Cảm Nhận Về Bài Thơ Góc Sân Và Khoảng Trời ❤️ 38+ Mẫu Phân Tích ✅ Chọn Lọc Những Bài Văn Cảm Nhận Về Bài Thơ Góc Sân Và Khoảng Trời.
Dàn Ý Cảm Nhận Về Tập Thơ Góc Sân Và Khoảng Trời Đơn Giản
Chia sẻ đến bạn mẫu dàn ý cho bài văn cảm nhận về bài thơ “Góc sân và khoảng trời” đơn giản nhất, mời các bạn tham khảo!
I. Mở bài:
- Tác giả giới thiệu về tập thơ “Góc sân và khoảng trời”.
- Giới thiệu về tác giả Trần Đăng Khoa.
- Những tình cảm và suy nghĩ được thể hiện trong tập thơ.
II. Thân bài:
- Tập thơ là tuyển tập những dấu ấn thực sự khó quên trong tuổi thơ của tác giả:
- Có những bài thơ mô tả về cuộc sống ở miền quê và các nét đẹp của tự nhiên: “Ao nhà mùa cạn”, “cái sân”, “cây bàng”, “cây đa”,…
- Một số bài thơ là trải nghiệm thực tế của tác giả khi đến các địa danh nổi tiếng: Hà Nội, sông Kinh Thầy, Côn Sơn, Hạ Long,…
- Bài thơ lấy cảm hứng từ các thi nhân nổi tiếng: “Ở nhà chú Xuân Diệu”, “Kính tặng chú Tố Hữu”, “Khi mùa thu đến”,…
- Những bài thơ về Bác Hồ, về mẹ, về cha, về người thầy như: “Ảnh Bác”, “Bà và cháu”, “Bàn chân thầy giáo”, “Khi mẹ vắng nhà”,…
- Một số bài thơ theo ra mặt trận kháng chiến: “Trận địa bỏ không”, “Bãi Cháy”, “Gửi theo các chú bộ đội”,…
- Nghệ thuật: phép so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, cách chọn lọc từ ngữ khiến cho nhiều người lớn phải thán phục trước cậu bé “thần đồng thơ” năm ấy 10 tuổi.
III. Kết bài:
- Tóm tắt lại toàn bộ suy nghĩ, tình cảm và triết lý của tác giả qua những câu thơ sâu lắng và cảm động.
- Tập thơ mở ra một không gian tinh thần thoải mái và yên bình cho người đọc.
Tham khảo 🌸 Cảm Nhận Về Bài Thơ Tháng Ba Của Trần Đăng Khoa 🌸 hay nhất!
20+ Mẫu Cảm Nhận Về Tập Thơ Góc Sân Và Khoảng Trời Hay Nhất
Tổng hợp 20+ mẫu bài văn cảm nhận về bài thơ “Góc sân và khoảng trời” đa dạng và hay nhất gửi tặng bạn đọc tham khảo!
Phân Tích Bài Thơ Góc Sân Và Khoảng Trời Học Sinh Giỏi
SCR.VN mách bạn bài văn phân tích và cảm nhận về bài thơ “Góc sân và khoảng trời” dành cho học sinh giỏi, xem ngay bạn nhé!
Xuất bản lần đầu tiên năm 1968 với số lượng 50 300 bản, đến nay, tập thơ Góc sân và khoảng trời đã tái bản khoảng 150 lần, được dịch ra hơn 40 tiếng trên thế giới. Ngoài việc thường xuyên tái bản với số lượng lớn, đây còn là tập thơ có nhiều tác phẩm được đưa vào giảng dạy trong chương trình tiểu học.
Vâng, hơn 50 năm, thiết nghĩ, thời gian đủ để đánh giá tập thơ có giá trị hay không và tiếng vang của nó ngay khi ra đời liệu có phải do “chấn động bồng bột trong độc giả”(1) như một nhà phê bình nào đó nhận xét hay không? Hơn nữa, nói về tập thơ này, liệu có chính xác khi nhận xét: “Trần Đăng Khoa là em bé làm thơ” hay “Trần Đăng Khoa là nhà thơ làm thơ khi còn nhỏ tuổi”? Bài viết dưới đây muốn lý giải những băn khoăn trên.
Có lẽ, thật khó có thể thống kê được con số chính xác về những bài báo, bài nghiên cứu phê bình, các đề tài nghiên cứu khoa học, các khóa luận tốt nghiệp hay luận văn thạc sĩ tìm hiểu về tập thơ Góc sân và khoảng trời. Những công trình này đã “soi” tập thơ ở cả góc độ văn chương lẫn ngôn ngữ.
Nếu như dưới góc độ văn chương, người ta quan tâm đến các mảng đề tài mà tập thơ phản ánh, như: bức tranh quê, bức tranh thiên nhiên, hình ảnh mẹ, hình ảnh người nông dân, v.v…thì dưới góc độ ngôn ngữ, các vấn đề về vần, nhịp, từ ngữ, biện pháp tu từ, trường nghĩa, hệ thống tín hiệu thẩm mỹ mà bao quát hơn nữa là thế giới nghệ thuật trong tập thơ Góc sân và khoảng trời đều đã được các nhà nghiên cứu khai thác triệt để.
Không chỉ nghiên cứu dưới góc độ ngôn ngữ và văn chương, người ta còn chỉ ra cả những giá trị đạo đức mà tập thơ mang lại, chẳng hạn như giá trị giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, con người, yêu thiên nhiên, loài vật và yêu lãnh tụ hay những người thân trong gia đình. Nếu như tập thơ không có giá trị, hoặc không còn giá trị, thiết nghĩ, liệu có “đất” để các nhà nghiên cứu “đào xới” như vậy hay không?
Được biết, khi những bài thơ bắt đầu được in báo, lần lượt những người hiếu kỳ, rồi những cây viết sừng sỏ đã tìm về nhà cậu bé Khoa chỉ để xem trông cậu ấy như thế nào, có giống người bình thường hay không? Và dường như, không tin một cậu bé đen nhẻm, mới 8, 9 tuổi có thể làm được thơ và thơ lại hay đến vậy, người ta bắt đầu kiểm tra bằng việc ra đề tài để cậu làm thơ tại chỗ.
Nói đến đây, không cần bàn cãi, chúng ta phần nào thấy được tài năng của cậu bé Trần Đăng Khoa. Đương nhiên, vì tài năng nên cậu mới được mệnh danh là “thần đồng thơ”. Và người ta thân thiện gọi cậu là “em bé làm thơ”.Đọc Góc sân và khoảng trời, đôi khi, chúng ta không thể hình dung được đó là tư duy của một cậu bé mới 8, 9 tuổi. Thơ của cậu có ý đồ, có cấu tứ rõ ràng và nội dung thể hiện cũng sâu sắc. Có thể chỉ ra rất nhiều bài thơ như vậy.
Đầu tiên, phải kể đến bài Mưa, sáng tác năm 1967, khi cậu mới 9 tuổi. Dưới con mắt hóm hỉnh của cậu bé Khoa, bằng thủ pháp nhân hóa, khung cảnh thiên nhiên trước và trong cơn mưa thật sống động, vui tươi, rộn rã: mối (loài đặc trưng báo hiệu cơn mưa) – bay cao, bay thấp; gà con – ríu rít; kiến – hành quân đầy đường; mía – lá như đang múa gươm; cỏ gà – rung tai như đang nghe ngóng; bụi tre – xõa mái tóc ra chải; … Rồi khi mưa tới, đất trời mù trắng nước, thiên nhiên vui mừng, hả hê.
Một cơn mưa bình thường bỗng là nguồn vui, là sự sống của vạn vật và cả trời đất. Ý nghĩa của bài thơ không phải chỉ có thế. Nếu thế, bài thơ chỉ là thơ của trẻ con thông thường. 59 câu thơ đầu dành cho việc miêu tả thiên nhiên, là cái sân khấu, là sự chuẩn bị cho 4 câu thơ cuối, con người đột ngột xuất hiện:
Bố em đi cày về
Đội sấm
Đội chớp
Đội cả trời mưa
Hình ảnh ông bố đi làm về trong cơn mưa là hình ảnh vốn dĩ rất quen thuộc ở làng quê Việt Nam. Tuy nhiên, dưới ngòi bút của mình, Trần Đăng Khoa đã biến hình ảnh quen thuộc ấy trở nên lồng lộng và vĩ đại. Người nông dân, mà cụ thể là một thợ cày đã đội cả vũ trụ, từ sấm, chớp và cả trời mưa. Câu thơ không những miêu tả được nỗi vất vả, dãi nắng dầm mưa của người nông dân mà còn cho thấy sự lẫm liệt của họ. Thử hỏi, nếu không phải là một cây viết chuyên nghiệp, một nhà thơ thực sự tài năng, liệu Trần Đăng Khoa có thể đưa ra được một bài thơ có cấu tứ, bố cục chặt chẽ và sâu sắc đến như vậy không?
Bài thơ Mưa đã có 50 năm thử thách rồi. Đến nay, bài thơ vẫn làm ta ngạc nhiên về độ chuyên nghiệp của nó. Ngoài bài Mưa, các bài Cây dừa, Đất trời sáng lắm hôm nay hay Cánh cò trắng muốt, v.v… đều thể hiện sự công phu, kỹ lưỡng và điêu luyện trên con đường sáng tạo nghệ thuật của cậu.
Được viết năm 1967, bài Cây dừa cũng là một trong những bài thơ tiêu biểu làm nên tên tuổi thần đồng thi ca Trần Đăng Khoa. Bài thơ miêu tả cây dừa qua từng bộ phận của nó với sự so sánh rất dí dỏm và sinh động: tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh, thân dừa – bạc phếch tháng năm, quả dừa – đàn lợn con, tiếng dừa – làm dịu nắng trưa, v.v… Chính sự so sánh này làm cho cây dừa hiện lên như một con người: đáng yêu, ngộ nghĩnh, gần gũi, thân thiện và đặc biệt thích tâm giao, hòa đồng với thiên nhiên.
Nếu như bài thơ dừng lại ở đây thì Trần Đăng Khoa đúng chỉ là “em bé làm thơ” thật, mặc dù quan sát của em bé này có phần tinh tế và thông minh. Nhưng không, cũng như Mưa, bất ngờ của bài thơ nằm ở hai câu cuối:
Đứng canh trời đất bao la
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi
Phút chốc, cây dừa không phải chỉ là con người bình thường, thích tâm giao, hòa đồng với thiên nhiên nữa mà trở nên bề thế, tự tin như một người lính. Thông qua các từ ngữ đứng canh, đủng đỉnh, đứng chơi, cây dừa phải chăng là hiện thân của người Việt Nam, dân tộc Việt Nam hiên ngang, dũng cảm. Thật khó có thể hình dung được một cậu bé mới lên 9 tuổi lại có được sự liên tưởng tài tình đến vậy.
Một bài thơ nữa cũng thể hiện rất rõ tài năng của Trần Đăng Khoa và cũng theo lối tư duy này, là bài Đất trời sáng lắm hôm nay. Đọc tiêu đề bài thơ ta đã thấy một sự lạc quan, một niềm vui hân hoan trong lòng tác giả.
Đoạn đầu bài thơ miêu tả cảm nhận về mùa hè ở Hà Nội khi lần đầu tiên tác giả được đến nơi đây. Theo đó, mùa hè ở Hà Nội thật đẹp, thật rực rỡ với bên trên là phượng đỏ, bên dưới là nước biếc, bốn bề hoa tươi và rộn rã tiếng ve.
Ở Hà Nội có Bác Hồ – người cả một đời vất vả, hy sinh cho các thế hệ, cho nên đến đây, tác giả không khỏi bày tỏ sự lo lắng cho sức khỏe của Bác và niềm hy vọng, mong muốn Bác luôn mạnh khỏe. Một câu thơ mang tính đối lập, sâu sắc và cảm thông, từng trải việc đời đối với một lãnh tụ, khó ai nghĩ đấy là suy nghĩ của trẻ con. Trẻ con mà không hề trẻ con: “Bác lo nghĩ suốt một đời – Để cho chúng cháu vui chơi từng ngày”. Và đặc biệt, một lần nữa, bất ngờ cũng lại nằm ở hai câu thơ cuối:
Bác ơi! Cháu đến đây rồi
Xanh trên nhà Bác vẫn trời mùa thu
Mở đầu bài thơ, tác giả giới thiệu Hà Nội đang vào hè, vậy mà cuối bài thơ là hình ảnh trời mùa thu. Mới đọc, tưởng đây là một sự bất hợp lý nhưng rồi ngẫm lại mới thấy, chính sự bất hợp lý này lại thể hiện một thông điệp rất sâu sắc.
Như chúng ta đã biết, mùa thu là mùa của cách mạng. Đó là cách mạng vẻ vang năm 1945 mà Bác đã mang về cho dân tộc Việt Nam. Và đến Hà Nội, giữa tiết trời mùa hè, nhưng tác giả vẫn thấy trời thu xanh trên mái nhà của Bác. Phải chăng, suốt cuộc đời Bác là những trăn trở, băn khoăn, tìm đường đi cho cách mạng Việt Nam? Và nhìn thấy Bác là thấy ánh sáng của mùa thu cách mạng. Tư duy của Trần Đăng Khoa thực sự đã vượt xa rất nhiều cái tuổi 11 của cậu khi xây dựng tứ thơ này.
Có thể nói, con cò là hình ảnh quen thuộc của thơ ca Việt Nam. Trần Đăng Khoa cũng có rất nhiều câu thơ viết về con cò, như: “Trong giấc mơ em/ Có gặp con cò/ Lặn lội bờ sông ” (Tiếng võng kêu) hay “Thấy trời xanh biếc mênh mông/ Cánh cò chớp trắng trên sông Kinh Thầy” (Góc sân và khoảng trời).
Tuy nhiên, tác giả có một bài thơ viết riêng về con cò với sự liên tưởng không giống ai, đó là bài Con cò trắng muốt. Đây là một trong những bài thơ rất xuất sắc của Trần Đăng Khoa, tựa vào hai câu ca dao: “Con cò đi đón cơn mưa – Tối tăm mù mịt ai đưa cò về”. Thoạt đầu, bài thơ miêu tả cơn mưa rất dữ dội:
Khi cơn mưa đen rầm đằng đông
Khi cơn mưa đen rầm đằng tây
Khi cơn mưa đen rầm đằng nam, đằng bắc
Em thấy
Con cò
Trắng muốt
Bay ra đón cơn mưa…
Trong cái nền đen tối của cơn mưa đang xuất hiện, bất chợt thấy một màu tương phản, đó là màu trắng muốt của con cò. Con cò đón cơn mưa để báo niềm vui cho mọi người. Đối với người nông dân, cơn mưa là rất quan trọng, cơn mưa vàng cơn mưa bạc. Nhìn thấy cánh cò bay ra là người nông dân biết là cơn mưa đến rồi. Bởi con cò là con vật vốn gắn bó với nghề nông, nó lặn lội cùng với người nông dân.
Tiếp sau sự xuất hiện của cánh cò là đến cảnh vạn vật vui mừng trong cơn mưa.
Cây lúa mừng vui phất cờ
Dây khoai nảy xanh lá mới
Cau xòe tay hứng giọt mưa rơi
Ếch nhái uôm uôm mở hội
Cá múa tung tăng…
Tuy nhiên, khi vạn vật đều vui mừng trong cơn mưa thì:
Nhưng không ai biết
Con cò
Co ro
Chịu rét
Trên cành cây…
Tứ của bài thơ bất chợt được mở ra. Cơn mưa mang đến bao nhiêu niềm vui cho mọi người, cho cả đồng ruộng, nhưng rồi con cò lại bị rét bởi chính cơn mưa mình vừa đi đón. Phải chăng, đây là sự hy sinh thầm lặng của con cò. Đọc đến đây, ta liên tưởng đến người chiến sĩ cách mạng, những người nơi đầu sóng ngọn gió ngày đêm thầm lặng chiến đấu để bảo vệ tổ quốc.
