Kể Chuyện Bác Hồ ❤️️ 38+ Mẫu Chuyện Hay, Ý Nghĩa Nhất ✅ SCR.VN Chia Sẻ Đến Bạn Đọc Những Câu Chuyện Kể Hay Nhất Về Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
Kể Chuyện Bác Hồ Đến Thăm Người Nghèo Ý Nghĩa – Bài 1
Kể Chuyện Bác Hồ Đến Thăm Người Nghèo Ý Nghĩa, cùng đón đọc mẫu chuyện hay sau đây nhé!
Tết năm ấy, năm Nhâm Dần (tức là ngày 5 tháng 2 năm 1962) sau khi cùng lãnh đạo thành phố Hà Nội đi thăm một số gia đình và vui tết với thiếu nhi tại Cung văn hóa gần hồ Hoàn Kiếm, Bác Hồ nói với đồng chí Chủ tịch UBND thành phố – bác sĩ Trần Duy Hưng để Bác tự đi thăm một số gia đình nữa.
Cùng đi với Bác có đồng chí Vũ Kỳ – thư ký riêng của Bác và đồng chí Phan Văn Xoàn (Cục Cảnh vệ). Đoàn đến thăm gia đình chị Nguyễn Thị Tín – người nghèo nhất của Hà Nội ở ngõ Hàng Chĩnh phố Lý Thái Tổ gần ngay bên hồ Hoàn Kiếm. Đường từ đầu ngõ vào đến nhà chị Tín ngày ấy rất xấu, lồi lõm khó đi và cách xa chừng mấy chục mét, lại tối, chỉ có ánh đèn từ các nhà hai bên hắt ra.
Đêm 30 Tết, trời rét căm căm, Bác bước xuống khỏi xe rồi cùng đoàn đi bộ vào trong ngõ tối. Nhà chị Tín vẻn vẹn chỉ có một gian hẹp, đơn sơ, tuềnh toàng. Vào đến nhà thấy mấy đứa trẻ đang ngồi chơi trên cái phản gỗ kê ở một góc.
Trong nhà chưa thấy có cái gì của không khí ngày tết, trên bàn thờ vẫn thấy lạnh tanh, không có hương khói, bánh trái gì hết. Nhìn ngôi nhà chật chội, quạnh quẽ, lạnh tanh đêm 30 Tết, trong đôi mắt nhân từ của Bác hiện lên nỗi buồn thăm thẳm. Nhìn quanh không thấy chị Tín ở nhà, Bác hỏi cháu bé đầu lòng của chị Tín là Lý Phương Liên chừng 9, 10 tuổi: Mẹ cháu đâu mà giờ này chưa về?
Lý Phương Liên bẽn lẽn trả lời: Dạ thưa ông, mẹ cháu đi gánh nước thuê. Có xa không? Cháu đi gọi mẹ về ngay, nhà có khách. Từ chỗ nhà chị Tín có đường thông ra bờ hồ Hoàn Kiếm, ở ngoài đấy có một vòi nước công cộng. Đêm hôm khuya khoắt, những ngày rét mướt cũng như những ngày nóng nực, chị vẫn ra đấy đứng đợi đến lượt mình, hứng nước gánh về cho các gia đình để lấy tiền đong gạo nuôi 5 người con nhỏ, từ ngày anh Lý Hùng – công nhân Nhà máy Điện Yên Phụ, chồng của chị qua đời.
Đứa bé ra khỏi nhà. Một lát sau thấy một người phụ nữ ăn mặc lam lũ, gầy guộc, trên vai gánh đôi thùng từ phía ngoài đi về. Đồng chí bảo vệ bước ra mấy bước, hỏi nhỏ: Chị là chị Tín? Dạ vâng. Chị vào nhà có khách.
Đêm ấy trời rét, Bác mặc áo bông, cổ quấn khăn, đầu đội mũ len đan nhưng chị Tín vẫn nhận ngay ra Bác Hồ. Chị bàng hoàng, cảm động đến nỗi để rơi cái đòn gánh và đôi thùng xuống đất. Chị chạy lại quỳ xuống ôm lấy chân Bác: “Trời ơi! Đêm 30 Tết Bác còn đến thăm mẹ con cháu!”. Chị Tín bật khóc, nước mắt chảy dài trên gương mặt khắc khổ.
Bác cầm tay nâng chị Tín đứng dậy, Bác bảo: “Tết, Bác không đến thăm những gia đình như cô, Bác còn đến thăm ai nữa”. Bác lại bảo: “Đêm 30 Tết cô vẫn còn phải đi gánh nước thuê! Làm thế có đủ nuôi các cháu không?”. Những lời Bác hỏi, ân tình như người cha hỏi người con gái của mình, chị Tín xúc động trả lời trong nước mắt: “Nghèo lắm, nhưng phải cố để nuôi các cháu, Bác ạ”.
Đồng chí thư ký riêng lấy quà của Bác đã được chuẩn bị sẵn đặt lên bàn thờ rồi thắp hương. Từ đấy, một không khí tết đơn sơ, ấm áp tình người đã đến trong gian nhà hẹp đơn côi của mẹ con chị Tín, Bác lấy kẹo chia cho các con của chị Tín và căn dặn phải cố gắng giúp đỡ mẹ và chăm chỉ học hành.
Sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, tết nào Bác Hồ cũng dành thời gian đi thăm hỏi, tặng quà, chúc tết những người có công với nước, những gia đình nghèo khó, con em các dân tộc và đồng bào miền núi. Những nơi Bác đến thăm đều do lãnh đạo các địa phương chuẩn bị trước và dẫn Bác cùng đi.
Nhưng năm ấy, trước tết khoảng một tháng, Bác Hồ mời đồng chí Phan Văn Xoàn đến và giao nhiệm vụ là tìm cho Bác một gia đình nghèo nhất ở Hà Nội, để tết Bác đến thăm. Hà Nội những năm ấy còn nhiều người nghèo, nhưng tìm được người nghèo nhất như ý Bác thì thật khó.
Trong nhiều năm, các đồng chí lãnh đạo Hà Nội đều chuẩn bị đưa Bác đến thăm những gia đình nghèo của thành phố nhưng Bác cảm nhận những gia đình ấy có thể chưa phải là người nghèo nhất. Đồng chí cảnh vệ liên hệ nhiều nơi, gặp nhiều người vẫn chưa khẳng định được ai là người nghèo nhất Hà Nội. Một hôm nhận được tin báo về là có gia đình chị Nguyễn Thị Tín ở ngõ Hàng Chĩnh, phố Lý Thái Tổ gần hồ Hoàn Kiếm.
Đồng chí cảnh vệ đích thân đến tận nơi, thẩm tra và so sánh với các hộ nghèo khác, thấy đây chính là hộ nghèo nhất Hà Nội mà Bác muốn đến thăm vào đêm 30 Tết. Để việc đi thăm diễn ra tự nhiên và bảo đảm an toàn nên không báo trước. Thế nhưng khi Bác đến thăm gia đình chị Tín, một lúc sau bà con khu phố đã biết.
Rời gia đình chị Tín trở về, trời đã khuya, đến gần đầu ngõ thấy bà con trong phố đứng rất đông chờ Bác. Thật bất ngờ, đồng chí bảo vệ thấy hơi bối rối chưa biết xử lý thế nào thì Bác bước lại phía bà con. Mọi người vỗ tay hoan hô reo lên: Bác Hồ, Bác Hồ.
Chờ cho mọi người im lặng, Bác bảo: “Tôi rất vui vì tình cờ được gặp các cụ, các cô, các chú ở đây, nhưng tôi cũng rất buồn vì vừa từ nhà cô Tín ra đây. Giờ này, sắp giao thừa, cô ấy vẫn còn phải đi gánh nước thuê để lấy tiền đong gạo nuôi con. Khu phố ta đông thế này mà chưa thấy ai quan tâm đến một gia đình như cô Tín”.
Một người thay mặt bà con nhận thiếu sót và hứa với Bác là sẽ sửa chữa. Bác nói tiếp: “Đây là Bác muốn nói về tinh thần lá lành đùm lá rách trong khu phố nhưng cái lớn nhất vẫn là trách nhiệm của Chính phủ”.
Đêm 30 Tết trở về, lòng Bác nặng trĩu một nỗi buồn, bởi khát vọng của Bác, ham muốn tột cùng của Bác là làm sao cho nước nhà được độc lập, dân ta được tự do, ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Nhưng ở ngay trong lòng Hà Nội vẫn còn nhiều người nghèo, vẫn còn những gia đình như gia đình chị Tín.
Sắp đến giao thừa, trở về nơi Bác ở. Các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị đã quây quần đông đủ để chúc tết Bác, cùng Bác chờ đón thời khắc thiêng liêng mở đầu một năm mới. Về đến nơi, lòng Bác nặng trĩu một nỗi buồn, Bác lặng im ngồi vào ghế. Một lát sau Bác nói: “Tôi vừa đi thăm một gia đình nghèo nhất ở Hà Nội.
Cô Tín – chủ nhà giờ này còn phải đi gánh nước thuê lấy tiền, để ngày mai mua gạo cho con. Chúng ta đã không biết những chuyện như vậy ở ngay thủ đô của đất nước mình. Tôi biết, không chỉ một nhà như cô Tín đâu mà còn nhiều người nghèo khác nữa. Một Đảng cầm quyền mà để người dân nghèo hết chỗ để nghèo là lỗi của Đảng với nhân dân”.
Câu chuyện về Bác Hồ cách đây đã gần 60 năm, do đồng chí Vũ Kỳ – thư ký riêng của Bác và thiếu tướng Phan Văn Xoàn kể lại làm chúng ta xúc động. Phố Hàng Chĩnh năm ấy, nay là ngõ 16A, phố Lý Thái Tổ đã khang trang, đẹp đẽ hơn nhiều. Căn nhà tuềnh toàng, đơn sơ của chị Tín năm xưa đã là ngôi nhà 3 tầng của chủ khác.
Những đứa con của chị Tín ngày ấy đã phương trưởng đi nơi khác. Cô bé Lý Phương Liên nghe theo lời Bác căn dặn, học hành đến nơi, đến chốn, biết làm thơ, có bài thơ nổi tiếng “Ca Bình Minh”, được về làm việc ở Báo Nhân Dân, sau đó theo chồng vào làm việc ở Đài Phát thanh – Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh. Những gia đình nghèo ở Hà Nội cũng như cả nước giảm đi đáng kể, nhân dân ta không chỉ ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành mà còn được ăn ngon, mặc đẹp, học hành ngày càng tiến bộ.
