Tôn Trọng Là Gì, Biểu Hiện Của Tôn Trọng Người Khác (15+ Ví Dụ)

Tôn Trọng Là Gì, Biểu Hiện Của Tôn Trọng Người Khác ❤️️ 15+ Ví Dụ Hay ✅ Đón Đọc Tuyển Tập Những Thông Tin Đặc Sắc Dưới Đây.

Tôn Trọng Là Gì

Nếu bạn đang thắc mắc về câu hỏi ”Tôn Trọng Là Gì?” Vậy thì hãy cùng đón đọc ngay những thông tin SCR.VN chia sẻ dưới đây.

Tôn trọng là sự thể hiện thái độ hay sự đánh giá đúng mực của người này với người khác. Là sự coi trọng danh dự, nhân phẩm, lợi ích, quyết định hay những nét riêng biệt của đối phương. Đây là trạng thái thể hiện lối sống và văn hóa của mỗi người trong cộng đồng. Đồng thời đó cũng là sợi dây kết nối, tạo mối quan hệ gắn kết, chân thành và tốt đẹp giữa con người với con người.

Bên cạnh đó, cần phải hiểu được rằng tôn trọng không nhất thiết phải là sự đánh giá quá cao giá trị của một người so với khả năng thực tế của họ. Đấy không phải là cách một người sử dụng lời nói để nịnh bợ thô kệch mà là sự đánh giá đúng, không thể hiện sự đánh giá một cách thái quá.

Gợi ý 💚 Ca Dao Tục Ngữ Về Tôn Trọng Người Khác 💚 hay nhất

Ý Nghĩa Của Tôn Trọng Người Khác

Tham khảo thêm thông tin chia sẻ về Ý Nghĩa Của Tôn Trọng Người Khác dưới đây nhé!

Khi bạn dành sự tôn trọng cho người khác, bạn cũng sẽ nhận được sự tôn trọng tương ứng. Không chỉ vậy, trong học tập, công việc, cuộc sống, còn dễ được giúp đỡ, giải quyết những vấn đề khó khăn.

Ngoài ra, khi tôn trọng người khác, chúng ta có thể khiến họ thoải mái và vui vẻ với mình hơn, người đó sẽ cảm thấy mình được ghi nhận, được xem trọng từ đó có thể kích thích sự phát triển, ý chí của họ.

Tôn trọng mọi người còn có ý nghĩa với xã hội, cộng đồng: Nếu như mọi người sống tôn trọng lẫn nhau, xã hội sẽ ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.

Quà VIP nhận ngay 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼

Những Biểu Hiện Của Tôn Trọng Người Khác

Dưới đây là Những Biểu Hiện Của Tôn Trọng Người Khác được SCR.VN tổng hợp chi tiết.

  • Thể hiện qua thái độ tử tế, nhã nhặn với mọi người
  • Tôn trọng thói quen và văn hóa của mọi người
  • Cư xử phù hợp, phải phép với mọi người, lắng nghe ý kiến của người khác
  • Không lấy khuyết điểm của người khác làm niềm vui
  • Không có sự phân biệt đối xử
  • Cách rèn luyện đức tính tôn trọng người khác

Gợi ý 💧 Ca Dao Tục Ngữ Về Tôn Trọng Kỉ Luật 💧 hay nhất

15 Ví Dụ Về Tôn Trọng Người Khác Tiêu Biểu

SCR.VN gợi ý đến bạn 15 Ví Dụ Về Tôn Trọng Người Khác tiêu biểu dưới đây.

Câu Chuyện Về Tôn Trọng Người Khác – Mẫu 1

Một câu chuyện nhỏ xảy ra tại một thị trấn nhỏ tại Mỹ, một người vô gia cư ghé tới một cửa hàng thức ăn nhanh cuối con phố. Người người tấp nập kẻ giàu người nghèo ghé thăm quán , người phục vụ bận rộn với thực đơn order và nhiệt thành phục vụ những vị khách của họ

Phía sau những sự ân cần phục vụ là những lời cảm ơn và tiền tip thay cho lời cảm ơn của vị khách được phục vụ tận tình để có 1 bữa ăn ngon miệng, và đó là một nét văn hóa đẹp của họ Nhưng sự xuất hiện của một người vô gia cư thì lại vô cùng ngạc nhiên với tất cả mọi người,bạn nghĩ điều gì sẽ xảy ra tiếp theo sau đó.

