Tôn Sư Trọng Đạo Là Gì, Ý Nghĩa, Biểu Hiện [15+ Dẫn Chứng Hay]

Tôn Sư Trọng Đạo Là Gì, Ý Nghĩa, Biểu Hiện ❤️️ 15+ Dẫn Chứng Hay ✅ Nhất Định Đừng Bỏ Lỡ Những Thông Tin Chia Sẻ Chi Tiết Dưới Đây.

Tôn Sư Trọng Đạo Là Gì

Tôn Sư Trọng Đạo Là Gì? Hãy cùng SCR.VN tìm đọc ngay những thông tin sau đây nhé!

  • ” Tôn Sư” có ý nghĩa là tôn trọng, kính yêu, biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo ở mọi nơi, mọi lúc, đặc biệt là với những thầy, cô giáo đã dạy dỗ mình. Đồng thời, cần coi trọng những điều thầy dạy, coi trọng và làm theo đạo lý mà thầy cô đã truyền dạy.
  • ”Trọng đạo” tức là coi trọng những lời thầy dạy, trọng đạo lý làm người.

=>Vậy tôn sư trọng đạo được thể hiện thông qua lời nói, hành động, cử chỉ và thái độ đối với thầy giáo, cô giáo. Tôn sư trọng đạo là một truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam và cần được phát huy.

Chia sẻ 🌼 Ca Dao Tục Ngữ Về Tôn Sư Trọng Đạo 🌼 nổi tiếng

Ý Nghĩa Của Tôn Sư Trọng Đạo

Xem thêm một số thông tin chia sẻ về Ý Nghĩa Của Tôn Sư Trọng Đạo dưới đây:

Tôn sư trọng đạo xác định rất rõ ràng rằng giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu của Việt Nam. Vì vậy, rất nhiều chính sách phát triển với lĩnh vực giáo dục được đưa ra nhằm mang đến một thế hệ mới có tri thức cao, sánh vai với các cường quốc châu lục trên thế giới.

Bên cạnh đó, tôn sư trọng đạo còn có ý nghĩa giúp con người hoàn thiện bản thân, sống có nhân nghĩa và thủy chung. Đồng thời, việc coi trọng đạo lý làm người là cơ sở giúp cho chúng ta có khả năng tiến xa hơn trong học tập và gặt hái được thành công lớn trong sự nghiệp.

Những Biểu Hiện Của Tôn Sư Trọng Đạo

Những Biểu Hiện Của Tôn Sư Trọng Đạo được SCR.VN tổng hợp ngay dưới đây.

  • Học sinh thể hiện một thái độ, hành động kính trọng, mến yêu bởi lẽ các thầy cô giáo đã dạy dỗ mình nên người.
  • Lễ phép khi giao tiếp, không tỏ thái độ thiếu tôn trọng hoặc có các hành vi, cử chỉ không đúng chuẩn mực với thầy cô.
  • Luôn nỗ lực hết mình, ghi nhớ những lời thầy cô dạy để trở thành những công dân có ích cho xã hội
  • Chăm ngoan, nghe lời thầy cô, cố gắng học tập và rèn luyện để đạt được kết quả cao trong học tập.
  • Có hành động đền ơn đáp nghĩa với sự dạy dỗ của thầy cô

Hướng dẫn 🌠 Viết Đoạn Văn Về Tôn Sư Trọng Đạo 🌠 ngắn hay

15 Ví Dụ Về Tôn Sư Trọng Đạo Hay Nhất

Chia sẻ thêm đến bạn đọc của SCR.VN 15 Ví Dụ Về Tôn Sư Trọng Đạo hay nhất dưới đây.

Tấm Gương Về Tôn Sư Trọng Đạo – Mẫu 1

Lê Văn Thịnh: ông là một người học trò nghèo vùng Gia Lương, Hà Bắc; nổi tiếng là thông minh, ham học. Ông đã thi đỗ đến chức Thái sư, nhưng khi về thăm thầy thì ông vẫn nhất mực cung kính khoanh tay, quỳ gối trước thầy.

Bài Học Về Tôn Sư Trọng Đạo Ý Nghĩa – Mẫu 2

Chuyện của nhà thơ Hoàng Cầm, thi sĩ yêu thương của miền Kinh Bắc, cái nôi của văn hóa Việt Nam. Nhà thơ đã làm cho con sông Đuống thành dòng sông trữ tình, dòng sông thi ca. Năm học 1935 – 1936, Hoàng Cầm học với thầy Hoàng Ngọc Phách, cũng là một nhà văn (tác giả Tố Tâm, thiên tiểu thuyết lãng mạn vào loại mở đầu văn chương lãng mạn).

Ai ngờ sau đó ít lâu, lại lấy chị gái họ thầy giáo mình. Một ngày tết ở thị xã Bắc Ninh, khi hai vợ chồng thi sĩ đi chúc tết họ hàng, vào nhà thầy, theo tôn ti trật tự, thầy cứ một điều “thưa bác”, hai điều “thưa bác”. Vợ nhà thơ cũng thản nhiên “cậu cậu, tôi tôi” mặc dù kém đến trên 20 tuổi. Song Hoàng Cầm thì không dám. Ông lễ phép xưng “con”, gọi “thầy”. Về nhà, bà vợ phàn nàn:

– Sao mình lại xưng “con” với cậu ấy ? Cậu ấy là em mình chứ !

Hoàng Cầm đã quả quyết trả lời:

– Anh phải tôn trọng cái điều có trước. Trước khi anh là chồng em, anh đã là học trò của ông Phách từ lâu rồi. Người thầy giáo ấy đã có công lớn đào tạo được ra anh hôm nay đấy em ạ !

