Đảm Đang Là Gì, Ý Nghĩa, Biểu Hiện [10+ Ví Dụ, Dẫn Chứng Hay]

Đảm Đang Là Gì, Ý Nghĩa, Biểu Hiện ❤️️ 10+ Ví Dụ, Dẫn Chứng Hay ✅ Gửi Đến Độc Giả SCR.VN Một Số Câu Tấm Gương Về Phụ Nữ Đảm Đang Tiêu Biểu Nhất.

Đảm Đang Là Gì

Đảm đang là gì? Hiểu một cách đơn giản nhất đảm đang chính là giỏi giang, biết gánh vác nhiều công việc.

Phụ Nữ Đảm Đang Là Gì

Đảm đang – phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ. Phụ nữ đảm đang đó chính là người biết vác công việc gia đình và công việc xã hội với đầy đủ lòng tự trọng và ý thức trách nhiệm. Là người phụ nữ chăm việc nước đảm việc nhà, giỏi giang, tháo vát.

Gửi đến bạn thông tin 💕 Tư Tưởng Đạo Lí 💕 chi tiết nhất

Đảm Đang Tiếng Anh

Chia sẻ đến bạn đọc từ ”đảm đang” trong tiếng anh được dịch là: ”Capable ”

Người Vợ Đảm Đang Là Như Thế Nào

Rất nhiều bạn đọc đang thắc mắc người vợ đảm đang là như thế nào? Có thể nói người vợ đảm đang là người biết chăm sóc gia đình, chu toàn mọi việc, biết giữ hòa khí trong gia đình và đặc biệt còn là người của ”xã hội” không chỉ chú trọng đến mỗi gia đình.

Những Biểu Hiện Của Phụ Nữ Đảm Đang Việc Nhà

Hãy cùng SCR.VN tham khảo ngay những biểu hiện của phụ nữ đảm đang việc nhà được sưu tầm dưới đây.

  • Đảm đang trong mọi việc: dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ ngăn lắp trong gia đình và những công việc không tên khác, thời gian dành cho công việc gia đình thường gấp đôi người đàn ông (phụ nữ 4,2 giờ/ngày, đàn ông 2,2 giờ/ngày).
  • Đảm nhiệm chính các công việc nội trợ nấu ăn, duy trì cuộc sống gia đình, chăm sóc sức khỏe cho mọi thành viên trong gia đình trong việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng để tái sản xuất sức lao động.
  • Luôn quan tâm chăm sóc các thành viên trong gia đình không chỉ trong việc ăn uống mà còn chăm sóc khi các thành viên trong gia đình (ông bà, cha mẹ, chồng, con ..) khi đau ốm giúp người già sống lâu, người chồng khỏe mạnh, con cái phát triển tốt.
  • Sắp xếp tổ chức cuộc sống gia đình trong việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch thu, chi.
  • Cùng chồng phân công công việc cho các thành viên một cách hợp lý đảm bảo sự bình đẳng trong lao động, đồng thời họ gánh vác công việc nội trợ.
  • Lập kế hoạch tổ chức cuộc sống gia đình vui vẻ đầm ấm, phù hợp với sở thích của các thành viên bằng những bữa cơm ngon và cách giao tiếp cởi mở chân thành tạo không khí thân mật ấm cúng, hòa thuận trong gia đình.

Tìm đọc thêm 💧 Làm Chủ Bản Thân 💧 là gì, dẫn chứng cụ thể

10 Ví Dụ Về Đảm Đang Hay Nhất

Tổng hợp danh sách 10 ví dụ về đảm đang hay nhất sau đây, đừng bỏ lỡ nhé!

Câu Chuyện Về Đảm Đang – Mẫu 1

Với những chuyển biến trong nhận thức và hành động, hội viên, phụ nữ Lào Cai vừa học Bác bằng những việc làm thiết thực, vừa giữ gìn phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ trong thời đại mới; vừa khơi dậy khát vọng vươn lên, cống hiến của phụ nữ đối với sự phát triển của quê hương, đất nước.

