Kể Lại Sự Tích Hồ Gươm + Ý Nghĩa + Phân Tích ❤️️ 23+ Mẫu Hay Nhất ✅ Tuyển Tập Những Tài Liệu Tham Khảo Hữu Ích Để Các Em Ôn Tập Hiệu Quả.
Ý Nghĩa Sự Tích Hồ Gươm
Ý nghĩa của truyện Sự tích Hồ Gươm đó chính là:
– Truyện giải thích tên gọi của Hồ Gươm (Hoàn Kiếm)
– Truyện đề cao, ca ngợi vai trò của Lê Lợi- người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã được nhân dân hết lòng ủng hộ, có công đánh đuổi giặc, đem lại thái bình cho đất nước, nhân dân.
– Truyện thể hiện khát vọng của quần chúng nhân dân muốn được sống trong hoà bình, hạnh phúc.
Gợi ý 🌼 Sơ Đồ Tư Duy Sự Tích Hồ Gươm 🌼 chi tiết
Cách Kể Lại Sự Tích Hồ Gươm
Hướng dẫn bạn đọc cách kể lại sự tích Hồ Gươm đơn giản bằng cách dựa vào dàn ý chi tiết sau đây:
I. Mở bài: Giới thiệu đôi nét từ cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn, do Lê Lợi lãnh đạo.
II. Thân bài
-> Kể lại diễn biến sự việc theo trình tự sau đây:
– Lê Thận kéo lưới bắt cá nhưng cả ba lần kéo lưới lên đều có một lưỡi gươm. Lê Thận tham gia nghĩa quân Lam Sơn.
– Lê Lợi đến nhà Lê Thận thấy lưỡi gươm.
– Lê Lợi chạy vào rừng, vô tình thấy chuôi gươm nạm ngọc.
->Lê Lợi tra lưỡi gươm ở nhà Lê Thận vào chuôi gươm vừa như in.
– Có gươm thần, nghĩa quân Lam Sơn dâng cao khí thế đánh giặc Minh xâm lược.
– Cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược thắng lợi đất nước thanh bình, nhân dân chuyên lo việc ruộng đồng, xây dựng đất nước vững bền.
– Vua đi thuyền trên hồ Tả Vọng, Rùa nổi lên mạn thuyền, xin lại gươm thần.
III. Kết bài: Hồ Tả Vọng xưa kia nay là Hồ Gươm hay còn gọi là hồ Hoàn Kiếm.
Tham khảo thêm ✅ Dàn Ý Thuyết Minh Về Hồ Gươm ✅ chi tiết
Kể Lại Câu Chuyện Sự Tích Hồ Gươm Ngắn Gọn – Mẫu 1
Gợi ý đến bạn đọc mẫu văn kể lại câu chuyện sự tích hồ gươm ngắn gọn dưới đây.
Thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân như cỏ rác, tác oai tác quái làm nhiều điều trái với đạo lý. Nghĩa quân Lam Sơn nhiều lần đứng lên chống giặc nhưng đều bị thất bại.
Thấy vậy Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn Gươm thần để đánh giặc. Thời ấy ở Thanh Hoá có chàng trai tên là Lê Thận làm nghề đánh cá. Một đêm, Thận thả lưới trên bến vắng, ba lần kéo lưới lên đều thấy một thanh sắt, chàng trai nhận ra đó là lưỡi gươm liền đem về cất ở xó nhà.
Sau đó Lê Thận hăng hái gia nhập nghĩa quân Lam Sơn. Một hôm, chủ tướng Lê Lợi cùng tuỳ tùng đến nhà Thận, thấy thanh gươm tự nhiên sáng rực lên, Lê Lợi bèn cầm lên xem thây có hai chữ “Thuận Thiên”.
Một lần khi bị thua phải tháo chạy Lê Lợi đi qua khu rừng, thấy chuôi gươm nạm ngọc trên ngọn cây đa tỏa ánh sáng, nhớ tới lưỡi gươm ở nhà Thận Lê Lợi giắt vào lưng đem về. Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại mọi người đã kể lại chuyện bắt được chuôi gươm.
Lê Thận đem gươm ra tra vào chuôi thì vừa khớp với nhau. Lê Thận nâng gươm trao cho Lê Lợi và nói rằng đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Lê Lợi với thanh gươm báu cùng nhuệ khí nghĩa quân ngày một lớn mạnh. Trên các trận đánh làm quân Minh kinh hồn bạt vía.
Uy danh của nghĩa quân vang dội khắp nơi. Chiến lợi phẩm thu về ngày càng nhiều. Thế chủ động tấn công ngày một cao, chẳng mấy chốc đã đuổi được sạch bóng giặc Minh khỏi bờ cõi. Một năm sau khi đuổi giặc Minh, vua Lê Lợi cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân đó Long Quân sai Rùa vàng lên đòi lại thanh gươm thần.
Thuyền rồng ra giữa hồ, thấy có Rùa lớn xuất hiện, vua truyền lệnh cho thuyền chậm lại. Rùa vàng tiến về phía vua và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”. Nghe Rùa vàng nói vua hiểu ý, rút gươm trả cho Rùa vàng. Rùa vàng lập tức há miệng đỡ lấy thanh gươm và từ từ chìm xuống nước.
Gươm và Rùa đã chìm xuống nước nhưng người ta thấy có ánh sáng loang loáng dưới mặt hồ xanh. Từ đó hồ Tả Vọng mang tên là hồ Gươm hay là hồ Hoàn Kiếm.
SCR.VN gợi ý 🌿 Dàn Ý Tả Hồ Gươm 🌿 đơn giản
Kể Lại Truyện Sự Tích Hồ Gươm Ngắn Hay – Mẫu 2
Cùng tham khảo ngay mẫu kể lại truyện sự tích hồ gươm đầy đủ dưới đây nhé!
Trải qua biết bao biến cố, thăng trầm của thời gian Hà Nội vẫn mang trong mình những nét đẹp cổ thủ đô văn hiến. Và nhắc đến câu chuyện về Hà Nội, dấu ấn đầu tiên của đọng lại trong chúng ta có lẽ là hồ Gươm nơi còn lưu giữ câu chuyện về người anh hùng dân tộc Lê Lợi trả gươm rùa thần, trong lòng hồ Tả Vọng. Chuyện kể rằng:
Vào thế kỉ XV, dưới ách đô hộ của giặc Minh, nhân dân ta phải chịu muôn vàn khổ cực. Mọi người căm hận chúng đến tận xương tủy. Nghĩa quân Lam Sơn, lúc ấy đang trong buổi đầu phất cờ khởi nghĩa, lực lượng còn yếu, bị thua trận nhiều. Long Quân biết chuyện quyết đinh cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để dẹp giặc.
Hồi ấy, ở Thanh Hóa có người dân chài tên là Lê Thận. Một đêm nọ, đi đánh cá ở bờ sông vắng, sau hai lần quang chài Thận chỉ kéo được ột thanh sắt. Đến lần thứ 3, vẫn là thanh sắt đó Thận mới soi đèn xem kĩ, thì phát hiện ra đó là một lưỡi gươm bèn đem về nhà.
Về sau, Thận gia nhập nghĩa quân Lam Sơn chàng hăng hái, gan dạ không hề sợ nguy hiểm. Một lần Lê Lợi đến thăm nhà Thận. Trong căn nhà tranh, bỗng dưng chủ tướng thấy có ánh sáng lạ tỏa ra từ một góc nhà, ông đến xem thì thấy đó là ánh sáng của lưỡi gươm trên đó có hai chữ Thuận Thiên. Nhưng lúc ấy tất cả mọi người vẫn không hề biết đó là gươm báu.
Một lần bị giặc đuổi, Lê Lợi cùng tướng sĩ phải rút chạy mỗi người một ngả. Khi đi ngang qua môt khu rừng Lê Lợi bỗng thấy trên ngọn cây đa có ánh sáng lạ. Ông trèo lên cây mới biết đó là một chuôi gươm nạm ngọc. Lúc này, Lê Lợi nhớ đến lưỡi gươm có khắc chữ Thuận Thiên ở nhà Thận, ông dắt chuôi gươm bên mình. Khi trở về bèn lệnh cho Lê Thận mang lưỡi gươm đến và hỏi nguồn gốc thanh gươm.
