Viết Đoạn Văn Về Lòng Tự Trọng ❤️️ 26+ Bài Nghị Luận Ngắn Hay ✅ Là Một Phẩm Chất Đáng Quý, Giúp Cho Chúng Ta Giữ Gìn Được Bản Thân, Nhân Phẩm Của Mình.
Viết Đoạn Văn Bàn Về Lòng Tự Trọng – Bài 1
Tham khảo bài mẫu Viết Đoạn Văn Bàn Về Lòng Tự Trọng đặc sắc được SCR.VN chia sẻ đến các bạn đọc sau đây.
Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Người có lòng tự trọng luôn biết tôn trọng bản thân và người khác, tích cực xây dựng những mối quan hệ xã hội tốt đẹp, quyết liệt chống lại cái xấu, cái ác, bảo vệ công bằng và lẽ phải.
Người có lòng tự trọng luôn hết lòng vì công việc, tôn trọng giờ giấc, trung thực với mọi người, đặt lợi ích của tập thể lên hàng đầu, hướng kết quả cao nhất trong công việc. Họ cũng sẵn sàng dám nhận ra lỗi sai của mình, sống trong sạch, thẳng thắn và có trách nhiệm cao trong công việc và trong ứng xử với mọi người.
Ai cũng cần có lòng tự trọng. Chính lòng tự trọng tôn vinh vẻ đẹp nhân cách, khẳng định sức mạnh trí tuệ, cảm xúc và bản lĩnh hành động của con người. Cũng chính lòng tự trọng giúp ta phân biệt được giá trị của bản thân, nhận rõ thiện – ác và quan niệm về lí tưởng sống sâu sắc. Lòng tự trọng là một thước đo nhân cách của con người trong xã hội.
Xã hội ngày càng văn mình và hiện đại thì lòng tự trọng của con người cũng phải càng lớn. Giá trị bản thân mỗi con người được làm nên từ lòng tự trọng, hướng con người tới những chuẩn mực chung của xã hội, giúp cho cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn. Dẫu có đói rách, miễn còn lòng tự trọng, chắc chắn một ngày nào đó, con người cũng vươn tới thành công.
Gợi Ý 💦 Viết Một Đoạn Văn Ngắn Gọn ❤️️ 21 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Viết Đoạn Văn Về Lòng Tự Trọng Hay Nhất – Bài 2
Bài mẫu Viết Đoạn Văn Về Lòng Tự Trọng Hay Nhất là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em đạt điểm cao cho các kì thi của mình.
Lòng tự trọng là một trong những đức tính cao quý của con người, mà mỗi chúng ta đều cần phải có phẩm chất đó. Lòng tự trọng là coi trọng danh dự, phẩm chất, nhân cách của bản thân và những người xung quanh ta. Người có lòng tự trọng sẽ biết bảo vệ lòng tự trọng của mình. Hằng ngày, ai cũng biểu hiện ra lòng tự trọng của mình. Khi chúng ta giao tiếp với người khác, khi chúng ta làm việc, chúng ta tự đánh giá bản thân mình.
Một người có lòng tự trọng được thể hiện qua cảm thấy có giá trị và được chấp nhận bởi những người khác, cảm thấy xứng đáng được đối xử công bằng, tôn trọng, chấp nhận và tôn trọng chính mình ngay cả khi bạn sai lầm, tin vào bản thân, dù có thể bạn không đạt tới thành công ngay từ lần đầu tiên. N
gười có lòng tự trọng sẽ biết cách hoàn thiện bản thân mình để trở thành một người được nhiều người yêu mến. Trái lại, với những người không có lòng tự trọng sẽ phải sống trong sự cô lập với xã hội vì không có các mối quan hệ.
Vì vậy chúng ta cần phải coi trọng, giữ gìn phẩm cách, cư xử đàng hoàng, đúng mực, luôn làm tròn trách nhiệm được giao phó, không để người khác phải chê trách, nhắc nhở, rèn luyện cách đối nhân xử thế và luôn thân thiện cởi mở với mọi người xung quanh, có được như vậy chúng ta mới đem lại được giá trị to lớn cho cuộc sống.
Chia Sẻ 🌼 Cách Viết Đoạn Văn Nghị Luận Xã Hội 200 Chữ ❤️️ Hay Nhất
Viết Đoạn Văn Nói Về Lòng Tự Trọng Ngắn Gọn – Bài 3
Viết Đoạn Văn Nói Về Lòng Tự Trọng Ngắn Gọn và súc tích thể hiện qua từng câu văn, cách sử dụng từ ngữ sáng tạo và đa dạng.
Tự trọng là một đức tính tốt đẹp của con người trong xã hội ngày nay. Hiểu một cách đơn giản lòng tự trọng là coi trọng danh dự, phẩm chất, nhân cách của bản thân. Người có lòng tự trọng là luôn biết giá trị của bản thân mình. Họ biết mình là ai, có những gì, tự hào về điều gì và không để người khác xâm phạm đến những điều ấy. Người có lòng tự trọng sẽ biết bảo vệ lòng tự trọng của mình.
Lòng tự trọng sẽ không là những thứ đi ngược với lương tâm con người. Đừng quy lòng tự trọng với tâm lý sĩ diện là một. Hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau và thể hiện những thái độ hoàn toàn khác nhau. Tâm lý sĩ diện thể hiện một thái độ tiêu cực còn lòng tự trọng thì ngược lại. Nó đem đến những tích cực nhất định.