Chị Hoàng Thị Ngay, dân tộc Tày đã có 4 năm giữ chức Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Giàng, xã Làng Giàng (huyện Văn Bàn). Quãng thời gian tuy chưa dài, nhưng với sự nỗ lực, tâm huyết, chị đang ngày càng khẳng định được năng lực của bản thân.

Điều ấy thể hiện ở việc từ một chi hội hoạt động còn nhiều hạn chế, tỷ lệ hội viên tham gia sinh hoạt thấp, nội dung sinh hoạt chưa có sự đổi mới, thì giờ đây, hoạt động của chi hội ngày càng sôi nổi, tỷ lệ thu hút hội viên tham gia đạt 90%.

Chị Ngay tâm sự: Thôn Giàng có gần 150 hộ, với hơn 700 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Tày; Chi hội Phụ nữ thôn có 138 hội viên.

Thời điểm bắt đầu giữ cương vị Chi hội trưởng Phụ nữ, chị lo lắng, trăn trở rằng liệu bản thân có làm tốt vai trò được giao và làm thế nào để nắm tâm tư, nguyện vọng của hội viên, xây dựng tổ chức hội vững mạnh? Tuy nhiên, nhờ sự quan tâm chỉ đạo, động viên của các cấp hội và được gia đình tạo điều kiện, chị đã mạnh dạn thay đổi cách nghĩ, cách làm trong thực hiện công tác hội.

Bên cạnh việc đổi mới hoạt động, xây dựng “mái nhà chung” luôn dân chủ, vui vẻ, đoàn kết, chị Ngay tích cực tuyên truyền, vận động hội viên tham gia phong trào thi đua yêu nước do các cấp hội phát động, lựa chọn những nội dung, hoạt động phù hợp, đặc biệt là thực hiện các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế…

Bản thân chị Hoàng Thị Ngay cũng là tấm gương trong xây dựng lối sống, phát triển kinh tế hộ để chị em nhìn vào và làm theo. Bên cạnh kinh doanh dịch vụ, gia đình chị còn đẩy mạnh chăn nuôi, có nguồn thu ổn định, đạt hơn 300 triệu đồng/năm.

Gia đình chị Ngay nhiều năm liền đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”. “Sự tự tin, mạnh dạn đã giúp tôi có nhiều cơ hội, kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như thực hiện vai trò của chi hội trưởng phụ nữ”, chị Ngay bộc bạch.

Ví Dụ Về Đảm Đang Ngắn Nhất – Mẫu 2

Bà Ba Bi, sinh năm 1929, tại xã Hùng Hòa, huyện Tiểu Cần, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy Tiểu Cần, Trưởng ban Dân vận Huyện ủy. Khi chồng hy sinh, bà Ba Bi còn rất trẻ, nuôi 06 con thơ, vừa đảm bảo cuộc sống gia đình, vừa tham gia hoạt động cách mạng.

Là người nhân hậu, vị tha, trải qua bao đau thương, gian truân, khó nhọc, Bà đã kiên cường đánh giặc, nuôi con trưởng thành…,. Bà Ba Bi đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”.

Ví Dụ Về Đảm Đang Trong Cuộc Sống – Mẫu 3

Nhắc đến gia đình cô Loan thì ai cũng biết đây là một gia đình hạnh phúc, mẫu mực, làm kinh tế giỏi và nuôi dạy con tốt. Không chỉ tích cực phát triển kinh tế, cô còn nỗ lực vun đắp, xây dựng tổ ấm gia đình, các thành viên luôn quan tâm, yêu thương, chia sẻ để cùng nhau làm tròn nhiệm vụ trong gia đình và ngoài xã hội.

Đáng lẽ ở cái tuổi đã ngoài 60, điều kiện kinh tế khá giả, cô sẽ nghỉ ngơi vui cùng con cháu, nhưng do tính siêng năng, cô vẫn hăng say lao động. Hàng ngày, cô cùng chồng chăm sóc vườn nhãn và còn làm thêm công việc buôn bán hoa kiểng. Không chỉ giỏi trong phát triển kinh tế gia đình, cô còn là tấm gương sáng nuôi dạy con tốt, cả hai người con của cô đều được ăn học đến nơi đến chốn và đã có gia đình ổn định.

