Siêng Năng Là Gì, Cần Cù Bù Siêng Năng Là Gì ❤️️ 10+ Dẫn Chứng, Ví Dụ ✅ Tham Khảo Thêm Thông Tin Về Ý Nghĩa, Biểu Hiện Chi Tiết Nhất.
Siêng Năng Là Gì
Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài làm việc thường xuyên, đều đặn.
Cần Cù Bù Siêng Năng Là Gì
Hãy cùng với SCR.VN tham khảo thông tin giải nghĩa về thắc mắc” cần cù bù siêng năng là gì?” sau đây:
Xét về ngữ nghĩa có thể thấy hai từ cần cù và siêng năng đồng nghĩa với nhau, ý đều muốn nói về sự chăm chỉ, chịu khó làm một việc gì đó một cách thường xuyên. Bù trong bù đắp tức là bổ sung để lấp đi những khiếm khuyết cho điều gì. Vì vậy, cần cù không thể bù siêng năng được.
Mời bạn khám phá thêm 💕 Ca Dao Tục Ngữ Về Siêng Năng Kiên Trì 💕 bất hủ
Cần Cù Bù Siêng Năng Hay Cần Cù Bù Thông Minh
Cần cù bù siêng năng hay cần cù bù thông minh? Đây là câu hỏi mà rất nhiều bạn đọc, tuy nhiên như đã giải thích ở phần trên thì câu cần cù bù thông minh là chính xác nhất. Bởi:
Cần cù bù thông minh nghĩa là một người mà biết cần cù, siêng năng chăm chỉ thì sẽ chẳng thua gì những người vốn sẵn thông minh.
Ông cha ta quan niệm rằng, trong cuộc sống, dù cho con người không có sẵn trí thông minh trời ban nhưng nếu cần cù, chăm chỉ, nỗ lực thì hoàn toàn có thể đạt được những mục tiêu mà mình mong muốn.
Ngoài ra, nếu người thông minh học 1 ngày là biết thì người cần cù có thể học 2 ngày hoặc thậm chí 5 ngày 10 ngày rồi cũng sẽ biết. Chỉ cần là cần cù chăm chỉ chịu khó, ắt sẽ thành công
Ý Nghĩa Của Siêng Năng
Ý nghĩa của siêng năng đó chính là sẽ giúp cho con người thành công trong công việc, trong cuộc sống. Trong bất cứ điều kiện hoàn cảnh nào thì con người cũng phải chịu khó, thường xuyên thì kết quả học tập, lao động mới đạt hiệu quả cao.
Những Biểu Hiện Của Siêng Năng
Những biểu hiện của siêng năng cụ thể nhất phải kể đến như:
- Trong học tập: Hoàn thành bài tập về nhà và các bài tập giáo viên giao, không nản lòng khi gặp những bài khó, tự tìm tòi các bài tập để rèn luyện kĩ năng của mình.
- Trong lao động: Hoàn thành các nhiệm vụ được giao, không bỏ cuộc giữa chừng, cố gắng làm tốt những công việc trong phạm vi của mình.
- Trong cuộc sống: Chăm chỉ làm những công việc nhà thật tốt, chăm chỉ rèn luyện thể lực, kiên trì ăn uống lành mạnh, kiên trì chống lại bệnh tật,…
Gửi đến bạn thông tin 🍃 Tần Tảo Là Gì 🍃 ngắn gọn
Đặt Câu Với Từ Siêng Năng
Chia sẻ đến bạn đọc một số gợi ý để đặt câu với từ siêng năng đơn giản và ý nghĩa sau đây:
Chúng ta cần: cần cù bù siêng năng, không được lười biếng
Ngọc luôn siêng năng làm việc để giúp đỡ bố mẹ
Lan luôn siêng năng nổ lực để đạt kết quả cao nhất trong kì thi học sinh giỏi
Tuấn luôn siêng năng nghiên cứu công trình khoa học của mình
Lớp trưởng lớp em thật siêng năng
Cô ấy thật là siêng năng!
Chị tôi là một người siêng năng học tập.
Em siêng năng học tập nên được bố mẹ khen
Siêng năng là đức tính tốt của con người
Cổ Thiên Lạc là một trong những diễn viên siêng năng nhất.
Cô là người siêng năng, lúc nào cũng bận rộn với công việc.