Con cò chịu cơ cực, rét mướt khi cơn mưa đến là thế, nhưng điều đó không làm nhụt đi ý chí của nó. Và khi có dấu hiệu cơn mưa từ đằng đông, đằng tây, đằng nam, đằng bắc đến, nó vẫn hồ hởi mừng đón cơn mưa. Giống như những người chiến sĩ cách mạng Việt Nam, luôn luôn nhận về mình những vất vả, khó khăn, thiệt thòi, quyết giành hai chữ BÌNH YÊN cho tổ quốc.
Đến khi cơn mưa lại đen rầm đằng đông, đằng tây
Đến khi cơn mưa lại đen rầm đằng nam, đằng bắc
Em lại thấy
Vẫn con cò ấy
Bay ra
Trắng muốt
Mừng đón cơn mưa…
Tài năng của cậu bé Trần Đăng Khoa không chỉ thể hiện ở tư duy vượt lứa tuổi như đã phân tích ở trên mà còn thể hiện ở khả năng sử dụng từ ngữ mang đậm chất nghệ thuật. Xin được minh chứng điều này qua một vài ví dụ dưới đây.
Đầu tiên, phải kể đến bài Đêm Côn Sơn, được sáng tác năm 1968, khi cậu vừa tròn 10 tuổi. Ở cái tuổi của trẻ trâu như thế, vậy mà cậu bé Trần Đăng Khoa lại “dám đưa” một điều vô lý vào trong thơ, và rồi hợp thức hóa sự vô lý ấy tài tình đến nỗi chẳng ai hoài nghi về cái điều cậu nói cả. Chắc ai cũng đoán ngay được chúng tôi đang nói đến hai câu thơ:
Ngoài thềm rơi cái lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
Ở Côn Sơn làm gì có cây đa? Tuy nhiên, không ai máy móc đi soi xét điều ấy. Người ta chỉ thấy rằng, nhà thơ tí hon thật sáng tạo khi lấy một cái không có thật (lá đa) để tả một cái có thật (sự yên tĩnh của đêm Côn Sơn); lấy một cái động (tiếng rơi) để tả một cái tĩnh (tĩnh đến nỗi nghe được tiếng lá rơi rất mỏng).
Không những vậy, cậu bé Trần Đăng Khoa còn rất thành công khi sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. “Tiếng rơi” vốn là cảm nhận của cơ quan thính giác thì ở đây tác giả lại cảm nhận bằng xúc giác (rất mỏng) và thị giác (rơi nghiêng). Chính điều này làm cho câu thơ trở nên thật tinh tế, sinh động. Và chúng ta không ngạc nhiên khi Tố Hữu gọi Trần Đăng Khoa là “thần bút” khi ông đọc hai câu thơ này.
Bản chất của thơ là sự sáng tạo. Sự sáng tạo biểu hiện đầu tiên ở việc kết hợp ngôn từ mang tích chất “không thông thường”. Trần Đăng Khoa từ nhỏ đã ý thức được điều ấy. Đọc Góc sân và khoảng trời, có thể bắt gặp rất nhiều bài với những câu thơ có kết hợp “không thông thường” như vậy. Trước tiên phải kể đến bài thơ Tiếng chim chích chòe.
Trong bài thơ, miêu tả thiên nhiên, tác giả viết:
Cánh đồng vui reo
Gió đồng rộng rãi
Lẽ ra, “cánh đồng” thuộc về không gian, phải đi với từ “rộng rãi”, và “gió đồng” là hiện tượng tự nhiên, phải đi với từ “vui reo”. Tuy nhiên, nếu viết: “Gió đồng vui reo – Cánh đồng rộng rãi” thì câu thơ rất thông thường, hiển nhiên. Nhưng khi Khoa “đánh tráo” đặc điểm bản chất của sự vật thì câu thơ thành sự sáng tạo nghệ thuật, và người ta mới thấy được hàm lượng và tư duy của một tài năng.
Vẫn trong bài thơ ấy, để nhấn mạnh sự bình yên, phong thái ung dung của người lính ngay giữa trận đánh, tác giả viết:
Nòng pháo bỗng nhiên dừng lại
Bao nhiêu cái mũ lắng nghe
Nếu viết các chú lắng nghe thì câu thơ bình thường quá. Nhưng “Cái mũ lắng nghe” thì quả là một sáng tạo bất ngờ. Trần Đăng Khoa đã sử dụng hình ảnh hoán dụ, lấy cái mũ – đồ dùng của các chú bộ đội để chỉ chú bộ đội, biến cái mũ – một vật vô tri vô giác có hành động như con người. Có thể, khi ấy, mới 9 tuổi, cậu chẳng biết biện pháp nghệ thuật hoán dụ là gì, nhưng cậu lại có ý thức rất rõ rằng, để câu thơ giàu tính hình tượng, tất yếu phải tạo nên sự kết hợp mới mẻ như thế.
Tương tự, trong bài Em dâng cô một vòng hoa, tác giả viết:
Trưa nay em đến thăm cô
Nắng chiêm chín rực đôi bờ phi lao
Nắng chiêm là cái nắng vào vụ chiêm. Nếu Lúa chiêm thì rất bình thường. Nhưng “Nắng chiêm” lại là một sáng tạo riêng của Trần Đăng Khoa. Đây cũng chính là sự kết hợp ngôn từ độc đáo mà một lần nữa nhà thơ lại làm người đọc bất ngờ.
Để có thể tạo nên sự độc đáo trong thơ, Trần Đăng Khoa luôn ý thức chắt lọc những từ ngữ “đắt” nhất. Bài Đi tàu hỏa là như vậy. Trong bản in đầu tiên, Trần Đăng Khoa viết:
Nắng hồng ngoài của sổ
Mây ơi trôi về đâu
Thật ra, đây vẫn là hai câu thơ đẹp, cũng không hề xoàng, nhưng nó chung chung. Có thể đặt vào đâu cũng được. Ngồi trong lớp học, hay ngồi trong nhà nhìn ra ngoài, ta đều có thể thấy cái nắng này và áng mây này. Nó là mây tĩnh, nắng tĩnh. Nó đâu phải mây nắng của con tầu hoả đang chạy. Trần Đăng Khoa tiếp tục “đầu tư”, sáng tạo trên từng con chữ, biến mây nắng thành mây nắng động, lại đúng là con tầu hoả đang chạy, đặc biệt hai câu cuối rất tài tình. Đây cũng là bốn câu thơ hay nhất trong bài:
Nắng bập bình cửa sổ
Mây bồng bềnh về đâu
Em ngồi trên giông bão
Đang chuyển dưới gầm tầu
Bập bình chứ không phải từ bập bềnh. Nếu bập bềnh thì thành tàu biển chứ không phải tàu hỏa. Thế mới thấy, sự sáng tạo cũng như ý thức lao động nghệ thuật nghiêm túc của một nhà thơ chứ không phải một cậu bé thuần tuý ở cái tuổi lên 9, lên 10.
Từ những sự phân tích ở trên, có thể thấy Trần Đăng Khoa không phải đơn thuần là “em bé làm thơ”. Nói đúng hơn, Trần Đăng Khoa chính là “nhà thơ làm thơ ở lứa tuổi trẻ con”. Chỉ nhà thơ mới viết ra được những bài thơ, câu thơ thần bút có ý tứ rõ ràng, có ý đồ nghệ thuật với khả năng sử dụng ngôn ngữ đạt đến độ điêu luyện như vậy. Chính vì thế, tập thơ “Góc sân và khoảng trời” của Trần Đăng Khoa không cũ, nó vẫn tươi mãi, mới mãi.
Tuyển tập mẫu🌸 Cảm Nhận Về Bài Thơ Khi Mẹ Vắng Nhà 🌸 thú vị!
Phân Tích Tập Thơ Góc Sân Và Khoảng Trời Xuất Sắc
Dưới đây là bài văn mẫu phân tích, cảm nhận về bài thơ “Góc sân và khoảng trời” đặc sắc, xem ngay nhé!
Tập thơ “Góc sân và khoảng trời” là tập thơ in đậm dấu ấn tuổi thơ. Tuổi thơ ở làng quê, tuổi thơ của một thời chiến tranh. Ở đây, hồn thơ tuổi thơ xôn xao trong từng câu chữ của thơ Khoa. Hồn thơ và tuổi thơ ấy gắn với ” Góc sân và khoảng trời” nơi Khoa sinh ra và lớn lên. Cho nên chúng ta hiểu vì sao tập thơ có tựa đề: ” Góc sân và khoảng trời” và mở đầu tập thơ là: “Góc sân và khoảng trời”:
Góc sân nho nhỏ mới xây
Chiều chiều em đứng nơi này em trông
Thấy trời xanh biếc mênh mông
Cánh cò chớp trắng trên sông Kinh Thầy…
Nghĩa là hồn thơ này không phải từ trên trời rơi xuống, hồn thơ này gắng chặt với quần chúng với đất nước mình. Nói khác đi thơ thiếu nhi bao giờ cũng gắn với hiện thực với đời sống ở xung quanh nó. Thơ thiếu nhi là sản phẩm của những gì mà thiếu nhi quan sát được. Vì thế khi đọc vào thơ Trần Đăng Khoa chúng ta bắt gặp có một thế giới làng quê, cả một thế giới của tuổi thơ làng quê chứ không phải là một thế giới xa lạ viễn vông, không phải là sản phẩm của một trí tưởng tượng vu vơ.
Chúng ta đọc được ở trong thơ Khoa hình ảnh một luống khoai, những hàng chuối mật, những đêm lấp lánh trăng lên:
” Vườn em có một luống khoai
Có hàng chuối mật vối hai luống cà
Em trồng thêm một cây na
Lá xanh vẫy gió như là gọi chim…
Những đêm lấp ló trăng lên
Vườn em dậy tiếng dịu hiền gần xa
Em nhìn vẫn thấy cây na
Lá xanh vẫy gọi như là gọi trăng”
Nghĩa là hồn thơ ấy gắn bó với những gì thân thiết nhất. Làng quê gắn sâu vào hồn thơ của Khoa, có thể cảm nhận được một cách tinh vị những mùi vị đặc trưng của làng quê:
” Mùi bùn đang ngấu
Mùi phân đang hoai…”
” Mùi bùn ngấu và mùi lúa chín
Mùi trăng non những đêm ngủ sân đình”
Đáng nhớ nhất có lẽ là những câu thơ: ” Mùi trăng non những đêm ngủ sân đình”. Ở đây vừa có cái hồn nghệ sĩ, vừa có cái hồn của tuổi thơ.
Những ai từng sống ở làng quê ngày xưa mà chưa từng ngủ quên với bạn ở sân đình bị bố mẹ cho ăn roi, trẻ con ngày ấy nghịch như quỷ sứ và hồn nhiên như hoa lá; ban đêm dành cho tuổi thơ vui chơi, giải trí. Sân đình là nơi hình thành tình yêu quê hương làng xóm của chúng, vì thế ngày xưa làng quê in đâm trong tâm hồn trẻ thơ. Nghĩa là tình bạn, tình yêu quê hương được hình thành một cách tự nhiên và rất sớm.
Nó không chỉ tác động đến trẻ thơ mà còn tác động đến cả người lớn; không chỉ một thế hệ mà nhiều thế hệ. Bởi vì thơ Khoa đã khiến người lớn bâng khuâng, nhớ tới một thời của tuổi thơ, một thời hồn nhiên, một thời làng quê, một thời sống chung vói chúng bạn…nghịch ngợm vui đùa, hết sức vô tư.
Thơ Khoa là thơ của tuổi thơ, tuổi thơ đồng quê, mà đặc sắc của thơ Khoa bắt đầu từ chỗ này, chính tuổi thơ đồng quê đã chắp cánh cho thơ Khoa bay cao, bay xa. Đậm đặc chất đồng quê là đặc trưng của thơ Khoa. Ở đây chúng ta nhớ bài: ” Hương cau”, ” Chớm thu”:
Nửa đêm nghe ếch học bài
Lưa thưa vài hạt mưa ngoài hàng cây
Nghe trời trở gió heo mây
Sáng ra vại nước rụng đầy hoa cau…
Nghe tiếng ếch kêu mà liên tưởng đến chuyện học bài chắc chắn đó là dấu ấn của hồn thơ trẻ thơ đồng quê. Bắt được chiếc cầu nối giữa tiếng ê a trẻ em học bài với tiếng ếch kêu, không đơn giản chỉ là sự quan sát bằng tay, bằng mắt, đây rõ ràng là sự quan sát bằng cả tấm lòng, cả hồn người. Dường như cái ranh giới giữa con người và thế giới tự nhiên bị nhòe đi, hòa đồng, nhập lại…
Bốn câu thơ còn gợi ra không khí đặc trưng của vùng đồng bằng nông thôn Bắc Bộ. Nghe trong thơ có cái chớm lạnh của gió mùa, những ngày chuyển mùa của vùng nông thôn Bắc Bộ; nghe trong thơ như thấy tiếng co ro của trẻ con cần thêm một tấm áo, muốn thêm một chút lửa, muốn xích lại gần nhau. Nghe trong thơ thoáng một chút xao xác hơi buồn và vắng vẻ.( Chắc là trời chớm lạnh nên không được vui đùa chạy nhảy.)
Thứ hai, một sự cảm nhận tinh tế về thiên nhiên đó là đặc điểm nổi trội của thơ Khao. Biệt tài của Khoa là ở khả năng hòa nhập hóa thân vào thế giới tự nhiên. Sự hòa nhập hóa thân này được tập trung với một cường độ rất cao. Vì thế biện pháp nhân hóa, là rất phổ biến trong thơ của Khoa. Khoa có thể xưng hô một cách hết sức tự nhiên, hồn nhiên với thế giới tự nhiên, Khoa gọi mặt trời là ông, là Bác; mặt trăng là chị, là cô; con mèo là câu; con chế là chú, gà mái là mẹ, gà trống là thằng..như trong bài:” Buổi sáng nhà em”
Ông trời nổi lửa đằng đông
Bà sân vẫn chiếc khăn hồng đẹp thay
Cậu mèo đã dạy từ lâu
Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng
Mụ già cục tác như điên
Làm thằng gà trống luyêng thuyêng một hồi.
Xét về phương diện nghệ thuật, người ta gọi đây là thủ pháp văn hóa hoặc là:” thơ trữ tình nhập vai”; nhưng xét về bản chất của quá trình tâm lý sáng tạo nghệ thuật thì đó là quá trình hòa nhập giữa con người với thế giới tự nhiên. Ở đây dường như trong tư duy nghệ thuật của Khoa không có ranh giới giữa thế giới tự nhiên và thế giới con người. Khoa tiếp cận, mô tả và thể hiện thế giới tự nhiên giống hệt như mô tả và tiếp cân thế giới con người. Trong thơ Khoa thế giới tự nhiên và thế giới con người hòa trộn với nhau như:
” Đứng canh trời đất bao la
MÀ dừa đủng đỉnh như là đứng chơi…”
Hoặc ” Ao trường vẫn nở hoa sen
Bờ tre vẫn chú Dế Mèn vuốt râu…”
Có lẽ bài thơ hay nhất của Khoa và cũng là bài thơ hay nhất xưa nay về hạt gạo trong thơ ca Việt Nam là bài: ” Hạt gạo làng ta”
Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời Mẹ hát
Ngọt ngào hôm nay…
Thơ của Khoa chất đầy thế giới tự nhiên và con người từ vị phù sa của sông Kinh Thầy, từ hương sen thơm trong hồ nước đầy, từ lời Mẹ hát ngọt bùi đắng cay, từ rất nhiều và rất nhiều…Hạt gạo mà có cả gió, bão, mưa dầm, có cả nỗi nhọc nhằn cay đắng của kiếp người…” Những trưa tháng sáu, nước như ai nấu, chết cả cá cờ, Mẹ con xuống cấy…”
Thơ của Khoa nhắc chúng ta nhớ đến câu ca dao thưở xưa:
” Cầy đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”
Cho nên có người nhận xét, tinh hoa văn hóa 4000 năm của dân tộc đã động lại trong những vần thơ của Khoa.
