Cần Cù Bù Cái Gì, Cần Cù Là Gì ❤️️ 10+ Dẫn Chứng, Ví Dụ ✅ Cùng SCR.VN Tham Khảo Một Số Thông Tin Hữu Ích Nhất.
Cần Cù Là Gì
Cầu cù là một đức tính tốt của dân tộc Việt Nam, đây là một trong những đức tính được con người đưa ra làm thước đo cho sự chuẩn mực của cuộc sống. Vậy cần cù là gì? Hãy cùng SCR.VN tham khảo ngay nhé!
Cần cù có thể hiểu là sự chăm chỉ, chịu khó làm việc, sản xuất trong tất cả mọi việc từ gia đình đến ngoài xã hội. Cần cù là cả một quá trình siêng năng làm việc không ngừng nghỉ để đạt được kết quả, chứ không chỉ đơn giản là làm xong một việc rồi thôi.
Chúng ta cần phải có đức tính cần cù, chịu khó, từ đó mới có động lực để nỗ lực không ngừng, vượt qua mọi thử thách để dành được thành công trong cuộc sống.
Mời bạn khám phá thêm 💕 Cần Cù Bù Thông Minh 💕 ngoài thông tin Cần Cù Bù Cái Gì?
Cần Cù Bù Cái Gì
Cần cù bù cái gì? Cần cù bù thông minh. Đây là câu tục ngữ ông cha ta đã đúc kết được.
Khi nói “Cần cù bù cái gì?” mọi người thường nghĩ ngay đến ”Cần cù bù thông minh” ông cha ta đã cho rằng, trong cuộc sống, dù cho con người ta có thể không có khả năng, năng lực thế nhưng nếu ta có sự cần cù, chăm chỉ, nỗ lực thì điều đó sẽ giúp bù trừ cho những gì mà ta thiếu sót về mặt năng lực. Từ đó mà ta hoàn toàn có thể đạt được những mục tiêu mà mình mong muốn.
Những sự nỗ lực của việc cần cù sẽ giúp cho bạn gặt hái được nhiều quả ngọt, không thua kém gì những người thông minh.
Ý Nghĩa Của Cần Cù
Thông tin về ý nghĩa của cần cù được SCR.VN chia sẻ chi tiết sau đây, đừng bỏ lỡ nhé!
- Giúp bản thân ta tốt lên, trau dồi được nhiều đức tính tốt đẹp khác cũng như hoàn thiện mình theo chiều hướng tích cực hơn.
- Cần cù chăm chỉ sẽ giúp con người tiến xa hơn trong cuộc sống, sẽ giúp ta hoàn thành công việc một cách tối ưu và khi tối ưu hóa được cuộc sống thì cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn.
- Sống cần cù chăm chỉ sẽ góp phần lan tỏa những thông điệp tốt đẹp ra cộng đồng, sẽ giúp cho cộng đồng ngày càng tốt đẹp hơn.
Gửi đến bạn 🍃 Chăm Chỉ Là Gì 🍃 bên cạnh thông tin Cần Cù Bù Cái Gì?
Những Biểu Hiện Của Cần Cù
Tiếp theo sau đây là những biểu hiện của cần cù mà bạn đọc có thể tham khảo qua:
- Luôn nỗ lực vươn lên trong học tập, trong cuộc sống, tích cực trau dồi bản thân theo chiều hướng tốt đẹp để trở thành một công dân tốt, có ích cho xã hội.
- Biết giúp đỡ mọi người xung quanh từ việc nhỏ đến việc lớn trong khả năng của mình: phụ giúp cha mẹ công việc nhà, giúp đỡ bạn bè, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
- Biết sắp xếp cuộc sống cá nhân của mình, có thời gian biểu hợp lí, không lãng phí thời gian vào những việc vô ích, luôn khiến bản thân mình bận rộn.
Đặt Câu Với Từ Cần Cù
Đặt câu với từ cần cù là một trong những chủ đề được rất nhiều bạn đọc quan tâm đến, cùng tham khảo gợi ý sau đây nhé!
Cần cù là đức tính tốt mà chúng ta cần học tập.
