Tần Tảo Là Gì, Lam Lũ Là Gì [10+ Ví Dụ, Dẫn Chứng Câu Chuyện Hay]

Tần Tảo Là Gì, Lam Lũ Là Gì ❤️️ 10+ Ví Dụ, Dẫn Chứng Câu Chuyện Hay ✅ Gợi Ý Những Thông Tin Hữu Ích Mang Đến Nhiều Giá Trị Trong Cuộc Sống.

Tần Tảo Là Gì

Có rất nhiều bạn đọc thắc mắc rằng tần tảo là gì? Tần tảo dùng chỉ đức tính siêng năng, chịu thương chịu khó, đảm đang, giỏi thu vén việc nhà của người phụ nữ.

Lam Lũ Là Gì

Lam lũ được hiểu là quá vất vả, khổ cực trong cảnh thiếu thốn.

Tần Tảo Sớm Hôm Là Gì

Tần tảo sớm hôm là chỉ những người mưu sinh khó khăn, phải thức khuya dậy sớm lo toan mọi việc nhưng vẫn sống trong cảnh thiếu thốn, khổ cực.

Người Mẹ Tảo Tần Là Gì

Người mẹ tảo tần là người phụ nữ làm lụng vất vả, chăm chỉ, chịu thương chịu khó, lo toan việc nhà trong cảnh sống khó khăn.

Gửi đến bạn thông tin 🍃  Đảm Đang Là Gì 🍃ý nghĩa

10 Dẫn Chứng, Ví Dụ Về Câu Chuyện Tần Tảo Lam Lũ Trong Cuộc Sống

SCR.VN chia sẻ đến bạn đọc 10 dẫn chứng, ví dụ về câu chuyện tần tảo lam lũ trong cuộc sống dưới đây. Tham khảo ngay nhé!

Tấm Gương Về Người Mẹ Tần Tảo – Mẫu 1

Góa chồng khi chưa đầy 30 tuổi, mẹ Hai Lượng (xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang) một nách nuôi 3 đứa con trứng gà trứng vịt. Nhà có vài sào ruộng, trước cả hai vợ chồng cùng lo thì nay mình mẹ cấy, gặt, phần làm đất thì nhờ người cày cuốc rồi trả công bằng bữa cấy.

Xong đám ruộng thì về làm đất quanh nhà trồng rau, vừa có cái ăn, vừa có rau nuôi thêm con heo trong chuồng… Cứ thế, 3 đứa con của mẹ gồm hai con trai và một cô con gái lớn dần theo năm tháng. Mẹ dựng vợ, gả chồng cho các con.

Lớp nhà mái tranh ngày xưa, thay mái nhiều lần, thấm dột cũng không ít, giữa đêm mưa lớn nhiều lần mẹ lại lục đục ngồi dậy lấy thau, lấy xô hứng. Giờ nhà đã có con trai sửa sang lại, không cao sang gì nhiều nhưng cũng có đủ nền gạch hoa đi mát lòng bàn chân, không lo nhà dột, mái tốc khi mưa bão cận kề. Có tuổi, mẹ không làm ruộng nữa mà sắm gánh trầu cau ra chợ Túy Loan. Bạn ăn cau trầu kể cũng được mươi người, là khách quen, là bạn tâm tình.

Tuổi già, nghĩ cho cùng thì con cháu mạnh khỏe, hiền lành, biết kính trên nhường dưới, chí thú làm ăn, là hạnh phúc. Với bà Hai Lượng, thế là đủ đầy, bù cho bà hơn nửa thế kỷ thờ chồng, nuôi con. Bà sống và chứng kiến bao thăng trầm của cuộc đời, giờ yên ấm bên con cháu, có những người bạn già thân thương, có cau trầu vương vấn, bình yên đến cuối cuộc đời.

Câu Chuyện Về Người Mẹ Tần Tảo – Mẫu 2

Dù không phải mẹ ruột nhưng bà Phan Thị Hoa (Thanh Chương, Nghệ An) vẫn luôn tận tình, hết lòng chăm sóc 8 người con của chồng. ‘Ở hiền gặp lành’, bà đã nhận được những tình cảm của các con trong tình yêu thương ấm áp.

