Cảm Nhận Bài Thơ Trăng Ơi Từ Đâu Đến ❤️️ 27+ Bài Văn Mẫu Phân Tích Bài Thơ Trăng Ơi Từ Đâu Đến Hay Nhất ✅ Gợi Ý Mẫu Văn Cảm Nhận Đặc Sắc Nhất Về Bài Thơ Của Trần Đăng Khoa.
Ý Nghĩa Bài Thơ Trăng Ơi Từ Đâu Đến
Bài thơ Trăng Ơi Từ Đâu Đến thể hiện tình cảm yêu mến, sự gần gũi của nhà thơ với trăng. Là khám phá rất độc đáo của nhà thơ về trăng. Mỗi khổ thơ như một giả định về nơi trăng đến để tác giả nêu suy nghĩ của mình về trăng.
Dàn Ý Cảm Nhận Bài Thơ Trăng Ơi Từ Đâu Đến
Hãy cùng SCR.VN theo dõi dàn ý cảm nhận bài thơ Trăng ơi từ đâu đến đơn giản sau đây.
I. Mở bài:
– Giới thiệu về bài thơ Trăng ơi từ đâu đến
– Bài thơ để lại cảm xúc rất đặc biệt trong lòng em
II. Thân bài:
– Hai khổ thơ đầu: Nhà thơ đã đưa em đi tìm nguồn gốc của trăng từ rừng xa đến biển xanh
=> Em thấy vô cùng thích thú và đáng yêu. Bởi trí tưởng tượng phong phú, ngôn từ đơn giản của nhà thơ
– Hai khổ thơ tiếp theo: Tìm nguồn gốc của trăng qua những điều quen thuộc của tuổi thơ mỗi người
=> Em thấy vô cùng hoài niệm và thấy vầng trăng là một người bạn thân thiết, theo chúng ta từ khi còn thơ bé
– Hai khổ thơ cuối: Qua vầng trăng nhà thơ đã thể hiện tình yêu quê hương, đất nước:
=> Em được nhà thơ truyền cho thêm tình yêu đất nước, thấy tự hào khi được sinh ra là người Việt Nam, có thế hệ cha anh kiên cường, bất khuất.
III. Kết bài: Khái quát lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ
Gợi ý 🌿 Cảm Nhận Bài Thơ Ánh Trăng 🌿 ngắn hay
Cảm Nhận Bài Thơ Trăng Ơi Từ Đâu Đến Của Trần Đăng Khoa – Mẫu 1
Đừng vội lướt qua mẫu văn cảm nhận bài thơ Trăng ơi từ đâu đến của Trần Đăng Khoa nổi tiếng sau đây:
Trần Đăng Khoa có 2 bài thơ Trăng: bài “Trăng sáng sân nhà em” viết năm lên 8 tuổi, và bài “Trăng ơi… từ đâu đến?” viết năm lên 10 tuổi, vào một đêm trung thu đẹp.
Bài thơ được viết theo thể thơ 5 chữ, gồm có 6 khổ thơ. Câu “Trăng ơi… từ đâu đến?” được điệp lại 5 lần, đều đứng đầu khổ thơ (1-5). Trăng được ví với quả chín, mắt cá, quả bóng.
Trăng được hóa thành: “lửng lơ lên”, “không bao giờ chớp mi”, “trăng bay”, trăng “thương Cuội”, “trăng soi chú bộ đội”, “trăng đi khắp mọi miền”. Không gian nghệ thuật được mở rộng trên một khung cảnh bao la: cánh rừng, biển xanh, sân chơi, từ lời ru của mẹ hiền, trên đường hành quân của chú bộ đội… trăng đến “khắp mọi miền” gần xa của đất nước.
Bài thơ mang vẻ đẹp hồn nhiên, ngộ nghĩnh như một bài đồng dao quen thuộc: “Ông giẳng, ông giăng – Xuống chơi với tôi – Có bầu có bạn – Có ván cơm xôi…”.
Tác giả vừa hỏi vừa tự trả lời, so sánh, nhân hóa kết hợp với điệp từ, điệp cú tạo nên vần thơ đẹp, hình tượng đẹp, cảm xức ngạc nhiên, bâng khuâng. Ba khổ thơ đầu đầy thi vị. Hình tượng thơ cũng là vẻ đẹp của vầng trăng thu.