Chúng em cần cù, siêng năng học tập để mai sau trở thành người có ích cho xã hội.
Người cần cù và chăm chỉ có thể làm nên việc lớn.
Nhờ cần cù và chăm chỉ trong học tập mà bạn em được điểm cao trong các môn học.
Bạn My luôn chăm chỉ, cần cù nên bạn có kết ủa học tập tốt
Em cần cù làm việc nhà phụ gia đình nên bố mẹ cho em đi chơi
Nhờ cần cù, siêng năng và tháo vát mà mẹ em rất giỏi.
Em rất ngưỡng mộ Bác Hồ vì sự thông minh, cần cù và tháo vát của Bác.
Chỉ sau ba tháng ,nhờ siêng năng cần cù, cậu vượt lên đầu lớp.
Bạn Ngọc rất siêng năng, cần cù làm bài tập về nhà và giúp mẹ làm việc nhà.
Đừng bỏ qua thông tin 🔥 Siêng Năng Là Gì 🔥 ngoài thông tin Cần Cù Bù Cái Gì?
Từ Đồng Nghĩa Với Cần Cù
Đồng nghĩa với cần cù là: Siêng năng, chăm chỉ, chăm làm, tần tảo, chịu khó…
Từ Trái Nghĩa Với Cần Cù
Trái nghĩa với cần cù là lười biếng, lười nhác, đại lãn,…
10 Ví Dụ Về Đức Tính Cần Cù Tiêu Biểu
Chia sẻ đến bạn đọc 10 ví dụ về đức tính cần cù tiêu biểu nhất sau đây, cùng tham khảo ngay nhé!
Tấm Gương Về Cần Cù – Mẫu 1
Anh Nguyễn Hồng Thanh (sinh năm 1960) một tấm gương lao động cần cù. Anh sinh ra trong một gia đình có 8 anh chị em. Khi đến tuổi lập gia đình, anh Nguyễn Hồng Thanh có suy nghĩ bản thân mình có trình độ văn hóa thấp, nghề nghiệp không ổn định, cha mẹ lại rất nghèo.
May mắn sao khi đến khu vực ấp Trường Xuân, xã Trường Hòa, vùng đất còn hoang hóa nằm giáp ranh xã Chà Là (huyện Dương Minh Châu) và xã Thạnh Đức (huyện Gò Dầu) anh mua được hai công đất mà trên đó đầy cỏ đưng, cỏ lác. Với chí hướng “đồng vợ đồng chồng tát biển đông cũng cạn” hai vợ chồng anh Thanh cất tạm căn nhà tranh quyết cải tạo đất đai, cải thiện cuộc đời mình.
Đó là năm 1979, anh Thanh còn nhớ và kể lại vùng đất hẻo lánh nầy chưa có hệ thống thủy lợi. Mùa nắng hai vợ chồng anh đào giếng lấy nước trồng đồ hàng bông, mùa mưa sạ lúa làm kế sinh nhai. Một giai đoạn dài “bán lưng cho trời, bán mặt cho đất” anh Thanh không biết kể sao về cái cực cái khổ của người tay trắng đi tạo dựng tương lai.
Rồi công trình thủy lợi Lòng hồ Dầu Tiếng được xây dựng hoàn thành, con kênh TN1 cắt ngang qua đất anh Thanh và bị trưng dụng làm kênh mất một ít đất. Nhưng bù lại nguồn nước tưới đã giúp vợ chồng anh thuận tiện trong việc đào ao, lên liếp, đắp bờ lập được vườn nhãn hơn 2 mầu. Dưới ao thì anh trồng rau nuôi cá, trên bờ thì nuôi bò, nuôi gà, vịt.
Chỉ vài năm sau khi cây nhãn cho thu hoạch, vợ chồng anh Thanh đã xây được nhà tường khang trang với đầy đủ tiện nghi. Từ đây, cuộc đời chàng trai nghèo Nguyễn Hồng Thanh ngày xưa đã chấm dứt thời lam lũ, sống an nhàn bên vườn nhãn mỗi mùa cho thu nhập hơn 200 triệu đồng.
