Lễ Độ Là Gì, Biểu Hiện Của Lễ Độ [15+ Ví Dụ Hay Nhất]

Lễ Độ Là Gì, Biểu Hiện Của Lễ Độ ❤️️ 15+ Ví Dụ Hay Nhất ✅ Đừng Bỏ Lỡ Những Thông Tin Chia Sẻ Chi Tiết Dưới Đây Nhé!

Lễ Độ Là Gì

Một trong phẩm chất cao quý nhất của con người đó là tính lễ độ. Vậy Lễ Độ Là Gì? Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác, đúng với lễ nghi dân tộc, biết coi trọng người khác trong giao tiếp. Lễ độ còn là sự tôn trọng, quý mến, niềm nở của mình đối với mọi người xung quanh.

Người sống lễ độ là những người sống nhã nhặn, lịch sự với mọi người, nói lời nhỏ nhẹ trong giao tiếp, ngôn ngữ trong sáng và hành vi đúng mực.

Họ cũng là những người sống cung kính, lễ phép với người lớn tuổi, nhường nhịn, khoan dung với người nhỏ tuổi; không xúc phạm, lăng mạ danh dự hay xâm hại, bạo lực thân thể người khác.

Ý Nghĩa Của Lễ Độ

Chia sẻ về Ý Nghĩa Của Lễ Độ:

Luôn được người khác yêu mến, tôn trọng và giúp đỡ trong cuộc sống. Việc sống lễ độ sẽ giúp con người xây dựng một cuộc sống văn minh hơn, tốt đẹp hơn, nơi con người được tôn trọng, yêu thương. Sống lễ độ cũng góp phần giúp đạo đức của con người trở nên tốt đẹp hơn.

Gửi tặng bạn 💚 Ca Dao Tục Ngữ Về Lễ Độ 💚 nổi tiếng

Những Biểu Hiện Của Người Lễ Độ

Tham khảo thêm Những Biểu Hiện Của Người Lễ Độ được SCR.VN tổng hợp dưới đây nhé!

  • Sự tôn trọng, quý mến, niềm nở của mình đối với mọi người xung quanh.
  • Là người luôn biết chào hỏi, thưa gửi, cảm ơn, xin lỗi đối với người khác.
  • Cung kính, lễ phép với người lớn tuổi. Nhường nhịn, khoan dung với người nhỏ tuổi.
  • Cư xử có văn hóa, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội luôn mang lại niềm vui trong cuộc sống.
  • Biết sống nhã nhặn, lịch sự với mọi người. Sống tôn trọng các nguyên tắc chung trong tập thể và trong cộng đồng.

15 Ví Dụ Về Lễ Độ Tiêu Biểu

Danh sách 15 Ví Dụ Về Lễ Độ Tiêu Biểu được tổng hợp sau đây để bạn đọc dễ dàng tham khảo.

Tấm Gương Về Lễ Độ Nổi Tiếng – Mẫu 1

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người nêu một tấm gương mẫu mực về thực hành đạo đức cách mạng để toàn Đảng, toàn dân noi theo. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, lãnh tụ Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của người cách mạng, coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông: Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang vì sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Theo Hồ Chí Minh, những chuẩn mực đạo đức cách mạng chung nhất của người cách mạng trong quan hệ với nhân dân bao gồm những điểm sau: trung thực, kính trọng, lễ phép. Trung thực, kính trọng, lễ phép với nhân dân theo Hồ Chí Minh dạy không chỉ là thái độ trong giao tiếp, mà còn là nội dung tư tưởng sâu sắc, xuất phát từ quan điểm cách mạng là sự nghiệp của quần chúng.

Quyền hạn và lợi ích lực lượng là ở dân, nên Hồ Chí Minh nói “Đảng và Chính phủ là đày tớ nhân dân, chứ không phải là quan của nhân dân”.

Câu Chuyện Về Lễ Độ Ngắn Gọn – Mẫu 2

Trong phòng mạch một bác sĩ khá nổi tiếng tại Sài Gòn, bệnh nhân ngồi trật tự trên những chiếc ghế dài và vô tình chia ra từng nhóm, trò chuyện nho nhỏ trong khi chờ gọi số khám bệnh.

hóm ngồi nơi cửa ra vào, nhóm ngồi nơi cửa sổ, nhóm ngồi phía trong cùng. Tôi vào trễ nên ngồi với nhóm trong cùng.