Từ cánh đồng xa hiện lên, “Trăng hồng như quả chín – Lửng lơ lên mái nhà?”. Ánh trăng hồng dịu ngọt. Từ biển xanh mọc lên, “Trăng tròn như mắt cá – Không bao giờ chớp mi”. Ánh trăng thu trong xanh.
Từ một sân chơi, trăng tròn,”Trăng bay như quá bóng – Bạn nào đá lên trời” vẫn bản ghi là: “Đứa nào đá lên trời”. Hình tượng nào cũng độc đáo, giàu trí tưởng tượng, có nhiều khám phá mới mẻ. Chất thơ, hồn thơ ở đây là sự ngộ nghĩnh, trong sáng, hồn nhiên
Khổ thơ thứ tư là một liên tưởng khéo. Vần thơ gắn liền với lời ru con của mẹ hiền, hòa nhập với cổ tích, với đồng dao. Một em bé lên 10 tuổi mà viết được những câu thơ như thế này thật là “ghê gớm”:
“Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay từ lời mẹ ru
Thương Cuội không được học
Hú gọi trâu đến giờ!”
Khổ thứ 5 nói về trăng chiến trường. Khổ 6 nói về vẻ đẹp trăng và vẻ đẹp Đất Nước. Ý tưởng sâu sắc, nhưng ngôn ngữ thơ chưa vươn tới tầm ý tưởng ấy. Điệp ngữ “hay từ” xuất hiện nhiều lần tạo nên bao bâng khuâng xúc động; em bé vừa trò chuyện với trăng vừa tự khám phá tâm hồn mình.
Bài thơ “Trăng ơi… từ đình yêu trăng, tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương, đất nước hội tụ qua những vần thơ nên thơ và thật thơ.
Gửi đến bạn bài mẫu 💕 Cảm Nhận Về Bài Thơ Ngắm Trăng 💕 ấn tượng
Phân Tích Bài Thơ Trăng Ơi Từ Đâu Đến Ngắn Gọn – Mẫu 2
Gợi ý đến bạn mẫu văn phân tích bài thơ Trăng ơi từ đâu đến ngắn gọn, súc tích dưới đây:
Trần Đăng Khoa là nhà thơ người Hải Dương, nhưng sinh sống chủ yếu tại Hà Nội. Ông sinh ngày 24-4-1958. Ông là một trong những nhà thơ thiếu nhi nổi tiếng nhất trên thi đàn thơ văn của Việt Nam. Ông còn được mệnh danh là “Thần đồng thơ trẻ”. Không những thế, ông còn là một nhà báo, nhà văn có tiếng nói và được độc giả yêu mến.
Tác giả Trần Đăng Khoa bắt đầu sáng tác những bài thơ đầu tiên từ rất sớm. Khi nhà thơ 8 tuổi, ông đã có những tác hấp dẫn được in trên báo. Đặc biệt, lúc nhà thơ 10 tuổi, tác giả Trần Đăng Khoa đã có tập thơ đầu tiên xuất bản với tựa đề “Từ góc sân nhà em” (1968).
Và cũng chính trong năm đó, tác giả Trần Đăng Khoa đã tiếp tục ra tập thơ mới với nhan đề “Góc sân và khoảng trời”. Trong tập thơ này có những tác phẩm được độc giả yêu mến như Hạt gạo làng ta, Trăng ơi… từ đâu đến?…
Bài thơ Trăng ơi từ đâu đến của nhà thơ, chúng ta sẽ bắt gặp một ánh trăng thật kỳ diệu trong mắt trẻ thơ. Qua bài thơ, độc giả sẽ lý giải được ánh trăng từ đâu đến, ánh trăng có ý nghĩa và tầm quan trọng như thế nào trong đời sống của con người.
Chẳng rõ, nhà thơ viết tác phẩm này vào lúc nào nhưng khi đọc lên, độc giả dường như đều mường tượng ra hình ảnh một cậu bé đang ngồi trước hiên nhà và ngắm nhìn ánh trăng rồi tuôn trào những lời thơ lay động lòng người.