Hồi bé, mình rất thích thơ Trần Đăng Khoa. Thơ của Trần Đăng Khoa tự nhiên, tự nhiên như cuộc sống vốn thế, là tất cả những gì diễn ra hàng ngày dưới con mắt của một cậu bé, rất gần gũi, dung dị nhưng cũng rất tinh tế…
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy…
Lời thơ đã được phổ nhạc, mỗi lần hát, mình vẫn thấy cảm động, dù đã bao nhiêu năm, nhưng cảm xúc mỗi khi hát vẫn thế…
Chọn lọc những bài 🌸 Phân Tích Bài Thơ Những Cánh Buồm🌸 dành tặng bạn!
Phân Tích Tập Thơ Góc Sân Và Khoảng Trời Hay Nhất
Gợi ý cho bạn mẫu bài văn phân tích, cảm nhận về bài thơ “Góc sân và khoảng trời” hay nhất, xem thêm bên dưới:
Hẳn trong con người chúng ta mỗi người đều theo đuổi một mục đích, lý tưởng rất riêng, nhưng có lẽ không ai là không biết yêu cái hay, cái đẹp. Ở đó có tình yêu thương đất nước, con người và cả những điều thân thuộc, giản dị xung quanh ta. Hôm nay tôi xin giới thiệu với các bạn một con người điển hình như thế qua tập thơ của ông – “Góc sân và khoảng trời” – Ông là nhà thơ Trần Đăng Khoa.
Đọc “Góc sân và khoảng trời”, chúng ta sẽ thấy hiện lên cả một thế giới mà trong đó, người nào cũng để lại dấu ấn tốt đẹp trong con mắt của thi sĩ tí hon Trần Đăng Khoa; sự vật thì hầu như đều đã được nhân cách hóa, trở thành bạn bè thân thiết, không thể xa rời, và điều đặc biệt là tất cả đều được nhìn bởi đôi mắt trẻ thơ.
Đó là con bướm vàng, cái sân, dòng sông Kinh Thầy, con chim, con gà, vườn cải, cây đa, con trâu, cây trầu… và nhất là ánh trăng của làng quê. Thơ trong Góc sân và Khoảng trời là thơ của tuổi thơ, viết về tuổi thơ, nhưng đó là tuổi thơ của thời đất nước đang trong chiến tranh chống xâm lăng, lửa đạn ngút trời.
Đó là thời mà từ những anh trai làng đến các sinh viên đại học, và cả những người thầy của tác giả Trần Đăng Khoa cũng đều lên đường ra trận. Trong Góc sân và Khoảng trời của Trần Đăng Khoa, có một mảng thơ về người thầy giáo, họ là những người thầy – người lính – người thương binh.
Đọc Góc sân và khoảng trời ta thấy cậu bé Trần Đăng Khoa thuở lên 10 thật là trẻ con nhưng cũng thật là người lớn.
Tập thơ “Góc sân và khoảng trời” của nhà thơ Trần Đăng KHoa cuốn sách được nhà xuất bản Hồng Đức ấn hành năm 2013 với 175 trang, khổ 13 x 19 cm….
Với 141 bài thơ được tuyển chọn và giới thiệu, chắc hẳn trong chúng ta ai cũng biết hay đã từng nghe nói về một “góc sân và khoảng trời” của “cậu bé Khoa” chứ không phải của Trần Đăng Khoa – một nhà thơ lớn và đầy bản lĩnh như ngày nay.
Góc sân ấy là thế giới đầu tiên của “bé Khoa”, khoảng trời ấy là cái vũ trụ tí hon của Khoa. Ở đây là những nhân vật giản dị thôi nhưng mượm sắc thần tiên của hồn con trẻ. Mảnh sân nhỏ ấy là nơi “bé Khoa” đã nói:
Em thường rải cái nong
Ra góc sân ngồi học
Những đem có trăng mọc
Em chơi cho đến khuya.
Một tưởng tượng rất thật về một vụ muà bội thu, một cái đẹp từ những thành quả sao mà yêu đến thế!
Dường như tại góc sân này, thứ gì với Khoa cũng đẹp, cũng đáng yêu. Từ:
Con bướm vàng
Bay nhẹ nhàng
Em thích quá
Em đuổi theo…
“Con bướm vàng/ Con bướm vàng” mở đầu bài thơ “Con bướm vàng” là bướm từ đằng xa bay tới, to dần. Cũng láy lại hai lần ở phần kết là bướm đã bay đi, nhỏ dần; em bé vừa thích thú, lại vừa tiếc.
Trong thơ “bé Khoa” có tình yêu thiên nhiên và cả tình yêu đất nước. Khoa đã nhìn xa hơn, nhìn về đất nước khi giặc Mỹ ngày đêm rình rập, đào xới đất nước ta. Nhưng các bạn thấy không, trong con mắt thơ trẻ của “em Khoa” đất nước mình, làng quê mình sao mà đẹp thế, hiên ngang thế:
Ao trường vẫn nở hoa sen
Bờ tre vẫn chú dế mèn vuốt râu
(Em kể chuyện này)
“Chiến thắng của Việt Nam hát lên, cao hơn tiếng bom, trong những câu thơ của bé Khoa“
Năm 1968, khi “cậu bé Khoa” lên mười em đã kể chuyện giặc Mỹ rơi xuống cánh đồng làng mình; mọi người chạy ra, cả nhà Khoa chạy ra:
Chị em xách khẩu súng
Bé Giang mang que đời
Con chó vàng mang hàm răng nhọn hoắt
Em không biết mang gì
Vớ ngay hòn đá
Chân em ngắn quá
Phải chạy nhanh mới tới nơi
Nhưng tới nơi thì giặc Mỹ đã chết rồi. Các bạn thân mến! Chúng ta đọc đoạn thơ lên và nghĩ xem, những câu thơ thật hồn nhiên mà lại sắc sảo, cái nhìn rất tinh tế, cảm nhận rất cụ thể:
Tay còn giơ lên trời
Răng cửa rụng hết
Cái ngực nát bét
Ô! Nó cùng giống người
Mà sao ở trên trời
Nó ác thế!
Trong gia đình, với mẹ, với bà tình cảm của “bé Khoa” cũng là tấm gương cho đến giờ vẫn khiếm các em nhỏ phải nhìn vào và noi theo. Bởi từ những vất vả của mẹ, từ những vất vả của bà “bé Khoa” đã trân trọng và yêu những điều đó, để rồi tình thương đó bộc lộ ra:
Áo mẹ mưa bạc màu
Đầu mẹ nắng cháy tóc
Mẹ ngày đêm khó nhọc
Con chưa ngoan, chưa ngoan
Hay như trong “Mẹ ốm” “bé Khoa” đã ca ngợi mẹ”mẹ là đất nước tháng ngày của con…” bởi “vì con mẹ khổ đủ điều”
“Em nhỏ Khoa” còn biết thương con chó nhà mình, khi nó nghe tiếng bom Mỹ nổ, đã bỏ chạy đi đâu:
Tao chờ mày đã lâu
Cơm phần mày để cửa
Với em gái mình cũng là tình thương ấm áp của người anh:
Mẹ cha bận việc ngày đêm
Anh ngồi trong lớp lo em ở nhà
Với người thầy từ chiến trường trở về dạy mình, là thương binh trên đôi nạng gỗ “bé Khoa” đã nhìn thấy:
Dấu lặng hai bên như hai hàng lỗ đáo
Chúng em nhận ra bàn chân thầy giáo
Như nhận ra cái chưa hoàn hảo
Của cả cuộc đời mình
Với lối thơ gọn gẽ, không dàn trải “Khoa” còn biết dùng những từ khêu gợi:
Bốn năm bom đạn qua rồi
Núi sông trong sáng, dáng người lớn cao
Với thiên nhiên, năm 1972 nhà thơ vẫn cho ra đời bài thơ tứ tuyệt để lại một ấn tượng đặc biệt; trên trời vẫn còn vệt ngựa của Thánh Gióng:
Sau làn mưa bụi tháng ba
Lá tre bỗng đỏ như là lửa thiêu
Nền trời rừng rực ráng treo
Tưởng như ngựa sắt sớm chiều vẫn bay
Và lòng yêu ruộng đồng mọc rễ sâu chắc trong tâm hồn Khoa, tình yêu này lan toả trong lòng thành tình yêu đất nước sâu sắc. Ở đó có đất, có mẹ…, có cả bé Khoa…
Trong tình yêu, mẹ tôi đã trở thành đất đai
Và tôi mọc lên như cây còn non dại
Nhưng rễ cây đã hứa với nắng trời những mùa hoa trái
Bởi cây không thể phụ mẹ mình và phuc đất đai
Lời hứa đấy như một sự khắng định, một sự quyết tâm của “cậu Khoa” sẽ phấn đấu hết mình trong tình yêu cho quê hương, đất nước.
Các em thấy không? Cũng chỉ tầm tuổi các em bây giờ trong con người “cậu bé Khoa” ngày ấy đã có những ý chí, quyết tâm thật vĩ đại và một tình yêu thật lớn lao phải không?
Giờ đây chúng ta đang có một cuôc sống yên bình bên những người thân yêu, nhưng đừng vì thế mà quên đi nhiệm vụ lớn lao của mình – học tập, phấn đấu, rèn luyện để chứng tỏ tình yêu của mình với cha mẹ, quê hương, đất nước các em nhé! Và chúng ta hãy đọc đi, đọc “Góc sân và khoảng trời” để noi theo, để phấn đấu, để củng cố tình yêu của mình dành cho tất cả những gì thân yêu nhất xung quanh chúng mình.
Đọc thêm mẫu 🌸 Phân Tích Bài Thơ Nắng Mới 🌸 sáng tạo!
Cảm Nhận Về Tập Thơ Góc Sân Và Khoảng Trời Súc Tích
Tham khảo bài văn cảm nhận về bài thơ “Góc sân và khoảng trời” ngắn gọn mà súc tích bên dưới nhé!
Tuyển tập thơ “Góc sân và Khoảng trời” do thần đồng thơ ca Việt Nam – Trần Đăng Khoa sáng tác từ những năm lên 8. Đến năm nhà thơ lên 10 tuổi thì “Góc sân và Khoảng trời” được in lần đầu, gồm 52 bài thơ và sau này được bổ sung thêm lên 66 bài – bao gồm các bài thơ nổi tiếng đã được đăng báo của Trần Đăng Khoa.
Nhờ được sáng tác khi tuổi đời của nhà thơ còn khá trẻ nên “Góc sân và Khoảng trời” tái hiện một góc nhìn trong trẻo, hồn nhiên của trẻ thơ về một thế giới con người và sự vật mà trong đó con người nào cũng đều để lại một dấu ấn tốt đẹp. Nuôi dưỡng tâm hồn cho bé yêu văn học theo các nhẹ nhàng nhất!
Với những quan sát tinh tế cùng sự liên tưởng phong phú và tài năng hiếm có; cỏ cây, loài vật, con người trong thơ Trần Đăng Khoa hiển hiện gần gũi thân thiện và dung dị. Có lẽ vậy mà bạn đọc nhiều thế hệ không thể nào quên những bài thơ: Hạt gạo làng ta, Cây dừa, Nghe thầy đọc thơ, Ảnh Bác, Đám cưới bác giun, Mưa, Trăng ơi từ đâu đến,…
Tái hiện trong tuyển tập thơ là những sự vật giản dị của làng quê như con bướm vàng, cái sân, dòng sông Kinh Thầy, con chim, con gà, vườn cải, cây đa, con trâu, cây trầu… và nhất là ánh trăng của làng quê.
Với tuổi thơ trong “Góc sân và Khoảng trời” của Trần Đăng Khoa, ông trăng cũng ngây thơ như trẻ con, cũng thích khoe khuôn mặt tròn, cũng nhoẻn miệng cười thích thú khi nhìn thấy chuối, thấy xôi; và thú vị nhất là cũng biết thập thò ngoài cửa khi rủ bạn đi chơi,…
Bởi thế mọi thứ hiện lên thật sống động, nhiều màu sắc. Tuy đơn giản nhưng khiến người đọc cảm thấy thích thú. Các sự vật, hiện tượng được nhân cách hóa, ẩn dụ giúp phát triển trí tưởng tượng, sự sáng tạo trong các bé.
Cảm Nhận Về Bài Thơ Góc Sân Và Khoảng Trời Ngắn Hay
Nếu vẫn chưa chưa biết cách viết bài văn cảm nhận về bài thơ “Góc sân và khoảng trời” ngắn hay, bạn có thể xem thêm mẫu sau đây:
“Góc sân và khoảng trời” xuất bản lần đầu vào năm 1968, khi tác giả mới 10 tuổi. Tập thơ đã góp phần gây dựng nên danh hiệu “thần đồng thơ” một thời cho nhà thơ Trần Đăng Khoa.
Tập thơ là cái nhìn trong trẻo, đầy yêu thương đối với tất cả những điều nhỏ bé, giản dị của cuộc sống. Thế giới trong thơ Trần Đăng Khoa chỉ quanh quẩn trong vườn nhà với vầng trăng, cây dừa, đàn gà, giàn trầu hoặc trong phạm vi lũy tre làng với dòng sông, cánh cò, con trâu đang gặm cỏ… Nhưng thế giới loài vật ấy đã được nhân cách hóa, trở nên sống động với những suy nghĩ, lo toan, tình cảm như con người.
Trần Đăng Khoa còn có những vần thơ xúc động về mẹ, về cha, về người thầy và những người bạn của mình. Được sáng tác trong bối cảnh thời chiến, tập thơ thấm đẫm tình yêu quê hương, đất nước.
Hình ảnh trong tập thơ “Góc sân và khoảng trời” của Trần Đăng Khoa ngộ nghĩnh, đáng yêu, cách sử dụng các phép so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, cách chọn lọc từ ngữ khiến cho nhiều người lớn phải thán phục. Những bài thơ như Hạt gạo làng ta, Nghe thầy đọc thơ, Đám ma bác giun… đã được nhiều thế hệ trẻ em yêu thích.
Cảm Nhận Về Bài Thơ Góc Sân Và Khoảng Trời Đặc Sắc – Ảnh Bác
Bài văn cảm nhận về bài thơ Ảnh Bác trong tập thơ “Góc sân và khoảng trời” đặc sắc dưới đây sẽ là tư liệu tham khảo hữu ích cho bạn!
Tình cảm của trẻ thơ đối với Bác Hồ là tình cảm thiêng liêng nhất. Dù những em bé chưa từng gặp Bác Hồ, cũng luôn biết được rằng, Bác là người đáng kính, là linh hồn của dân tộc Việt Nam.
“5 điều Bác Hồ dạy” cho đến ngày nay vẫn là một trong những bài học đầu đời của trẻ khi vắt đầu đi học. Tình cảm thiêng liêng, chân quý của trẻ thơ dành cho Bác đã trở thành đề tài sáng tác thơ, nhạc cho nhiều nghệ sĩ và thay lời trẻ thơ bày tỏ tình cảm chân thành, kính yêu với Bác. Và trong số đó, không thể không kể đến nhà thơ Trần Đăng Khoa. Bài thơ lục bát “Ảnh Bác” của ông là bài thơ tiêu biểu mà nhiều thế hệ thiếu nhi thuộc lòng. Phân tích bài thơ Ảnh Bác sẽ thấy được tình cảm bao la nhưng gần gũi, chân thành mà trẻ thơ dành cho Bác.