Lúc ấy, Thận mới từ tốn kể lại câu chuyện ba lần vớt được thanh gươm nơi bến sông vắng. Biết đây là ý trời, Lê Thận dâng thanh gươm cho chủ tướng, mà tâu rằng: “ Đây là ý trời phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc.”
Sau khi mọi người biết đó là gươm thần, nghĩa quân Lê Lợi ngày một nhuệ khí . Quân ta ra trận nào, thắng trận ấy bách chiến bách thắng. Tiếng tăm của nghĩa quân ngày được vang xa, binh lực của quân ta cũng tăng lên gấp bội.
Nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, chiếm được nhiều kho lương thực để nuôi nghĩa quân và phân phát cho nhân dân. Cứ như thế quân ta nhanh chóng quét sạch kẻ thù, đuổi chúng ra khỏi bờ cõi của nước ta. Cuộc sống nhân dân bình yên, no ấm.
Đuổi được giặc Minh, Lê Lợi lên ngôi vua. Trong một lần ngự uyển quanh hồ Tả Vọng, Long Vương đã sai Rùa vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi thuyền rồng của vua đi đến giữa hồ, vua thấy thanh gươm bên mình tự nhiên động đậy. Cùng lúc đó, hai bên mạn thuyền bỗng dưng có con sóng lớn, vua thấy thế bèn sai quân dừng thuyền lại.
Rùa vàng liền tiếng đến phía vua và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”. Nghe Rùa vàng nói, vua hiểu ý, bèn lấy thanh gươm bên mình hướng về phía rùa vàng. Rùa vàng ngay lập tức há miệng đỡ lấy thanh gươm và từ từ chìm xuống nước.
Từ đó về sau hồ Tả Vọng có tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. Tên gọi ấy gắn liền với một vũ khí giàu chất chính nghĩa, tính nhân dân và chiến thắng vè vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn cùng người anh hùng dân tộc Lê Lợi.
Đón đọc thêm 💚 Tóm Tắt Sự Tích Hồ Gươm 💚 hay nhất
Kể Lại Truyện Truyền Thuyết Sự Tích Hồ Gươm Đầy Đủ – Mẫu 3
Dưới đây là mẫu văn kể lại truyện truyền thuyết sự tích hồ gươm đầy đủ nhất.
Nước Nam đang yên bình thì giặc Minh kéo quân sang đô hộ. Chúng ngang nhiên làm nhiều điều bạo ngược và xem dân ta như cỏ rác. Lòng dân vô cùng oán hận.
Bấy giờ, ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy, nhưng thế lực còn non yếu nên nhiều lần bị thất bại. Dân ta vẫn làm thân trâu ngựa. Thấy vậy, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn chiếc gươm thần để làm vũ khí đánh giặc cứu nước.
Một đêm nọ, ở tỉnh Thanh Hóa, có người dân chài tên là Thận đi thả lưới. sau khi quang lưới xuống bến thì kéo lên được một thanh sắt. Lê Thận quang thanh sắt ấy đi rồi đến chổ khác để thả lưới. Lần tứ hai kéo lưới cũng chỉ được một thanh sắt, chàng lại ném xuống sông. Lần thứ ba cũng thế, thanh sắt ấy lại mắc vào lưới. Lấy làm ngạc nhiên, Thận mồi lửa rọi vào thanh sắt nhìn kĩ thì nhận ra một lưỡi gươm.
Lê Thận mừng rỡ đem lưỡi gươm về nhà. Sau đó, Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Khát vọng hòa bình và lòng yêu nước đã làm Thận hăng hái, gan dạ, không sự nguy hiểm trước kẻ thù hung hãn. Chủ tướng Lê Lợi và một số tùy tùng đến nhà Lê Thận để bàn việc nước.
Căn nhà nhỏ tối om, đột nhiên lưỡi gươm sáng rực lên một góc nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lưỡi gươm lên xem có hai chữ “Thuận Thiên” nhưng không biết đó là báu vật. Rồi mọi người trở về với việc đánh giặc nhưng luôn bị thất bại.
Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng mỗi người một ngả chạy vào rừng. Lúc đi qua khu rừng nọ, Lê Lợi thấy có ánh sáng lạ trên ngọn cây đa. Ông trèo lên thì phát hiện một chuỗi gươm nạm ngọc. Lê Lợi lấy chuôi gươm giắt vào thắt lưng và liên tưởng đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận.
Mấy hôm sau, Lê Lợi gặp các tướng cùng Lê Thận và kể lại cho mọi người nghe về chuôi gươm. Khi đem tra chuôi gươm vào lưỡi gươm thì vừa vặn như in.
Lê Thận mừng rỡ, nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi:
– Đây là Trời phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm này để báo đền tổ quốc.
Từ đó, Nghĩa quân Lam Sơm mỗi ngày một thêm nhuệ khí. Lê Lợi, gươm thần cũng nghĩa quân Lam Sơn tung hoành ngang dọc. Trận nào cũng mang về chiến thắng, quân minh bạt vía kinh hồn. Uy thế thuộc về nghĩa quân Lam Sơn, binh lực mỗi ngày một lớn mạnh.
Nghĩa quân xông xáo đi tìm giặc, chiếm được nhiều kho lương thực của giặc để nuôi quân. Gươm thần mở đường cho nghĩa quân đánh tràn vô tận, đánh cho đến khi đất nước sạch bóng quân thù. Đất nước thái bình, Lê Lợi lên làm vua.
Một năm sau, Lê Lợi ngự thuyền rồng đi dạo quanh hồ Tả Vọng. Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi thanh gươm thần. Khi thuyền tiến ra giữa hồ, Rùa Vàng nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước, vua ra lệnh cho thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy thanh gươm thần đeo bên người tự nhiên lay động. Rùa Vàng nhô đầu lên và nói:
– Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!
Vua hiểu ý liền nâng thanh gươm về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, Rùa Vàng há miệng đớp lấy thanh gươm rồi lặn xuống nước. Gươm và Rùa đã chìm xuống đáy hồ nhưng ánh sáng vẫn còn le lói dưới mặt nước trong xanh.
Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. Một tên gọi gắn liền với một vũ khí giàu chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Có lẽ đứng trước hồ Hoàn Kiếm thì em cũng nhớ đến gươm thần quý báu, nhớ đến cuộc chiến oanh liệt của nghĩa quân Lam Sơn với những vị tướng hiền tài đã cứu nước cứu dân. Em càng tự hào về đất nước, về lịch sử của dân tộc mà truyền thuyết để lại. Em mong sao Trái Đất hôm nay và mai sau mãi mãi hòa bình.
Tham khảo 🌈 Thuyết Minh Về Hồ Gươm 🌈 ấn tượng
Kể Lại Sự Tích Hồ Gươm Ấn Tượng – Mẫu 4
Xem thêm mẫu văn kể lại sự tích hồ gươm ấn tượng được SCR.VN sưu tầm dưới đây:
Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như có rác, làm nhiều điều bạo ngược.
Nghĩa quân Lam Sơn nhiều lần chống giặc nhưng đều bị thua. Thấy vậy Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn Gươm thần để đánh giặc.
Lê Thận làm nghề đánh cá ở Thanh Hóa. Một đêm, Thận thả lưới trên bến vắng, ba lần kéo lưới trên đều thấy một thanh sắt nhận ra đó là lưỡi gươm liền đem về cất ở xó nhà. Sau đó Lê Thận đã hăng hái gia nhập nghĩa quân Lam Sơn. Một hôm, chủ tướng Lê Lợi cùng tùy tùng đến nhà Thận, Hôm đó thanh gươm tự nhiên sáng rực lên. Lê Lợi cầm lên xem thấy có hai chữ “Thuận Thiên”.
Một lần đi qua rừng và thấy chuôi gươm nạm ngọc trên ngọn cây đa, Lê Lợi giắt vào lưng đem về. Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại mọi người đã kể lại chuyện bắt được chuôi gươm. Lê Thận đem gươm ra tra vào chuôi thì vừa như in. Lê Thận nâng gươm đưa cho Lê Lợi và nói đây là Trời có ý phó thác cho mình công việc làm lớn. Lê Lợi với gươm báu trong tay, cùng nghĩa quân nhuệ khí ngày một lớn mạnh.
