6+ Mẫu Kể Chuyện Về Lòng Trung Thực Những Hạt Thóc Giống. Tuyển Tập Bài Văn Đặc Sắc Giúp Các Em Trau Dồi Thêm Kĩ Năng Viết.
Tóm Tắt Câu Chuyện Những Hạt Thóc Giống
Câu chuyện “Những Hạt Thóc Giống” là một câu chuyện dân gian Khơ-me, kể về bài học đạo đức quan trọng: sự trung thực.
Dưới đây là tóm tắt của câu chuyện:
Ngày xưa, có một ông vua cao tuổi không có người nối ngôi. Vua muốn tìm một người tài đức để truyền ngôi và đã nghĩ ra một cách thử tài đức của mọi người. Ông phát cho mỗi người dân một thúng thóc giống đã được luộc chín và giao hẹn: Ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.
Mùa màng đến, mọi người đều chở thóc lúa về kinh thành, trừ một chú bé mồ côi tên là Chôm. Chôm đã không làm sao cho thóc giống nảy mầm được và đã dũng cảm thú nhận điều này với vua. Mọi người đều ngạc nhiên, nhưng vua lại mỉm cười và tiết lộ rằng thóc giống đã được luộc kỹ, không thể nảy mầm. Những xe thóc đầy ắp kia không phải từ thóc giống của vua.
Vua khen ngợi sự trung thực của Chôm và quyết định truyền ngôi cho chú bé này, vì trung thực là đức tính quý báu nhất của con người. Chôm sau đó trở thành một ông vua hiền minh
Xem chi tiết 👉 Trung Thực Là Gì, Biểu Hiện Của Trung Thực
Ý Nghĩa Truyện Những Hạt Thóc Giống
Truyện “Những Hạt Thóc Giống” là một câu chuyện mang ý nghĩa sâu sắc về đức tính trung thực và lòng dũng cảm.
Câu chuyện nhấn mạnh rằng trung thực là đức tính quý giá nhất của con người, và chỉ có người trung thực mới xứng đáng với những vị trí quan trọng trong xã hội. Nó cũng phản ánh quan điểm rằng sự thành công và quyền lực không nên dựa trên sự gian dối.
Đây là một bài học quý báu, nhắc nhở mọi người về tầm quan trọng của việc sống thật thà và can đảm đối diện với sự thật
Xem các mẫu —> Viết Đoạn Văn Về Tính Trung Thực
Cách Kể Chuyện Về Lòng Trung Thực Những Hạt Thóc Giống
SCR.VN hướng dẫn bạn đọc cách kể chuyện về lòng trung thực những hạt thóc giống đơn giản nhất là dựa vào dàn ý sau đây:
I. Mở bài: Ở phần mở đầu, sẽ dẫn dắt tới câu chuyện về lòng trung thực thông qua truyện “Những hạt thóc giống” mà em định kể hoặc viết trong bài.
II. Thân bài:
- Đầu tiên, bạn sẽ bắt đầu kể chi tiết câu chuyện. Diễn biến câu chuyện đó ra sao. Có phần nào quan trọng nhất, hoặc phần nào em tâm đắc nhất
- Nên kể theo từng đoạn nhỏ để người nghe hoặc người đọc dễ nắm bắt và kết thúc của câu chuyện như thế nào.
III. Kết bài: Trong phần cuối cùng của bài viết, sẽ nêu lên những suy nghĩ, tình cảm của mình về câu chuyện. Về những bài học, đức tính mà em học được qua câu chuyện đó.
Gợi ý 🌈 Kể Một Câu Chuyện Về Lòng Trung Thực 🌈 ý nghĩa
Nội Dung Câu Chuyện Những Hạt Thóc Giống
Chia sẻ đến bạn đọc nội dung câu chuyện những hạt thóc giống sau đây:
Ngày xưa có một ông vua cao tuổi muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng và giao hẹn: Ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.
Có một chú bé mồ côi tên là Chôm nhận thóc về, dốc công chăm sóc mà thóc vẫn chẳng nảy mầm.
