Lễ Phép Là Gì, Biểu Hiện Của Lễ Phép [10+ Ví Dụ Về Hay Nhất]

Lễ Phép Là Gì, Biểu Hiện Của Lễ Phép ❤️️ 10+ Ví Dụ Về Hay Nhất ✅ Cùng Xem Thêm Thông Tin Hữu Ích Mang Đến Nhiều Giá Trị Trong Cuộc Sống.

Lễ Phép Là Gì

Có thể khẳng định rằng lễ phép là một trong những đức tính để tạo nên nhân cách đẹp ở con người. Vậy Lễ Phép Là Gì? Lễ phép là tính từ chỉ thái độ tôn trọng và cư xử đúng mực của những người nhỏ tuổi đối với người lớn tuổi.

Người biết lễ phép, khiêm nhường luôn được mọi người yêu quý và dành nhiều thiện cảm. Đây là hành trang không thể thiếu trong quá trình rèn luyện đạo đức và gắn bó suốt cuộc đời chúng ta, giúp chúng ta trở thành người tử tế.

Tìm hiểu thêm 🍒 Lễ Độ Là Gì 🍒 biểu hiện

Ý Nghĩa Của Lễ Phép

SCR.VN chia sẻ đến bạn đọc những thông tin hay về Ý Nghĩa Của Lễ Phép sau đây:

  • Là nền tảng thúc đẩy giáo dục, hướng tới mục tiêu xây dựng và hoàn thiện nhân cách của con người, giúp con người sống có đạo đức
  • Thể hiện sự trân trọng của bản thân đối với người khác. Sự trân trọng người khác thể hiện ngay lời chào hỏi. Nó giúp ta xác định rõ ràng vị trí mỗi người trong giao tiếp.
  • Thể hiện văn hóa và nhân cách cao đẹp của con người, luôn được mọi người yêu mến, tôn trọng và giúp đỡ thành công trong cuộc sống.
  • Là thứ keo kết nối chúng ta lại với nhau trong một mối thiện cảm tốt đẹp, những tình cảm tích cực khác cũng từ đó mà được sản sinh ra.

Những Biểu Hiện Của Lễ Phép

Dưới đây là Những Biểu Hiện Của Lễ Phép mà bạn đọc có thể tham khảo qua:

  • Người nhỏ đối với người trên khi nhận quà, hay làm ơn bất cứ điều gì, cũng phải khoanh tay cúi đầu và nói cảm ơn.
  • Ở nhà phải vâng lời cha mẹ, ông bà. Ở trường phải vâng lời thầy cô. Nguyên tắc này rất quan trọng và được xem như bổn phận của một người con trong trật tự gia đình và học sinh nơi trường học.
  • Có thái độ kính trọng người trên, kính lão đắc thọ
  • Biết xin lỗi thể hiện sự tế nhị và quan tâm đến người khác. Xin lỗi mỗi khi sai lỗi, xin lỗi mỗi khi muốn bắt đầu trao đổi một điều gì đó, xin lỗi mỗi khi bản thân thiếu xót…
  • Thật thà đối với bề trên, thật thà đối với gia đình, với thầy cô, với bạn bè là bước thể hiện đầu tiên của một người tốt, có đức hạnh, có giáo dục.
  • Biết chào hỏi khi gặp người khác, biết dạ thưa. Một người dưới nói chuyện với một người trên bao giờ cũng bắt đầu bằng dạ thưa. Khi được người trên gọi thì phải trả lời dạ và khi được sai bảo thì phải trả lời vâng.