Lòng tự trọng đi liền với cái tôi cá nhân. Bởi mỗi người sẽ có những giá trị riêng của bản thân vì thế mà ai cũng có lòng tự trọng riêng ở mức độ nhất định. Có lòng tự trọng bạn sẽ biết tôn trọng bản thân mình từ đó tôn trọng người khác. Sự tôn trọng thực sự cần thiết trong các mối quan hệ xã hội ngày nay.
Được xây dựng trên nền tảng là sự tôn trọng, các mối quan hệ sẽ vững bền hơn. Bạn không thể sống trong sự cô lập với xã hội vì thế không có các mối quan hệ, bạn sẽ không thể tồn tại được. Lòng tự trọng sẽ giúp bạn có được những mối quan hệ lâu dài. Không chỉ thế, lòng tự trọng còn là nội tâm, là lý trí để ngăn cản bạn làm những điều xấu, những hành vi đi ngược với đạo đức và lương tâm con người. Bởi có lòng tự trọng, bạn sẽ tìm cách để bảo vệ nó.
Để bảo vệ nó bạn sẽ không để mình hành động theo bản năng mà luôn suy xét lợi, hại cũng như sự ảnh hưởng của nó. Hành động sau suy nghĩ sẽ là một cách tốt để bạn giảm đi những sai lầm không đáng có. Đó cũng là cách để ta bảo vệ lòng tự trọng của chính mình.
Tham Khảo 🌼 Viết Đoạn Văn Nghị Luận ❤️️ 15 Bài Mẫu Ngắn Gọn Hay Nhất
Viết Một Đoạn Văn Về Lòng Tự Trọng Đặc Sắc – Bài 4
Bài mẫu Viết Một Đoạn Văn Về Lòng Tự Trọng Đặc Sắc giúp các em có thêm cho mình nhiều ý tưởng mới để hoàn thiện bài văn của mình.
Nếu “Tự phụ” là một trong những thói xấu của người đời thì “Tự trọng” lại là một nét tính cách được coi là nền tảng để làm nên phẩm giá cao quý của một con người chân chính. Bởi ‘’tự trọng’’ là coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình. Từ ngàn xưa, ông cha ta đã đặt danh dự lên hàng đầu: “Đói cho sạch, rách cho thơm”, “Tốt danh hơn lành áo”… Tính “tự trọng” không phải tự nhiên mà có.
Đó là kết quả của một quá trình được giáo dục và tự tu dưỡng lâu dài của mỗi cá nhân. Khi một học sinh không thuộc bài nhưng dứt khoát không quay cóp của bạn bên cạnh, không giở sách để chép, đó là “tự trọng”. Có lỗi, biết nhận và biết sửa lỗi, đó là “tự trọng”. Việc gì làm được thì cố gắng làm, không phiền lụy đến người khác, đó là “tự trọng’’.
Không làm điều gì tổn hại đến thanh danh, không bị khuất phục trước cường quyền, bạo lực; không bị mua chuộc bởi tiền tài, danh vọng, đó là “tự trọng”. Tóm lại, “tự trọng” là một đức tính đáng quý và nghiễm nhiên người có tính tự trọng sẽ được mọi người yêu mến và nể trọng.
Song, cũng cần phê phán những kẻ thiếu tự trọng, vì một nguồn lợi cá nhân nào đó mà bán rẻ danh dự và tự chà đạp nhân phẩm của bản thân. Mỗi chúng ta hãy tự có trách nhiệm với danh dự của bản thân, bằng cách rèn luyện tính tự trọng – nền tảng làm nên phẩm giá của một con người chân chính.
Hướng Dẫn 💦 Nạp Thẻ Mobi Miễn Phí ❤️️ Cách Nạp, Tặng Thẻ Mobi Free
Viết Đoạn Văn Ngắn Về Lòng Tự Trọng – Bài 5
Viết Đoạn Văn Ngắn Về Lòng Tự Trọng, là một trong những chủ đề rất hay và quen thuộc trong các bài kiểm tra văn.
Tự trọng là một trong những phẩm chất đạo đức của con người, mỗi chúng ta đều có những phẩm chất đó và cần phải có cách nhìn mới mẻ về lòng tự trọng và mối quan hệ đối nhân xử thế với mọi người xung quanh trong cuộc sống này. Tự trọng là một trong những phẩm chất đáng quý, đó là sự xấu hổ và là một chuẩn mực mà nằm trong giới hạn con người của họ, mỗi chúng ta đều có lòng tự trọng đó nhưng mức độ của mỗi người là khác nhau và điều đó biểu hiện được những phẩm chất trong một con người.
Lòng tự trọng đôi khi được đánh giá cao, nhưng ngược lại một số người lại quá coi trọng lòng tự trọng của chính mình mà không chịu nghe người khác nói, như dân tộc ta đã có câu nhân hậu thù cần có lòng đồng cảm và sẻ chia đó cũng đã nhắc nhở những con người có lòng tự trọng quá cao cần xem xét và suy nghĩ lại những điều đó để có cách nhìn tốt và ý nghĩa hơn, cuộc sống của mỗi người đều được.
Quan hệ giữa con người với con người đó được xem như cách đối nhân xử thế, cách ứng xử thái độ của con người được đánh giá vô cùng mạnh mẽ và nó có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của mỗi người chúng ta nên hiểu và có cái nhìn sâu sắc về vấn đề này, bởi nó vô cùng nhạy cảm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của mỗi chúng ta, những điều mà xã hội này cần và những điều đúng với chuẩn mực đạo đức mà xã hội này ban tặng cho chính mình.