Họ cũng order 2 phần bánh ngọt và ngồi xuống bàn ăn để đợi, vì quán đã hết bàn trống và anh ta ghé ngồi cạnh một chiếc ghế dư cùng một người phụ nữ da trắng, ở đây bắt đầu có sự phân biệt chủng tộc, màu da giữa ánh nhìn của người phụ nữ đó và ngay tức khắc vị chủ quán ăn vội vàng khéo người vô gia cư ra khỏi bàn ăn đó, mời họ ra ngoài cửa đợi sẽ có phần bánh mang ra tận nơi.

Dù buồn nhưng người vô gia cư đó vẫn nghe theo và ra ngoài ngồi đợi với tiết trời chiều đông đang ùa về, rồi chiếc bánh ngọt cũng được phục vụ mang tới vị khách vô gia cư và nhận tiền bánh ngọt vô lại trong quán, còn người vô gia cư thì sao, theo bạn điều gì tiếp theo sẽ đến với người vô gia cư họ lại bị động trong mọi tình huống của sự phân biệt đẳng cấp hay màu da chăng?

Không đâu họ ngồi ngoài đó và thưởng thức 1 chiếc bánh ngọt một cách ngon lành ,cũng chính là cảm ơn tới người làm ra chiếc bánh đó, xong xuôi họ cũng để lại 1 $ cùng chiếc đĩa bánh ở lại, 1 chiếc bánh ngọt còn lại được gói gém cẩn thận và người vô gia cư đó bước đi về phía xa hơn đó chút cũng có một người vô gia cư khó khăn hơn Anh chưa có 1 bữa tối gửi họ và chúc họ ăn ngon miệng,

Chủ quán ăn sau khi dọn dẹp và họ cũng nhận được 1 $ dù không lớn lao là nhiều nhưng từ một người vô gia cư thì đó lại là một điều gì đó phải suy tâm. Từ đó đã thay đổi góc nhìn của vị chủ quán đó, với bất kỳ vị khách của họ là ai thì đều nhận được sự phục vụ tận tình tỉ mỉ. Phải chăng họ nhận ra rằng, Tôn trọng người khác chính là tôn trọng chính bản thân mình, làm gì có ai tôn trọng bạn khi chính bạn không tôn trọng người khác đâu.

Ví Dụ Về Tôn Trọng Người Khác Trong Gia Đình – Mẫu 2

Người chồng miền Trung thích ăn cay, nhưng người vợ lại ghét đồ cay nóng. Thế nên khi nấu, người chồng biết ý không cho cay vào nồi. Người vợ cũng hiểu sở thích của chồng, khi dọn mâm cơm đã đặt lên đĩa vài lát ớt cho chồng sử dụng. Đó gọi là tôn trọng sở thích, thói quen của người khác.

Đừng áp đặt thói quen của mình lên người khác. Cần phải học cách tôn trọng lẫn nhau, hòa nhập với nhau. Hẳn nhiên, tôn trọng cũng không phải là con đường một chiều, mà là hai chiều. Món quà quý giá nhất dành cho người thương yêu không phải hoa hay quà đắt tiền, mà là sự thấu hiểu và tôn trọng

Ví Dụ Về Tôn Trọng Người Khác Trong Học Tập – Mẫu 3

“Cô giáo mới tốt nghiệp trường sư phạm và về dạy học ở trường trung học cơ sở. Buổi đầu vào lớp, làm quen với học sinh, cô hỏi: Các em hãy cho biết cha mẹ các em làm nghề gì ?

Đề tài thật hấp dẫn, em nào cũng hào hứng.

– Thưa cô, bố mẹ em đều là công nhân nhà máy điện ạ !

– Thưa cô, bố em là kĩ sư nông nghiệp, mẹ em là giáo viên ạ !

Đến lượt em Hà, cũng như các bạn, em nói rất hồn nhiên: Thưa cô, bố mẹ em đều là công nhân vê sinh ạ !

Trong lớp bỗng rộ lên những tiếng cười. Hà ngơ ngác nhìn các bạn rồi như hiểu ra, mặt Hà đỏ bừng, mắt rơm rớm. Cô giáo bước đến bên, đặt tay lên vai Hà, âu yếm: Cảm ơn bố mẹ em, những người lao đông đã giữ cho thành phố chúng ta luôn sạch và đẹp. Không có nghề gì là tầm thường, chỉ có những kẻ lười biếng, vô công rồi nghề mới đáng xấu hổ.