Lòng biết ơn thầy cô là phải biết giữ đúng “Đạo”. Nhưng cao hơn, phải được thể hiện bằng hành động cụ thể. Muốn vậy chúng ta phải học tập tốt, đạt nhiều thành tích cao. Đây cũng chính là đạo lí làm người, là cách ứng xử của người có nhân cách.

Câu Chuyện Về Tôn Sư Trọng Đạo Ngắn – Mẫu 3

Thầy giáo Chu Văn An là một trong những tấm gương nổi bật nhất của nền giáo dục Việt Nam. Ông nổi tiếng cương trực, luôn giữ mình trong sạch, không cầu lợi lộc. Thế nên, thi đỗ Thái học sinh (tiến sĩ), nhưng ông lại không ra làm quan, mà ở nhà mở trường dạy học.

Ông răn dạy học trò nên gắng sửa mình theo đức “lễ, nghĩa, trí, tín” của người quân tử. Nhiều học trò của ông đã đổ đạt, làm quan, nổi bật nhất là Lê Quát, Phạm Sư Mạnh đều đỗ Thái học sinh, làm quan to dưới triều Trần, nhưng mỗi lần đến thăm thầy đều quỳ gối xin được thọ giáo. Với thầy Chu Văn An, học trò không chỉ tôn thờ ông bởi tài năng xuất chúng mà còn ngưỡng mộ cái đức độ ở đạo làm người của ông.

Ví Dụ Về Tôn Sư Trọng Đạo Ấn Tượng – Mẫu 4

Cây cam trong vườn vào cuối tháng 10 đã chín. Những quả cam căng mọng, tròn to ánh lên màu vàng tươi. Chiều thứ bảy hôm trước, ông bắc ghế chọn cắt 20 quả cam to nhất, đẹp nhất, giống cam Giàng nổi tiếng vừa thơm, vừa ngọt. Mười quả cam, ông xếp lên hai đĩa to bày lên bàn thờ. Mười quả cam còn lại, ông xếp cẩn thận vào chiếc làn mĩ nghệ, quả cam nào cũng có cuống và hai lá.

Sáng chủ nhật hôm sau, ông gọi hai cháu lại và bảo: Cháu Lương ở nhà coi nhà. Có ai đến chơi, cháu thưa là ông đi sang làng Trịnh độ 10 giờ mới về. Còn cháu Quân đi theo ông; ăn mặc phải tươm tất vào.

Bảy giờ sáng, nắng tháng mười vàng hoe. Ông đi trước, em xách làn cam theo sau. Những năm trước đây, anh Quang còn ở nhà, chỉ có anh mới được đi theo ông khi có việc gì đó.

Anh Quang đã vào Đà Nẵng học đại học, đây là lần đầu tiên em được vinh dự đi theo ông.

Đường liên thôn, liên xã đã được xi măng hóa rất phẳng và thẳng tắp, thỉnh thoảng có một chiếc xe máy vút qua. Vượt qua cánh đồng lúa chín, đi dọc con mương dài, rẽ vào làng Trịnh. Đến gốc đa làng vào cái đình bốn góc uốn cong, có hai con nghê đá… ông dừng lại nói: hơn 60 năm về trước, ông học với cụ giáo Bình, học trong đình làng đây. Bàn ghế kê bằng cánh cửa. Học thích lắm, vui lắm! Ông cháu ta sắp vào thăm cụ.

Con trai trưởng cụ giáo Bình hiện là kĩ sư đang công tác ở phòng Nông nghiệp – Nông thôn huyện nhà ra chào và tiếp chuyện ông. Hai đứa bé con bác Lợi cũng đang học Tiểu học ra chơi với em. Lần đầu mới gặp, nhưng cùng trang lứa nên chúng em quen thân ngay.

Ông bày 10 quả cam lên cái mâm bồng sơn son thếp vàng trang trọng đặt lên bàn thờ, rồi thắp hương khấn. Ông nói với bác Lợi:

Ảnh thầy bị ẩm và mờ đi. Có lẽ ta nên chụp lại, phục chế lại, bác Lợi nhỉ.

Vợ chồng em và các cháu cũng đã bàn định rồi đấy ạ…

Hết tuần hương, ông lại thắp hương cắm lên bàn thờ, chắp tay vái rồi xin phép bác Lợi, hai ông cháu ra về.

Lúc về, hai ông cháu đi tắt cánh đồng lúa tốt bời bời. Ông kể lại một số kỉ niệm về cụ giáo Bình. Ông nói:

Cụ giáo Bình nghiêm khắc lắm, nhưng không đánh học sinh bao giờ. Hôm nào trời mưa, học trò xa, cụ giữ lại cho ăn cơm, ăn khoai vui lắm. Chữ cụ rất đẹp, dạy môn gì cũng giỏi. Máy bay Mĩ ném bom trường học, cụ là Hiệu trường và hai thầy giáo trẻ đã hi sinh vào năm 1971. Ngày mai, 11 tháng 11 là giỗ cụ đó. Ông cháu ta hôm nay sang là để thắp hương và dâng cụ mấy trái cam đầu vụ. Nhờ cụ dạy dỗ mà ông mới nên người, mới có gia đình cháu ngày nay.

Em bâng khuâng nghĩ: “Mùa cam sang năm, cháu lại được theo ông sang thăm cụ giáo Bình lần nữa.”.