Cách ứng xử đó cần phải dựa trên một chuẩn mực đó được gọi là những chuẩn mực nằm trong giới hạn mà xã hội này cho phép, mỗi chúng ta nên rèn luyện cách đối nhân xử thế và luôn thân thiện cởi mở với mọi người xung quanh, có được như vậy chúng ta mới đem lại được giá trị to lớn cho cuộc sống.
Tham Khảo 💦 Viết Đoạn Văn Khoảng 200 Chữ Về Phẩm Chất Cần Có Của Thanh Niên Hiện Nay ❤️️ Hay Nhất
Viết Đoạn Văn Nghị Luận Về Lòng Tự Trọng Ấn Tượng – Bài 6
Chia sẻ đến bạn đọc mẫu văn chia sẻ về chủ đề ”Viết Đoạn Văn Nghị Luận Về Lòng Tự Trọng Ấn Tượng” sau đây nhé!
Giá trị của con người không phải là được thể hiện ở ngoại hình, hay không chỉ đơn giản là trình độ học vấn, địa vị trong xã hội. Mà nó được thể hiện rõ nhất bằng lòng tự trọng của con người. Lòng tự trọng là coi trọng danh dự, phẩm chất, nhân cách của bản thân. Người có lòng tự trọng là luôn biết giá trị của bản thân mình.
Lòng tự trọng đi liền với cái tôi cá nhân. Bởi mỗi người sẽ có những giá trị riêng của bản thân vì thế mà ai cũng có lòng tự trọng riêng ở mức độ nhất định. Có lòng tự trọng bạn sẽ biết tôn trọng bản thân mình từ đó tôn trọng người khác. Sự tôn trọng thực sự cần thiết trong các mối quan hệ xã hội ngày nay.
Để bảo vệ được lòng tự trọng cũng như nhận thức rõ giá trị của bản thân, bạn không làm gì khác ngoài rèn luyện để giữ gìn và phát triển nhân cách trong sạch, đúng mực. Bạn phải học tập hàng ngày để hình thành nhân sinh quan đúng đắn cho bản thân mình. Có như vậy bạn mới có khả năng đánh giá đúng đắn những hành động mà mình làm. Nghiêm khắc với chính bản thân mình là cách tốt nhất để rèn luyện.
Hãy rèn luyện sức khỏe, bản thân, học tập không ngừng, để giá trị con người ngày càng phát triển. Bổ sung kiến thức khoa học cũng như xã hội, giữ cho bản thân có một thái độ lạc quan và tích cực trong mọi tình huống, hòa nhã và tôn trọng người đối diện. Biết nhận lỗi và sửa sai lỗi lầm. Đừng để cái tôi cá nhân quá lớn lấn át lòng tự trọng.
Hãy cư xử một cách văn minh, lịch sự, hòa nhã và tôn trọng người khác bởi cuộc sống là cho đi rồi lại nhận về. Lòng tự trọng là thứ cơ bản và cần thiết đối với mỗi con người. Có lòng tự trọng, bạn mới có được sự tôn trọng của người khác đối với bản thân mình.
Xem Nhiều Hơn 💦 Viết Đoạn Văn 200 Chữ ❤️️Cách Viết & 24 Bài Văn Hay Nhất
Viết Đoạn Văn Nghị Luận Về Lòng Tự Trọng 200 Chữ – Bài 7
Viết Đoạn Văn Nghị Luận Về Lòng Tự Trọng 200 Chữ, giúp các em có thêm nhiều chủ đề văn hay để làm bài của mình tốt nhất.
Theo từ điển Tiếng Việt, “tự trọng” là coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình, là ý thức coi trọng giá trị bản thân. Người có lòng “tự trọng” là người luôn biết bản thân mình là ai, mình sinh ra trên cuộc đời này để làm gì?. Điều đó được biểu hiện ở chỗ, bạn biết bản thân mình có những điểm mạnh, điểm yếu nào từ đó bạn biết cách phát huy điểm mạnh và luôn cố gắng tìm cách khắc phục điểm yếu.
Đối với lứa tuổi học sinh ở lứa tuổi từ 16 – 18, tâm lý luôn muốn được làm người lớn, muốn khẳng định bản thân mình thì việc tu dưỡng lòng “tự trọng” là vô cùng quan trọng. Để làm được điều đó, trước hết bạn cần cố gắng giữ gìn các phẩm chất đạo đức, luôn tôn trọng thầy cô và giữ mối quan hệ hòa nhã với bạn bè. Đặc biệt, bạn luôn phải trung thực với chính bản thân mình và những người xung quanh.
Tuyệt đối không được quay cóp, gian lận trong khi làm bài kiểm tra, bởi nếu bị thầy cô phát hiện bạn đã tự mình đánh mất đi lòng tự trọng của chính mình.Lòng tự trọng là một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên giá trị bản thân của một người đồng thời nó là nền tảng điều chỉnh suy nghĩ, hành động giúp bạn giao tiếp một cách hiệu quả.
Người có lòng tự trọng sẽ biết cách hoàn thiện bản thân mình để trở thành một người được nhiều người yêu mến. Để làm được điều đó, bản thân mỗi người phải luôn nỗ lực, phấn đấu trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Đừng bỏ lỡ cơ hội 🍀 Nhận Thẻ Cào 100k Miễn Phí 🍀 Card Viettel Mobifone
Viết 1 Đoạn Văn 200 Chữ Về Lòng Tự Trọng Hay – Bài 8
Viết 1 Đoạn Văn 200 Chữ Về Lòng Tự Trọng Hay để lại nhiều ấn tượng cho các bạn đọc với lối văn logic và mạch lạc.