Bài thơ Trăng ơi từ đâu đến của nhà thơ Trần Đăng Khoa, chúng ta càng khâm phục hơn tài sử dụng ngôn ngữ của cậu bé 8 tuổi lúc bấy giờ. Có thể thấy, ông không chỉ là một người hiểu sâu biết rộng, có vốn từ phong phú, giàu có mà còn là một tâm hồn cực kỳ nhạy cảm và óc quan sát tinh tế. Bằng những vần thơ vô cùng mộc mạc, đậm chất trẻ thơ nhưng lại chan chứa những thông điệp ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Tìm đọc thêm 💧 Cảm Nhận Về Bài Thơ Rằm Tháng Giêng 💧 đặc sắc
Cảm Nhận Bài Thơ Trăng Ơi Từ Đâu Đến Nâng Cao – Mẫu 3
Cùng đón đọc thêm bài mẫu cảm nhận bài thơ Trăng ơi từ đâu đến nâng cao dưới đây để có thêm nhiều tư liệu ôn tập hữu ích.
Bài thơ Trăng Ơi … từ đâu đến là một bài thơ hay của nhà thơ Trần Đăng Khoa, bài thơ với nội dung miêu tả ánh trăng vô cùng gần gũi, rất giàu trí tưởng tượng.
Bài thơ tác giả đã sử dụng điệp khúc “Trăng ơi.. từ đâu đến” từ khổ thơ đầu đến khổ thơ cuối của bài thơ. Điệp khúc “Trăng ơi.. từ đâu đến” như là một câu hỏi, gợi lên bao cảm xúc thật bâng khuâng và mênh mang.
Cái không gian mà vầng trăng xuất hiện thật bao la, mênh mông: “Hay từ cánh đồng xa”, “Hay biển xanh diệu kì”, “Hay từ một sân chơi”, “Hay từ lời mẹ ru” Hay từ đường hành quân”, hay “Trăng đi khắp mọi miền”, ở đây, trí tưởng tượng phong phú của nhà thơ thần đồng đã thắp sáng vần thơ kì diệu, bay bổng.
Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ đã không còn không còn là lá lúa, chiếc câu liêm vàng, chiếc đĩa bạc… nữa, mà Trần Đăng Khoa đã cảm nhận một cách tinh tế bằng tình yêu trăng của tâm hồn trẻ thơ, rất hồn nhiên, trong sáng.
“Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà”.
Hai chữ “lửng lơ” gợi tả vầng trăng nhẹ, từ từ bay lên “trước nhà” thật gần gũi thân thương. Đối với lứa tuổi trẻ em ở vùng nông thôn thì vầng trăng khi nào cũng thật đẹp, thật gần gũi
Trăng từ biển xanh diệu kì đến, nơi có lắm cá nhiều tôm. Trăng tròn lung linh được, so sánh với mắt cá “chẳng bao giờ chớp mi” là một hình tượng ngộ nghĩnh, giàu chất thơ:
“Trăng tròn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi”.
Trăng được ví như quả bóng từ một sân chơi của nhi đồng đã được “Bạn nào đá lên trời”. Thật hóm hỉnh! Trăng từ lời ru của mẹ: “Chú Cuội ngồi gác cây da – Thả trâu ăn lúa, gọi cha ời ời….” đã nhập vào tâm hồn tuổi thơ khi còn nằm trên nôi. Ngắm trăng, bé Khoa hỏi Cuội và thương Cuội biết bao nhiêu:
“Thương Cuội không được học
Hú gọi trâu đến giờ!”.
Hai khổ thơ cuối, vầng trăng gợi mở tâm hồn tuổi thơ. Trần Đăng Khoa viết bài thơ này vào năm 1967, khi đất nước đang kháng chiến chống Mĩ. Trăng không chỉ soi sáng sân nhà em mà con soi sáng đường cho chú Giải phóng quân hành quân ra trận:
“Hay từ đường hành quân
Trăng soi chú bộ đội
Và soi vàng góc sân”.