Tiếp theo đón đọc 🌹Giải Thích Câu Tục Ngữ Tôn Sư Trọng Đạo 🌹 chi tiết

Ví Dụ Về Tôn Sư Trọng Đạo Của Học Sinh – Mẫu 5

Nhân ngày hai mươi tháng mười một, ngày nhà giáo Việt Nam, trường em đã long trọng tổ chức lễ mít tinh kỉ niệm nhằm tri ân công ơn của thầy cô đối với các thế hệ học trò. Chúng em đã chuẩn bị những bó hồng tươi thắm, những tiết mục văn nghệ đặc sắc nhất dành cho thầy cô nhân ngày lễ đặc biệt này. Cũng trong ngày 20/11 chúng em được chứng kiến tấm lòng yêu thương, trân trọng của các anh chị đã ra trường dành cho mái trường và thầy cô giáo cũ của mình.

Vào buổi sáng ngày 20/11 chúng em vô cùng náo nức, nhộn nhịp chuẩn bị cho lễ mít tinh, có lớp đảm nhận nhiệm vụ bày biện, tổ chức cho buổi lễ, lớp thì phân công nhau trực nhật để không gian sân trường trang trang, đẹp đẽ nhất. Cũng có lớp tập dượt lại những tiết mục văn nghệ để chuẩn bị biểu diễn cho lễ kỉ niệm sắp tới.

Mọi người đều vô cùng nhộn nhịp với công việc của riêng mình. Khi buổi lễ bắt đầu, chúng em được nghe lời diễn văn đầy ý nghĩa của thầy hiệu trưởng về ý nghĩa của nghề giáo và ngày kỉ niệm 20/11. Sau đó những tiết mục văn nghệ cũng được diễn ra một cách suôn sẻ với giải nhất thuộc về anh chị lớp 5A.

Sau lễ mít tinh, chúng em thu gọn bàn ghế vào thì thấy những anh chị đã ra trường nhiều năm trước trở về trường và tặng thầy cô những bó hoa tươi thắm. Các anh chị đều dành cho thầy cô giáo cũ của mình tấm lòng thương yêu chân thành, vì vậy mà dù đã ra trường thì anh chị cũng vẫn thu xếp thời gian để về thăm lại mái trường xưa, thăm lại thầy cô và nói những lời tri ân công lao đầy sâu sắc.

Hình ảnh của các anh chị khiến cho em vô cùng cảm động, đó chính là tinh thần tôn sư trọng đạo mà thầy cô vẫn thường dạy cho chúng em trong những giờ học đạo đức. Đó cũng chính là những đức tính tốt, những tấm gương đẹp để cho chúng em học tập và noi theo.

Ví Dụ Về Tôn Sư Trọng Đạo Tiêu Biểu – Mẫu 6

Vua Lê Hiến Tông (1461-1504) là vị vua thông minh, nhân từ và ôn hòa. Dưới thời trị vì của ông, đất nước vẫn duy trì được sự thái bình, thịnh trị có từ thời vua cha Lê Thánh Tông. Và, một câu chuyện cảm động về đạo thầy trò đã được lịch sử ghi lại trong một lần Vua Lê Hiến Tông về thăm thầy cũ.

Chuyện kể rằng, khi xa giá về đến cổng làng, Nhà vua ra lệnh dừng kiệu và bước xuống đầu đường rẽ vào nhà thầy. Lúc đó, nhà Vua chọn mấy cận thần cùng một vị quan sở tại tháp tùng vào nhà thầy giáo cũ. Vua ôn tồn nói với mọi người: “Hôm nay, trẫm về đây là để thăm thầy chứ không phải vi hành, công cán, vì vậy cho phép các khanh về nghỉ ở công quán”.

Nhà vua đi bộ cùng viên quan trấn và mấy quan hầu cận vào nhà thầy. Không trống phách, không nhạc nhã. Cụ Thượng thư già cùng các con cháu mũ áo chỉnh tề ra tận đầu thôn bày hương án nghênh tiếp nhà Vua.

Thấy thầy giáo, Vua vội vàng đến gần cụ. Theo đạo vua tôi, cụ sụp lạy. Nhà vua hai tay nâng vai thầy lên, ôn tồn: “Xin lão tiên sinh bình thân để cho đệ tử không bị thất lễ”. Rồi Nhà vua quay sang nói với những người đang quỳ rạp hai bên đường rằng: “Cho tất cả các ngươi đứng dậy cùng trẫm về nhà tôn sư!”.

Vua nhắc lại lời nói với các quân sĩ và với người thân của thầy giáo: “Hôm nay trẫm đến đây là học trò về thăm thầy, chứ không phải thiên tử đi kinh lý, nghi lễ ở chốn triều đình dùng vào lúc khác!”.

Ngôi nhà thầy giáo giản dị, cổ kính và gọn gàng, đúng với phong thái của chủ nhân – một bần nho trong sáng. Vua mời cụ ngồi lên sập giữa để mình đứng vấn an thầy. Cụ giật mình thưa: “Tâu bệ hạ, đâu lại có thể như thế được.

Đạo thầy là nặng song phép nước cao hơn, xin hoàng thượng cho lão phu này được đứng hầu! Người ngoài trông vào sao tiện ạ!”. Nhà vua nhẹ nhàng: “Thưa tôn sư, họ đã biết mục đích của trẫm hôm nay rồi. Tôn sư cho phép đệ tử ngồi chung là đã quá lắm rồi”.

Nói xong, Nhà vua đỡ cụ xuống cùng ngồi đàm đạo. Vua hỏi thăm sức khỏe và đời sống của thầy cùng gia đình, xin xem những bài thơ của thầy làm khi nhàn rỗi ở chốn thôn dã. Khi người nhà của cụ giáo dâng trầu nước chỉ đứng ở sân dưới thềm, chuyển qua các thị vệ dâng lên cụ giáo và Nhà vua. Vua Hiến Tông lại khoát tay: “Thôi để họ mang thẳng lên đây, chắc họ cũng muốn gần Vua một chút. Âu cũng là cái lộc của lão tiên sinh đây!”.

