Lời Hứa Là Gì, Thất Hứa Là Gì, Ý Nghĩa [10+ Dẫn Chứng, Ví Dụ Hay]

Lời Hứa Là Gì, Thất Hứa Là Gì, Ý Nghĩa ❤️️ 10+ Dẫn Chứng, Ví Dụ ✅ Tìm Đọc Thêm Những Biểu Hiện Của Giữ Lời Hứa Sau Đây.

Lời Hứa Là Gì

Lời hứa là một sự xác tín của mình với người khác khi được đề nghị một việc nào đó, hoặc có khi tự mình khơi ra và hứa là sẽ làm một điều gì đó cho người khác.

Thất Hứa Là Gì

Thất hứa là không giữ lời hứa, hứa rồi bỏ qua, làm mất lòng tin của người khác đối với mình.

Giữ Lời Hứa Là Đức Tính Gì, Phẩm Chất Gì

Giữ lời hứa là một phẩm chất tốt đẹp cần phải gìn giữ và trân trọng, bởi suy cho cùng, nó chính là một biểu hiện của đạo đức. Giữ lời hứa là thực hiện việc mà mình đã nhận lời với ai đó và nó là điều vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Việc giữ lời hứa chính là một đức tính tốt của con người.

Đừng bỏ lỡ chia sẻ trọn bộ 1001 💧 STT Lời Hứa 💧 ngắn hay

Ý Nghĩa Của Giữ Lời Hứa

Chia sẻ đến bạn đọc thông tin hữu ích về ý nghĩa của giữ lời hứa sau đây:

  • Việc giữ lời hứa không chỉ chứng minh rằng bạn là người đáng tin cậy mà còn chứng minh bạn rất đáng để người khác ủy thác trách nghiệm.
  • Người giữ lời hứa sẽ được mọi người tin tưởng và quý mến và tôn trọng.
  • Giữ lời hứa cũng cho thấy bạn là người sống có trách nhiệm.
  • Lời hứa còn mang đến niềm tin hy vọng cho người khác.
  • Lời hứa đôi lúc còn thể hiện sự coi trọng người khác của bạn. Nếu bạn thất hứa thì đôi lúc sẽ có người nghĩ họ không được coi trọng trong bạn.

Những Biểu Hiện Của Giữ Lời Hứa

Những biểu hiện của giữ lời hứa được SCR.VN tổng hợp ngay dưới đây:

  • Sống chân thành, giữ chữ tín
  • Chỉ hứa khi chắc chắn bản thân có thể thực hiện được.
  • Luôn đúng hẹn.
  • Có trách nhiệm với lời mình hứa.
  • Biết tôn trọng phẩm giá và danh dự của bản thân.
  • Thật thà, trung thực và tôn trọng người khác.

Tổng hợp 🌻 Ca Dao Tục Ngữ Về Chữ Tín 🌻 bất hủ

Vì Sao Phải Giữ Lời Hứa

Rất nhiều bạn đọc thắc mắc rằng ”vì sao phải giữ lời hứa? ” Vậy hãy cùng SCR.VN tham khảo những thông tin giải đáp sau đây:

Lời hứa được tạo ra để làm cho người khác tin tưởng mình. Việc giữ lời hứa không chỉ chứng minh việc bạn là người đáng tin cậy mà còn chứng minh bạn là người có trách nhiệm. Giữ lời hứa là điều rất quan trọng và đáng quý.

Tạo ra lời hứa thì lúc nào cũng dễ nhưng việc thực hiện và giứ lấy nó lại là điều ngược lại. Bạn hứa rất nhiều nhưng bạn có thể không thể giữ được nó. Việc bạn thất hứa đối với bạn thì rất bình thường vì đó chỉ là câu nói thường nhưng đối với người đã đặt lòng tin vào lời hứa của bạn thì đó là điều rất lớn.