Trên các trận địa, quân Minh kinh hồn bạt vía. Uy danh của nghĩa quân vang khắp nơi. Chiến lợi phẩm thu về ngày càng nhiều. Đời sống của nghĩa quân khá hơn. Thế chủ động tấn công ngày một cao, chẳng mấy chốc đất nước ta quân thù sạch bóng. Sau đó một năm khi đã đuổi giặc minh, vua Lê Lợi cưỡi thuyền rồng dạo chơi và nhân tiện lúc đó Long Quân sai rùa đòi lại gươm thần.
Khi thuyền rồng tiến ra giữa hồ, thấy con rùa lớn xuất hiện, vua ban lệnh cho thuyền chậm lại. Rùa vàng tiến về phía vua và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”. Vua liền hiểu ý ngay và rút gươm trả cho rùa vàng. Rùa vàng lập tức há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước.
Gươm và rùa đã chìm xuống nước, người ta thấy vật gì sáng loáng dưới mặt hồ xanh. Từ đó hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ Gươm hay là Hồ Hoàn Kiếm.
Gợi ý thêm mẫu văn 🌷 Tả Hồ Gươm 🌷 ấn tượng
Kể Lại Sự Tích Hồ Gươm Đặc Sắc – Mẫu 5
Gợi ý thêm cho bạn đọc mẫu văn kể lại sự tích hồ gươm đặc sắc nhất, đừng bỏ lỡ nhé!
Mỗi một câu chuyện truyền thuyết, cổ tích đều chứa đựng những giá trị tư tưởng, đạo lý sâu sắc nhằm lưu truyền đến thế hệ sau. Truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm cũng không là ngoại lệ, truyện vừa ca ngợi cuộc kháng chiến của dân ta, vừa khẳng định một điều cuộc đấu tranh vì chính nghĩa sẽ được cả trời đất và thần dân ủng hộ và chiến thắng.
Nước Nam vào thế kỉ thứ XV bị giặc Minh ở phương Bắc tràn sang đô hộ. Chúng không chỉ xâm lược mà còn ngang nhiên đàn áp, bạo ngược với dân, coi dân ta như cỏ rác, lòng dân oán hận. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn (Thanh Hóa) có một nghĩa quân nổi dậy chính là nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi đứng đầu.
Nghĩa quân nhiều lần nổi dậy khởi nghĩa nhưng vì lực lượng còn yếu không thắng được giặc Minh. Thấy vậy đức Long Quân đã cho mượn gươm thần để nghĩa quân dùng giết giặc cứu nước. Lê Thận là một người hàng chài ở Thanh Hóa, trong một lần đi kéo cá vô tình kéo lên một thanh sắt, lạ thay cả ba lần kéo đều là thanh sắt đó, về sau xem kỹ mới biết đó là thanh gươm.
Lê Thận đem thanh gươm về nhà cất, không lâu sau ông cũng tham gia vào nghĩa quân Lam Sơn. Có lần Lê Lợi về nhà Lê Thận chơi, như nhận ra chủ nhân, thanh gươm thấy Lê Lợi liền phát sáng hiện rõ chữ “Thuận Thiên”. Lần nữa, khi Lê Lợi bị giặc đuổi chạy vào rừng, nhìn thấy một ánh sáng lạ trên ngọn cây đa bèn xem thử, ông liền phát hiện ra chuôi gươm bằng ngọc phát sáng long lanh.
Nghĩ đến thanh gươm ở nhà Lê Thận bèn mang về, không ngờ chuôi gươm và thanh gươm lắp vào vừa như in, hóa thành chiếc gươm thần. Lê Thận dâng gươm cho Lê Lợi, nhờ có gươm thần, Lê Lợi lãnh đạo nghĩa quân ngày càng tinh nhuệ và lớn mạnh, trận chiến nào cũng chiến thắng vang dội khiến cho quân Minh cũng phải bạt vía.
Gươm thần đã cùng nghĩa quân quét sạch bóng quân thù, đất nước thái bình, Lê Lợi lên Làm vua dời kinh đô về Thăng Long. Sau một năm, trong một lần dạo thuyền trên hồ Tả Vọng, Lê Lợi bỗng thấy rùa vàng ngoi lên mặt nước nói rằng “Xin bệ hạ hoàn gươm trả lại cho Long Quân”, cùng lúc đó thanh gươm bên người Lê Lợi rung lên.
Vua Lê Lợi hiểu ý liền nâng thanh gươm trao trả cho rùa vàng, rùa vàng nhận lấy mang thanh gươm lặn xuống nước. Từ sự việc trả lại gươm cho Long Quân tại hồ Tả Vọng, hồ này đã được đổi tên thành Hồ Gươm, Hồ Hoàn Kiếm. Cụ rùa ở Hồ Gươm đã trở thành biểu tượng, nhân chứng lịch sử, đáng tiếc là cụ rùa đã chết vào năm 2016.
Xem Thêm 🌹 Bài Văn Tả Cảnh Hồ Gươm Lớp 3 🌹 hay nhất
Kể Lại Sự Tích Hồ Gươm Chọn Lọc – Mẫu 6
Tiếp tục bài viết là mẫu văn kể lại sự tích hồ gươm chọn lọc hay nhất, cũng tham khảo ngay nhé!
Ngày xưa, thời giặc Minh đô hộ nước ta, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm bao điều ngang ngược, tàn bảo, khiến dân ta oán than, căn giận chúng đến tận xương tủy. Tự do, đó là điều mong ước lớn lao của đồng bào ta khi ấy. Bấy giờ ở đất Lam Sơn, nghĩa quân nổi lên chống lại giặc xâm lăng. Buổi đầu, người ít, lực mỏng nên thường bị thua.
Tuy nhiên, lòng yêu nước và tinh tinh thần đánh giặc vẫn bừng bừng cháy trong lòng dân. Thấy vậy, để giữ tròn lời hẹn ước năm xưa với con cháu nàng Âu Cơ: Khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để con cháu đuổi giặc, lấy lại giang sơn đất nước.
Ở vùng Thanh Hóa có người đánh cá tên là Lê Thận. Chàng tháo vát, hiền lành, tốt bụng nên được mọi người yêu mến. Biết vậy, Long Quân đã chọn chàng như một sứ giả mang lưỡi gươm đến cho nghĩa quân anh hùng. Một đêm nọ, trời đã khuya, gió sông Mã thổi hiu hiu, mát lạnh. Cảnh vật thanh vắng. Như thường lệ, chàng lại đến thả lưới ở bến sông như mọi lần.
Lúc kéo lưới lên, thấy nằng nặng, bụng đã mừng thầm, chắc hẳn là cá to. Nhưng khi thò tay xuống bắt thì chẳng thấy cá đâu! chỉ thấy một thanh sắt đen sì nằm gọn lỏn trong lưới. Bực mình chàng vứt thanh sắt xuống nước và tới thả lưới ở một bến khác. Song, lần này lại vẫn thanh sắt chui vào lưới! lần thứ 3 cũng vậy. Lấy làm lạ, Thận đưa lại gần mồi lửa, nhìn cho rõ và reo lên sung sướng:
– A ha! Một lưỡi gươm!
Ít lâu sau, Lê Thận cũng gia nhập nghĩa quân Lam Sơn. Là một người có tài, thông minh, gan dạ nên chàng lập được khá nhiều chiến công anh dũng. Vì vậy một hôm đích thân chủ tướng Lê Lợi cùng mấy người tùy tùng đến thăm. Hôm ấy, có một chuyện là bất ngờ xảy ra, trong xó lều tối tăm, ẩm thấp của nhà Thận, thanh gươm kéo được hôm nọ tự nhiên sáng rực lên.
Thấy lạ, Lê Lợi cầm lên xem và thấy có hai chữ đề “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Song, chuyện đó cũng không ai chú ý và mọi chuyện dần dần quyên đi.