Thưởng thức chén trà ngát hương sen đồng nội, Nhà vua nói với các quan theo hầu: “Trẫm cho các ngươi lui! Chiều nay, trẫm không dùng “ngự thiện”, trẫm xin với lão tiên sinh cùng gia đình ăn bữa cơm quê. Trẫm muốn được ngồi chung mâm với thầy cũ cho thỏa tình thầy trò, chắc lão tiên sinh cho phép”. Cụ giáo nghẹn ngào: “Xin bái tạ đức vua! Thánh chỉ đã truyền, thần xin vâng mệnh!”.

Bữa cơm thầy trò chiều hôm đó diễn ra thân mật. Nhà vua đặc biệt thưởng thức món canh cua quê kiểng, bất giác nói với thầy: “Thầy cho con ăn một bát canh này thật là một niềm hạnh phúc. Hương vị cua đồng quê nhà ít có thức ăn nào sánh tày, quả là ngon. Cũng vì thế dân gian mới có câu ca: “Canh cua nấu cải thêm gừng/ Xưa nay vua chúa đã từng khen ngon”.

Nhân vật cụ giáo và là thầy dạy của Vua Lê Hiến Tông trong giai thoại mà sách Đại Nam nhất thống chí ghi lại trên đây có tên là Nguyễn Bảo, hiệu là Châu Khê, quê ở xã Cổ Lai, huyện Vũ Tiên, chấn Sơn Nam (nay thuộc xã Phú Xuân, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình). Khoa Nhâm Thìn, năm Hồng Đức thư III (1472), Nguyễn Bảo thi đỗ tiến sĩ.

Năm 1495, cụ được Nhà vua mời vào triều làm Tả thuyết thư, giảng dạy cho Thái tử Tăng. Khi Thái tử lên ngôi, tức Vua Lê Hiến Tông, cụ Nguyễn Bảo được cử làm Tả Thị lang bộ Lễ, tham dự và trông coi công việc ở Viện Hàn lâm. Năm 1501, thăng cụ làm Thượng thư bộ Lễ, kiêm Thị độc Viện Hàn lâm và sau vài năm thì mất, được truy tặng tước Thiếu bảo.

Và cứ theo nội dung của giai thoại trên thì trong ngày Nhà vua Lê Hiến Tông đến thăm, cụ giáo già Nguyễn Bảo còn vui hơn cả Nhà vua. Bởi lẽ, cụ có học trò ở ngôi tôn quý nhất nước nhưng vẫn mực thước thủy chung, giữ đạo nghĩa thầy trò. Cụ càng hài lòng vì học trò cũ của mình dẫu ngồi trên ngai vàng vẫn không quên cội gốc.

Ví Dụ Về Tôn Sư Trọng Đạo Ngắn Hay – Mẫu 7

Ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay thật sự là ngày hội của tri ân, thắp sáng tinh thần “Tôn sư trọng đạo”. Hướng tới kỷ niệm 40 năm (1982 – 2022) ngày Nhà giáo Việt Nam, nhiều trường học đã tổ chức chuỗi hoạt động chào mừng, trọng tâm là hoạt động tri ân đội ngũ thầy, cô giáo.

Bên cạnh đó, không thể không kể đến hoạt động tri ân đội ngũ thầy, cô giáo. Bên cạnh đó, không thể không kể đến hoạt động tri ân của các thế hệ cựu học sinh dành cho mái trường và thầy cô thân yêu. Một miền ký ức đẹp đã cùng ùa về với họ trong các hoạt động dịp 20/11.

Cô giáo Văn Thị Mai trở về mái trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ theo lời mời của học sinh niên khóa 1999 – 2002. Dịp 20/11 năm nay, tròn 20 năm tốt nghiệp THPT, lứa học sinh sinh năm Giáp Tý phấn khởi tổ chức ngày hội khóa để tri ân các thầy, cô giáo.

Cũng như hầu hết thầy cô từng dạy dỗ lứa học sinh này, cô giáo Văn Thị Mai đã nghỉ hưu và vui vẻ nhận lời học trò cũ để về thăm trường, thăm lớp, gặp lại lũ “nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò” của cô. Ngày hội ngộ tràn ngập tiếng cười, vừa hân hoan vừa bồi hồi xúc động. Bao nhiêu ký ức lại ùa về. Trên tất cả và sau tất cả là sự lắng đọng của cảm xúc tri ân, là dạt dào niềm biết ơn vô hạn của học sinh dành cho thầy, cô giáo.

Xem thêm ❤️ Câu Đố Về Tôn Sư Trọng Đạo ❤️ có đáp án

Ví Dụ Về Tôn Sư Trọng Đạo Chọn Lọc – Mẫu 8

Lê Quát – quan đại thần của triều Trần, là học trò của Chu Văn An, sau khi đỗ đạt thành tài, Lê Quát đã làm quan ở Viện Hàn lâm, năm 1359 ông được thăng chức Phụng chỉ. Làm việc giỏi, nhanh nhẹn, lại thanh liêm nên Ông được thăng chức rất nhanh làm đến chức Nhập nội Hành khiển, Thượng thư Hữu bật, rồi làm đến chức Hữu bộc xạ…

Tuy đã trở thành quan đại thần trong triều, bận trăm công nghìn việc… nhưng năm nào Ông cũng về thăm thầy học và bao giờ cũng vậy đều cung kính quỳ gối, khoanh tay và vẫn xưng con với thầy.