Nga làm việc siêng năng và coi sóc gia đình mình cả ngày lẫn đêm
Từ Đồng Nghĩa Với Siêng Năng
Chia sẻ đến bạn đọc từ đồng nghĩa với siêng năng đó là chăm chỉ, chịu khó, cần cù, ..
Từ Trái Nghĩa Với Siêng Năng
Từ trái nghĩa với siêng năng đó chính là lười biếng, lười nhác, ..
SCR.VN chia sẻ 💧 Đảm Đang Là Gì 💧 dẫn chứng cụ thể
10 Ví Dụ Về Cần Cù Siêng Năng Tiêu Biểu
Nhất định đừng bỏ qua 10 ví dụ về cần cù siêng năng tiêu biểu được sưu tầm ngay sau đây:
Tấm Gương Về Siêng Năng – Mẫu 1
Một nhân vật nổi tiếng với lòng siêng năng, kiên trì, vượt lên hoàn cảnh, cho dù bị liệt cả 2 tay nhưng vẫn có thể viết đẹp và trở thành một thầy giáo. Đó chính là thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký.
Năm lên 4 tuổi, cậu bé Nguyễn Ngọc Ký gặp cơn bạo bệnh và bị liệt cả hai tay. Bản thân ông và gia đình đều rất buồn và xót xa. Tuy vậy, Nguyễn Ngọc Ký vẫn nuôi ước mơ được đi học như chúng bạn cùng trang lứa.
Năm lên 7 tuổi, cậu bé Ký lân la đến trường, đứng ngoài nghe cô giáo giảng bài, xem các bạn học. Về nhà, cậu bắt đầu hì hụi tập viết bằng … chân. Thời gian đầu việc tập viết với Ký quả như cực hình. Dần dần Ký viết được chữ O, chữ V…
Không những thế, Ký còn vẽ được hình bằng thước và com-pa, làm được lồng chim để chơi… Nhờ sự cố gắng tuyệt vời đó, cậu đã được đi học và học rất giỏi. Năm 1962, Nguyễn Ngọc Ký được Bác Hồ tặng Huy hiệu cao quý của Người. Năm 1963, Ký tham dự kì thi chọn học sinh giỏi Toán toàn quốc và xuất sắc đứng thứ 5. Cậu lại được Bác Hồ tặng Huy hiệu cao quý lần thứ 2.
Lên cấp III, theo lời động viên của bạn bè khắp nơi trên cả nước, Nguyễn Ngọc Ký đã chọn ngành Văn. Năm 1966, ông nhận được giấy báo nhập học ngành Ngữ Văn của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Trong 4 năm học Đại học, dù bệnh tật luôn đe dọa tính mạng, song Nguyễn Ngọc Ký vẫn miệt mài đèn sách.
Cho dù số phận không mỉm cười và thiên vị mình nhưng Nguyễn Ngọc Ký đã dùng sự siêng năng, kiên trì của bản thân để chống lại những điều khó khăn. Người ta tập viết bằng tay đã gặp những khó khăn, chán nản nhưng ông lại tập viết bằng 2 chân, phải bỏ sức ra luyện tập hơn người khác hàng chục lần.
Tuy là vậy nhưng ông chưa bao giờ có ý nghĩ sẽ từ bỏ con đường học tập của bản thân. Cuối cùng trở thành người thầy giáo, tấm gương sáng ngời cho các bạn trẻ học tập và noi theo.
Câu Chuyện Về Siêng Năng – Mẫu 2
Thuở nhỏ, đang theo học ở trường Bắc Ninh. Cao Bá Quát đã nổi tiếng về tài văn thơ, đối đáp thông minh và tài hoạ, song viết chữ rất xấu. Tính khí tuy ngông ngạo, nghịch ngợm nhưng Cao Bá Quát rất chịu khó và kiên nhẫn trong học tập. Học cùng làm, bao giờ ông cũng thực hiện đến nơi đến chốn, kỳ được mới chịu.
Việc tập viết chữ cho tốt là một ví dụ. Vì tính hiếu động, ban ngày sau những buổi học đang lo tìm thú chơi, nhưng đêm đến, Cao Bá Quát thường thức khuya miệt mài trên trang giấy để tập viết.Buồn ngủ, ông tự buộc tóc mình lên xà nhà để mỗi lần “gật” bị tóc giật đau phải tỉnh lại.
