Bảng Chữ Nôm ❤️ Bảng Chữ Của Người Việt Nam Xưa ✅ Chữ Viết Ý Nghĩa Truyền Thống Từng Đi Vào Thơ Ca Nổi Tiếng Và Lịch Sử Đất Nước.
Bảng Chữ Nôm Là Gì
Trước khi ra đời chữ Quốc ngữ thì người Việt dùng chữ Nôm và chữ Hán. Chữ Nôm được đưa vào dạy học và cả thi cử. Cùng tìm hiểu về khái niệm chữ Nôm một cách chính xác nhất dưới đây.
Chữ Nôm (字喃), còn gọi là Quốc âm (chữ Hán: 國音), là một hệ chữ ngữ tố từng được dùng để viết tiếng Việt, gồm các từ Hán-Việt và các từ vựng khác. Nó bao gồm bộ chữ Hán tiêu chuẩn và các chữ khác được tạo ra dựa theo quy tắc.
Cả hai từ “Chữ” và “Nôm” trong chữ Nôm đều là từ Hán Việt cổ. Từ chữ bắt nguồn từ cách phát âm trong tiếng Hán thượng cổ của chữ “tự” 字 (có nghĩa là chữ).
Từ “Nôm” bắt nguồn từ cách phát âm trong tiếng Hán trung cổ của chữ “nam” 南 (có nghĩa là phía nam). Ý của tên gọi chữ Nôm là đây là thứ chữ dùng để ghi chép tiếng nói của người phương Nam (tức người Việt, xưa kia người Việt tự xem mình là người phương Nam, còn người Trung Quốc là người phương Bắc).
Chữ Nôm bắt đầu hình thành và phát triển từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 20. Tại giai đoạn này, chữ Nôm là công cụ thuần túy Việt Nam duy nhất ghi chép lịch sử, văn hóa dân tộc. Người Việt sáng tạo ra chữ Nôm và dùng để biểu đạt từ thuần Việt, kết hợp với chữ Hán dùng để biểu đạt từ Hán Việt và tạo nên một bộ chữ viết phổ thông cho tiếng Việt lúc đó.
👉Khám phá ngay Bảng Chữ Cái Katakana Và Hiragana – Mẫu Chữ Chuẩn
Bảng Chữ Cái Chữ Nôm
Giới thiệu đến bạn bảng chữ cái Nôm trong tiết Việt. Đây là bảng chữ truyền thống dùng để độ việt của người Việt xưa.
Cách cấu tạo chữ Nôm có thể đã manh nha ló dạng từ những năm đầu khi người Hán chinh phục đất Giao Chỉ (Miền Bắc Việt Nam) và đặt nền đô hộ trên các bộ lạc người Việt vào đầu Công Nguyên.
Vì ngôn ngữ khác biệt, những “chữ Nôm” đầu tiên xuất hiện vì nhu cầu ghi địa danh, tên người hoặc những khái niệm không có trong Hán văn. Song chứng cứ còn lưu lại hết sức ít ỏi, khó kiểm chứng được một cách chính xác.
Phạm Huy Hổ trong “Việt Nam ta biết chữ Hán từ đời nào?” thì cho rằng chữ Nôm có từ thời Hùng Vương. Văn Đa cư sĩ Nguyễn Văn San lại cho rằng chữ Nôm có từ thời Sĩ Nhiếp cuối đời Đông Hán thế kỷ thứ 2.
Nguyễn Văn Tố dựa vào hai chữ “bố cái” trong danh xưng “Bố Cái đại vương” do nhân dân Việt Nam suy tôn Phùng Hưng mà cho rằng chữ Nôm có từ thời Phùng Hưng thế kỷ thứ 8.
Ý kiến khác lại dựa vào chữ “cồ” trong quốc hiệu “Đại Cồ Việt” (大瞿越) để cho rằng chữ Nôm có từ thời Đinh Tiên Hoàng.
👉Bên cạnh Bảng Chữ Cái Chữ Nôm chia sẻ đến bạn Bảng Chữ Cái Tiếng Nhật Đầy Đủ – Cách Học, Cách Đọc A – Z
Cách Học Bảng Chữ Cái Tiếng Nôm
Một vài cái học chữ Nôm của người xưa truyền lại cho các thế hệ sau, mời bạn cùng tham khảo.
– Một chữ Nôm được viết bằng một hay nhiều chữ Hán (hoặc thành phần của chữ Hán).
– Người viết được chữ Nôm phải biết cả tiếng bình dân lẫn tiếng kinh điển.
– Mục đích người viết chữ Nôm là làm sao diễn đạt ra tiếng bình dân từ các chữ Hán.
– Người đọc được chữ Nôm cũng phải biết tiếng bình dân lẫn tiếng kinh điển.
Do thời xưa chữ Nôm không được tiêu chuẩn hoá cho nên tự ai nấy diễn đạt chữ viết theo riêng mình, làm cho một chữ bình dân có thể có nhiều chữ viết Nôm khác nhau.
Sau đây là vài ví dụ về cách thức diễn đạt của người xưa:
1- Dùng hai chữ Hán, một chữ có nghĩa kinh điển giống. Hoặc gần (gợi ý) với nghĩa bình dân, chữ kia có âm kinh điển giống hoặc gần giống âm của tiếng bình dân.
2- Dùng một chữ Hán có nghĩa và âm kinh điển giống như nghĩa và âm bình dân (đối với loại này, tiếng bình dân lấy từ tiếng kinh điển nên cả hai tiếng hoàn toàn giống nhau về âm và nghĩa).