Ví Dụ Về Tôn Sư Trọng Đạo Hay – Mẫu 9

Chuyện vua Lê Hiến Tông thăm thầy cũ, dù lên ngai vàng vẫn giữ đạo nghĩa, cùng thầy ăn bữa cơm quê giản dị trở thành bài học về phép tôn sư trọng đạo mà người thời nay cần học tập,

Vua Lê Hiến Tông (1461 – 1504) là vị vua thứ sáu nhà Hậu Lê, tại ngôi từ năm 1497-1504. Vua có tên húy Lê Tranh, còn có tên khác là Huy, con trưởng của vua Thánh Tông. Người đời truyền tụng Hiến Tông là vị vua thông minh, nhân từ và ôn hoà.

Dưới thời của ông, đất nước vẫn duy trì được sự thái bình, thịnh trị có từ thời vua cha Lê Thánh Tông. Sách Đại Nam Nhất Thống Chí ghi lại câu chuyện cảm động về đạo thầy trò trong một lần vua Lê Hiến Tông về thăm thầy cũ.

Đến cổng làng Châu Khê, nhà vua ra lệnh dừng kiệu và bước xuống đầu đường rẽ vào nhà thầy. Vua chỉ chọn 2 đến 3 cận thần cùng một vị quan sở tại tháp tùng vào nhà thầy giáo rồi ôn tồn nói với mọi người đi theo: “Hôm nay trẫm về đây để thăm thầy chứ không phải vi hành, công cán, vì vậy cho phép các khanh về nghỉ ở công quán”.

Mọi người bái tạ nhà vua rồi đi vào các quán dịch. Ở đó, quan địa phương đã chuẩn bị mọi thứ chu đáo, có chăng đèn, kết hoa, bàn trà nước. Nhà vua đi bộ cùng viên quan trấn và mấy quan hầu cận tiến vào nhà thầy. Không trống phách, không nhạc nhã, không có tiếng hô dẹp đường.

Cụ Thượng thư già cùng các con cháu và giai nhân mũ áo chỉnh tề ra tận đầu thôn bày hương án nghênh tiếp nhà vua. Thấy thầy giáo, vua vội vàng đến gần cụ. Theo nghĩa vua tôi, cụ sụp lạy nhưng vua Lê Hiến Tông nhanh tay nâng vai thầy lên, lễ phép nói: “Xin lão tiên sinh bình thân để cho đệ tử không bị thất lễ”.

Sau đó, quay lại với những người đang quỳ rạp hai bên đường, vua nhẹ nhàng bảo: “Cho tất cả các người đứng dậy cùng trẫm về nhà tôn sư”, đồng thời nhắc lại rằng, ông đến đây để thăm thầy chứ không phải đi việc công cán, mọi nghi lễ chốn triều đình nên dùng vào lúc khác.

Ngôi nhà thầy Nguyễn Bảo giản dị, cổ kính và gọn gàng, đúng với phong thái của một bần nho trong sáng. Vua mời cụ ngồi lên sập giữa để mình đứng vấn an thầy.

Cụ Nguyễn Bảo giật mình: “Tâu bệ hạ, đâu lại có thể như thế được. Đạo thầy là nặng, song phép nước cao hơn, xin hoàng thượng cho lão phu này được đứng hầu. Người ngoài trông vào sao tiện ạ”.

Đáp lại, nhà vua nhẹ nhàng nói: “Thưa tôn sư, họ đã biết mục đích của trẫm hôm nay rồi. Tôn sư cho phép đệ tử ngồi chung là đã quá lắm rồi”

Nói xong, nhà vua đỡ cụ xuống cùng ngồi đàm đạo. Vua hỏi thăm sức khoẻ và đời sống của thầy cùng gia đình, xin xem những bài thơ của thầy làm khi nhàn rỗi ở chốn thôn dã.

Người nhà của cụ giáo dâng trầu nước chỉ đứng ở sân dưới thềm, chuyển qua các thị vệ dâng lên cụ giáo và nhà vua. Vua Hiến Tông lại khoát tay: “Thôi để họ mang thẳng lên đây, chắc họ cũng muốn gần vua một chút. Âu cũng là cái lộc của lão tiên sinh đây”.

Thưởng thức chén trà ngát hương sen đồng nội, nhà vua nói với các quan theo hầu: “Trẫm cho các ngươi lui. Chiều nay trẫm không dùng ‘ngự thiện’, trẫm xin với lão tiên sinh cùng gia đình ăn bữa cơm quê. Trẫm muốn được ngồi chung mâm với thầy cũ cho thoả tình thầy trò, chắc lão tiên sinh cho phép”.

Cụ giáo nghẹn ngào: “Xin bái tạ đức vua. Thánh chỉ đã truyền, thần xin vâng mệnh”.

Bữa cơm thầy trò chiều hôm đó diễn ra thân mật. Các con cụ đứng hầu từ xa ngắm thầy trò nhà vua đối ẩm với thứ rượu nếp quý quê nhà hương thơm sực nức, nghe thầy trò nhà vua vừa ăn vừa ngâm nga thơ phú.

Cụ giáo có lẽ còn vui hơn cả nhà vua, bởi lẽ ông có học trò ở ngôi tôn quý nhất nước vẫn mực thước thuỷ chung giữ đạo nghĩa thầy trò. Ông càng hài lòng vì học trò cũ của mình dẫu ngồi trên ngai vàng vẫn không quên gốc.

Ví Dụ Về Tôn Sư Trọng Đạo Ngắn Nhất – Mẫu 10

Từ thời Xuân Thu Chiến Quốc đã có 72 học trò tài đức của Khổng Tử. Họ đối xử với Khổng Tử giống như là cha đẻ của mình. Gặp Khổng Tử lúc nào cũng hành lễ giống như là gặp chính cha đẻ của mình. Lấy chí lớn của thầy làm chí lớn của mình. Đạo nghĩa thực tiễn và truyền bá đều lấy Khổng Tử làm mẫu. Coi hành nghĩa là giá trị cao nhất trong cuộc đời con người.