Tìm về xã Thanh Mai (huyện Thanh Chương, Nghệ An), hỏi thăm nhà bà Phan Thị Hoa (SN 1970) thì ai ai cũng biết và cảm phục trước nghị lực phi thường của bà, người mẹ kế 8 người con của chồng, luôn tảo tần sớm hôm chăm chồng, nuôi con.

Vừa thấy chúng tôi vừa bước vào cổng nhà, bà Hoa đang bón dở phân cho vạt ngô có vẻ lạ lẫm vội bỏ chiếc rổ xuống rồi niềm nở mời chúng tôi vào nhà. Mặc dù đã được nhiều người chia sẻ nhưng khi nghe bà Hoa kể chuyện, chúng tôi không khỏi bùi ngùi xúc động trước những biến cố trong cuộc sống mà có lẽ rất có ít người phụ nữ gặp phải như bà.

Năm 2000, vợ ông Trần Văn Đức (SN 1955, trú xóm 5, nay gọi là xóm Xí nghiệp, xã Thanh Mai, huyện Thanh Chương) đột ngột qua đời sau một cơn tai biến mạch máu não khi đứa con thứ 8 là Trần Văn Đạt (SN 2000) chưa đầy 2 tháng tuổi.

Vợ qua đời, các con còn thơ dại, ông Đức một mình trong cảnh “gà trống nuôi con”. Ở vùng quê nghèo khó này, dù ông đã cố gắng hết mình nhưng một mình ông phải nuôi 8 đứa con nên cả nhà vẫn không có đến một bữa no. Cũng chính vì thế, ông muốn tìm một người phụ nữ về để chia sẻ với mình.

Nhưng chuyện gì đến sẽ phải đến, như duyên phận sắp đặt. Năm 2006, mọi người mai mối cho ông gặp bà Phan Thị Hoa (SN 1970, ở xã Thanh Thủy, huyện Thanh Chương). Bà Hoa kém duyên nên muộn chồng, tính ở vậy suốt đời nhưng sau khi tìm hiểu bà thấy thương người đàn ông thật thà, hiền lành nên đã quyết định gắn bó với ông Đức.

Ngay sau ngày cưới là tháng ngày quần quật làm việc của người mẹ kế để nuôi con chồng ăn học. Thương cảnh nghèo khó, túng quẫn, người nhà cho hai vợ chồng mượn một mảnh đất ở Nông trường chè Thanh Mai để có kế sinh nhai. Để lo ngày 3 bữa cơm cho các con, bà Hoa cùng chồng “giật gấu vá vai”, cào xới cuốc đất, lặt cỏ chăm chút nương chè của mình để cải thiện kinh tế, kiếm thêm thu nhập.

Gạt nước mắt, bà Hoa cho biết, lúc đầu về nhà ông ấy, hình ảnh 8 đứa con gầy gò, rách rưới tôi thương quá. Cái khổ của phận mồ côi đã thấm thía tôi rồi (bà Hoa mồ côi mẹ từ lúc 2 tuổi – PV), cái phận mình đành vậy nhưng 8 đứa trẻ có tội gì. Thế nên gạt qua mọi dư luận, bà Hoa vẫn vượt mọi khó khăn, sớm hôm tảo tần nuôi các con nhỏ của chồng.

Sau một thời gian dài lặng lẽ làm tròn trách nhiệm của người vợ, người mẹ, rồi tấm chân tình bà Hoa dần nhận được những tình cảm của 8 người con. Từ hiểu, họ thương và trân trọng người mẹ kế của mình hơn.