Anh đã được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, UBND tỉnh Tây Ninh tặng Bằng khen về phong trào nông dân sản xuất giỏi. Anh hiện là Chi hội trưởng CH nông dân ấp, hàng năm gia đình anh tham gia giúp đỡ những hộ dân lân cận về con giống và vật tư trong sản xuất.
Câu Chuyện Về Cần Cù – Mẫu 2
Có lẽ vì luôn phải nhọc nhằn với những công việc đồi rừng nên trông ông khắc khổ và già hơn cái tuổi 50 của mình. Trong câu chuyện đầu xuân, ông Đức cho biết, quê ông ở tận tỉnh Hưng Yên. Cha mẹ ông lên đây khai hoang xây dựng kinh tế từ khi ông mới lẫm chẫm biết đi.
Đất Việt Cường khi ấy bao la rừng núi hoang vu, nhưng vì ruộng ở đây ít và chưa quen canh tác đất rừng nên đời sống gia đình gặp muôn vàn khó khăn. Khi đã quen canh tác rồi thì cơ chế bấy giờ nhà nông vẫn chủ yếu là “tự sản tự tiêu” nên cũng chẳng thể tích lũy được gì.
Nhưng với ông Đức có lẽ quãng thời gian vất vả nhất đối với ông là thời kỳ giữa những năm 80, đến những năm đầu thập niên 90 thế kỷ trước. Sau khi hoàn thành thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, ông xây dựng gia đình, ra ở riêng rồi lần lượt sinh 3 đứa con.
Kinh tế không có gì vì đất đai ở Việt Cường hầu hết là của lâm trường và nông trường chè nên nhiều lúc gia đình phải lần ăn từng bữa. Thiếu ăn, con cái ốm đau nheo nhóc, ông Đức nói rằng: “Cuộc sống khi ấy khổ đến mức mình gần như tuyệt vọng về con đường sống”. Nhưng có lẽ những lúc khó khăn tuyệt vọng nhất thì bản năng sinh tồn lại thôi thúc con người ta có những quyết tâm vượt lên.
Đồng thời, cũng vào lúc ấy, Nhà nước có chủ trương giao đất giao rừng cho dân. Ông Đức vẫn tiếc mãi là hồi ấy, khi nhận giao đất người ta quán triệt rất chặt chẽ rằng, ai nhận đất thì phải làm thật tốt và phải có gỗ bán cho Nhà nước, nếu không sẽ bị phạt và thu hồi lại đất, thành thử nhà ông chỉ dám nhận 3 ha. Có đất, vợ chồng ông Đức động viên nhau sớm hôm chịu khó làm lụng.
Đất nhận khoán thì ông trồng cây lấy gỗ và những năm đầu mới trồng cây thì trồng xen hoa màu. Diện tích đất vỡ hoang được thì ông trồng chè, cấy lúa, trồng màu…Bên cạnh đó, ông còn tận dụng tốt nguồn phụ phẩm nông nghiệp để phát triển chăn nuôi lợn, gà và sau này khi tích lũy được vốn thì tiếp tục chăn nuôi trâu bò.
Sống ở rừng như bao người khác và từ hai bàn tay trắng nhưng với sự cần cù lao động, biết tính toán nên ông Đức đã dần dần làm thay đổi hoàn cảnh của mình. Từ cuộc sống nghèo khó đi đến mức đủ ăn, rồi đi đến có tích lũy và nay thì đã có đủ điều kiện để tính chuyện làm giàu. Tấm gương lao động cần cù của gia đình ông Đức rất đáng để cho nhiều người có chung hoàn cảnh cùng suy ngẫm và noi theo.
Đón đọc thêm 🌼 Tần Tảo Là Gì 🌼 chi tiết, ngoài thông tin Cần Cù Bù Cái Gì?
Ví Dụ Về Cần Cù Trong Cuộc Sống – Mẫu 3
Tấm gương điển hình về tính cần cù, chịu khó, vươn lên làm giàu chính đáng. Chị Đặng Thị Lý, sinh năm 1967, là hội viên Hội phụ nữ chi hội 1, phường Lê Hồng Phong, thành phố Quảng Ngãi. Chị được biết đến là một phụ nữ đảm đang, tháo vát, nhiệt tình trong mọi hoạt động của Hội, là tấm gương tiêu biểu cho những hội viên khác noi theo trong việc tích cực, năng động và chịu khó để phát triển kinh tế gia đình, vươn lên làm giàu chính đáng.