Chân muốn chạy, ông buộc chân vào cạnh bàn. Tự mình “trị” mình, Cao Bá Quát kiên trì, không tự tha thứ, nản lòng. Do đó, sau này chữ ông rất đẹp, đẹp như “rồng bay phượng múa”. Mẫu chữ đẹp của ông hiện nay còn lưu lại trong bài đề tựa cuối cùng của Mai Am thi tập của công chúa Lại Đức, tự Thục Khanh, hiệu Mai Am, con gái vua Minh Mệnh.
Ví Dụ Về Siêng Năng Trong Học Tập – Mẫu 3
Tại Trường THCS An Phong (xã An Phong, huyện Thanh Bình), bạn bè, thầy cô thường nhắc về em Mai Đắc Lộc – học sinh lớp 9A4. Bởi Lộc không chỉ là một tấm gương sáng vượt khó học giỏi mà còn là một Chi đội trưởng tài năng, tích cực tham gia các hoạt động phong trào Đội của nhà trường.
Đắc Lộc là con út trong gia đình có 3 anh em, thuộc diện hộ nghèo của địa phương. Chị gái của Lộc khi mới sinh ra đã mắc căn bệnh lạ và nằm liệt giường cho đến nay. Lộc có người anh trai (17 tuổi) đang là học sinh THPT.
Nhà không có đất sản xuất nên cha mẹ của Lộc phải đi làm thuê hằng ngày để lo cho cuộc sống gia đình. Gánh nặng cơm, áo, gạo, tiền cộng thêm tiền thuốc men cho chị gái đang bệnh khiến cuộc sống gia đình Lộc trở nên chật vật, túng thiếu. Cuối năm 2019, ba em Lộc bất ngờ mắc chứng bệnh về não và mất sức lao động. Từ đó đến nay, một mình mẹ em phải vất vả lao động để nuôi cả gia đình.
Mặc dù cuộc sống khó khăn, thiếu thốn nhưng Lộc không mặc cảm, tự ti mà ngược lại em còn lấy điều đó làm động lực để phấn đấu. Bằng ý nghĩ đó, Đắc Lộc đã trở thành tấm gương sáng về tinh thần hiếu học và ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
Ngoài việc nghiêm túc trong các tiết học trên lớp, Lộc còn siêng năng, chăm chỉ tự học tại nhà. Lộc có bảng thành tích học tập khiến bạn bè và thầy cô phải thán phục. Liên tục trong 9 năm qua, Đắc Lộc luôn là học sinh giỏi và có hạnh kiểm tốt. Năm học 2019 – 2020 vừa qua, Lộc còn đạt giải Khuyến khích cuộc thi học sinh giỏi môn Vật lý cấp huyện.
Không những học giỏi văn hóa, Đắc Lộc còn là một Chi đội trưởng tài năng, gương mẫu. Là Chi đội trưởng, Lộc tích cực tham gia các hoạt động do nhà trường phát động, đồng thời thường xuyên vận động, hướng dẫn và nhắc nhở các bạn đội viên tích cực tham gia đầy đủ các phong trào để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. Lộc cũng từng đạt giải Khuyến khích hội thi Chỉ huy Đội giỏi cấp huyện năm học 2017 – 2018.
Ví Dụ Về Siêng Năng Trong Cuộc Sống – Mẫu 4
Ông Quàng Văn Hương sinh năm 1969, cựu sinh viên ngành Quản lý đất đai, tốt nghiệp thạc sĩ ngành Kinh tế nông nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Hiện tại Ông Quàng Văn Hương đang làm việc tại Hội đồng Dân tộc của Quốc hội và phê chuẩn giữ chức vụ Uỷ viên Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội khoá XIV.
Sinh ra trong một gia đình tại thuộc xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La, với tình yêu dành cho nông nghiệp, đặt biệt về đất đai và thiên nhiên, sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, ông đã quyết định chọn Đại học Nông nghiệp I (hiện nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam) là mái trường ông gắn bó trong suốt thời gian học đại học của mình.
Được biết, Quàng Văn Hương là chàng sinh viên khóa 34 ngành Quản lý đất đai, khoa Quản lý ruộng đất, Trường Đại học Nông nghiệp I.