Có tiếng gọi tên, một thanh niên khoảng 18 tuổi đứng lên, nhận bọc thuốc từ tay người nhà bác sĩ. Thì ra cậu đến không phải chữa bệnh mà là “lấy thuốc” giùm người thân theo toa bác sĩ. Mọi người nhìn cậu như chia vui vì ít ra đỡ mất thời gian ngồi chờ trong căn phòng này.

Cậu vui vẻ bước ra cửa rồi quay lại chào nhóm ngồi ngay cửa sổ, những người cùng chuyện trò với cậu. Cậu vòng tay lễ phép: “Thưa các chú, các bác, con về ạ!”. Mọi người cười chào lại cậu. Khi cậu đã ra sân, tôi chợt buột miệng: “Lâu lắm rồi mới thấy một người trẻ vòng tay chào”.

Các nhóm bỗng như hòa thành một. Cũng phải thôi, đến phòng mạch bác sĩ chuyên khoa tim, hình như tất cả bệnh nhân ngoài 40 tuổi, xem như cùng thế hệ, mỗi người một câu:

Lúc tui còn nhỏ, gặp người lớn phải vòng tay chào như thế đó. Hồi nhỏ gặp người lớn, người nhỏ phải khoanh tay chào. Bây giờ người nhỏ gặp người lớn gật đầu một cái đã là có giáo dục lắm rồi.

Dưới quê tui vẫn còn giữ nếp giáo dục đó. Ngày lễ tết, giỗ chạp… người nhỏ tuổi hơn dù 40 gặp người lớn tuổi cũng vòng tay chào, nếu không muốn bị rầy la là vô phép. Nhưng ở thành phố mà bắt tụi nhỏ khoanh tay chào mình chắc hơi bị khó đấy…

Đón đọc thêm chia sẻ về 💌 Lòng Biết Ơn Là Gì 💌 chi tiết

Bài Học Về Lễ Độ Ý Nghĩa – Mẫu 3

Đêm rằm có khác, trăng sáng vằng vặc, soi rõ từng lối mòn trong rừng. Tất cả muông thú tung tăng múa hát, chỉ riêng heo con và khỉ con rủ nhau lên núi chơi.

Suốt tối, hai bạn chạy nhảy thỏa thích, hái hoa, hái quả, vui đùa. Khi đã thấm mệt, cả hai mới nghĩ đến chuyện quay về. Nhưng, hỡi ôi, tìm mãi mà không thấy đường xuống. Nhìn thấy chị bướm, khỉ con hỏi: Đường xuống núi đi thế nào?

Chị bướm nghe thấy tiếng hỏi trống không, bực mình lắm, chau mày ngoảnh đi, miệng lẩm bẩm: “Con nhà ai không biết nữa, chẳng lễ phép chút nào!”.

Lần mò mãi, hai chú cũng xuống được núi. Khi tới bờ sông, khỉ con nhìn thấy dưới sông có một anh hà mã, bèn gọi to: Này anh bạn xấu xí kia, mau đưa bọn tôi qua sông.

Hà mã thấy khỉ con không biết phép lịch sự là gì thì giận lắm, bèn quay đầu đi, giả bộ như không nghe thấy.

Heo con đi sau, vội chạy tới, cúi lưng, khoanh tay chào lễ phép: Chúng em chào anh hà mã! Anh có thể đưa bọn em qua đoạn sông này được không ạ?

Nghe câu nói lễ phép, hà mã vui vẻ trả lời: Được, được, anh sẽ đưa ngay.

Heo con vui sướng, nhảy cẫng lên: Chúng em cám ơn anh nhiều lắm!

Khi đến bờ bên kia, hà mã vẫn còn giận khỉ con. Biết vậy, heo nói thầm vào tai khỉ: “Vừa nãy cậu đã nói trống không với anh hà mã. Vậy mà anh ấy vẫn giúp đưa bọn mình qua sông. Cậu nên xin lỗi anh ấy đi, như thế mới là người lịch sự”.