Như đã nói, bài thơ Ảnh Bác được Trần Đăng Khoa viết khi ông mới 8 tuổi. Bài thơ sau đó được đăng lần đầu tiên trên báo Thiếu niên Tiền Phong. Mở đầu bài thơ là bức tranh gần gũi, thân thuộc trong các gia đình nông thôn vùng Bắc Bộ:
Nhà em treo ảnh Bác Hồ
Bên trên là một lá cờ đỏ tươi
Người Việt Nam, từ già tới trẻ, từ người lớn đến bé thơ không ai không dành sự kính danh cho Bác Hồ – người đã mang đến ánh sáng cho dân tộc, dẫn lối giúp nhân dân thoát khỏi xiềng xích nô lệ. Và nói đến Hồ Chí Minh là nói đến cuộc cách mạng của giai cấp vô sản. Sự ra đi của bác Hồ để lại niềm tiếc thương vô vàn trong nhân dân. Và để thể hiện niềm kính yêu và lòng biết ơn vô hạn đối với Người, mỗi gia đình ở vùng Bắc Bộ thời ấy đều treo ảnh Bác Hồ cùng với lá cờ đỏ sao vàng. Khi phân tích bài thơ Ảnh Bác người lớn có thể giải thích cho trẻ điều này.
Nhưng với cậu bé 8 tuổi Trần Đăng Khoa, có lẽ việc tại sao nhà nhà đều treo ảnh Bác không phải là điều đáng quan tâm, bởi mỗi đứa trẻ khi sinh ra và nhận biết xung quanh đều hiểu, Bác Hồ là người đáng kính dù chúng chưa biết Người là ai. Bởi vậy, dường như mọi sự chú ý của cậu bé đều dành cho việc quan sát chân dung Bác trong bức ảnh. Cậu bé phát hiện ra rằng:
Ngày ngày Bác vẫn mỉm cười
Bác nhìn chúng cháu vui chơi trong nhà
Phân tích bài thơ ảnh bác có thể thấy, bức ảnh treo trong nhà tưởng như chỉ là bức hình chân dung, chụp lại gương mặt Bác, nhưng với cậu bé 8 tuổi thì bức ảnh thật sống động. Chỉ với câu thơ lục bát, Người đã hiện lên rất đỗi hiền từ, mỗi ngày Bác đều “mỉm cười” và theo dõi từng trò chơi, từng hoạt động của “chúng cháu”. Và nhìn vào gương mặt Người, ánh mắt Người, trẻ nhận ra vẻ hiền từ, âu yếm ấy nên cảm thấy gần gũi và đem những điều nhỏ bé ở sân vườn để kể cho Bác nghe:
Ngoài sân có mấy con gà
Ngoài vườn có mấy quả na chín rồi
Con gà, quả na là những hình ảnh quen thuộc của vùng quê Bắc Bộ, là những điều gần gũi với những em bé. Và cậu bé 8 tuổi ngày ấy đã mang ra thủ thỉ, tâm tình cho Bác nghe. Sự hồn nhiên, chân thật của cậu bé chưa một lần được gặp Bác mà thân thiết gần gũi như vậy, dù chỉ là “ảnh Bác” cho thấy tình cảm tự nhiên mà mênh mông của Bác dành cho thiếu nhi nhiều ra sao.
Và hơn hết, không chỉ gần gũi với trẻ thơ, Bác Hồ còn dành cho trẻ những lời khuyên bảo với tinh thần “tuổi nhỏ làm việc nhỏ” để giúp trẻ rèn luyện tinh thần tự giác, tinh thần giúp đỡ cha mẹ, mọi người xung quanh. Trong giai đoạn chiến tranh nguy hiểm, Bác dặn những em bé phải cảnh giác khi thầy “tàu bay Mỹ. Với những cảm nhận và được cha mẹ kể chuyện về Bác, cậu bé viết khổ thơ cuối:
Em nghe như Bác dặn lời
Cháu ơi đừng có chơi bời đâu xa
Trồng rau quét bếp đuổi gà
Thấy tàu bay Mỹ nhớ ra hầm ngồi
Cuộc chiến chống giặc Mỹ ác liệt, Hà Nội bị ném bom tàn phá; những trái tâm hồn trẻ thơ dù còn non nớt những đã ý thức được lời Bác dạy. Trong những năm chiến tranh, ở các gia đình, bố mẹ vừa là chiến sĩ nhưng cũng là hậu phương thì các em thiếu nhi cũng có vai trò không nhỏ trong việc giúp đỡ bố mẹ chăm lo việc nhà. Như lời Bác dạy, “tuổi nhỏ làm việc nhỏ”, trẻ có thể trồng rau, quét bếp rồi đuổi gà. Đặc biệt, trẻ biết tìm nơi trú ẩn khi thấy máy bay Mỹ xuất hiện, để được an toàn và cũng để bố mẹ an tâm vững lòng chiến đấu.
Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại không phải chỉ vì dành cả cuộc đời để cứu nước, cứu dân mà vì tình yêu thương bao la của bác dành cho đồng bào, đặc biệt là các bạn nhỏ. Sinh thời, dù Bác rất bận bịu nhưng vẫn luôn dành một khoảng thời gian đến hỏi thăm và chơi cùng các em nhỏ. Và Tết trung thu năm nào Bác cũng gửi thư và gửi quà động viên các cháu thiếu nhi. Tình yêu thương bao la, sự quan tâm hết lòng ấy được cậu bé 8 tuổi Trần Đăng Khoa thấu hiểu và viết nên hai câu thơ cuối:
Bác lo bao việc trên đời
Ngày ngày Bác vẫn mỉm cười với em
Các em thiếu nhi biết rằng, Bác bận rộn lắm với biết bao công việc phải lo toan, nhưng Bác vẫn dành tình yêu thương, “mỉm cười với em” dù trăm công nghìn việc.
Bài thơ “Ảnh Bác” được viết với thể thơ lục bát dễ thuộc dễ nhớ và dưới mắt nhìn ngây thơ ngộ nghĩnh của cậu bé 8 tuổi. Bài thơ đơn giản, không đưa đẩy như chính tình cảm chân thành mà cậu bé Trần Đăng Khoa thưở ấy nói riêng và trẻ em Việt Nam nói riêng dành cho Bác. Phân tích bài thơ Ảnh Bác ta dễ hiểu tại sao bài thơ đã được độc giả biết bao thế hệ ghi nhớ, thuộc lòng và cũng là bài thơ tiêu biểu trong kho tàng các tác phẩm viết về Bác Hồ.
Đề tài 🌸 Cảm Nhận Về Bài Thơ Tức Cảnh Pác Bó 🌸 của Bác Hồ hay nhất!
Cảm Nhận Về Bài Thơ Góc Sân Và Khoảng Trời Ấn Tượng – Kể Cho Bé Nghe
Bạn có thể tham khảo bài văn cảm nhận về bài thơ “Kể cho bé nghe” trong tập thơ “Góc sân và khoảng trời” ấn tượng sau đây để biết cách làm bài văn này!
Kể cho bé nghe là một tác phẩm hấp dẫn được bạn đọc yêu mến của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Đã từ rất lâu ông được mọi ưu ái đặt một cái tên là ông hoàng thơ thiếu nhi bởi hầu hết những thi phẩm của ông đều dành cho các em nhỏ. Kể Cho Bé Nghe là một bài thơ hay, vui nhộn giúp các thiếu nhi dễ dàng nhận biết về những con vật xung quanh mình. Với ngòi bút tài hoa, ông cho ra đời rất nhiều thi phẩm và đều được bạn đọc đón nhận nồng nhiệt.
Bài thơ được tác giả viết rất sớm từ hồi nhỏ, rõ hơn là năm ông 11 tuổi. Đây là những hình ảnh thơ quen thuộc đối với ông cũng như là những câu nói hằng ngày được ông suy nghĩ và viết ra.
Ở bài thơ của ông, các hình ảnh và tiếng kêu hay âm thanh của các hình ảnh được hiện ra rất rõ nét. Đây là một bức tranh của một vùng quê nhộn nhịp và đầy những cảm xúc thân quen. Nói một các khác là những hình ảnh quen thuộc này nó tồn tại xung quanh tiềm thức của tác giả cũng như là sự gắn bó của nó với tác giả trong tuổi thơ.
Mở đầu là âm thanh nhộn nhịp ầm ĩ hay quát đó là một chú vịt. Vớ sự bơi lội trong nước tạo ra được những âm thanh tác giả lại liên tưởng đó là một tiếng động ầm ĩ. Hay hỏi ý là con chó hay sủa. Hay giăng tơ được tác giả cho đó là dây điện của con nhện. Ăn no đó là quay tròn được tác giả cho đó là cái cối xây lúa… Còn rất nhiều hình ảnh nó nói lên những cảnh vật đời thường, thoát lên được cái gì đó rất giản dị, mộc mạc.
Thông qua các hình ảnh quen thuộc đó, trong tiềm thức của tác giả rất phong phú bởi vì từ nhỏ ông đã tiếp xúc gần gũi với nó rất nhiều. Các hình ảnh này đi sâu vào tiềm thức của ông, nó làm ảnh hưởng đến tâm trí của ông. Và ông vẽ lên bức tranh như vậy để đưa các em nhỏ về với thực tại, về với cuộc sống giản dị gần gũi với thiên nhiên với cội nguồn của đất nước hơn.
Thông qua những hình ảnh mang đầy ý nghĩa tuổi thơ, làm cho ông gợi nhớ về về hương. Điều này chứng tỏ, từ rất nhỏ ông đã yêu thích những gì gần gũi thân thiện với ông và cong chứng tỏ được tình yêu của ông dành cho quê hương đất nước.
Và ông muốn đưa những tình cảm đó giúp cho các bé hoà lẫn với cuộc sống bình thường giản dị mà lại gần gũi thiên nhiên, khơi dậy được tình yêu quê hương đất nước cho các bé ngay từ nhỏ. Đó là tâm niệm cũng như ước mơ của ông.
Kể cho bé nghe với những vần thơ độc đáo và gần gũi giúp bé thêm phần thích thú với những con vật và tạo thêm tình cảm yêu thương của mình đến với những thứ xung quanh. Qua thi phẩm này chúng ta thêm ngưỡng mộ tài năng của ông khi ông sáng tác bài thơ này lúc mới 11 tuổi.
Cảm Nhận Về Bài Thơ Góc Sân Và Khoảng Trời Ý Nghĩa – Bàn Chân Thầy Giáo
Chia sẻ đến độc giả bài văn cảm nhận về bài thơ “Bàn chân thầy giáo” trong tập thơ “Góc sân và khoảng trời” ý nghĩa, mời các bạn cùng xem:
Từ lâu, cái tên Trần Đăng Khoa đã trở nên quen thuộc và gần gũi với đông đảo bạn đọc Việt Nam, nhất là bạn đọc ở lứa tuổi thiếu nhi. Thơ Trần Đăng Khoa – nhất là mảng thơ viết thời thơ ấu – có sức cuốn hút đặc biệt đối với bạn đọc. Điều thú vị, hấp dẫn và cũng rất sâu sắc là hình tượng người thầy đã đi vào thơ Khoa ngay từ buổi đầu anh chập chững làm thơ và đã in dấu ấn sâu đậm trong thơ anh.
Trong những bài thơ đầu tay viết vào năm 1966, khi đang còn là một chú bé tám tuổi, Khoa đã có một chùm thơ về thầy giáo của mình. Tháng tư năm 1966, tiễn thầy giáo đi bộ đội, Khoa viết bài thơ “Thầy giáo đi bộ đội” với lời đề tặng “Kính tặng thầy Việt”. Tháng chín năm đó, Khoa viết bài “Hỏi đường” và đến năm sau (1967) anh có tiếp bài “Nghe thầy đọc thơ”.
Chùm thơ viết về thầy giáo của Khoa thể hiện những tình cảm xúc động của người học trò đối với người thầy của mình khi thầy phải tạm rời xa bục giảng để lên đường nhập ngũ. Đó là nỗi buồn rất thực, là sự kính trọng, là lòng biết ơn và tha thiết nhớ thương, là niềm mong đợi ngày thầy trở về để rồi sẽ lại được lắng nghe những lời giảng ấm áp và thân thiết của thầy. Những tình cảm đẹp đẽ, trong sáng cứ ngày một chín dần và sự trưởng thành của Khoa đã được bộc lộ qua một trong những bài hay nhất của anh, bài thơ “Bàn chân thầy giáo” (1972):
Thầy ngồi ghế giảng bài
Xếp cạnh bàn đôi nạng gỗ
Một bàn chân đâu rồi
Chúng em không rõ
Sáng nào bom Mĩ giội
Phượng đổ ngổn ngang mái trường tốc ngói
Mặt bảng đen lỗ chỗ vết bom bi
Thầy cầm súng ra đi
Bài tập đọc dạy chúng em dang dở
Hoa phượng
Hoa phượng cháy một góc trời như lửa
Năm nay thầy trở về
Nụ cười vui vẫn nguyên vẹn như xưa
Nhưng một bàn chân không còn nữa
Ôi, bàn chân
In lên cổng trường những chiều giá buốt
In lên cổng trường những đêm mưa dầm
Dấu nạng hai bên như hai hàng lỗ đáo
Chúng em nhận ra bàn chân thầy giáo
Như nhận ra cái chưa hoàn hảo
Của cả cuộc đời mình
Bàn chân thầy gửi lại Khe Sanh
Hay Tây Ninh, Đồng Tháp
Bàn chân đạp xuống đầu lũ giặc
Cho lẽ sống làm người
Em lắng nghe thầy giảng từng lời
Rung động bao điều suy nghĩ
Nghe thầm vọng bàn chân đi đánh Mĩ
Nghe âm vang tiếng gọi của chiến trường
Em đi suốt chiều dài yêu thương
Chiều sâu đất nước
Theo những dấu chân người thầy năm trước
Và bàn chân thầy, bàn chân đã mất
Vẫn dẫn chúng em đi trọn vẹn cuộc đời…
Nổi bật, xuyên suốt bài thơ là hình tượng “bàn chân thầy giáo”. Bài thơ trữ tình mang dáng dấp tự sự nên người đọc có thể hình dung được cụ thể về nhân vật trữ tình và tình cảm của chủ thể trữ tình. Từ chiến trường trở về, người lính – vốn là một thầy giáo – giờ đây là người thương binh chỉ còn một chân lại tiếp tục sự nghiệp vẻ vang của mình ở hậu phương là sự nghiệp “trồng người”. Là thương binh, thầy không thể tiếp tục cầm súng chiến đấu ở chiến trường được nữa nhưng về hậu phương thầy vẫn có thể cầm phấn tiếp tục giảng bài trên bục giảng.
Ngay từ những dòng thơ đầu tiên, hình tượng người thầy hiện ra đã khiến lòng người rưng rưng xúc động: “Thầy ngồi ghế giảng bài / Xếp cạnh bàn đôi nạng gỗ”. “Đôi nạng gỗ” giờ đây thay thế cho một bàn chân của thầy. Bàn chân ấy đâu rồi?! “Chúng em không rõ”.
Tác giả mở đầu “câu chuyện” một cách giản dị, ngắn gọn nhưng lời thơ như một nhát dao sắc cứa vào lòng người. Phải chăng tất cả chúng em đều không rõ? Không! Chúng em đều biết cả! Ấy là một buổi sáng mùa hè, bom Mĩ dội xuống trường “phượng đổ ngổn ngang mái trường tốc ngói/mặt bảng đen lỗ chỗ vết bom bi”. Trong cái buổi sáng mùa hè không thể quên ấy, hoa phượng cứ rực cháy lên như lửa ở một góc trời.
Lời thơ điệp hai lần “hoa phượng”/ “hoa phượng” như một nỗi bồi hồi xen lẫn buồn thương. Hoa phượng với màu đỏ rực vốn gắn với những ngày hè tươi đẹp của tuổi học trò giờ đây như là ngọn lửa: lửa chiến tranh và lửa căm thù. “Bài tập đọc” thầy dạy chúng em còn “dang dở” nhưng thầy phải cầm súng ra đi lên đường ra mặt trận. Chúng em tiễn thầy trong màu lửa phượng rực cháy “một góc trời”.