Gửi tặng bạn 💚 Ca Dao Tục Ngữ Về Lễ Độ 💚 nổi tiếng

10 Ví Dụ Về Lễ Phép Hay Nhất

Danh sách 10 Ví Dụ Về Lễ Phép được SCR.VN tổng hợp chi tiết nhất:

Câu Chuyện Về Lễ Phép Ý Nghĩa – Mẫu 1

21h00, khi đang ngồi ở cửa hàng gà rán cùng con gái. Tôi gặp những cậu bé này… Thật sự những cậu bé vô gia cư trên khắp nước Việt Nam này không có gì lạ lẫm. Nhưng tôi phải sững sờ khi 1 trong số những cậu bé đó chạy thật nhanh đến bàn bên cạnh tôi khi vị khách vừa rời đi, nhặt vội miếng gà còn sót lại đứng ăn ngon lành. Mọi thứ diễn ra chóng vánh khiến tâm tư tôi như bấn loạn. Cảm giác xót xa khó tả.

Tôi bắt chuyện với 1 cậu bé đang đứng gần tôi nhất. Này nhóc ơi! Con nhà ở đâu? Cậu bé đáp thật to và nhanh như sợ bị cướp lời: Nhà con ở gần trường cấp 2.

Sát bên là 1 cậu bé trắng trẻo nhìn khuôn mặt sáng và khôn lanh nhất. Đôi mắt có chút buồn, và vẫn giữ được nét ngoan hiền trên gương mặt, tay huých nhẹ vào bạn nhắc nhở: Nói chuyện với người lớn mà nạt nộ vậy hả? Nói nhẹ nhàng lịch sự thôi.

Tôi khẽ cười hỏi lại cậu bé:

– Con nói như thế nào thì là nhẹ nhàng? Con nói dạ nhà con ở gần trường cấp 2.

– Ừ ngoan, cô còn phần khoai tây này con muốn ăn không? Dạ có! Con cảm ơn cô…

Rồi cậu bé mang phần ăn chạy thật nhanh qua bàn bên cạnh…

Ví Dụ Về Lễ Phép Trong Cuộc Sống – Mẫu 2

Trong phòng mạch một bác sĩ khá nổi tiếng tại Sài Gòn, bệnh nhân ngồi trật tự trên những chiếc ghế dài và vô tình chia ra từng nhóm, trò chuyện nho nhỏ trong khi chờ gọi số khám bệnh.

Nhóm ngồi nơi cửa ra vào, nhóm ngồi nơi cửa sổ, nhóm ngồi phía trong cùng. Tôi vào trễ nên ngồi với nhóm trong cùng.

Có tiếng gọi tên, một thanh niên khoảng 18 tuổi đứng lên, nhận bọc thuốc từ tay người nhà bác sĩ. Thì ra cậu đến không phải chữa bệnh mà là “lấy thuốc” giùm người thân theo toa bác sĩ. Mọi người nhìn cậu như chia vui vì ít ra đỡ mất thời gian ngồi chờ trong căn phòng này.

Cậu vui vẻ bước ra cửa rồi quay lại chào nhóm ngồi ngay cửa sổ, những người cùng chuyện trò với cậu. Cậu vòng tay lễ phép: “Thưa các chú, các bác, con về ạ!”. Mọi người cười chào lại cậu. Khi cậu đã ra sân, tôi chợt buột miệng: “Lâu lắm rồi mới thấy một người trẻ vòng tay chào”.

Các nhóm bỗng như hòa thành một. Cũng phải thôi, đến phòng mạch bác sĩ chuyên khoa tim, hình như tất cả bệnh nhân ngoài 40 tuổi, xem như cùng thế hệ, mỗi người một câu:

Lúc tui còn nhỏ, gặp người lớn phải vòng tay chào như thế đó.

Hồi nhỏ gặp người lớn, người nhỏ phải khoanh tay chào. Bây giờ người nhỏ gặp người lớn gật đầu một cái đã là có giáo dục lắm rồi.

Dưới quê tui vẫn còn giữ nếp giáo dục đó. Ngày lễ tết, giỗ chạp… người nhỏ tuổi hơn dù 40 gặp người lớn tuổi cũng vòng tay chào, nếu không muốn bị rầy la là vô phép.