Nước Việt Nam chúng ta đã đẹp, quê hương chúng ta đã đẹp: “Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!” (Tố Hữu). Dưới vầng trăng sáng, đất nước ta càng thêm đẹp:
“Trăng ơi, có nơi nào
Sáng hơn đất nước em”.
Đó là niềm tự hào và tình yêu đất nước quê hương.
“Trăng ơi… từ đâu đến?” là một bài thơ đẹp và hay. Giọng thơ nhẹ nhàng thanh tao; tình yêu trăng chan hòa dào dạt với tình yêu đất nước, quê hương. Lời thơ trong sáng, hình tượng đẹp và mới lạ. Trăng đã trở thành một phần nhỏ trong tâm hồn của tuổi thơ mỗi người.
Tham khảo thêm bài 🌼 Cảm Nhận Về Bài Thơ Cảnh Khuya 🌼 ấn tượng
Phân Tích Bài Thơ Trăng Ơi Từ Đâu Đến Học Sinh Giỏi – Mẫu 4
Tìm đọc thêm mẫu văn cảm nhận bài thơ Trăng ơi từ đâu đến học sinh giỏi để có thể ôn tập thật tốt cho kì thi của mình.
Có lẽ đối với mỗi người chúng ta, ánh trăng dịu dàng luôn để lại một ấn tượng sâu sắc. Từ thuở tấm bé, vào mỗi buổi tối có trăng lên, em lại nằm ở chiếc chiếu trải trước hè, cùng bè bạn ngắm trăng, chơi đùa và trò chuyện. Đó là những khoảnh khắc vô cùng yên bình theo em đến tận bây giờ.
Tuy hiện tại đã trưởng thành hơn, nhưng với em, vầng trăng vẫn là người bạn thân thiết. Vậy nên những tác phẩm văn học viết về trăng luôn được em yêu thích, trong số đó, tác phẩm em yêu thích nhất là bài thơ “Trăng ơi từ đâu đến” của tác giả nổi tiếng Trần Đăng Khoa, sáng tác năm 1968, trong tập Góc sân và khoảng trời.
Chắc hẳn đây chính là tác phẩm gối đầu của nhiều thế hệ học sinh không chỉ có em. Bài thơ đã để lại trong lòng em rất nhiều cảm xúc với sự đáng yêu và trí tưởng tượng phong phú trong ngôn từ của nhà thơ Trần Đăng Khoa, vì khi sáng tác bài thơ, ông mới chỉ 10 tuổi.
Với khổ thơ đầu, tác giả Trần Đăng Khoa đã khiến cho em vô cùng tò mò và thích thú, muốn tìm hiểu về vầng trăng quen thuộc:
“Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay từ cánh rừng xa
Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà”
Tác giả đã sử dụng nghệ thuật đặt câu hỏi với hai câu thơ đầu để khơi ngợi ra sự tò mò, muốn khám phá về vầng trăng của người đọc. Vậy trăng đến từ đâu? Hay là trăng đến từ cánh rừng xa, vì chúng ta luôn thấy trăng ở rất xa chúng ta, thi thoảng trăng lại lên từ những cánh rừng, rồi lại khuất trong những cánh rừng.
Rồi hai câu tiếp theo, để lí giải cho việc trăng đến từ cánh rừng, tác giả lại đưa người đọc đến với sự sáng tạo vô tận khi miêu tả trăng “như quả chín”, lửng lơ trên trước nhà. Trí tưởng tưởng phong phú của nhà thơ đi kèm với cả sự liên kết trong đó, vì quả chín sẽ có trong rừng xa.
Đến với khổ tiếp theo, bằng biện pháp lập ngữ với câu thơ “Trăng ơi… từ đâu đến”, em lại thấy vô cùng hào hứng, không biết tiếp theo đây, nhà thơ sẽ đưa người đọc đến với nơi nào để tìm ra nguồn gốc của trăng nữa?
“Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay biển xanh diệu kỳ
Trăng tròn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi”
Ở khổ thơ này, tác giả lại đưa người đọc chúng ta đến tận “biển xanh diệu kỳ”, vì trăng cũng dễ dàng nhìn thấy nhất tại biển xanh. Trăng ở biển xanh sẽ được ví “tròn như mắt cá”, nhưng khác là mắt cá sẽ chớp, còn trăng thì không. Sự so sánh này của nhà thơ thật kì lạ, nhưng cũng thật đáng yêu làm sao!
“Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay từ một sân chơi
Trăng bay như quả bóng
Đứa nào đá lên trời”
Với khổ thơ thứ 3, tác giả đã liên tưởng trăng đến từ một sân chơi, vì trăng có hình dáng tròn như quả bóng, thứ đồ chơi gắn liền với tuổi thơ của tất cả mọi người. Trăng giờ đây không còn xa tít tận rừng xa hay biển xanh mà giờ lại trở nên gần ngay trước mắt, tưởng như món đồ chơi thân thuộc của các bạn nhỏ, đá lên tận trời vậy. Ngôn từ của nhà thơ thật giản dị và hóm hỉnh.
Nhà thơ lại tiếp tục đưa em cũng như người đọc đến với những kỉ niệm tuổi thơ đầy thương nhớ:
“ Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay từ lời mẹ ru
Thương Cuội không được học
Hú gọi trâu đến giờ!”
Những câu chuyện cổ tích, lời ru của mẹ đã theo mỗi đứa trẻ chúng ta lớn lên. Trong số đó, chúng ta chắc hẳn quen thuộc với sự tích cây đa, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã liên tưởng tới lời ru của mẹ về sự tích này để trả lời cho câu hỏi trăng từ đâu đến.
Nhà thơ còn thương chú Cuội trong sự tích vì không được đi học, nói dối mà phải ngồi ở gốc đa chăn trâu trên cung trăng. Đây là suy nghĩ thật đáng yêu và trong sáng của nhà thơ khi đó là một cậu bé 10 tuổi.
“Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay từ đường hành quân
Trăng soi chú bộ đội
Và soi vàng góc sân”
Rồi chưa dừng lại, nhà thơ lại tiếp tục muốn đi tìm tiếp xem nơi nào có thể là nơi trăng đến nữa. Từ những cảnh thiên nhiên tươi đẹp, những nơi quen thuộc của tuổi thơ, tác giả Trần Đăng Khoa đã lại đưa em đến với hoàn cảnh của đất nước ta lúc bấy giờ.
Để cho các bạn nhỏ được ngắm ánh trăng trong bình yên như vậy, các chú bộ đội vẫn đang ngày đêm phải hành quân để bảo vệ tổ quốc, cũng chính là để bảo vệ sự thơ ngây của trẻ thơ như tác giả. Vậy nên hay là trăng đến từ nơi các chú hành quân ư? Vậy vầng trăng không chỉ là bạn thân của trẻ em mà còn là bạn đồng hành cùng các chú bộ đội nữa.
Khổ thơ cuối chính là tình yêu đất nước của nhà thơ Trần Đăng Khoa ngay từ khi còn nhỏ, được thể hiện qua ánh trăng thân thuộc:
“Trăng ơi… từ đâu đến?
Trăng đi khắp mọi miền
Trăng ơi có nơi nào
Sáng hơn đất nước em…”
Cuối cùng tác giả cũng đã biết, không có nơi nào là nơi trăng từ đó đến, vì trăng đi khắp mọi miền. Nhưng đồng thời, Trần Đăng Khoa cũng khẳng định dù trăng có đi nơi nào nhưng trăng ở “đất nước em” vẫn sáng nhất. Vì trăng ở đất nước chúng ta có bình yên, có hạnh phúc, đang được các chú bộ đội ngày đêm bảo vệ. Tình yêu đất nước của tác giả đã được thể hiện thật rõ ràng từ khi còn nhỏ.
Bài thơ “Trăng ơi từ đâu đến” đã mang tới cho em rất nhiều cảm xúc. Đó là sự bình yên, hạnh phúc khi đọc bài thơ và được ngắm nhìn ánh trăng hòa bình ngày nay. Cùng với đó, em thấy được tài năng của nhà thơ Trần Đăng Khoa được bộc lộ ngay từ khi còn nhỏ vì đã đưa người đọc như em đến với những hình ảnh tưởng tượng phong phú và vô cùng đáng yêu, cũng như tình yêu thiên nhiên đất nước được lan tỏa qua bài thơ.