Cho tới một hôm, khi bị giặc đuổi Lê Lợi và các tướng chạy tháo thân mỗi người một ngả. Lúc chạy ngang qua khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy có một ánh sáng xanh, rất đẹp phát ra trên ngọn cây đa cổ thụ. Trèo lên, mới biết đó là một chiếc chuôi gươm nạm ngọc rất quý.
Từ đó, nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng, liên tiếp dành được thắng lợi, làm cho quân Minh bạt vía, kinh hồn. Như có một sức mạnh thần bí, gươm thần mở đường cho họ đánh tràn ra mãi cho đến khi đất nước sạch bóng quân thù.
Một năm sau khi đất nước đã yên bình, Lê Lợi – lúc này là vua Lê Thái Tổ – cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng (Thăng Long). Đức Long Quân sai sứ giả Kim Quy lên đòi lại gươm báu. Khi thuyền rồng tiến ra giữa hồ thì có con rùa vàng nổi lên.
Con rùa bơi đón trước mũi thuyền, vươn cổ nói tiếng người, chuyển lời Long Quân bảo vua lê hoàn trả lại gươm thiêng. Nhà vua rút gươm quảng xuống chỗ thần Kim Quy. Nhanh như cắt sứ giả của Long Quân đớp lấy và lặn xuống nước sâu. Từ dưới làn nước trong xanh ánh lên một vài tia sáng biêng biếc, màu của hi vọng.
Từ đó, hồ Tả Vọng được gọi là Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm.
Giới thiệu mẫu văn 🔥 Kể Lại Truyện Thánh Gióng Bằng Lời Văn Của Em 🔥 ngắn
Kể Lại Sự Tích Hồ Gươm Bằng Lời Văn Của Em Nâng Cao – Mẫu 7
Đón đọc thêm mẫu văn kể lại sự tích hồ gươm bằng lời văn của em nâng cao dưới đây nhé!
Sự tích Hồ Gươm là một truyện truyền thuyết mang đậm dấu ấn lịch sử dân tộc, ca ngợi cuộc kháng chiến chính nghĩa của quân và dân ta chống lại giặc Minh. Bên cạnh đó, qua sự tích này chúng ta hiểu được ý nghĩa tên gọi “Hồ Gươm” và sự có mặt của cụ rùa trong hồ.
Vào thế kỉ XV giặc Minh đô hộ nước ta, dưới ách thống trị của giặc Minh, nhân dân ta bị bạo ngược vô cùng tàn ác, bóc lột, đàn áp đến cùng cực, nhân dân ta vô cùng căm ghét. Sự tập hợp của những anh hào nghĩa khí tư khắp nơi trên cả nước đã tạo nên nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo, tuy nhiên vì buổi đầu khởi nghĩa và lực lượng còn non yếu thô sơ nên đã nhiều lần thất bại.
Long Quân thương cho dân chúng lầm than nên đã quyết định cho mượn gươm thần để dẹp giặc. Long Quân để lưỡi gươm ở dưới sông, còn chuôi gươm lại để ở trong rừng. Khi đó có một người dân chài tên Lê Thận, một lần đi kéo lưới cả ba lần đều kéo trúng thanh gươm, ban đầu nghĩ là thanh sắt nhưng khi soi đèn biết được là thanh gươm liền đem cất trong nhà.
Về sau Lê Thận gia nhập vào nghĩa quân Lam Sơn, trong một lần Lê Lợi đến thăm nhà đã vô tình nhìn thấy thanh gươm phát sáng hiện lên chữ “Thuận Thiên”, nhưng lúc ấy mọi người vẫn chưa hiểu được ý nghĩa thanh gươm.
Một hôm quân Lam Sơn thua trận, Lê Lợi bị giặc đuổi phải chạy vào rừng và nhặt được chuôi gươm nạm ngọc rất đẹp. Lê Lợi đem chuôi gươm về lắp vào thanh gươm ở nhà Lê Thận ai ngờ thanh gươm liền phát sáng mọi người liền biết đây là ý trời cho mượn gươm thần trừ bạo.
Nhờ có gươm thần phò trợ, nghĩa quân Lam Sơn bách chiến bách thắng, tiếng tăm vang xa, binh lực dồi dào, chẳng bao lâu sau đã đánh đuổi sạch giặc Minh. Sau khi dẹp giặc yên dân, Lê Lợi lên làm vua, trong một lần đi thuyền trên hồ Tả Vọng đã bắt gặp rùa vàng. Rùa vàng đó chính là sứ giả mà Long Quân sai đến lấy lại gươm thần, Lê Lợi hiểu ý bèn cảm ơn và trao trả gươm thần cho rùa vàng, rùa liền ngậm thanh gươm rồi lặn biến mất.
Từ sự tích này, mỗi khi người dân nhắc đến tên Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm đều nhớ về những năm tháng chiến đấu gian khổ của quân và dân ta. Được sống trong hòa bình và ấm no như ngày hôm nay ta phải luôn nhớ về lịch sử hào hùng của dân tộc.
Giới Thiệu Bài 🍀 Kể Một Câu Chuyện Em Thích Bằng Lời Văn Của Em 🍀Hay Nhất
Kể Lại Sự Tích Hồ Gươm Bằng Lời Văn Của Em – Mẫu 8
Giới thiệu thêm mẫu kể lại sự tích hồ gươm bằng lời văn của em dưới đây nhé, đón đọc ngay nào.
Nếu ai đã có dịp đặt chân đến thủ đô Hà Nội chắc chắn sẽ biết đến Hồ Gươm, đây không chỉ là một địa điểm vui chơi nhộn nhịp nổi tiếng nhất Hà thành mà còn là địa danh mang dấu tích lịch sử dân tộc. Sau đây em xin kể lại cho mọi người cùng nghe về Sự tích Hồ Gươm.
Nước ta dưới thời bị giặc Minh đô hộ vô cùng khổ cực, dân chúng lầm than bị bóc lột, đày đọa coi như cỏ rác. Lúc bấy giờ có nghĩa quân Lam Sơn đã nhiều lần nổi dậy chống giặc nhưng vì non yếu nên đều bị thua. Đức Long Quân nơi biển khơi nhìn thấy tinh thần và ý chí của nghĩa quân cũng như sự lầm than của con dân nên đã quyết định cho mượn gươm thần để đánh giặc.
Lê Thận là một ngư dân ở Thanh Hóa, trong một lần đi kéo lưới, cả ba lần kéo lưới đều vớt được một thanh sắt, về sau soi dưới ngọn lửa mới biết là thanh gươm bèn đem về nhà cất. Bỗng một hôm Lê Lợi đến nhà Lê Thận, thanh gươm bỗng phát sáng hiện rõ hai chữ “Thuận Thiên”, cả hai vẫn chưa biết đây là báu vật.
Tuy nhiên có một lần Lê Lợi bị giặc truy đuổi phải chạy vào rừng sâu, tại đây Lê Lợi nhặt được một chuôi gươm nạm bằng ngọc rất đẹp, nhớ đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê Lợi bèn đem tra gươm vào chuôi ai ngờ vừa như in, mọi người mới biết đây là gươm thần.
Có gươm thần trong tay Lê Lợi cùng nghĩa quân rèn luyện ngày đêm, ngày càng tinh nhuệ và lớn mạnh, đánh đâu thắng đó, sau nhiều cuộc chiến nghĩa quân Lam Sơn đã chiến thắng giặc Minh, đuổi hết quân đô hộ trả lại sự bình yên và hạnh phúc cho nhân dân.
Một năm sau khi Lê Lợi đang dạo chơi trên hồ Tả Vọng, lúc này đức Long Quân bèn sai rùa vàng lên đòi lại gươm thần. Giặc đã tan, đất nước đã thanh bình, Lê Lợi nhìn thấy rùa vàng nổi lên há miệng chờ liền hiểu ý rút thanh gươm ra trao trả cho rùa vàng. Rùa vàng ngậm thanh gươm rồi lặn xuống nước.
Hồ Tả Vọng từ đó đã được đổi tên thành Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm xuất phát từ sự việc trao trả gươm này.