Ví Dụ Về Lễ Phép Tiêu Biểu – Mẫu 3

Đoạn clip ghi lại khoảnh khắc ngắn ngủi giữa tài xế ô tô và cậu bé qua đường đã được các trang mạng xã hội chia sẻ rầm rộ. Cậu bé đó là cậu nam sinh này là em Lê Thanh H., hiện đang học lớp 4 tại Trường Tiểu học Cái Khế 2 (Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).

Theo đó, khi đang di chuyển trên đường, tài xế ô tô đã bất ngờ dừng lại để nhường đường cho một cậu bé đi qua đường, dù khu vực đó không có bất kỳ đèn đỏ nào.

Tuy nhiên, điều khiến cộng đồng mạng chú ý là hành động của cậu bé xuất hiện trong đoạn clip. Khi đi qua đầu xe ô tô, cậu bé đã cúi gập người cảm ơn tài xế vì đã nhường đường cho mình. Đoạn clip được camera hành trình ghi lại và chia sẻ trên các diễn đàn đông người.

Không chỉ riêng tài xế tỏ ra bất ngờ, mà bất cứ ai xem đoạn clip cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ trước hành động đẹp của cậu bé. Qua đây, nhiều người cho rằng chắc hẳn cậu bé đã nhận được sự giáo dục tử tế từ gia đình, nhà trường.

Ví Dụ Về Lễ Phép Nổi Tiếng – Mẫu 4

Trên chuyến bay từ Seoul đến TP.HCM vào cuối tháng 5 vừa rồi, cô tiếp viên của Hãng hàng không Hàn Quốc (Korean Airlines) khi phục vụ bữa ăn tối đã không may làm vương nước xuống quần của một ông khách nước ngoài. Cô tiếp viên vừa nhẹ nhàng xin lỗi vị khách, vừa dùng khăn bông lau chỗ ướt.

Xui xẻo cho cô tiếp viên xinh đẹp gặp phải một ông khách khó tính. Ông ta giận dữ, không chấp nhận lời xin lỗi của cô tiếp viên và buộc cô này phải gọi tiếp viên trưởng đến để “nói chuyện phải quấy”. Cô tiếp viên một lần nữa năn nỉ xin lỗi ông khách, nhưng lần này là trong tư thế… quỳ gối với vẻ mặt thật sự ăn năn.

Chứng kiến cảnh này, nhiều hành khách trong khoang máy bay, trong đó có cả tôi, ban đầu tỏ ý trách cô tiếp viên sơ suất, nhưng cuối cùng đã chuyển sang cảm thông và trân trọng bởi cách ứng xử chân thành của cô.

Lỗi có thể xảy ra bất kỳ ở đâu, mọi lúc trong cuộc sống. Có lỗi và xin lỗi là một ứng xử văn minh trong xã hội, không ngoại trừ bất cứ ai – dân đen hay quan chức. Lỗi dù lớn, nhưng có một sự hối lỗi chân thành sẽ khiến người ta có thiện cảm, dễ tha thứ hơn.

Ví Dụ Về Lễ Phép Đặc Sắc – Mẫu 5

Ngõ 29A nơi gia đình tôi ở chỉ có chưa đến chục ngôi nhà. Vợ chồng tôi duy nhất là cán bộ đã nghỉ hưu, còn hầu hết các hộ đều đang là công chức và kinh doanh tự do. Trình độ học vấn của họ cũng chẳng có gì là cao, ấy thế mà cuộc sống của ngõ này thật ấm áp, hài hòa, nhẹ nhõm. Lời chào là phong cách rất tự nhiên của ngõ:

– Cháu chào ông bà ạ, cháu đến trường đây.

– Cháu chào bác, chào chú.

– Con chào mẹ…

Ngày nào cũng vậy, không khí của ngõ thật rộn rã như tiếng hót vui của bầy chim trước bình minh. Mà thực sự đâu chỉ là lời chào của con trẻ, bởi vì cùng với lời chào là nụ cười tươi tắn của bố hoặc mẹ chúng. Sáng sáng tôi dậy sớm quét sân mà tâm hồn thư thái lạ.