Tham khảo 💚 Cảm Nhận Về Bài Thơ Đất Nước 💚 chi tiết
Cảm Nhận Về Bài Thơ Trăng Ơi Từ Đâu Đến Hay Nhất – Mẫu 5
Khám phá thêm bài văn cảm nhận về bài thơ Trăng ơi từ đâu đến hay nhất được SCR.VN sưu tầm dưới đây nhé!
Trăng luôn là chủ đề sáng tác thú vị của nhiều tác phẩm thơ ca. Trong số đó, sẽ là thiếu sót lớn nếu chúng ta không nhắc tới bài thơ “Trăng ơi từ đâu đến”, được sáng tác năm 1968, của nhà thơ Trần Đăng Khoa, khi nhà thơ mới 10 tuổi. Bài thơ đã mang đến cho em rất nhiều cảm xúc.
Với hai khổ thơ đầu, tác giả Trần Đăng Khoa đã đưa em đi tìm nguồn gốc của trăng qua những khung cảnh thiên nhiên đặc trưng của đất nước Việt Nam:
“Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay từ cánh rừng xa
…
Chẳng bao giờ chớp mi”
Việt Nam ta được biết đến là nơi có rừng vàng biển bạc, vậy nên có thể trăng đến từ những nơi quen thuộc này ư? Đầu tiên, để trả lời cho câu hỏi “Trăng ơi…từ đâu đến”, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã nghĩ đến “cánh rừng xa”, bởi vì trăng có màu hồng như quả chín trong rừng, hay lơ lửng trước nhà, chỉ cần ngước mắt lên là chúng ta có thể tìm thấy.
Nhưng trăng còn có thể đến từ “biển xanh diệu kỳ” nữa, bởi vì trăng có hình tròn như mắt cá, nhưng mắt cá thì chớp, còn trăng thì lại không. Tác giả Trần Đăng Khoa có trí tưởng tượng thật phong phú làm sao, khiến em như được thả mình vào khung cảnh kì bí của cánh rừng xa để ngắm ánh trăng, rồi lại đến bờ biển để nhìn trăng sáng rọi buổi đêm vậy.
Tiếp theo đó, trăng lại được nhà thơ liên tưởng đến từ những nơi thân thuộc của bất kì thế hệ trẻ thơ nào:
“Trăng ơi… từ đâu đến?
…
Hú gọi trâu đến giờ!”
Bằng cách sử dụng tiếp tục biện pháp lập ngữ cho câu hỏi “Trăng ơi…từ đâu đến”, nhà thơ Trần Đăng Khoa lại đưa chúng ta đi tìm nguồn gốc của vầng trăng qua những điều thân quen mà em nghĩ bất kể ai cũng từng đi qua. Trăng cũng có thể đến từ sân chơi, vì trăng có hình dạng tròn như quả bóng được bạn nào đó đá lên trời.
Sự ví von của tác giả thật ngộ nghĩnh và thú vị. Rồi trăng cũng có thể đến từ lời mẹ ru, qua những lời ru từ sự tích cây đa, có chú Cuội ngồi chăn trâu trên cung trăng. Đây là những điều thân thương, đầy kỉ niệm, bất kể ai cũng từng được đá bóng, nghe và thuộc sự tích cây đa.
Điều này cũng cho thấy, trăng là người bạn thân thiết với mỗi người từ khi còn nhỏ, dù chúng ta có ở đâu đi chăng nữa, trăng cũng sẽ ở bên chúng ta, như quả bóng, như lời mẹ ru theo chúng ta cả cuộc đời vậy. Hai khổ thơ trên của tác giả đã khiến cho em có cảm giác vô cùng hoài niệm và bình yên.
