Trung Nghĩa Là Gì, Ý Nghĩa ❤️️ 7+ Dẫn Chứng, Ví Dụ Về Trung Nghĩa ✅ Gợi Ý Cho Bạn Đọc Những Thông Tin Hữu Ích Nhất Sau Đây.
Trung Nghĩa Là Gì
SCR.VN chia sẻ đến bạn đọc thông tin về khái niệm trung nghĩa: Trung nghĩa đó chính là hết mực trung thành, một lòng vì việc nghĩa.
Ý Nghĩa Của Trung Nghĩa
Gợi ý đến bạn đọc những thông tin hữu ích về ý nghĩa của trung nghĩa một cách chi tiết nhất:
- Được tín nhiệm, tin tưởng: Một người trung nghĩa là người luôn hết lòng cho việc nghĩa, cho sự thật dù bất cứ giá nào. Chính vì thế, họ sẽ nhận được một sự tin tưởng nhất định trong lòng của người khác. Nhờ vậy, những người này sẽ ngày càng được coi trọng và tín nhiệm vào một vị trí nhất định.
- Nuôi dưỡng các giá trị đạo đức tốt đẹp: Trung nghĩa là đức tính mà ông cha ta đã truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Được mọi người yêu quý: Trung nghĩa sẽ giúp bạn nâng cao được giá trị của bản thân. Từ đó, sẽ được nhiều người yêu mến và lấy đó làm gương để họ có thể noi theo và học hỏi.
Đón đọc thêm 🌼 Tư Tưởng Đạo Lí 🌼 chi tiết nhất
Những Biểu Hiện Của Trung Nghĩa
Xem thêm những biểu hiện của trung nghĩa được chia sẻ ngay sau đây:
- Là người có ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức trung thành với việc nghĩa
- Trung với nước, hiếu với dân hết lòng vì đất nước
- Một lòng một dạ vì việc nghĩa
Đặt Câu Với Từ Trung Nghĩa
Hãy cùng tìm hiểu thêm cách đặt câu với từ trung nghĩa được gợi ý dưới đây:
Trung nghĩa là một đức tính tốt của con người
Bác tôi là một người đàn ông trung nghĩa và nghiêm khắc
Cha tôi rất coi trọng tính thanh liêm và lòng trung nghĩa
Trần Quốc Tuấn là một người rất trung nghĩa
Mời bạn khám phá thêm 💕 Khí Phách Là Gì 💕 cụ thể nhất
7 Ví Dụ Về Trung Nghĩa Tiêu Biểu
Danh sách 7 ví dụ về trung nghĩa tiêu biểu được nhiều bạn đọc quan tâm và tìm kiếm sau đây:
Tấm Gương Về Trung Nghĩa – Mẫu 1
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã vượt qua mối tư thù, thể hiện tấm lòng trung nghĩa với quốc gia và với dân tộc.
Năm 1237, vua Trần Thái Tông mãi vẫn chưa có con, điều này khiến nhiều tôn thất nhà Trần lo lắng rằng hậu vận nhà Trần không có người nối dõi. Lúc này anh ruột của Vua Trần Thái Tông là Trần Liễu có vợ là bà Thuận Thiên đang mang thai 3 tháng. Trần Thủ Độ liền ép bà Thuận Thiên phải làm vợ của vua Trần Thái Tông, tức ép Vua phải lấy chị dâu đang mang thai.
Bị mất vợ, Trần Liễu tức giận tạo phản, bất ngờ đem quân đánh chiếm kinh thành, nhưng Trần Thủ Độ đa mưu nên đề phòng sẵn. Quân của Trần Liễu chưa đến kinh thành thì đã bị bao vây.
Trần Liễu thua chạy trốn, biết chỉ có Vua mới cứu được mình, liền hẹn Vua tới sông cái rồi đem thân tới đầu hàng. Khi Trần Thủ Độ tới thì vua Thái Tông hết lòng che chở cho anh mình, nhờ đó Trần Liễu thoát tội. Trong khi đó các quân tướng đi theo Trần Liễu thì đều bị bắt và xử chém hết.