Thế nhưng, cứ trước thềm xuân đến, chúng ta lại bồi hồi xúc động nhớ đến câu chuyện Bác Hồ đến thăm người nghèo nhất Hà Nội đêm 30 Tết. Phong cách quần chúng vô cùng giản dị của Bác, lòng thương cảm vô hạn của Bác đối với những người nghèo khổ, với nhân dân làm cho Bác trở nên vĩ đại, thiêng liêng với dân tộc ta, đất nước ta. Và câu chuyện xúc động về Bác mãi mãi là tấm gương vô cùng trong sáng để chúng ta noi theo.
Xem Thêm ❤️️ Kể Về Anh Hùng Dân Tộc Mà Em Biết ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay
Kể Chuyện Bác Hồ Hay Nhất – Bài 2
Kể Chuyện Bác Hồ Hay Nhất được chọn lọc và chia sẻ đến bạn đọc sau đây.
Nghe tin Bác đến thăm trường thiếu nhi miền Nam, các cô chú phụ trách trường tíu tít chuẩn bị, trang hoàng hội trường đón Bác.
Khi Bác đến, tất cả mọi người ùa ra đón Bác và đưa Bác đến hội trường đã được chuẩn bị cờ, hoa lộng lẫy. Nhưng Bác đề nghị dẫn Bác đến nhà bếp và phòng ngủ xem các cháu có được ăn no, ngủ ấm và chăm sóc chu đáo không. Sau đó Bác lấy ra một gói kẹo lớn chia đều cho các cháu. Đang nhìn các cháu ăn kẹo, Bác chợt nhận ra có 1 cháu đang đứng ở góc phòng, nét mặt buồn xo. Bác gọi lại hỏi:
Cháu tên là gì? Vì sao lại đứng ở đây? Cháu tên là Tộ. Vì cháu phạm lỗi, tay bẩn không rửa nên các cô chú phạt, không cho nhận kẹo của Bác.
Bác cười bảo bạn Tộ đi rửa tay rồi chia kẹo cho Tộ, sau đó Bác dạy: Từ nay, cháu phải luôn giữ gìn đôi tay cho sạch nhé. Bàn tay con người rất đáng quý. Bạn Tộ rất cảm động trước sự chăm sóc ân cần của Bác. Từ đấy, bạn luôn giữ đôi tay sạch sẽ và rửa tay sạch trước khi ăn.
Chia Sẻ 🌿 Kể Về Một Cuộc Đi Thăm Di Tích Lịch Sử ❤️️ 15 Bài Văn Hay
Kể Chuyện Bác Hồ Ngắn Gọn – Bài 3
Đón đọn bài Kể Chuyện Bác Hồ Ngắn Gọn được nhiều bạn đọc quan tâm sau đây.
Tháng chạp năm 1968, các dũng sĩ thiếu niên miền Nam đang học ở khu Tả Ngạn thì có mấy chú đưa xe ô tô đến đón về Hà Nội. Luyện, Thu, Nết, Phổ, Mên, Hòa … chưa hiểu có chuyện gì. Về Thủ đô hôm trước thì ngày hôm sau, có xe đến đón đi, vào đến sân Phủ Chủ tịch mới biết là được vào gặp Bác Hồ.
Vừa bước chân xuống xe, đã thấy Bác Hồ và Bác Tôn ngồi ở một cái ghế dài kê trước cửa nhà. Tất cả chạy ào tới chào hai Bác. Bác cháu trò chuyện với nhau. Sau đó Bác Hồ bảo: Thôi các cháu vào ăn cơm với hai Bác!
Bữa cơm chẳng có thịt cá gì nhiều nhưng rất ấm cúng. Các dũng sĩ thiếu niên được ngồi ăn cùng Bác Hồ và Bác Tôn. Nết, người nhỏ nhất đoàn, cái đầu chỉ lấp ló cạnh bàn, được Bác gắp thức ăn cho luôn.
Vừa ăn, Bác cháu vừa nói chuyện rất vui. Ăn xong, hai Bác cho mỗi cháu một bông hồng, một quả táo, một quả lê và ba quyển sách “Người tốt việc tốt”.
Sau đó Bác Hồ bảo: Các cháu lại cả đây hôn hai Bác rồi về. Các dũng sĩ hôn hai Bác xong, Bác Hồ căn dặn: Các cháu về trường cố gắng học tập cho giỏi. Tất cả đều cảm động. Đoàn Văn Luyện khi đó mới mạnh dạn thưa với Bác: Thưa Bác, chúng cháu cứ tưởng hai Bác gọi chúng cháu về có việc cần.
Bác Hồ cười hiền từ và bảo: Hai Bác nhớ các cháu cho nên gọi các cháu về để hai Bác gặp hỏi chuyện. Nghe nói, Luyện và các bạn cảm động muốn trào nước mắt. Hai Bác tuổi đã cao, trăm công nghìn việc, vậy mà vẫn nhớ đến các cháu miềnNam. Luyện nghĩ:
“Mình được ở ngoài Bắc mà hai Bác còn lo và thương biết chừng nào!…”.
Tham Khảo 🌿 Tả Ảnh Bác Hồ ❤️️15 Bài Văn Tả Chân Dung Bác Hồ Hay Nhất
Kể Chuyện Bác Hồ Với Thiếu Nhi – Bài 4
Kể Chuyện Bác Hồ Với Thiếu Nhi, những câu chuyện hay và giàu cảm xúc chứa đựng nhiều tình cảm của Bác dành đến các em nhỏ.