Trong cuộc sống, chúng ta sẽ không tránh khỏi những lúc khó khăn và vấp ngã, để bước qua những khó khăn ấy và đi tiếp trên con đường của mình, chúng ta cần phải rèn luyện cho mình nhiều đức tính tốt đẹp để đương đầu với những sóng gió phía trước. Một trong những đức tốt đẹp mà chúng ta cần có chính là tự trọng. Tự trọng là coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình. Người có lòng tự trọng là luôn biết giá trị của bản thân mình. Họ biết mình là ai, có những gì, tự hào về điều gì và không để người khác xâm phạm đến những điều ấy.
Sống tự trọng là biết giữ gìn phẩm giá, nhân cách, dám bênh vực lẽ phải dù có ảnh hưởng đến quyền lợi bản thân. Con người không có lòng tự trọng sẽ trở nên vị kỷ, hèn hạ, sống giả dối. Lòng tự trọng là sự song hành giữa nhận thức và hành động, giữa lời nói và việc làm. Một dân tộc có lòng tự trọng khẳng định được chỗ đứng của mình trên trường quốc tế, vị thế và tầm vóc của dân tộc đó cũng được nâng cao theo thời gian. Lòng tự trọng phải luôn đi kèm với tính khiêm nhường, từ tốn, biết người biết ta.
Chính lòng tự trọng làm nên giá trị bản thân của mỗi người, giúp con người luôn hướng đến những chuẩn mực chung của xã hội, làm những điều tốt đẹp, suy nghĩ những điều thiện, những điều tích cực… Vì vậy mỗi con người cần bồi đắp cho mình cách sống tự trọng từ những việc làm nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống hàng ngày.
Tuy nhiên bên cạnh những con người giàu lòng tự trọng, biết ý thức về bản thân và về công việc thì còn không ít những kẻ thiếu lòng tự trọng. Hoặc có lòng tự trọng nhưng lòng tự trọng quá cao sinh ra tính tự ái, tự cao, tự kiêu. Những người này cần xem xét lại bản thân mình và sửa đổi theo chiều hướng tích cực. Chúng ta hãy sống với những nhận định đúng đắn, cố gắng vươn lên và đạt được những giá trị tốt đẹp cho bản thân cũng như xã hội.
Xem Thêm 🌹 Viết Đoạn Văn Về Lòng Dũng Cảm ❤️️15 Bài Nghị Luận Hay
Viết Đoạn Văn 200 Chữ Bàn Về Lòng Tự Trọng Sinh Động – Bài 9
Bài mẫu Viết Đoạn Văn 200 Chữ Bàn Về Lòng Tự Trọng Sinh Động giúp các em có thêm nhiều tư liệu ôn tập thật tốt.
Mỗi con người sinh ra đều có đặc điểm, cá tính và sứ mệnh riêng của mình. Không một ai là giống nhau, chính vì thế, chúng ta hãy hiểu được giá trị của bản thân mình và phát huy những thế mạnh của bản thân. Lòng tự trọng sẽ là đức tính căn bản và cần thiết để mỗi con người thực hiện điều đó.
Vậy thế nào là lòng tự trọng? Tự trọng là việc mỗi chúng tự ý thức được những giá trị tốt đẹp của bản thân; coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự đó và phát triển nó ngày càng tốt đẹp hơn mà không chạy theo bất kì ai hay bất kì một chuẩn mực nào.
Mỗi con người ai cũng có những thế mạnh riêng, những phẩm chất tốt đẹp riêng của bản thân mình. Khi chúng ta nhận biết và ý thức được những giá trị đó, chúng ta sẽ tận dụng tối đa được lợi thế của mình để trau dồi và phát triển mạnh mẽ hơn theo chiều hướng tích cực.
Người có lòng tự trọng sẽ là người có nhận thức và hành động đúng đắn, sống theo chiều hướng tích cực, góp phần giúp ích cho cuộc sống, cho xã hội và cho người khác. Tự trọng không đồng nghĩa với tự cao và tự phụ. Tự cao và tự phụ là thói xấu của con người còn tự trọng là phẩm chất tốt đẹp, nó khiến ta tự hào về những gì chúng ta đã có và thúc đẩy chúng ta tiến xa hơn.
Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người chưa có nhận thức, ý thức được những giá trị của bản thân và tự trọng về nó. Lại có những người vì những lợi ích trước mắt của bản thân mà tự hạ thấp mình, đánh mất đi lòng tự trọng vốn có,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, phê phán.
Không một ai là hoàn hảo, nhưng khi ta biết tự trọng, hiểu được giá trị của bản thân và cố gắng hoàn thiện bản thân, vươn lên phía trước, chúng ta sẽ đạt được những thành quả xứng đáng với công sức bỏ ra.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Viết Đoạn Văn Ngắn 200 Chữ Về Lòng Tự Trọng Chọn Lọc – Bài 10
Đón đọc mẫu bài Viết Đoạn Văn Ngắn 200 Chữ Về Lòng Tự Trọng Chọn Lọc từ SCR.VN và chia sẻ rộng rãi đến các bạn đọc
Con người ai cũng có những đức tính tốt đẹp, nhân phẩm giá trị, trong đó lòng tự trọng là yếu tố quan trọng để đánh giá 1 con người.