Lời hứa rất quý giá và quan trọng. Nếu đã hứa thì phải thực hiện và giữ lấy nó. Hãy trở thành người đáng tin cậy và có trách nhiệm với lời hứa của mình!

10 Ví Dụ Về Lời Hứa Tiêu Biểu

Cùng tham khảo ngay 10 ví dụ về lời hứa tiêu biểu nhất được chọn lọc sau đây, đừng bỏ lỡ nhé!

Tấm Gương Về Giữ Lời Hứa – Mẫu 1

Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, là người Cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Hình ảnh của Người được lưu giữ trong trái tim mỗi người Việt Nam. Hơn năm mươi năm Bác đã đi xa nhưng Bác vẫn mãi là tấm gương sáng cho hàng triệu người dân Việt Nam và thế giới.

Hồi ở Pác Pó, Bác Hồ sống rất chan hòa với mọi người. Một ngày hôm nay Bác đi công tác xa, một trong những em bé thường ngày, bên Bác chạy đến cầm tay Bác thưa:

Bác ơi, Bác đi công tác về nhớ mua cho cháu chiếc vòng bạc nhé!

Bác nhìn xuống em bé âu yếm, xóa đầu tiên nói:

Cháu ở nhà nhớ ngoan, khi nào Bác về Bác sẽ mua tặng cháu. Nói xong Bác tán thành mọi người đi. Hơn hai năm sau Bác quay trở về, mọi người vui mừng đón Bác. Ai cũng vui mừng xúm xít hỏi thăm sức khỏe Bác, không một ai còn nhớ đến chuyện năm xưa. Bác mở túi lấy một chiếc vòng bạc mới tinh trao tận tay em bé – bây giờ là một cô bé. Cô bé và mọi người cảm động đến rơi nước mắt. Bác nói:

Cháu nó nhờ mua tức là nó thích lắm, mình là người lớn thì phải làm được, đó là “chữ tín”. Chúng ta cần phải giữ trọn niềm tin với mọi người.

Câu Chuyện Về Lời Hứa – Mẫu 2

Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ tình thương yêu nhân dân lao động miền xuôi cũng như miền núi… Người dặn: “Đảng phải có kế hoạch kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống nhân dân”. Chính vì vậy, trong mỗi việc làm, Người đều nghĩ đến nhân dân và đã nói là làm, đã hứa là thực hiện.

Câu chuyện thứ nhất: Những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp, một lần Người ghé qua một bản người Thái, một cô bé trong bản nói với Người là em muốn có một chiếc vòng bạc.

Sau chín năm kháng chiến thành công, không ai ở bản đó còn nhớ câu chuyện về cô bé. Bởi chuyện đó quá nhỏ bé, khó có thể nhớ đối với một vị Chủ tịch nước với bao công việc khó khăn, bộn bề. Nhưng Người đã trở lại bản người Thái đó để thực hiện lời hứa của mình là tặng em chiếc vòng bạc đơn sơ nhưng đầy ý nghĩa.

Câu chuyện thứ hai: Có lần Người đã hứa với nhân dân một địa phương ở Việt Bắc là 2 giờ chiều hôm đó, Người sẽ đến thăm và nói chuyện. Cán bộ và bà con đã tập hợp ở hội trường đông đủ. Nhưng chiều hôm đó trời mưa rất to. Ai cũng bảo là Bác Hồ không thể nào đến được. Nhưng đúng 2 giờ chiều, Bác xuất hiện trong tấm ni lông và quần xắn đến đầu gối. Tiếng hoan hô như sấm dậy. Nhiều người đã chảy nước mắt…

Qua hai câu chuyện nhỏ này, ta càng thấy nhân cách vĩ đại của Bác. Lời hứa với một cháu nhỏ, lời hứa trước sự chờ đợi của nhân dân của một vùng núi, vùng sâu, cũng hệ trọng như lời hứa trước một dân tộc.