Đến vụ thu hoạch, mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho nhà vua. Chôm lo lắng đến trước vua qùy tâu:
– Tâu bệ hạ! Con không làm sao cho thóc này nảy mầm được.
Mọi người đều sững sờ vì lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ chú bé đứng dậy. Ngài hỏi còn ai để chết thóc giống không. Không ai trả lời.
Lúc đó nhà vua mới ôn tồn nói:
– Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào thóc ấy còn mọc được? Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta!
Rồi vua dõng dạc nói tiếp:
– Trung thực là đức tính qúy nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này.
Chôm được truyền ngôi và trở thành ông vua hiền minh.
Tặng bạn ❤️️ Ca Dao Tục Ngữ Về Tính Trung Thực ❤️️ hay nhất
Ý Nghĩa Câu Chuyện Những Hạt Thóc Giống
Câu chuyện muốn truyền tải đến tất cả mọi người thông điệp tốt đẹp của lòng trung thực. Đức tính quan trọng nhất của mỗi người chính là lòng trung thực. Nhờ có lòng trung thực, chúng ta mới có thể sống chân thật và nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của mọi người xung quanh.
Trả Lời Các Câu Hỏi Về Câu Chuyện Những Hạt Thóc Giống
Cùng SCR.VN trả lời các câu hỏi về câu chuyện những hạt thóc giống sau đây nhé!
👉Câu 1: Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi?
Đáp án: Nhà vua muốn chọn một người trung thực để truyền ngôi.
👉Câu 2: Nhà vua làm cách nào để tìm được người như thế?
Đáp án: Để tìm được người trung thực, nhà vua đã phát cho mỗi người dân một thúng thóc giống đã được luộc kĩ và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc sẽ được truyền ngôi báu, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.
👉Câu 3: Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người?
Đáp án: Mọi người nô nức chở thóc về kinh để nộp cho nhà vua còn Chôm thì đến trước vua quỳ thú tội.
👉Câu 4: Theo em, vì sao người trung thực là người đáng quý?
Đáp án: Người trung thực là người đáng quý vì họ bao giờ cũng nói thật, không vì lợi ích của mình và nói dối làm hỏng việc chung. Người trung thực sẽ thích nghe nói thật, dám bảo vệ sự thật, bảo vệ người tốt, do đó sẽ làm được nhiều điều ích nước lợi dân.
Chia sẽ một số nick game miễn phí mới nhất:
- Tặng Nick Free Fire VIP Facebook
- Acc Play Together Miễn Phí
- Acc LOL Free
- Acc Genshin Impact Miễn Phí
- Acc Gunny Mobi Miễn Phí
- Acc Đột Kích Vip Miễn Phí
- Acc Mini World Free
- Acc Blox Fruit Free
- Acc Liên Quân miễn phí đăng nhập bằng Garena
5+ Mẫu Kể Lại Chuyện Những Hạt Thóc Giống Hay Nhất
Sau đây là danh sách 5+ mẫu kể lại chuyện về lòng trung thực những hạt thóc giống hay nhất, mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!
Kể Lại Chuyện Những Hạt Thóc Giống Ngắn Gọn – Mẫu 1
Ngày xưa có một ông vua tuổi đã cao mà không có con. Vua muốn tìm một người tài đức để truyền ngôi.
Bữa nọ, vua ra lệnh mở kho thóc phát cho mỗi thần dân một đấu thóc giống và giao hẹn: “Ai nộp được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi báu; ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt!”.
Vụ mùa năm ấy bội thu. Các thần dân trong Vương quốc nô nức chở thóc về Kinh thành. Chỉ có một chú bé tên là Chôm đến với hai bàn tay không. Quỳ xuống trước mặt vua, Chôm kính cẩn tâu:
– Muôn tâu Đức Vua! Con xin chịu tội vì thóc giống Bệ hạ ban cho, con đã gieo nhưng không mọc mầm!