Tuy công việc gia đình cũng bận rộn, nhưng cô Loan vẫn luôn tích cực tham gia các hoạt động, phong trào của hội phụ nữ và các phong trào tại địa phương nói chung. Cô còn là tổ trưởng tổ vay vốn của Ấp 1, có 20 thành viên tham gia, với nguồn vốn vay từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng, được các chị dùng để đầu tư vào chăn nuôi, trồng trọt và mua bán nhỏ.

Bên cạnh việc hỗ trợ chị em được tiếp cận nguồn vốn vay, cô còn xây dựng nguồn quỹ, mỗi chị góp 20.000 đồng/tháng dùng để thăm hỏi khi có chị em nào bị ốm đau hoặc gia đình có hiếu, hỷ.

Bằng sự nhiệt tình, cô còn vận động chị em tích cực lao động, sản xuất, xây dựng gia đình 5 không 3 sạch, từng bước cải thiện cuộc sống… Với cách làm linh hoạt, cô đã góp phần cùng với hội phụ nữ thị trấn giúp cho nhiều hội viên phụ nữ thoát nghèo.

Không chỉ năng động, hoàn thành tốt công việc, nhiệm vụ được giao, cô Loan còn được biết đến là một hội viên nòng cốt, gương mẫu trong các hoạt động của hội phụ nữ và đóng góp tích cực vào công tác xã hội tại địa phương.

Hàng năm, cô cùng ông xã còn vận động bạn bè và các mạnh thường quân trao tặng nhiều phần quà giúp đỡ các đối tượng thuộc gia đình có hoàn cảnh khó khăn, thăm người bệnh, tặng quà cho người già neo đơn… cũng như tham gia ủng hộ các nguồn quỹ phục vụ cho công tác an sinh xã hội ở địa phương.

Ví Dụ Về Đảm Đang Tiêu Biểu – Mẫu 4

Chị Nguyễn Thị Son, 42 tuổi, là Tổ trưởng tổ phụ nữ số 3-Chi hội phó thôn Thạch By 2, xã Phổ Thạnh là một phụ nữ năng nỗ với phong trào và đảm đang trung hậu, tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được các cấp khen thưởng.

Hưởng ứng Phong trào học tập và làm theo tấm gương của Bác do Hội LHPN các cấp phát động, với trách nhiệm là cán bộ Hội phụ nữ chị đã triển khai, tuyên truyền các nội dung về học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác, tổ chức cho chị em ký cam kết về thực hành tiết kiệm chi tiêu trong gia đình để giúp cho những phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn theo nội dung hướng dẫn.

Qua đó nâng cao nhận thức, tầm quan trọng của việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đến các hội viên phụ nữ. Để làm tốt công tác xã hội, chị tích cực học tập nâng cao kiến thức, trình độ, chuyên môn và tham gia các công việc như y tá, cộng tác viên dân số, đặc biệt là công tác Hội phụ nữ. Nhờ cần cù, chịu khó, nên chị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đưa phong trào của Tổ ngày càng đi lên.

Năm 2007, chị được bầu làm Chi hội phó phụ nữ thôn Thạch By 2, vừa phụ trách Tổ. Với trách nhiệm được giao, chị cùng với chị em trong tổ xây dựng chương trình hoạt động của tổ hàng tháng, hàng quý; vận động chị em tham gia sinh hoạt Hội định kỳ; tổ chức phát động phong trào thi đua xây dựng quỹ của chi hội, để thăm viếng hội viên lúc ốm đau, hoạn nạn, động viên thanh niên lên đường nhập ngũ.

Tổ chức các hoạt động văn nghệ để gây quỹ đóng góp xây dựng nhà tình thương…Đặc biệt nhận thức được cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, chị đã tích cực vận động 60 hội viên trong tổ cam kết thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo tấm gương của Bác, đồng thời trích một phần tiết kiệm của gia đình để giúp cho những phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn đóng góp xây dựng “mái ấm tình thương” cho phụ nữ nghèo.

Ngoài việc tích cực hoạt động công tác Hội, năm 2010 chị được bầu làm Chi ủy viên Chi bộ thôn. Vì vậy chị tích cực tham gia các hoạt động của địa phương như hoạt động hội thi, hội diễn, nhiều năm liền tôi được bình chọn là phụ nữ xuất sắc 3 tiêu chuẩn của phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”.