Nghe heo con nói có lý, khỉ ta từ từ tiến tới trước mặt anh hà mã, giọng lí nhí: Anh hà mã ơi, cám ơn anh đã giúp đỡ bọn em! Em biết lỗi của em rồi. Em xin anh tha lỗi ạ!

Nghe khỉ con nói, hà mã như được cởi tấm lòng, ân cần nói với khỉ con: Em biết nhận lỗi là rất tốt, em phải học heo con, biết lễ phép và lịch sự nhé. Bây giờ hai em về nhà đi. Cẩn thận kẻo vướng dây rừng nhé!

Nghe lời ân cần của anh hà mã, khỉ con cảm động quá. Nó cảm ơn anh hà mã rối rít và tự rút ra bài học quý.

Ví Dụ Về Lễ Độ Trong Gia Đình – Mẫu 4

Trong gia đình ví dụ về lễ độ rất đơn giản đó có thể là mời ông bà, bố mẹ ăn cơm, uống nước. Luôn chào hỏi lễ phép, trả lời dạ thưa với người lớn tuổi. Nhường đồ chơi cho em nhỏ cả khi em mắc lỗi, nhẹ nhàng chỉ bảo cho em, không la mắng em….

Ví Dụ Về Lễ Độ Trong Cuộc Sống – Mẫu 5

Tan học, Hiền, Hùng và Sơn ra trước cổng trường để đứng chờ xe buýt. Xe vừa tới, cả ba người lên xe và tìm ghế ngồi. Đến trạm tiếp theo, có một người phụ nữ, tay bế em bé bước lên xe, trong xe lúc đó đã hết chỗ ngồi, người đứng chen chúc nhau. Hiền thấy vậy đứng dậy bảo: “Cô ơi, cô bế em vào ngồi chỗ này đi ạ”.

Người phụ nữ nhìn Hiền trìu mến: “Cô cảm ơn cháu”. Thấy thế, Sơn và Hùng ngồi chung một ghế, nhường lại cho Hiền chiếc ghế của Sơn. Cả ba tiếp tục hành trình.

Ví Dụ Về Lễ Độ Đặc Sắc – Mẫu 6

Nam dậy muộn nên phải vội vàng đi học kẻo muộn. Sau khi dắt xe xong, Nam chạy hì hục vào lớp mà quên để ý người khác. Bỗng Nam va vào một bạn nữ của lớp cạnh bên làm bạn ấy ngã. Nam vội vàng dìu bạn ấy đứng dậy và gom đồ cho bạn ấy.

Xong xuôi, Nam mới hỏi thăm bạn có làm sao không và xin lỗi bạn ấy vì không để ý. Bạn nữ vui vẻ chấp nhận lời xin lỗi của Nam. Như vậy, Nam là một người biết nhận lỗi và xin lỗi, Nam là người lịch sự và lễ độ.

Ví Dụ Về Lễ Độ Ngắn Hay – Mẫu 7

Gặp thầy trước cổng trường, mình cúi đầu chào. Nhỏ bạn đi bên cạnh bảo: “Thầy đâu có dạy mình? Có chào thì thầy cũng biết mình là ai đâu?”. Mình ngỡ ngàng nhìn bạn. Sao bạn có thể vô tình như thế?

Hôm đi với bạn ngang qua văn phòng trường, gặp lại cô dạy sử hồi năm nhất, mình cúi đầu chào. Cô mỉm cười nhưng có lẽ không nhận ra mình. Lớp cả trăm sinh viên chứ ít đâu. Mà cũng đã hai năm rồi. Bạn lại nói với mình: “Cô còn dạy mình đâu?”. Câu nói ngắn hơn lần trước. Mình ngơ ngác. Bạn vô tình hay vô tâm?

Hồi học lớp chín, cũng có lần mình “quên” chào thầy giám thị. Thầy gọi mình lại, dạy cho mình bài học tôn sư. Mình đã bật khóc giữa sân trường vì xấu hổ. Khi ấy mình cũng đã lớn rồi, còn bé dại nữa đâu. Thầy nhẹ nhàng đặt bàn tay lên vai mình và bảo: “Khóc một lần để nhớ, một lời chào dành cho nhau, ta không mất gì mà nhận được rất nhiều đấy em à!”.

