỏi từ mọi miền đổ về thành Phong Châu để tham gia cuộc thi.

Trong số đó, nổi bật hơn cả là Sơn Tinh và Thủy Tinh. Sơn Tinh sống ở núi Tản Viên, cao to lực lượng lưỡng, sức mạnh siêu phàm. Chàng có thể bốc từng dãy núi, chuyển từng quả đồi hay khiến cho những dãy núi quả đồi mọc lên theo điều khiển của chàng.

Thủy Tinh đến từ vùng nước sâu thẳm, tài năng cũng không thua kém gì Sơn Tinh, chàng có thể hô mưa, gọi gió.Việc chọn lựa một trong hai chàng trai này không phải là điều dễ dàng đối với vua trong trường hợp này. Sau một hồi bàn bạc với các lạc hầu lạc tướng, vua phán: “ Hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho người nào?

Thôi thì ngày mai ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ cho cưới con gái ta”. Hai chàng trai tâu hỏi lễ vật bao gồm những gì, vua bảo: “ Lễ vật bao gồm một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao”.

Với tài năng đặc biệt của mình, Sơn Tinh dễ dàng chuẩn bị đầy đủ lễ vật cùng với đoàn tùy tùng đem sính lễ đến trước rước Mị Nương. Thủy Tinh đến sau, không rước được Mị Nương đồng thời nhận thấy sính lễ yêu cầu có phần dễ kiếm ở vùng núi nơi Sơn Tinh đang cư trú hơn là vùng biển nơi mình đang ở nên nổi giận đùng đùng. Thủy Tinh hô mưa gọi sấm, kêu cả rồng nước lên để đánh với Sơn Tinh.

Nước ngập cả ruộng đồng nhà cửa, xóm làng và làm cả thành Phong Châu như đang nổi lềnh bềnh trên nước. Thế nhưng Sơn Tinh không hề sợ hãi hay nao núng, chàng bốc từng dãy đồi, chuyển từng quả núi và cùng nhân dân chống lại Thủy Tinh.

Cả hai vị thần đều ngang tài ngang sức, không phân thắng bại, chỉ có thời gian là thử thách lớn nhất của hai người. Sau mấy tháng trời, Thủy Tinh đã kiệt sức nhưng Sơn Tinh sức vẫn vững vàng nên Thủy Tinh đành phải rút lui.

Từ đó, hằng năm vì muốn cướp lại Mị Nương và trả thù Sơn Tinh nên Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng kết cục năm nào cũng như nhau, Sơn Tinh đánh nhau kiệt sức nhưng vẫn thắng không nổi Sơn Tinh

Em rất thích đọc câu truyện này vì nó thể hiện ý chí kiên cường của người Việt Nam chống chọi với lũ lụt hằng năm. Truyện còn giải thích vì sao hằng năm lại có hiện tượng lũ lụt ở nước ta, đồng thời ca ngợi 18 đời các Vua Hùng dựng nước và giữ nước.

Xem thêm mẫu văn 🌼 Kể Chuyện Về Lòng Trung Thực Những Hạt Thóc Giống 🌼 ngắn

Kể Lại Một Truyền Thuyết Bằng Lời Văn Của Em Hấp Dẫn – Mẫu 5

Xem thêm mẫu văn kể lại một truyền thuyết bằng lời văn của em hấp dẫn được nhiều bạn đọc quan tâm đến dưới đây.

Mỗi một câu chuyện truyền thuyết đều chứa đựng những giá trị tư tưởng, đạo lý sâu sắc nhằm lưu truyền đến thế hệ sau. Truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm cũng không là ngoại lệ, truyện vừa ca ngợi cuộc kháng chiến của dân ta, vừa khẳng định một điều cuộc đấu tranh vì chính nghĩa sẽ được cả trời đất và thần dân ủng hộ và chiến thắng.

Nước Nam vào thế kỉ thứ XV bị giặc Minh ở phương Bắc tràn sang đô hộ. Chúng không chỉ xâm lược mà còn ngang nhiên đàn áp, bạo ngược với dân, coi dân ta như cỏ rác, lòng dân oán hận. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn (Thanh Hóa) có một nghĩa quân nổi dậy chính là nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi đứng đầu.

Nghĩa quân nhiều lần nổi dậy khởi nghĩa nhưng vì lực lượng còn yếu không thắng được giặc Minh. Thấy vậy đức Long Quân đã cho mượn gươm thần để nghĩa quân dùng giết giặc cứu nước. Lê Thận là một người hàng chài ở Thanh Hóa, trong một lần đi kéo cá vô tình kéo lên một thanh sắt, lạ thay cả ba lần kéo đều là thanh sắt đó, về sau xem kỹ mới biết đó là thanh gươm.

