Cách Cúng Mẹ Quan Âm ❤️️ Lễ Vật Trái Cây, Cách Khấn Vái ✅ Hãy Cùng Tham Khảo Những Nội Dung Hữu Ích Được Chọn Lọc Và Chia Sẻ Sau Đây
Mẹ Quan Âm Là Ai
Mẹ Quan Âm Là Ai? Hình ảnh Tượng Phật Bà Quan Âm chắc hẳn đã không còn xa lạ với mọi người. Trong Phật giáo, Phật Bà Quan Âm xuất hiện dưới mọi hình thức để phổ độ chúng sinh, tránh những thiên tai, quỷ dữ.
Phật Bà Quan Âm được mọi người tôn thờ rộng rãi với hy vọng được Ngài che chở trong công việc và cuộc sống. Họ mong muốn sẽ được Phật Quan Âm phù giúp, phụng sự chúng sinh. Phật Bà Quan Âm tượng trưng cho sự may mắn, vui vẻ, lạc quan và tấm lòng từ bi nhân hậu.
Phật Bà nguyên là Quán Thế Âm, nhưng do tránh chữ Thế trong tên nhà vua đường là Lý Thế Dân nên gọi là Quan Âm hay Quán Âm. Các vị Phật tử Trung Hoa thường thờ Phật Bà Quan Âm chung với các vị Bồ Tát Phổ Hiền.
Quan Âm hiện thân trong mọi hình dạng để cứu độ chúng sinh, nhất là trong các nạn lửa, nước, quỷ dữ và đao kiếm. Phụ nữ không con cũng hay cầu Quan Âm. Quan Âm cũng hay được nhắc tới bên cạnh Phật A-di-đà. Tại Trung Hoa và Việt Nam, Quan Âm thường được diễn tả dưới dạng nữ nhân.
Tham Khảo 🌿108 Lạy Và Lời Khấn Nguyện🌿 Bộ Lạy Sám Hối 108 Vị Phật
Có Nên Thờ Cúng Mẹ Quan Âm
Có Nên Thờ Cúng Mẹ Quan Âm? Hầu hết những người thờ Quan Thế Âm bồ tát đều muốn chiêm bái vị Bồ Tát để có sự an yên tự tại, sự lương thiện.
Ngoài ra họ cũng mong muốn được may mắn, sức khỏe, hạnh phúc ấm no. Hiện nay việc thờ Quan Thế Âm bồ tát tại gia được gia chủ khắc họa vị Quan Âm bằng nhiều chất liệu khác nhau như: hình thờ Phật Bà Quan Âm, tranh thờ Mẹ Quan Âm, tượng thờ Quan Âm Bồ Tát…
Và dù là chất liệu gì cũng quan trọng nhất là chữ tâm hướng tới Ngài và sự tu sửa thân tâm khẩu ý trong đời trời.
Thờ Quan Thế Âm Bồ Tát sẽ mang lại sự an yên trong gia đình.
Có thể nói thờ tượng Phật Quan Âm trong nhà đã trở thành một nét đẹp truyền thống, thể hiện sự hướng thiện, hướng tới những điều tốt đẹp của con người.
Đó còn thể hiện niềm tin vào thân linh che chở phù hộ cho gia đình.
Đồng thời giúp gia đình hướng tới những điều đúng đắn, tránh những sai phạm trong cuộc sống.
Chia Sẻ 🌿Mâm Cơm Chay Cúng Phật 🌿 Đầy Đủ
Cách Thờ Cúng Mẹ Quan Âm
Để có được Cách Thờ Cúng Mẹ Quan Âm tại nhà đúng theo lễ nghi, phong tục; bạn cần quan tâm đến nhiều yếu tố như: lựa chọn hướng đặt bàn, ngày cúng, cách bày trí và cả việc chuẩn bị văn khấn sao cho thành tâm, hợp lễ.
Cách Cúng Mẹ Quan Âm Tại Nhà, hãy cùng theo dõi hướng dẫn chi tiết sau đây.
- Hướng đặt bàn thờ Phật Quan Âm Bồ Tát
- Hướng tốt nhất để bạn đặt bàn thờ mẹ Quan Âm là phía hướng ra cửa chính/cửa sổ lớn hoặc ban công của ngôi nhà.
- Bạn cũng cần phải đảm bảo hướng nhìn của Phật Bà không bị bất cứ vật gì che chắn làm ảnh hưởng.
- Bên cạnh đó, đặt bàn thờ cũng cần phù hợp tuổi mệnh gia chủ và các yếu tố về phong thủy tạo sự hài hòa, thuận tiện hơn cho việc thờ cúng thường xuyên trong gia đình.