Bài học ngày xưa theo mình đến tận bây giờ. Mỗi lần cúi đầu chào, mình nhận được trọn vẹn nụ cười. Chợt nhớ lời thầy… Ừ, cuộc đời này cần lắm những nụ cười cho nhau.

Hôm đến trường mẫu giáo đón đứa cháu, các bé tưởng mình là cô giáo mới, bé nào đi ngang qua cũng khoanh tay lễ phép “em chào cô ạ!”. Mình mỉm cười. Tự dưng thấy ấm lòng. Hạnh phúc đôi khi bắt đầu từ những điều thật bình thường như thế!

Gợi ý thêm thông tin ✅ Đức Hạnh Là Gì ✅ ngắn hay

Ví Dụ Về Lễ Độ Nổi Tiếng – Mẫu 8

Một doanh nhân Nhật Bản nổi tiếng Konosuke Matsushita (1894-1989) trong một lần mời một số người bạn dùng bữa tối tại một nhà hàng. Anh ấy gọi những món bít tết ngon cho mọi người, và tất cả bạn bè của anh ấy đã hoàn thành món bít tết của mình một cách thích thú, ngoại trừ Matsushita.

Nhìn thấy tình hình, người quản lý của nhà hàng đã rất lo lắng, vì anh ta sợ rằng có thể đã xảy ra sự cố với miếng bít tết. Khi thanh toán hóa đơn, Matsushita đặc biệt yêu cầu đầu bếp đi qua. Anh ấy nói với đầu bếp: “Món bít tết rất ngon, nhưng do tôi kém ăn nên tôi đã không ăn hết”.

Anh cũng yêu cầu người đầu bếp đừng lo lắng về điều đó, vì nó không liên quan gì đến chất lượng của miếng bít tết, và anh hy vọng người quản lý sẽ không đổ lỗi cho anh. Khi nghe điều đó, người đầu bếp đã thực sự xúc động và cúi đầu để bày tỏ sự cảm kích với Matsushita.

Người ta hay nói rằng đừng bao giờ nghĩ rằng người khác tôn trọng bạn có nghĩa là bạn vượt trội hơn họ. Chúng ta nên luôn biết rằng chính vì sự vượt trội của người khác mà họ tôn trọng chúng ta. Suy cho cùng, những người trí thức thường tôn trọng người khác hơn. Là một trong những doanh nhân vĩ đại nhất Nhật Bản, Matsushita đối xử bình đẳng với tất cả mọi người, không coi thường bất kỳ ai về địa vị xã hội của mình.

Chỉ sau khi người ta có thể tôn trọng những người địa vị thấp hơn thì người đó mới được coi là người vĩ đại. Tôn trọng người khác thực chất là tôn trọng chính mình.

Ví Dụ Về Lễ Độ Ấn Tượng – Mẫu 9

Trên chuyến bay từ Seoul đến TP.HCM vào cuối tháng 5 vừa rồi, cô tiếp viên của Hãng hàng không Hàn Quốc (Korean Airlines) khi phục vụ bữa ăn tối đã không may làm vương nước xuống quần của một ông khách nước ngoài. Cô tiếp viên vừa nhẹ nhàng xin lỗi vị khách, vừa dùng khăn bông lau chỗ ướt.

Xui xẻo cho cô tiếp viên xinh đẹp gặp phải một ông khách khó tính. Ông ta giận dữ, không chấp nhận lời xin lỗi của cô tiếp viên và buộc cô này phải gọi tiếp viên trưởng đến để “nói chuyện phải quấy”. Cô tiếp viên một lần nữa năn nỉ xin lỗi ông khách, nhưng lần này là trong tư thế… quỳ gối với vẻ mặt thật sự ăn năn.

Chứng kiến cảnh này, nhiều hành khách trong khoang máy bay, trong đó có cả tôi, ban đầu tỏ ý trách cô tiếp viên sơ suất, nhưng cuối cùng đã chuyển sang cảm thông và trân trọng bởi cách ứng xử chân thành của cô.

Lỗi có thể xảy ra bất kỳ ở đâu, mọi lúc trong cuộc sống. Có lỗi và xin lỗi là một ứng xử văn minh trong xã hội, không ngoại trừ bất cứ ai – dân đen hay quan chức. Lỗi dù lớn, nhưng có một sự hối lỗi chân thành sẽ khiến người ta có thiện cảm, dễ tha thứ hơn.