Một không khí im lặng bao trùm cả lớp. Những em lúc nãy cười to nhất, lúc này cúi mặt ngượng ngùng. Một em đứng dậy : Thưa cô, chúng em thật có lỗi. Chúng em xin lỗi cô, xin lỗi bạn Hà.”

Tìm hiểu thêm 💌 Tôn Trọng Lẽ Phải Là Gì 💌 biểu hiện

Ví Dụ Về Tôn Trọng Tài Sản Của Người Khác – Mẫu 4

Bạn Cao Thị Huế Chân và Nguyễn Tiến Thành học sinh lớp 8A7 trường THCS Phan Văn Trị là một hình ảnh đẹp về ý thức nhặt của rơi trả lại người đánh mất rất đáng biểu dương. Hành động của hai bạn đã gieo vào lòng mọi người niềm tin, sự hy vọng về lòng tốt trong cuộc sống của lớp trẻ.

Vào ngày 20/09/2016, hai bạn Huế Chân và Tiến Thành trên đường đi học về đến ngã tư vào đường Chu Văn An (đường vào trường học) thì hai bạn phát hiện có một xắp tiền giấy 500.000 đồng.

Thấy số tiền rất lớn hai bạn quyết định mang số tiền này đến trình báo cho Công an phường VII, sau khi công an kiểm tra thì tổng số tiền là 50.000.000 đồng (năm mươi triệu đồng). Sau khi nhận số tiền, cùng ngày công an đã nhận được tin báo của người bị mất và đã làm thủ tục trả lại số tiền trên cho người bị mất.

Việc làm của hai bạn Huế Chân và Tiến Thành tuy nhỏ nhưng mang tính nhân văn sâu sắc và là một hành động đẹp. Trong xã hội hiện nay, đâu đó tiền bạc và vật chất đã có sức lôi cuốn và hủy hoại làm cho đạo đức con người xuống cấp. Tuy nhiên, chúng ta vẫn tin tưởng rằng, còn đó những hành động, những nghĩa cử cao đẹp như Huế Chân, Tiến Thành và nhiều người trong xã hội tiến bộ và văn minh.

Thể hiện ý thức cao, một nhận thức đúng đắn là một tấm gương sáng về đạo đức xứng đáng được tuyên dương cho mọi người học tập. Đặc biệt là đối với học sinh.

Ví Dụ Về Tôn Trọng Ngắn Nhất – Mẫu 5

  • Ví dụ 1: Mai là học sinh gỏi nhưng không kiêu căng, coi thường người khác mà lễ phép, chan hòa, cởi mở giúp đỡ nhiệt tình -> Mai được mọi người tôn trọng, quý mến.
  • Ví dụ 2: Các bạn trên chọc Hải vì em là da đen. Hải không cho da đen là xấu mà còn tự hào vì được hưởng màu da của cha-> Hải biết tôn trọng cha mình.
  • Ví dụ 3: Đi nhẹ, nói khẽ đi vào bệnh viện: Đi nhẹ nói khẽ là một trong những quy định của bệnh viện. Do đó, trước tiên là mình đã chấp hành đúng quy định của bệnh viện. Sau đó là mình giữ trật tự, giữ yên tĩnh cho các bệnh nhân -> Tôn trọng đến người khác.

Ví Dụ Về Tôn Trọng Chọn Lọc – Mẫu 6

Trong lớp em có 1 bạn học tên là Hà , bạn khá chậm chạp và không có khả năng theo kịp các bạn. Các bạn trong lớp em ai cũng không thích bạn Hà , mọi người đều xa lánh , xỉa xói bạn Hà khiến bạn rất buồn.

Nhưng riêng chỉ có bạn Nhàn – lớp trưởng là không đồng tình với ý kiến của các bạn, ngược lại Nhàn còn giúp đỡ bạn Hà vượt qua được trở ngại đó. Và quả thật chỉ sau vài tháng bạn Hà đã có chút tiến bộ hơn hẳn đợt trước. Cả lớp em ai cũng thấy hài lòng về Nhàn .