Trước khi thiết kế ngôi nhà sàn gỗ của Bác tại Phủ Chủ tịch (tầng trên có hai phòng, một phòng Bác dùng vào việc, một phòng nghỉ. Còn tầng dưới là nơi Bác họp và tiếp khách). Bác có ý kiến: Khách của Bác có nhiều, có lúc Bác phải tiếp đông các cháu, vì vậy chú thiết kế cho Bác một hàng ghế xi măng bao quanh. Vâng lời Bác, các đồng chí đã thiết kế hàng ghế đó. Mỗi lần các cháu đến, các cháu đều quây quần bên Bác và được Bác chia bánh kẹo.
Một hôm Bác nói với đồng chí giúp việc: Chú xem, khách “tí hon” của Bác khá nhiều, để các cháu vui thì phải có cảnh cho các cháu xem, chú gắng kiếm một chiếc bể về để nuôi cá vàng làm cảnh cho các cháu. Vâng lời Bác, đồng chí giúp việc đi tìm mua một bể nuôi cá đặt tại hành lang của tầng dưới ngôi nhà sàn và thả ba con cá vàng rất đẹp.
Hàng ngày, sau giờ làm việc, Bác thường cho cá vàng ăn. Người để dành những mẩu bánh mì làm thức ăn cho cá. Được Bác chăm sóc, ba con cá vàng ngày một lớn và phát triển.
Mùa đông trời lạnh, Bác nói: Cá cũng như người, mùa đông phải giữ nhiệt độ đủ ấm. Chú nên làm một chiếc nắp đậy bể cá để bảo đảm độ ấm cho cá. Khách đến thăm nhà Bác, nhất là “khách tí hon” rất thích thú đứng ngắm bể cá vàng. Những con cá mầu sắc thật sặc sỡ, tung tăng, lấp lánh, bơi lặn trong bể nước.
Đọc Thêm Bài 🌿 Tả Về Bác Hồ Lớp 2 ❤️️15 Bài Văn Tả Bác Hồ Hay Nhất
Những Câu Chuyện Kể Về Bác Hồ Hay Nhất – Bài 5
Những Câu Chuyện Kể Về Bác Hồ Hay Nhất, chia sẻ đến bạn mẫu chuyện kể bài học về thời gian được nhiều bạn quan tâm sau đây.
Năm 1945, mở đầu bài nói chuyện tại lễ tốt nghiệp khóa V Trường huấn luyện cán bộ Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh thẳng thắn góp ý: “Trong giấy mời tới đây nói 8 giờ bắt đầu, bây giờ là 8 giờ 10 phút rồi mà nhiều người vẫn chưa đến. Tôi khuyên anh em phải làm việc cho đúng giờ, vì thời gian quý báu lắm”.Cũng về giờ giấc, trong kháng chiến chống Pháp, một đồng chí sĩ quan cấp tướng đến làm việc với Bác chậm 15 phút, tất nhiên là có lý do: Mưa to, suối lũ, ngựa không qua được.
Bác bảo: Chú làm tướng mà chậm đi mất 15 phút thì bộ đội của chú sẽ hiệp đồng sai bao nhiêu? Hôm nay chú đã chủ quan không chuẩn bị đủ phương án, nên chú không giành được chủ động”.
Một lần khác, Bác và đồng bào phải đợi một đồng chí cán bộ đến để bắt đầu cuộc họp. Bác hỏi: Chú đến muộn mấy phút? Thưa Bác, chậm mất 10 phút ạ! Chú tính thế không đúng, 10 phút của chú phải nhân với 500 người đợi ở đây.
Năm 1953, Bác quyết định đến thăm lớp chỉnh huấn của anh em trí thức, lúc đó đang bước vào cuộc đấu tranh tư tưởng gay go. Sắp đến giờ lên đường bỗng trời đổ mưa xối xả. Các đồng chí làm việc bên cạnh Bác đề nghị cho hoãn đến một buổi khác. Có đồng chí còn đề nghị tập trung lớp học ở một địa điểm gần nơi ở của Bác… Nhưng bác không đồng ý:
Đã hẹn thì phải đến, đến cho đúng giờ, đợi trời tạnh thì đến bao giờ? Thà chỉ mình bác và vài chú nữa chịu ướt còn hơn để cả lớp phải chờ uổng công!.
Thế là Bác lên đường đến thăm lớp chỉnh huấn đúng lịch trình trong tiếng reo hò sung sướng của các học viên…Bác Hồ của chúng ta quý thời gian của mình bao nhiêu thì cũng quý thời gian của người khác bấy nhiêu. Chính vì vậy, trong suốt cuộc đời Bác không để bất cứ ai đợi mình. Sự quý trọng thời gian của Bác thực sự là tấm gương sáng để chúng ta học tập.
Xem Thêm 🌿 Tả Về Bác Hồ ❤️️15 Bài Văn Tả Chủ Tịch Hồ Chí Minh Hay Nhất
Lời Dân Kể Chuyện Về Bác Ấn Tượng – Bài 6
Lời Dân Kể Chuyện Về Bác Ấn Tượng, câu chuyện kể bài học về sự giản dị và tiết kiệm qua lời của người kề cận bên Bác.
