Trung Thành Là Gì, Ý Nghĩa [10+ Dẫn Chứng, Ví Dụ Về Trung Thành Hay]

Trung Thành Là Gì, Ý Nghĩa ❤️️ 10+ Dẫn Chứng, Ví Dụ Về Trung Thành ✅ Đón Đọc Thêm Những Thông Tin Hữu Ích Được Tổng Hợp Dưới Đây.

Lòng Trung Thành Là Gì

Trung thành đó là một đức tính tốt đẹp của con người. Lòng trung thành, nói chung, là một sự tận tâm và hết lòng với một quốc gia, chính nghĩa, triết lý, đất nước, nhóm người hoặc một người cụ thể.

Người có cho mình đức tính trung thành là người không lừa dối người khác, không suy diễn, không những điều trái với lương tâm và sự thật. Và người trung thành là người luôn được tin tưởng, trân quý từ người khác.

Ý Nghĩa Của Lòng Trung Thành

Ý nghĩa của lòng trung thành giúp bạn có được sự tự tin vào bản thân và có được sự tin tưởng từ người khác. Và điều đó sẽ giúp cho chặng đường thành công của bạn luôn nhận được sự ủng hộ của mọi người.

Mời bạn khám phá thêm 💕 Trung Kiên Là Gì 💕 chi tiết

Những Biểu Hiện Của Lòng Trung Thành

Cùng đón đọc thêm những biểu hiện của lòng trung thành được chia sẻ sau đây:

  • Luôn tận tâm, hết mình vì công việc, lợi ích của tập thể cũng như xã hội.
  • Thẳng thắn, thật thà và trung thực. Không lợi dụng các kẽ hở, thiếu sót để trục lợi cho cá nhân.
  • Ủng hộ quan điểm đúng đắn, phản đối khi quan điểm đó có vấn đề. Không gió chiều nào che chiều ấy để đạt mục đích riêng.
  • Sẵn sàng góp ý thẳng thắn khi có những điều chưa đúng đắn.
  • Cố gắng khắc phục những thiếu sót của bản thân vì sự phát triển chung.

Đặt Câu Với Từ Trung Thành

Gợi ý cho bạn đọc cách đặt câu với từ trung thành hay và ý nghĩa dưới đây:

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là một tấm gương sáng về lòng trung thành tuyệt đối với sự nghiệp cách mạng.

Chiến sĩ ta một lòng trung thành với Tổ quốc

Trung thành một lòng một dạ gắn bó với lí tưởng của Đảng.

Trong thời phong kiến, các vị quan rất trung thành với vua chúa.

Trung thành là một trong những đức tính tốt của con người

Gửi đến bạn thông tin 🍃 Trung Nghĩa Là Gì 🍃 đặc sắc

10 Ví Dụ Về Trung Thành Tiêu Biểu

Tiếp theo sau đây là danh sách 10 ví dụ về trung thành tiêu biểu được SCR.VN sưu tầm được:

Tấm Gương Về Trung Thành – Mẫu 1

Lê Đức Thọ: Nhà lãnh đạo tài năng, tấm gương sáng về lòng trung thành, tận tụy. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, đồng chí Lê Đức Thọ đã đem hết tâm sức, tài năng và trí tuệ của mình cống hiến cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc.

Đồng chí là nhà lãnh đạo tài năng với những phẩm chất nổi bật, là tấm gương sáng về lòng trung thành tận tụy với Tổ quốc, với Đảng và nhân dân, tinh thần cách mạng dũng cảm, kiên cường, bất khuất, đức tính cần, kiệm, liêm, chính chí công vô tư.

Với 64 năm hoạt động cách mạng liên tục, đồng chí Lê Đức Thọ đã đem tâm sức, tài năng và trí tuệ của mình cống hiến cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và nhân dân ta, là một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Tên tuổi và sự nghiệp của đồng chí gắn liền với những giai đoạn của cách mạng Việt Nam, gắn liền với những thành quả cách mạng vĩ đại của dân tộc, là một trong những đồng chí lãnh đạo có nhiều cống hiến lớn cho sự nghiệp cách mạng, để lại cho đồng bào, đồng chí những tình cảm vô cùng quý mến.

Đảng và Nhà nước ta đã trao tặng đồng chí Lê Đức Thọ Huân chương Sao Vàng và nhiều huân chương cao quý khác; đồng chí cũng được Nhà nước Liên Xô tặng Huân chương Cách mạng Tháng Mười và Nhà nước Campuchia tặng Huân chương Ăng-co.