Hôm nay thầy đã trở về! Nụ cười vui trên đôi môi thầy vẫn “nguyên vẹn như xưa” nhưng một bàn chân của thầy không còn nữa. Thầy đã gửi lại một bàn chân ở chiến trường, đã hi sinh một phần cơ thể của mình cho độc lập tự do của nhân dân và đất nước. Bàn chân đó đã “đạp xuống đầu lũ giặc”, là bàn chân chiến thắng. Và cao hơn cả, bàn chân đó đã dạy cho chúng em “lẽ sống làm người”.
Cả dân tộc Việt Nam vùng lên đánh Mĩ. Hàng triệu triệu bàn chân đã lên đường đi khắp mọi nẻo chiến trường Khe Sanh, Tây Ninh, Đồng Tháp; lập nên những chiến công oanh liệt vẻ vang. Người thầy giáo thương binh qua hành động đẹp đẽ của mình ở chiến trường và qua giờ dạy tâm huyết trên bục giảng đã làm “rung động bao điều suy nghĩ” trong lòng lớp lớp học trò.
Dù chỉ mới lên tám lên mười, chúng em vẫn có thể lắng nghe qua lời giảng của thầy “âm vang tiếng gọi của chiến trường”; vẫn lắng nghe lời thầm thì vọng lại của những bàn chân đi đánh Mĩ; vẫn có thể cùng những dấu chân của thầy “đi suốt chiều dài yêu thương” và “chiều sâu đất nước”.
Sự hóa thân của tác giả – một chú bé mới mười bốn tuổi – vào chủ thể trữ tình: em, chúng em khiến cho hình ảnh thơ, giọng thơ vừa hồn nhiên mang dáng dấp tuổi thơ lại vừa hằn dấu trí tuệ suy tư mang tầm thời đại. Lối so sánh dấu nạng gỗ tròn thầy giáo đi qua để lại “hai bên như hai hàng lỗ đáo” thật đúng là của trẻ con nhưng từ hai hàng lỗ đáo – hai hàng dấu nạng gỗ chân thầy giáo mà nhận ra những điều “chưa hoàn hảo của cả cuộc đời mình” thì thật là người lớn, thật sâu sắc biết bao!
Hai câu cuối của bài thơ đúc kết ý nghĩa cao đẹp của hình tượng bàn chân thầy giáo. Người thầy giáo thương binh tiếp tục cống hiến tài năng, trí tuệ và phần sức lực còn lại của mình cho thế hệ trẻ; cho sự nghiệp giáo dục vinh quang của đất nước. Ngay cả phần cơ thể của thầy đã mất đi cũng vẫn có ý nghĩa lớn lao trong cuộc sống của chúng em. Bàn chân đã mất của thầy “vẫn dẫn chúng em đi trọn vẹn cuộc đời”. Hóa ra, bàn chân đó không hề mất, nó vẫn hiện diện trong tâm trí học trò của thầy, vẫn đầy sức sống như ngọn lửa rực cháy của hoa phượng vẫy gọi thế hệ trẻ vươn đến tương lai.
Với bài thơ “Bàn chân thầy giáo”, nhà thơ thiếu nhi Trần Đăng Khoa đã thay mặt các thế hệ học trò Việt Nam nói lên sự kính trọng, lòng biết ơn chân thành đối với những người thầy đã không tiếc tuổi xuân cống hiến cả cuộc đời cho đất nước. Bằng tất cả tình cảm trân trọng dành cho nhà giáo và nghề giáo, với truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “tôn sư trọng đạo”, ngọn lửa tình yêu cuộc sống, tình yêu con người, tình yêu nghề giáo sẽ mãi mãi rực sáng trong tâm trí chúng ta; thúc giục chúng ta phấn đấu xây dựng một xã hội công bằng, tốt đẹp.
Xem thêm 🌸 Những Câu Ca Dao Tục Ngữ Nói Về Cô Giáo, Thầy Giáo 🌸 hay nhất!
Cảm Nhận Về Bài Thơ Góc Sân Và Khoảng Trời Nâng Cao – Đêm Côn Sơn
Gợi ý bài văn mẫu nêu cảm nhận về bài thơ “Đêm Côn Sơn” trong tập thơ “Góc sân và khoảng trời” nâng cao, xem ngay bên dưới:
Côn Sơn – mảnh đất địa linh nhân kiệt. Đây thực sự là nơi vân du, ẩn dật và tu tâm dưỡng tính của các bậc danh nhân và bao tao nhân mặc khách, những người tiêu biểu cho tâm hồn, khí phách, văn hoá Việt Nam ở nhiều giai đoạn lịch sử. Trong số họ, Nguyễn Trãi người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới đã nhiều lần, nhiều năm sống gắn bó, chan hòa cùng thiên nhiên tạo vật ở nơi đây. Ông đã coi Côn Sơn như “núi nhà”, “quê cũ” và tìm thấy ở chốn này bạn bè tri âm tri kỷ.
Cũng hiếm đâu như ở Côn Sơn lại có nhiều trí thức, văn nhân, những nhà văn hoá đến thăm, cảm hứng và sáng tạo như ở Côn Sơn. Đã có bao người làm thơ về Côn Sơn. Và Trần Đăng Khoa, thần đồng thơ ca xứ Đông là một trong những người làm thơ ấy.
“Đêm Côn Sơn” được Trần Đăng Khoa viết khi chú bé mới 10 tuổi. Thi phẩm tựa như là một ghi chép bằng thơ về một đêm ngủ ở Côn Sơn khi tham quan. Bài thơ có hai phần rõ rệt: phần thứ nhất (6 dòng đầu) và phần thứ hai (8 dòng cuối) được ngăn cách và nối nhau bởi một giấc ngủ bị ngắt quãng đột ngột do tiếng sấm rền.
Như một bức ký hoạ về chốn lâm tuyền, “Đêm Côn Sơn” có cả núi rừng, cây cối, chim chóc, suối và cả ánh trăng. Tuy nhiên “bức tranh” miêu tả cảnh về đêm, tất cả chỉ hiện hình qua những âm thanh mà chỉ thính giác con người mới cảm nhận được.
Khi màn đêm buông xuống, cảnh vật ở Côn Sơn như bị che phủ bởi tấm nhung huyền; chỉ còn đâu đây “tiếng chim vách núi nhỏ dần”. Bởi chim đã bay về tổ nên tiếng hót dần thưa thớt, mơ hồ… Dưới kia, tiếng suối “khi gần, khi xa” như “rì rầm” không dứt. Gần kề là tiếng lá đa ngoài thềm. Mọi âm thanh đều ở trạng thái giảm nhẹ (“nhỏ dần”), xa dần (“khi gần, khi xa”). Đêm nơi đây tĩnh lặng đến nỗi nghe thấy cả tiếng lá đa rơi.
Câu thơ: Ngoài thềm rơi cái lá đa/Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng” như “thần cú” của bài thơ đã được nhiều người khen không tiếc lời. Nhà thơ Tố Hữu nói: “Giời đã mượn cái miệng trẻ con của Khoa để làm thơ cho người lớn đọc. Không hiểu sao một chú bé 8 tuổi (thực ra lúc này Khoa đã 10 tuổi) lại có được câu thơ như vậy. Đó là câu thơ của Giời.” Nhà thơ Xuân Diệu thì lại khen Khoa nghe tinh, có giác quan tinh tế.
Câu thơ hay vì ở đây có sự chuyển đổi cảm giác từ thính giác sang thị giác. “Nghe” tiếng lá đa rơi mà như “nhìn” thấy cả hình dáng chiếc lá (“rất mỏng”) và độ rơi của nó (“rơi nghiêng).
Phải chăng đó là khoảnh khắc chiếc lá lìa cành, buông mình vào hư vô và bắt đầu hành trình của nó. Chiếc lá khẽ lắc lư một chút, đung đưa một chút, xoay vần nhẹ trên không rồi khẽ khàng chạm xuống mặt đất. Nhà thơ “nhí” đã ghi lại cái khoảnh khắc dịu dàng ấy bằng từ “rơi nghiêng”.
Lấy “động” để tả “tĩnh”, câu thơ đã tôn lên rất nhiều sự tĩnh lặng, tôn nghiêm của chốn linh thiêng Côn Sơn.
Nhưng thực ra ở Côn Sơn không có cây đa. Chiếc “lá đa” ấy là do Khoa “hư cấu” ra và nó được ghép vào hợp lý đến nỗi không ai thoáng gợn chút hoài nghi. Khoa đã dùng một cái không có thật (“lá đa”) để làm bật lên cái có thật, đó là sự yên tĩnh của Côn Sơn đêm nay.
Về khuya, âm thanh càng nhỏ dần… và trước mắt chú bé Khoa chỉ còn hình ảnh “Mờ mờ ông bụt ngồi nghiêm” và “Nghĩ gì, ông vẫn ngồi yên lưng đền…” Trong cuốn “Chân dung và đối thoại”, Trần Đăng Khoa kể lúc đầu Khoa viết là “Sợ gì” (trẻ con vốn hay sợ, Khoa mới lên 10 tuổi, đêm tối sợ ma đã đành nhưng bụt cũng sợ). Nhà thơ Xuân Diệu đã chữa cho cậu học trò của mình chữ “sợ” bằng chữ “nghĩ”. Thế là ông bụt đã hoá thành cơ thể sống, đã thành sự sống. Xuân Diệu chỉ đổi một chữ mà thay đổi cả thần thái bài thơ.
Phần hai của bài thơ bắt đầu bằng tiếng “sấm rền”:
“Bỗng đâu vang tiếng sấm rền”
Tiếng sấm rền ngoài trời hay tiếng sấm rền trong mơ? Và chú bé bừng tỉnh. Cảnh tượng huy hoàng, rực rỡ, sôi động khác hẳn phần đầu. Mọi âm thanh và ánh sáng đều ở cường độ mạnh. Đền thì “đỏ hương”, chuông thì kêu “ngang trời”, rừng thì “nổi gió”, suối thì “tuôn ào ào”, đồi thông thì “sáng” bừng lên dưới trăng cao. Cảnh càng kỳ ảo và mang tầm vóc vũ trụ hơn khi Khoa như nhìn thấy hồn thiêng Nguyễn Trãi “về thăm”. Nguyễn Trãi vẫn nhớ về “quê cũ” (chẳng phải trong “Quốc âm thi tập” ông đã viết về Côn Sơn:
“Náu về quê cũ bấy nhiêu xuân
Lẳng thẳng chưa lìa chốn trần” đó sao?”
Cảnh như thực như mơ. Sự chuyển vần của đất trời nơi núi rừng Côn Sơn hay giấc mơ thần diệu của nhà thơ khi đặt chân tới chốn linh thiêng này? Có lẽ cả hai. Ở đoạn thơ này Trần Đăng Khoa đã phóng bút với những câu thơ thật hào mại, lãng mạn, bay bổng.
Như một lẽ tự nhiên, nói đến Nguyễn Trãi là phải nói đến thơ. Và thật hồn nhiên Khoa đã nghe thấy tiếng “thơ ngâm” huyền bí:
“Em nghe có tiếng thơ ngâm”
Tiếng sấm rền có thể nghe trong mơ, vậy thì tiếng thơ ngâm có thật hay nghe bằng tâm tưởng, nghe trong ảo giác? Nguyễn Trãi hiện về đọc thơ chăng? Người đọc “Cáo bình Ngô” hay “Côn Sơn ca”. Tiếng thơ của Người vẫn vang vọng giữa đất trời, non nước này; Tấm lòng của Người vẫn sáng như sao Khuê. Nếu vậy thì “Đêm Côn Sơn” là bài thơ chiêu tuyết cho Nguyễn Trãi – vị lão thần đầu bạc đã chết dưới lưỡi đao oan nghiệt của triều đình phong kiến. Đọc câu thơ này của Trần Đăng Khoa, tôi miên man cảm thức như vậy… Nhưng tiếng thơ ngâm ấy (có người nói) cũng có thể là của một chú bộ đội. Bởi vì:
“Ngoài kia nòng pháo ướt đầm sương khuya”
Các chú bộ đội pháo cao xạ vẫn thức canh cho giấc ngủ của Côn Sơn yên tĩnh.
Côn Sơn, nơi lữu giữ những trầm tích lịch sử và văn hoá của dân tộc, là mảnh đất thiêng không chỉ với người dân xứ Đông mà còn với muôn triệu người dân đất Việt. Đêm nay, hồn thiêng của thánh thần (“bụt”), của người anh hùng dân tộc (“Nguyễn Trãi”) cùng với núi rừng nơi đây, với người lính thời đại Hồ Chí Minh vẫn thức, giữ cho Côn Sơn mãi mãi bình yên. Điều đó càng có ý nghĩa hơn trong một đêm chiến tranh của năm 1968, khi giặc Mỹ bắt đầu leo thang bắn phá miền Bắc.
Bài thơ của Trần Đăng Khoa không chỉ đem đến cho người đọc một “bức hoạ” đêm Côn Sơn đơn thuần mà còn là những nghĩ suy không kém phần sâu xa về đất nước.
Mẫu văn bản 🌸 Phân Tích Bài Thơ Phương Ấy 🌸 nói về người lính!
Cảm Nhận Về Bài Thơ Góc Sân Và Khoảng Trời Học Sinh Giỏi – Thả Diều
Mời bạn đọc xem ngay mẫu bài văn cảm nhận về bài thơ “Thả diều” trong tập thơ “Góc sân và khoảng trời” dành cho học sinh giỏi ở ngay bên dưới:
Tuổi thơ mỗi người là khoảng thời gian đẹp và yên bình nơi quê hương, những kỉ niệm đó là vẻ đẹp về cuộc sống sinh hoạt, đề tài đó được khá nhiều các nhà văn, nhà thơ đưa vào tác phẩm của mình, trong đó có Trần Đăng Khoa – một nhà thơ được mệnh danh là “Thần đồng thơ trẻ”.
Thơ của ông chứa chan vẻ đẹp trẻ trung và mới mẻ về quê hương, ông sáng tác nhiều những tập thơ đồ sộ, nổi bật như bài thơ “Hạt gạo làng ta” hay “Thả diều” đều xoay quanh tuổi thơ của những bạn nhỏ và kỉ niệm êm đẹp trên quê hương yêu dấu. Chính vì lẽ đó, tác giả có một niềm yêu thương quê hương đất nước vô bờ. Và đặc biệt, tình cảm của ông được khắc họa rõ nhất qua bài thơ “Thả diều”.
Ở những câu thơ đầu tiên, tác giả đã khéo léo miêu tả thiên nhiên hay cảnh sắc sự vật nông thôn chân thực và bình dị qua hình ảnh cánh diều:
“Cánh diều no gió
Sáo nó thổi vang
Sao trời trôi qua
Diều thành trăng vàng
…
Cánh diều no gió
Tiếng nó chơi vơi
Diều là hạt cau
Phơi trên nong trời”
Cánh diều khi đã gặp những cơn gió to và đủ để chúng có thể cất cánh trên bầu trời, tác giả sử dụng biện pháp điệp cú pháp câu văn để cho thấy được cánh diều bay cao trên bầu trời nhờ những cơn gió, “Cánh diều no gió” – cũng là một biện pháp nhân hóa mà tác giả sử dụng trong tác phẩm của mình, hình ảnh thơ đẹp của Trần Đăng Khoa như là một bức tranh toàn cảnh của thôn quê Việt Nam.
Tiếng sáo đâu đó thổi ngân vang khắp làng quê, trên trời những đám mây thả trôi, cánh diều bay lượn tít tắp trên bầu trời. Cánh diều bay trên bầu trời cùng với gió là tiếng diều vi vu, tác giả sử dụng hình ảnh chiếc thuyền để nói lên tiếng diều vi vu trên bầu trời. Thông qua những hình ảnh cụ thể, tác giả đã nói lên tình cảm yêu thương của mình với quê hương đất nước.