- Nếu bạn lựa chọn đặt bàn thờ Phật hướng ra cửa chính. Như vậy, vừa có thể duy trì được sự tôn nghiêm và đáp ứng các yếu tố về mặt phong thủy.
- Hướng dẫn cách bày trí bàn thờ Quan Âm
- Một điều quan trọng khi thờ cúng mẹ Quan Âm mà bạn cần quan tâm là việc sắp xếp, bài trí bàn thờ.
- Chính giữa của bàn thờ là tượng Phật và theo cùng là một bát hương dưới chân Phật. Hai bên của nơi thờ tự là hai cây đèn và ở hai bên đèn là hai ly nước sạch. Hai bên ở phía sau sẽ là 2 bình hoa cùng 2 đĩa hoa quả. Đây là cách sắp xếp đúng nhất cho bàn thờ mẹ Quan Âm Bồ Tát.
- Tuy nhiên, cách cúng mẹ Quan Âm tại nhà như thế nào, bàn thờ Quan Âm cần có những gì thì chưa chắc ai cũng biết.
- Nếu thờ Phật Quan Âm, gia chủ không nên sắm sửa quá nhiều và bày biện vàng mã, tiền bạc trên bàn thờ. Tốt nhất và chỉ nên sử dụng lễ chay ví như: hương, hoa quả, xôi chè lên bàn thờ.
- Những lễ mặn thường thấy trên bàn thờ Thần Tài – Ông Địa như: thịt heo, thịt gà, chả giò,…thì không nên sắm sửa cho bàn thờ Phật quan âm Bồ Tát.
- Hoa tươi nên chọn để dâng lễ Phật gồm những loại hoa như: hoa sen, hoa huệ, mẫu đơn,…Tránh dùng các loại hoa dại cho lên bàn thờ.
- Mặc dù, việc thờ Phật quan âm Bồ Tát khá phổ biến và được nhiều gia đình Việt quan tâm lựa chọn thờ cúng trong gia đình.
- Hướng dẫn cách cúng mẹ Quan Âm
- Sau khi chuẩn bị lễ vật, sắp xếp bàn thờ Phật, gia chủ tiến hành dâng hương lên Phật. Lưu ý: trước khi dâng hương, gia chủ cần kiêng giới, ăn chay và làm nhiều việc thiện để thể hiện cái tâm và giúp việc thờ cúng được diễn ra thuận lợi, linh thiêng.
Xem Thêm 🌿Bài Cúng Phật Tại Nhà🌿 Lễ Vật
Cách Thắp Hương Mẹ Quan Âm
Hướng dẫn Cách Thắp Hương Mẹ Quan Âm sao cho đúng sau đây:
Vào mỗi buổi sáng, gia chủ mặc áo tràng và quỳ trước bàn thờ Phật, thắp một nén hương và đánh 3 tiếng chuông sau đó lạy ba lạy.
Vào mỗi tối, gia chủ sau khi vệ sinh tắm rửa, lên bàn thờ Phật bà Quan Âm thắp ba nén nhang và đánh 1 hoặc 3 tiếng chuông. Trường hợp đọc kinh thì nên đọc bài kinh thờ Phật.
Cúng Mẹ Quan Âm Trái Cây Gì
Cúng Mẹ Quan Âm Trái Cây Gì? Một số thông tin hữu ích chia sẻ sau đây:
Việc này tùy theo ý thích của mỗi người, miễn sao hoa trái tươi lành thể hiện tấm lòng thành kính; tuy thế mỗi vùng có tập quán khác nhau, cũng như có những đặc sản khác nhau, nên việc chọn hoa trái trên bàn thờ cũng tùy từng địa phương và từng gia đình.
Chia Sẻ 🌿Văn Khấn Mời Ông Bà Về Ăn Tết Ngoài Mộ🌿 Hoàn Chỉnh
Cách Thỉnh Mẹ Quan Âm Về Thờ
Cách Thỉnh Mẹ Quan Âm Về Thờ là điều mà các gia chủ quan tâm.
Chọn ngày tốt thỉnh mẹ Quan Âm:
Nhiều người còn cho rằng nếu không chọn ngày tốt de thỉnh Phật Quan Âm thì sẽ mang đến tai họa. Đây là điều sai lầm.
Bởi thực chất nhà Phật luôn quan niệm tùy duyên nghĩa là khi có duyên với Phật thì bất cứ giờ nào cũng có thể thỉnh Phật không cớ gì phải chọn ngày thỉnh mẹ Quan Âm.
Đạo Phật quan trọng nhất là sự thành Tâm của các tín đồ.
Thờ Phật Quan Âm quan trọng nhất là sự thành Tâm
Tuy vậy nhiều gia chủ chọn ngày tốt thỉnh Phật Quan Âm là ngày mùng 1 hoặc ngày 15 âm lịch- đây là 2 ngày ăn chay để thỉnh Phật vào nhà.