Trăng tuy thân thuộc nhưng cũng vô cùng to lớn, vì trăng còn gắn liền với tình yêu đất nước thiêng liêng, được thể hiện qua hai khổ thơ cuối của bài:
“Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay từ đường hành quân
…
Sáng hơn đất nước em…”
Trăng chính là bạn đồng hành của các chú bộ đội, soi sáng cho các chú hành quân băng rừng vượt núi trong đêm để bảo vệ cho đất nước, để mọi người được ngắm trăng trong hòa bình và hạnh phúc, để có thể thấy trăng “soi vàng góc sân”. Để rồi từ đó, tình yêu đất nước được dâng cao hơn trong lòng nhà thơ Trần Đăng Khoa khi đó mới 10 tuổi.
Nhà thơ đi đến khẳng định, trăng sẽ ở khắp mọi miền, nhưng chắc chắn không nơi nào trăng sáng như đất nước ta. Vì trăng quê ta có các chú bộ đội canh giữ, trăng sáng vì có sự hạnh phúc và tình yêu nước nồng cháy trong lòng mỗi người. Hai khổ thơ cuối đã khiến em vô cùng cảm động và tự hào vì được sinh ra là con người Việt Nam, nơi có tấm gương sáng của thế hệ cha anh đi trước.
Qua bài thơ “Trăng ơi từ đâu đến” của nhà thơ Trần Đăng Khoa, em đã có rất nhiều cảm xúc đặc biệt. Em vô cùng ngưỡng mộ tài năng của nhà thơ vì khi viết bài thơ, Trần Đăng Khoa chỉ mới 10 tuổi. Cũng qua đó, em càng yêu thích ánh trăng, người bạn thân thiết của mình hơn và càng yêu đất nước, nơi ánh trăng sáng nhất trong lòng em.
Gợi ý cho bạn 🌹 Cảm Nhận Bài Thơ Khi Con Tu Hú 🌹 đặc sắc
Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Trăng Ơi Từ Đâu Đến Chi Tiết – Mẫu 6
Chia sẻ dưới đây bài văn mẫu cảm nghĩ Trăng ơi từ đâu đến chi tiết để bạn đọc cùng tham khảo thêm.
Ánh trăng rằm lồng lộng trong đêm Trung thu đã làm xao xuyến tâm hồn trẻ thơ bao thế hệ. Nhất là các em ở vùng nông thôn, vầng trăng ấy biết bao thân thiết và gần gũi. Cậu bé thơ thần đồng Trần Đăng Khoa viết bài thơ này lúc lên mười tuổi, với cảm xúc rất hồn nhiên, nhưng giàu sự liên tưởng. Bài thơ sử dụng điệp khúc từ đầu đến khổ thơ cuối: Trăng ơi… từ đâu đến?
Nhịp thơ năm chữ cứ đều đều như nhịp trống tùng… dinh… dinh… của các em rước đèn phá cỗ đêm Trung thu đầy háo hức. Tiết tấu của từng câu thơ, khổ thơ được diễn biến theo trình tự thời gian của vầng trăng. Bắt đầu trăng không phải từ trong vũ trụ mà từ cánh rừng xa, với sự liên tưởng “trăng là con đẻ của cây” tạo nên “quả chín” lửng lơ treo trước nhà. Đấy là quà tặng của cây dành cho trẻ thơ trong đêm Trung thu đấy.
Màu hồng của trăng như trái chín, tức là khi vầng trăng mới lấp ló, khoảng cách của trăng cũng gần như quả chín trên cây có thể hái được, nắm bắt được.
Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay biển xanh diệu kỳ
Trăng tròn như mắt cá
Không bao giờ chớp mi
Một sự so sánh rất thông minh qua hình tượng trăng tròn như mắt cá nhưng mắt cá ấy không bao giờ chớp mi bởi ánh sáng của con mắt ấy vừa dịu dàng, vừa mênh mông, đắm đuối. Dường như thế giới trong trăng là một thế giới thần tiên, lung linh, được trăng chia đều.
Từ khoảng cách xa của rừng và biển, trăng dịch chuyển tới gần góc sân gia đình và chung niềm vui cùng trẻ nhỏ. Vầng trăng như “quả bóng” được các em thỏa thích, vui chơi. Nhưng rồi, mạch thơ không dừng lại ở đây, tứ thơ được nâng lên, vượt ra khỏi cái nhìn của trẻ thơ:
Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay từ lời mẹ ru
Thương Cuội không được học
Hú gọi trâu đến giờ.