Ví Dụ Về Tôn Trọng Lẽ Phải Hay Nhất – Mẫu 7

Ở một thị trấn nọ có một cặp vợ chồng rất giàu có và họ đang chuẩn bị tổ chức một bữa tiệc cuối năm thật lớn tại ngôi nhà của mình. Hai vợ chồng đến một siêu thị lớn để mua sắm, nơi mà mọi thứ đều đắt đỏ và có giá cố định để không phải mặc cả. Họ muốn duy trì mức sống tiêu chuẩn của mình và không bận tâm đến việc phải chi trả bao nhiêu.

Sau khi mua được tất cả những thứ cần thiết, họ thuê một người công nhân khuân vác đến để chở những món đồ đó về nhà. Người công nhân nọ đã khá lớn tuổi, ông có một cơ thể ốm yếu, quần áo đã có những vết sờn rách, có vẻ như ông ấy thậm chí còn không đáp ứng nổi nhu cầu hàng ngày của mình.

Cặp vợ chồng hỏi người công nhân về mức phí để ông vận chuyển đống hàng hóa kia về nhà họ. Người công nhân già đưa ra mức giá là 20$, thấp hơn rất nhiều so với mức giá giao hàng tại nhà trên thị trường. Tuy nhiên, cặp vợ chồng lại tranh cãi và mặc cả với ông lão và cuối cùng được mức giá là 15$. Người công nhân khuân vác vì phải vật lộn với cuộc sống để có một bữa ăn, do vậy ông cần bất cứ việc gì có thể kiếm ra tiền.

Cặp vợ chồng giàu có rất vui vẻ vì đã mặc cả được với người khuân vác nghèo. Họ đưa ông 15$ và địa chỉ nhà rồi bỏ về trước. Một giờ trôi qua. Hai giờ trôi qua. Nhưng người công nhân nghèo vẫn chưa chở đống hàng đến.

Bà vợ bắt đầu nổi giận và la hét với người chồng: “Tôi đã nói với ông rằng không thể tin tưởng vào người đàn ông đó, nhưng ông không bao giờ chịu nghe tôi! Người như vậy thậm chí còn không nuôi nổi bản thân một bữa, vậy mà ông lại đưa cho ông ta tất cả những thứ chúng ta chuẩn bị cho bữa tiệc lớn.

Tôi chắc chắn ông ta sẽ không giao hàng đến nhà chúng ta, ông ta sẽ biến mất cùng với số hàng hóa đó. Chúng ta phải lập tức trở lại siêu thị để hỏi thăm và đến đồn cảnh sát để truy cáo ông ta”.

Sau đó cả hai vợ chồng đều quay trở lại siêu thị. Khi gần đến đó, họ trông thấy một người công nhân khuân vác khác. Họ dừng lại chỗ anh ta để hỏi thăm về ông lão nghèo kia.

Rồi họ nhận ra người công nhân này đang chở hàng của họ trong chiếc xe đẩy của anh ta. Bà vợ liền giận dữ chất vấn: “Tên trộm già kia đang ở đâu? Đây là đồ của chúng tôi và ông ta phải chở chúng đến nhà chúng tôi. Người nghèo các người chính là những tên trộm muốn trộm đồ của chúng tôi và mang đi bán phải không?”

Người khuân vác liền đáp trả: “Thưa bà, làm ơn hãy bình tĩnh một chút. Người công nhân già kia đã bị ốm từ tháng trước. Ông ấy thậm chí không còn đủ sức để kiếm được một bữa ăn duy nhất trong ngày.

Ông ấy đang trên đường giao đồ cho bà, nhưng vì người yếu và đói nên ông ấy không còn sức để đi tiếp được nữa. Trước khi ngã xuống, ông ấy đã đưa cho tôi 15$ và để lại những lời cuối cùng: ‘Tôi đã tạm ứng cho chuyến giao hàng này, anh hãy cầm lấy và làm ơn hãy gửi đến địa chỉ này’”.

“Thưa bà, ông ấy rất đói và nghèo, nhưng ông ấy là một người đàn ông trung thực. Còn tôi đang trên đường để giúp ông ấy hoàn thành chuyến giao hàng cuối cùng của mình” – người khuân vác cho biết. Khi nghe những điều này, người chồng đã bật khóc, còn bà vợ của ông ta chỉ cảm thấy xấu hổ và không có can đảm để nhìn vào mắt người chồng.