Chẳng hạn như Nhan Hồi được xem là hình mẫu về cách sống thanh bần đạo hạnh. An bần lạc đạo, tu thân và tuân theo lễ nghĩa. Thầy dạy như thế nào sẽ làm như thế ấy.

Mật Tử Tiễn “minh cầm nhi trị”. Chỉ ngồi đàn mà vẫn giữ vững được trị an trong dân chúng. Giáo hóa nhân dân bằng lễ nhạc. Để bách tính an cư lạc nghiệp. Để đạo đức đi vào lòng dân. Tử Hạ sắp xếp sách vở, theo nghề giáo dục, thiện hóa bách tính nhân dân.

Ví Dụ Về Tôn Sư Trọng Đạo Ngắn – Mẫu 11

Đế Quân thời cổ cũng thường xuyên dạy con cái mình phải biết tôn sư trọng đạo. Đường Thái Tông là một vị Hoàng đế có rất nhiều thành tựu. Đồng thời ông cũng là một người cha rất chú trọng tới việc tôn sư trọng đạo.

Ông mệnh lệnh cho tất cả con cái của mình, đối xử tốt với thầy giáo giống như là đối xử với chính ông vậy. Đồng thời, gặp thầy giáo phải hành lễ quỳ bái.

Có một lần, Lý Cương vì bị đau chân, đi lại bất tiện. Khi đó, chế độ trong cung vô cùng nghiêm ngặt. Quan viên đừng nói là ngồi kiệu, ngay cả đi ra đi vào cũng hết sức lo sợ. Đường Thái Tông sau khi biết việc, đặc biệt cho phép Lý Cương ngồi kiệu vào cung dạy học. Đồng thời chiếu lệnh Hoàng Tử nghênh đón thầy giáo.

Cổ nhân xưa dạy rằng, một ngày làm thầy cả đời làm cha. Tinh thần tôn sư trọng đạo của người xưa được hậu thế coi là những truyền thống tốt đẹp. Không ngừng học tập và phát huy.

Đồng thời, nó cũng đánh thức tư cách đạo đức tôn sư trọng đạo của con người. Giúp con người theo đuổi đạo đức cao thượng, thiết lập niềm tin cao cả. Tôi tin rằng lòng kính trọng đối với thầy cô, tôn sư trọng đạo, học đức thầy, mãi nhớ ơn thầy. Sẽ luôn là những phẩm chất đạo đức cao thượng xuyên suốt trong tất cả các thế hệ học trò Việt Nam Ta.

Gợi ý thêm thông tin ✅ Câu Thành Ngữ Tục Ngữ Kính Thầy ✅ hay nhất

Ví Dụ Về Tôn Sư Trọng Đạo Ấn Tượng – Mẫu 12

Chúng ta, hẳn đã nhiều người đọc nhật kí của anh Nguyễn Văn Thạc (Nhà xuất bản Thanh niên xuất bản dưới nhan đề Mãi mãi tuổi hai mươi) học sinh trường cấp 3 (THPT) Yên Hòa B – Từ Liêm, Hà Nội.

Trang nhật kí ngày 24/5/1972, ghi trước khi anh hi sinh tại chiến trường Quảng Trị hai tháng, bảy ngày sau đó, người học trò này đã nhớ lời dạy thầy giáo cũ – thầy Lưu, và nói rằng, cho đến lúc này, anh mới hiểu hết lời dạy của thầy.

Xin được trích đoạn nguyên văn “Lòng tin tưởng ở con người cũng chính là một nét riêng rất độc đáo của lòng nhân đạo – Điều này thầy Lưu đã nói rất nhiều lần với mình từ 3 năm trước, từ hơn 2 năm trước – Nhưng đến giờ mình mới hiểu một cách sâu xa và đầy đủ nhất”.

Người học trò Nguyễn Văn Thạc hiểu và xác định đúng đắn lẽ sống của đời mình. “Có thể ngày mai, cuộc đời sẽ trả lời mình bằng luồng gió lạnh ngắt, nhưng có hề chi, khi mình đã cống hiến cho cuộc đời một tâm hồn chính trực và cao cả – Biết yêu và biết ghét – Biết lăn lộn trong cái bình dị của cuộc sống mà cảm hiểu hạnh phúc không có gì so sánh nổi.

Biết sống cao thượng, vươn lên trên tất cả những những gì tính toán cá nhân mòn mỏi và cằn cỗi. Phải, mình phải sống như vậy, phải cống hiến cho cuộc đời một tâm hồn như thế – Đây là mơ ước, là nguyện vọng, quyết tâm và cũng là trách nhiệm mình phải làm. Phải làm”. Chính vì thế ta không thể quên được công ơn của thầy cô.

Ví Dụ Về Tôn Sư Trọng Đạo Thời Xưa – Mẫu 13

Vua Nghiêu trị vì thiên hạ, giúp cho đất nước thanh bình, hiền tài được trọng dụng,nhân tài ở khắp mọi nơi. Nhưng ông vẫn lo mai một nhân tài, nên thường xuyên đi vào núi sâu để cầu hiền học đạo.

Một lần, vua Nghiêu đi đến núi Vương Ốc và nghe thấy có tiếng đọc sách văng vẳng ở trong rừng. Đi theo tiếng đọc vua tìm đến một ngôi nhà tranh thấy một đứa trẻ đang ngồi đọc sách. Vua Nghiêu thấy cậu bé đang đọc một cuốn sách kinh điển về đạo đức liền hỏi: “Cậu bé còn nhỏ tuổi thế mà đã có thể đọc hiểu được cuốn sách sâu sắc này hay sao?”