Lê Thận đem thanh gươm về nhà cất, không lâu sau ông cũng tham gia vào nghĩa quân Lam Sơn. Có lần Lê Lợi về nhà Lê Thận chơi, như nhận ra chủ nhân, thanh gươm thấy Lê Lợi liền phát sáng hiện rõ chữ “Thuận Thiên”. Lần nữa, khi Lê Lợi bị giặc đuổi chạy vào rừng, nhìn thấy một ánh sáng lạ trên ngọn cây đa bèn xem thử, ông liền phát hiện ra chuôi gươm bằng ngọc phát sáng long lanh.

Nghĩ đến thanh gươm ở nhà Lê Thận bèn mang về, không ngờ chuôi gươm và thanh gươm lắp vào vừa như in, hóa thành chiếc gươm thần. Lê Thận dâng gươm cho Lê Lợi, nhờ có gươm thần, Lê Lợi lãnh đạo nghĩa quân ngày càng tinh nhuệ và lớn mạnh, trận chiến nào cũng chiến thắng vang dội khiến cho quân Minh cũng phải bạt vía.

Gươm thần đã cùng nghĩa quân quét sạch bóng quân thù, đất nước thái bình, Lê Lợi lên Làm vua dời kinh đô về Thăng Long. Sau một năm, trong một lần dạo thuyền trên hồ Tả Vọng, Lê Lợi bỗng thấy rùa vàng ngoi lên mặt nước nói rằng “Xin bệ hạ hoàn gươm trả lại cho Long Quân”, cùng lúc đó thanh gươm bên người Lê Lợi rung lên.

Vua Lê Lợi hiểu ý liền nâng thanh gươm trao trả cho rùa vàng, rùa vàng nhận lấy mang thanh gươm lặn xuống nước. Từ sự việc trả lại gươm cho Long Quân tại hồ Tả Vọng, hồ này đã được đổi tên thành Hồ Gươm, Hồ Hoàn Kiếm. Cụ rùa ở Hồ Gươm đã trở thành biểu tượng, nhân chứng lịch sử, đáng tiếc là cụ rùa đã chết vào năm 2016.

Đón đọc thêm 🌷 Kể Lại Câu Chuyện Cây Tre Trăm Đốt 🌷 hay nhất

Kể Lại Một Truyền Thuyết Hoặc Cổ Tích Bằng Lời Văn Của Em – Mẫu 6

Kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích bằng lời văn của em – hãy cùng đón đọc ngay bài văn mẫu được SCR.VN biên soạn dưới đây.

Từ thời rất xưa, vào đời Hùng Vương thứ sáu, sau khi đuổi được giặc Ân ra bờ cõi nước ta, vua Hùng có ý định truyền ngai vàng cho một hoàng tử xứng đáng nhất. Vào dịp đầu năm mới, khi mọi thứ đang tưng bừng sức sống, tràn ngập sắc xuân, vua gọi các hoàng tử đến và bảo rằng:

– Trong các con, ai tìm được thức ăn ngon để bày ra một mâm cỗ Tết thật ý nghĩa và ấm cúng thì ta sẽ truyền lại ngôi vua cho người đó.

Và cuộc thi đã thật sự bắt đầu, các lang ai cũng đều đua nhau tìm kiếm khắp nơi những thức ăn ngon nhất, lạ nhất để dâng lên vua Hùng với mong muốn rằng, món của mình sẽ là món ăn ngon nhất, lạ và ý nghĩa nhất. Lang Liêu là con thứ mười tám của nhà vua. Từ nhỏ đến lớn chỉ quen việc đồng áng nên cảm thấy vô cùng lo lắng.

Một hôm, Lang Liêu đang nằm ngủ thì thấy một vị thần xuất hiện và bảo rằng:

– Này con, trong trời đất này thì không có gì quý bằng gạo cả, gạo chính là thức ăn để nuôi sống con người. Con hãy lấy gạo nếp thật ngon, làm thành những chiếc bánh hình tròn và hình vuông. Hình tròn tượng trưng cho trời còn hình vuông để tượng trưng cho đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, làm nhân đặt trong ruột bánh để tượng trưng cho sự sinh thành của cha mẹ.

Lang Liêu tỉnh dậy, không tin vào giấc mơ hạnh phúc. Chàng mừng rỡ, vì đã được thần linh giúp đỡ mình. Lang liêu làm theo lời vị thần dặn, chọn gạo nếp thật ngon để làm bánh vuông, đó là bánh chưng. Cũng thứ gạo đó nhưng giã nhuyễn, nặn lại thành hình tròn đó là bánh giầy. Lá xanh bọc ngoài, che chở cho bánh, tượng trưng cho sự che chở của cha mẹ.

Ngày hẹn đã đến, các lang đều mang những sơn hào hải vị tìm khắp cả nước để dâng lên vua. Đến lượt Lang Liêu, chỉ có hai loại bánh là bánh chưng và bánh giầy được làm từ gạo nếp, nó không phải là sơn hào hải vị gì cả. Vua Hùng rất ngạc nhiên, Lang Liêu kể về giấc mơ và giải thích ý nghĩa cho vua cha nghe. Vua thấy rất ngon và có ý nghĩa nên nhường lại ngai vàng cho Lang Liêu.