Mọi người đều sững sờ. Nhưng nhà vua thì mỉm cười đỡ chú bé đứng dậy và nói: “Thóc phát ra đã bị luộc cả rồi, làm sao mà gieo thành mạ được. Những gánh thóc, xe thóc kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta!…”
Nhìn một lượt khắp các bá quan văn võ và ngàn vạn thần dân có mặt, nhà vua phán truyền:
– Trung thực là đức tính quý báu nhất của con người. Chôm vừa trung thực vừa dũng cảm, rất xứng đáng được ta truyền ngôi báu.
Chôm được làm vua và nổi tiếng là vị vua hiền minh của Vương quốc.
Đọc thêm mẫu 💧 Kể Lại Truyện Cổ Tích Bằng Lời Văn Của Em 💧 hấp dẫn
Kể Lại Chuyện Những Hạt Thóc Giống Hấp Dẫn – Mẫu 2
Ta là vua của đất nước Khơ-me rộng lớn và tươi đẹp. Nay ta tuổi đã cao, người đã yếu, không đủ sức cai trị giang sơn. Nhưng khổ nổi, ta lại không có con trai. Vì vậy, ta muốn tìm người nối ngôi. Người tài trong dân gian thì rất nhiều. Nhưng tài trí thì có thể đào tạo được.
Theo ta, phẩm chất quan trọng nhất đối với một nhà vua tương lai, của con người là tính trung thực. Chính bởi vậy nên ta đã nghĩ ra một thử nghiệm để tìm ra người trung thực nhất vương quốc. Ta phát cho mỗi người dân một thúng thóc, sai họ đưa về gieo trồng và giao hẹn ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai không nộp thóc sẽ bị trừng phạt.
Lệnh ta vừa ban ra, mọi người thi nhau mang thóc về chăm sóc, vun trồng tỉ mỉ, mong được lựa chọn làm hoàng đế. Không ai hay biết rằng ta đã bí mật luộc tất cả chỗ thóc giống đó. Dù họ có cố gắng thế nào cũng không thể khiến thóc nảy mầm.
Vậy mà thật ngạc nhiên, đến ngày hẹn, kinh thành của ta lại đầy ắp những xe thóc vàng ươm. Ai cũng lớn tiếng khoe ta đây đã tận tâm chăm sóc. Ta tưởng không còn hi vọng gì thì bỗng đâu, một chú bé chạy đến bên ta quỳ gới tâu:
– Tâu bệ hạ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm được.
Nghe chú bé nói ta hết sức vui mừng nhưng vẫn điềm nhiên hỏi mọi người xung quanh:
– Có còn ai làm chết thóc giống nữa không?
Không ai trả lời. Tất cả đều tái mặt lo cho số phận của chú bé.
Sau khi hỏi lại một lần nữa, ta bèn đỡ chú bé dậy và ôn tồn hỏi:
– Con tên là gì?
– Dạ! Muôn tâu bệ hạ, thần tên là Chôm. Thần đã cố gắng hết sức để chăm sóc thóc giống Bệ hạ ban nhưng không hiểu sao chúng không thể nảy mầm. Thần đáng tội chết ạ!
Trước thái độ thành thật của chú bé, ta cười lớn và bảo:
– Không! Con không có tội. Trước khi phát thóc ta đã luộc kĩ rồi. Lẽ nào thóc ấy còn mọc được? Những se thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta.
Và trong khi mọi người còn chưa hết ngạc nhiên, ta dõng dạc tuyên bố:
Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này. Không phụ công ta tin tưởng, sau này, Chôm đã trở thành một vị vua anh minh, thay ta trị vì đất nước Khơ-me ngày càng phồn thịnh.
Xem các mẫu —> Dẫn Chứng Về Lòng Trung Thực
Kể Lại Chuyện Những Hạt Thóc Giống Bằng Lời Văn Của Em – Mẫu 3
Thuở xưa có 1 ông vua cao tuổi muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh phát cho người dân ở đây mỗi người một thúng thóc về gieo và giao hẹn: ai thu hoạch được nhiều thóc là sẽ được truyền ngôi và ai không có thóc sẽ bị trừng phạt.