Tham khảo tuyển tập văn ☔ Kể Lại Một Câu Chuyện Cổ Tích Mà Em Biết ☔ chọn lọc
Kể Lại Sự Tích Hồ Gươm Theo Lời Của Lê Lợi – Mẫu 9
Chia sẻ thêm đến bạn mẫu văn kể lại sự tích Hồ Gươm theo lời của Lê Lợi hay nhất.
Tôi là Lê Lợi, là chủ tướng của nghĩa quân Lam Sơn. Tôi luôn đau đáu với những nỗi đau thương, mất mát, sự hi sinh mà nhân dân phải chịu khi giặc Minh sang xâm lược nước ta. Chứng kiến tình cảnh ấy, tôi không khỏi đau đớn.
Tôi tập hợp những người hùng, quân nhân giỏi về cả trí và lực để phụng sự sự nghiệp kháng chiến. Rất nhiều tráng sĩ từ khắp mọi nơi đã sẵn sàng đến gia nhập vào nghĩa quân và mong muốn được hết mình vì sự nghiệp của dân tộc. Trong những ngày đầu kháng chiến, nghĩa quân luôn thất bại liên tiếp vì lực lượng còn mỏng, chưa có kinh nghiệm chiến đấu và cũng vì quân nhân ta có sự chênh lệch lớn về lực lượng, trang bị, vũ khí với quân địch.
Tôi lo lắng trước tình hình an nguy của đất nước và vẫn luôn suy nghĩ để tìm ra phương pháp tiêu diệt kẻ thù một cách nhanh chóng, bớt tiêu hao nhân lực nhiều nhất. Một ngày, có một tráng sĩ đến doanh trại nghĩa quân, tự nguyện đầu quân cho nghĩa quân Lam Sơn.
Đó là Lê Thận, một người tráng sĩ khỏe mạnh và có tinh thần yêu nước, tinh thần kháng chiến đáng tự hào. Một lần, Lê Thận nói với tôi câu chuyện về thanh gươm kì lạ mà anh ba lần kéo lưới được trong một lần đánh cá. Anh nghĩ đó chắc hẳn là một vật báu trời ban. Tôi tò mò về thanh gươm nên đã nói Lê Thận cho chiêm ngưỡng thanh gươm ấy.
Khi về đến nơi Lê Thận ở trước đây, tôi nâng thanh gươm lên, thanh gươm bỗng sáng rực và lộ rõ hai chữ “Thuận Thiên” trên thân gươm. Biết được đây là gươm quý, vật trời ban, tôi và Lê Thận cùng đồng lòng mang thanh gươm về để ra quân chiến đấu. Một lần, khi đi ngang qua khu rừng, tôi phát hiện trên cây có một chuôi gươm.
Nghĩ tới thanh gươm ở nhà, tôi lấy xuống và kì lạ thay, khi tra vào gươm vào chuôi thì vừa y như đúc. Tôi dùng thanh gươm này để tiêu diệt kẻ thù, đánh đến đâu, giặc giã đến đấy. Chẳng bao lâu, nghĩa quân Lam Sơn đã tiêu diệt được hết giặc Minh, đánh đuổi chúng về nước.
Khi đất nước thanh bình, tôi được nhân dân suy tôn lên làm vua. Trong một lần dạo chơi hồ ở hồ Tả Vọng, bỗng hiện lên một con Rùa Vàng lớn. Con rùa ấy nhô lên khỏi mặt nước và cất tiếng nói: “Xin bệ hạ trả gươm cho Long Quân”.
Thấy vậy, thanh gươm được giắt bên người tôi bỗng rung lên. Tôi tháo gươm ra dâng cao lên, rùa ngay lập tức há miệng đớp lấy thanh gươm rồi lặn xuống nước. Tôi biết đó là công ơn của Đức Long Quân đã cho mượn gươm để tôi đánh đuổi giặc thù. Từ đó, tôi cho đổi tên hồ Tả Vọng thành Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm, tức hồ trả gươm.
Đọc thêm 🌿 Kể Lại Chuyện Tấm Cám Với Kết Thúc Khác 🌿 ấn tượng
Đóng Vai Thanh Gươm Kể Lại Truyện Sự Tích Hồ Gươm – Mẫu 10
Xem thêm mẫu văn đóng vai thanh gươm kể lại truyện sự tích hồ gươm đặc sắc dưới đây nhé!
Ta là thanh gươm thần trong trong truyện Sự tích Hồ Gươm, chắc các bạn rất muốn biết rõ về ta. Vậy hôm nay nhân buổi rỗi rãi, đất nước thanh bình ta sẽ kể lại câu chuyện này cho các bạn nghe.
Năm ấy, khi ta đang yên ổn nằm ở bên mình đức Long Quân để bảo vệ người mỗi khi người gặp bất trắc. Thì bỗng một hôm, ta nhận được lệnh của đức Long Quân:
Ngươi hãy chuẩn bị lên trần gian cứu nhân dân khỏi lũ giặc cướp nước bạo tàn.
Nghe thấy nhân dân đang gặp hoạn nạn, ta thấy cần phải ngay lập tức cứu giúp dân lành. Bởi vậy, khi Đức Long Quân phán truyền ta liền tuân lệnh ngay, ngài nói:
Ngươi hãy lên đó trước và để lại cái chuôi nạm ngọc, ta sẽ có cách gửi lên cho ngươi sau. Nhưng nhớ lên đó một cách thật khéo léo, đừng xuất hiện bất ngờ khiến bà con hoảng sợ.
Tuân lệnh đức Long Quân, đêm đó ta chờ anh ngư dân Lê Thận đi đánh cá mới vội hoá vào lưới của anh ta. Lần thứ nhất khi kéo lên thấy ta, anh ta tưởng ta chỉ là cục sắt bình thường nên vứt lại biển khơi, cho đến lần thứ hai cũng vậy, ta đâm ra lo quá. Nhưng may thay đến lần thứ ba, anh đã phát hiện ra ta là một thanh gươm nên đưa về nhà.
Về nằm ở góc nhà Lê Thận rồi, ta lại lo lắng không biết làm cách nào để gặp được chủ tướng của nghĩa quân. Thật may, anh đã gia nhập nghĩa quân. Khi đó ta thì ta biết chắc chủ tướng Lê Lợi sẽ ghé qua nhà Lê Thận. Ta cứ ung dung ngồi chờ.
Cho đến một hôm, Lê Lợi đến nhà Lê Thận chơi, ta liền phát sáng báo hiệu cho chủ tướng biết và ta còn cố tình làm nổi bật dòng chữ “Thuận thiên” đế chủ tướng biết ta là một thanh gươm quý. Nhưng có lẽ Lê Lợi cũng không nhận ra điều đó nên thản nhiên đút ta vào bao gươm của ông.
Cho đến một hôm, đức Long Quân gửi lên cho ta chiếc chuôi và người đã khéo léo để nó trên cây trước mắt của Lê Lợi. Người chủ tướng thông minh này đã nghĩ ngay đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, do vậy trở về ông liền tra chuôi vào chiếc gươm, chúng ta vừa như in, thế là ông đã nhận ra ta là một thanh gươm quý, lúc đó ta nghe thấy ông ta reo lên rất to:
Đây là ý trời phó thác cho minh công làm việc lớn.
Từ đó, ta luôn bên cạnh Lê Lợi và cũng từ đó tình thế thay đổi hẳn, nghĩa quân đã liên tục giành được những chiến công mới khiến bọn giặc bắt đầu lo sợ. Nghĩa quân của ta chiến đấu khí thế hơn trước nhiều. Thế ta ngày càng mạnh, thế địch ngày càng yếu. Nghĩa quân đi đến đâu quân giặc chết như ngả rạ đến đó.
Vậy là chẳng bao lâu sau trên đất nước chẳng còn một bóng quân thù nào cả. Ta rất vui mừng khi thấy nhân dân reo hò, hạnh phúc trước thắng lợi của Lê Lợi.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ được một năm thì ta nhận được lệnh của đức Long Quân đòi ta trở về dưới kia với rùa Kim Quy. Ta cảm thấy rất buồn vì phải xa những con người anh hùng dũng cảm, những người dân hiền lành, chất phác.