Hằng đêm, chị luôn trăn trở suy nghĩ tìm việc gì làm thêm để có thêm thu nhập, trang trải cuộc sống gia đình, lo cho các con được đầy đủ hơn. Suy nghĩ mãi, chị Đặng Thị Lý quyết định xin vào làm ở một cơ sở sản xuất bún. Thu nhập công việc làm bún dựa theo sản phẩm, đồng lương tuy thấp, nhưng cũng phần nào phụ thêm với chồng nuôi con ăn học.
Để mở rộng sản xuất, chị cần thêm vốn để mua máy móc lớn hơn cũng như bổ sung một số thiết bị khác. Và chị đã đến gặp Hội phụ nữ phường Lê Hồng Phong đề nghị giúp đỡ, giới thiệu cho chị làm hồ sơ vay vốn ngân hàng Seabank với số tiền 100 triệu đồng để chị mua thiết bị mở rộng cơ sở sản xuất bún.
Hiện nay cơ sở của chị đã tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động nữ. Hằng tháng, thu nhập bình quân của mỗi lao động tại cơ sở của chị từ 4,5tr đến 5 triệu đồng. Công việc kinh doanh cũng đã tạo thu nhập thêm cho gia đình chị Đặng Thị Lý từ 20 – 30 triệu đồng.
Làm kinh tế giỏi, chăm sóc gia đình chu đáo, chị Đặng Thị Lý cũng rất tích cực tham gia các hoạt động do Hội phụ nữ tổ dân phố tổ chức. Chị xứng đáng là tấm gương điển hình về tính cần cù, chịu khó, sáng tạo trong lao động sản xuất, biết vươn lên làm giàu chính đáng. Những thành quả đạt được hôm nay của chị Đặng Thị Lý thật đáng trân trọng, xứng đáng là tấm gương sáng để chị em phụ nữ học tập và noi theo.
Ví Dụ Về Cần Cù Cụ Thể – Mẫu 4
Chị Phạm Chí Oanh Kiều, sinh năm 1992, hội viên sinh hoạt tại chi Hội phụ nữ thôn Hòa Do 7, xã Cam Thành Nam, thành phố Cam Ranh. Chị là một hội viên tuy tuổi đời còn trẻ nhưng chị rất chăm chỉ, năng động, phát triển kinh kế gia đình, bằng nhiều hình thức như chăn nuôi heo, gà con giống, gà thả vườn, trồng chuối, bắp…và mô hình trồng cây ăn quả: mãng cầu thái, đu đủ, xoài cát Hòa Lộc…
Xuất thân từ một gia đình thuần nông tại xã Cam Thành Nam, thành phố Cam Ranh, những năm đầu khi mới lập gia đình, cuộc sống gia đình anh chị gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế, chị Oanh Kiều luôn tích cực tìm tòi, học hỏi trên các phương tiện thông tin đại chúng, tham gia các lớp tập huấn, học hỏi kinh nghiệm từ người đi trước để phát triển sản xuất nông nghiệp.
Chị Kiều chia sẻ, thời điểm mới bắt đầu ra ở riêng, vợ chồng chị gặp rất nhiều khó khăn. Từ việc cải tạo đất, vườn tược, xây dựng nhà cửa, lựa chọn con giống để chăn nuôi, lựa giống cây ăn quả phù hợp thổ nhưỡng đất đai, đáp ứng với nhu cầu người tiêu dùng hiện tại là cả một quá trình tìm tòi, học hỏi.
Mặc dù những thời gian đầu gặp rất nhiều khó khăn, nhưng với đức tính cần cù, chịu khó, chị Kiều đã tích cực tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm từ người đi trước, trên sách, báo và thông qua các lớp tập huấn. Từ đó, chị mạnh dạn bàn bạc với chồng áp dụng các kiến thức về tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào khâu chọn giống, chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh.