Buổi trưa, thấy tôi lúi húi ngoài vườn. Các cháu đi làm về, chào hỏi:

– Ông làm vườn ạ.

– Rau ông mới trồng có tươi không?

– Ông bà đã nấu cơm chưa.

– Hôm nay nắng quá ông nhỉ…

Lời chào thật phong phú và đa dạng. Tôi đáp lại họ cũng nhiệt thành và không quên dặn: chưa kịp mua rau thì qua vườn ông mà hái nhé…

Chiều về, lời chào mới thật là xúc động. Trẻ con sau một ngày vắng ngõ, vắng nhà, về chào và khoe tíu tít:

– Ông ạ, bà ạ.

– Cháu đã về ông ơi.

– Cháu hôm nay được phiếu bé ngoan nhé!

– Ông bà ơi, hôm nay cháu được điểm 10.

Còn người lớn thì chào hỏi rất tự nhiên:

– Ông ngồi chơi ạ. Hôm nay ông có đi bộ không…? Bà chuẩn bị cơm chiều chưa… Những lời chào từ ngày nọ qua ngày kia dù có lặp lại nhưng không bao giờ vô nghĩa. Lời chào như những giọt mật, tích tụ lại thành sự ngọt ngào, nơi ngõ nhỏ, giúp quên đi những vất vả, lo âu.

Một lần tôi kể chuyện này cho người bạn ở xa đến chơi thì ông ta cười có vẻ lạ lùng:

– Thế ư. Ở phố tôi, mọi người còn mải mê kiếm sống. Người ta thì giờ đâu để ý đến lời chào. Họ còn không biết ai làm nghề gì. Mà chào mãi làm gì, nó cũng nhàm.

– Ấy chết. Lời chào cao hơn mâm cỗ, cụ ạ.

– Ôi dào, hàng xóm với nhau có gì phải chào. Phố tôi có người có học hẳn hoi, chửi mắng vợ con vô lý, bị ông chú mắng cho. Hắn tức còn chẳng thèm chào cả ông chú ruột nữa ấy. Cuộc sống ở chỗ tôi là tranh nhau mua bán, thị trường mà, ai cũng sợ mình nghèo hơn kẻ khác.

Chỉ chào nhau khi cần đến công việc thôi, cụ ạ. Nếu chỗ cụ có thật việc chào hỏi như thế thì thật là hiếm có trong cuộc sống bây giờ. Khu chung cư kiểu mẫu gần chỗ tôi ở cũng không được như vậy.

Chiêu ngụm trà đặc, dừng một lát như để tĩnh tâm, bạn tôi mới buồn buồn thổ lộ:

– Kinh tế thị trường làm mất đi nhiều điều tốt ông ạ. Tuy nhiên, cũng may, lời chào vẫn luôn được hệ thống giáo dục của chúng ta coi trọng và chú trọng phát triển trong thế hệ trẻ.

Tôi làm công tác khuyến học, cho nên có đôi lần đến thăm một số trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở, được chan hòa trong không khí vui chơi của các cháu cùng những lời chào, thật là xúc động. Nếu người lớn chúng ta ở mỗi khu dân cư, chòm xóm biết khơi dạy và duy trì được phong cách chào hỏi này thì thật đáng quý biết bao.

Tôi cười, tự hào:

– Vâng. Lời chào là văn hóa truyền thống Việt cụ ạ. Tôi yêu nơi tôi sống vì những lời chào hỏi giản dị, mộc mạc này mà thôi. Ở đây tôi cảm thấy ngày nào cũng thoải mái, dễ chịu như được uống một liều thuốc bổ vậy.

Gợi ý thêm thông tin ✅ Đức Hạnh Là Gì ✅ ngắn hay

Ví Dụ Về Lễ Phép Chọn Lọc – Mẫu 6

“Một nữ công nhân làm việc tại nhà máy chế biến đông lạnh. Ngày hôm ấy, sau khi hoàn thành công việc, như thường lệ cô đi vào kho đông lạnh để kiểm tra một chút. Đột nhiên, cửa phòng lại bị đóng và khóa lại, cô bị nhốt ở bên trong mà không một ai biết và cô cũng không có dùng điện thoại..!