Ta nhớ hôm đó trời quang, mây tạnh, vua Lê cùng các quan trong triều đang dạo thuyền trên hồ thì anh bạn rùa ngàn tuổi xuất hiện. Trong lúc mọi người đang kinh ngạc, ta liền động đậy báo hiệu cho vua Lê Lợi biết. Hiểu ý của ta, vua Lê tháo ngay gươm đưa trả cho rùa vàng.
Thấm thoát đã bao năm, ta trở về chốn Thuỷ cung, ấy vậy mà trong lòng ta vẫn không nguôi nhớ về trần gian, do vậy thỉnh thoảng ta lại nhờ thần Kim Quy nổi lên mặt nước xem tình hình dân chúng dạo này ra sao. Thấy đất nước ta ngày một giàu đẹp là ta vui lắm rồi.
Thôi đã muộn rồi, ta phải trở về thuỷ cung không Long Quân lại trách phạt. Hẹn các cháu một dịp khác nhau nhé.
Chia sẻ đến bạn mẫu 💦 Kể Lại Truyện Thạch Sanh 💦 ấn tượng
Đóng Vai Rùa Vàng Kể Lại Sự Tích Hồ Gươm – Mẫu 11
Tham khảo mẫu văn đóng vai rùa vàng kể lại sự tích hồ gươm ngắn gọn, súc tích dưới đây.
Tôi chính là Rùa Vàng đã cho vua Lê Lợi mượn kiếm để đánh giặc giữ nước. Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm bao điều bạo ngược. Tận mắt chứng kiến cảnh ấy, tôi vô cùng đau lòng. Bây giờ, thế lực ta còn yếu nên nhiều lần bị thua. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần để giết giặc.
Nhưng đức Long Quân chưa biết tìm cách nào để chọn ra người tài, xứng đáng nhận ấn kiếm. Tôi được giao nhiệm vụ đi tìm người xứng đáng để trao kiếm báu. Tôi bèn chia kiếm làm hai nửa, một nửa thì có lưỡi gươm, nửa kia là chuôi gươm. Lưỡi gươm thì tôi thả xuống biển còn chuôi thì giấu trong rừng.
Thời đó, có chàng trai tên Lê Thận, người Thanh Hóa, làm nghề chài lưới ven sông. Một đêm nọ, anh thả lưới bắt cá nhưng tôi bèn ngậm lưỡi gươm đặt vào lưới của anh ta. Anh ta kéo lưới lên ba lần đều thấy lưỡi gươm mắc vào lưới bèn mang về nhà. Lúc đầu, Lê Thận tưởng đó chỉ là một thanh sắt nhưng khi anh ta đưa lại cạnh mồi lửa thì mới biết đó là một lưỡi gươm.
Anh ta đem cất lưỡi gươm cẩn thận nhưng vẫn không biết là gươm quý. Về sau, Lê Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Một lần, chủ tướng Lê Lợi cùng mấy người tùy từng đến nhà Lê Thận. Trong bóng tối, thanh sắt sáng rực lên. Tôi biết thanh gươm đã chọn được người làm chủ. Khi Lê Lợi cầm lưỡi gươm lên, thấy khắc hai chữ “Thuận Thiên” nhưng ông ta vẫn chưa biết đó là báu vật.
Trong một lần bị giặc đuổi, tôi đã dẫn Lê Lợi đến chỗ có chuôi gươm nạm ngọc. Tôi đã giấu nó trên ngọn đa. Khi Lê Lợi đến, nó phát sáng thì chắc chắn Lê Lợi sẽ nhìn thấy. Quả nhiên, Lê Lợi đã leo lên ngọn đa, nhớ đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê Lợi đem giắt chuôi gươm vào thắt lưng.
Ba ngày sau, khi gặp lại mọi người, Lê Lợi đem câu chuyện kể cho mọi người nghe. Khi đem lưỡi gươm tra vào chuôi gươm thì vừa in. Thế là tôi đã hoàn thành được nhiệm vụ Long Quân giao. Từ khi có gươm báu, nhuệ khí của nghĩa quân tăng lên vùn vụt.
Thanh gươm trong tay Lê Lợi tung hoành khắp nơi khiến giặc Minh khiếp vía. Có gươm thần trong tay, Lê Lợi càng trở nên mạnh mẽ, chẳng khác nào rồng mọc thêm cánh. Gươm mở đường cho họ đánh đến khi quét sạch bóng giặc trên đất nước.
Khi đất nước đã hòa bình, Long Quân sai tôi đòi lại kiếm. Nhân dịp vua cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng, tôi bèn tiến lại gần thuyền vua và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”. Vua nâng gươm tiến về phía tôi, tôi đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước.
Sau lần đó, Lê Lợi đã cho đổi tên hồ Tả Vọng là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. Cái tên đó nhắc mọi người nhớ đến ơn của Long Quân cho mượn kiếm báu đánh giặc.
SCR.VN giới thiệu thêm 💕 Kể Lại Câu Chuyện Nàng Tiên Ốc 💕hay nhất
Đóng Vai Nhân Vật Kể Lại Sự Tích Hồ Gươm – Mẫu 12
Giới thiệu thêm đến bạn mẫu văn đóng vai nhân vật kể lại sự tích hồ gươm chi tiết sau đây.
Ta là Lê Lợi, chủ tướng của nghĩa quân Lam Sơn. Giặc Minh sang xâm lược nước ta. Chúng bóc lột nhân dân đến tận xương tủy. Điều đó khiến cho ta vô cùng đau lòng.
Ta quyết định thành lập nghĩa quân, lấy tên là Lam Sơn ngày đêm rèn sức luyện tài để đợi ngày đánh giặc. Do nghĩa quân mới thành lập chưa lâu nên lực lượng còn non yếu lại gặp nhiều khó khăn: thiếu thốn lương thực, vũ khí…
Hồi ấy, ở Thanh Hóa có một người tên là Lê Thận làm nghề đánh cá. Lê Thận khi kéo lưới thấy nặng tưởng rằng cá to. Hóa ra khi vớt lên chỉ thấy một thanh thanh sắt, liền vứt xuống sông. Liên tiếp ba lần như vậy, chắc hẳn Lê Thận thấy kỳ lạ nên đã quyết định đem về nhà. Về sau, Lê Thận tham gia nghĩa quân Lam Sơn, chiến đấu vô cùng dũng cảm. Chuyện này về sau ta nghe Lệ Thận kể lại mới hiểu rõ đó là ý trời.
Một lần nọ, ta cùng tùy tùng đến thăm nhà Lê Thận. Bỗng nhiên thấy phía góc nhà lóe sáng, ta tiến đến gần xem là cầm lên xem là vật thì gì thì thấy hai chữ “Thuận Thiên”. Trong một lần bị giặc đuổi, ta cùng tùy tùng đi qua một khu rừng, nhặt được một cái chuôi. Ta trèo lên cây xem thử thì thấy một cái chuôi gươm nạm ngọc quý giá. Bỗng nhớ đến lưỡi gươm nhà Lê Thận, ta mang chuôi về tra vào lưỡi gươm thì vừa như in.
Một năm trôi qua, nhờ có gươm thần giúp sức, nghĩa quân của ta đánh đến đâu thắng đến đó. Thanh thế ngày một vang xa. Quân Minh được dẹp tan. Ta được nhân dân tôn lên làm vua lấy niên hiệu là Lê Thái Tổ.
Một ngày nọ, ta cho cưỡi thuyền trên hồ Tả Vọng thì thấy một con Rùa Vàng nổi lên. Rùa không sợ người, còn nói với với ta:
– Việc lớn đã thành. Xin bệ hạ trả lại gươm báu cho đức Long Quân.
Sau khi nghe Rùa Vàng nói, ta bèn đem gươm báu trả lại rồi nói:
– Xin cảm tạ ngài cùng đức Long Quân đã cho mượn gươm báu để đánh tan quân giặc, bảo vệ nước nhà.
Nghe xong, Rùa Vàng gật đầu rồi lặn xuống hồ. Từ đó, người dân đổi tên hồ Tả Vọng thành hồ Gươm (hay còn gọi là hồ Hoàn Kiếm).