Và kể từ đó món bánh chưng bánh giầy ra đời, cứ dịp Tết đến xuân về thì không bao giờ thiếu hai loại bánh này.

Đọc thêm mẫu 💧 Kể Lại Truyện Cổ Tích Bằng Lời Văn Của Em 💧 hấp dẫn

Kể Lại Một Truyền Thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh – Mẫu 7

Mời bạn tham khảo thêm bài văn kể lại một truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh dưới đây.

Vua Hùng Vương thứ XVIII có một người con gái tên là Mị Nương. Nàng không chỉ xinh đẹp, mà còn hiền dịu. Nhà vua rất yêu thương nên muốn kén cho công chúa một người chồng thật xứng đáng.

Một hôm có 2 chàng trai đến cầu hôn. Sơn Tinh là người ở vùng núi Tản Viên. Tài năng hơn người: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Thủy Tinh là người ở miền biển, tài năng cũng chẳng hề thua kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về.

Một người là chúa vùng non cao, một người là chúa vùng nước thẳm. Cả hai đều ngang sức ngang tài khiến cho vua Hùng băn khoăn không biết nhận lời ai. Vua bèn cho mời các Lạc hầu vào bàn bạc. Xong, vua liền phán rằng:

– Hai chàng đều vừa ý ta. Nhưng ta lại chỉ có một người con gái. Nay biết gả cho người nào? Vậy nên ngày mai, nếu ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ gả con gái cho.

Sơn Tinh và Thủy Tinh liền hỏi xem sính lễ gồm những món gì. Vua Hùng bèn nói:

– Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.

Cả hai nghe xong liền trở về chuẩn bị. Sáng hôm sau, mới tờ mờ sáng, Sơn Tinh đã đem ra đầy đủ lễ vật đến. Chàng được rước Mị Nương về núi. Một lúc sau, Thuỷ Tinh mới đến. Biết mình không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thủy Tinh hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời. Nước sông dâng lên cuồn cuộn làm ngập ruộng đồng, nhà cửa. Thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.

Thấy vậy, Sơn Tinh vẫn không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi. Từ đó dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng cao bao nhiêu, đồi núi lại cao lên bấy nhiêu. Cả hai đánh nhau mấy tháng trời nhưng vẫn không phân thắng bại. Đến cuối cùng, đội quân của Thủy Tinh kiệt sức, thần nước đành phải rút quân về.

Nhưng từ đó oán nặng thù sâu, hằng năm, Thuỷ Tinh vẫn làm gió, bão lụt để dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào, Thần Nước đánh mỏi mệt, vẫn không thắng nổi Thần Núi để cướp Mị Nương. Thần Nước lại đành rút quân về.

SCR.VN giới thiệu thêm 💕 Kể Lại Chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh 💕 chi tiết

Kể Lại Một Truyền Thuyết Thánh Gióng – Mẫu 8

Khám phá thêm mẫu văn kể lại một truyền thuyết Thánh Gióng hay nhất ngay sau đây.

Ngày xưa, có hai vợ chồng nông dân nghèo khó nhưng hiền lành. Tuy họ đã lớn tuổi nhưng vẫn chưa có một mụn con.

Một hôm, bà ra đồng ruộng thấy có một vết chân rất to lớn, bà đặt chân vào thì khi về nhà bà có thai. Bà sinh được một con trai và đặt tên Gióng. Cậu bé lên ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò”, Gióng nay đã ba tuổi rồi mà không biết nói biết cười. Thuở ấy, giặc Ân sang xâm lược nước ta. Vua Hùng cho sứ giả đi khắp nơi tìm người tài. Khi nghe tiếng rao của sứ giả, Gióng liền nói với mẹ:

– Mẹ ơi, con muốn gặp sứ giả.

Quá đỗi bất ngờ, nhưng thấy con có nói cười gọi mẹ, bà vui lắm vội chạy ra gọi sứ giả tới. Gặp mặt sứ giả, cậu Gióng ngồi dậy truyền bảo:

– Ngươi hãy về tâu với đức vua đúc cho một con ngựa sắt, một cây kiếm sắt, một roi sắt và một chiếc nón sắt để Gióng ta đi dẹp giặc.

Nhận tin sứ giả tâu lên, vua tức tốc truyền cho làm vật dụng mà Gióng yêu cầu. Rồi sứ giả chuyển đến chỗ Gióng.

Lại nói chuyện cậu bé Gióng. Từ sau ngày gặp sứ giả, Gióng bảo mẹ và dân làng cứ lo cơm, cà cho Gióng ăn no sẽ lớn lên và đánh được giặc. Bà mẹ cùng dân làng cuống cuồng chạy ngược xuôi lo cơm cà phục vụ cậu Gióng.