Ở làng nọ có chú bé tên là Chôm mồ côi cha mẹ. Cậu cũng đi nhận thóc về và cố chăm sóc mà không một hạt thóc nào nảy mầm. Đến vụ thu hoạch, mọi người chở thóc về kinh đô thu nộp cho nhà vua. Chôm lo lắng, đến trước vua quỳ tâu:
– Tâu bệ hạ! Con không làm sao cho thóc của người nảy mầm được.
Mọi người sững sờ trước lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ chú bé dậy, ôn tồn nói:
– Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào chúng còn nảy mầm được. Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta.
Rồi nhà vua dõng dạc tuyên bố:
– Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này. Chôm được truyền ngôi và trở thành một ông vua đức trí hiền tài.
Tham khảo tuyển tập văn ☔ Kể Lại Một Câu Chuyện Cổ Tích Mà Em Biết ☔ chọn lọc
Kể Lại Chuyện Những Hạt Thóc Giống Bằng Lời Văn Của Em Ngắn Gọn – Mẫu 4
Thuở xưa, có một ông vua cao tuổi trong vương quốc, ông quyết định tìm người kế vị để nối ngôi. Ông ra lệnh phát thóc cho mọi người trong vương quốc mang theo mỗi người một thúng thóc về để gieo. Ông đưa ra một quy định rằng người nào thu hoạch được nhiều thóc nhất sẽ được chọn làm người kế vị, trong khi người không có thóc sẽ bị trừng phạt.
Ở một làng nhỏ, có một chú bé tên là Chôm, mồ côi cha mẹ. Mặc dù khó khăn, Chôm cũng tham gia nhận thóc và cố gắng chăm sóc thóc của mình mặc dù không một hạt thóc nào nảy mầm. Khi đến vụ thu hoạch, mọi người chở thóc về kinh đô để thu nộp cho nhà vua. Lo lắng, Chôm đến trước mặt vua và tỏ ra chân thành:
-Tâu bệ hạ! Con không làm sao để thóc của người nảy mầm được.
Mọi người đều ngạc nhiên và tò mò trước lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua lại đỡ chú bé lên và ôn tồn nói:
-Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào chúng còn nảy mầm được. Những xe thóc đầy ắp kia không phải là từ thóc giống của ta.
Nhà vua tiếp tục giải thích:
-Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này.
Như vậy, Chôm được chọn làm người kế vị và trở thành một ông vua đức trí hiền tài. Đây là một câu chuyện về sự trung thực và lòng dũng cảm được vinh danh và tôn vinh.
Kể Lại Chuyện Những Hạt Thóc Giống Bằng Lời Của Đức Vua – Mẫu 5
Gần suốt cuộc đời, ta trị vì trên ngôi báu. Nay tuổi tác đã cao, ta muốn tìm một người trung thực để thay ta dẫn dắt muôn dân. Một hôm, ta bỗng nảy ra một kế, liền sai các quan bí mật luộc kĩ thóc giống, rồi ban lệnh phát cho mỗi người dân một thúng đem về gieo trồng và giao hẹn: Nếu ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được ta truyền cho ngôi báu. Ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.
Đến vụ thu hoạch, mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho ta. Riêng có một chú bé không có hạt thóc nào lo lắng đến trước mặt ta cúi đầu, quỳ tâu:
– Tâu Bệ hạ! Con không làm sao cho thóc giống nảy mầm được ạ!
Mọi người sững sờ, lo lắng trước lời tâu của chú bé. Nhưng ta đã đỡ chú bé đứng dậy và hỏi xem có ai cũng để chết thóc giống không. Không ai trả lời. Lúc ấy, ta mới ôn tồn nói:
– Trước khi phát thóc giống, ta đã ngầm cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào thóc ấy còn mọc được? Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta?!
Không khí im lặng, căng thẳng bao trùm khắp sân rồng. Ta tuyên bố:
– Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Kể từ hôm nay, ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này. Sự lựa chọn của ta là đúng đắn.
Sau này, chú bé ấy đã trở thành một ông vua hiền minh, được dân chúng hết lời ca ngợi.