Với đức tính cần cù, siêng năng và chịu khó học hỏi, trong suốt 4 năm theo học tại Trường Đại học Nông nghiệp I, ông luôn là một tấm gương sáng cho các bạn đồng trang lứa học tập và noi theo. Không những học tập tốt, chàng sinh viên Quàng Văn Hương hồi bấy giờ rất năng nổ trong các phong trào tình nguyện, công tác đoàn thể của khoa và của trường.
Sau khi tốt nghiệp đại học, ông tiếp tục học tiếp và nhận bằng thạc sĩ ngành Kinh tế nông nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam và công tác tại nhiều đơn vị, tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị.
Trong quá trình làm việc tại các đơn vị, với đức tính siêng năng, cần cù, chịu khó học hỏi và năng nổ, ông Quàng Văn Hương được đánh giá rất cao. Với những kết quả hoạt động xuất sắc, vào ngày 07 tháng 9 năm 1996, ông Quàng Văn Hương chính thức được kết nạp và trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hiện tại, ông Quàng Văn Hương đang làm việc tại Hội đồng Dân tộc của Quốc hội và phê chuẩn giữ chức vụ Uỷ viên Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội khoá XIV.
Ví Dụ Về Siêng Năng Chọn Lọc – Mẫu 5
Trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Thuận, huyện Hướng Hóa, nhiều người nhắc đến ông Hồ A Keng như một tấm gương sáng để học hỏi. Không chỉ siêng năng làm kinh tế, chăm lo tốt cho cuộc sống gia đình, ông Keng còn được nhiều người nể phục khi sẵn sàng hiến tặng hơn 1.000 m2 đất để xây dựng trường mầm non.
Ông Keng năm nay gần 60 tuổi, ông có 2 nhiệm kỳ làm trưởng thôn và hiện nay, ông là người có uy tín tại thôn Thuận 2, xã Thuận. Với ông, làm người có uy tín, được Đảng, Nhà nước và Nhân dân tin tưởng là vinh dự lớn lao, nên cần phải tiên phong, gương mẫu trong mọi việc.
Trước hết là phát triển kinh tế, nâng cao đời sống gia đình. Hiện ông có trên 1 ha đất đồi. Tất cả diện tích này đều được ông phủ xanh bởi sắn, chuối và một số loại cây ăn quả. Ngoài ra, ở diện tích đất trũng, ông đào ao nuôi cá nước ngọt, trồng lúa nước 2 vụ.
Ông Keng chia sẻ: “Vợ chồng tôi có 7 người con nên phải cố gắng phát triển kinh tế ổn định trước tiên là để lo cho các con, sau đó các con nhìn mà học theo, làm theo để tự xây dựng cuộc sống. Đất đai ở đây tốt lắm. Trước đây toàn bộ đất này tôi trồng sắn, sau một thời gian đất bạc màu, tôi chuyển một phần sang trồng chuối và cây ăn quả, cho thu nhập quanh năm.
Đặc biệt, thời gian trở lại đây, được cán bộ tuyên truyền, chỉ bảo thêm, tôi chuyển sang trồng lúa nước 2 vụ. Bây giờ lúa không những đủ ăn mà còn thừa ra để bán cho người dân quanh vùng. Nói chung làm kinh tế không khó, chỉ cần siêng năng, chịu khó là có được cuộc sống tốt”.
Hiện nay, trong số 7 người con thì 6 con của ông đã có cuộc sống riêng, xây dựng được nhà cửa ổn định, còn người con út đang học tại Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh. Siêng năng, làm kinh tế giỏi, tuy nhiên, điều đặc biệt khi nhắc đến ông Keng khiến nhiều người không khỏi thán phục là việc ông đã tự nguyện hiến hơn 1.000 m2 đất để xây dựng trường mầm non.
Với những đóng góp của mình, ông Keng được nhận nhiều bằng khen, giấy khen, trong đó, năm 2019, ông được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen vì có nhiều thành tích trong thực hiện Chỉ thị 05-CT/TH của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Đừng bỏ qua thông tin 🔥 Kiên Trì Là Gì 🔥 chi tiết nhất
Ví Dụ Về Siêng Năng Ấn Tượng – Mẫu 6
Câu chuyện kể về cô bé tên Huỳnh Như, khi Huỳnh Như được 6 tuổi, em gái của em vừa tròn 2 tuổi, cha mẹ em buộc phải gửi 2 chị em ở nhà cùng ông bà nội để đi làm ăn xa. Vì hoàn cảnh nghèo khó, nên 6 -7 năm nay, cha mẹ Huỳnh Như vẫn miệt mài lao động ở tận Đồng Nai, mong muốn chỉ để kiếm tiền gửi về lo cho 2 con ăn học.