Câu Chuyện Về Trung Thành – Mẫu 2

Đồng chí Trần Phú, là học trò xuất sắc, người đồng chí tin yêu của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, người dự thảo bản Luận cương chính trị tháng 10-1930 của Đảng, xác định con đường phát triển của cách mạng Việt Nam, là người giữ cương vị Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng được hơn 5 tháng, một thời gian không dài, nhưng sự cống hiến cho Đảng, cho đất nước và nhân dân thật lớn lao.

Đồng chí để lại tấm gương sáng ngời về lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, bất khuất trước kẻ thù, cống hiến trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.

Ở tuổi 26, đồng chí Trần Phú được bầu làm Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng, sau đó đồng chí vào Sài Gòn tiếp tục lãnh đạo cách mạng. Trên cương vị này, đồng chí đã có những đóng góp to lớn trong việc xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức, tranh thủ mọi điều kiện để trang bị lý luận Mác – Lênin cho cán bộ, đảng viên.

Đồng chí cùng Ban Thường vụ Trung ương Đảng quyết định ra tờ báo Cờ Vô sản, Tạp chí Cộng sản; chỉ đạo lập Hội phản đế đồng minh, chỉnh đốn Nông hội đỏ, chống chính sách khủng bố trắng, chống âm mưu thâm độc của kẻ thù buộc nông dân ra đầu thú. Nhờ đó, khí thế phong trào cách mạng đã bùng lên mạnh mẽ.

Giữa lúc phong trào đang lên, công việc đang bộn bề, do bị chỉ điểm, đồng chí đã bị địch bắt, trong nhà tù, bọn thực dân dùng mọi thủ đoạn tra tấn vô cùng dã man, độc ác nhưng không khuất phục được đồng chí. Do chế độ nhà tù hà khắc, bệnh tật lại càng trở nên trầm trọng, đồng chí Trần Phú đã hy sinh vào ngày 06-9-1931 ở Nhà thương Chợ Quán, Sài Gòn.

Năm ấy, đồng chí mới bước vào tuổi 27, độ tuổi tài năng đang phát triển để cống hiến cho cách mạng. Trước lúc hy sinh, Trần Phú nhắn gửi đồng chí, đồng bào lời trăng trối cuối cùng: “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu!”.

Đồng chí Trần Phú mất đi là một tổn thất rất lớn cho Đảng và cho cách mạng Việt Nam, để lại tấm gương sáng chói về lòng yêu nước, trung thành vô hạn với lý tưởng cách mạng chí khí kiên cường bất khuất, lạc quan tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng.

Ví Dụ Về Trung Thành Với Đảng – Mẫu 3

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, là một tấm gương sáng về lòng trung thành tuyệt đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, về yêu Tổ quốc, yêu nhân dân.

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh luôn kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp, giải phóng nhân dân lao động, giải phóng con người. Đại tướng thường xuyên giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ mục tiêu chiến đấu: Độc lập dân tộc, ruộng đất cho dân cày, tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tên thật là Nguyễn Vịnh, sinh ngày 01/01/1914, tại làng Niêm Phò, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ nhỏ, đồng chí đã có tinh thần yêu nước, thương dân. Năm 17 tuổi, đồng chí Nguyễn Vịnh đã tham gia hoạt động cách mạng. Tháng 7 năm 1937, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Đầu năm 1938, đồng chí được cử làm Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên.

Tháng 8 năm 1945, tại Hội nghị toàn quốc của Đảng ở Tân Trào đồng chí được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, được chỉ định làm Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ, cũng tại đây đồng chí Nguyễn Vịnh được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tên Nguyễn Chí Thanh. Năm 1947, đồng chí được chỉ định làm Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên, sau đó làm Bí thư Phân khu ủy Bình Trị Thiên.

Năm 1950, đồng chí được giao nhiệm vụ làm Chủ nhiệm Tổng cục chính trị, Phó Bí thư Tổng Quân ủy. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (1951), đồng chí tiếp tục được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng và được cử vào Bộ Chính trị.

Năm 1959, đồng chí được Nhà nước phong quân hàm Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, đây là vị Đại tướng thứ hai của quân đội ta. Năm 1961, được Trung ương Đảng giao cho phụ trách Ban Nông nghiệp Trung ương.