SCR.VN gợi ý thông tin 📛 Rộng Lượng Là Gì 📛 chi tiết

Ví Dụ Về Tần Tảo Lam Lũ Nuôi Con – Mẫu 3

“40 tuổi chồng chết, 9 đứa con ngoài, 1 đứa trong bụng, một mình tui nuôi con. Kể thì hồi đó hình như trời cho sức khỏe, hết buôn cá, buôn bột lại xoay sang buôn gạo, rồi đổi gạo đổi sắn về nuôi con. Đứa con gái thứ hai lo cho em, dạy dỗ đàn em, còn tui lo kinh tế”. Năm nay 79 tuổi, bà Lê Thị Chuẩn ở làng biển Nam Ô, quận Liên Chiểu vẫn còn mạnh giỏi lắm.

Đến mùa bà làm nước mắm, phơi cá ve, cá cơm, phơi mực. Mỗi sáng bà ra bến phía trước nhà, ngóng thuyền của ngư dân cập bờ để mua cá. Những con cá ve mắt còn lấp lánh, tươi cong, bà hấp sơ qua rồi phơi. Bà bảo, chừ làm thêm kiếm ít tiền phòng khi đau ốm, để không phiền con cháu. Bà khổ quen rồi, chừ vẫn còn khổ chứ chưa sướng, nhưng được cái là bà hạnh phúc vì con cháu đứa nào cũng ngoan.

10 đứa con, 3 trai, 7 gái. Khi chồng và đứa con trai riêng của chồng bị nạn chết trên biển, con trai thứ 4 của bà bị thương nặng trong chuyến biển ấy. Bà đã chia một phần xương non ở mông của mình để chữa phần xương cẳng chân cho con. Nhờ đó, bà cứu được con sau 18 tháng nằm viện. Khi con gái út mới 2,5 tháng tuổi, một mình bà làm 1,7 mẫu ruộng, hết mùa thì chạy chợ buôn cá lên Hòa Liên, Hòa Bắc.

Đắp đổi qua ngày, bà vừa làm cha vừa làm mẹ. Vậy mà bão Chanchu năm 2006 còn cướp mất của bà một anh con trai. Giờ bà Chuẩn có 39 đứa cháu, 11 đứa chắt. Bà bảo, khi con gái út lấy chồng, là lúc bà thở phào nhẹ nhõm. Phần lo cho con coi như hoàn thành, bà sẽ làm cá cho đến khi mô chết thì thôi…

Ví Dụ Về Tần Tảo Hay Nhất – Mẫu 4

Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở xã Trạm Lộ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, bố là liệt sỹ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, chị Nguyễn Thị The được mẹ tần tảo sớm hôm nuôi khôn lớn. Sau khi xây dựng gia đình, mẹ chị và mẹ chồng cùng sống chung với vợ chồng chị.

Là người phụ nữ được giáo dục trong một gia đình có truyền thống cách mạng, chị đã xác định: Người phụ nữ có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng gia đình hạnh phúc. Và điều hạnh phúc lớn lao nhất là các con ngoan ngoãn, có ý thức học tập, có ý chí phấn đấu, rèn luyện cả đức, trí, thể, mỹ, sau này có tri thức, có sức khỏe làm việc để xứng đáng với truyền thống gia đình.

Chị rất vui vì được hai mẹ và chồng cùng chung suy nghĩ đó và cùng xây dựng cho mục đích đó. Riêng chị thấy rằng: Để xây dựng được một gia đình no ấm, bình đẳng, hạnh phúc, mình phải gương mẫu về mọi mặt, không ngừng học tập, làm giàu chính đáng để làm gương cho các con noi theo và tạo dựng được cuộc sống gia đình, có điều kiện cho các con ăn học đến nơi đến chốn.

Mặc dù bận rộn, nhưng chị Nguyễn Thị The vẫn dành thời gian thích đáng chăm lo cho mái ấm gia đình, chăm sóc hai mẹ, quan tâm chồng, nuôi dạy các con, trở thành người vợ dảm, dâu hiền và người mẹ mẫu mực.

Cùng với việc tạo mọi điều kiện cho các con học tập, chị phân công các con đảm nhận một số công việc trong gia đình để biết quý trọng lao động, tránh tư tưởng chỉ biết đòi hỏi hưởng thụ. Nhờ vậy các con chị đều thành đạt trong học tập, biết quý trọng các bà, cha mẹ. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, các con chị đều lần lượt thi đỗ đại học.