Một mình An Sinh Vương Trần Liễu thoát chết về Ngũ Yên sinh sống. Ông rất yêu thương con cái của những thuộc tướng trung thành đã chết vì mình, tìm người giỏi võ nhất về để chỉ dạy, đến khi lớn lên họ trở thành trụ cột của đội quân Ngũ Yên tinh nhuệ nhất trong sử Việt.
Đồng thời Trần Liễu cho con trai của mình là Trần Quốc Tuấn đến kinh thành Thăng Long ăn học ở nhà em gái là Thụy Bà công chúa, tìm thầy giỏi về dạy học cho Quốc Tuấn. Ngay từ thời trẻ Trần Quốc Tuấn đã giỏi võ và thông thạo binh pháp. Trần Liễu hy vọng rằng Trần Quốc Tuấn có trong tay đội quân tinh nhuệ Ngũ Yên sẽ phục thù được cho mình.
Năm 1251, An Sinh Vương Trần Liễu qua đời, đã trăng trối với Trần Quốc Tuấn rằng: “Con không vì cha mà lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được.”
Khi đại quân Mông Cổ ba lần tiến đánh Đại Việt, Trần Quốc Tuấn giữ chức Tiết chế binh mã, có nhiều cơ hội lật đổ và lên ngôi Vua, thực hiện lời trăng trối của cha mình, nhưng ông đều lấy Giang sơn Xã tắc làm trọng, hết lòng đem tài thao lược lần lượt 3 lần đánh bại quân Mông Cổ, thể hiện là con người trung nghĩa hiếm có trong lịch sử.
Câu Chuyện Về Trung Nghĩa – Mẫu 2
Dù bị vua đố kỵ, bị triều đình lạnh nhạt, bị khép tội làm phản và tra tấn bằng cực hình, Lý Thuấn Thuần vẫn trung nghĩa ra trận, giải nguy cho Triều Tiên với một trận thủy chiến hàng đầu trong lịch sử thế giới.
Lý Thuấn Thuần giữ chức “Tam đạo Thủy quân Thống chế sứ” nghĩa là “Tư lệnh ba đạo Hải quân” của Triều Tiên vào cuối thế kỷ 16. Ông là người thiết kế tàu con rùa nổi tiếng trong lịch sử, giúp thủy quân Triều Tiên làm chủ hoàn toàn vùng biển của mình, nhiều lần đánh bại các tàu chiến của Nhật Bản.
Lãnh chúa Hideyoshi sau khi thống nhất Nhật Bản muốn tiến đánh Triều Tiên, nhưng rất lo ngại Lý Thuấn Thuần. Để loại bỏ vị tướng tài này, Hideyoshi đã lợi dụng sự sợ hãi của vua đối với công trạng của ông, sử dụng kế phản gián khiến Lý Thuấn Thuần bị hiểu lầm, khiến ông bị mất chức, bị tra tấn để ép cung nhưng không thành. Cuối cùng, Lý Thuấn Thuần vẫn bị hạ làm binh nhì, tức lính cấp bậc thấp nhất.
Không còn Lý Thuấn Thuần chỉ huy, thủy quân Triều Tiên trước sức ép buộc tấn công của triều đình, đã bị quân Nhật tiêu diệt hoàn toàn, chỉ còn 13 tàu may mắn thoát được. Mất thủy quân, lại đứng trước tình cảnh quân Nhật tiến đánh vào vùng biển Hoàng Hải để tiến vào kinh thành, vua Triều Tiên hoảng sợ vội vàng phục chức cho Lý Thuấn Thuần.
Lúc này Triều Tiên chỉ còn 13 tàu cùng 1.500 quân để ngăn đại quân hàng trăm tàu của Nhật Bản. Đây là điều không thể, nhiều người can ngăn Lý Thuấn Thuần nhận chức vụ này. Thế nhưng đứng trước cảnh Giang sơn lâm nguy, Lý Thuấn Thuần vẫn phụng chỉ lãnh sứ mệnh. Điều này thể hiện tấm lòng trung nghĩa vì triều đình và Giang sơn Xã tắc trước sau như một của ông.