Ông bà nội của Huỳnh Như nay đã ngoài 60 tuổi nên thường hay đau ốm, không lao động nhiều được. Chi phí sinh hoạt hằng ngày của 4 thành viên trong gia đình chủ yếu nhờ vào số tiền mà cha mẹ Huỳnh Như gửi về hằng tháng.
Cuộc sống của gia đình càng thêm khó khi cách đây vài tháng, bà nội em không may bị té gãy tay, còn cha em bị tai nạn lao động trong lúc làm việc khiến bàn tay bị dập, chấn thương nặng. Giờ đây, gánh nặng gia đình phụ thuộc vào đồng lương công nhân không là bao của mẹ em.
Thấy hoàn cảnh quá túng quẩn, ông nội Huỳnh Như dẫu lớn tuổi vẫn phải đi làm thuê kiếm tiền. Nhưng sức khỏe yếu nên ông cũng chỉ làm những công việc nhẹ, vừa sức, nên thù lao rất thấp.
Sớm làm quen với cuộc sống tự lập, Huỳnh Như dù còn nhỏ tuổi nhưng có thể làm các việc nhà để giúp ông bà. Từ rửa chén, quét nhà, nấu cơm… việc gì cũng làm được. Ngoài việc phụ giúp ông bà, Huỳnh Như còn chịu khó hướng dẫn, dạy kèm cho đứa em gái đang học lớp 2. Gần đây, Huỳnh Như còn phải chăm sóc cho bà nội và cha đang bị bệnh không thể lao động.
Tuy hoàn cảnh thiếu thốn, nhưng Huỳnh Như luôn phấn đấu để đạt kết quả tốt trong học tập. Bởi, trong suy nghĩ của em, học chính là cách để em phụ giúp gia đình thoát cảnh nghèo và hơn hết chính là mơ ước cho một tương lai tươi sáng hơn. Vượt lên khó khăn, suốt từ năm lớp 1 đến lớp 7, Huỳnh Như luôn xếp loại học sinh giỏi vào cuối năm. Đồng thời, em còn được thầy cô, bạn bè yêu mến bởi sự cần cù, chăm chỉ.
Dù hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhưng Mai Đắc Lộc và Đặng Huỳnh Như đã nỗ lực vượt lên số phận, cố gắng theo đuổi chuyện học hành và trở thành tấm gương sáng để các bạn cùng trang lứa học tập, rèn luyện.
Ví Dụ Về Siêng Năng Nổi Bật – Mẫu 7
Đôi mắt sáng, nụ cười tươi, nhẹ nhàng và giản dị là ấn tượng đầu tiên trong cảm nhận của bạn bè khi tiếp xúc với bạn Lăm Chí Nguyên lớp 2A5 Trường TH& THCS Phong Đông, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.
Sinh ra và lớn lên tại ấp nghèo Cái Nhum, xã Phong Đông, mồ côi cha mẹ từ nhỏ, sống với bà nội. Nhờ tình yêu thương và chăm sóc tận tình của bà mà Nguyên rất siêng năng cần cù và hiếu thảo. Trong học tập cũng vậy, Nguyên luôn thể hiện sự nổi bật hơn các bạn cùng lớp.
Bằng sự nổ lực cố gắng của mình, Nguyên đã đạt nhiều thành tích như: Học sinh giỏi của lớp; Đạt giải nhì hội thi “Vở sạch chữ đẹp” cấp trường. Tham giai thi giải toán qua mạng intenet đạt giải nhì cấp trường. Trong lao động em rất tích cực, biết nhắc nhở các bạn khác trực nhật lớp và cùng vệ sinh sân trường hàng ngày. Đặc biệt em luôn dành thời gian giúp bạn trong học tập. Trong lớp bạn nào gặp khó khăn thì em chia sẻ, hướng dẫn nhiệt tình không ngại khó.