“Trời như cánh đồng
Xong mùa gặt hái
Diều em – lưỡi liềm
Ai quên bỏ lại
Cánh diều no gió
Nhạc trời réo vang
Tiếng diều xanh lúa
Uốn cong tre làng”
Đến những câu thơ tiếp theo, hình ảnh của làng quê Việt Nam bước vào ngày mùa, cánh đồng tít tắp trên bầu trời trong xanh, mùa gặt đang được diễn ra gần xong xuôi, chiếc diều như là lưỡi liềm trên bầu trời đầy, diều trên bầu trời vẫn tung cánh và sải cánh bay, cùng với đó những người nông dân, nhân vật trữ tình “em” vãn đang thầm lặng với công việc gặt lúa trên cánh đồng, cánh đồng đầy những hạt vàng của quê hương.
Đó là hình ảnh đầy gần gũi và quen thuộc của quê hương Việt Nam, hình ảnh bình dị đó được tác giả khắc họa một cách vô cùng tự hào về quê hương của mình, Trần Đăng Khoa là vậy, thơ ông chân thật và giản dị vô cùng, lời thơ đầy ấm áp và bình dị nhưng diễn tả rất rõ cảm xúc khi sáng tác bài thơ và cảm nhận đã từng được sống những ngày tháng tuổi thơ tươi đẹp.
“Ơi chú hành quân
Cô lái máy cày
Có nghe phơi phới
Tiếng diều lượn bay?
Tiếng diều vàng nắng
Trời xanh cao hơn
Dây diều em cắm
Bên bờ hố bom…”
Cánh diều thiên nhiên, cánh diều trong làng quê vẫn bay bổng trên bầu trời, công việc lao động của con người vấn đang diễn ra, tăng gia sản xuất, những chú bộ đội đang hành quân, cô nông dân lái máy cày, cuộc sống dù vẫn còn nhiều vất vả nhưng họ vẫn cố gắng miệt mài làm việc, đó là hình ảnh đẹp của con người luôn nỗ lực làm việc để xây dựng và bảo vệ quê hương tươi đẹp, đem cả những năm tháng tuổi thơ đầy quý báu của mình để cống hiến cho sự nghiệp phát triển của đất nước.
Qua bài thơ, tác giả Trần Đăng Khoa đã thể hiện rõ tình cảm của mình với quê hương đất nước qua bài thơ Thả diều. Có thể thấy, không chỉ có bài thơ này mà trong các tác phẩm về quê hương của ông cũng có thể thấy được những tình cảm lớn lao của ông dành cho quê hương đất nước thì tác phẩm thơ ca của Trần Đăng Khoa mới thành công đến vậy. Ông cũng muốn gửi đến bạn đọc những thông điệp về cuộc sống hãy yêu quê hương và yêu tuổi thơ của mình.
Cảm Nhận Về Bài Thơ Góc Sân Và Khoảng Trời Ngắn Gọn – Đánh Thức Trầu
Tuyển tập bài văn cảm nhận về bài thơ “Đánh thức trầu” ngắn gọn trong tập thơ “Góc sân và khoảng trời”, mời các bạn cùng xem:
Trần Đăng Khoa là một nhà thơ nổi tiếng vốn được mệnh danh là” Thần đồng thơ trẻ “. Đánh thức trầu là bài thơ vừa cho thấy lối thơ trong sáng, hồn nhiên chân thành của trẻ thơ vừa thể hiện tình cảm yêu mến, gắn bó và trân trọng cây cối của cậu bé.
Với quan niệm hồn nhiên của con trẻ, Trần Đăng Khoa đã đánh thức trầu bằng một lối riêng – câu hát để hái trầu đêm của bà em. Câu hát của bà như là chiếc cầu nối quá khứ vào hiện tại để làm nổi bật tình cảm hồn nhiên và thái độ đối xử bình đẳng, mến thân của Trần Đăng Khoa với bạn Trầu.
Muốn xin mấy lá trầu không thì không thể không đánh thức chủ nhân:” Đã ngủ rồi hả trầu? “. Trong câu hỏi của cậu vừa thân mật lại vừa có một tí so sánh, một tí lí sự rất trẻ con: Đã ngủ rồi hả trầu? Tao đã đi ngủ đâu/ Mà trầu mày đã ngủ (Mày và tao cùng là trẻ con, cùng chơi ban ngày, vậy sao mày đi ngủ sớm thế) ?
Nhưng có lẽ Trầu ngủ say quá, chú bé Trần Đăng Khoa lại phải đánh thức, phải gọi, phải nhắc lại yêu cầu” Trầu ơi hãy tỉnh lại! “Kèm theo đó là một lời hứa” Tay tao hái rất nhẹ / Không làm mày đau đâu ” thể hiện tình cảm trân trọng, nâng niu, yêu và quý loài cây này như một người bạn thân thiết.
Nhưng anh bạn Trầu này cũng như cậu bé Khoa, thường ngủ rất say và có khi tỉnh rồi vẫn có thể ngủ lại ngay nên phải đánh thức đến lần thứ ba” Đã dậy chưa hả Trầu? “
Cách xưng hô thân thiết mày – tao của cậu bé với cây trầu – vật vô tri, thể hiện tình cảm gần gũi, gắn bó thân thiết, trân trọng, nâng niu, yêu và quý loài cây này như một người bạn thân thiết. Đồng thời cũng thể hiện quan niệm của dân gian: Hái trầu đêm dễ làm trầu lụi nên phải đánh thức trầu, nói rõ lí do, phải hái rất nhẹ nhàng và chỉ hái vài lá đủ dùng cho bà và cho mẹ.
Câu thơ cho thấy Khoa rất quý bà, thương mẹ bởi không ít bạn ở tuổi này dễ vin vào lí do trẻ con, sợ tối, hãi ma để khước từ việc ra vườn một mình hái trầu trong đêm tối.
Bài thơ sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa (gọi vật như gọi người, trò chuyện với vật như với người, tả vật như tả người) liên tiếp trong các dòng thơ thể hiện tình cảm yêu quý và cách đối xử bình đẳng với câu cối. Cậu bé Khoa cũng rất quí, rất thương trầu nên mong ước” Đừng lụi đi trầu ơi!”, đồng thời cho thấy tâm hồn trắng trong như lụa của tuổi thơ trong tình bạn – dù là bạn với cỏ cây.
Tóm lại, với giọng thơ hồn nhiên, hình ảnh mộc mạc, dễ hiểu, nhân hóa ấn tượng, bài thơ cho thấy tình cảm mến yêu gắn bó của cậu bé với cây trầu, vừa hồn nhiên vừa chân thành. Cậu trân trọng cây cối, yêu quý, coi cây cối như người bạn thân.
Đây là bài thơ tiêu biểu thể hiện cách ứng xử của người thôn quê đối với cây cối trong vườn như đối với những người bạn thâm tình.
Mời các bạn tham khảo bài 🌸 Phân Tích Bài Thơ Ai Dậy Sớm 🌸 ngắn gọn!
Cảm Nhận Về Bài Thơ Góc Sân Và Khoảng Trời Dễ Nhớ – Mẹ Ốm
Dưới đây là bài văn mẫu đơn giản cảm nhận về bài thơ “Mẹ ốm” trong tập thơ “Góc sân và khoảng trời”, xem ngay!
Mẹ ốm là bài thơ lục bát của Trần Đăng Khoa đọc lên nghe thật cảm động. Bài thơ là tấm lòng ân tình sâu nặng, là tình thương mẹ thiết tha của đứa con thơ giàu lòng hiếu thảo đối với mẹ hiền.
Mọi hôm, mẹ thích vui cười. Mẹ vẫn thích ăn trầu và đọc Kiều. Thế mà hôm nay, mẹ bị ốm, mẹ chẳng nói cười được nữa. Lá trầu, trang Kiều cũng trở nên cô đơn buồn thương:
Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay.
Mẹ nằm liệt giường, liệt chiếu. Ruộng vườn nhớ mong mẹ sớm trưa:
Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa
Con thương mẹ ngã bệnh “đau buốt, nóng ran”. Bà con xóm làng, anh y sĩ…tất cả đến thăm hỏi ân cần chăm sóc. Tình nghĩa anh em bà con như bát nước đầy:
Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm
Người cho trứng, người cho cam
Và anh y sỹ đã mang thuốc vào
Đứa con khi nhìn mẹ “lần giường tập đi” mà thương mẹ, người mẹ tần tảo, vất vả cả đời đi gió về sương, người mẹ đã dành tất cả cho đàn con thơ:
Vì con, mẹ khổ đủ điều
Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn.
Thương mẹ ốm đau, đứa con thơ chỉ cầu mong:
Con mong mẹ khoẻ dần dần
Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say
Với con thơ, mẹ là cuộc đời, mẹ là hạnh phúc, mẹ là quê hương đất nước của con. Biết bao yêu mến, biết ơn và tự hào về mẹ:
Mẹ là đất nước tháng ngày của con
Có tấm lòng nào bao la bằng tấm lòng của mẹ hiền? Có tình thương nào tha thiết, sâu nặng bằng tình con thương mẹ. Bài thơ Mẹ ốm của Trần Đăng Khoa cho ta cảm thấy sâu sắc hơn tình mẫu tử ở đời.
Cảm Nhận Về Bài Thơ Góc Sân Và Khoảng Trời Xuất Sắc – Mưa
Mẫu bài văn cảm nhận về bài thơ “Mưa” xuất sắc nhất trong tập thơ “Góc sân và khoảng trời” ở bên dưới, mời bạn xem ngay:
Bài Mưa được Trần Đăng Khoa viết năm 1967, khi ấy tác giả mới lên chín tuổi. Thơ tuổi thơ của Trần Đăng Khoa thường viết về những cảnh vật và con người bình dị, gần gũi ở làng quê, nơi góc sân vườn nhà, nhưng lại từ chỗ đó mà nhìn ra được đất nước và mang khí thế của thời đại chống Mỹ cứu nước. Bài thơ Mưa cũng nằm trong mạch sáng tác ấy.
Bức tranh mưa rào được Trần Đăng Khoa miêu tả theo trình tự thời gian. Từ lúc sắp mưa đến trong cơn mưa.
Quang cảnh lúc trời sắp mưa được mở đầu bằng hai dòng thơ lặp lại:
Sắp mưa Sắp mưa
Như lời báo động rất khẩn trương cho mọi người biết là cơn mưa rào đã đến. Quang cảnh được diễn ra bằng hàng loạt hình ảnh diễn tả sự hoạt động của cảnh vật rất sống động: cả họ hàng nhà mối rời tổ bay ra, bay cao, bay thấp, nhào lộn trong không trung, mối già, mối trẻ sao mà nhiều mối thế! Đích xác là trời sắp mưa rồi!
Dưới đất đàn gà con đang rối rít tìm nơi ẩn nấp. Vội vã quá! Kìa ông trời đã mặc áo giáp đen ra trận, mưa đã múa gươm, kiến đang hành quân, rồi bụi bay, gió cuốn… Tất cả, tất cả đều vội vã, khẩn trương hành động khi cơn mưa sắp tới. Còn có hình ảnh nào đẹp hơn:
Cỏ gà rung tai
Nghe
Bụi tre
Tần ngần
Gỡ tóc
Hàng bưởi
Đu đưa
Bế lũ con thơ
Đầu tròn
Trọc lốc
Từ động tác của cây cỏ gà và động tác rung rinh của nó trong cơn gió mà tác giả đã hình dung ra như cái tai cỏ gà rung lên để nghe âm thanh của những cơn gió mạnh lúc trời sắp mưa; những cành tre và lá tre bị gió thổi mạnh được hình dung như mớ tóc của bụi tre đang gỡ rối. Nhưng càng gỡ càng rối bởi gió mỗi lúc càng mạnh hơn. Một hình ảnh so sánh rất táo bạo của nhà thơ: những quả bưởi được ví như lũ trẻ con, đầu không có tóc đang ẩn náu trong những cành lá bưởi đang đưa đi, đưa lại trước gió…
Nhà thơ phải quan sát thật kĩ và vô cùng tinh tế, qua cảm nhận bằng mắt và tâm hồn của trẻ thơ, kết hợp với sự liên tưởng phong phú, mạnh mẽ mới có được những vần thơ hồn nhiên và độc đáo đến như vậy!
Cơn mưa được miêu tả theo cấp độ tăng dần. Nếu như quang cảnh khi trời sắp mưa là sự hoạt động và trạng thái khẩn trương, vội vã của cây cối và loài vật thì trong cơn mưa, khung cảnh thiên nhiên được tác giả miêu tả dữ dội hơn, sự hoạt động của sự vật và có cả con người nữa có phần mạnh mẽ hơn.
Chớp
Rạch ngang trời
Khô khốc.
Từ rạch có sức gợi sự hoạt động của tia chớp quá nhanh và mạnh đến nỗi như người cầm dao rạch đứt đôi bầu trời để từ vết rạch đó toé ra những tia lửa điện báo hiệu trời mưa đã đến nơi rồi. Kèm theo chớp là sấm sét, một sự liên tưởng hợp với lô-gíc tự nhiên. Biện pháp nhân hoá được sử dụng liên tiếp trong đoạn thơ: Sấm cười, cây dừa sải tay bơi, ngọn mùng tơi nhảy múa. Những vật vô tri vô giác vào thơ của Trần Đăng Khoa đều có hồn.
Bức tranh sống động, rộn ràng hơn khi tác giả miêu tả âm thanh:
Mưa
Mưa
Ù ù như xay lúa
Lộp bộp
Lộp bộp.
Cả không gian đất trời mù trắng nước. Nước sủi bọt bong bóng phập phồng dưới mái hiên. Cây lá được uống mưa, tắm mưa tươi tỉnh “hả hê” sung sướng.
Hình ảnh con người được hiện lên trong bức tranh thiên nhiên rất đẹp. Trong cơn mưa dữ dội, con người đã bất chấp:
Đội sấm
Đội chớp
Đội cả trời mưa…
Ở đây có sự đối lập giữa thiên nhiên và con người. Một bên là mưa, sấm, chớp dữ dội, một bên là sự chủ động bình tĩnh của con người. Phải chăng tác giả đã sử dụng thiên nhiên như là một cái nền tôn cao tư thế của con người. Con người ở đây là Người cha đi cày về.
Đi cày là một công việc bình thường và quen thuộc ở làng quê đã được hiện lên, nổi bật với dáng vẻ lớn lao, với tư thế vững vàng giữa khung cảnh thiên nhiên dữ dội của trận mưa như là bất chấp tất cả, vượt lên tất cả để tự tin, chiến thắng. Điệp từ đội được sử dụng liên tiếp trong ba dòng thơ cuối bài đã làm cho con người trở thành điểm sáng giữa bức tranh thiên nhiên.
Bài thơ tả cảnh mưa thành công bởi thể thơ và nhịp điệu thơ. Với thể thơ tự do, những câu thơ ngắn, từ một đến năm tiếng, số câu ngắn chiếm rất nhiều. Trong bài chỉ có hai câu thơ năm tiếng: câu 48 và câu 60, phần lớn là câu hai tiếng, và đặc biệt có tới 10 dòng thơ một tiếng. Các câu thơ ngắn, không đều nhau đã tạo ra nhịp nhanh, mạnh, dồn dập, diễn tả sinh động từng đợt dồn dập, dữ dội của cơn mưa rào mùa hè.
Mưa của Trần Đăng Khoa là sự kết tinh của những nét nghệ thuật đặc sắc, thể hiện qua tài năng quan sát và miêu tả tinh tế, năng lực liên tưởng phong phú của tác giả. Cách cảm nhận thiên nhiên ở bài thơ vừa hồn nhiên vừa sâu sắc. Bài thơ đã miêu tả chính xác và sinh động cảnh tượng cơn mưa rào ở làng quê qua những hoạt động và trạng thái của nhiều cảnh vật, loài vật, con người trước và trong cơn mưa.
Tổng hợp những bài văn 🌸 Phân Tích Bài Thơ Dặn Con Của Trần Nhuận Minh 🌸 xuất sắc!