Ví Dụ Về Lễ Độ Hay – Mẫu 10

Bỗng có ai đó đập nhẹ vào vai, tôi dừng lại, không có ai cả. Tôi đi tiếp, lại thấy có ai đó đập nhẹ vào vai. Lần này tôi quay hẳn người lại, và nhìn xuống. Thằng bé đứng ở đó, tóc nó xám màu bụi, hai gò má nhem nhuốc, nó xoa bụng, cất giọng nài nỉ: “Bánh mì, chú ơi?”…

Tôi gặp thằng nhóc này vào một buổi trưa nghỉ giữa giờ làm, nó chưa thể đến 6 tuổi, có lẽ vậy, mặt mũi bẩn, đi chân đất, áo rách, tóc rối bù. Nó chẳng khác gì mấy so với những thằng nhóc lang thang trên đường phố ngoài kia. Tôi nhìn nó trong giây lát nhưng không quá để tâm, tiếp tục đi đến quán cà phê, trong đầu suy nghĩ lung tung về những công việc ở cơ quan, về bản báo cáo còn đang dang dở.

Bỗng có ai đó đập nhẹ vào vai, tôi dừng lại, không có ai cả. Tôi đi tiếp, lại thấy có ai đó đập nhẹ vào vai. Lần này tôi quay hẳn người lại, và nhìn xuống. Thằng bé đứng ở đó, tóc nó xám màu bụi, hai gò má nhem nhuốc, nó xoa bụng, cất giọng nài nỉ: Bánh mì, chú ơi?

Có vẻ như một cái chạm mắt ban nãy đã khiến nó xác định được mục tiêu là tôi. Tôi không từ chối, gật đầu bảo nó đi theo, cả hai bước vào một tiệm cà phê trên phố. Cà phê cho tôi và thứ gì đó ăn được cho cậu bạn nhỏ này. – Tôi gọi người phục vụ rồi chỉ về phía cậu nhóc.

Thằng bé bèn đi đến quầy hàng và lựa chọn. Bình thường, bọn nhỏ sẽ cầm đồ ăn và bỏ đi luôn, quay trở lại đường phố nơi chúng lang thang mà không nói một lời nào. Nhưng thằng bé này lại làm tôi ngạc nhiên.

Quầy giải khát khá dài, dù chung một hóa đơn nhưng người ta đặt cà phê ở đầu này và bánh ở đầu kia, nhân viên biết những thằng nhóc này sẽ cầm bánh chạy đi luôn và họ cũng không muốn cho chúng ở lại vì trông mấy thằng nhỏ khá bẩn thỉu.

Tôi bắt đầu uống cà phê của mình và đứng dậy thanh toán sau khi uống xong. Lúc này, tôi nhìn ra cửa và phát hiện thằng nhóc vẫn còn ở đó, nó cầm bánh mì, chân kiễng lên, mắt dí vào cửa kính, quan sát.

“Nó làm cái quái gì thế nhỉ?!” – Tôi khó hiểu nghĩ thầm rồi đi ra khỏi quán.

Nhìn thấy tôi, nó bèn chạy vụt theo, tôi đoán rằng có lẽ nó muốn xin thêm một chai nước chăng? Nhưng không, thằng bé ngay ngắn đứng trước mắt tôi, nó ngước mắt lên rồi mỉm cười, đó thật sự là một nụ cười thành thật đến mức có thể làm trái tim bạn tan chảy, nó giơ chiếc bánh ra và nói: Cảm ơn chú.

Rồi, có vẻ lo lắng, có lẽ sợ tôi không nghe thấy, nó gãi bàn chân và kiễng chân lên, nói to hơn:

Cảm ơn chú nhiều lắm ạ!

Lúc đó, nếu có thể, tôi đã mua cho nó cả tiệm đồ ăn. Nhưng trước khi tôi nói được câu gì, nó đã quay người bỏ chạy. Một câu cảm ơn này đã khiến tâm trạng của tôi lâng lâng suốt cả trưa và cứ vui vẻ lang thang trên phố đến mức muộn giờ vào làm, dẫu vậy tôi vẫn không thôi cảm thấy xúc động khi nghĩ về thằng bé.