Ví Dụ Về Tần Tảo Chọn Lọc – Mẫu 5

Tần tảo nuôi con ăn học nên người. Mặc dù hoàn cảnh kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn nhưng chị Nguyễn Thị Huệ ở thôn Bố Liêu, xã Triệu Hòa, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) luôn cùng chồng quyết tâm nuôi các con ăn học đến nơi đến chốn. Tấm gương của chị luôn được chị em nơi vùng quê nổi tiếng với nghề chằm nón này khen ngợi và học tập.

Năm 20 tuổi chị Huệ lập gia đình, kinh tế của vợ chồng chị lúc bấy giờ chỉ dựa vào 3 sào ruộng khoán và nghề chằm nón lá truyền thống. Sau hơn 10 năm chung sống, vợ chồng chị sinh được 4 người con. Con đông, kinh tế eo hẹp khiến cho cuộc sống của họ có nhiều lúc khó khăn, chật vật.

Quanh năm đầu tắt mặt tối, vất vả là thế nhưng trong suy nghĩ của vợ chồng chị quyết không để các con thất học.

Đặc biệt, với tâm niệm “nuôi dạy con khỏe, chăm ngoan là thiên chức của người mẹ”, được sự quan tâm, chia sẻ của chồng về việc nhà, đồng áng, chị Huệ luôn vượt khó dạy dỗ con cái, tạo điều kiện cho các con có nhiều thời gian hơn với việc học. Khi các con ngày một học lên cao, chi phí học tập ngày càng lớn, nỗi lo toan, vất vả đối với vợ chồng chị càng nhiều.

Để có tiền cho con ăn học, vợ chồng chị nhận thầu 2 mẫu ruộng; tận dụng phụ phẩm nông nghiệp chăn nuôi thêm lợn, gà, vịt. Để tăng hiệu quả trong phát triển kinh tế, chị tích cực học hỏi các tiến bộ khoa học kỹ thuật để áp dụng vào trồng trọt, chăn nuôi. Thời điểm nông nhàn, ban ngày chị cùng chồng đi phụ hồ, ban đêm, chị cặm cụi chằm nón lá để kiếm thêm thu nhập.

Thấu hiểu sự tần tảo, vất vả của ba mẹ, các con của chị Huệ luôn chăm ngoan, học giỏi, hiếu thảo. Ngoài thời gian đi học, các cháu phụ giúp ba mẹ việc nhà, việc đồng áng; riêng con gái thì phụ mẹ chằm nón lá. Niềm hạnh phúc nhất của vợ chồng chị là mỗi lần hay tin các con có kết quả học tập tốt, thi đỗ vào đại học và thành đạt.

Ví Dụ Về Tần Tảo Ngắn Gọn – Mẫu 6

NSƯT Thanh Loan: Mẹ tôi mất đã từ lâu (1911-1982), hình ảnh về bà luôn là một vùng ký ức lấp lánh trong trái tim tôi. Lúc mẹ còn sống là những ngày bao cấp, đất nước áp dụng chế độ tem, phiếu, ăn chưa đủ no, áo chưa đủ mặc, mặc đồ vá vai…

Thế hệ bà tôi, mẹ tôi đều chưa biết đến ngày 8/3 là gì. Sau này, khi cuộc sống dần thay đổi, mọi thứ đủ đầy hơn, chúng tôi mới dần biết đến những ngày kỉ niệm. Còn giờ đây, những ngày lễ đã trở nên quá phổ biến rồi. Việc con, cháu chúc mừng bà, mẹ,… đã trở thành một nét văn hóa.

Tôi xót xa mỗi khi nhớ lại hình ảnh bà và mẹ tôi cả một đời lam lũ, vất vả, chưa có được một ngày sung sướng…

Mẹ là người phụ nữ tôi rất kính phục! Bà chịu thương, chịu khó, tần tảo buôn bán, thắt lưng buộc bụng nuôi 8 người con ăn học, trưởng thành.