Cậu bé đáp: “Từ đầu cháu cũng không hiểu lắm, nhưng được Sư phụ giảng nên cháu dần dần hiểu ra.” Vua Nghiêu nói: “Sư phụ của cậu là ai, tên họ là gì? Có đang ở đây không?” Cậu bé đáp: “Sư phụ của cháu họ Doãn tên Thọ, đi ra ngoài hái thuốc chưa về.”

Vua Nghiêu lại hỏi: “Vậy sư phụ của cháu khi nào về?” Câu bé trả lời:“Cái này rất khó nói, có khi một tháng cũng có khi mười mấy ngày.” Vua Nghiêu thấy trong phòng toàn là sách, đa số đều là sách về đạo đức, còn có sách về thiên văn, vua nghĩ Doãn Thọ hẳn là một bậc cao nhân.

Trưa ngày hôm sau, vua Nghiêu lại sai tùy tùng chuẩn bị lễ vật, đến nhà Doãn Thọ,nhưng Doãn Thọ vẫn chưa về, còn cậu bé vẫn đang đọc sách, liền nói với cậu bé: “Ta muốn gặp thầy của cháu mà chưa có cơ hội. Nay vì việc ở kinh thành nên ta phải về ngay, phiền cháu chuyển lễ vật đến cho thầy.

Mùa xuân năm sau ta sẽ lại đến.” Cậu bé nói: “Hôm qua cháu đã nghe hàng xóm nói ngài là Thiên tử, sư phụ cháu vốn ít giao thiệp với quý nhân, những lễ vật này cháu không dám nhận, xin ngài mang về cho.”Vua Nghiêu đành phải mang lễ vật về, tùy tùng đều cho rằng đứa trẻ này thật là vô lễ,vua Nghiêu nói: “Trẫm lại rất thích sự ngây thơ của cậu bé, quả là đứa trẻ hiếm hoi trên thế gian, không hổ là đệ tử của bậc cao nhân.”

Sau khi trở về vua Nghiêu kể lại câu chuyện của Doãn Thọ, trong đó có hai vị lịch quan là em vua đều nói Doãn Thọ quả là bậc đạo sỹ, vốn muốn tiến cử ông với vua,nhưng biết rằng ông ở ẩn không muốn ra làm quan nên không tiến cử nữa.

Vua Nghiêu nói: “Trẫm nghĩ từ xưa đến nay các tiên đế đều cầu học bậc thánh hiền, như Hoàng Đế học Đại Điên, Chuyên Húc Đế học Lạc Đồ, Hoàng Khảo học Xích Tùng Tử. Doãn tiên sinh đạo đức cao siêu lại cao đạo không muốn ra làm quan, trẫm sẽ bái làm sư phụ, đến tận nơi học tập. Hai ngươi hãy nhân danh trẫm đến giới thiệu trước rồi trẫm sẽ đến gặp sau.” Hai người tuân lệnh.

Đông qua xuân về, vua Nghiêu cùng hai người anh em

Đi đến núi Vương Ốc, khi nhìn thấy ngôi lều tranh của Doãn Thọ từ xa, vua Nghiêu đã cho xe dừng lại, ba người cùng đi bộ vào. Đi đến lều tranh thì chỉ thấy đồng tử đang ngồi đọc sách, vua Nghiêu liền hỏi: “Sư phụ đâu?” Đồng tử vội vàng chạy vào bẩm báo. Sau đó, Doãn Thọ đi ra cung kính nói với vua: “Hôm trước thảo dân có việc đi ra ngoài nên ngài đến mà thảo dân không biết để đón tiếp xin ngài thứ lỗi.

Thảo dân có nghe đệ tử kể lại ý vua, vô cùng lo lắng. Việc các bậc hoàng đế đi cầu học thời cổ đại là có, nhưng các vị ấy đều là những người thầy có đạo đức học vấn cao siêu hơn người thường, còn thảo dân đây chỉ là một kẻ ở trong núi sâu, học vấn đơn giản, đâu dám nhận là “thầy của vua”.

Vua Nghiêu liền trả lời: “Đệ tử thực lòng muốn học, xin thầy giáo đừng từ chối.” Nói rồi vua đi đến bái thầy, Doãn Thọ vội vàng đáp lễ nhưng vẫn từ chối. Một vị lịch quan nói: “Chủ nhân của chúng tôi rất thành tâm, đã trai tịch sạch sẽ trước khi đến, xin tiên sinh đừng từ chối.” Lúc này Doãn Thọ mới đồng ý.

Doãn Thọ mời vua và hai người anh em ngồi xuống nói chuyện, Doãn Thọ giảng về đạo đức và thiên hạ, vua nghe cảm thấy khâm phục vô cùng. Vua Nghiêu nói: “Đệ tử muốn tìm một bậc đại thánh nhân để nhường ngôi vị, và muốn tìm những bậc hiền tài để trợ giúp.”

Doãn Thọ nói: “Vua khiêm nhường như vậy, nếu gặp được bậc thánh nhân xuất thế thì quả là hợp với chí nguyện của ngài, đạo đức của ngài là tấm gương cho thiên hạ. Các bậc thánh nhân trong thiên hạ còn có Sào Phủ, Tử Châu Chi Phụ, Y Bạc Tử, Bị Y, Phương Hồi đều là những hiền sỹ chân chính, ẩn cư trong núi, không xuất thế nhân.” Về sau vua Nghiêu đều đến học hỏi những vị hiền sỹ này.