Bà Nguyễn Thị Liên, nguyên là cán bộ văn phòng Phủ Chủ tịch, kể lại rằng: Khi làm việc ở văn phòng Bác, thi thoảng bà còn đảm nhận việc khâu vá quần áo, chăn, màn… cho Bác. Công việc này đã giúp bà có điều kiện được gần Bác và học tập rất nhiều điều.
Áo của Bác rách, có khi vá đi vá lại vài lần Bác mới cho thay. Chiếc áo gối màu xanh hoà bình của Bác, được ông Cần (người phục vụ Bác) đưa bà vá đi vá lại. Cầm chiếc áo gối của Bác, bà rưng rưng nước mắt, bà nói với ông Cần thay áo gối khác cho Bác dùng nhưng Bác chưa đồng ý. Người vẫn dùng chiếc áo gối vá.
Những năm tháng giúp việc ở văn phòng Bác, bà đã có những kỷ niệm không bao giờ quên. Bà còn kể rằng:
Ở Việt Bắc, có một lần Bác đi công tác về muộn, về qua văn phòng, Bác nghỉ lại một lát vì mệt. Đồng chí Hoàng Hữu Kháng, bảo vệ của Bác nói với bà: Bác mệt không ăn được cơm. Cô nấu cho Bác bát cháo.
Bác đang nằm nghỉ nghe thấy thế liền bảo bà: Cô nấu cháo cho Bác bằng cơm nguội ấy, vừa chóng chín, vừa tiết kiệm được gạo, khỏi bỏ phí cơm thừa.
Tham Khảo Bài ⏩ Kể Về Một Kỉ Niệm Hồi Ấu Thơ Làm Em Nhớ Mãi ❤️️ 15 Bài Hay
Kể Chuyện Về Bác Hồ Ngắn – Bài 7
Kể Chuyện Về Bác Hồ Ngắn, tham khảo ngay câu chuyện bài học về cách ứng xử được SCR.VN chọn lọc và chia sẻ đến bạn dưới đây.
Buổi đầu kháng chiến chống Pháp, có một đồng chí cán bộ Trung đoàn thường hay quát mắng chiến sĩ. Đồng chí này đã từng làm giao thông, bảo vệ Bác đi ra nước ngoài trước Cách mạng Tháng Tám. Được tin nhân dân phản ánh về đồng chí này, một hôm, Bác cho gọi lên Việt Bắc. Bác dặn trạm đón tiếp, dù đồng chí này có đến sớm, cũng giữa trưa mới cho đồng chí ấy vào gặp Bác.
Trời mùa hè, nắng chang chang, đi bộ đúng ngọ nên đồng chí trung đoàn vã cả mồ hôi, người như bốc lửa. Đến nơi, Bác đã chờ sẵn. Trên bàn đặt hai cốc nước, một cốc nước sôi có ý chừng vừa như mới rót, bốc hơi nghi ngút, còn cốc kia là nước lạnh.
Sau khi chào hỏi xong, Bác chỉ vào cốc nước nóng nói: Chú uống đi. Đồng chí cán bộ kêu lên: Trời! Nắng thế này mà Bác lại cho nước nóng làm sao cháu uống được. Bác mỉm cười: À ra thế. Thế chú thích uống nước nguội, mát không? Dạ có ạ.
Bác nghiêm nét mặt nói: Nước nóng, cả chú và tôi đều không uống được. Khi chú nóng, cả chiến sĩ của chú và cả tôi cũng không tiếp thu được. Vậy nên hòa nhã, điềm đạm cũng như cốc nước nguội dễ uống, dễ tiếp thu hơn. Hiểu ý Bác giáo dục, đồng chí cán bộ nhận lỗi và hứa sẽ sửa chữa.
Chia Sẻ Thêm ⏩ Kể Một Câu Chuyện Vui Mà Em Đã Được Nghe Ở Lớp Hoặc Ở Nhà ❤️️ Ngắn
Kể Chuyện Bác Hồ Về Thăm Quê – Bài 8
Cùng đón đọc bài Kể Chuyện Bác Hồ Về Thăm Quê được SCR.VN chọn lọc dưới đây.
Năm 1906, khi 16 tuổi, Bác Hồ theo cha rời Nghệ An vào Huế. Năm 1911, tại Bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn – Gia Định), Bác xuống tàu, bắt đầu ra đi tìm đường cứu nước. Đến năm 1941, sau 30 năm ra đi tìm đường cứu nước, Bác quay trở về Việt Nam lãnh đạo phong trào cách mạng và giành độc lập, tự do cho dân tộc vào năm 1945.
Ngày 16-6-1957, sau hơn 50 năm xa cách, Bác Hồ mới có dịp trở lại thăm quê hương Nghệ An. Với bộ quần áo ka ki, đôi dép cao su, Bác Hồ về quê ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn. Khi về quê, một vị lãnh đạo địa phương mời Bác vào nhà khách để nghỉ. Bác cười hiền từ: “Nhà khách là dành để tiếp khách, Bác là người nhà…”.
Nói rồi, Bác đi theo lối nhỏ về nhà của gia đình ngày xưa. Đến đầu cổng tre thấy một tấm bảng nhỏ “Nhà Bác Hồ”. Nhìn tấm bảng xong, Bác quay lại nhìn mọi người cười bảo: “Đây là nhà của Cụ Phó bảng chứ có phải nhà Bác Hồ đâu”. Mọi người đáp: “Dạ, thưa Bác, đúng ạ. Đây là ngôi nhà 5 gian mà làng Kim Liên xuất công quỹ xây dựng để mừng thân phụ Bác khi đậu Phó bảng năm 1901”.