Để có thể dùng 13 tàu chặn cả đội quân hàng trăm tàu Nhật Bản, Lý Thuấn Thuần tìm và chọn vùng biển Myeongnyang làm nơi quyết chiến. Đây là eo biển nhỏ, nên nếu quân Nhật tấn công thì chỉ tấn công được mặt chính diện, chứ không thể dựa vào số đông mà bao vây 3 mặt được. Mặt khác do tính chất của eo biển nên nơi đây có nhiều dòng nước xoáy mạnh, nếu tàu quân Nhật vào đây sẽ rất khó xoay sở trước những dòng nước xoáy này.
Quân Nhật tấn công vào eo biển Myeongnyang với 133 tàu chiến loại lớn và 200 tàu hậu cần. Lý Thuấn Thuần lệnh cho 13 tàu của mình tiến đến vị trí đã chuẩn bị từ trước. Tuy nhiên nhận thấy các tàu Nhật Bản quá đông và hùng mạnh, 12 tàu Triều Tiên sợ hãi bất ngờ chạy chậm dần rồi đứng hẳn lại, chỉ còn duy nhất tàu của Lý Thuấn Thuần vẫn tiến lên.
Lúc này Lý Thuấn Thuần hiểu rằng nếu mình cũng dừng lại thì sẽ mất hết tất cả, Giang sơn sẽ mất về tay quân Nhật, vì thế dù chỉ một một tàu của mình ông vẫn lệnh tiến lên, thể hiện tấm lòng trung nghĩa quả cảm.
Ông viết trong hồi ký của mình như sau: “Tàu của ta đơn độc trước quân địch. Chỉ có mình tàu của ta nổ súng và bắn tên. Không có chiếc tàu nào khác tiến lên, vì thế ta không chắc chắn về kết quả của cuộc chiến. Tất cả những tướng khác đều muốn chạy trốn, vì họ biết rằng trận chiến này họ phải đối mặt với một lực lượng khổng lồ”.
Lý Thuấn Thuần cũng không trách bất kỳ ai đã cho tàu của họ dừng lại, bởi ông hiểu rằng đối mặt với lực lượng to lớn lại vượt trội hơn mình hàng chục lần thì khó mà có thể đòi hỏi người khác cũng giống như mình.
Tuy nhiên, chiến cuộc đúng như Lý Thuấn Thuần dự đoán. Eo Myeongnyang nhỏ hẹp, các tàu Nhật đi sát lại gần nhau, gặp phải dòng nước xoáy khiến chúng va vào nhau, tàu Nhật trở thành mục tiêu thuận lợi cho pháo của Lý Thuấn Thuần. 12 tàu còn lại của Triều Tiên thấy tình hình thuận lợi mới bắt đầu gia nhập chiến trận.
Trận Myeongnyang khiến quân Nhật thảm bại, và tạo nên nền tảng để thủy quân Trung Hoa tiến sang giúp đỡ Triều Tiên, cuối cùng dập tắt hoàn toàn tham vọng bành trướng của Nhật Bản.
Trận Myeongnyang được xem là trận đánh chênh lệch nhất trong lịch sử hải quân thế giới, và nó cũng thể hiện tấm lòng trung nghĩa quả cảm hiếm có của Lý Thuấn Thuần.
Gửi đến bạn thông tin 🍃 Bất Khuất Là Gì 🍃 ngắn gọn
Ví Dụ Về Trung Nghĩa Ấn Tượng – Mẫu 3
Theo các tư liệu lịch sử còn lưu truyền đến ngày nay, Nguyễn Đăng Hành xuất thân trong một gia đình thuộc hàng danh gia vọng tộc. Dòng họ Nguyễn Đăng ở làng Phù Chánh, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình từ Bắc Ninh vào định cư tại Quảng Bình theo chúa Nguyễn lập xứ ở đàng Trong.