Ví Dụ Về Cần Cù Chi Tiết – Mẫu 5
Là học sinh nam duy nhất trong 29 thành viên của lớp 12 chuyên Văn, Trường THPT Chuyên Bắc Kạn, Nguyễn Phúc Hưng, cậu học sinh quê ở thôn Làng Sen, xã Đồng Thắng, huyện Chợ Đồn này được bạn bè, thầy cô giáo quý mến bởi em là một học sinh ngoan, có tố chất và có niềm đam mê đặc biệt đối với môn Địa lý. Những kiến thức Địa lý thực tế và trong sách vở được thầy cô giáo truyền dạy đã gieo vào lòng Hưng niềm say mê bộ môn này.
Chăm chỉ, cần cù, siêng năng, luôn học hỏi và tìm tòi, nghiên cứu và khắc sâu kiến thức là cách mà Nguyễn Phúc Hưng làm dày thêm thành tích học tập của mình.
Đặc biệt khi được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi quốc gia môn Địa lý, nhiệt huyết và khát khao của Phúc Hưng càng cháy bỏng, sức học và sức vượt khó của em càng bứt phá. Chính sự miệt mài, say mê, yêu môn học và khao khát mục tiêu giúp Hưng đạt thành tích cao trong Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2021 – 2022.
Ví Dụ Về Cần Cù Ngắn Hay – Mẫu 6
Sinh ra ở xã Lục Bình, huyện Bạch Thông, từ nhỏ, Bế Ngọc Huy đã có năng khiếu với bộ môn điền kinh và thường xuyên tham gia các giải của trường, Hội khỏe Phù Đổng cấp huyện. Với năng khiếu bẩm sinh của mình, Huy được tuyển chọn vào huấn luyện tập trung tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục thể thao tỉnh. Tập luyện ở đây, cậu học trò người dân tộc Tày, sinh năm 2007 này luôn thể hiện một tinh thần kỷ luật và ý chí vươn lên rất cao.
Với sự hướng dẫn tận tâm của các huấn luyện viên và nỗ lực bản thân, cần cù chăm chỉ tập luyện tại Giải vô địch Điền kinh các nhóm tuổi trẻ quốc gia năm 2022, Huy đã xuất sắc giành Huy chương Vàng ở nội dung đi bộ 3.000 m. Đây là thành tích rất đáng tự hào vì em mới chỉ có quãng thời gian luyện tập rất ngắn ở nội dung này. Sự tỏa sáng của Bế Ngọc Huy đã đem đến hy vọng về một lứa vận động viên trẻ tài năng, cống hiến cho thể thao thành tích cao của tỉnh.
Tiếp theo xem nhiều hơn 🌹 Đảm Đang Là Gì 🌹 cụ thể, ngoài thông tin Cần Cù Bù Cái Gì?
Ví Dụ Về Cần Cù Chọn Lọc – Mẫu 7
Một trong những thủ khoa K57 của Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, em Lý Thị Xuân, dân tộc Dao, đến từ xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn, học sinh của trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Bắc Kạn. Ngữ Văn 8.5, Địa 9, Giáo dục Công dân 10, là số điểm em đạt được trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, xuất sắc trở thành thủ khoa Khoa Giáo dục chính trị của Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
Sinh ra trong gia đình thuần nông, vùng sâu vùng xa, thấu hiểu những khó khăn, vất vả của bố mẹ nên ngay từ nhỏ, Lý Thị Xuân đã có ý thức trong việc tự học, cần cù chăm chỉ học tập, nỗ lực hết mình. Với sự trợ cấp của Nhà nước, hỗ trợ của nhà trường, sự động viên của thầy cô và bạn bè đã giúp Xuân có thêm động lực, vươn lên trong học tập. Suốt 12 năm học ở phổ thông, Xuân đều đạt danh hiệu học sinh khá, giỏi.