Cảm Nhận Về Bài Thơ Góc Sân Và Khoảng Trời Sáng Tạo – Trăng Ơi Từ Đâu Đến
Nếu bạn đang gặp khó khăn khi viết bài văn cảm nhận về bài thơ “Trăng ơi từ đâu đến” trong tập thơ “Góc sân và khoảng trời” thì hãy dành thời gian tham khảo mẫu dưới đây:
Bài thơ Trăng Ơi … từ đâu đến là một bài thơ hay của nhà thơ Trần Đăng Khoa, bài thơ với nội dung miêu tả ánh trăng vô cùng gần gũi, rất giàu trí tưởng tượng.
Bài thơ tác giả đã sử dụng điệp khúc “Trăng ơi.. từ đâu đến” từ khổ thơ đầu đến khổ thơ cuối của bài thơ. Điệp khúc “Trăng ơi.. từ đâu đến” như là một câu hỏi, gợi lên bao cảm xúc thật bâng khuâng và mênh mang.
Cái không gian mà vầng trăng xuất hiện thật bao la, mênh mông: “Hay từ cánh đồng xa”, “Hay biển xanh diệu kì”, “Hay từ một sân chơi”, “Hay từ lời mẹ ru” Hay từ đường hành quân”, hay “Trăng đi khắp mọi miền”, ở đây, trí tưởng tượng phong phú của nhà thơ thần đồng đã thắp sáng vần thơ kì diệu, bay bổng.
Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ đã không còn không còn là lá lúa, chiếc câu liêm vàng, chiếc đĩa bạc… nữa, mà Trần Đăng Khoa đã cảm nhận một cách tinh tế bằng tình yêu trăng của tâm hồn trẻ thơ, rất hồn nhiên, trong sáng.
“Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà”.
Hai chữ “lửng lơ” gợi tả vầng trăng nhẹ, từ từ bay lên “trước nhà” thật gần gũi thân thương. Đối với lứa tuổi trẻ em ở vùng nông thôn thì vầng trăng khi nào cũng thật đẹp, thật gần gũi
Trăng từ biển xanh diệu kì đến, nơi có lắm cá nhiều tôm. Trăng tròn lung linh được, so sánh với mắt cá “chẳng bao giờ chớp mi” là một hình tượng ngộ nghĩnh, giàu chất thơ:
“Trăng tròn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi”.
Trăng được ví như quả bóng từ một sân chơi của nhi đồng đã được “Bạn nào đá lên trời”. Thật hóm hỉnh!
Trăng từ lời ru của mẹ: “Chú Cuội ngồi gác cây đa – Thả trâu ăn lúa, gọi cha ời ời….” đã nhập vào tâm hồn tuổi thơ khi còn nằm trên nôi. Ngắm trăng, bé Khoa hỏi Cuội và thương Cuội biết bao nhiêu:
“Thương Cuội không được học
Hú gọi trâu đến giờ!”.
Hai khổ thơ cuối, vầng trăng gợi mở tâm hồn tuổi thơ. Trần Đăng Khoa viết bài thơ này vào năm 1967, khi đất nước đang kháng chiến chống Mĩ. Trăng không chỉ soi sáng sân nhà em mà con soi sáng đường cho chú Giải phóng quân hành quân ra trận:
“Hay từ đường hành quân
Trăng soi chú bộ đội
Và soi vàng góc sân”.
Nước Việt Nam chúng ta đã đẹp, quê hương chúng ta đã đẹp: “Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!” (Tố Hữu). Dưới vầng trăng sáng, đất nước ta càng thêm đẹp:
“Trăng ơi, có nơi nào
Sáng hơn đất nước em”.
Đó là niềm tự hào và tình yêu đất nước quê hương.
“Trăng ơi… từ đâu đến?” là một bài thơ đẹp và hay. Giọng thơ nhẹ nhàng thanh tao; tình yêu trăng chan hòa dào dạt với tình yêu đất nước, quê hương. Lời thơ trong sáng, hình tượng đẹp và mới lạ. Trăng đã trở thành một phần nhỏ trong tâm hồn của tuổi thơ mỗi người.
Cảm Nhận Về Bài Thơ Góc Sân Và Khoảng Trời Chi Tiết – Cây Đa
Các bạn học sinh đang tìm kiếm mẫu bài văn cảm nhận chi tiết về bài thơ “Cây đa” trong tập thơ “Góc sân và khoảng trời” thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!
Không biết từ bao giờ, hình cảnh cây đã trở thành biểu tượng của làng quê Việt Nam. Và hình ảnh đó được các nhà thơ, nhà văn lấy làm nguồn cảm hứng thi ca cho những tác phẩm thể hiện tình yêu quê hương, đất nước của mình. Không thể không kể đến bài thơ “Cây đa” của Trần Đăng Khoa, tác giả gửi gắm vẻ đẹp của quê hương qua hình tượng cây đa với những ca từ trong trẻo.
Mở đầu bài thơ, tác giả đã đã chúng ta về những kỷ niệm thời thơ ấu gắn bó với gốc đa đầu làng:
Làng em có cây đa
Bên mương nước giữa đồng
Lá xanh dòng nước bạc
Biển lúa vàng mênh mông
Cây đa gắn bó sâu sắc với làng quê, qua bao thế hệ, bao phong ba bão táp, cây đã vẫn sừng sững, đứng hiên ngang “bên mương nước giữa đồng”. Cây tre ôm trọn lấy cả một góc quê hương.
Trần Đăng Khoa khéo léo sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ lá tre xanh như dòng nước bạc. Hàm ý ở đây có lẽ nói về việc cây tre đã chứng kiến biết bao đổi thay, trải qua biết bao mưa nắng nhưng vẫn giữ mãi một màu xanh thăm thắm. Đó cũng là lí do vì sao hình ảnh cây tre lại được lấy vào trong những câu truyện cổ tích dân gian như “Thành Gióng” để ám chỉ tinh thần khiên trung, bất khuất, không chịu đầu hàng trước gian khổ của con người cũng như của cây tre ngàn năm văn hiến.
Cây đa không chỉ chứng kiến biết bao thăng trầm của cuộc sống mà còn góp công sức của mình tạo nên cuộc sống muôn màu:
Cây đa gọi gió đến
Cây đa vẫy chim về
Đa mỗi ngày một lớn
Và nuôi thêm nhiều ve
Dưới bóng đa, con trâu
Thong thả nhai hương lúa
Đủng đỉnh đàn bò về
Lông hồng như đốm lửa
Trưa nắng lóe trên đầu
Các bác làm nghỉ mát
Vòm đa rì rào xanh
Ve kêu, muôn lá quạt…
Cây đa cứ thế đi vào cuộc sống một cách bình dị, Cây đa đón gió mát lành, là nơi chim làm tổ, là nơi ve đầu kêu râm ran suốt buổi chiều hè. Cây đa làm bóng mát cho đàn trâu nằm nghỉ. Làm chỗ nghỉ cho những đàn bò gặm cỏ no nê về nằm quẫy đuôi hồng như những đốm lửa.
Cây đa như những chiếc ô không lồ che bóng mát cho các bác đi làm về, Vòm đa rì rào trong gió như những bản nhạc ru dương cho con người thư giãn, lá tre như những cánh quạt khổng lồ thổi những làn gió mát lành xua tan đi bao mệt mỏi, nóng bức của một ngày dài mệt mỏi.
Hình ảnh cây đa làng quê chắc hẳn đã in sâu vào trong tâm trí Trần Đăng Khoa. Để rồi tác giả dùng những câu từ mĩ miều với tình yêu quê hương bao la viết nên bài thơ “Cây đa” này. Bài thơ đã cho ta thấy được thứ tình cảm thiêng liêng trân quý của tác giả với kỷ niệm quê hương. Thứ tình cảm nhỏ bé đó hòa cùng thứ tình cảm lớn lao hơn đó là tình yêu đất nước, yêu dân tộc.
Trọn bộ 🌸 Cảm Nhận Bài Thơ Trăng Ơi Từ Đâu Đến 🌸 đặc sắc!
Cảm Nhận Về Bài Thơ Góc Sân Và Khoảng Trời Chọn Lọc – Cây Dừa
Nếu bạn đang tìm kiếm bài văn cảm nhận về bài thơ “Cây dừa” trong tập thơ “Góc sân và khoảng trời” thì nên tham khảo mẫu chọn lọc mà chúng tôi gợi ý sau đây:
Trong kho tàng văn học thiếu nhi Việt Nam, không ít tác giả đã sáng tác ra những bài thơ, bài văn hay, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng các bạn nhỏ. Trần Đăng Khoa là một tác giả tiêu biểu trong số đó.
Trần Đăng Khoa sinh năm 1958, quê ở huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Năng khiếu thơ của Trần Đăng Khoa nảy nở rất sớm. Từ lúc là học sinh tiểu học, Khoa đã có nhiều bài thơ được đăng báo. Và bài thơ Cây Dừa được Khoa sáng tác năm 1967 khi Khoa 9 tuổi. Được in trong tập thơ: “Góc sân và khoảng trời” năm 1968.
Bài thơ “Cây dừa” của Trần Đăng Khoa chất chứa một nét đẹp văn hóa vùng miền, vẻ đẹp đó đã tạo nên bao niềm vui cho cuộc sống con người, một vẻ đẹp nên thơ đáng yêu của vườn quê, của thiên nhiên.
Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng
Tác giả đã sử dụng nghệ thuật nhân hóa để miêu tả cây dừa. Dưới con mắt nhà thơ, cây dừa đã được đặt vào một vị trí mới với hành động tựa như con người, nhìn cây dừa xanh trong vườn, nhà thơ tưởng như dừa đang “Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng”, cây dừa được hòa với thiên nhiên gió, trăng tạo nên một khung cảnh hài, hòa nên thơ.
Thân dừa bạc phếch tháng năm,
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao.
Thân dừa được tác giả vẽ lên với màu sắc do thời gian, cho ta thấy sức sống trường tồn, mãnh liệt của cây dừa với hình ảnh “Thân dừa bạc phếch tháng năm” nhưng “Lá dừa vẫn xanh tỏa nhiều tàu”. Dừa vẫn kết nhiều như “đàn lợn con”. Tác giả đã thật tinh tế khi sử dụng nghệ thuật so sánh hóm hỉnh, độc đáo quả dừa như đàn lợn con, tạo nên hình ảnh quả dừa thật đẹp mắt và đáng yêu.
Đêm hè hoa nở cùng sao,
Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh.
Trên bầu trời đêm hè đầy sao, hoa dừa được tác giả miêu tả hòa cùng ánh sao tỏa sáng lung linh, tạo nên một vẻ đẹp thơ mộng. Một lần nữa bằng sự tưởng tượng tinh tế “tàu dừa” được Trần Đăng Khoa so sánh như “chiếc lược chải vào mây xanh”, tạo nên một cảm giác mượt mà êm ả. Đang say sưa miêu tả cây dừa bằng các biện pháp nghệ thuật tu từ tinh tế, như đột nhiên Khoa nhớ đến cái ngọt mát, trong lành của nước dừa. Bằng câu hỏi tu từ:
Ai mang nước ngọt nước lành,
Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa.
Khoa cho ta thấy, cây dừa không chỉ gắn bó hòa quyện với thiên nhiên, tạo nên một khung cảnh hài hòa nên thơ mà cây dừa còn đem lại cho cuộc sống con người những giây phút tuyệt vời khi được thưởng thức vị ngọt của nước dừa. Không chỉ dừng lại ở đây bằng nghệ thuật nhân hóa, cây dừa của Trần Đăng Khoa còn làm dịu bớt đi cái nắng gay gắt, oi ả của trưa hè:
Tiếng dừa làm dịu nắng trưa,
Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo.
Với động từ “gọi”, “múa reo”, cây dừa của Trần Đăng Khoa trở nên có hồn, tạo nên những ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Giữa trời trong, với đàn cò, tiếng dừa rì rào như hòa nhịp cùng cánh cò vỗ trên trời xanh:
Trời xanh đầy tiếng rì rào,
Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra.
Câu thơ vừa có màu sắc của “trời trong”, vừa có âm thanh “rì rào” của không gian, đàn cò trắng nổi giữa trời trong đang vỗ cánh, đang đánh nhịp “bay vào bay ra”. Khi đọc các câu thơ, ta thấy hiện ra trước mắt người đọc hình ảnh cây dừa đang hòa với thiên nhiên, với lối suy nghĩ, tưởng tượng của tác giả tạo nên sự hút của bài thơ ngay từ đoạn đầu.
Khép lại bài thơ, tác giả dùng biện pháp ẩn dụ để miêu tả cây dừa như một người lính. Hình ảnh cây dừa thật đáng yêu như một con người ung dung, thanh cao nơi làng quê:
Đứng canh trời đất bao la,
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.
Qua việc miêu tả cây dừa, tác giả Trần Đăng Khoa ca ngợi vẻ đẹp nên thơ, đáng yêu của vườn quê, của thiên nhiên, của con người Việt Nam.
Cảm Nhận Về Bài Thơ Góc Sân Và Khoảng Trời Sưu Tập – Hạt Gạo Làng Ta
Học cách làm bài văn cảm nhận về bài thơ “Hạt gạo làng ta” trong tập thơ “Góc sân và khoảng trời” cùng mẫu sưu tập dưới đây!
Trần Đăng Khoa sinh năm 1958, quê ở Nam Sách, Hải Dương. Ông biết đến là thần đồng thơ ca, khi chỉ mới 8 tuổi đã có tác phẩm được đăng báo và hai năm sau, tập thơ “Góc sân và khoảng trời” của ông được xuất bản bởi Nhà xuất bản Kim Đồng.
Bài thơ ra đời trong cuộc chiến tranh chống Mĩ (1954-1975) viết bởi tác giả Trần Đăng Khoa vào năm 1971. Lúc ấy, nước ta còn nghèo, còn phải chịu đói nên hạt gạo rất quý.
“Hạt gạo làng ta” là bài thơ nổi tiếng của Trần Đăng Khoa, in trong tập Góc sân và khoảng trời vào năm 1968. Tác giả sử dụng thể thơ bốn chữ. Ngôn từ giản dị, dễ hiểu, dễ tiếp nhận phù hợp với mọi đối tượng, mọi lứa tuổi.
Hình ảnh “hạt gạo” trong bài thơ được tác giả sử dụng, miêu tả gần gũi, mộc mạc với người nông dân. Hạt gạo trong bài thơ biểu trưng cho hạt ngọc quê hương, tác giả bày tỏ tấm lòng biết ơn, yêu thương, trân quý đối với người nông dân lao động vất vả, nhọc nhằn ngày đêm.
Tình yêu quê hương, đất nước được thể hiện thông qua hình ảnh: “Hạt gạo làng ta”. Hình ảnh ấy gắn liền với kí ức, tuổi thơ quê hương tươi đẹp, công sức lao động nhọc nhằn, vất vả của biết bao thế hệ đi trước chỉ để giữ gìn, bảo vệ hạt gạo khỏi chiến tranh, bom đạn đau thương, chết chốc, thảm khốc.
Hạt gạo có ý nghĩa, đóng vai trò quan trọng trong mỗi bữa ăn để duy trì sự sống của con người. Mỗi khi ăn từng bát cơm, ta hãy luôn tâm niệm lòng biết ơn vô hạn, vì đó chính là sức lao động, mồ hồi, nước mắt của người dân đã cực khổ nắng mưa dãi dầu chỉ để mang đến cho ta hạt gạo thơm ngon.
Đọc bài thơ tôi xúc động, nghẹn ngào vì tính giáo dục trong bài rất cao. Thiếu nhi khi đọc bài thơ này sẽ hình thành, suy nghĩ, nhân cách, lòng yêu, trân trọng những người nông dân. Giữa lúc chiến tranh, hạt lúa chín vàng nặng trĩu vẫn hiên ngang, dũng cảm không bao giờ chịu khuất phục. Cây lúa là biểu tượng cho sức mạnh, ý chí, kiên cường của người nông dân. Hình ảnh cây lúa mộc mạc, giản đơn nhưng đã nói lên được tâm tư, tình cảm của những người lao động.