Lòng tự trọng được hiểu là gì? Lòng tự trọng chính là sự coi trọng danh dự, phẩm chất của bản thân. Người có lòng tự trọng tự đánh giá được giá trị của bản thân, đứng đâu trong xã hội, giữ gìn những phẩm chất của bản thân không người khác xâm phạm. Trong giao tiếp và ứng xử, lòng tự trọng sẽ giúp con người đối xử với nhau có chừng mực và có văn hóa, tôn trọng lẫn nhau chính là cách để giữ gìn một mối quan hệ tốt đẹp.
Lòng tự trọng có nhiều lợi ích, lòng tự trọng thường đi với cái tôi của cá nhân. Người có lòng tự trọng thường cũng có sự trung học, ví dụ không học bài cũng sẽ không xem bài bạn trong giờ kiểm tra, giữ chữ tín đó là trả tiền đúng hẹn và đã hứa thì giữ lời. Đó là những cái tôi tích cực giúp hoàn thiện nhân cách con người Sống trong một cộng đồng có mối quan hệ giữa người với người, không ai có thể sống đơn lẻ, việc có những mối quan hệ tốt đẹp và đáng tin cậy là cần thiết.
Nếu có lòng tự trọng, mỗi người chúng ta sẽ biết cư xử đúng mực, không đi chệch ra khỏi các luân lí trong cuộc sống, giữ gìn các mối quan hệ được tốt đẹp. Không ai muốn chơi với người luôn thất hứa, trễ hẹn. Lòng tự trọng còn giúp các cá nhân giữ mình trước cái ác, ngăn cản những việc làm sai hay thiếu đạo đức. Khi có lòng tự trọng, bạn sẽ trở thành con người có nhân cách.
Lòng tự trọng giữ thì khó nhưng đánh mất dễ dàng. Lòng tự trọng có thể bị đánh mất ngay khi bạn văng ra một câu chửi thề, một cú đấm hoặc những hành động không thể kiểm soát. Lòng tự trọng giúp thuận lợi trong ứng xử, giao tiếp mà khi mất nó, những mối quan hệ tồi tệ bởi và không có sự kiểm soát.
Mỗi cá nhân hãy biết rèn luyện lòng tự trọng, hãy luôn nghiêm khắc với chính bản thân mình, tôn trọng bản thân thì mới tôn trọng những người khác. Ngoài việc giữ gìn, rèn luyện lòng tự trọng hãy biết sống trong sạch, ngay thẳng, sống thế nào cho bạn sẽ không hổ thẹn với chính lương tâm, có sai thì phải xin lỗi. Lòng tự trọng bạn còn phải biết tiếp thu những ý kiến tốt, tích cực để hoàn thiện bản thân, nhân cách của chính mình.
Lòng tự trọng là đức tính quan trọng và thiết thực trong cuộc sống mà con người phải có. Có lòng tự trọng chúng ta mới có thể ứng xử mọi việc thật đúng đắn, lịch sự, văn minh để góp phần tạo nên các mối quan hệ tốt đẹp, xây dựng xã hội tiến bộ. Con người có lòng tự trọng sẽ biết cách ứng xử thông minh trong cuộc sống, hài hòa các mối quan hệ với nhau.
Chia sẻ cơ hội 💧 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 💧 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới
Viết Đoạn Văn 200 Chữ Về Lòng Tự Trọng Luyện Viết – Bài 11
Viết Đoạn Văn 200 Chữ Về Lòng Tự Trọng Luyện Viết giúp các em có thể cải thiện khả năng viết của mình tốt hơn.
Nếu bạn hỏi tôi, cái gì đánh giá một con người, tôi chắc chắn sẽ nói rằng: Đó không phải ở ngoại hình, ở trình độ học vấn hay nằm trong địa vị xã hội nào, mà một con người cái cần nhất đó chính là lòng tự trọng, nó thể hiện rõ nhất giá trị nhân cách cũng như bản thân mình. Lòng tự trọng giống như một người dẫn đường giúp bạn xác định rõ và cụ thể con đường nào để bạn trở thành một con người tốt hơn, hoàn hảo hơn.
Lòng tự trọng chính là bản thân chúng ta coi trọng danh dự, phẩm chất và nhân cách của bản thân, biết được giá trị của mình. Bản thân người có lòng tự trọng, họ sẽ biết họ là ai, họ có những gì và họ tự hào về điều đó, họ không để người khác xâm hại đến, họ sẽ bảo vệ lòng tự trọng của mình. Có nhiều người nghĩ, lòng tự trọng cũng giống như người có tâm lý sĩ diện, nhưng hai phạm trù này hoàn toàn không nhau nhau, và nó trái ngược nhau.
Hằng ngày, ai cũng biểu hiện ra lòng tự trọng của mình. Khi chúng ta giao tiếp với người khác, khi chúng ta làm việc, chúng ta tự đánh giá bản thân mình. Tạo dựng lòng tự trọng, chính là tôn trọng bản thân mình và sau đó là tôn trọng người khác. Khi một mối quan hệ được xây dựng trên nền tảng lòng tự trọng, thì nó sẽ bền vững hơn, lúc đó chính bạn đã tạo cho mình một chỗ đứng trong xã hội, chứng tỏ bản thân mình tồn tại. Lòng tự trọng còn giúp bạn làm đúng đạo đức con người, ngăn cản bạn làm điều xấu.