Xem thêm ❤️ Lòng Hiếu Thảo Là Gì ❤️ ví dụ dẫn chứng

Ví Dụ Về Lễ Độ Ngắn – Mẫu 11

Có câu chuyện kể về nhà lãnh đạo kiệt xuất – Anh hùng dân tộc Ấn Độ – Danh nhân văn hóa thế giới Mahatma Gandhi rằng: Khi ông ăn trưa trong một quán ăn bình dân, sau khi trả tiền ông nói với người phục vụ lời nói cảm ơn, và người phục vụ tâm sự: “Thưa ông, tôi sẽ nhớ ông mãi vì hơn 25 năm phục vụ ở đây, tôi chưa bao giờ nghe ai nói cảm ơn”.

Có lẽ lời cảm ơn của người lãnh đạo cao nhất nước Ấn Độ đối với người dân bình thường ở một quán ăn dân dã đã có tác động sâu sắc và mạnh mẽ đến tình cảm, lòng kính trọng, sự ngưỡng mộ đến sùng bái của người dân nước này với vị lãnh tụ khả kính của đất nước đông dân thứ hai thế giới.

Ví Dụ Về Lễ Độ Hay Nhất – Mẫu 12

Hôm nay là ngày đầu tiên gà con ra khỏi nhà. Gà con hỏi gà mẹ: “Con phải chào mọi người như thế nào ạ?” “Mẹ sẽ đi cùng con, và con hãy xem mọi người chào hỏi nhau như thế nào.” Gà mẹ nói rồi dẫn gà con ra khỏi nhà.

Vừa ra khỏi nhà, gà con và gà mẹ gặp chị cừu. Chị cừu tươi cười rồi cất tiếng chào: “Chào hai mẹ con!” Gà mẹ cũng cười rồi chào lại chị cừu: “Chào cháu!”

Gà mẹ và gà con lại gặp anh cún, anh cún nở nụ cười thật tươi rồi gật đầu với họ. Gà mẹ cũng cười và gật đầu với anh cún. Bác ngỗng đi lại gần, bắt tay gà mẹ và nói: “Chào chị!” Gà mẹ cũng chào lại: “Chào bác!”

Anh khỉ đang ở trên cây hái quả, bèn vẫy tay với gà mẹ và gà con: “Cô ơi!” Gà mẹ cũng vẫy tay với anh khỉ. Gà con ghi nhớ tất cả những điều đã được nhìn và nghe thấy. Bây giờ, gà con rất muốn được chào một ai đó.

Vừa hay có bác voi đi đến, gà con liền vẫy tay với bác: “”Cháu chào bác voi ạ!” Bác voi cười, khen gà con: “Cháu ngoan quá, thật lễ phép!” Khi trở về nhà, gà con vui vẻ kể lại với bố: “Bố ơi, con đã biết cách chào hỏi rồi a!”

Ví Dụ Về Lễ Độ Chọn Lọc – Mẫu 13

Đến một nơi nào, người nhỏ tuổi hơn phải cung kính chào người lớn tuổi trước, nhường người lớn tuổi đi trước, ngồi trước, lắng nghe và vâng lời người lớn, không nên bô bô cười nói lớn tiếng át cả tiếng người khác. Khi đi vào chỗ có người lớn đang làm việc, phải đi nhẹ nhàng, giữ sự yên tĩnh.

Khi người lớn đang nói chuyện, nếu cần nói hoặc hỏi gì phải đợi người lớn nói dứt câu, nói lời “Xin lỗi” rồi mới được nói hoặc hỏi, tuyệt đối không được nói chen vào. Khi đưa vật gì cho người lớn phải đưa bằng hai tay mặc dù vật đó rất nhẹ. Khi vào bàn ăn, phải đợi người lớn bắt đầu trước, khi ăn phải từ tốn, không được khua chén đũa, không được vừa nhai vừa nói.