Ví Dụ Về Tôn Trọng Sự Thật Đặc Sắc – Mẫu 8

Một doanh nhân Nhật Bản nổi tiếng Konosuke Matsushita (1894-1989) trong một lần mời một số người bạn dùng bữa tối tại một nhà hàng. Anh ấy gọi những món bít tết ngon cho mọi người, và tất cả bạn bè của anh ấy đã hoàn thành món bít tết của mình một cách thích thú, ngoại trừ Matsushita.

Nhìn thấy tình hình, người quản lý của nhà hàng đã rất lo lắng, vì anh ta sợ rằng có thể đã xảy ra sự cố với miếng bít tết. Khi thanh toán hóa đơn, Matsushita đặc biệt yêu cầu đầu bếp đi qua. Anh ấy nói với đầu bếp: “Món bít tết rất ngon, nhưng do tôi kém ăn nên tôi đã không ăn hết”.

Anh cũng yêu cầu người đầu bếp đừng lo lắng về điều đó, vì nó không liên quan gì đến chất lượng của miếng bít tết, và anh hy vọng người quản lý sẽ không đổ lỗi cho anh. Khi nghe điều đó, người đầu bếp đã thực sự xúc động và cúi đầu để bày tỏ sự cảm kích với Matsushita.

Người ta hay nói rằng đừng bao giờ nghĩ rằng người khác tôn trọng bạn có nghĩa là bạn vượt trội hơn họ. Chúng ta nên luôn biết rằng chính vì sự vượt trội của người khác mà họ tôn trọng chúng ta. Suy cho cùng, những người trí thức thường tôn trọng người khác hơn. Là một trong những doanh nhân vĩ đại nhất Nhật Bản, Matsushita đối xử bình đẳng với tất cả mọi người, không coi thường bất kỳ ai về địa vị xã hội của mình.

Chỉ sau khi người ta có thể tôn trọng những người địa vị thấp hơn thì người đó mới được coi là người vĩ đại. Tôn trọng người khác thực chất là tôn trọng chính mình.

Đón đọc 🌷 Ca Dao Tục Ngữ Về Tôn Trọng Lẽ Phải 🌷 bất hủ

Ví Dụ Về Tôn Trọng Ngắn Hay – Mẫu 9

Câu chuyện xoay quanh cậu bé tên Nhân bị khờ bẩm sinh. Vì bị khờ nên Nhân thường xuyên bị mọi người trêu chọc và không chịu chơi chung. Tuy vậy Nhân có một tâm hồn vui vẻ, một trái tim ấm áp, một tấm lòng tốt bụng. Một lần khi đi qua cầu, Nhân nhảy xuống sông cứu một cô gái dù trước đó cô gái này đã xúi giục mọi người không chơi với Nhân.

Vì thủy triều đang lên, dòng nước quá xiết nên khi đưa được cô gái lên chỗ an toàn, Nhân bị nước cuốn đi và không còn thấy tung tích. Tiếng gọi như thét hòa vào nước mắt của cô gái kèm theo sự hối hận khôn cùng vì cô đã đối xử tệ Nhân – người đã dùng tính mạng của mình để cứu mạng cô.

Đó chính là tôn trọng người xung quanh. Mỗi người xung quanh ta đều có một giá trị riêng, dù họ có là ai, họ có làm nghề gì, trí tuệ hay cơ thể họ có bị tật gì thì họ đều đáng được tôn trọng. Chúng ta tôn trọng họ cũng chính là tôn trọng chúng ta.

Ví Dụ Về Tôn Trọng Ấn Tượng – Mẫu 10

Vào cuộc họp, bạn nên chuyển điện thoại sang chế độ rung. Sẽ thật khiếm nhã nếu điện thoại của bạn cứ reo ầm khi bạn đang làm việc với đồng nghiệp, cấp trên hoặc khách hàng. Nếu bạn đang có cuộc gọi trong không gian làm việc chung, cần đảm bảo nói chuyện với âm lượng đủ nghe cùng ngữ điệu phù hợp. Nếu được, hãy di chuyển ra bên ngoài để bắt cuộc gọi đó.