Hàng năm gia đình chị đều được công nhận là gia đình văn hóa, đăng ký thực hiện gia đình “5 không, 3 sạch”. Do điều kiện chồng thường xuyên đau ốm nên chị phải đảm đang việc nhà, nuôi dạy và chăm sóc con tốt, bản thân chị học tập theo tấm gương đạo đức của Bác về thực hành tiết kiệm, làm từ thiện nhân đạo, đã giúp đỡ tiền cho 10 người cơ nhỡ, lỡ đường.

Năm 2010 chị đã tiết kiệm 5.000.000 đồng để mua 5 tấn muối trao tặng cho 230 hộ gia đình đồng bào dân tộc ở 2 xã Ba Thành, Ba Vinh huyện Ba Tơ.

Chị Nguyễn Thị Son là một phụ nữ tiêu biểu về phẩm chất trung hậu, đảm đang, xứng đáng được biểu dương để mọi người học tập.

Ví Dụ Về Đảm Đang Ấn Tượng – Mẫu 5

Chị Trần Thị Hoàng, hiện đang làm kế toán trưởng tại một công ty xây dựng và là mẹ của hai bé trai cho biết: “Trước giờ mình luôn giữ thói quen trở về nhà sau giờ làm việc để chuẩn bị bữa cơm tối cho mấy cha con. Nhiều lúc bận rộn, mình cũng mong muốn được nghỉ ngơi lắm, nhưng nghĩ đến cảnh ba cha con phải đi ăn cơm tiệm lại không đành lòng.”

Và với chị Hoàng, điều này không hề làm chị vất vả hay mệt mỏi bởi đó chính là cách thể hiện tình yêu thương của chị với chồng con. “Mà thật ra, công việc bếp núc bây giờ cũng không tốn quá nhiều thời gian của tôi nữa, công nghệ đã đỡ đần mình nhiều phần rồi.

Thật ra, công việc nội trợ không quá phức tạp và tốn thời gian như nhiều người thường nghĩ. Đối với chị Nguyễn Thị Ngần, việc chuẩn bị những bữa cơm ngon cho gia đình là niềm vui, là sở thích chứ không phải là trách nhiệm. Bởi vậy, dù bận rộn đến đâu, chị Ngần cũng dành riêng một quỹ thời gian cố định cho việc nấu nướng.

Gửi đến bạn thông tin🍃 Tự Tin Là Gì 🍃 ví dụ chi tiết

Ví Dụ Về Đảm Đang Chọn Lọc – Mẫu 6

Người phụ nữ “đa năng” là câu nói vui nhưng lại rất xứng đáng khi dành cho chị Đinh Thị Đính – Cán bộ văn thư Hạt kiểm lâm huyện Mai Châu đồng thời là tổ trưởng phụ nữ tổ 2 xóm Chiềng Sại – Thị trấn Mai Châu – huyện Mai Châu – tỉnh Hòa Bình.

Gắn bó với nghề chăn nuôi lợn nái 20 năm nay đối với chị đó vừa là niềm vui vừa là một công việc làm thêm tăng thêm thu nhập cải thiện đời sống gia đình. Nhận thấy nuôi gà cũng không tốn quá nhiều công sức và thời gian, giá cả lại khá ổn định 2 năm trở lại đây chị quyết định đầu mua gà giống về để nuôi, gà trống nuôi lấy thịt còn gà mái để lấy trứng.

Không sai khi dành cho chị câu nói “Người phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Ngoài việc phát triển kinh tế gia đình chị còn là người bà, người mẹ, người vợ mẫu mực khi chăm lo cho hạnh phúc, tổ ấm của gia đình.

Chị có 3 người con, trong đó có 2 người con đẻ và 1 người con trai nuôi, dù vậy chị vẫn luôn dành tình yêu thương chăm sóc, dạy dỗ các con nên người. Hai người con trai chị đều đã học xong Đại học và có công việc ổn định.