Cô vừa hét khản cổ họng vừa đập cửa với hy vọng có người nghe được tiếng mình mà đến cứu nhưng vẫn không có ai nghe thấy. Lúc này tất cả công nhân đã tan ca, toàn bộ nhà máy đều yên tĩnh. Sau 6 giờ chiều hôm ấy, nữ công nhân lạnh cóng người, tuyệt vọng và đau khổ… Đang lúc cô tưởng như không chịu đựng được nữa thì bất ngờ được người bảo vệ đến mở cửa cứu ra ngoài.

Hôm sau, cô gái hỏi người bảo vệ tại sao lại biết mình ở trong đó để đến mở cửa, mặc dù đây không phải khu vực mà ông ấy quản lý. Người bảo vệ trả lời: “Tôi làm việc ở nhà máy này đã 35 năm rồi. Mỗi ngày đều có mấy trăm công nhân ra ra vào vào.

Nhưng cô là người duy nhất mà ngày nào sáng sớm đi làm cũng chào hỏi tôi và buổi tối tan làm lại chào tạm biệt tôi trong khi có rất nhiều người xem như không nhìn thấy tôi vậy!

Hôm nay, tôi biết rõ ràng buổi sáng cô có đi làm bởi vì sáng sớm cô còn nói “cháu chào bác!” Nhưng sau khi tan làm buổi chiều, tôi lại không nghe thấy tiếng cô chào: “Tạm biệt bác, hẹn ngày mai gặp lại!” Thế là tôi quyết định đi vào trong nhà xưởng tìm xem xem thế nào. Tôi đi đến những chỗ góc hẻo lánh tìm cô và cuối cùng lại nghe thấy tiếng khóc và tìm thấy cô ở trong kho đông lạnh…”

Ví Dụ Về Lễ Phép Ngắn Hay – Mẫu 7

Hôm đó, trời nắng đẹp, những chú chim hòa ca cùng trời xanh làm không khí thêm vui vẻ, hào hứng. Tôi và Lê dắt tay nhau, cùng lên xe buýt để về nhà. Cả xe đều chật đông người, nhưng may mắn cho Lê và tôi là còn thừa một ghế, đủ cho hai người. Hai đứa chúng tôi liền nhanh chân ngồi vào ghế. Được một lúc sau, bỗng có ông cụ đâu đi tới. Ông đứng lại trước chúng tôi rồi hỏi: Các cháu có thể cho ông ngồi tạm được không?

Tôi trả lời: – Thưa ông, không được đâu ạ! Bây giờ nắng to rồi, chỗ chúng cháu thì chật. Ông ngồi không đủ đâu, lại còn nóng nữa chứ!

Nghe câu nói của tôi, ông trả lời: – Ừ, ừ! Cũng được, ông xin lỗi vì đã làm mất thời gian nghỉ của cháu!

Rồi ông đứng, tay giơ lên để bám lấy cái thanh sắt. Đúng lúc ấy, Lê nói với ông:

– Ông ơi, ông ngồi chỗ cháu đi, ông đứng như vậy, dễ bệnh lắm! Thế còn cháu thì sao?

Ông hỏi: – Không sao ạ! Cháu vẫn khoẻ lắm!

Ông thả tay, tới chỗ tôi ngồi sau câu trả lời của Lê. Thấy ông bên cạnh, tôi bỗng thấy xấu hổ và nhận ra việc Lê làm là rất đúng, có như vậy mới thể hiện rõ nếp sống văn minh của học sinh. Tôi ngập ngừng xin lỗi ông cụ: Cháu, cháu xin lỗi ông!