Nhân cách vĩ đại của Bác, không chỉ đem lại niềm tin cho nhân dân trong nước mà cả nhân dân thế giới. Chính vì có niềm tin đó mà nhân dân ta đã không ngại hy sinh gian khổ, người trước ngã, người sau xốc tới để đưa non sông về một mối, xây dựng Tổ quốc ngày càng giàu mạnh.

SCR.VN chia sẻ thông tin 💧 Ví Dụ Về Giữ Chữ Tín 💧 cụ thể nhất

Ví Dụ Về Giữ Lời Hứa Chọn Lọc – Mẫu 3

  • Ví dụ 1: Đầu năm học mới, em hứa với bố mẹ sẽ học tập thật tốt. Hằng ngày, em đi học đúng giờ. Mỗi tối, em làm đầy đủ bài tập. Trước giờ học, em đều ôn lại bài cũ. Trong lớp, em chăm chú lắng nghe thầy cô giảng bài. Điểm thi các môn học đều cao. Cuối kì, em đã đạt được danh hiệu học sinh xuất sắc. Bố mẹ đã khen ngợi và tặng cho em một chiếc xe đạp. Em cảm thấy rất hạnh phúc.
  • Ví dụ 2: Hôm qua, mẹ phải đi công tác. Em đã hứa sẽ giúp mẹ trông coi nhà cửa. Buổi sáng, em thức dậy thật sớm. Ăn sáng xong, em đã quét dọn nhà cửa. Sau đó, em đem quần áo trong máy giặt ra phơi. Em còn tưới nước cho cây cối trong vườn.
    • Đến trưa, bố đi làm về và nấu ăn. Hai bố con ăn uống vui vẻ. Sau đó, em còn rửa bát đũa thật sạch sẽ. Đến chiều, em thu dọn quần áo, cất vào tủ. Khi mẹ trở về thấy nhà cửa gọn gàng. Mẹ đã khen ngợi em. Em cảm thấy rất vui vẻ.

Ví Dụ Về Giữ Lời Hứa Chi Tiết – Mẫu 4

Đây là câu chuyện kể về một vị công tử nước Ngô, tên là Quý Trát, đã giữ lời hứa tặng kiếm cho vua nước Từ ngay cả khi ngài đã tạ thế. Ông được người đời ca tụng là tấm gương lý tưởng về trọng tình nghĩa, giữ chữ tín, đáng để người đời sau học tập.

Vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, có nước Ngô trứ danh là nơi luyện kiếm tốt và còn lưu truyền nhiều câu chuyện liên quan đến bảo kiếm.

Quý Trát, hay còn gọi là Công Tử Trát, Diên Lăng Quý Tử, là con trai út của Ngô Vương Thọ Mộng. Vì là người vừa giỏi giang lại hiền đức, nên Quý Trát rất được vua cha tín nhiệm, giao cho trọng trách viếng thăm nhiều nước như Lỗ, Tề, Trịnh, Vệ, Tấn, v.v.

Trên đường đến Tấn quốc, Quý Trát đi ngang qua nước Từ, thấy cuộc sống an bình thịnh vượng của dân chúng ở đây bèn muốn ghé thăm để bày tỏ lòng ngưỡng mộ của mình. Vua nước Từ đã nghe danh Quý Trát từ lâu nên cũng rất niềm nở mở tiệc tiếp đón, hai người nói chuyện rất tâm đầu ý hợp. Lúc trò chuyện, vua Từ cứ thỉnh thoảng liếc nhìn thanh bảo kiếm của Quý Trát mang bên người. Tuy rất yêu thích nhưng vì biết đó là bảo vật nước Ngô nên cứ lừng khừng không hỏi.

Thời đó, đeo kiếm là một trong những lễ tiết quan trọng, Quý Trát đi sứ lần này là vì bàn chuyện quốc sự nên ông không thể đem tặng bảo kiếm. Ông tự nhủ: “Khi đến nước Tấn xong, mình sẽ tặng Từ quân thanh bảo kiếm này”. Nhưng ông chỉ thầm hứa trong tâm chứ không hề nói ra miệng.