Ở nhà là vậy nhưng tại cơ quan làm việc chị cũng là một người cán bộ gương mẫu, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, công tác tại hạt kiểm lâm huyện Mai Châu được 34 năm và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Được tặng thưởng nhiều bằng khen, kỷ niệm chương Vì sự nghiệp nông nghiệp và phát triển nông thôn, kỷ niệm chương vì sự nghiệp văn thư lưu trữ, bằng khen của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn về danh hiệu phụ nữ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”…, chị là tấm gương sáng cho đồng nghiệp và các thế hệ sau noi theo.

Không chỉ đóng góp công sức trong các hoạt động của cơ quan đoàn thể, chị là người phụ nữ rất nhiệt tình trong các hoạt động của khu dân cư, là cây văn nghệ với giọng hát ngọt ngào đồng thời là cầu thủ bóng chuyền xuất sắc dù đã bước sang tuổi 54.

Năm nay chị đã cùng với đội bóng chuyền của Chi hội phụ nữ xóm Chiềng Sại giành được giải nhất giải bóng chuyền nữ của Hội liên hiệp phụ nữ thị trấn Mai Châu tổ chức nhân kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3. Với sự đóng góp nhiệt tình của chị đối với thôn xóm và phong trào của Hội năm 2016 chị được bầu làm phân hội trưởng tổ 2 của Chi hội phụ nữ xóm Chiềng Sại.

Với khối lượng công việc lớn như vậy nhưng với lòng nhiệt tình, tinh thần của người phụ nữ Việt Nam chị vẫn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, là niềm tự hào của gia đình, đồng nghiệp, khu xóm.

Chị Khà Thị Yểng – Chủ tịch Hội LHPN thị trấn Mai Châu rất tự hào khi chia sẻ về tấm gương của chị Đinh Thị Đính, chị nói: “ Chị Đính là tấm gương sáng về 4 phẩm chất đạo đức người phụ nữ Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa “Tự tin – Tự trọng – Trung hậu – Đảm đang”

Hội LHPN thị trấn luôn tuyên truyền, vận động chị em phụ nữ ngày càng nâng cao nhận thức, giữ được những phẩm chất quý giá của người phụ nữ Việt Nam, học tập tấm gương sáng và điển hình trong địa phương, đặc biệt học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Ví Dụ Về Đảm Đang Cụ Thể – Mẫu 7

Câu chuyện về chị Lê Thị Cảnh làm kinh tế giỏi, xây dựng gia đình hạnh phúc, luôn nhiệt tình tham gia phong trào và hoạt động công tác hội Chị Lê Cảnh sinh 1963, Chi hội trưởng chi hội phụ nữ ấp 12, xã Khánh An, huyện U Minh.

Xuất thân từ một gia đình thuần nông còn nhỏ sống chung với cha mẹ tại xã Khánh Thiện, huyện Yên Khánh,tỉnh Ninh Bình đến khi lập gia đình riêng, vợ chồng chị chuyển về ấp 12, xã Khánh An sinh sống được cha chồng chị cho ra riêng 5 ha đất để canh tác.

Thời gian đầu gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế, nhưng với đức tính cần cù, chăm chỉ lao động sản xuất và chi tiêu hợp lý đến nay gia đình chị Cảnh đã thoát nghèo và có thu nhập ổn định. Từ việc tăng gia sản xuất vươn lên thoát nghèo và phát triển kinh tế gia đình nhiều năm liền được Ban chấp hành hội nông dân huyện U Minh công nhận nông dân sản xuất – kinh doanh giỏi cấp huyện.

Đối với gia đình, chị Cảnh là người phụ nữ tự tin, dám nghĩ, dám làm, chị xem khó khăn để rèn luyện, thử thách năng lực và ý chí của mình, luôn mạnh dạn bày tỏ chính kiến, dũng cảm bảo vệ lẽ phải, biết sắp xếp, phân công công việc cho các thành viên trong gia đình một cách hợp lý và còn là người vợ thủy chung son sắt, giàu tình yêu thương.

Khi làm việc gì thì chị củng tôn trọng các thành viên trong gia đình chủ động bàn bạc với chồng và các con rồi mới đưa ra quyết định.