Ông nói với tôi: – Bạn cháu quả là cô bé tốt. Còn cháu đã biết xin lỗi ông là ông đã vui rồi.

Nghe câu nói đó, tôi bỗng mỉm cười với ông như cháu với ông nội của mình. Bánh xe cứ nhanh dần. “Xịch!” xe buýt dừng lại, hai chúng tôi và ông cùng xuống xe. Ông tạm biệt với tôi trước rồi đến Lê cũng tạm biệt tôi. Trước khi đi, Lê nói:

Tớ rất vui khi đã được nghe câu nói xin lỗi của cậu. Như vậy, cậu đã trở thành một người có nếp sống văn minh, có đạo đức và là một học sinh ngoan. Cậu nên nhớ, cần phải kính trọng người già. Trong mọi việc, cậu nên nhớ ba từ, kính trọng, lễ phép và lịch sự. Thôi, muộn rồi, chào cậu, bai bai.

Lời khuyên của Lê, tôi nhớ mãi không quên. Trên đời này, tất cả đều tốt như Lê thì thế giới này sẽ đẹp biết bao.

Ví Dụ Về Lễ Phép Ấn Tượng – Mẫu 8

Khi chiếc xe lăn bánh thì bỗng có 1 bàn tay gầy guộc vẫy vẫy và kèm theo tiếng nói mệt nhọc: “Bác tài ơi! Chờ già với”.

Bà cụ già nên đôi chân chậm chạp dần mới bước được tới và người ta để ý rằng phải khó khăn lắm bà cụ mới nhấc được những nải chuối kĩu kịt cùng với thân hình nhỏ bé của mình lên xe. Vì là người đến sau cùng nên trên xe đã chật ních chỗ ngồi vì vậy bà cụ phải đứng cho dù đôi chân già nua không chịu nổi thân hình gầy gò.

Trên đường đi rất gập ghềnh nên thỉnh thoảng những chỗ phanh gấp bà cụ lại bị bật ra sau hay ngả lên phía trước và ngã xuống sàn “Ôi! Chao mệt quá đi mất” giọng nói bà cụ cất lên cực nhọc trông bà cụ thật tội nghiệp, mồ hôi chảy ròng ròng, làm ướt sũng chiếc áo nâu giản dị của cụ, còn đôi chân càng ngày càng mỏi nhừ và dường như sắp khụy xuống sàn, bàn tay gầy guộc cố bám vào chiếc tay vịn.

Bỗng một tiếng nói dịu dàng cất lên phá tan bầu không khí im lặng đáng sợ trên xe: “Cụ ơi! Mời cụ ngồi đây” nghe thấy tiếng nói cụ già ngẩng đầu lên thì thấy trước mặt mình là một cô gái trẻ, có khuôn mặt xinh xắn hiền hậu và đôi mắt đen sáng ngời, đầy ánh mắt thanh niên nói thế bà cụ nhìn cô gái vẻ ái ngại nhưng cô gái nói giọng ấm áp.

Cụ già thở hổn hển mãi mới cất được tiếng nói “Cám ơn cô gái nhưng già không ngồi đâu!” vừa nói bà cụ vừa xua tay tỏ ý không muốn nhưng vì cô gái trẻ thiết tha quá nên bà cụ đành miễn cưỡng ngồi vào chỗ cô gái.

Vừa lúc đó một anh choai choai lên tiếng: “Đồ dở hơi chỗ ngồi thích thế mà nhường cho bà cụ” nghe anh thanh niên nói thế bà cụ liền nhìn cô gái vẻ ái ngại nhưng cô gái nói lại: “Việc tôi nhường chỗ cho bà cụ là việc của tôi không liên quan đến anh”.

Anh thanh niên cài lại ngang bướng: “Con hâm tự nhiên lại bị đứng mà chính mình làm chủ chỗ đó!” nghe thấy to tiếng một ông cụ đẹp lão lên tiếng: “Này cháu! Cô bé nhường chỗ cho bà cụ là tốt mà sao cháu lại nói thế?” Anh thanh niên chẳng nói gì chỉ đáp lại một câu cộc lốc: “Lũ dở hơi cả thảy”.