Nào ngờ, khi Quý Tát quay lại thì vua nước Từ đã qua đời. Tuy vậy, ông vẫn mang bảo kiếm cho người kế vị vua Từ. Cận thần của ông can ngăn, nói vua Từ đã qua đời rồi thì không cần tặng nữa, bởi thanh bảo kiếm này vô cùng quý báu, không nên tặng cho người khác.

Quý Trát trả lời: “Lần trước, khi gặp vua Từ, tuy ngài không nói ra nhưng ta biết ngài rất yêu thích thanh kiếm này. Nhưng ta phải đi sứ, nên không thể tặng ngài. Dù vậy nhưng ta đã hứa với lòng mình lúc quay về sẽ tặng ngài. Chẳng lẽ vì ngài qua đời mà không cần tặng kiếm nữa sao? Đó chính là lừa gạt lương tâm của mình, bởi vì yêu thích bảo kiếm mà làm trái lời hứa. Người chính trực trọng chữ tín sẽ không bao giờ làm như vậy”.

Thế rồi Quý Trát đem thanh bảo kiếm đến cho người nối dõi của vua Từ nhưng người này không nhận mà rằng: “Tiên quân không để lại di mệnh, nên ta không thể nhận bảo kiếm”.

Quý Trát liền đem thanh bảo kiếm treo lên cây liễu trước mộ phần của vua Từ rồi rời đi. Từ Quốc quốc quân vì thế mà tấm tắc khen ngợi Quý Trát, ca rằng: “Trát công tử ở Diên Lăng không quên lời hứa của mình, tháo bảo kiếm nghìn vàng dâng lên mộ phần cố nhân” (Diên Lăng Quý tử hề bất vong cố, thoát thiên kim chi kiếm hề đái khâu mộ).

Gương sống đạo đức của Quý Trát được ghi lại trong sử ký Ngô Thái Bá Thế Gia và cuốn Tân Tự Tiết Sĩ Đệ Thất. Tuy nội dung có khác nhau đôi chút nhưng đều nhắc tới tình bằng hữu giữa hai nhân vật và ca ngợi Quý Trát giữ chữ tín ngay cả với người đã mất.

Ví Dụ Về Lời Hứa Ngắn Hay – Mẫu 5

  • Ví dụ 1: Năm học mới sắp đến, em hứa với bố mẹ sẽ cố gắng học tập tốt. Mỗi ngày, em đều dậy sớm để đi học. Ở lớp, em luôn chăm chú nghe giảng. Buổi tối, em sẽ làm hết bài tập và ôn lại bài cũ. Đến kì thi, em ôn tập lại toàn bộ kiến thức. Cuối học kì một, em đạt được danh hiệu học sinh xuất sắc. Bố mẹ đã cảm thấy rất tự hào về em.
  • Ví dụ 2: Cuối tuần, em về quê thăm ông bà ngoại. Em đã hứa với ông bà sẽ chăm chỉ học tập. Hằng ngày, em dậy thật sớm để đi học. Mỗi tối, em làm đầy đủ bài tập. Trước khi đến lớp, em sẽ ôn lại bài cũ. Trong giờ học, em chăm chú lắng nghe thầy cô giảng bài. Kết quả thi của em đều rất cao. Em đã về khoe với ông bà.
  • Ví dụ 3: Hôm nay, mẹ sẽ về thăm bà ngoại. Em đã hứa sẽ trông nhà giúp mẹ. Em dậy thật sớm để quét dọn nhà cửa. Khoảng tám giờ, mẹ đi sang nhà bà ngoại. Trước khi đi, mẹ đã dặn dò em. Em chào mẹ, rồi khóa cửa cẩn thận. Sau đó, em còn giúp mẹ phơi quần áo nữa. Buổi tối, mẹ trở về. Mẹ đã khen ngợi em. Em cảm thấy rất vui vẻ.