Khi ăn đến mười nong cơm, ba nong cà, mỗi lần ăn xong một nong lại vươn vai và vụt lớn lên như thổi. Vải vóc do dân làng mang đến rất nhiều để may quần áo mà vẫn không đủ. Giặc đánh đến nơi, Gióng vươn vai thành tráng sĩ đi giết giặc. Giặc tan, Gióng bỏ lại áo giáp sắt rồi cưỡi ngựa bay về trời.

Tham khảo văn mẫu 🍀  Kể Lại Truyện Thánh Gióng Bằng Lời Văn Của Em 🍀 ngắn

Kể Lại Một Truyền Thuyết Con Rồng Cháu Tiên – Mẫu 9

Đừng bỏ lỡ gợi ý về bài văn mẫu kể lại một truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên hay nhất.

Thuở xưa ở vùng đất Lạc Việt có vị thần tên là Lạc Long Quân, con trai của thần Long Nữ sống ở dưới biển Đông. Thần hình rồng, sức khỏe phi thường và có nhiều phép lạ. Thỉnh thoảng thần lên sống trên cạn, giúp dân diệt trừ các loài yêu quái như Ngư Tinh, Hồ tinh, Mộc Tinh. thần còn dạy dân cách trồng trọt và sinh sống.

Âu Cơ là một tiên nữ dòng dõi Thần Nông ở vùng núi cao phương Bắc. Nàng thích ngao du đây đó, những nơi có phong cảnh đẹp. Bên trai tài, bên gái sắc, họ yêu nhau rồi kết thành vợ chồng.

Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con khôi ngô tuấn tú lạ thường. Chẳng cần bú mớm mà đàn con lớn nhanh như thổi, khỏe mạnh như thần.

Một hôm, nhớ biển cả và cảm thấy mình không thể sống lâu trên cạn được, Lạc Long Quân đành từ biệt Âu Cơ để trở về chốn thủy cung. Âu Cơ một mình nuôi con. Ngày lại ngày qua, nàng sốt ruột trông ngóng chồng với tâm trạng buồn tủi. Cuối cùng, nàng gọi chồng lên mà than thở:

– Sao chàng nỡ bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?!

Lạc Long Quân ân cần giải thích:

– Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ trên cạn người dưới nước, tính tình tập quán khác nhau, khó lòng mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì khó khăn thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn.

Âu Cơ nghe theo đưa năm mươi người con lên đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, lập ra nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu (vùng Bạc Hạc, Lâm Thao, Phú Thọ ngày nay). Triều đình có quan văn, quan võ (Lạc tướng, Lạc hầu). Con trai của vua gọi là lang, con gái vua gọi là mị nương. Vua cha chết, con trai trưởng nối ngôi. Mười tám đời vua kế tiếp nhau đều lấy hiệu Hùng Vương.

Từ sự tích này mà dân tộc Việt Nam thường nhắc đến nguồn gốc cao quý của mình là con Rồng cháu Tiên. Tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều là anh em cùng chung một bọc sinh ra (đồng bào). Các dân tộc đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

Tham khảo thêm 💕 Kể Lại Câu Chuyện Nàng Tiên Ốc 💕hay nhất

Kể Lại Một Truyền Thuyết Bánh Chưng Bánh Dày – Mẫu 10

Giới thiệu thêm đến bạn đọc mẫu văn kể lại một truyền thuyết Bánh Chưng Bánh Dày đặc sắc nhất.

Vua Hùng Vương thứ sáu, lúc về già, muốn truyền ngôi cho con. Vua có đến mười hai người con trai, nhưng ngôi báu chỉ có thể truyền lại cho một người. Nên vua bèn nghĩ cách chọn ra một người thật xứng đáng. Người nối ngôi vua phải nối được chí vua, không nhất thiết phải là con trưởng.

Nhân dịp đầu xuân, vua gọi các hoàng tử lại rồi bảo:

– Ai trong số các con tìm đước thức ăn ngon lành, có ý nghĩa bày cỗ dâng lên Trời Đất, tổ tiên, ta sẽ truyền ngôi cho.

Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ, với hy vọng được truyền ngôi báu. Duy chỉ có Lang Liêu, người con thứ mười tám của nhà vua, lại tỏ ra rất băn khoăn. Tuy là người chăm chỉ, hiếu thảo nhưng mẹ chàng mất sớm nên thiếu người chỉ vẽ. Chàng chưa biết làm món gì để tham dự cuộc thi.

Một đêm, Lang Liêu nằm mộng thấy thần đến bảo:

– Này con, trong Trời Đất không có gì quý bằng hạt gạo. Gạo là thức ăn nuôi sống con người, ăn mãi mà không chán. Vậy con hãy lấy thứ gạo nếp để làm ra bánh hình tròn và hình vuông, lấy lá xanh bọc bên ngoài, đặt nhân trong ruột bánh.

Lúc tỉnh dậy, Lang Liêu mừng rỡ. Chàng liền chọn thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, hạt nào hạt nấy tròn mẩy, đem vo thật sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong trong vùng gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ. Để đổi vị, đổi kiểu, cũng thứ gạo nếp ấy, chàng đồ lên, giã nhuyễn, nặn hình tròn.