Bác đứng lặng ngoài sân một hồi rồi bước vào nhà. Bác bước đến gian thờ cúng gia tiên. Nhìn lên bàn thờ mới được làm lại, Bác bùi ngùi: “Hồi xưa, nhà Bác nghèo. Bàn thờ chỉ làm bằng tre, không có chân mà chỉ dùng hai thanh gỗ đóng gá vào hai bên cột để đỡ bàn thờ lên, liếp bằng nứa, trên trải chiếu mộc…”.
Rồi Bác đi ra nhìn quanh sân, vườn, Bác nói với mọi người: “Ngày trước, ở vườn có cây ổi đào, cây bưởi và hàng cau rất đẹp” .Thấy Bác nhìn vườn khoai trước nhà, một vị cán bộ có ý xin Bác cho trồng thay khoai bằng hoa cho đẹp. Bác liền cười bảo: “Hoa khoai vẫn đẹp…”.
Sau khi vào nhà, Bác ra thăm giếng Cốc là nơi Bác thường ra gánh nước về cho gia đình dùng. Bác hỏi thăm cụ lò rèn cố Điền, nơi ngày nhỏ những lúc rảnh Bác thường ra chơi và giúp cụ cố Điền những việc nhỏ. Bác về nhà thờ họ Nguyễn Sinh thắp nhang viếng tổ tiên.
Tại đây, Bác hỏi thăm nhà cố Phương, một người dân nghèo nhất xã Kim Liên trước đây, giờ có đủ ăn hay không? Nghe Bác nói mọi người ai cũng xúc động, bởi bao nhiêu năm xa quê, bận trăm công ngàn việc nhưng Bác vẫn nhớ từng người, từng việc tưởng chừng rất nhỏ nhặt. Với Bác, quê hương luôn nặng nghĩa ân tình.
Gợi Ý Bài ⏩ Hãy Kể Về Những Đổi Mới Ở Xóm Làng Hoặc Phố Phường Của Em❤️️ Ngắn
Kể 1 Câu Chuyện Về Bác Hồ Chi Tiết – Bài 9
Kể 1 Câu Chuyện Về Bác Hồ Chi Tiết giúp các em có thêm nhiều kiến thức hay để ôn tập.
Hồi ở Pác Bó, Bác Hồ sống rất chan hòa với mọi người. Một hôm được tin Bác đi công tác xa, một trong những em bé thường ngày quấn quýt bên Bác chạy đến cầm tay Bác thưa:Bác ơi, Bác đi công tác về nhớ mua cho cháu một chiếc vòng bạc nhé!
Bác cúi xuống nhìn em bé âu yếm, xoa đầu em khẽ nói: Cháu ở nhà nhớ ngoan ngoãn, khi nào Bác về Bác sẽ mua tặng cháu.
Nói xong Bác vẫy chào mọi người ra đi. Hơn hai năm sau Bác quay trở về, mọi người mừng rỡ ra đón Bác. Ai cũng vui mừng xúm xít hỏi thăm sức khỏe Bác, không một ai còn nhớ đến chuyện năm xưa. Bỗng Bác mở túi lấy ra một chiếc vòng bạc mới tinh trao tận tay em bé – bây giờ đã là một cô bé. Cô bé và mọi người cảm động đến rơi nước mắt. Bác nói:
Cháu nó nhờ mua tức là nó thích lắm, mình là người lớn đã hứa thì phải làm được, đó là “chữ tín”. Chúng ta cần phải giữ trọn niềm tin với mọi người.
Tham Khảo Bài 🌿 Hãy Kể Về Một Kỉ Niệm Với Người Bạn Tuổi Thơ ❤️️15 Bài Hay
Kể Chuyện Bác Hồ Ra Đi Tìm Đường Cứu Nước – Bài 10
Kể Chuyện Bác Hồ Ra Đi Tìm Đường Cứu Nước, mẫu chuyện nhỏ xuống tàu ra đi tìm đường cứu nước của Bác.
“Trong khi còn học ở Trường Sát–xơ–lúp Lô–ba (Chasseloup–Laubat) tôi gặp một người thanh niên ở Trung bộ vào Sài Gòn ở nhà một người bạn. Vì cùng một lứa tuổi, cho nên chúng tôi lập tức trở nên đôi bạn thân. Tôi đưa anh đến trước tiệm cà phê của Pháp xem đèn điện, xem chiếu bóng và máy nước.
Những cái đó trước kia anh chưa hề thấy. Một hôm tôi mời anh ăn kem. Anh rất lạ. Lần đầu tiên anh mới nếm mùi kem.
Sau ít hôm, anh đột nhiên hỏi tôi.
“Anh Lê, anh có yêu nước không?”
Tôi ngạc nhiên và đáp: “Tất nhiên là có chứ!”
“Anh có thể giữ bí mật không?”
“Có”.
“Tôi muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng nếu đi một mình, thật ra cũng có điều mạo hiểm, ví như khi đau ốm… Anh muốn đi với tôi không?”
“Nhưng bạn ơi, chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi?”
“Đây, tiền đây” – Anh bạn của tôi vừa nói vừa giơ hai bàn tay – “Chúng ta sẽ làm việc. Chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi. Thế thì anh cùng đi với tôi chứ?”