Ví Dụ Về Tôn Trọng Ngắn Hay – Mẫu 11

Tiều phu cùng học giả đi chung một chiếc thuyền ở giữa sông. Học giả tự nhận mình hiểu biết sâu rộng nên đề nghị chơi trò đoán chữ cho đỡ nhàm chán, đồng thời giao kèo, nếu mình thua sẽ mất cho tiều phu mười đồng. Ngược lại, tiều phu thua sẽ chỉ mất năm đồng thôi. Học giả coi như mình nhường tiều phu để thể hiện trí tuệ hơn người.

Đầu tiên, tiều phu ra câu đố:

“Vật gì ở dưới sông nặng một ngàn cân, nhưng khi lên bờ chỉ còn có mười cân?”.

Học giả vắt óc suy nghĩ vẫn tìm không ra câu trả lời, đành đưa cho tiều phu mười đồng. Sau đó, ông hỏi tiều phu câu trả lời là gì.

“Tôi cũng không biết!”, tiều phu đưa lại cho học giả năm đồng và nói thêm:

“Thật ngại quá, tôi kiếm được năm đồng rồi.” Học giả vô cùng sửng sốt.

Bài học rút ra:

Trong cuộc sống, nhiều người hay tỏ vẻ là mình trí tuệ, thông minh hơn người và tỏ vẻ coi thường những người ít học, học thấp hơn họ. Tuy nhiên đôi lúc, sự tự phụ quá tự tin của họ sẽ khiến họ bị lâm vào những tình huống “dở khóc dở cười”.

Họ không biết một điều rằng “thông minh sẽ hại thông minh”, người quá thông minh và tinh tướng nhiều khi sẽ tự hại lấy mình vì quá tự cao. Lẽ vậy ở đời, đừng sợ kẻ thông minh, hãy sợ kẻ ngốc mà tưởng mình thông minh. Và hãy làm một người khiêm tốn đáng được tôn trọng.

Ví Dụ Về Tôn Trọng Ngắn – Mẫu 12

Câu chuyện kể về mâu thuẫn giữa một cô bé Cát Tường và người giúp việc. Cát Tường vì ỉ lại nhà mình có người giúp việc nên không chịu dọn dẹp phòng riêng của mình. Khi bị mẹ la cô bé khó chịu và đâm ra ghét người giúp việc.

Cô bé đã có những lời nói vô lễ và hành động không đúng khi xé bức hình gia đình của người giúp việc. Điều đó khiến mẹ cô bé vô cùng buồn bã. Bà càng giận hơn khi cô bé không biết nhận lỗi và xin lỗi người giúp việc. Cuối cùng với những hành động và lời khuyên răn của mẹ, cô bé đã nhận ra lỗi và hối lỗi. Và cô bé nhận ra một điều là cần phải biết tôn trọng người khác dù cho họ có làm bất cứ công việc gì.

Ví Dụ Về Tôn Trọng Chi Tiết – Mẫu 13

Một doanh nhân đã bắt đầu kinh doanh riêng của mình từ con số không và tích lũy được một lượng lớn tài sản. Tuy nhiên, do suy thoái kinh tế, công việc kinh doanh của ông sa sút thảm hại khiến ông nợ nần chồng chất.

Ông ấy đã rất khó chịu suốt cả ngày. Một ngày nọ, ông quyết định tự kết liễu cuộc đời mình bằng cách nhảy xuống biển.

Khi đến bờ biển trong đêm vắng lặng, ông tình cờ thấy một cô gái đang khóc. Ông ta đi đến và hỏi: “Tại sao cháu lại ở đây một mình vào giữa đêm?” Cô gái trả lời: “Cháu không muốn sống nữa vì bị bạn trai đã bỏ rơi cháu. Cháu không thể làm gì nếu không có anh ấy ”.

Khi nghe điều đó, doanh nhân nói: “Vậy thì, làm thế nào cháu sống sót trước khi cháu có bạn trai?” Nghe xong, cô gái bất ngờ tỉnh ngộ và quyết định không vì điều đó mà mất đi sinh mạng của mình được.

Doanh nhân trầm ngâm: “Trước đây tôi cũng không có nhiều tiền như vậy! Nhưng tôi đã sống sót bằng cách nào? Tôi vẫn sống bình thường chứ?”. Ngay lúc đó, cô gái hỏi người đàn ông: “Nửa đêm rồi, sao chú lại ở đây?” Người đàn ông tự cười nhạo mình và nói: “Không có lý do gì! Vì ta không thể ngủ được, ta chỉ ra ngoài để đi dạo”.