Ví Dụ Về Cần Cù Sáng Tạo – Mẫu 8
Anh Võ Trần Cảnh – Một tấm gương cần cù, sáng tạo trong lao động, anh hiện là tổ trưởng tổ thành phẩm Công ty TNHH Jung Kwang VN, Công ty TNHH Jung Kwang có 100% vốn đầu tư nước ngoài của Hàn Quốc, thành lập từ năm 2000 đến nay, trụ sở công ty đặt tại Khu công nghiệp Trảng Bàng, chuyên sản xuất hàng dệt kim, quần áo lót, áo vetton, quần áo khoác.
Với trách nhiệm được giao là tổ trưởng tổ thành phẩm, trong suốt quá trình làm việc anh luôn gương mẫu trong thực hiện hiệm vụ, đoàn kết nội bộ, chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của công ty, không ngừng học tập kinh nghiệm thực tế, nâng cao nghiệp vụ công tác chuyên môn, luôn tận tâm, tận tuỵ với công việc và luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của đồng nghiệp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Bản thân anh luôn ý thức đặt hiệu quả công việc cùng với sự phát triển của công ty là trọng tâm hàng đầu. Anh luôn trăn trở, suy nghĩ, đầu tư nghiên cứu các văn bản pháp luật có liên quan trong lĩnh vực mình phụ trách, trao đổi, học tập thêm các đồng nghiệp tổng kết kinh nghiệm, nâng cao năng lực chuyên môn vận dụng vào thực tiễn công tác.
Hưởng ứng Chương trình “75 nghìn sáng kiến, vượt khó, phát triển” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động, anh đã tham gia đăng ký sáng kiến “Cải tiến quy trình đóng gói, gắp xếp làm đẹp để hoàn tất sản phẩm”, kết qủa anh đã tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp từ 7-10 triệu đồng/tháng, đồng thời giảm bớt nhân công đóng gói sản phẩm, giảm giờ tăng ca.
Cùng với anh em lao động tại Công ty nghiên cứu và tìm ra những quy trình cải tiến nhằm đưa công ty ngày càng phát triển vượt bậc, đề xuất với người sử dụng lao động biện pháp khắc phục giảm giờ tăng ca và cải thiện bữa ăn giữa ca.
Anh được Ban Giám đốc khen thưởng là công nhân ưu tú, được chuyên môn và công đoàn khen thưởng hàng năm, là gương điển hình tiến tiến được uỷ ban nhân dân tỉnh tặng Bằng khen năm 2022.
Ví Dụ Về Truyền Thống Cần Cù Sáng Tạo – Mẫu 9
Vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống, một mình gánh vác lo toan, nuôi dạy con chăm ngoan, nhất là mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, mỗi năm thu lãi trên 200 triệu đồng. Người phụ nữ giỏi giang ấy là bà Nguyễn Thị Ngọc Anh, ngụ ấp 4 (Tân Hưng, Cái Bè).
Tuổi đã ngoài 66, thế nhưng bà Nguyễn Thị Ngọc Anh còn nhanh nhẹn, hoạt bát; hàng ngày vẫn hăng say lao động, sản xuất, vươn lên làm giàu bằng chính đôi tay, khối óc của mình.
Trước đây, hoàn cảnh gia đình của bà rất khó khăn, chồng mất khi bà ở tuổi 26. Bao nhiêu năm dài, đôi vai bé nhỏ của bà gồng gánh tất cả, vừa phải bươn chảy mưu sinh, vừa phải làm cha, làm mẹ chăm sóc, dạy dỗ cô con gái. Bà tâm sự: “Hoàn cảnh lúc ấy tôi dường như lâm vào bế tắc, chính đứa con là động lực để tôi cố gắng vượt qua nghịch cảnh”.
Thế rồi, cái nghèo, cái khó đã không làm bà gục ngã. Tính cần cù, siêng năng, bà đã cải tạo 7 công đất vườn tạp kém hiệu quả sang trồng cam sành xen cây chôm chôm. Sau một thời gian, cây cam, chôm chôm bị bệnh, bà chuyển sang trồng ổi không hạt và đã mang lại lợi nhuận khá cho gia đình.
Từ đó, bà tích góp mua thêm 5 công đất vườn để tiếp tục trồng ổi. Khi được tham gia lớp chuyển giao kỹ thuật về trồng giống ổi Đài Loan cho năng suất cao, do Hội Nông dân và Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã tổ chức, bà quyết định tìm mua giống ổi Đài Loan về trồng và thay thế toàn bộ giống ổi cũ. Bà cho biết, giống ổi này có thể trồng bất cứ thời gian nào trong năm.