Ví Dụ Về Lễ Độ Nổi Bật – Mẫu 14

Một ngày nọ, khi một người ăn xin trong bộ quần áo tồi tàn bước vào một tiệm bánh rất bình dân, tất cả những khách hàng xung quanh đều không muốn tiếp xúc và tỏ thái độ không thích. Dù vậy, người chủ tiệm bánh vẫn chào đón người ăn xin này một cách nồng nhiệt. Người ăn xin cẩn thận lấy tiền xu từ trong túi ra và nói nhỏ với người chủ tiệm rằng ông ấy muốn mua một chiếc bánh nhỏ.

Sau đó, người điều hành đã chọn một chiếc bánh nhỏ trong rất đẹp mắt từ kệ cho người ăn xin và cúi đầu trước người ăn xin để cảm ơn vì sự mua hàng ủng hộ tiệm bánh của ông ta.

Sau khi người ăn xin rời đi, cháu trai của người điều hành đã bối rối không hiểu tại sao ông của mình lại đối xử tốt với người ăn xin như vậy.

Người ông nói: “Tiền của ông ấy là tiền ông ấy đi xin từ người khác từng chút một, nó quý hơn tiền của người khác. Sự ủng hộ của ông ấy có nghĩa là ông ấy thực sự yêu thích những chiếc bánh của chúng ta”.

Người cháu tiếp tục: “Vậy tại sao ông lại nhận tiền của ông ấy?”

Người ông nói: “Ông ấy đến cửa hàng của chúng ta để mua bánh, chúng ta chắc chắn nên tôn trọng ông ấy. Nếu chúng ta không tính tiền cho chiếc bánh, đó sẽ là một sự xúc phạm đối với ông ấy”.

Sau đó, tiệm bánh này ngày càng nổi tiếng. Trước khi người điều hành nghỉ hưu, tiệm bánh đã trở thành một doanh nghiệp nổi tiếng.

Dẫn Chứng Về Lễ Độ Chi Tiết – Mẫu 15

Một nữ công nhân làm việc tại nhà máy chế biến đông lạnh. Ngày hôm ấy, sau khi hoàn thành công việc, như thường lệ cô đi vào kho đông lạnh để kiểm tra trước khi ra về.

Đột nhiên, cửa phòng lại bị đóng và khóa lại, cô bị nhốt ở bên trong mà không một ai biết. Cô vừa hét khản cổ họng vừa đập cửa với hi vọng có người nghe được tiếng mình mà đến cứu nhưng vẫn không có ai nghe thấy. Lúc này tất cả công nhân đã tan ca, toàn bộ nhà máy đều yên tĩnh.

Sau 6 giờ chiều hôm ấy, nữ công nhân lạnh cóng người, tuyệt vọng và đau khổ. Đang lúc cô tưởng như không chịu đựng được nữa thì bất ngờ được người bảo vệ đến mở cửa cứu ra ngoài.

Vài ngày sau khi khỏe và trở lại làm việc, cô gái hỏi người bảo vệ tại sao lại biết mình ở trong đó để đến mở cửa, mặc dù đây không phải khu vực mà ông ấy quản lý.

Người bảo vệ trả lời: “Tôi làm việc ở nhà máy này đã 35 năm rồi. Mỗi ngày đều có mấy trăm công nhân ra ra vào vào. Nhưng cô là người duy nhất mà ngày nào sáng sớm đi làm cũng chào hỏi tôi và buổi tối tan làm lại chào tạm biệt tôi trong khi có rất nhiều người xem như không nhìn thấy tôi vậy!”.

Hôm nay, tôi biết rõ ràng cô có đi làm bởi vì sáng sớm cô còn nói: “Cháu chào bác!”. Nhưng sau khi tan làm buổi chiều, tôi lại không nghe thấy tiếng cô chào: “Tạm biệt bác, hẹn ngày mai gặp lại!”

Thế là tôi quyết định đi vào trong nhà xưởng tìm xem xem thế nào. Tôi đi đến những chỗ góc hẻo lánh tìm cô và cuối cùng lại nghe thấy tiếng khóc và tìm thấy cô ở trong kho đông lạnh…”

Bài học về sự lễ phép khi chúng ta vẫn còn học trên trường lớp đó đôi khi chỉ là lý thuyết suông, nhưng ngoài đời thật may cho những ai biết vận dụng nó vào cuộc sống.

Tìm hiểu thêm 🍒 Ý Chí Nghị Lực Là Gì 🍒 biểu hiện

Viết một bình luận