3- Dùng một chữ Hán có âm kinh điển giống như âm bình dân (loại này người viết chữ chỉ chú trọng về âm, không chú trọng về nghĩa).
4- Ngoài ra còn có nhiều hình thức khác. Trên cơ bản, chúng ta dựa theo lối phân tích ở trên thì có thể đọc và hiểu được chữ Nôm.
👉Chia sẻ đến bạn Bảng Chữ Cái Lớp 1 Tiếng Việt, Tiếng Anh – Chuẩn Nhất
Phiên Âm Bảng Chữ Cái Hán Nôm
Chữ Nôm không có bảng phiên âm cụ thể. Người dùng chữ Nôm đa số sẽ dựa vào tiếng Hán để phiên âm và dịch nghĩa.
Mượn cả âm đọc (âm Hán Việt) và nghĩa của chữ Hán để ghi lại các từ từ Hán Việt. Âm Hán Việt có ba loại là:
- Âm Hán Việt tiêu chuẩn: bắt nguồn từ ngữ âm tiếng Hán thời Đường.
Ví dụ: “ông” 翁, “bà” 婆, “thuận lợi” 順利, “công thành danh toại” 功成名遂.
- Âm Hán Việt cổ: bắt nguồn từ ngữ âm tiếng Hán trước thời Đường.
Ví dụ: “mùa” 務 (âm Hán Việt tiêu chuẩn là”vụ”), “bay” 飛 (âm Hán Việt tiêu chuẩn là “phi”), “buồng” 房 (âm Hán Việt tiêu chuẩn là “phòng”)
- Âm Hán Việt Việt hoá: là các âm gốc Hán bị biến đổi cách đọc do ảnh hưởng của quy luật ngữ âm tiếng Việt.
Ví dụ: “thêm” 添 (âm Hán Việt tiêu chuẩn là “thiêm”), “nhà” 家 (âm Hán Việt tiêu chuẩn là “gia”), “khăn” 巾 (âm Hán Việt tiêu chuẩn là “cân”), “ghế” 几 (âm Hán Việt tiêu chuẩn là “kỉ”).
Ba loại âm Hán Việt kể trên đều được dùng trong chữ Nôm.
Mượn chữ Hán đồng âm hoặc cận âm để ghi âm tiếng Việt. Âm mượn có thể là âm Hán Việt tiêu chuẩn, âm Hán Việt cổ hoặc âm Hán Việt Việt hoá. Khi đọc có thể đọc giống với âm mượn hoặc đọc chệch đi.
👉Tặng bạn top Bảng Chữ Cái Tiếng Hàn Đầy Đủ – Chữ Cái Hàn Quốc Chuẩn
Bảng Chữ Nôm Việt Nam
Dưới đây là bảng 80 chữ cái Nôm trong tiếng Việt mà những người bắt đầu học chữ Nôm không thể bỏ qua.
👉Bên cạnh Bảng Chữ Nôm Việt Nam tiết lộ đến bạn Bảng Chữ Cái Tiếng Pháp Đầy Đủ – Cách Học, Phát Âm A-Z
Bảng Tra Chữ Nôm
Để hiểu được chữ Nôm, bạn cần phải có bảng tra mới có thể biết nghĩa chính xác và cụ thể. Có thể dùng bảng tra được tổng hợp lại từ các thời xưa qua sách bảng tra dưới đây.
Bảng gồm có 8187 chữ dùng để ghi hơn một vạn hai nghìn tiếng là từ hoặc là bộ phận của từ thường dùng trong tiếng Việt.
Bảng tra này không những thu thập những “chữ nôm chân chính” mà còn thu thập cả những chữ Hán được dùng để ghi tiếng ta nữa. Bởi vì muốn đọc văn bản Nôm thì không thể không biết đọc những “chữ Hán” như vậy.
Bảng tra này gồm có hai phần: phần thứ nhất dùng để tra cách đọc chữ nôm, phần thứ hai dùng để tra cách viết các chữ nôm ghi ở phần thứ nhất.
Phần thứ hai trong bảng tra ghi lại bằng chữ quốc ngữ tất cả các tiếng tương ứng với chữ nôm trong phần thứ nhất, và sắp xếp theo thứ tự A, B, C..Con số ghi sau mỗi tiếng viết bằng chữ quốc ngữ là số thứ tự của chữ nôm trong phần thứ nhất
Đây mẫu bảng tra chữ Nôm để bạn có thể thuận tiện tìm kiếm:
👉Bật mí đến bạn Kí Tự Đặc Biệt Chữ To -️ Top Những Mẫu Chữ To Đẹp
Bảng Chữ Cái Nôm
Tham khảo thêm bảng chữ cái Nôm kèm hình minh họa về nghĩa dễ nhớ cho người mới học dưới đây.
👉Sưu tầm ngay Bảng Chữ Cái Tiếng Trung Full – Chữ Cái Trung Quốc
Bảng Tập Viết Chữ Nôm
Người mới học chữ Nôm cần dựa theo bảng tập viết để làm quen với mặt chữ và nét viết trước khi thông thạo.
👉Bên cạnh Bảng Tập Viết Chữ Nôm tiết lộ đến bạn Bảng Chữ Cái Tiếng Nga Viết Tay – Cách Đọc Phát Âm Chuẩn
Trên đây là bảng chữ Nôm của người Việt, Cùng tìm hiểu về chữ Nôm nước nhà nhé! Cảm ơn bạn đã tham khảo tại scr.vn.