Hiểu rõ đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn” nên đối với cha, mẹ chồng chị luôn yêu thương, hiếu thuận, chăm lo chu đáo; đối với tổ ấm nhỏ của mình Chị là người vợ đảm, người mẹ hiền chăm lo cho con có nghề nghiệp ổn định không tham gia tệ nạn xã hội, chấp hành tốt chủ trương của Đảng.

Ví Dụ Về Đảm Đang Ngắn Hay – Mẫu 8

Dược sĩ Lê Thị Bình sinh ra trong một gia đình nhiều đời làm thuốc, hằng ngày được chứng kiến bà và mẹ bốc thuốc cứu người, chăm sóc người bệnh và giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Tất cả những điều đó ngấm vào chị, cho chị một tình yêu thương, một tấm lòng sẻ chia đối với người bệnh, nhất là những người bệnh nghèo…

Vì vậy, khi thành lập Công ty Dược phẩm Tâm Bình, chị luôn đau đáu nỗi niềm làm sao để sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tốt, hiệu quả cao mà giá thành hợp lý để giúp người nghèo cũng có cơ hội được dùng thuốc tốt. Cái tâm của người thầy thuốc đã theo chị suốt cả hành trình đúng như câu slogan của Công ty: “Tâm Bình – mang cả tâm tình trong từng sản phẩm”.

Bên cạnh một sự nghiệp thành công, dược sĩ Lê Thị Bình cũng có một gia đình hạnh phúc. Chồng chị – một sĩ quan công an về hưu luôn ủng hộ, chia sẻ với công việc của vợ và hai con chăm ngoan, học giỏi. Một điều đặc biệt là các con chị đều chọn ngành dược để theo đuổi, đây chính là thành công lớn nhất trong cuộc đời của dược sĩ Lê Thị Bình. Các con chính là thế hệ kế cận giúp chị phát triển thương hiệu Tâm Bình trong tương lai.

“Tâm Bình là sự tiếp nối sâu sắc từ chính những người phụ nữ trong gia đình chị, đó là bà, là mẹ từ phong trào “Ba đảm đang” và bây giờ là câu chuyện của người phụ nữ trong thương trường, trong thời đại mới.

Năm 2020 được xem là một dấu mốc quan trọng đối với Dược phẩm Tâm Bình, đánh dấu 10 năm Công ty có mặt trên thị trường dược phẩm Việt Nam (13-12-2010 – 13-12-2020). Những thành tích đạt được hôm nay là phần thưởng xứng đáng cho nỗ lực của cán bộ công nhân viên Công ty Dược phẩm Tâm Bình nói chung và cá nhân Tổng Giám đốc Lê Thị Bình nói riêng trên con đường công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Ví Dụ Về Phụ Nữ Đảm Đang Nổi Tiếng – Mẫu 9

Chị Lê Thị Thanh Trúc, hội viên Chi hội Phụ nữ Khóm 2, Phường 5 (TP. Sóc Trăng) được biết đến là một phụ nữ đảm đang, tháo vát, luôn nhiệt tình trong các phong trào của hội, là điển hình cần cù vượt khó trong phát triển kinh tế gia đình và nuôi dạy con tốt.

Sinh ra trong một gia đình có 6 anh chị em, chị là con cả trong gia đình. Lúc đó, điều kiện kinh tế gia đình cũng khó khăn nên chị phải nghỉ học sớm để phụ giúp cha mẹ, dành phần học lại cho các em. Lập gia đình năm 1992, cũng như nhiều cặp vợ chồng trẻ khác, chị Trúc và chồng bắt đầu cuộc sống tự lập.

Với bao trăn trở suy nghĩ, để xây dựng cuộc sống gia đình ấm no, hạnh phúc, trước hết phải có thu nhập ổn định, từ đó chị đã bàn với chồng mở tiệm may tại nhà, còn chồng chị là thợ chụp ảnh. Hai vợ chồng cố gắng siêng năng nên có nguồn thu nhập ổn định.

Với sự đồng lòng, quyết tâm của hai vợ chồng và cùng với sự hỗ trợ của hội LHPN về vốn, kiến thức về phát triển kinh tế gia đình, chị Trúc đã khéo léo vận dụng và ngày càng phát huy hiệu quả.