Ngày lễ Tiên Vương đã đến, các hoàng tử mang biết bao là sơn hào hải vị đến. Vua Hùng xem qua một lượt, rồi dừng lại trước chồng bánh của Lang Liêu, rất vừa ý, liền gọi chàng lên hỏi. Lang Liêu đem giấc mộng gặp thần kể lại, rồi lí giải về nguyên liệu, cách làm và ý nghĩa từng loại bánh. Nhà vua ngẫm nghĩ rồi chọn hai thứ bánh đem lễ Trời Đất, cùng Tiên vương.

Lễ xong, vua cho đem bánh xuống thưởng thức với quần thần. Ai cũng đều khen ngon.

Nhà vua nói:

– Bánh hình tròn tượng trưng cho Trời, ta đặt tên là bánh giầy. Còn bánh hình vuông là tượng Đất, các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài, ta đặt tên là bánh chưng. Lá bọc ngoài mĩ vị, ngụ ý cho sự đùm bọc. Lang Liêu dâng lễ vật rất hợp với ý ta. Nên ta sẽ truyền ngôi cho Lang Liêu.

Kể từ đó, nước ta chăm nghề trồng trọt. Hằng năm, cứ vào dịp Tết, nhà nào cũng làm bánh chưng, bánh giầy để dâng cúng trời đất.

Chia sẻ thêm 🌿 Kể Lại Chuyện Tấm Cám Với Kết Thúc Khác 🌿 ấn tượng

Kể Lại Một Truyền Thuyết Sự Tích Hồ Gươm – Mẫu 11

Chần chừ gì mà không tham khảo ngay bài văn kể lại một truyền thuyết sự tích Hồ Gươm sau đây để có thêm tài liệu ôn tập.

Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như có rác, làm nhiều điều bạo ngược.

Nghĩa quân Lam Sơn nhiều lần chống giặc nhưng đều bị thua. Thấy vậy Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn Gươm thần để đánh giặc.

Lê Thận làm nghề đánh cá ở Thanh Hóa. Một đêm, Thận thả lưới trên bến vắng, ba lần kéo lưới trên đều thấy một thanh sắt nhận ra đó là lưỡi gươm liền đem về cất ở xó nhà. Sau đó Lê Thận đã hăng hái gia nhập nghĩa quân Lam Sơn. Một hôm, chủ tướng Lê Lợi cùng tùy tùng đến nhà Thận, Hôm đó thanh gươm tự nhiên sáng rực lên. Lê Lợi cầm lên xem thấy có hai chữ “Thuận Thiên”.

Một lần đi qua rừng và thấy chuôi gươm nạm ngọc trên ngọn cây đa, Lê Lợi giắt vào lưng đem về. Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại mọi người đã kể lại chuyện bắt được chuôi gươm. Lê Thận đem gươm ra tra vào chuôi thì vừa như in. Lê Thận nâng gươm đưa cho Lê Lợi và nói đây là Trời có ý phó thác cho mình công việc làm lớn. Lê Lợi với gươm báu trong tay, cùng nghĩa quân nhuệ khí ngày một lớn mạnh.

Trên các trận địa, quân Minh kinh hồn bạt vía. Uy danh của nghĩa quân vang khắp nơi. Chiến lợi phẩm thu về ngày càng nhiều. Đời sống của nghĩa quân khá hơn. Thế chủ động tấn công ngày một cao, chẳng mấy chốc đất nước ta quân thù sạch bóng. Sau đó một năm khi đã đuổi giặc minh, vua Lê Lợi cưỡi thuyền rồng dạo chơi và nhân tiện lúc đó Long Quân sai rùa đòi lại gươm thần.

Khi thuyền rồng tiến ra giữa hồ, thấy con rùa lớn xuất hiện, vua ban lệnh cho thuyền chậm lại. Rùa vàng tiến về phía vua và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”. Vua liền hiểu ý ngay và rút gươm trả cho rùa vàng. Rùa vàng lập tức há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước.

Gươm và rùa đã chìm xuống nước, người ta thấy vật gì sáng loáng dưới mặt hồ xanh. Từ đó hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ Gươm hay là Hồ Hoàn Kiếm.

Chia sẻ đến bạn mẫu 💦 Kể Lại Sự Tích Hồ Gươm 💦 hay nhất

Kể Chuyện Truyền Thuyết Lê Hoàn Đặc Sắc – Mẫu 12

Đón đọc bài văn mẫu kể chuyện truyền thuyết Lê Hoàn đặc sắc được nhiều bạn đọc tìm kiếm dưới đây.

Lê Hoàn (941 – 18 tháng 4 năm 1005) là vị Hoàng đế sáng lập nhà Tiền Lê nước Đại Cồ Việt, trị vì nước Đại Cồ Việt trong 24 năm. Ông là 1 trong 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.