Ví Dụ Về Siêng Năng Cụ Thể – Mẫu 8
Vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống, một mình gánh vác lo toan, nuôi dạy con chăm ngoan, nhất là mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, mỗi năm thu lãi trên 200 triệu đồng. Người phụ nữ giỏi giang ấy là bà Nguyễn Thị Ngọc Anh, ngụ ấp 4 (Tân Hưng, Cái Bè).
Tuổi đã ngoài 66, thế nhưng bà Nguyễn Thị Ngọc Anh còn nhanh nhẹn, hoạt bát; hàng ngày vẫn hăng say lao động, sản xuất, vươn lên làm giàu bằng chính đôi tay, khối óc của mình.
Trước đây, hoàn cảnh gia đình của bà rất khó khăn, chồng mất khi bà ở tuổi 26. Bao nhiêu năm dài, đôi vai bé nhỏ của bà gồng gánh tất cả, vừa phải bươn chảy mưu sinh, vừa phải làm cha, làm mẹ chăm sóc, dạy dỗ cô con gái. Bà tâm sự: “Hoàn cảnh lúc ấy tôi dường như lâm vào bế tắc, chính đứa con là động lực để tôi cố gắng vượt qua nghịch cảnh”.
Thế rồi, cái nghèo, cái khó đã không làm bà gục ngã. Tính cần cù, siêng năng, bà đã cải tạo 7 công đất vườn tạp kém hiệu quả sang trồng cam sành xen cây chôm chôm. Sau một thời gian, cây cam, chôm chôm bị bệnh, bà chuyển sang trồng ổi không hạt và đã mang lại lợi nhuận khá cho gia đình.
Từ đó, bà tích góp mua thêm 5 công đất vườn để tiếp tục trồng ổi. Khi được tham gia lớp chuyển giao kỹ thuật về trồng giống ổi Đài Loan cho năng suất cao, do Hội Nông dân và Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã tổ chức, bà quyết định tìm mua giống ổi Đài Loan về trồng và thay thế toàn bộ giống ổi cũ. Bà cho biết, giống ổi này có thể trồng bất cứ thời gian nào trong năm.
Không chỉ sản xuất giỏi, bà Anh còn sẵn sàng giúp đỡ chị em có hoàn cảnh khó khăn, thiếu vốn sản xuất, với số tiền trên 50 triệu đồng và 1.000 nhánh ổi giống. Nhiều năm liền gia đình bà đều được công nhận gia đình văn hóa, bản thân bà nhận được nhiều Bằng khen, Giấy khen của Trung ương Hội LHPN Việt Nam, UBND tỉnh, huyện trong việc phát triển kinh tế và trong phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”.
Ví Dụ Về Siêng Năng Ngắn Hay – Mẫu 9
Bạn Lan là bạn học cùng lớp lại ở gần nhà em. Gia đình Lan khó khăn hơn gia đình em nhiều. Bố bạn mất từ sớm, mẹ bạn ốm yếu lại nuôi thêm hai em nhỏ nên cuộc sống của Lan rất vất vả. Sau mỗi buổi học, Lan thường phụ mẹ đi bán hàng, làm việc gia đình giúp đỡ mẹ.
Tối đến, sau khi dọn hàng, khuya muộn nhưng Lan vẫn cố gắng học bài và làm bài đầy đủ để mai đi học. Mặc dù vậy nhưng Lan vẫn luôn học tốt và luôn đứng đầu lớp, bạn ấy còn đạt nhiều thành tích trong các kì thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Lan thật xứng đáng cho các bạn khác noi theo.
Dẫn Chứng Về Siêng Năng Đơn Giản – Mẫu 10
Tho – mát Ê-đi-xơn ( thomas edison) là nhà phát minh vĩ đại để làm ra bóng đèn điện Ê-đi-xơn đã thực hiện hàng nghìn thí nghiệm khi cứ liên tục gặp thất bại bị công kích là người hoang tưởng , Ê-đi-xơn-vẫn không nản chí luôn trung thành với khát vọng của bản thân Ê-đi-xơn đã miệt mài làm việc và cuối cùng đã thành công nhờ sự nỗ lực kiên trì không ngừng nghỉ của Ê-đi-xơn, nhân loại đã có được ánh sáng của đèn điện như ngày hôm nay.
Đón đọc thêm 🌼 Dẫn Chứng Về Lòng Kiên Trì 🌼 cụ thể