Bị lôi cuốn vì lòng hăng hái của anh, tôi đồng ý.
Nhưng sau khi suy nghĩ kỹ về cuộc phiêu lưu, tôi không có đủ can đảm để giữ lời hứa.
Vài ngày sau, tôi không gặp lại anh bạn nữa. Tôi đoán là anh ta đã đi ngoại quốc. Anh ta đi bằng cách nào? Tôi không biết. Về sau, tôi chỉ biết người thanh niên yêu nước đầy nhiệt huyết ấy là Cụ Nguyễn Ái Quốc, là Hồ Chủ tịch của chúng ta ngày nay”.
Chính ông Mai ở Hải Phòng, nhân viên cũ trên một chiếc tàu Pháp của hãng
“Vận tải hợp nhất” đã cho chúng tôi biết những điều mà ông Lê không rõ.
Ông Mai kể lại:
“Vào khoảng cuối năm 1911 hay 1912 – tôi không nhớ đúng nữa – tôi làm việc ở phòng ăn của các sĩ quan trên tàu. Tàu chúng tôi cặp bến Sài Gòn để lấy hàng và đón khách.
Chia Sẻ 🌿 Kỉ Niệm Về Mái Trường Cấp 2 Và Thầy Cô ❤️️15 Bài Văn Hay
Kể Chuyện Về Bác Hồ Và Rút Ra Bài Học – Bài 11
Kể Chuyện Về Bác Hồ Và Rút Ra Bài Học ý nghĩa nhất được chia sẻ đến các bạn đọc quan tâm sau đây.
Hút thuốc lá là thú vui duy nhất của Bác như Bác thường nói. Nhưng từ khi bị bệnh, theo lời khuyên của hội đồng thầy thuốc, Bác có kế hoạch quyết tâm bỏ dần. Bác nói:
Bác hút thuốc từ lúc còn trẻ nay đã thành thói quen, bây giờ bỏ thì tốt nhưng không dễ, các chú phải giúp Bác bỏ tính xấu này. Rồi Bác tự đề ra chương trình bỏ thuốc dần dần. Lúc đầu là giảm số lượng điếu hút trong ngày. Khi thèm hút thuốc Bác làm một việc gì đó để thu hút sự chú ý, tập trung. Tuổi đã già phải làm như vậy thật quá vất vả. Tập một thứ quen, bỏ một thói quen không dễ chút nào.
Phải có một nghị lực phi thường mới làm được. Bác bảo đồng chí giúp việc để cho Bác một vỏ lọ Penixillin ở nơi làm việc và phòng nghỉ. Hút chừng nửa điếu Bác dụi đi để vào lọ đó. Sau hút lại nửa điếu để dành, anh em can bảo thuốc lá hút dở không có lợi, Bác bảo: “Nhưng hút thế để có cữ”. Với cách làm đó, Bác đã giảm từ cả bao xuống ba bốn điếu một ngày. Cứ như vậy, Bác hút thưa dần.
Đầu tháng 3/1968 nhân khi bị cảm ho nhẹ, Bác tự quyết định bỏ hẳn. Mấy ngày sau, trong một tuần lễ anh em vẫn để gói thuốc chỗ bàn làm việc của Bác, nhưng Bác không dùng.
Sau một tuần thấy Bác quyết tâm như vậy, anh em cất hẳn thuốc lá. Một tháng sau, khi tiếp đồng chí Vũ Quang, lúc ấy là Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, Bác nói: Bác đã bỏ quốc lá rồi, chú về vận động thanh niên đừng hút thuốc lá. Sau này Bác có bài thơ Vô đề:
“Thuốc kiêng, rượu cữ đã ba năm,
Không bệnh là tiên sướng tuyệt trần
Mừng thấy miền Nam luôn thắng lớn,
Một năm là cả bốn mùa Xuân”
Qua câu chuyện này ta hiểu được, trong tất cả công việc, việc làm mà chúng ta yêu thích nếu có quyết tâm thì chắc chắn chúng ta sẽ làm được. Như vậy trong học tập cũng thế, chúng ta nên kiên trì và nhẫn nại dù có khó khăn và trắc trở đến đâu thì cũng phải cố gắng hết mình.
Xem Thêm Bài 🌵 Hãy Kể Một Kỉ Niệm Khó Quên Về Tình Bạn ❤️️15 Bài Văn Hay
Kể Chuyện Tấm Gương Đạo Đức Hồ Chí Minh – Bài 12
Kể Chuyện Tấm Gương Đạo Đức Hồ Chí Minh, tham khảo mẫu chuyện kể về bài học về sự công bằng hay sau đây.
Trong những ngày sống ở Việt Bắc, mỗi lần Bác đi công tác, có hai đồng chí đi cùng. Vì sợ Bác mệt, nên hai đồng chí định mang hộ ba lô cho Bác, nhưng Bác nói: Đi đường rừng, leo núi ai mà chẳng mệt, tập trung đồ vật cho một người mang đi thì người đó càng chóng mệt. Cứ phân ra mỗi người mang một ít.
Khi mọi thứ đã được phân ra cho vào 3 ba lô rồi, Bác còn hỏi thêm: Các chú đã chia đều rồi chứ? Hai đồng chí trả lời: Thưa Bác, rồi ạ. Ba người lên đường, qua một chặng, mọi người dừng chân, Bác đến chỗ đồng chí bên cạnh, xách chiếc ba lô lên. Tại sao ba lô của chú nặng mà Bác lại nhẹ?