Xem bài mẫu 👉 Suy Nghĩ Của Em Về Lòng Trung Thực
Kể Lại Chuyện Những Hạt Thóc Giống Bằng Lời Của Chú Bé Chôm – Mẫu 6
Ta đang là vua của đất nước Khơme rộng lớn và tươi đẹp. Vốn ta không phải là con cháu dòng dõi vương giả gì, chỉ nhờ vào tính trung thực mà ta đã có được ngôi vị như ngày hôm nay. Chuyện là:
Hồi ấy, vương quốc Khơme nơi ta sinh sống do một vị vua anh minh cai quản. Sau nhiều năm, vị vua ấy tuổi đã cao, người đã yếu, không còn đủ sức cai trị giang sơn nữa. Ngài lại không có con trai nên phải tìm người kế ngôi.
Vì vậy, đức vua muốn tìm người nối ngôi. Ngài phát cho mỗi người dân trong vương quốc một thúng thóc, sai họ đem về gieo trồng và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai không nộp thóc sẽ bị trừng phạt. Lúc ấy, ta cũng rất háo hức mang số thóc được phát về nhà chăm sóc, vun trồng tỉ mỉ, mong thóc nảy mầm để mình được lựa chọn làm hoàng đế.
Nhưng thật kì lạ, dù ta bỏ bao công chăm bẵm, tưới tắm mà những hạt thóc vẫn gan lì, không chịu nảy mầm. Ta buồn lắm mà không biết làm thế nào. Những người bạn khác của ta không hề quan tâm đến chuyện này, họ chỉ chờ đến ngày vua hẹn để mang những bao thóc đầy đã có sẵn trong kho ra dâng vua. Ta không thể đồng ý với việc làm đó của họ.
Ngày hẹn đã đến, mọi người trong vương quốc nô nức kéo đến kinh thành, đằng sau là những xe thóc vàng ươm, đầy ăm ắp. Ai cũng lớn tiếng khoe khoang ta đây đã tận tâm chăm sóc nên mới có nhiều thóc lúa như vậy. Ta rất buồn và lo sợ khi mình đến tay không. Đắn đo suy nghĩ rất lâu, cảm thấy không thể dối gạt nhà vua, ta bèn quỳ trước mặt ngài và nói:
Tâu Bệ hạ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm được.
Ta tưởng mình nói xong câu đó sẽ phải chịu một hình phạt nặng nề với tội danh làm trái ý vua. Nhưng lạ thay, nhà vua không hề tức giận, ngài còn hiền từ cười với ta và đưa tay đỡ ta dậy.
Con tên là gì? Ngài hỏi.
Thấy thái độ kì lạ của nhà vua, mạnh dạn ta trả lời:
Dạ! Muôn tâu Bệ hạ, thần tên là Chôm. Thần đã cố gắng hết sức để chăm sóc thóc giống Bệ hạ ban nhưng không hiểu sao chúng không thể nảy mầm. Thần đáng tội chết ạ!
Ta vừa dứt lời, nhà vua cười lớn và phán:
Không! Con không có tội. Trước khi phát thóc ta đã luộc kĩ rồi. Lẽ nào thóc ấy còn mọc được? Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải được thu từ thóc giống của ta.
Ta và những người có mặt ở đấy vô cùng ngạc nhiên. Không ai biết vì cớ gì mà nhà vua lại làm vậy. Trước khi kịp nghĩ ra thì nhà vua lại lên tiếng:
Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng “cảm này”. Ngài vừa nói vừa chỉ vào ta. Lúc ấy, ta cảm thấy sung sướng vô cùng. Tưởng đâu mình đã chết vì tội phi quân, ngờ đâu ta lại là người được nhà vua truyền ngôi báu.
Quả là đời có nhiều việc không thể ngờ tới. Chỉ cần có lòng dũng cảm và tính trung thực một chú bé nghèo như Chôm ta lại có ngày trở thành một vị vua cai quản đất nước Khơme rộng lớn.
Xem thêm mẫu 🌷 Kể Lại Truyện Em Bé Thông Minh 🌷 ngắn gọn