Câu hát mẹ ru con ngủ mang đậm tình thương yêu vô bờ bến được nhà văn ca ngợi. Những vẻ đẹp giản đơn, bình dị, người nông dân chân chất, thật thà luôn hiện hữu trong cuộc sống hàng ngày mà đôi khi ta vô tình không để ý hoặc bỏ quên. Bài thơ gợi nhắc ta hãy cảm nhận, tận hưởng vẻ đẹp nông quê, ta sẽ thấy thư thái và bình yên hơn.
Phải có tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, con người lớn lao tác giả mới sáng tác nên bài thơ: “Hạt gạo làng ta”. Một bài thơ mà bất kể ai đọc cũng cảm nhận được tình yêu thương, thêm trân quý thành quả hạt gạo chứa đựng biết bao công lao, hy sinh của người nông dân trong công cuộc giữ gìn bảo vệ quê hương, đất nước. Và hạt gạo là thức ăn nuôi ta lớn lên hàng ngày, nên nhất định ta phải luôn ghi nhớ công ơn người nông dân đã không quản ngày đêm, nắng mưa chỉ để nuôi dưỡng, mang đến hạt gạo thơm ngon cho bao người.
Những miêu tả chân thực của tác giả về hạt gạo làng ta khiến bao người đọc không khỏi xúc động và thêm yêu thương người nông dân tần tảo, tay lấm chân bùn. Những câu hát ru của mẹ đậm tình quê hương chân chất, thật thà. Chính tình cảm, tình yêu thương xuất phát từ bên trong nên nhà thơ đã sáng tác nên bài thơ này thật sâu sắc, ý nghĩa, giúp ta thêm trân quý hạt gạo, thấu hiểu công sức người nông dân đã góp phần tạo nên hạt gạo.
Tác giả muốn củng cố tình yêu thương quê hương, đất nước cho bao thế hệ thiếu nhi để cùng giữ gìn, nâng niu hạt gạo mà tác giả ví là “hạt vàng làng ta”. Tác giả so sánh hạt gạo quý giá như hạt vàng. Điều đó làm nổi bật ý nghĩa, tầm quan trọng của hạt gạo đối với đời sống của người nông dân.
Tác giả đã chứng kiến, trải qua cảnh tát nước, bắt sâu, gánh phân nên thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ bao khó khăn, vất vả của người nông dân. Đây là bài thơ vô cùng xúc động nhưng không kém sâu sắc, triết lý khi tác giả miêu tả cụ thể từng chi tiết, hình ảnh, nội dung tinh tế, chân thực, gần gũi.
Thông điệp ý nghĩa tác giả gửi đến độc giả, hãy luôn yêu thương quê hương, đất nước, con người. Quê hương luôn là nơi mang đến sự thoải mái trong tâm trí. Nếu như hôm nay ta cảm thấy mệt mỏi, bi quan, chán nản thì hãy ngồi xuống ngắm nhìn cảnh vật thiên nhiên hữu tình, quan sát cuộc sống của người nông dân lao động, ta sẽ có thêm sức mạnh, nguồn năng lượng tích cực và ta sẽ nhận ra, hạnh phúc không ở đâu xa xôi mà hạnh phúc nằm ở ngay hiện tại, bây giờ và ở đây.
Một bài thơ khác của Trần Đăng Khoa 🌸 Phân Tích Bài Thơ Hạt Gạo Làng Ta 🌸 xem ngay!
Cảm Nhận Về Bài Thơ Góc Sân Và Khoảng Trời Điểm Cao – Hương Nhãn
Một trong những bài văn cảm nhận về bài thơ “Hương nhãn” trong tập thơ “Góc sân và khoảng trời” đạt điểm cao, mời bạn cùng xem:
Bài thơ “Hương nhãn” của nhà thơ Trần Đăng Khoa miêu tả nét đẹp của mùa nhãn quê hương cũng như nỗi nhớ tha thiết của người em dành cho anh trai của mình, đó là một tình cảm vô cùng ấm áp và giản đơn.. Bài thơ gồm 6 đoạn với tổng số 24 câu.
Hàng năm mùa nhãn chín
Anh em về thăm nhà
Anh trèo lên thoăn thoắt
Tay với những chùm xa
Đoạn đầu tiên là sự hồi tưởng của người em trai về những mùa nhãn trước, đó là khoảng thời gian người anh trai về thăm quê nhà. Khung cảnh được tác giả mô tả rất sống động, bao gồm cả hình ảnh người anh trèo lên nhặt những chùm nhãn xa.
Năm nay mùa nhãn đến
Anh chưa về thăm nhà
Nhãn nhà ta bom giội
Vẫn dậy vàng sắc hoa
Ấy vậy mà mùa nhãn năm nay đã đến, những chùm nhãn chín đã bắt đầu đung đưa, những chùm hoa vàng vẫn tỏa hương thơm và khoe sắc nhưng hiện tại lại không có sự hiện diện của người anh. Mùa nhãn năm nay anh trai không về cùng người em hái nhãn, vui đùa, đúng là một cảm xúc buồn bã khó nói thành lời.
Mấy ngàn ngày bom qua
Nhãn vẫn về đúng vụ
Cùi nhãn vừa vào sữa
Vỏ thẫm vàng nắng pha
Ở đoạn thơ này, ta còn thấy tác giả đề cập đến việc bom giội vào cây nhãn nhưng nhãn vẫn khỏe mạnh phát triển, vẫn đơm hoa kết trái như bao mùa, hương nhãn vẫn bay phảng phất đâu đây, đúng là nghị lực phi thường. Hình ảnh cây nhãn nhưng lại gợi lên đâu đây bóng hình của dân tộc Việt Nam, một dân tộc kiên cường, không ngại gian khó để vươn lên giành lấy độc lập.
Em ngồi bên bàn học
Hương nhãn thơm bay đầy
Ve kêu rung trời sao
Một trời sao ban ngày
Vườn xanh biếc tiếng chim
Dơi chiều khua chạng vạng
Ai dắt ông trăng vàng
Thả chơi trong lùm nhãn
Tác giả miêu tả cảm giác đang học bài mà bầu không khí trong lành của mùa nhãn đã lan tỏa khắp nơi. hình ảnh của vườn nhãn xanh biếc, tiếng chim và dơi chiều khua chạng vạng, cùng với hình ảnh ông trăng vàng được thả chơi trong lùm nhãn thật đẹp và yên bình biết bao.
Mùa nhãn vẫn sẽ tiếp diễn, hoa vẫn vàng, cùi vẫn vào sữa, vỏ vẫn thấm vàng màu nắng…như ẩn chứa niềm tin rằng anh đi chiến đấu cũng sẽ về.
Đêm. Hương nhãn đặc lại
Thơm ngoài sân trong nhà
Mẹ em nằm thao thức
Nhớ anh đang đi xa…
Càng về đêm, hương nhãn lại càng thơm hơn, mùi hương như đặc lại, ngọt hơn, lan tỏa khắp không gian từ sân vào nhà. Nếu như những mùa trước thì thật thích biết bao, tuy nhiên mùa nhãn năm nay, hương thơm nhãn về đêm lại khiến người mẹ thao thức cả đêm và nỗi nhớ người anh trong lòng người em lại da diết hơn bao giờ hết.
Người anh vắng nhà vì phải đi chiến đấu nơi xa, đó là nhiệm vụ thiêng liêng bảo vệ tổ quốc nhưng lại không hề an toàn. Người anh trong bài thơ có thể hy sinh bất cứ lúc nào trên chiến trường, vì nỗi lo đó mà người mẹ lại càng thao thức và mong chờ hơn.
Tổng thể, bài thơ “Hương nhãn” mang đến cho người đọc một cảm giác ấm áp, yên bình của cuộc sống quê hương Việt Nam với những nét đẹp tự nhiên và con người hiền hòa. Lời thơ giản dị mà tha thiết, kết lại bằng hình ảnh mẹ già đang thao thức ngóng trông con, thể hiện tình gia đình thân thiết gắn bó, rộng hơn là tình yêu quê hương, đất nước.
Cảm Nhận Về Bài Thơ Góc Sân Và Khoảng Trời Đơn Giản – Khi Mùa Thu Sang
Cùng SCR.VN viết bài văn cảm nhận về bài thơ “Khi mùa thu sang” trong tập thơ “Góc sân và khoảng trời” một cách đơn giản nhất nhé!
Vừa tròn mười lăm tuổi, thần đồng thơ Trần Đăng Khoa đã chững chạc trình làng bài thơ “Khi mùa thu sang”. Bài thơ bộc lộ khả năng quan sát đặc biệt với nhiều chiều liên tưởng. Mỗi khổ thơ là một bức tranh quê, được nhà thơ nhí sử dụng ngôn từ làm chất liệu, phóng bút vẽ ra hết sức chuẩn xác.
Mở đầu là khung cảnh bờ ao giếng nước lúc hoàng hôn buông xuống: “Mặt trời lặn xuống bờ ao/ Ngọn khói xanh lên lúng liếng.” Ở đó khi thu về hàng cây thay lá mới, dẫu chẳng chịu tác động của gió lá vàng vẫn tìm về với cội:
“Vườn sau gió chẳng đuổi nhau
Lá vẫn bay vàng sân giếng.”
“Ngọn khói xanh lên lúng liếng
Lá vẫn bay vàng sân giếng”
Đây là những hình ảnh đẹp long lanh, sống động chẳng khác gì một bức tranh thủy mạc của một họa sĩ tài ba vừa vẽ ra. Những động từ “đuổi” , “bay” thể hiện không đuổi mà vẫn bay trong hai câu thơ tương phản nhau để nói lên quy luật của mùa thu là mãi mãi, làm rõ nghĩa hơn câu ngạn ngữ từ xưa truyền lại: “mùa thu lá rụng”.
“Xóm ngoài nhà ai giã cốm? Màn sương lam mỏng rung rinh.” Cái màn sương lam mỏng xuất hiện quanh nhà đó không rung rinh khi gió thổi tới, bởi gió thổi thì màn sương lam đó bay lên chứ không thể rung rinh. Ở đây nó “rung rinh” bởi ngoại lực dồn nén trong không khí từ tiếng chày giã cốm tác động. Bản thân tiếng chày giã cốm cũng tự nó gián tiếp báo hiệu một mùa thu đang độ chín.
Thật không ai lí giải nỗi mới mười lăm tuổi đầu, nhà thơ nhí Trần Đăng Khoa lại có hai câu thơ xuất thần đến vậy! Và trong bức tranh làng quê đó hình ảnh “ Bạn nhỏ cưỡi trâu về ngõ” phải chăng cũng là hình mẫu trong bức tranh “Mục đồng cưỡi trâu thổi sáo “ ngày nào.
Bài thơ “Khi mùa thu sang” được nhà thơ Trần Đăng Khoa viết thành công khi tròn mười lăm tuổi bởi những cảm nhận tinh tế bằng mắt, với sự tham gia của liên tưởng và kí ức. Đặc biệt, ba bài thơ bất hủ về mùa thu Việt Nam của cụ Nguyễn Khuyến ngày nào đã in dấu đậm nét trong hồn thơ câu bé Trần đăng Khoa:
“Lòng bỗng nhớ ông Nguyễn Khuyến
Cõng cháu chạy rông khắp làng.”
Mang hồn thơ viết về mùa thu của cụ cố nhà thơ Nguyễn Khuyến cậu bé chạy rông khắp làng để tìm những nét đẹp của mùa thu hiện tại tái hiện một mùa thu tươi trẻ ở miền quê Việt Nam, tái hiện “Một khoảng trời trong leo lẻo” mới.
Xem ngay bài văn 🌸 Phân Tích Bài Thơ Giọt Nước Mắt Của Mẹ 🌸 ý nghĩa!
Cảm Nhận Về Bài Thơ Góc Sân Và Khoảng Trời Hay Nhất – Nghe Thầy Đọc Thơ
Mẫu bài văn cảm nhận về bài thơ “Nghe thầy đọc thơ” trong tập thơ “Góc sân và khoảng trời” dưới đây được đánh giá hay nhất, mời bạn xem ngay
Thơ ca là nhịp cầu nối những tấm lòng, nó như đưa ta đến với thế giới tâm hồn của thi nhân. Cuộc sống không ít những toan tính bề bộn nhưng cũng không phải không có những phút giây thư giãn, nghỉ ngơi. Và trong những khoảnh khắc ấy, ngồi lật giở lại những trang viết của Trần Đăng Khoa, tôi bỗng như được trở về quá khứ cùng những vần thơ của thầy ngỡ còn vang vọng đâu đây qua bài “Nghe thầy đọc thơ” :
“Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà
Mái chèo nghiêng mặt sông xa
Êm êm nghe tiếng của bà năm xưa
Nghe trăng thở động tàu dừa
Rì rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời”
Có lẽ xưa nay thơ ca viết về người thầy không nhiều, nhưng khi đến với trang viết của nhà thơ, độc giả không khỏi rời mắt trước những vần thơ chứa chan tình cảm của cậu học trò nhỏ đang say sưa nghe bài giảng của thầy.
Mở đầu bài thơ là hình ảnh “Em nghe thầy đọc bao ngày”. Mỗi buổi học ấy, em lại được nghe tiếng thầy, giọng thầy ngân vang trong lớp học. Cả không gian như tràn ngập những vần thơ thầy giảng, nó như đưa ta về với tuổi thơ đầy kỉ niệm: Tiếng thơ như tràn sắc nắng vàng chiếu rọi vạn vật. Đó là những mái chèo của vùng quê sông nước nghiêng nghiêng với dáng người đang khua chèo trên sông. Hình ảnh ấy lúc ẩn lúc hiện ở phía xa kia tạo nên cái hư, cái thực.
Đọc đến đây, bỗng dưng như có tiếng bà vọng về với những câu hát ru từ thủa nằm nôi. Tiếng hát cứ ngân mãi cho đến bây giờ không thể nào quên được.
Nghe thầy đọc thơ vậy mà tưởng chừng như ta nghe được cả bước chuyển mình của thời gian. Mọi vật cũng đều thay đổi theo vậy:
“Nghe trăng thở động tàu dừa
Rì rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời”
Nghệ thuật nhân hóa càng làm cho hình ảnh thơ thêm sống động, chứa chan bao ý nghĩa. Ánh sáng lung linh của vầng trăng khuya lấp lánh trên mặt nước cũng ùa về trong kí ức. Những hàng dừa ven sông cũng rung chuyển. Hẳn không gian đần đìa ánh trăng ấy phải rất tĩnh lặng thì mới có thể nghe thấy được “tiếng thở” của vầng trăng làm lay động tàu dừa đang vươn mình đón gió.
Nếu như câu thơ trên được miêu tả với những gì nhẹ nhàng sâu lắng thì kết thúc những hình ảnh ấy, câu thơ khép lại, ta bắt gặp được âm hưởng “Rào rào”, không còn tĩnh lặng mà âm thanh ấy đã làm choáng ngợp cả bầu không gian trên. Mùa hè với những cơn mưa rào nặng hạt đã là một trong những hình ảnh để lại ấn tượng trong lòng nhà thơ. Nó cứ ập đến bất ngờ rồi lại nhanh chóng xua đi.
Chỉ với sáu câu thơ lục bát ngắn gọn nhưng tác giả sử dụng đến bốn lần điệp từ “nghe”. Hẳn phải có một tâm hồn nhạy cảm và tinh tế, nghe thầy đọc thơ mà dường như Trần Đăng Khoa nghe được cả tuổi thơ vọng về đầy kỉ niệm. Tâm trạng của nhà thơ có những thay đổi khác nhau. Giọng điệu lúc trầm lắng lúc lại bay xa tạo nên nhiều ấn tượng cho bạn đọc yêu thơ.
Bằng nguồn cảm xúc dâng trào, thơ ca đã bắc một nhịp cầu đưa ta về với quá khứ mộng mơ. Qua đó, nhà thơ đã thể hiện một tình cảm chân thành với người thầy đáng kính. Và như thế, dòng thơ ấy nhẹ nhàng đi vào lòng người với những gì thân thương nhất.
Đọc thêm 🌸 Phân Tích Bài Thơ Gò Me 🌸 ấn tượng!