Khi còn thiếu thời ông làm quan cho nhà Đinh dưới thời Đinh Tiên Hoàng, đến chức Thập đạo tướng quân. Năm 979, viên quan Đỗ Thích giết vua Đinh Tiên Hoàng và người con Đinh Liễn, người con thứ tên Đinh Toàn nối ngôi lúc 6 tuổi, Lê Đại Hành làm Nhiếp chính, xưng là Phó vương, nắm đại quyền triều đình.

Nhà Tống lấy cớ Lê Đại Hành chuyên quyền để phát binh xâm lược Đại Cồ Việt (thực ra đây chỉ là cái cớ, còn thực tế chiếu phát binh của vua Tống cho thấy nhà Tống muốn khôi phục sự cai trị của mình lên nước Việt giống như thời nhà Đường).

Trước tình thế đó, Đại tướng quân Phạm Cự Lạng đem binh sĩ vào cung làm binh biến, buộc Thái hậu họ Dương (tức mẹ Đinh Toàn) trao long cổn cho Phó vương Lê Hoàn. Sau khi lên ngôi, Lê Hoàn tự mình làm tướng đánh tan quân Tống, chém tướng Hầu Nhân Bảo, bắt sống tướng Quách Quân Biện, Triệu Phụng Huân đem về Hoa Lư, khiến cho Đại Cồ Việt thanh bình, bảo toàn được nền độc lập của đất nước.

Hiện nay, có những giả thiết cho rằng Lê Hoàn là chủ mưu vụ ám sát vua Đinh Tiên Hoàng để giành ngôi vua. Giả thuyết này đúng sai không rõ vì không có bằng chứng, nhưng việc Lê Hoàn là một vị vua giỏi và có nhiều đóng góp cho đất nước là điều không thể phủ nhận.

Sau khi lên ngôi, Lê Hoàn thu được nhiều thành tích nổi bật trong việc cai trị, như việc phát triển nông nghiệp, mở trường học, tuyển dụng nhân tài và đánh bại Chiêm Thành, đánh dẹp các tộc người ở biên giới, khiến họ phải quy phục triều đình. Vì vậy, ông vẫn được sử sách đánh giá là một minh quân có công trong việc xây dựng đất nước và được nhân dân ca ngợi.

Ông là nhạc phụ của Hoàng đế Lý Thái Tổ, ông ngoại của Hoàng đế Lý Thái Tông.

Kể Lại Một Truyền Thuyết Về Nhân Vật Lịch Sử Hưng Yên – Mẫu 13

Xem nhiều hơn mẫu văn kể lại một truyền thuyết về nhân vật lịch sử Hưng Yên ấn tượng sau đây.

Tục truyền, vào đời tiền Lý ở xã An Đô, tổng Võng Phan, huyện Phù Dung (nay là thôn An Cầu, xã Tống Trân, huyện Phù Cừ ) có nhà họ Tống tên là Thiện Công dòng dõi thi thư, nghèo túng nhưng rất khoan hòa nhân đức, sinh được một trai khôi ngô, đặt tên là Tống Trân.

Tống Trân lên 5 tuổi đi học, học một biết mười, thiên văn địa lý đều tinh thông. Năm 7 tuổi, Tống Trân vào kinh ứng thi, cả ba kỳ đều được hạng ưu, đỗ thủ khoa. Ba năm sau đỗ Trạng nguyên vua khen là “Quốc sĩ vô song, tướng tài quả nhị”, nghĩa là “Danh sĩ tướng tài trong nước chỉ có một mình Tống Trân không ai sánh được”.

Sau khi vinh qui, Tống Trân kết duyên với Cúc Hoa, người xã Phù Anh cùng huyện. Cưới được 3 tháng, vua sai Tống Trân đi sứ Trung Quốc. Vua Trung Quốc muốn thử tài, sai bắt giam Tống Trân vào chùa Linh Long, trong chùa chỉ có tượng phật và nước lã. “ Có nước uống, ắt có cái ăn”, nghĩ vậy, Tống Trân bèn bẻ thử tay tượng thì quả nhiên tượng được đắp bằng chè lam.

Bốn tháng sau, vua Tàu cho mở cửa chùa thì thấy Tống Trân vẫn sống đàng hoàng, nhưng tượng phật không còn. Vua phục tài, phong Tống Trân là “Phụ quốc, thượng tể đẩu Nam Tống đại vương”. Qua nhiều lần thử tài văn chương, võ nghệ, vua Tàu càng khâm phụ phong là “Lưỡng quốc trạng nguyên”.

Mười năm đi sứ, khi Tống Trân trở về thì Cúc Hoa đã bị ép lấy chồng khác. Tống Trân giả dạng tìm đến dò la ý tứ, biết vợ vẫn chung thủy với mình, Tống Trân đón nàng về, vợ chồng đoàn tụ. Nhà vua biết chuyện cảm động phong cho Cúc Hoa là Quận phu nhân.