Trước lúc ra đi ông là Bí thư Trung ương cục Miền Nam, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng Miền nam Việt nam, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa…

Dù ở cương vị nào, ông cũng đều có tác phong rất dân dã, quần chúng, tiêu biểu cho tư tưởng, đạo đức và phẩm chất của người cán bộ cách mạng chân chính. Cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng vẻ vang của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh sẽ mãi mãi là tấm gương sáng ngời để chúng ta học tập, phấn đấu noi theo và làm theo.

Ví Dụ Về Trung Thành Với Tổ Quốc – Mẫu 4

Cố Tổng Bí thư Lê Hồng Phong – nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Đồng chí để lại tấm gương sáng về ý chí cách mạng kiên cường, luôn giữ vững niềm tin vào thắng lợi cuối cùng của cách mạng, suốt đời chiến đấu, hy sinh vì lý tưởng cộng sản, vì độc lập, tự do của Tổ quốc và hạnh phúc của Nhân dân.

Cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Lê Hồng Phong mãi mãi là tấm gương sáng về lòng trung thành vô hạn với Ðảng, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân; luôn đặt lợi ích của Ðảng, của nhân dân, của dân tộc lên trên hết.

Trong quá trình hoạt động cách mạng, đồng chí đã có đóng góp to lớn đối với phong trào cách mạng Cao Bằng, vừa trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng, vừa quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cốt cán cho Cao Bằng.

Những hoạt động của đồng chí đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng, bảo vệ căn cứ địa cách mạng Cao Bằng; vào việc tuyên truyền, vận động quần chúng, huấn luyện, đào tạo cán bộ Việt Minh cho tỉnh Cao Bằng cũng như cho các tỉnh: Bắc Kạn, Lạng Sơn và các tỉnh miền xuôi…

Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Cao Bằng luôn khắc ghi công lao, những đóng góp to lớn của đồng chí Lê Hồng Phong đối với phong trào cách mạng giải phóng dân tộc và sự phát triển của Đảng bộ và phong trào cách mạng tỉnh Cao Bằng.

Ví Dụ Về Lòng Trung Thành Đồng Chí Lê Văn Lương – Mẫu 5

Đồng chí Lê Văn Lương: Tấm gương trong sáng về sự tận tụy, trung thành, liêm chính, đặt lợi ích của Đảng, của Nhân dân lên trên hết, trước hết

Đồng chí Lê Văn Lương – người cộng sản kiên trung, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cán bộ lãnh đạo giàu kinh nghiệm, có nhiều công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.

Trong gần 70 năm hoạt động cách mạng, đồng chí luôn nêu cao tấm gương trong sáng: Với quân thù – hiên ngang bất khuất; với công việc luôn tận tụy, trung thành, liêm chính, đặt lợi ích của Đảng, của Nhân dân lên trên hết; với đồng chí, khiêm nhường, chu đáo, thân tình; với bản thân là gương sáng về tự phê bình và phê bình, một nếp sống giản dị, khoan dung.

Đồng chí được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh giao nhiều trọng trách, trong đó, trên cương vị Trưởng Ban Tổ chức Trung ương (giai đoạn 1948-1954 và giai đoạn 1973-1976), Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương (từ 1957-1959), đồng chí đã có những cống hiến quan trọng trong công tác xây dựng Đảng ta, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo cách mạng trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc.

Gợi ý cho bạn 🌹 Trung Hậu Là Gì 🌹 ngắn hay

Ví Dụ Về Lòng Trung Thành Của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp – Mẫu 6

Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp là người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh; là Đại tướng đầu tiên-người “Anh Cả” của Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, đã vâng lệnh Đảng, Bác Hồ lãnh trách nhiệm cầm quân từ lúc sinh thành Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, qua Cách mạng Tháng Tám, đến cuộc trường chinh đánh bại hai đế quốc to là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc.

Với trọng trách cao nhất về lãnh đạo, chỉ huy quân đội, Đại tướng, Tổng Tư lệnh đã nêu tấm gương sáng về người Bí thư Quân ủy Trung ương mẫu mực, được nhân dân yêu quý, ngưỡng mộ, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ kính trọng, học tập, noi theo; bạn bè quốc tế hết lòng ca ngợi.