Vua Nghiêu ở trong núi Vương Ốc mười ngày, hàng ngày Doãn Thọ đều giảng cho vua những kinh điển đạo đức, tối đến cùng vua quan sát thiên tượng, giảng về thiên văn, lý của các ngôi sao và dự đoán. Từ đó, vua Nghiêu bất kể đông hè, thường đến học hỏi Doãn Thọ, vua rất cung kính đối với thầy, thường để cho Doãn Thọ ngồi trên còn mình ngồi dưới, hướng mặt về phía Bắc hành lễ cầu giáo.

Doãn Thọ nhiều lần giảng cho vua Nghiêu về đạo đức nhân nghĩa và đạo thanh tịnh vô vi. Vua Nghiêu thực hành rất nghiêm túc, thương yêu dân chúng, cai trị thuận theo thiên ý, khởi xướng đại đạo; định ra pháp luật, nghiêm cấm dối trá.

Khích lệ người dân phê bình những lỗi lầm của mình; xét xử công minh, trọng dụng hiền tài; nhân từ thương dân, luôn quan tâm đến bách tính muôn dân, trở thành một tấm gương trong việc trị vì đất nước.

“Sử ký” viết: Phẩm chất và tài trí của vua Nghiêu đều rất phi phàm, “kỳ nhân nhưthiên, kỳ tri như thần” ( đức nhân của ngài như trời, trí của ngài như thần). Ông nêu cao tinh thần đạo đức, luôn lắng nghe ý kiến người dân, để lại cho hậu nhân một tấm gương về tinh thần tôn sư trọng đạo.

Ví Dụ Về Tôn Sư Trọng Đạo Đặc Sắc Nhất – Mẫu 14

Quý vừa cho lợn ăn xong thì nghe tiếng thầy giáo và bố ở ngoài ngõ. Em vội rửa chân tay, sửa lại quần áo cho chỉnh tề, rồi chạy ra đón

Em chào thầy ạ! Con chào bố!

Chào em! Thầy giáo vui vẻ chào lại Quý. Bố gật đầu rồi cùng thầy giáo đi lên nhà. Quý vội vào lau bàn ghế rồi ra chum nước rửa ấm chén. Rửa xong, em pha một ấm tra nóng để vào khay bưng đến bàn. Bố Quý rót nước và tiếp chuyện thầy giáo Quý ngồi ở phản bên canh:

Chợt thầy giáo quay sang nói với Quý : Em về nhà chăm học, lại biết giúp đỡ cha mẹ, như vậy là ngoan, thầy rất khen! Em hãy cố gắng nữa lên nhé!

Quý đứng dậy đáp: Thưa thầy… vâng ạ! Thầy giáo ra về. Bố Quý và Quý tiễn thầy ra tận ngõ.

Dẫn Chứng Về Tôn Sư Trọng Đạo Chi Tiết – Mẫu 15

Gia đình em vốn không mấy khá giả, nhà lại đông anh em. Bố mẹ em không phải công nhân viên chức mà chỉ quanh năm làm ruộng và làm thuê nên cuộc sống vất vả và đủ ăn là may mắn rồi. Em là anh cả trong gia đình, sau em còn có ba người em nhỏ nữa.

Năm em học lớp ba, đó cũng là khoảng thời gian khó khăn nhất, bố em mắc bệnh nan y khó chữa, gia đình đã bán tài sản, vay mượn khắp nơi để chạy chữa, em đã quyết định nghỉ học vì đến kỳ nộp tiền học mà gia đình không có.

Cô giáo chủ nhiệm em lúc đó tên Lan. Cô Lan là một cô giáo hiền lành, yêu nghề và rất quan tâm đến đời sống cũng như học tập của học sinh chúng em. Hai ngày liền không thấy em tới lớp, cô đã hỏi thăm bạn bè và tìm đến nhà em để thăm hỏi. Cô đã động viên gia đình rất nhiều và mong muốn em tiếp tục đến lớp. Cô nói em là một học sinh giỏi của lớp, nếu nghỉ học thì thật tiếc quá.

Cô cũng nói mong muốn em học tập để có một tương lai tốt đẹp và có cơ hội để giúp đỡ gia đình. Lúc đó em chỉ nghĩ trước mắt nên vẫn nhất định nghỉ học. Rồi một tuần trôi qua cô lại tới nhà động viên. Cô nói đã thông báo trường hợp của em lên nhà trường và địa phương để xem xét cho em được đi học mà không phải đóng học phí. Em vui mừng lắm vì trước giờ em rất muốn đi học như các bạn cùng trang lứa.

Và rồi sau hơn một tuần nghỉ học em lại được tiếp tục tới trường. Con đường tới trường dường như đẹp hơn mỗi ngày. Em tung tăng bước đi với niềm hân hoan vô cùng. Mỗi ngày sau buổi học, cô Lan lại giành thêm thời gian để giảng lại cho em những bài cũ mà em nghỉ tuần trước đó.

Cô ân cần , nhiệt tình giảng dạy để em không bị mất kiến thức. Cuối năm đó em đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện và danh hiệu học sinh nghèo vượt khó. Em rất cảm động và hạnh phúc về những gì cô Lan đã dành cho em.

Đó là kỷ niệm đáng nhớ nhất của em về thầy cô và có lẽ sẽ mãi mãi in đậm trong trái tim em với một lòng biết ơn sâu sắc. Em sẽ mãi nhớ về cô và luôn thầm hứa học tập tốt để trở thành một người giáo viên giỏi giang và tận tụy với nghề như cô.

Tìm hiểu thêm 🍒Lòng Biết Ơn Là Gì 🍒 dẫn chứng chi tiết

Viết một bình luận