Với số vốn 20 triệu đồng vay được từ ngân hàng chính sách xã hội, chị mua thêm vải để bán tại nhà, kiếm thêm đồng lời. Bên cạnh đó, chị còn tự tìm tòi, học hỏi thêm các mẫu quần áo hợp thời trang, từng lứa tuổi, từng vóc dáng, từ đó khách hàng của chị ngày càng đông hơn và sản phẩm đặt may nhiều hơn.

Dù công việc nhiều, vất vả nhưng thời gian chăm sóc gia đình, nuôi dạy các con vẫn là công việc mà chị ưu tiên hàng đầu. Chị dành riêng cho các con một góc học tập, mua đầy đủ sách vở, đồ dùng cần thiết và tạo mọi điều kiện về thời gian để các con học tập. Chị xác định cho con ăn học là “đầu tư” lâu dài và “đầu tư” cho tương lai nên chị luôn cố gắng động viên các con chăm ngoan, học giỏi.

Tuy nhiên, các con càng học lên cao, các khoản chi phí càng tăng, vì thế vợ chồng chị xoay xở đủ nghề, kiếm thêm thu nhập. Hiểu được những khó khăn, vất vả của cha mẹ, cảm nhận được tình yêu thương đó, các con của chị không ngừng cố gắng, đạt thành tích cao trong học tập và luôn noi gương cha mẹ, sống hiếu thảo, kính trên nhường dưới, biết thương yêu, giúp đỡ mọi người.

Bên cạnh đó, chị còn nhiệt tình giúp đỡ, chia sẻ cách làm ăn cho những chị em hội viên phụ nữ còn khó khăn và tích cực tuyên truyền cho chị em phụ nữ về cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không 3 sạch” để cùng góp phần với địa phương xây dựng đô thị văn minh. Nhiều năm liền, gia đình chị được công nhận gia đình văn hóa.

Chị Lê Thị Thanh Trúc là tấm gương điển hình về tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, biết vươn lên làm giàu chính đáng và nuôi dạy các con chăm ngoan, học giỏi. Những thành quả đạt được hôm nay của chị thật đáng được trân trọng, qua đó đã góp phần tô thắm thêm hình ảnh đẹp của người phụ nữ Việt Nam, xứng đáng là tấm gương sáng để chị em phụ nữ học hỏi và noi theo.

Dẫn Chứng Về Phụ Nữ Đảm Đang – Mẫu 10

Một ví dụ khác cho thấy phụ nữ Lào Cai hôm nay ngày càng bản lĩnh, tự tin, đảm đang trong mọi hoạt động, phần việc.

Câu chuyện về chị Tô Thị Như Quỳnh, giáo viên Trường THPT số 3 thành phố Lào Cai. 16 năm đứng trên bục giảng, trên vai còn trách nhiệm của một người vợ, người mẹ, nhưng chị vẫn luôn phấn đấu, sáng tạo trong công tác và vẫn quán xuyến tốt việc gia đình. Chị đã trở thành 1 trong 5 giáo viên của Việt Nam được Microsoft toàn cầu mời tham dự Diễn đàn giáo dục toàn cầu tại Singapore vào năm 2018.

Bằng sự nỗ lực học tập, cống hiến, chị Quỳnh còn là giáo viên duy nhất của Việt Nam được Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đề cử, trao học bổng tham gia chương trình International Vistor Leadership tại Hoa Kỳ vào năm 2019.

Năm 2020, chị nghiên cứu và thực hiện thành công dự án “Nuôi dưỡng đam mê của học sinh dân tộc thiểu số trong lĩnh lực khoa học và STEM” do Đại sứ quán Mỹ tài trợ tại 3 trường thuộc các huyện: Bảo Yên, Bắc Hà, Sa Pa.

Chị còn đoạt nhiều giải cao tại các cuộc thi của ngành giáo dục và đào tạo, được nhận Bằng khen của Công đoàn Giáo dục Việt Nam trong cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”…

Mời bạn xem nhiều hơn 🌿 Tính Độc Lập Là Gì 🌿 chi tiết nhất

Viết một bình luận