Đẩy nhanh sự suy nghĩ đấu tranh trong đầu, để bạn giảm bớt được những sai lầm đáng tiếc. Chắc hẳn ai trong chúng ta khi đã ngồi trên ghế nhà trường thì ách hẳn trong suốt chặng đường đấy cũng có những việc như không học bài, không làm bài.
Nhưng cách bạn chọn xử lý trong hoàn cảnh đó là gì. Có người chọn cách quay cóp, dở tài liệu. Nhưng có người sẵn sàng chịu điểm thấp để không thực hiện những hành động đó. Tuy rất nhỏ thôi, nhưng cũng góp phần hình thành nên nhân cách của mình sau này.
Gợi Ý 🌼 Viết Đoạn Văn Nghị Luận Về Uống Nước Nhớ Nguồn ❤️️15 Mẫu
Viết Đoạn Văn Về Lòng Tự Trọng Của Con Người – Bài 12
Viết Đoạn Văn Về Lòng Tự Trọng Của Con Người là một chủ đề quen thuộc và gần gũi giúp các em học sinh nâng cao kỹ năng viết.
Nhân cách của một con người luôn là điểm nhấn tạo ấn tượng mạnh đối với những người xung quanh và khiến bản thân bạn tự tin hơn. Lòng tự trọng là một trong những yếu tố cần thiết để xây dựng hình tượng hoàn thiện hơn trong mắt mọi người.
Vậy lòng tự trọng là gì? Lòng tự trọng chính là tự ý thức được suy nghĩ, hành động của bản thân mình có phù hợp với xã hội, với thước đo nhân cách hay không. Tự trọng chính là xuất phát từ tâm, từ chính bản thân mình khi nhìn nhận và đánh giá những việc xung quanh. Tự trọng còn là việc tự biết được giá trị của bản thân mình, biết nhận sai, sửa sai, không làm những việc xấu hổ với lương tâm. Những người có lòng tự trọng thường có tư thế rất hiên ngang, sống ngẩng cao đầu, không sợ cái xấu, cái ác.
Mỗi chúng ta tồn tại trong xã hội này đều cần phải có lòng tự trọng để đối nhân xử thế, để hiểu mình, hiểu người, để biết được những việc mình đang làm có trái với lương tâm hay không. Ai sinh ra cũng đều có những khuyết điểm cần phải hoàn thiện và khắc phục từng ngày, nếu chúng ta ý thực được điều này mà cố gắng hoàn thiện bản thân mình thì chắc chắn sẽ trở thành người tốt. Lòng tự trọng sẽ là một trong những kim chỉ nam giúp cho bạn có thể xác định được hướng đi rõ ràng, cụ thể hơn.
Trong cuộc sống, lòng tự trọng của mỗi người luôn được biểu hiện hằng ngày, khi chúng ta giao tiếp với nhau hay khi chúng ta tự đánh giá bản thân mình. Lòng tự trọng khi đến trường chính là việc không học bài cũ, cũng không được giở tài liệu để chép vào bài kiểm tra, không được nhìn bài của bạn.
Mặc dù hành động này rất nhỏ nhưng nó góp phần hình thành nên tính cách và nhân phẩm của chính cậu học sinh đó về sau. Cậu sẽ ý thức được rằng nếu không phải do chính mình làm ra thì sẽ không phải của mình, không được cướp giật, không được xin xỏ. Như thế là không có lòng tự trọng.
Sống tự trong, mỗi người sẽ thấy mình cảm nhận cuộc sống theo chiều hướng tích cực hơn. Bản thân mình sẽ làm những việc tốt cho xã hội, cho những người xung quanh. Có rất nhiều người thành đạt, nhưng họ không bao giờ kiêu ngạo hay khoe khoang.
Họ sống là chính mình, sống không hổ thẹn. Họ thành công nhưng chưa bao giờ bị thành công và hào quang vùi lấp. Họ yêu quý và giúp đỡ những người xung quanh. Vì họ ý thức được rằng cái gì cũng có giá của nó. Lòng tự trọng sẽ gắn kết trái tim mỗi người lại với nhau.
Tuy nhiên trong xã hội tồn tại không ít người đánh mất lòng tự trọng, làm những việc trái với đạo đức, với lương tâm. Rất nhiều học sinh bây giờ xúc phạm thầy cô giáo, không coi thầy cô ra gì. Bỏ ngoài tai những lời giảng, lời khuyên chân thành. Vì họ đã đánh mất lòng tự trọng nên họ mới ứng xử thiếu chừng mực như vậy.
Lòng tự trọng luôn chưa bao giờ là thừa, bởi vậy chúng ta sống thật, sống có giá trị là điều cần thiết nhất.
Tham Khảo 💧 Viết Đoạn Văn Về Tính Trung Thực ❤️️15 Bài Văn Hay Nhất
Viết Đoạn Văn Về Lòng Tự Trọng Của Lão Hạc – Bài 13
Viết Đoạn Văn Về Lòng Tự Trọng Của Lão Hạc, một trong những nhân vật trong tác phẩm văn học nổi tiếng Lão Hạc.
Lòng tự trọng là một phẩm chất đạo đức đáng quý cần có ở mỗi người. Tự trọng là ý thức biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của chính mình. Người có lòng tự trọng luôn biết được giá trị của bản thân, biết nhận sai, sửa sai, không làm những việc xấu hổ với lương tâm của mình, không để người khác khinh khi, coi thường nhân phẩm.
Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao trước khi tìm đến với cái chết đã gửi lại ông giáo 30 đồng bạc nhờ ông giáo lo ma chay cho mình là một biểu hiện cụ thể của lòng tự trọng. Sống tự trọng sẽ làm nâng cao giá trị của bản thân mình, giúp con người hướng đến những chuẩn mực chung của xã hội nên làm cho cuộc đời trở nên tốt đẹp hơn. Ngoài ra, tự trọng cũng giúp ta nhận ra phần hạn chế của chính mình để không ngừng nỗ lực, cố gắng vươn lên hoàn thiện chính mình.
Tuy nhiên, trong cuộc sống, bên cạnh những người có lòng tự trọng thì vẫn còn rất nhiều kẻ vì lợi ích cá nhân của mình mà đi bán rẻ lương tâm, phẩm chất, sẵn sàng làm những việc xấu mà không hề ăn năn, hối lỗi. Họ rất đáng bị lên án.
Chúng ta là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường rèn đức luyện tài thì cần ý thức được vai trò quan trọng của lòng tự trọng và hãy bồi đắp lòng tự trọng của mình bằng cách sống ngay thẳng, trung thực, không gian dối, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và không cần ai bảo ban, nhắc nhở,… để hoàn thiện nhân cách của chính mình.
Gợi Ý 🌼 Viết Đoạn Văn Về Tôn Sư Trọng Đạo ❤️️ 15 Bài Hay Nhất
Viết Đoạn Văn Về Lòng Tự Trọng Lớp 4 – Bài 14
Bài mẫu Viết Đoạn Văn Về Lòng Tự Trọng Lớp 4 giúp các em học sinh có thêm cho mình những ý văn phong phú hơn.
Trong cuộc sống xã hội ngày nay với bao bộn bề, xô bồ và những toan tính, lòng tự trọng là một trong những phẩm chất tốt giúp chúng ta sống thanh bạch, không trái với lương tâm của mình. Và cũng có thể nói lòng tự trọng là một trong những phẩm chất đạo đức cao quý của mỗi con người mà bất cứ ai cũng cần phải có. Vậy lòng tự trọng có giá trị tinh thần như thế nào trong xã hội của chúng ta?
Vậy lòng tự trọng có nghĩa là gì? Lòng tự trọng chính là chúng ta biết coi trọng, gìn giữ phẩm cách, danh dự của mình. Tại sao chúng ta phải có lòng tự trọng? Bởi vì nó thể hiện phẩm chất cao đẹp của con người mà ai ai cũng cần phải có. Cuộc sống của chúng ta trong một xã hội đầy bộn bề hiện giờ có rất nhiều cạm bẫy đang chờ đón chúng ta ở phía trước.
Quan trọng là chúng ta có đủ bình tĩnh, sự sáng suốt để vượt qua những cạm bẫy đó hay không, để không bị lôi kéo theo những cái xấu. Có đức tính “tự trọng” chúng ta có thể thanh tẩy tâm hồn mình, khiến cho lòng ta thêm bình yên, nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
Lòng tự trọng còn được thể hiện qua các sự việc như không gian lận trong thi cử, kiểm tra để lấy những con điểm ảo làm bài bằng chính khả năng vốn có của mình, không tham của rơi phải biết trả lại của rơi cho người bị mất, “nghèo cho sạch rách cho thơm” như ông bà ta vẫn thường dạy mặc dù có thể lúc nào đó hoàn cảnh của chúng ta rất nghèo khó, cực khổ.
Và thêm một sự việc cũng thể hiện được lòng tự trọng của mình đó là khi chúng ta mắc phải những lỗi lầm, lỗi sai thì bản thân phải mạnh dạn nhận lỗi, phải biết xấu hổ và sửa sai lỗi lầm ấy.
Nhưng nếu chúng ta có lòng tự trọng quá cao dễ khiến cho người khác hiểu lầm. Bản thân ta cũng từ đó mà sinh ra tự ái, biểu hiện cao hơn nữa đó là tính tự cao, tự đại xem ai không ra gì. Ngoài ra, cũng có những con người có lòng tự trọng quá thấp thì dễ sa ngã vào con đường phạm pháp, đánh mất bản thân, không có khả năng phân biệt đâu là đúng đâu là sai.
Nói tóm lại, lòng tự trọng là phẩm chất đạo đức cần thiết của con người mà ai ai cũng nên trang bị cho riêng mình. Riêng em sẽ luôn trau dồi, rèn luyện nhân cách, phẩm giá của mình để từ đó đạt đến sự hoàn thiện bản thân.
Gợi Ý 🌹 Viết Đoạn Văn Về Lòng Biết Ơn ❤️️15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Viết Đoạn Văn Về Lòng Tự Trọng Lớp 8 – Bài 15
Bài mẫu Viết Đoạn Văn Về Lòng Tự Trọng Lớp 8 sẽ giúp các em học sinh tham khảo cách diễn đạt súc tích, giàu ý nghĩa.
Con người luôn được nhìn nhận và đánh giá ở nhiều khía cạnh khác nhau, từ vẻ bề ngoài, đến học thức địa vị, cách cư xử trong giao tiếp. Nhưng giá trị của con người thực sự xuất phát từ những giá trị tốt đẹp tiềm ẩn bên trong tâm hồn và một trong những giá trị ấy là lòng tự trọng. Người ý thức được ý nghĩa và giá trị của lòng tự trọng cũng chính là người định đoạt được giá trị của bản thân mình, từ đó luôn cố gắng giữ gìn và hoàn thiện, ngày một nâng cao phẩm giá của mình.