Ví Dụ Về Lời Hứa Ấn Tượng – Mẫu 6

Ông Benard vừa bước ra phố thì một cậu bé chừng hơn mười tuổi ăn mặc rách rưới, mặt mũi gầy gò, xanh xao chạy tới ông, chìa những bao diêm khẩn khoản xin ông mua giúp. Ông Benard mở ví tiền và chép miệng: “Rất tiếc là ta không có xu lẻ nào cả”. Cậu bé nài nỉ: “Thưa ông, ông cứ đưa cho cháu một đồng tiền vàng, cháu chạy vào cửa hiệu ở đầu phố để đổi rồi trả lại cho ông số tiền thừa”.

Ông Benard chăm chú nhìn cậu bé và lưỡng lự hỏi: “Thật chứ?”. Cậu bé ngẩng cao mặt, gật đầu đáp: “Thưa ông, thật ạ. Cháu không phải là một đứa dối trá”. Nét mặt của cậu bé trông rất cương trực với ánh mắt đầy tự tin làm ông Benard đồng ý và đưa cho cậu bé một đồng tiền vàng. Cậu bé chạy ngay đi còn ông đứng đợi.

Nhưng 5 phút, 10 phút, rồi 15 phút trôi qua mà vẫn không thấy cậu bé trở lại, ông Benard bắt đầu nghi ngờ và nửa tiếng sau cũng chẳng thấy đâu, ông Benard bỏ đi và nhủ: “Lần sau nhất định mình không thể tin mấy đứa trẻ đường phố này được!”.

Vài giờ sau, khi về nhà, ông Benard ngạc nhiên thấy một cậu bé trông rất giống cậu bé bán diêm nhưng nhỏ tuổi hơn đang đợi trước cửa nhà mình. Thấy ông Benard cậu bé lễ phép hỏi: “Thưa ông, có phải khi nãy ông có đưa cho anh Garo một đồng tiền vàng không ạ?”.

Ông Benard khẽ gật đầu. Cậu bé nói tiếp: “Thưa ông, đây là số tiền thừa, anh Garo nhờ cháu mang đến trả ông. Anh Garo là anh cháu, chúng cháu mồ côi, anh cháu không thể mang tiền trả ông được… vì anh ấy bị xe chẹt… đang nằm ở nhà và…anh ấy sắp chết rồi…”.

Cậu bé không nói được tiếp vì nấc liên hồi rồi oà lên nức nở. Ông Benard sững sờ, ông như nghẹt thở vì hối hận. Ông giục cậu bé đưa mình tới gặp Garo.

Chui vào căn lều rách nát và ẩm thấp dưới chân một cây cầu, ông Benard nhận ra cậu bé bán diêm nằm bất động giữa một đống giẻ rách, mặt trắng bệch, người đầy máu, hơi thở thoi thóp. Ông Benard cầm lấy bàn tay lạnh ngắt, cậu bé Garo mở mắt ra nhìn ông thều thào: “Em Charly đã trả lại tiền cho ông rồi chứ, cháu không phải là đứa dối trá mà”. Nói xong cậu bé Garo nấc lên rồi từ từ rời xa cuộc sống.

Ông Benard nhận nuôi cậu bé Charly và ông luôn lấy Garo để làm tấm gương dạy dỗ con cháu mình rằng: Sống trên đời dù nghèo đói, khó nhọc hay thậm chí cái chết cận kề thì cũng phải giữ cho tâm hồn mình trong sạch và cao thượng, đó chính là sống đẹp.

Gửi đến bạn thông tin🍃 Tư Tưởng Đạo Lí  🍃 ý nghĩa

Ví Dụ Về Lời Hứa Cụ Thể – Mẫu 7

Trước đây, ở phía nam dãy Himalaya Nepal, rất ít người nước ngoài đến thăm. Nhưng sau đó, một số lượng lớn du khách Nhật Bản đã đến thăm nơi đây, nguyên nhân là do một cậu bé ở Nepal đã giữ lời hứa của mình.