Sau này khi đã già yếu, mẹ vẫn bán hàng quà ở chợ. Những ngày nắng như thiêu như đốt, mẹ vẫn cần mẫn như thế. Cả cuộc đời mẹ tằn tiện, kham khổ nuôi con, nhiều khi chỉ ăn cơm với quả cà, nước lã… Có tiền mẹ lại lo cho con cháu, cưu mang họ hàng, không hưởng thụ riêng mình.

Mỗi lần nghĩ lại hình ảnh mẹ, tôi lại thấy tiếc thương. Ước gì thời đó chỉ bằng được 1/10 bây giờ thôi thì mẹ cũng bớt khổ, có lẽ bà cũng sẽ không mất sớm như thế…

Mời bạn khám phá thêm 💕 Vị Tha Là Gì 💕 ngắn gọn

Ví Dụ Về Tần Tảo Tiêu Biểu – Mẫu 7

Câu chuyện kể về cụ Lưu Thị Thà (hiện 92 tuổi, trú ở xã Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh, TP.HCM). Vì chồng ra đi từ sớm nên hơn 40 năm nay cụ Thà ở vậy một mình tần tảo nuôi 9 người con. Để các con được ăn no, mặc ấm thời trẻ cụ bà phải làm đủ nghề để mưu sinh. Dù có nhiều người theo đuổi nhưng cụ vẫn quyết ở vậy bởi nếu đi thêm bước nữa thì “sướng cái thân mình nhưng khổ các con”.

Những tưởng tần tảo nuôi dưỡng các con khôn lớn thì có thể an tâm khi về già nhưng số phận lại nghiệt ngã lần lượt mang đi từng người con của cụ. “Chưa kịp mừng vì sinh đứa con đầu, tôi bàng hoàng phát hiện con bất thường, bệnh tật. Sau này, thằng hai, ba, tư lần lượt rời bỏ mẹ, rồi thằng con đầu cũng mất luôn. Lúc đó tôi đau khổ lắm, mọi hy vọng, điểm tựa đều tan biến”, cụ Thà nghẹn ngào chia sẻ với Dân trí.

Đứa con trai duy nhất còn sống của cụ cũng bệnh tật đầy mình. Dù đã ngoài 50 tuổi nhưng vẫn như một đứa trẻ, lúc nào cũng khóc đòi mẹ khiến cụ không khỏi xót xa. Cụ cũng có thêm 4 người con gái nhưng các con đều đã đi lấy chồng, có gia đình riêng.

Mỗi người lại có thêm 2-3 đứa con, kinh tế cũng không dư dả là bao nên không thể lo được cho mẹ. Lâu lâu những người con gái gửi cho mẹ được chút gạo và vài trăm nghìn rồi lại phải tất bật lo cho gia đình riêng.

Chính vì thế dù đã ở ngưỡng tuổi U90 nhưng cụ Thà hàng ngày vẫn phải vất vả mưu sinh lo cho bản thân và cậu con trai út bệnh tật. Cụ cũng không muốn phiền đến các con gái vì họ cũng bị đè lên vai gánh nặng gia đình. Điều cụ lo lắng nhất lúc này là cậu con trai út, không biết sau khi mình không còn sẽ sống ra sao.

Cụ Thà vốn quê ở Tiền Giang, trước đây từng bán đồ ăn sáng rồi làm cắt cỏ thuê. Tuy nhiên, công việc này không đủ để trang trải chi phí sinh hoạt và lo tiền thuốc men cho con. Chính vì thế cụ lại dắt díu theo người con trai bệnh tật lên thành phố mưu sinh.

Từ đó đến nay cụ đã sinh sống trên TP.HCM được hơn chục năm. Mỗi ngày, cụ bà dậy rất sớm để thu vén mọi việc trong nhà và nhờ hàng xóm để mắt đến con trai. Sau khi khóa cửa cẩn thận cụ mới yên tâm đi làm.