Ở Quảng Bình thời bấy giờ có nhiều dòng họ nối nhiều đời làm quan, nhưng dòng họ Nguyễn Đăng được sách sử Quốc sử quán triều Nguyễn ghi chép đầy đủ cả 5 đời liên tiếp có người đỗ đạt cao và làm quan lớn trong triều.
Đó là ông cố của Nguyễn Đăng Hành là tiến sĩ Nguyễn Đăng Hoành, ông nội là Hiệp biện đại học sĩ Nguyễn Đăng Tuân (thầy dạy vua Thiệu Trị), cha là Tổng đốc An Tĩnh (Nghệ An – Hà Tĩnh) Nguyễn Đăng Giai và cháu ông là Phó bảng Nguyễn Đăng Cư.
Đạo làm quan của dòng họ Nguyễn Đăng nói chung và Nguyễn Đăng Hành nói riêng là tấm gương sáng để con cháu muôn đời sau soi chung và muôn dân kính nể. Một đời làm quan đại triều, Nguyễn Đăng Hành đã hết lòng phụng sự vì dân, nước và được triều đình nể trọng, muôn dân tôn kính.
Ông quả là người sống xứng đáng làm đẹp cho dòng tộc, cho quê hương đất nước vạn đời sau tôn vinh. Thế mới hay rằng, sống ở trên đời không phải cứ “có đức thì mặc sức ăn”, mà muốn có đức thì đời trước cũng như đời sau phải biết tu thân tích đức. Có như vậy thì cái đức mới thịnh và bền lâu.
Tiếc rằng, hậu thế thời nay không phải ai ai cũng hiểu được điều này để rồi nối gót tiền nhân làm rạng danh dòng tộc, làm gương cho con cháu noi theo, đồng thời để vun đắp sự sinh tồn và phát triển nên nhiều trang tuấn kiệt cho đời sau, thật đáng buồn thay.
Ví Dụ Về Trung Nghĩa Ngắn Gọn – Mẫu 4
Hai Bà Trưng – Nữ vương đầu tiên trong lịch sử. Danh hiệu này dành cho hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị, hai người phụ nữ anh hùng, đã quả cảm phát động và lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, vùng lên đập tan chính quyền đô hộ của nhà Đông Hán, xưng vương và lập nên nền độc lập tự chủ trong vòng ba năm sau hơn 200 năm đắm chìm dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc.
Hai Bà lập nên vương triều mới. Trưng Trắc xưng hiệu là Trưng Vương. Hai Bà đã thắp lên ngọn lửa chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Quyền tự chủ đất nước do Hai Bà mang lại dù ngắn ngủi (từ năm 40 đến 43) song Hai Bà đã khắc hoạ vào lịch sử và tâm thức người dân Việt Nam tấm gương trung nghĩa, anh hùng làm vẻ vang cho nữ giới và dân tộc.
Ví Dụ Về Trung Nghĩa Chọn Lọc – Mẫu 5
Trong khoảng vài chục năm, kể từ năm 1868, ngoài việc đương đầu với họa xâm lăng của thực dân Pháp từ phương Tây sang, nhân dân các tỉnh vùng đồng bằng Bắc bộ còn phải đối phó với bọn giặc Cờ Đen, Cờ Trắng, Cờ Vàng, vốn là dư đảng của Thái Bình thiên quốc ở Trung Quốc, tràn qua biên giới cướp phá dân ta và chúng còn tranh giành rồi đánh lẫn nhau ở mạn Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Cao Bằng…
Ở các khu vực thuộc phía nam của đồng bằng Bắc bộ lại có bọn giặc Tàu Ô từ biển kéo vào cướp phá từ Quảng Yên đến Nam Hà, Hải Dương… Tuy là quan văn song Giáo thụ kiêm Nhiếp biện công vụ phủ Nam Sách Nguyễn Hữu Quân vẫn đích thân chỉ huy binh lính giữ thành, đánh trả quyết liệt.
Khi bị sa vào tay giặc, ông đã lớn tiếng mắng chửi quân giặc cho tới khi bị chúng giết. Cùng tuẫn nạn với ông còn có người em ruột là Nguyễn Văn Bốn.