Sau đó, Bác mở cả 3 chiếc ba lô ra xem thì thấy ba lô của Bác nhẹ nhất, chỉ có chăn, màn. Bác không đồng ý và nói: Chỉ có lao động thật sự mới đem lại hạnh phúc cho con người. Hai đồng chí kia lại phải san đều các thứ vào 3 chiếc ba lô.
Đọc Thêm Bài 🌵 Kể Những Điều Em Biết Về Nông Thôn Hoặc Thành Thị❤️️Ngắn
Kể Chuyện Bác Hồ Lớp 2 Ngắn – Bài 13
Kể Chuyện Bác Hồ Lớp 2 Ngắn gọn giúp các em có thêm nhiều kiến thức hay để học tập thật tốt.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị anh hùng dân tộc mà em kính ngưỡng nhất. Cả cuộc đời của người đã hi sinh tất cả cho sự nghiệp giải phóng và thống nhất đất nước. Người đã dành cả tuổi trẻ để ra đi tìm đường cứu nước, để hoạt động cách mạng, để lo cho dân cho đất nước. Chẳng có khi nào Người nghĩ riêng cho bản thân mình.
Người sống đơn giản hết mức từ đồ ăn, nơi ở đến trang phục. Nhờ Người, mà đất nước ta có thể vùng lên, đánh đuổi bè lũ thực dân độc ác, chấm dứt những năm tháng đen tối, khổ cực, để bước về phía ánh sáng của độc lập, tự do. Được sống trong những ngày hòa bình, hạnh phúc như thế này, em lại càng thêm kính trọng và cảm ơn sự hi sinh lớn lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tặng Bạn 🌵 Thẻ Cào Miễn Phí ❤️ Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Kể Chuyện Bác Hồ Lớp 5 Mẫu Văn Hay – Bài 14
Kể Chuyện Bác Hồ Lớp 5 Mẫu Văn Hay giúp các em có thể rèn luyện thêm kĩ năng của mình.
Đất nước ta là nơi sinh ra của rất nhiều những vị anh hùng dân tộc vĩ đại, trong đó người mà em cũng như toàn thể dân tộc ta kính trọng nhất, chắc chắn là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhân dân ta thường gọi Người bằng cái tên thân thiết là Bác Hồ. Bác Hồ là một người anh hùng vĩ đại, người hi sinh tất cả mọi thứ để dẫn dắt đất nước ta thoát khỏi ách đô hộ. Bác đi khắp nơi, làm đủ mọi việc. Bác đã từng bị bắt giam, đày đọa từ nhà giam này sang nhà giam khác. Bác đã sống cả một cuộc đời không vợ con.
Thế nhưng, chẳng điều gì có thể vùi dập được ngọn lửa yêu nước mãnh liệt trong Bác. Vượt qua tất cả, Bác Hồ vẫn đứng lên, vẫn hoạt động cách mạng, vẫn làm việc và cống hiến cho tổ quốc. Nhờ vậy, cả dân tộc ta đã đi đúng con đường với những chiến lược đúng đắn, đoàn kết cùng nhau đuổi lũ đế quốc độc ác, lập lại hòa bình. Đến nay, tuy Bác đã đi xa lâu lắm, nhưng tình yêu và kính trọng mà nhân dân ta dành cho Bác vẫn mãi sâu sắc như vậy.
Chia Sẻ Cách 🌵 Nhận Thẻ Cào 50k Miễn Phí ❤️ Kiếm Thẻ Cào Free
Kể Về Bác Hồ Bằng Tiếng Anh – Bài 15
Kể Về Bác Hồ Bằng Tiếng Anh giúp các em có thể nâng cao được kĩ năng diễn đạt và khả năng ngoại ngữ của mình
In the history of nation building and defense of our nation, there are many heroes recorded in history books, one of them is leader Ho Chi Minh. President Ho Chi Minh led the Vietnamese people to win a glorious victory in the resistance wars against the French colonialists and
American imperialists, overthrowing the old and new colonialism to protect independence, freedom of the Fatherland.
President Ho Chi Minh also wholeheartedly and wholeheartedly built the unity and consensus among the fraternal Communist parties on the basis of Marxism-Leninism and pure proletarian internationalism, constantly cultivating close relations with the Communist Party of Vietnam. bond and friendship among the Indochinese peoples. We are very grateful to you. I will study hard to become a useful citizen for society in the future as Uncle Ho taught.
Tạm dịch
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta có rất nhiều anh hùng được sử sách ghi danh, một trong số đó là lãnh tụ Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành được thắng lợi vẻ vang trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân kiểu cũ và kiểu mới để bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh còn hết lòng, hết sức xây dựng sự đoàn kết nhất trí giữa các Đảng Cộng sản anh em trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng, không ngừng vun đắp quan hệ gắn bó, hữu nghị giữa các dân tộc Đông Dương. Chúng em rất biết ơn người. Em sẽ chăm chỉ học tập để sau này trở thành một công dân có ích cho xã hội như lời Bác Hồ đã dạy.
Hướng Dẫn Cách 🌹 Kiếm Thẻ Cào Miễn Phí ❤️ Kiếm Tiền Online Kiếm Thẻ Cào