Hơn mười năm trước, vào một ngày nọ, một số nhiếp ảnh gia Nhật Bản đã đến thăm các khu vực núi non của Nepal để chụp ảnh cho các dự án của họ. Họ đã đến một ngôi làng ở độ cao 1500 mét. Các làng đều không có nước, điện, không có đường cho xe du lịch. Sau khi họ làm việc chăm chỉ, họ muốn uống một chút bia. Vì họ đã phải đi con đường núi hiểm trở nên họ đã không thể mang theo ngay cả một chai bia để cho hành lý nhẹ nhàng nhất có thể.

Có một thiếu niên tên là Qi Duoli trong làng. Thông qua thông dịch viên, Qi nói với các nhiếp ảnh gia rằng cậu có thể đi xuống một ngôi làng nhỏ ở chân núi để mua bia Đức cho họ. Các nhiếp ảnh gia đã rất ngần ngại lúc đầu, bởi vì đường đi rất xa. Nhưng cậu bé khăng khăng rằng cậu sẽ đi nhanh chóng và trở lại trước khi trời tối.

Như đã hứa chắc, Qi trở về trước khi trời tối với năm chai bia trong túi vải nhỏ của mình. Ngày hôm sau, Qi lại tình nguyện đi mua bia cho các nhà nhiếp ảnh. Các nhiếp ảnh gia đã đưa cậu nhiều tiền hơn và một túi vải lớn hơn. Tuy nhiên, Qi đã không trở lại đêm đó.

Sáng hôm sau khi các nhiếp ảnh gia hỏi thăm cậu bé, dân làng nói với họ rằng có thể Qi đã mang tiền bỏ chạy, bởi vì nhà của Qi trong làng khác và cậu ta chỉ đi học ở đây thôi. Các nhà nhiếp ảnh đã rất hối tiếc nhẽ ra họ không nên vấy bẩn sự tinh khiết của một đứa trẻ bằng tiền.

Nhưng vào giữa đêm, họ nghe một tiếng gõ cửa. Khi họ mở cửa, họ thấy Qi với bộ quần áo rách toạc đầy bùn và trên người cậu có nhiều vết bầm tím. Qi giải thích rằng cậu chỉ có thể mua bốn chai bia tại ngôi làng đầu tiên và cậu đã phải leo qua một ngọn núi tới một ngôi làng khác để mua thêm sáu chai. Nhưng không may, cậu bị ngã và làm vỡ ba chai bia Đức. Qi sau đó trao trả bia, tiền lẻ và những mảnh thủy tinh vỡ cho họ.

Các nhiếp ảnh gia Nhật Bản đã rất xúc động đến nỗi che mặt lại và khóc, có lẽ họ xấu hổ bởi những nghi ngờ đối với sự trung thực của Qi.

Khi câu chuyện dần dần lan rộng ở Nhật Bản, tất cả những người nghe được câu chuyện vô cùng cảm động và muốn gặp người thiếu niên đơn giản biết giữ lời hứa của mình, và muốn tới miền núi nơi cậu lớn lên. Kết quả là, khu vực này đã ngày càng có nhiều hơn và nhiều hơn nữa khách du lịch Nhật Bản.

Ví Dụ Về Lời Hứa Hay Nhất – Mẫu 8

Tuần trước do mải chơi nên em đã không làm bài tập toán đầy đủ. Hôm sau khi đến lớp, cô giáo kiểm tra bài cũ và vở bài tập thấy em chưa làm, cô đã phê bình em và cho em điểm thấp.

Khi đó em rất lo lắng, sợ bố mẹ biết được sẽ buồn và mắng. Em đã nghĩ là mình sẽ giấu chuyện này đi không nói cho bố mẹ biết. Nhưng em nhớ đến lời hứa với bố mẹ rằng em sẽ không nói dối. Thế nên khi về nhà em đã kể lại cho bố mẹ nghe.