Tấm gương trung nghĩa của anh em Nguyễn Hữu Quân không chỉ được người đương thời và triều đình nhà Nguyễn mà cả hậu thế tôn vinh, ngưỡng mộ.
Và để tưởng thưởng công lao của Nguyễn Hữu Quân, ngày 25-7-1872, vua Tự Đức truy tặng ông chức Giáo thụ, gia tặng “Phụng thành Đại phu Hàn lâm viện Thị giảng” và ban tờ chế, trong đó có đoạn viết: Cái khí tiết của người chí sĩ lúc lâm nguy dù chết cũng chẳng đổi dời… Và chính sự biểu dương, khen ngợi của triều đình đối với ông cũng là để khuyến khích tương lai mãi mãi về sau noi gương sáng về truyền thống chống giặc giữ nước.
Ví Dụ Về Trung Nghĩa Hay Nhất – Mẫu 6
Theo sử sách còn lưu truyền đến ngày nay, Hoàng Hối Khanh là danh tướng thời Trần – Hồ. Ông có nhiều cống hiến to lớn cho đất nước trong việc tổ chức chống quân xâm lược nhà Minh. Ông đã lấy cái chết để tỏ rõ khí tiết một sĩ phu yêu nước, trung nghĩa, bất khuất, nêu tấm gương sáng cho thế hệ mai sau.
Và cái chết của Hoàng Hối Khanh thể hiện tinh thần không chịu khuất phục hoàn cảnh, không khuất phục trước kẻ thù. Mặc dù thời đó ông bị một số sử gia mang nặng tư tưởng trung quân cổ hủ chỉ trích nhưng hành động của ông dù sao vẫn đáng khen hơn hành động đưa tay chịu trói của cha con Hồ Quý Ly.
Chính vì thế mà với vùng đất Lệ Thủy (Quảng Bình), ông được dân làng tôn thờ làm vị tiền hiền khai khẩn. Sau khi đánh đuổi quân Minh ra khỏi bờ cõi, nhà Lê đã truy phong sắc thần cho ông: Tước Phong Dực bảo trung hưng, Linh phù đoan túc tôn thần.
Nghĩa là: Cuộc đời của ngài đã đem hết tài năng, trí tuệ cống hiến cho đất nước, đáng để người đời cung kính tôn thờ. Thế mới hay rằng, nhân dân thời nào cũng là những sử gia công minh, chính trực và thủy chung nhất.
Dẫn Chứng Về Trung Nghĩa Cụ Thể – Mẫu 7
Nhạc Phi thời Nam Tống không chỉ trung thành với Hoàng đế, với Giang sơn, mà còn trung thành với cả bách tính.
Năm 1126, quân Kim nam tiến đánh Tống, bắt được cả vua Tống Huy Tông và Tống Khâm Tông cùng rất nhiều phi tần, công chúa, tất cả đến vài nghìn người mang về nước. Vợ chồng Tần Cối cũng bị bắt mang về Kim trong thời gian này, và tỏ lòng thần phục vua Kim.
Lúc này trong số hoàng thân nhà Tống có Triệu Cấu may mắn thoát được, chạy xuống phía nam, lên ngôi Vua gọi là Tống Cao Tông, lập ra nhà Nam Tống. Nhà Kim biết chuyện liền thả Tần Cối về nước để Tần Cối nắm lấy quyền hành nhà Nam Tống, có cơ hội dâng cả Giang sơn nhà Tống cho nước Kim. Tần Cối về nước được thăng dần lên chức Tể Tướng.
Năm 1130, tướng Kim là Ngột Truật dẫn đại quân tiến xuống phía nam, vượt sông Trường Giang đánh Tống. Nam Tống đứng trước nguy cơ diệt vong. Tuy nhiên đội quân nước Kim bị chặn lại bởi nhà Tống vẫn còn một vị tướng tài giỏi, đó là Nhạc Phi.