Cũng có nhiều người lại xem ngày tốt thỉnh Phật Bà là ngày “Vía” Quan Âm như ngày 19/02 là ngày đản sinh, ngày 19/06 là ngày Người thành đạo và ngày 19/09 là ngày xuất gia.
Tìm Hiểu 🌿Văn Khấn Thay Bát Hương🌿 Mới
Cách Cúng Mẹ Quan Âm Bồ Tát
Cách Cúng Mẹ Quan Âm Bồ Tát, các lưu ý khi cúng Phật
- Không được đặt Quan Thế Âm Bồ Tát cùng các tượng Thần khác.
- Phật Quan Thế Âm nếu có đứng cùng thì thường sẽ cùng các tượng Phật A Di Đà và Đại Thế Chí Bồ Tát.
- Bàn thờ Quan Thế Âm cần đặt chính giữa nhà, có ánh sáng, sạch sẽ, thanh tịnh
- Nên cúng chay không được cúng mặn.
- Cần tròn Tâm để thờ cúng thì lúc đó mới có sự linh thiêng.
Đọc Thêm 🌿Cách Thờ Cúng Ông Độ Mạng🌿 Mâm Cúng
Cách Cúng Vía Mẹ Quan Âm
Cách Cúng Vía Mẹ Quan Âm, Trong năm có đến 3 ngày vía mẹ Quan Âm.
Vào những ngày này, các Phật Tử ở khắp nơi sẽ hướng đến cửa Phật để tổ chức các lễ cúng. Lễ cúng này được diễn ra khá hoàng tráng và trang nghiêm. Với mong muốn Phật Bà soi sáng và mở đường chính đạo, giúp tâm sáng trí tuệ khai thông. Mọi việc đều thuận lợi và suôn sẻ, gia đạo bình an và hạnh phúc viên mãn.
Dưới đây là 3 ngày vía mẹ Quan Âm trong năm, mời bạn xem qua.
- Ngày 19 tháng 02 âm lịch chính là ngày mẹ Quan Thế Âm Đảng Sinh
- Ngày 19 tháng 06 âm lịch là ngày mẹ Quan Thế Âm thành đạo
- Ngày 19 tháng 09 âm lịch là ngày mẹ Quan Thế Âm xuất gia.
Vào những ngày này, các Phật tử chuẩn bị lễ vật rất tươm tất để dâng lên cõi Phật nhằm cầu may mắn và bình an, sức khỏe dồi dồi. Làm ăn ngày càng thuận lợi, gặt nhiều nhiều tiền của.
Tìm Hiểu 🌿Cách Cúng Cô Hồn Tháng 7 🌿 Vái Cúng
Bài Cúng Mẹ Quan Âm
Tìm hiểu về Bài Cúng Mẹ Quan Âm hoàn chỉnh sau
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô Đại từ, Đại bi Linh cảm Quán Thế m Bồ Tát.
Kính lạy Đức Viên Thông giáo chủ thùy từ chứng giám.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..
Tín chủ (chúng) con là: ………………… Ngụ tại: ……………………………
Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Đại bi, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới Toà sen hồng.
Cúi xin Đức Đại Sỹ không rời bản nguyện chở che cứu vớt chúng con như mẹ hiền phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao.
Được ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử cùng gia đình bốn mùa được chữ bình an, tám tiết khang ninh thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, gia đạo hưng long, mầm tai ương tiêu sạch làu làu, đường chính đạo thênh thang tiến bước. Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.
Dãi tấm lòng thành, cúi xin bái thỉnh.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Xem Thêm 🌿Cách Cúng Rằm Tháng Giêng🌿 Mâm Cúng
Cách Khấn Vái Mẹ Quan Âm
Cách Khấn Vái Mẹ Quan Âm được chia sẻ chi tiết qua hình ảnh dưới đây:
Tham khảo ngay Cách Vái Cúng Mẹ Quan Âm nghiêm chỉnh như sau:
Cách Khấn Cúng Mẹ Quan Âm
Cách Khấn Cúng Mẹ Quan Âm khi đi lễ chùa
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..
Tín chủ con là …………………………………………………………………………………….
Ngụ tại ………………………………………………………………………………………………
Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng (nếu viết sớ đặt trên mâm lễ vật) lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.
Chúng con xin dốc lòng kính lễ:
– Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.
– Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.
– Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.
– Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.
– Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.
Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được ……………………………… (công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…).
Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai quan nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khoẻ, trên dưới thuận hoà an khang thịnh vượng.
Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Chia Sẻ 🌿Văn Khấn Gia Tiên Rằm Tháng 7🌿 Văn Cúng