Cụ có mặt ở chợ đầu mối từ 2h sáng để lấy trái cây. Chủ buôn cũng thương tình cụ bà nên không thu tiền trước mà để bà bán hết mới lấy sau. Tuy nhiên, không phải ngày nào cụ cũng bán hết được số hoa quả đã lấy. Có những hôm mưa gió, ế hàng cụ phải bán đến tối muộn, tận 2-3 ngày mới hết một lần nhập.

Biết hoàn cảnh của cụ khó khăn, bà con ở đây ai cũng thương. Họ thỉnh thoảng cũng giúp đỡ cụ ít cơm, chút thức ăn, nước uống, lâu lâu lại ghé mua hàng cho bà cụ.

Nhìn bà lão với gương mặt đen sạm, da dẻ đầy những vết đồi mồi, đôi tay run run khi nhắc về hoàn cảnh gia đình khiến nhiều người không cầm được nước mắt. Dù tuổi cao sức yếu nhưng cụ vẫn quyết không nghỉ bán ngày nào bất kể nắng hay mưa.

Những hôm mệt cụ chỉ uống tạm viên thuốc rồi lại đi bán tiếp chứ không chịu đi bệnh viện. Ngoài chỗ trái cây cụ chỉ có thêm một chiếc ô rách để che mưa che nắng trên vỉa hè. Dẫu vậy nhưng với cụ bà có thể kiếm tiền nuôi con đã là một niềm hạnh phúc.

Ví Dụ Về Tần Tảo Chi Tiết – Mẫu 8

Cầm bó hoa con trai tặng, bà Nguyễn Thị Bảnh đặt ngay ngắn trong chiếc tủ kính đáng giá nhất trong nhà, bên cạnh là những tấm bằng khen, học bổng của con.

Nghe tin con trai về, bà Nguyễn Thị Bảnh ở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đang chơi ở nhà hàng xóm tất tả về nhà. Một mắt bị mù, một mắt thị lực chỉ còn 10% song bà vẫn đi thật nhanh. Đã hơn một tuần không nghe thấy giọng con, bà vừa mừng vừa tủi: “Sao thằng Huyến mãi mới về”.

Gần một tháng nay, gia đình hai mẹ con Nguyễn Như Huyến vốn yên bình, tĩnh lặng bỗng nhộn nhịp hơn khi con trai đạt học bổng một tỷ đồng từ một trường Đại học quốc tế ở Hưng Yên.

Dù chưa nghe tên và không biết ngôi trường đó như thế nào, bà vẫn tự hào vì cậu con trai nhận nuôi ngày nào giờ đã khôn lớn song vẫn không khỏi buồn vì “sợ mất con”. “Sức tôi hiện không thể nuôi nổi cháu. Tôi chỉ mong cháu xuống thành phố chăm chỉ học hành, rảnh rỗi lại về thăm tôi”, bà nói.

Bà Bảnh nhận Huyến làm con nuôi khi cậu được hơn một tháng tuổi. Người Huyến gọi làm bố dù không có hôn thú với nhưng mẹ vẫn yêu thương, chăm sóc cậu tận tình. Cú sốc đầu đời ập đến khi bố qua đời cũng là lúc cậu biết mình chỉ là con nuôi, không được phát khăn tang, cũng như nhìn mặt ông lần cuối.

Chán chường, Huyến bỏ học đi lang thang, thu mình trong mặc cảm và nghèo khó. Thương mẹ nuôi sức khỏe yếu vẫn vất vả, tảo tần sớm hôm vì mình, Huyến lấy lại động lực, quyết tâm học tâm để không bị ai khinh thường. Với cậu, công nuôi dưỡng của mẹ khó có thể kể hết thành lời. “Hai mẹ con ít chia sẻ nhưng tôi cảm nhận được nó là người tốt, biết chăm lo cho mẹ. Tôi ốm, nó không về được nhưng vẫn nhờ bạn mua cháo, mua đồ ăn cho tôi”, bà rưng rưng nước mắt.