Còn Tống Trân sau làm “Phụ chính đại thần”. Làm quan đến ngoài 60 tuổi, Tống Trân dâng biểu xin về, mở trường dạy học tại quê nhà, được 5 năm thì mất.Vua thương tiếc phong sắc “Thượng đẳng phúc thần”, sau lại gia phong “Thượng đẳng tối linh phụ quốc thượng tể đẩu Nam song toán Tống đại vương”, và truyền cho dân làng lập đền thờ . Ở làng An Cầu hiện còn đền thờ Tống Trân.

Người đời sau đã viết truyện Tống Trân- Cúc Hoa, một tác phẩm thơ Nôm dân gian nổi tiếng, ca ngợi tài đức, tình yêu và lòng chung thủy của Tống Trân- Cúc Hoa. Có người còn làm câu đối về Tống Trân , dịch nghĩa như sau:

Tám tuổi đỗ Trạng Nam, đã nổi tài danh vang đất Việt
Mười năm sang sứ Bắc, lại đem vận sự dõi đời sau.

Hiện nay Văn Miếu Xích Đằng (Hưng Yên) còn tấm bia ghi tên Tống Trân, bia này được lập vào cuối triều Nguyễn.

Mời bạn xem nhiều hơn 🌟 Kể Về Hai Bà Trưng 🌟 ngắn

Kể Lại Một Truyền Thuyết Lớp 6 Ngắn Nhất – Mẫu 14

Với bài văn mẫu kể lại một truyền thuyết lớp 6 ngắn nhất sau đây sẽ giúp các em có thể học hỏi và trau dồi thêm kĩ năng viết của mình.

Vào thời Hùng Vương có một đôi vợ chồng tuy đã già nhưng mãi chưa có con. Vào một buổi sáng sớm khi lên nương làm rẫy, chợt thấy một dấu chân rất to in trên mặt đất, bà sửng sốt kêu lên:

– Ôi! Dấu chân của ai mà to thế này!

Thấy kì lạ, bà đưa chân mình vào ướm thử, về nhà bà liền có thai. Chẳng giống như bình thường, bà mang thai mười hai tháng mới sinh ra một bé trai và đặt tên là Gióng. Gióng lên ba tuổi mà chẳng biết nói biết cười.

Vào năm ấy, giặc Ân xâm lược nước ta. Quân giặc rất đông và hung hãn, đi đến đâu, chúng cướp bóc, tàn phá đến đấy. Quân của vua Hùng nhiều lần xuất trận nhưng không thể đánh thắng số lượng áp đảo của quân địch. Trước tình hình ấy, vua Hùng rất lo lắng, cử sứ thần đi khắp các vùng miền tìm người tài. Đến làng Gióng, cậu bé bỗng cất tiếng gọi mẹ xin cho đi đánh giặc: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con!”.

Gióng nói với sứ giá bằng giọng rõ ràng, dứt khoát: “Xin hãy nói với nhà vua làm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một cái áo giáp sắt”. Sứ giả ban đầu cũng hoài nghi, dù sao Gióng cũng chỉ là một đứa trẻ. Nhưng lúc ấy, có một con rồng không biết từ đâu bay đến rồi vút cao lên trời xanh, biết là điểm báo của trời, vội vàng về tâu lại với nhà vua.

Từ hôm ấy, Gióng bỗng lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không đủ, vươn vai trở thành một chàng trai khỏe mạnh, khôi ngô, tuấn tú. Những vật dụng cần thiết được mang đến, Gióng cùng trai tráng làng Phù Đổng ra trận đánh giặc.

Đánh đến đâu, quân giặc khiếp sợ bỏ chạy đến đấy. Khí thế đang mạnh mẽ thì ngờ đâu kiếm gãy, Gióng nhanh trí nhổ một bụi tre bên đường, quật vào quân giặc tới tấp. Tướng giặc cùng đường phải giơ tay xin hàng, chiến thắng thuộc về nhân dân của nước Văn Lang. Lúc bấy giờ ngựa Gióng đã tiến đến chân núi Sóc Sơn. Gióng bèn cởi toàn bộ giáp rồi cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời.

Để tưởng nhớ công ơn của Gióng, vua Hùng cho lập đền thờ ở quê nhà và phong Gióng là Phù Đổng Thiên Vương. Hàng năm, nhân dân vẫn tổ chức lễ hội để du khách thập phương tìm về bái lễ.

Chia sẻ đến bạn bài 💦 Kể Lại Truyện Thạch Sanh 💦 ấn tượng

Kể Chuyện Truyền Thuyết Bằng Tiếng Anh – Mẫu 15

Cuối cùng là mẫu văn kể chuyện truyền thuyết bằng tiếng anh hay và ấn tượng nhất, đừng bỏ lỡ nhé!

Once upon a time, Emperor Hung Vuong the Eighteenth had a beautiful daughter, called Mi Nuong Princess. Her beauty was so renowned that many royal suitors from foreign lands came to ask the Emperor for her hand.

However, he could not find anyone that is worthy for his daughter. The King wanted My Nuong to marry a really great man who has strong power and had endless love for her.