Nhạc Phi trong tay chỉ có 4 vạn quân nhưng đã đánh tan đại quân của Ngột Truật, đồng thời đánh bại quân Kim ở khắp nơi, chẳng mấy chốc thu lại một nửa Giang Nam (vùng đất phía nam sông Trường Giang) cho Nam Tống.
Năm 1136, Nhạc Phi dẫn quân đánh bại quân Kim thu hồi lại các vùng đất của Nam Tống. Ông xây dựng đội quân Nhạc Gia kỷ luật có lúc lên đến 20 vạn người, quy tụ hầu hết các anh hùng lúc đó, trở thành đội quân chủ lực đánh Kim.
Không chỉ trung với Vua, Nhạc Phi còn thể hiện lòng trung nghĩa với cả bách tính. Ông kỷ luật quân đội rất nghiêm, chủ trương răn dạy quân sĩ: “Đống tử bất sách ốc, ngạ tử bất đả lỗ” nghĩa là “Chết rét không cướp nhà, chết đói không cướp lương thực”. Nhạc Phi nhiều lần cho con trai là Nhạc Vân lấy lương thực trong quân cứu dân khiến sinh linh nước Tống đội ơn sâu.
Quân Nhạc Gia đánh thắng đến đâu, dân chúng đều mang đồ ăn đến cùng quân Nhạc Gia mừng chiến thắng. Mỗi khi công phá được một thành trì, dân chúng đứng hai bên đường hoan nghênh, nhiều người còn quỳ lạy cảm tạ mãi không dậy.
Khi quân sĩ bị bệnh, Nhạc Phi đích thân đến thăm hỏi. Gia đình binh sĩ gặp khó khăn, Nhạc Phi đề xuất quan địa phương tặng nhiều lụa là gấm vóc. Chế độ thưởng phạt công minh khiến Nhạc Gia quân rất hùng mạnh.
Nhạc Vân dù tuổi còn trẻ nhưng chỉ huy đội tinh binh trong Nhạc Gia quân, luôn đi tiên phong đánh đâu thắng đấy, lập nhiều công trạng. Dù thế mỗi khi ghi công trạng báo cho triều đình, Nhạc Phi đều ghi rõ công lao của các binh tướng mà không nhắc gì đến công trạng con trai mình.
Năm 1137, quân của Nhạc Phi đánh bại quân chủ lực của Kim tại Yển Thành, Toánh Dương. Nhạc Phi cho quân vượt sông truy kích quân Kim để thu về trọn vẹn Giang sơn cho nhà Tống. Thậm chí binh sĩ hăng hái muốn tiến sang nước Kim để cứu vua Tống Huy Tông và Tống Khâm Tông.
Tần Cối cũng sợ nếu Nhạc Phi tiến ra bắc, âm mưu hàng quân Kim của mình bị bại lộ, nên nói với vua Tống Cao Tông rằng nếu Nhạc Phi tiến ra bắc, quân Kim thua trận phải nghị hòa trao trả lại vua Tống Huy Tông và Tống Khâm Tông, thì Đế vị của Tống Cao Tông sẽ mất.
Chưa dừng lại ở đó Tần Cối cho một số gian thần vu cáo Nhạc Phi và phó tướng là Trương Hiến làm phản lên triều đình. Vua Tống Cao Tông nghe tin thì rất tức giận.
Cái chết của Nhạc Phi có rất nhiều phiên bản khác nhau. Có phiên bản kể rằng ông buộc phải uống rượu độc, có phiên bản lại nói dù bị tra tấn rất dã man, Nhạc Phi vẫn quyết không nhận tội, và cũng quyết không vượt ngục để thể hiện lòng trung. Nhạc Phi, Nhạc Vân và Trương Hiến đã chết trong sự khóc thương của muôn dân trăm họ.
Nhạc Phi tinh trung báo quốc, thương dân như con, trở thành người anh hùng mãi mãi được nhân gian truyền tụng. Ông đã triển hiện đầy đủ cho người đời thấy thế nào mới là trung nghĩa.
SCR.VN chia sẻ 💧 Trung Hậu Là Gì 💧 chi tiết