Ví Dụ Về Người Mẹ Tần Tảo Trong Cuộc Sống – Mẫu 9

Nguyễn Thị Minh Thọ: Người mẹ tần tảo nuôi 4 con ăn học. Ở tổ 44, phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, hầu như ai cũng biết bà Nguyễn Thị Minh Thọ, người phụ nữ đã một mình gồng gánh nuôi 4 người con ăn học. Giờ đây, 3 trong 4 người con của bà đều đã ăn học thành tài, có công việc ổn định.

Đến thăm gia đình bà Thọ đúng vào lúc bà vừa về sau buổi bán vé số, rót ly nước mời chúng tôi uống, bà Thọ kể: Bà quê ở Phú Thọ, chồng thì ở Hà Nam Ninh sau khi lập gia đình vào năm 1985, với hai bàn tay trắng hai vợ chồng bà quyết định tham gia vùng kinh tế mới ở Đắk Lắk, rồi về sau chuyển hẳn ra Đà Nẵng sinh sống.

Thế rồi từ năm 1987 đến năm 1996 lần lượt 4 đứa con ra đời, cuộc sống vốn vất vả nay càng khó khăn hơn khi vừa phải lo cái ăn, cái mặc rồi đến chi phí học tập cho các con, nhưng hai vợ chồng bà không nản chí chỉ mong các con được học hành đến nơi đến chốn.

Lúc bấy giờ cuộc sống rất khó khăn, để mưu sinh hai vợ chồng bà đã phải vất vả làm đủ thứ nhưng khoản thu nhập hàng ngày không đáng là bao từ nghề gánh nước thuê ở chợ của chồng và bán vé số dạo của bà.

Nhưng thời điểm khó khăn nhất là đến năm 2002 vì bị tai biến chồng bà đã đột ngột qua đời. Lúc này, mọi việc trong nhà đều do một tay bà quán xuyến. Nhưng theo bà Thọ, cuộc sống của vợ chồng bà quá khốn khó rồi nên không thể để cho con cái mình lâm vào cảnh không có công việc ổn định và cực khổ như ba mẹ nữa.

Với suy nghĩ đó, khi chồng mất bà Thọ lại càng quyết tâm vượt khó và mọi vất vả lại đến với bà. Hằng ngày, 3 giờ sáng bà đã phải thức dậy để đến chợ Hòa Hải (cũ) nấu cháo thuê cho người ta bán, khi trời sáng bà mới bắt đầu cuốc bộ đi bán vé số, bán xong bà lại quay về chợ để rửa chén bát thuê.

Ngoài số tiền kiếm được từ bán vé số, bà nhận được số tiền 300.000 đồng/tháng từ việc nấu cháo và rửa chén bát thuê, với số tiền ít ỏi đó không đáng là bao khi phải lo cho 4 đứa con ăn học. Dù vậy, người phụ nữ ấy vẫn quyết tâm: “Dù khó vẫn phải cho con đi học. Mà hình như tôi được trời thương, sức khỏe tốt và không đau ốm gì cả, nhờ vậy mới có thể làm lụng lo cho gia đình”.

Mỗi ngày, công việc bán vé số của bà Thọ kết thúc khi nào hết vé hoặc gần đến giờ sổ số kiến thiết nên các con của bà ở nhà tự chăm sóc lẫn nhau, đứa lớn trông đứa nhỏ cho mẹ yên tâm đi làm.

Cuộc sống cơ cực, khó khăn dồn dập nhưng bù lại bà đã có những đứa con ngoan ngoãn, học giỏi. Sự cố gắng bao năm qua của bà Thọ cuối cùng cũng được đền đáp. Ba người con lớn của bà ai cũng ham học, có hiếu và ngoan ngoãn. Giờ đây đã có công việc ổn định, đối với bà đó là niềm tự hào.