Thấy anh thanh niên có thái độ như vậy ông lão ngán ngẩm lắc đầu, sự việc càng rắc rối bố tôi liền lên tiếng: “Này cháu ơi! Cháu cứ thử đặt mình vào bà lão xem cháu có ngồi không? Hay là cháu cứ đứng đến cuối chặng?” Anh thanh niên định gân cổ lên cãi lí nhưng chợt nhận ra điều gì lại thôi, cúi gằm mặt xuống chẳng nói gì.

Ví Dụ Về Lễ Phép Ngắn Nhất – Mẫu 9

Quý vừa cho lợn ăn xong thì nghe tiếng thầy giáo và bố ở ngoài ngõ. Em vội rửa chân tay, sửa lại quần áo cho chỉnh tề, rồi chạy ra đón

– Em chào thầy ạ! Con chào bố!

Chào em! Thầy giáo vui vẻ chào lại Quý. Bố gật đầu rồi cùng thầy giáo đi lên nhà. Quý vội vào lau bàn ghế rồi ra chum nước rửa ấm chén. Rửa xong, em pha một ấm tra nóng để vào khay bưng đến bàn. Bố Quý rót nước và tiếp chuyện thầy giáo Quý ngồi ở phản bên canh:

Chợt thầy giáo quay sang nói với Quý : – Em về nhà chăm học, lại biết giúp đỡ cha mẹ, như vậy là ngoan, thầy rất khen! Em hãy cố gắng nữa lên nhé!

Quý đứng dậy đáp: – Thưa thầy… vâng ạ! Thầy giáo ra về. Bố Quý và Quý tiễn thầy ra tận ngõ.

Dẫn Chứng Về Lễ Phép Chi Tiết – Mẫu 10

Gặp thầy trước cổng trường, mình cúi đầu chào. Nhỏ bạn đi bên cạnh bảo: “Thầy đâu có dạy mình? Có chào thì thầy cũng biết mình là ai đâu?”. Mình ngỡ ngàng nhìn bạn. Sao bạn có thể vô tình như thế?

Hôm đi với bạn ngang qua văn phòng trường, gặp lại cô dạy sử hồi năm nhất, mình cúi đầu chào. Cô mỉm cười nhưng có lẽ không nhận ra mình. Lớp cả trăm sinh viên chứ ít đâu. Mà cũng đã hai năm rồi. Bạn lại nói với mình: “Cô còn dạy mình đâu?”. Câu nói ngắn hơn lần trước. Mình ngơ ngác. Bạn vô tình hay vô tâm?

Hồi học lớp chín, cũng có lần mình “quên” chào thầy giám thị. Thầy gọi mình lại, dạy cho mình bài học tôn sư. Mình đã bật khóc giữa sân trường vì xấu hổ. Khi ấy mình cũng đã lớn rồi, còn bé dại nữa đâu. Thầy nhẹ nhàng đặt bàn tay lên vai mình và bảo: “Khóc một lần để nhớ, một lời chào dành cho nhau, ta không mất gì mà nhận được rất nhiều đấy em à!”.

Bài học ngày xưa theo mình đến tận bây giờ. Mỗi lần cúi đầu chào, mình nhận được trọn vẹn nụ cười. Chợt nhớ lời thầy… Ừ, cuộc đời này cần lắm những nụ cười cho nhau.

Hôm đến trường mẫu giáo đón đứa cháu, các bé tưởng mình là cô giáo mới, bé nào đi ngang qua cũng khoanh tay lễ phép “em chào cô ạ!”. Mình mỉm cười. Tự dưng thấy ấm lòng. Hạnh phúc đôi khi bắt đầu từ những điều thật bình thường như thế!

Xem thêm ❤️ Lòng Hiếu Thảo Là Gì ❤️ ví dụ dẫn chứng

Viết một bình luận