Tự trọng vốn là một từ Hán Việt, dịch nghĩa là tự biết để ý, giữ gìn, đặt nặng những vấn đề của bản thân. Suy rộng ra tự trọng có nghĩa là luôn tự biết chú ý, giữ gìn những phẩm giá tốt đẹp của bản thân, luôn coi trọng bảo nhân cách của mình, không cho phép bản thân sống lệch lạc, hoặc tác động của môi trường làm ảnh hưởng đến chúng, dù có là ở trong hoàn cảnh khó khăn ngặt nghèo nhất.
Người có lòng tự trọng là người trước hết có tư cách đạo đức, nhân phẩm cao đẹp, sống nhân hậu, vì người cũng là vì mình, tôn trọng bản thân cũng đồng thời tôn trọng mọi người xung quanh, không tùy tiện đánh giá, hay đối xử bất công với người khác bởi tôn trọng người khác cũng chính là tôn trọng bản thân mình. Người có lòng tự trọng là người rộng lượng, không hay tính toán thiệt hơn, sẽ không vì cái lợi nhỏ mà bị cám dỗ, ảnh hưởng đến nhân phẩm danh dự, để bị chê cười.
Lòng tự trọng không chỉ đơn giản là việc giữ gìn nhân cách và phẩm giá của bản thân mà còn thể hiện ở lòng tự tôn dân tộc sâu sắc, lòng yêu nước nồng nàn. Luôn tỉnh táo và đấu tranh chống lại mọi hành vi làm ảnh hưởng đến đất nước, luôn tôn trọng và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Lòng tự trọng có thể xem là một trong những tiêu chí đánh giá phẩm cách của con người, người có lòng tự trọng thường là người có một tâm hồn đẹp, được tiếp thu một sự giáo dục rất tốt từ gia đình, nhà trường và xã hội.
Người có lòng tự trọng luôn có một lối sống cao đẹp khiến người khác phải nể phục và kính trọng, không dám tùy tiện mà nhận xét đánh giá. Lòng tự trọng giúp con người ta hoạch định bản thân tốt hơn, biết việc nên và không nên làm, bởi vậy, cuộc sống và công việc của họ cũng trở nên dễ dàng và suôn sẻ hơn hẳn.
Lòng tự trọng là một trong những nhân tố quan trọng nhất làm nên giá trị của mỗi con người, hướng con người đi theo những suy nghĩ và hành động tích cực để bảo vệ, nâng cao phẩm giá của bản thân, làm đẹp cho chính tâm hồn của mình đồng thời cũng là làm đẹp cho xã hội, góp phần phát triển xã hội ngày một văn minh giàu mạnh hơn.
Chia Sẻ 🌹 Viết Một Đoạn Văn Về Tấm Gương Người Tốt Việc Tốt ❤️️15 Mẫu
Viết Đoạn Văn Về Lòng Tự Trọng Lớp 9 – Bài 16
Bài mẫu Viết Đoạn Văn Về Lòng Tự Trọng Lớp 9 giúp các em có thể học hỏi lối văn hấp dẫn và cách sử dụng từ ngữ sinh động, sáng tạo hơn.
Con người sinh ra và lớn lên cùng những cảm xúc khác nhau, vui có, buồn có, hạnh phúc có, đau khổ có. Và tất cả những dòng cảm xúc đó tạo nên những đức tính riêng biệt cho mỗi người, nhưng chung quy lại ở trong bất kì ai cũng tồn tại một thứ cảm xúc khó diễn tả vô cùng đó là lòng tự trọng, nhưng thế nào là lòng tự trọng, lòng tự trọng có quan hệ như thế nào với cách ứng xử thì không phải ai cũng có thể trả lời chính xác được.
Trước tiên xét về lòng tự trọng ta có thể hiểu lòng tự trọng là một trong những đức tính tốt đẹp của con người, đó là đức tính luôn giữ gìn phẩm chất, nhân cách của mỗi người, hành động, lời nói cư xử đúng mực với những người xung quanh trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.
Người có lòng tự trọng là người biết, hiểu rõ những việc mình đang làm, biết rõ giá trị của bản thân, dùng kiến thức kĩ năng để bảo vệ những thứ tốt đẹp, tôn trọng bản thân và tôn trọng người khác theo cách riêng của mình.
Lòng tự trọng đem lại nhiều lợi ích trong cuộc sống, vậy lòng tự trọng có mối quan hệ như thế nào đối với cách ứng xử? Trước tiên phải khẳng định lòng tự trọng và cách ứng xử có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ trợ cho nhau, thấy rõ nhất được mối quan hệ đó là ở trong cuộc sống, trong cuộc sống bạn cư xử, dùng lời nói hành động với người khác như thế nào thì người đó sẽ cư xử lại với bạn như thế, lòng tự trọng đem tới cho con người cách cư xử đúng mực, xây dựng hình ảnh đẹp, nhã nhặn trong mắt người khác từ đó sẽ tạo nên các mối quan hệ bền vững.
Lòng tự trọng là đức tính tốt đẹp mà con người cần phát huy, tôi luyện để có được, đặc biệt lòng tự trọng và cách ứng xử luôn đi đôi với nhau, ứng xử sao cho phù hợp với lòng tự trọng hay xây dựng lòng tự trọng như thế nào để có cách ứng xử đúng mực là vô cùng quý giá trong thời đại ngày nay.
Gợi Ý 🌼 Viết Đoạn Văn Về Tình Yêu Thương Con Người ❤️️17 Bài Hay