Nhớ lại những năm tháng đi qua, bà nghẹn ngào nói: “Cuộc sống khó khăn, cứ thế các con bà sống trong sự thiếu thốn, nhà nghèo không có tiền nên lâu lâu mới có bộ đồ mới. Đứa nhỏ thì mặc đồ cũ của đứa lớn. Giờ thì đã ổn rồi, các con đã lớn có việc làm, cuộc sống đỡ vất vả, gia đình bà không còn là hộ nghèo của phường. Nuôi con khôn lớn cha mẹ không mong gì hơn là con được thành tài, sống hạnh phúc”.

Dẫn Chứng Về Người Mẹ Tần Tảo Của H’Hen Niê – Mẫu 10

Bà H’Ngơn Niê lấy chồng năm 18 tuổi, tần tảo cùng chồng chăm lo cho 6 người con vì điều kiện kinh tế gia đình khó khăn.

Gia đình của H’Hen Niê là người dân tộc Êđê, sinh sống ở buôn Sứt M’đưng, xã Cư Suê, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. H’Hen Niê kể với Ngoisao.net, mẹ của cô từ nhỏ bị cấm đi học nên không biết chữ, cả cuộc đời phụ thuộc vào việc làm nông. Theo truyền thống của buôn làng, bà H’Ngơn lập gia đình ở tuổi thiếu nữ. Ngày ấy, vợ chồng bà phải cố gắng làm việc, chăm sóc cho các con.

Ban đầu, bố mẹ H’Hen chủ yếu sinh sống, làm việc trên rẫy. Về sau, họ chuyển về sống trong buôn. ‘Mẹ tôi siêng lắm, chỉ lo kiếm tiền. Ngoài làm rẫy, bà gom đậu, rau rồi băng đường rừng đi ra chợ ở Buôn Ma Thuột bán kiếm tiền.

Thậm chí, có một lần buổi sáng, mẹ sinh anh trai, đến chiều đã đi ngâm mình hái rau dưới suối. Tuy không được bao nhiêu, mẹ cố gắng dành dụm từng đồng tiền, vun vén cho gia đình. Cứ thế, suốt bao năm thanh xuân, mẹ quanh quẩn làm việc, chăm lo chồng con’, hoa hậu chia sẻ.

Dù cuộc sống gia đình thiếu trước hụt sau, mẹ của H’Hen Niê rất thương người. Bà không ngại vun vén trong nhà để cho người khác mượn tiền trang trải cuộc sống. Có người quỵt tiền nhưng bà không giận hay trách móc họ, dù có khi cần dùng đến số tiền đó.

Trong trí nhớ của bà H’Ngơn, những ngày tháng H’Hen còn nhỏ, chính bà địu con lên rẫy, dắt con đi học và đã nhìn thấy sự khác biệt của con so với bạn bè đồng trang lứa.

Gia đình có 6 người con nhưng H’Hen là người nổi trội hơn cả. ‘Con bé ham học lắm, không quản nắng mưa hay đường xa, nhiều khi nhịn cả ăn sáng. Tôi có lúc cảm thấy có lỗi vì không đủ điều kiện cho con học hành đầy đủ. Hen được như hôm nay phần lớn là nhờ nỗ lực của bản thân’, bà kể.

Ngày trước gia đình còn khó khăn, hai mẹ con H’Hen phải chở nhau đi bán vàng. ‘Lúc đó, nhà cạn kiệt tiền. Tôi chở mẹ đi bán vàng mà thấy thương lắm. Ba mẹ dùng tiền ấy sửa căn nhà cũ bị nghiêng và không còn an toàn’, cô từng kể. Vì thế, khi đăng quang hoa hậu và kinh tế vững chắc, H’Hen muốn bù đắp cho gia đình và thường chọn mua vàng vào những dịp đặc biệt để có thể cất giữ.

Điều người đẹp lo lắng nhất là sức khỏe của mẹ. Bởi năm xưa, do cuộc sống vất vả, bà H’Ngơn vận động, đi làm trở lại ngay sau sinh nên hiện tại bà yếu đi nhiều.

Chia sẻ thông tin 🌼 Khoan Dung 🌼 chi tiết nhất

Viết một bình luận