One day, there were two strangers came to see the King. They both proposed to marry the princess. The King asked them for their names. One bowed his head and introduce himself and said that he was Son Tinh—the God of the mountain—he reigned on the height of Tan Vien mountain and govern all creatures above. The other one said in a polite voice that he was Thuy Tinh—God of the sea—and he governed all living creatures below sea level.

The king asked these two handsome young men to present their power. The God of the Sea waved his hands and the wind start blowing. He spoke a word and the rain started falling heavily. He kept waving his hands and the sea level rises.

Everyone was afraid, except for the God of the Mountain, he asked the King to present his power. He waved his hand and many tree growths up quickly and made a big forest soon. He whispered a word and many mountain and hill spouted up. He kept waving his hands and all the hills and mountains started to move.

He could not decide which on is the winner they were both equally great. He then announced that, in the following morning whoever showed up to court the earliest with the wedding present will marry the princess. “Wedding presents” include 100 pots of glutinous rice and 100 banh chung (square rice cakes, a nine tusk elephant, a nine spur cock, a nine color hair horse” – the King said. The two Gods hurried back into their world to make preparations.

The following day, just in the early morning, Son Tinh brought all the gifts to bring My Nuong to the mountain. Thuy Tinh came later, could not get married, got angry, brought troops to get Ny Nuong back.

Son Tinh did not flinch. He used miracles to pick up hills, moved mountains, build land to prevent floods. The two sides fought for several months, in the end, Son Tinh was still steady and the Glass was exhausted. The Water Spirit had to withdraw his troops.

However, Thuy Tinh still never forgets the past. Every year around July and August, Thuy Tinh raises water to fight Son Tinh.

Tạm dịch

Ngày xửa ngày xưa, vua Hùng Vương thứ mười tám có một cô con gái xinh đẹp, tên là Mi Nương. Nhan sắc của nàng xinh đẹp đến mức biết bao vương công quý tộc từ các vùng đất nước ngoài đến diện kiến Hùng Vương để cầu hôn nàng.

Thế nhưng ngài chưa tìm thấy ai xứng đáng với con gái mình. Hùng Vương muốn Mỵ Nương kết hôn với một người đàn ông thực sự tuyệt vời, người sở hữu sức mạnh mạnh mẽ và có tình yêu bất tận với nàng.

Một ngày nọ, có hai người lạ đến diện kiến vua Hùng. Cả hai đều muốn cưới công chúa. Nhà vua hỏi cao danh quý tánh của hai chàng trai. Một người cúi đầu và tự xưng mình là Sơn Tinh, Chúa vùng non cao, trị vì trên đỉnh núi Tản Viên và cai quản tất cả các sinh vật ở trên núi. Một người khác với giọng lịch thiệp, chàng là Thủy Tinh, Chúa vùng nước thẳm và chàng cai quản tất cả các sinh vật dưới biển sâu.

Hai chàng bày tỏ lòng ngưỡng mộ nhan sắc và tấm lòng nhân hậu của công chúa và sẵn sàng làm bất cứ điều gì để có được trái tim nàng.

Nhà vua yêu cầu hai chàng thanh niên đẹp trai phô diễn quyền lực của mình. Thần biển vẫy tay và gió bắt đầu thổi. Thần vừa thốt lời thì mưa bắt đầu rơi nặng hạt. Thần tiếp tục vẫy tay thì mực nước biển dâng lên. Mọi người đều sợ, ngoại trừ Sơn Tinh, Hùng Vương yêu cầu chàng phô diễn quyền lực của mình.

Chàng vẫy tay thì cây cối đua nhau mọc lên nhanh chóng và tạo thành một khu rừng lớn. Thần thì thầm thì chẳng mấy chốc nhiều ngọn núi đồi mọc lên. Chàng tiếp tục vẫy tay thì tất cả những ngọn đồi núi bắt đầu di chuyển.

Vua Hùng không thể quyết định ai là người chiến thắng cả hai chàng trai đều tuyệt vời như nhau. Sau đó ngài phán rằng, vào sáng hôm sau, bất cứ người nào mang sính lễ đến sớm nhất sẽ được cưới công chúa. “Lễ vật bao gồm 100 ván cơm nếp và 100 tập bánh chưng,voi chín ngà, gà chin cựa, ngựa chín hồng mao” ông vua cho biết. Hai vị thần vội vã trở lại vùng đất của mình để chuẩn bị.

Hôm sau, mới tờ mờ sáng, Sơn Tinh đã đem ra đầy đủ lễ vật đến rước Mị Nương về núi. Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương.

Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thuỷ Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân.

Tuy vậy Thủy Tinh vẫn không quên được chuyện xưa. Hàng năm cứ vào khoảng tháng bảy, tháng tám là Thủy Tinh lại dâng nước lên đánh Sơn Tinh.

Tiếp tục đón đọc mẫu 🌳 Kể Lại Câu Chuyện Ông Trạng Thả Diều 🌳 hay nhất

Viết một bình luận