Dẫn Chứng Về Tôn Trọng Người Khác – Mẫu 14

Một ngày nọ, khi một người ăn xin trong bộ quần áo tồi tàn bước vào một tiệm bánh rất bình dân, tất cả những khách hàng xung quanh đều không muốn tiếp xúc và tỏ thái độ không thích. Dù vậy, người chủ tiệm bánh vẫn chào đón người ăn xin này một cách nồng nhiệt. Người ăn xin cẩn thận lấy tiền xu từ trong túi ra và nói nhỏ với người chủ tiệm rằng ông ấy muốn mua một chiếc bánh nhỏ.

Sau đó, người điều hành đã chọn một chiếc bánh nhỏ trong rất đẹp mắt từ kệ cho người ăn xin và cúi đầu trước người ăn xin để cảm ơn vì sự mua hàng ủng hộ tiệm bánh của ông ta.

Sau khi người ăn xin rời đi, cháu trai của người điều hành đã bối rối không hiểu tại sao ông của mình lại đối xử tốt với người ăn xin như vậy.

Người ông nói: “Tiền của ông ấy là tiền ông ấy đi xin từ người khác từng chút một, nó quý hơn tiền của người khác. Sự ủng hộ của ông ấy có nghĩa là ông ấy thực sự yêu thích những chiếc bánh của chúng ta”.

Người cháu tiếp tục: “Vậy tại sao ông lại nhận tiền của ông ấy?”

Người ông nói: “Ông ấy đến cửa hàng của chúng ta để mua bánh, chúng ta chắc chắn nên tôn trọng ông ấy. Nếu chúng ta không tính tiền cho chiếc bánh, đó sẽ là một sự xúc phạm đối với ông ấy”.

Sau đó, tiệm bánh này ngày càng nổi tiếng. Trước khi người điều hành nghỉ hưu, tiệm bánh đã trở thành một doanh nghiệp nổi tiếng.

Dẫn Chứng Về Tôn Trọng Quan Điểm Người Khác – Mẫu 15

Cuộc sống của chúng ta có muôn vàn sắc màu, mà mỗi màu lại tô điểm cho cuộc sống ngày một thêm tươi đẹp hơn. Trong đó sự tôn trọng quan điểm của người khác là một điều vô cùng quan trọng.

Đầu tiên, tôn trọng chính là chúng ta đánh giá cao, và không có lời lẽ, hành động xúc phạm đến người khác. Về quan điểm của mỗi người thì đó hoàn toàn dựa vào suy nghĩ, cách đánh giá sự vật, sự việc của mỗi người. Nên sẽ không ai giống ai về quan điểm cả.

Chúng ta có suy nghĩ cùng với cách đánh giá, các hệ giá trị của bản thân cũng rất khác nhau. Tôn trọng quan điểm của người cũng như tôn trọng người đó và đồng thời tôn trọng sự khác biệt của mỗi người.

Trước đây vấn đề sử dụng điện thoại từng nhận được rất nhiều lời phê phán rằng xã hội dần trở thành “thế hệ cúi đầu”, nhưng cũng có người cho rằng chiếc điện thoại di động là một bước đột phá, mang lại nhiều lợi ích hơn cho con người. Mỗi quan điểm lại có một ý đúng và sai, ta không thể phủ nhận hay khẳng định ý kiến nào.

Hay chỉ trong một cuộc tranh luận mà chúng ta tôn trọng quan điểm của người khác giúp cho họ tự tin vào bản thân mình hơn, lạc quan hơn vào cuộc sống. Hãy là người thông minh khi biết tiếp thu những quan điểm tốt và loại bỏ những điểm xấu để càng ngày hoàn thiện bản thân hơn.

Và tôn trọng quan điểm của người khác sẽ tạo ra một môi trường sống lành mạnh, tích cực, văn minh, thúc đẩy sự phát triển của mỗi cá nhân. Xây dựng một xã hội văn minh thì nên biết tôn trọng quan điểm của người khác.

Xem thêm 💙 Ca Dao Tục Ngữ Về Tôn Trọng Và Học Hỏi Các Dân Tộc Khác 💙 ngắn

Viết một bình luận