Không chỉ sản xuất giỏi, bà Anh còn sẵn sàng giúp đỡ chị em có hoàn cảnh khó khăn, thiếu vốn sản xuất, với số tiền trên 50 triệu đồng và 1.000 nhánh ổi giống. Nhiều năm liền gia đình bà đều được công nhận gia đình văn hóa, bản thân bà nhận được nhiều Bằng khen, Giấy khen của Trung ương Hội LHPN Việt Nam, UBND tỉnh, huyện trong việc phát triển kinh tế và trong phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”.
Dẫn Chứng Về Cần Cù Đặc Sắc – Mẫu 10
Gia đình có 5 nhân khẩu nhưng chỉ có 5 công đất trồng mía liên tục thua lỗ nhiều năm liền, có lúc gia đình chị Lý Thị Huệ rơi vào túng quẩn.
Cách đây 4 năm, chị Huệ được địa phương vận động tham gia vào Chi hội phụ nữ ấp Tân Hưng. Qua những buổi sinh hoạt, chị và nhiều hội viên khác được giới thiệu những mẩu chuyện về đức tính cần cù, yêu lao động của Bác. Trong đó, chị Huệ tâm đắc nhất với lời Bác dạy: “Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền…”.
Rồi lời dạy đó như thôi thúc chị muốn làm gì đó để tự cải thiện đời sống thay vì an phận, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước.
Chị Huệ cho biết: “Là người dân tộc thiểu số, thuộc diện nghèo, những năm qua cũng được địa phương quan tâm hỗ trợ rất nhiều mặt. Nhưng sự hỗ trợ có nhiều đến mấy thì cũng có giới hạn nên bản thân không muốn phụ thuộc mà muốn tự làm gì đó để cải thiện cuộc sống”.
Nghĩ là làm, vậy là chị Huệ bắt tay vào cải tạo lại diện tích đất, vay ít vốn từ Quỹ giúp nhau của Hội LHPN thị trấn. Chị chủ động bỏ mía chuyển sang trồng đu đủ trên liếp, cặp mé liếp chị làm giàn trồng thêm các loại rẫy dây như dưa leo, bầu, mướp; xung quanh nhà thì chị thả nuôi thêm gia súc, gia cầm.
Những lúc công việc đồng áng xong xuôi, rảnh rỗi, chị tranh thủ đi làm thuê ở xóm để lấy tiền mua phân, thuốc chăm bón vườn cây của gia đình và mua thức ăn cho đàn vật nuôi…
Cứ thế, nhờ tính cần cù, chịu khó, lấy ngắn nuôi dài, đến khi cộng lại các nguồn thu nhập từ đu đủ, rẫy dây, vật nuôi… hàng năm chị Huệ thu về lợi nhuận hơn 50 triệu đồng. “Cái mình thiếu là đất đai chứ thừa về sức khỏe lao động nên đối với người ta trồng một loại cây còn mình trồng 2, 3 loại trên cùng một diện tích đất.
Đu đủ trồng 8 tháng mới cho thu hoạch, còn rẫy dây thì ngắn hơn nên vừa lấy ngắn nuôi dài vừa có đồng vô đồng ra trang trải cuộc sống hàng ngày. Từ đó, mấy năm qua gia đình ổn định hơn”, chị Huệ cho biết thêm.
Nhờ hướng đi phù hợp mà từ một hộ dân tộc thiểu số nghèo nhất ấp, giờ đây không chỉ chị đã trả xong tiền vay mà gia đình còn mua thêm được 2 công đất để tiếp tục mở rộng canh tác. Có được mô hình sản xuất với thu nhập tương đối ổn định, cuối năm 2020, chị Huệ mạnh dạn trả sổ hộ nghèo cho địa phương để giúp đỡ trường hợp khác.
SCR.VN chia sẻ 💧 Kiên Trì Là Gì 💧 ngoài thông tin Cần Cù Bù Cái Gì?