Gợi ý cho bạn 🌹 Kể Lại Câu Chuyện Sự Tích Hồ Ba Bể 🌹 chi tiết
Phân Tích Sự Tích Hồ Gươm Ngắn Gọn – Mẫu 13
Tiếp theo là mẫu văn phân tích sự tích hồ gươm ngắn gọn mà bạn đọc không nên bỏ lỡ.
Đọc truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm”, ta không chỉ được sống lại những năm tháng gian lao và anh dũng của ông cha ta thưở “Bình Ngô” mà còn được bồi đắp, nâng cao thêm niềm tự hào dân tộc, được chiêm ngưỡng những di tích lịch sử, văn hóa trên cố đô Thăng Long.
Chàng trai làm nghề đánh cá tên là Lê Thận đã vinh dự được Long Quân trao cho lưỡi gươm báu. Hai lần đầu, Lê Thận chỉ cho đó là “thanh sắt”, một vật tầm thường mắc vào lưới. Mãi đến lẫn thứ ba anh đưa thanh sắt lại cạnh mồi lửa nhìn xem, rồi ngạc nhiên sung sướng reo lên: “Ha ha! Một lưỡi gươm!”.
Thanh sắt ấy, lưỡi gươm ấy như biết “bơi” trên sông, vì thế Lê Thận dù đã thay đổi nơi thả lưới ở ba khúc sông khác nhau mà “báu vật” vẫn tìm đến với anh. Chi tiết ấy gợi lên màu sắc li kì, linh nghiệm.
Lê Lợi và mấy người tuỳ tùng đến nhà Thận đã bất ngờ thấy thanh sắt “sáng rực lên” trong túp lều tối om. Khi Lê Lợi cầm lên xem và thấy hai chữ “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm, nhưng mọi người vẫn không biết đó là báu vật. Hình như Long Quân vẫn còn thử lòng người!
Chỉ đến khi bọn giặc Minh truy đuổi vô cùng nguy nan, Lê Lợi bỗng thấy ánh sáng lạ trên ngọn đa, trèo lên lấy xuống mới biết đó là một cái chuôi gươm nạm ngọc. Ba ngày sau đem tra gươm vào chuôi thì “vừa như in”.
Được gươm thần, các nghĩa sĩ Lam Sơn có thêm niềm tin và sức mạnh chiến đấu. Câu nói của Lê Thận khi dâng gươm báu cho chủ tướng Lê Lợi vang lên như một lời thề:
“Đây là Trời có ý phó thác cho mình công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!”.
Long Quân trao gươm báu cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi đã làm nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng. Trong tay chủ tướng, lưỡi gươm thần tung hoành khắp các trận địa, quân Minh bị đánh tan tác, bạt vía kinh hồn. Nghĩa quân càng đánh càng mạnh, càng thắng to. Lưỡi gươm thần như đã đem đến cho họ một sức mạnh vô cùng to lớn, xốc tới, đánh tràn ra mãi cho đến lúc không còn bóng một tên giặc nào trên đất nước ta.
Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn sau mười năm gian lao và anh dũng chiến đấu, với lưỡi gươm thần Long Quân trao cho đã hoàn thành sự nghiệp cao cả mà Trời đã phó thác.
Xem nhiều hơn 🌼 Kể Lại Truyện Cổ Tích Sọ Dừa 🌼 ấn tượng
Phân Tích Sự Tích Hồ Gươm Chi Tiết – Mẫu 14
Với bài mẫu phân tích sự tích hồ gươm chi tiết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều tư liệu tham khảo hữu ích nhất.
Truyền thuyết dân gian vốn là món ăn tinh thần vô cùng phong phú của dân tộc ta, được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Thuở ấu thơ ta lớn lên nhờ những câu chuyện kể của bà, của mẹ, lúc trưởng thành ta lại ru con ngủ bằng chính những câu chuyện hấp dẫn ấy. Có rất nhiều câu chuyện đã trở nên quen thuộc trong lòng mỗi người ví như Tấm Cám, Sọ Dừa, Sơn Tinh Thủy Tinh hay Thánh Gióng,…
Tựu chung lại những truyền thuyết, những câu chuyện cổ ấy đều phản ánh chân thực khát khao của nhân dân ta về một cuộc sống tốt đẹp, lương thiện, về việc chế ngự thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm với một niềm tin tích cực. Sự tích Hồ Gươm cũng chính là một truyền thuyết như vậy.
Bối cảnh của truyền thuyết diễn ra trong lúc giặc Minh đô hộ nước ta, tuy đã có nghĩa quân Lam Sơn dựng cờ khởi nghĩa chống giặc, nhưng buổi đầu thế lự còn non yếu, nên vẫn thường thua trận. Long Quân thấy nghĩa quân anh dũng, xả thân vì nước nên quyết định cho mượn gươm thần.
Tuy nhiên, việc cho mượn gươm Long Quân cũng thiết kế một cách rất tinh tế, như là một thử thách cho Lê Lợi, bởi cái gì dễ có được người ta thường không trân trọng. Hơn thế nữa việc cho mượn gươm có phần thử thách ấy còn giúp Lê Lợi thu nạp được thêm một vị tướng tài là Lê Thận.
Lê Thận ban đầu vốn làm nghề đánh cá, có lẽ Long Quân đã thấy được khí chất anh hùng và tiềm năng của chàng trai miền biển này nên đã cố tình gửi gắm lưỡi gươm cho Lê Thận.
Sau ba lần thả lưới ở ba khúc sông khác nhau mà vẫn vớt được cùng một lưỡi gươm kỳ lạ, đen thui, giống một thanh sắt không hơn không kém, Lê Thận đã quyết định đem về dựng ở xó nhà, vì linh cảm của một người thông minh thì gươm này ắt có điều bí ẩn, sau này có thể dùng được.
Theo dòng chảy định mệnh, Lê Thận tham gia nghĩa quân Lam Sơn, trở thành phụ tá đắc lực, lập nhiều công lớn, chiến đấu anh dũng, thế nên có lần Lê Lợi đã ghé nhà Lê Thận chơi. Dương như đã nhận ra chủ tướng Lê Lợi, nên lưỡi gươm đen sì, vốn vẫn gác xó nhà lại sáng rực lên bất thường.
Lê Lợi cầm lên xem thì thấy hai chữ “Thuận Thiên”, như báo trước cuộc khởi nghĩa do Lê Lợi lãnh đạo là hợp ý trời, được trời cao ủng hộ. Tuy nhiên đến đây những con người trần mắt thịt vẫn chưa thể nào liên hệ đến sự thần kỳ của lưỡi gươm kỳ lạ ấy.
Chỉ đến một lần, nghĩa quân thất thế, Lê Lợi phải chạy một mình vào rừng tránh sự truy lùng của giặc, lúc này đây vô tình phát hiện ra ánh sáng kỳ lạ ở một ngọn cây trong rừng, Lê Lợi tò mò trèo lên xem thì phát hiện một chuôi gươm nạm ngọc cực đẹp. Là người nhanh nhạy Lê Lợi lập tức liên tưởng đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, ông liền đem chuôi gươm ấy về.
Qủa đúng như vậy, khi lắp lưỡi gươm vào chuôi gươm thì vừa in, sau nhiều lần thử thách cuối cùng chuôi và lưỡi gươm cũng tìm được nhau, ý trời đã phó thác cho Lê Lợi làm việc lớn.
Ngoài ra sự tương hợp của chuôi và lưỡi gươm còn thể hiện một lời nhắc nhở rất hay của Long Quân, rằng muốn làm việc lớn trước hết cần sự đoàn kết, nếu chỉ có chuôi gươm đẹp đẽ thì cũng chẳng thể chém đầu tên địch nào, còn nếu chỉ có lưỡi gươm thì cũng chẳng thể dùng bởi thiếu mất chuôi.
Hình ảnh chuôi gươm cũng đại diện cho vị chủ tướng là Lê Lợi người lãnh đạo nghĩa quân, lúc nào cũng phải sáng suốt và mạnh mẽ. Hình ảnh lưỡi gươm là đại diện cho quân đội của ta, tiêu biểu là những vị tướng dưới trướng như Lê Thận, người sẽ giúp Lê Lợi chém đầu từng tên giặc cướp nước.