Mặc dù bố mẹ rất buồn vì em mải chơi mà không làm bài tập nhưng bố mẹ cũng vui khi em đã trung thực chứ không nói dối. Từ sự việc đó mà em chăm chỉ hơn, không còn mải chơi nữa. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để bố mẹ vui lòng.

Ví Dụ Về Lời Hứa Ngắn Nhất – Mẫu 9

Cuối tuần, em được về quê thăm ông nội. Em đã hứa với ông sẽ chăm chỉ học tập. Em tự nhắc nhở phải giữ đúng lời hứa. Hằng ngày, em đều đến lớp học đúng giờ. Mỗi tối, em sẽ làm bài tập đầy đủ, ôn lại bài cũ. Trong giờ học, em sẽ chăm chú lắng nghe thầy cô giảng bài. Đến cuối kì, em ôn tập lại toàn bộ kiến thức. Kết quả các môn thi của em rất cao. Em đã đem về khoe ông nội. Ông đã thưởng cho em một chiếc cặp sách. Em rất sung sướng vì nhận được món quà của em.

Dẫn Chứng Về Lời Hứa Trong Cuộc Sống – Mẫu 10

Năm 1958, khi vừa tròn 13 tuổi, bà Đặng Thị Bảy (SN 1945; ngụ xã Long Hưng A, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp) tự nguyện xin tham gia cách mạng với mong muốn góp phần công sức nhỏ bé để giành độc lập, tự do cho quê hương, đất nước. Cũng như bà, 8 anh chị em khác trong gia đình cũng sớm đi theo cách mạng.

Vì tuổi nhỏ và nhỏ người nên hồi đó bà Bảy được giao làm nhiệm vụ giao liên tại xã Long Hưng, là địa bàn trọng yếu của tỉnh ủy, huyện ủy và cũng là nơi địch ruồng bố rất dữ dội. Năm 1965, bà vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Trong thời chiến tranh loạn lạc, bà và các đồng đội từng hứa với nhau nếu đến ngày độc lập, ai còn sống sẽ lo việc xây mồ, làm mả cho người ngã xuống.

Trong chiến dịch Mậu Thân năm 1968, bà Bảy bị thương vùng đầu. Không thể trực tiếp chiến đấu, bà được tổ chức phân công ở tuyến sau để mua thuốc men tiếp tế cho quân y, rồi được bồi dưỡng chuyên môn hộ sinh, làm y tá cho đến sau ngày giải phóng.

Đến năm 1979, do sức khỏe yếu, bà được cho nghỉ mất sức. Lời hứa với đồng đội đã hy sinh vẫn chưa thể thực hiện được. Trong lúc đó, gia cảnh túng thiếu, bà phải nuôi 2 cháu nội mồ côi và một đứa con của em gái.

Khó khăn vậy nhưng bà Bảy vẫn đau đáu lời thề với đồng đội. Vậy nên ngày lại ngày, dù chân đi lại khó khăn nhưng ngày nắng cũng như ngày mưa, bà cần mẫn đi bán vé số để có thêm thu nhập và tiết kiệm dần một khoản tiền hy vọng có cơ hội thực hiện lời hứa với đồng đội.

Từ giữa năm 1997, hằng tháng khi nhận tiền lương, bà trích ra một phần rồi cộng với tiền hoa hồng bán vé số để bỏ vào heo đất. Cuối năm 2010, trong lúc xã Long Hưng A sửa chữa lại nghĩa trang liệt sĩ của xã, bà đập heo đất lấy 70 triệu đồng mang tới UBND xã trình bày nguyện vọng được góp phần nhỏ vào việc trùng tu nghĩa trang thêm khang trang, sạch đẹp.

Mời bạn khám phá thêm 💕 Đạo Lý Là Gì 💕 chi tiết

Viết một bình luận