Ở khổ thơ này, vầng trăng không nằm ngoài sự quan sát, so sánh, tưởng tượng nữa, vầng trăng đã “lặn vào” bộc lộ nội tâm. Vầng trăng sáng cho trẻ thơ vui chơi trong đêm trăng rằm này, nó cũng được nuôi dưỡng từ trong ca dao cổ tích. Hình ảnh gốc đa chú Cuội ngồi trong trăng xa vời vợi ấy lại đến cùng với các em.
Phải chăng, nhắc tới chuyện này để yêu hơn những câu chuyện truyền thuyết ca ngợi vầng trăng của người xưa? Mặt khác, cấu trúc của bài thơ được sắp rất lô-gíc để bật lên sức sống mãnh liệt của dân tộc. Vầng trăng rằm đêm Trung thu hiện lên trong hoàn cảnh cả nước hành quân ra tuyến lửa.
Hình ảnh “trăng soi chú bộ đội” và “soi vàng góc sân” khiến người đọc hiểu sâu thêm rằng: Vì một vầng trăng hòa bình, vì hạnh phúc của đêm Trung thu trẻ thơ mà người lính phải ra đi chiến đấu.
Trăng ơi có nơi nào?
Sáng hơn đất nước em.
Câu hỏi để dành trăng trả lời, nhưng đó chính là sự trả lời thay trăng của trẻ thơ cho nhân loại biết rằng: đất nước Việt Nam dẫu còn nhiều gian lao, vất vả, nhưng vẫn sáng ngời lên dưới ánh trăng những làng quê hồn hậu và đầy sức sống, tình người.
Ngoài phân tích bài trăng ơi từ đâu đến, đọc thêm mẫu ✅ Cảm Nhận Bài Thơ Vội Vàng ✅ chi tiết
Cảm Thụ Bài Thơ Trăng Ơi Từ Đâu Đến Đặc Sắc – Mẫu 7
Dưới đây là bài văn cảm thụ bài thơ Trăng ơi từ đâu đến đặc sắc nhất, đừng bỏ lỡ nhé!
Ai chẳng yêu trăng. Nhưng mỗi người yêu một kiểu khác nhau. Nhà thơ mười tuổi Trần Đăng Khoa cũng quá yêu trăng. Cả một bài thơ 5 chữ gồm sáu khổ thơ với sáu lần điệp khúc thiết tha ” Trăng ơi…từ đâu đến ?” vang lên, mà đây chỉ là khúc ba của giai điệu :
…Trăng ơi …Từ đâu đến ?
Hay từ một sân chơi
Trăng bay như quả bóng
Đứa nào đá lên trời .
Vì trăng rất đẹp nên nhà thơ đã gọi trăng ” Trăng ơi” và hỏi trăng ” từ đâu đến”? trăng đã được nhà thơ biến thành một người bạn gần gũi và trăng như lắng nghe nhà thơ gọi, hỏi. Song chưa kịp để trăng trả lời, sự liên tưởng thần kì của nghệ sĩ tí hon đã nảy sinh một giả thiết thú vị :
Hay từ một sân chơi
Trăng bay như quả bóng
Đứa nào đá lên trời .
Nhà thơ so sánh độc đáo ” trăng như quả bóng” đã hợp lí, đã hay rồi nhưng điều thú vị còn ở chỗ ” trăng bay” từ một “sân chơi” và thú vị hơn nữa lại do ” đứa nào đá lên trời”. Nếu câu thơ là “bạn nào đá lên trời” ý thơ có phần cứng nhắc kém ngộ nghĩnh.
Tuy là “đứa nào” đấy nhưng vẫn không thô mà lại rất ngộ nghĩnh và tự nhiên. Một hình ảnh so sánh như thế, từ ngữ tự nhiên, thú vị như thế phải sinh ra từ một “thần đồng” thơ kết hợp với một”cầu thủ nhí” mười tuổi của một sân chơi thực thụ.
Mời bạn đón đọc 🌜 Cảm Nhận Bài Thơ Đây Thôn Vĩ Dạ 🌜 hay nhất