Như vậy sự vừa vặn của chuôi và lưỡi gươm chính là biểu hiện của sự phối hợp ăn ý giữa chủ tướng Lê Lợi và nghĩa quân dưới trướng, đó là sức mạnh tổng hòa làm nên chiến thắng của nhân dân ta.
Từ khi có sự trợ giúp của thanh gươm thần, nghĩa quân ta liên tục thắng trận, quân giặc bị đánh đuổi không còn một mảnh giáp, phải đầu hàng và rút quân về nước trong sự nhục nhã. Có được chiến thắng ấy, một phần là nhờ sự thần kỳ của gươm thần mà Long Quân cho mượn, đồng thời gươm ấy đã mang lại niềm tin và nhuệ khí cho nghĩa quân ta, giúp sức mạnh nghĩa quân tăng gấp bội.
Chuyện sau khi Lê lợi đã lên làm vua, trong một lần du thuyền trên hồ Tả Vọng (hồ Gươm bây giờ), thì có rùa Thần lên đòi gươm về cho Long Quân có nhiều ý nghĩa. Đầu tiên là lý lẽ có mượn có trả, Lê Lợi đã chiến thắng quân Minh, đất nước ta đã yên bình, thanh gươm cũng không còn phận sự gì nữa thì nên được trả về cho chủ cũ.
Thứ hai là Long Quân muốn gửi gắm một điều rằng, sự trợ giúp của thần linh âu cũng chỉ là một phần nhỏ, còn nếu muốn vận nước hưng thịnh lâu dài thì phải dựa vào tài trị quốc của Lê Lợi, đừng nên ỷ vào việc có gươm thần mà lơ là cảnh giác, bài học của An Dương Vương vẫn còn sáng mãi cho đến tận bây giờ. Dù bất kỳ lý do nào, Long Quân đòi lại gươm cũng thật xác đáng. Câu chuyện trả Gươm cũng giải thích lý do hồ Tả Vọng còn có tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.
Truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm là một truyền thuyết có ý nghĩa sâu sắc, thể hiện lòng tin và khát vọng mạnh mẽ của nhân dân ta về sức mạnh chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Bởi cuộc chiến của nhân dân ta là cuộc chiến vì chính nghĩa, có sự trợ giúp của thần linh, là thuận theo ý trời, những kẻ hung tàn bạo ngược ắt phải thất bại. Sự tích ấy còn là lời lý giải lý thú về những cái tên khác của hồ Gươm.
Đón đọc thêm ✅ Kể Lại Câu Chuyện Chú Đất Nung ✅ đặc sắc
Phân Tích Sự Tích Hồ Gươm Hay Nhất – Mẫu 15
Nhất định đừng bỏ lỡ bài mẫu phân tích sự tích hồ gươm hay nhất dưới đây nhé!
Trong hệ thống truyền thuyết của nước ta, có lẽ Sự tích Hồ Gươm là truyền thuyết ít mang tính chất tưởng tượng, kì ảo nhất. Đọc tác phẩm ta như được sống lại những năm tháng chiến đấu hào hùng, oanh liệt của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược. Và càng thêm kính yêu hơn nữa vị anh hùng Lê Lợi đã đem lại độc lập, tự do cho dân tộc.
Giặc Minh lấy cớ phù Trần diệt Hồ mà thực chất là sang xâm chiếm, đô hộ nước ta. Cuộc sống của nhân dân vô cùng khổ cực, bị quân Minh chèn ép, bức hại. Trước tình cảnh lầm than của nhân dân, Lê Lợi dấy binh khởi nghĩa. Nhưng buổi ban đầu nghĩa quân còn yếu, nhiều lần bị đánh lui.
Thấy vậy, Long Quân bèn cho Lê Lợi mượn gươm thần. Nhưng cách Long Quân cho mượn gươm cũng hết sức đặc biệt, ngài không đưa tận tay cho Lê Lợi mà phải trải qua một quá trình gian nan.
Quân cho gươm mắc vào lưới đánh cá của Lê Thận ba lần, Lê Thận lần nào cũng gỡ lấy gươm rồi vứt trở lại sông, qua khúc sông khác thả lưới lại vẫn vớt được lưỡi gươm ấy. Thấy sự lạ, Lê Thận bèn mang gươm trở về. Còn chuôi gươm lại là do vị chủ tướng Lê Lợi lấy được trên cây đa.
Cách cho mượn gươm của Long Vương cho thấy rằng đây là thanh gươm thần, bởi vậy không thể trao theo một cách thức dễ dàng mà phải vượt qua thử thách mới có được nó. Không chỉ vậy, hình ảnh lưỡi gươm và chuôi gươm được tìm thấy ở hai địa điểm khác nhau (dưới nước, trên rừng) cũng cho thấy muốn đánh lại kẻ thù thì toàn dân ta phải đoàn kết, hợp nhất, chỉ có như vậy mới tạo nên sức mạnh to lớn đánh đuổi kẻ thù.
Như vậy, điều tất yếu ở đây lưỡi gươm phải tìm được ở dưới nước, chuôi gươm phải tìm thấy trên rừng, khi khớp vào nhau thì “vừa như in” thể hiện sự đồng lòng, nhất trí của toàn bộ nhân dân miền ngược và miền xuôi. Ngoài ra chi tiết Lê Lợi nhìn thấy lưỡi gươm và bắt được chuôi gươm còn cho thấy để cuộc đấu tranh đi đến thành công còn cần đến sự anh minh, sáng suốt của người lãnh đạo và người đó chính là vị anh hùng Lê Lợi.
Có được gươm thần, sức mạnh của nghĩa quân ngày càng lớn mạnh, chẳng mấy chốc đã đánh lui được quân địch, khiến chúng phải rút lui về nước. Sức mạnh của thanh kiếm cũng là minh chứng cho ta thấy sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Dưới sự lãnh đạo anh minh, sáng suốt của Lê Lợi, sự đồng lòng nhất chí của toàn dân thử thách nào cũng có thể vượt qua, kẻ thù nào cũng có thể đánh thắng.
Quân Minh thảm bại, trở về nước, nhân dân ta được hưởng cuộc sống ấm no, yên bình. Một năm sau, Long Quân sai rùa vàng lên đòi lại gươm thần. Không phải lấy lại ngay lúc quân ta giành chiến thắng mà phải một năm sau, bởi lúc này nước nhà mới ổn định, kinh tế quân sự đã được phục hồi và ngày càng vững mạnh.
Hình ảnh rùa vàng hiện lên giữa hồ đớp lấy thanh kiếm rồi lặn xuống hồ sâu, mặt hồ vẫn le lói những ánh sáng. Đây là một chi tiết kì ảo mang tính thiêng liêng, huyền bí. Đồng thời chi tiết này cũng để giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm (hồ trả gươm). Hồ Hoàn Kiếm gắn liền với chi tiết mang tính huyền bí đã góp phần thiêng liêng hóa một địa danh lịch sử.
Sự tích Hồ Gươm không chỉ đặc sắc về nội dung mà còn rất phong phú về nghệ thuật. Trong truyền thuyết này có hai câu chuyện vừa lồng ghép vừa tách bạch với nhau: câu chuyện mượn gươm và câu chuyện trả gươm. Chúng có nội dung riêng nhưng đồng thời bổ sung ý nghĩa cho nhau. Không chỉ vậy văn bản là sự kết hợp giữa yếu tố thực và yếu tố tưởng tượng, kì ảo một cách hài hòa, hợp lí.
Với sự kết hợp hài hòa các yếu tố li kì, huyền bí với các yếu tố lịch sử, Sự tích Hồ Gươm không chỉ giải thích nguồn gốc ra đời của tên gọi Hồ Gươm. Mà qua câu chuyện này còn nhằm ca ngợi, tôn vinh tính chất chính nghĩa, tính chất nhân của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Tên hồ Hoàn Kiếm đồng thời cũng dùng để đánh dấu chiến thắng của dân tộc, thể hiện ước mơ, khát vọng hòa bình của nhân dân.
Giới thiệu mẫu văn 💧 Kể Lại Câu Chuyện Búp Bê Của Ai 💧 ngắn