Trung thành vô hạn với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân; kiên quyết đấu tranh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Trên các cương vị công tác khác nhau, Đại tướng luôn tự giác rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng, thể hiện tinh thần kiên quyết đấu tranh giành độc lập cho dân tộc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ huy bộ đội, Đại tướng đã cùng Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và đội ngũ cán bộ các cấp thực hiện hiệu quả những mục tiêu chính trị-quân sự mà Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh giao phó.

Lòng trung thành vô hạn với Đảng và sự tận tâm, tận lực phục vụ cách mạng được Đại tướng truyền dạy cho các thế hệ cán bộ, chiến sĩ quân đội lúc đương nhiệm cũng như khi trở về sinh hoạt đời thường, đến giờ phút cuối cùng, đúng như điều Đại tướng tâm niệm: “Tôi sống ngày nào, cũng là vì đất nước ngày đó”.

Tấm gương mẫu mực về lòng trung thành của Đại tướng sẽ mãi mãi được các thế hệ cán bộ, chiến sĩ quân đội khắc ghi, học tập và noi theo.

Ví Dụ Về Lòng Trung Thành Của Đồng Chí Phạm Hùng – Mẫu 7

Cuộc đời và sự nghiệp của đồng chí Phạm Hùng là một tấm gương cao đẹp của một người cộng sản chân chính, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, suốt đời tận trung với nước, tận hiếu với dân.

Trong suốt quá trình sáu mươi năm hoạt động cách mạng liên tục, Đồng chí đã tỏ rõ tinh thần kiên trung cách mạng, ý chí suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc, vì sự nghiệp thống nhất Tổ quốc. Không quản gian nan, nguy hiểm, dù ở cương vị nào, dù ở thời kỳ cách mạng nào, Đồng chí cũng luôn sẵn sàng xông pha nơi đầu sóng ngọn gió, trung thành tuyệt đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng.

Với tinh thần nhiệt huyết cách mạng, kiên định, sáng tạo, nghị lực phi thường, Đồng chí đã cống hiến đến hơi thở cuối cùng vì hạnh phúc, ấm no của Nhân dân, vì hòa bình và phát triển đất nước.

Ví Dụ Về Lòng Trung Thành Cụ Thể – Mẫu 8

Trong thời đại bóng đá ngày càng bị chi phối bởi đồng tiền, để tìm ra một biểu tượng về lòng trung thành là một điều vô cùng khó khăn. Francesco Magnanelli năm nay đã bước sang tuổi 34. Anh gia nhập Sassuolo từ năm 2005. Khi ấy, Neroverdi còn đang phải vật lộn ở Serie C2. Kể từ ngày đó, anh đã cùng với các đồng đội của mình cố gắng chiến đấu với hi vọng đưa Sassuolo lên chơi tại Serie A.

Và rồi, cái ngày đẹp nhất trong sự nghiệp của anh cũng đã đến. Tháng 5 năm 2013, Sassuolo lên ngôi vô địch tại Serie B, qua đó giành tấm vé thăng hạng vào mùa giải năm sau.

Từ đó đến nay, Neroverdi chưa một lần phải xuống hạng. Mùa giải 2015 – 2016, Magnanelli cùng các đồng đội vượt qua cả những ông lớn như AC Milan, để kết thúc ở vị trí thứ sáu, và giành quyền tham dự đấu trường Europa League lần đầu tiên trong lịch sử câu lạc bộ.

Vào thời điểm đến với Sassuolo, Magnanelli mới chỉ 21 tuổi. Với nhiều cầu thủ đang ở độ tuổi ấy, chắc chắn họ sẽ cố gắng từng bước để sớm được lên chơi ở Serie A một cách sớm nhất có thể. Nhưng Magnanelli vẫn ở lại và cống hiến toàn bộ quãng thời gian đẹp nhất của sự nghiệp cầu thủ với Sassuolo.

Bây giờ, anh đang tận hưởng quãng thời gian ngọt ngào nhất. Các tifosi của Neroverdi rất yêu mến anh. Ban lãnh đạo và các đồng đội rất tin tưởng anh, trao cho anh tấm băng đội trưởng. Chắc chắn, anh sẽ gắn bó với sân Citta del Tricolore đến khi kết thúc sự nghiệp.

Ví Dụ Về Lòng Trung Thành Chọn Lọc – Mẫu 9

Sergio Pellissier có lẽ là cầu thủ hiếm hoi thuộc thế hệ 7x vẫn còn đang thi đấu. Tính đến nay, sự nghiệp cầu thủ của anh đã kéo dài được 22 năm. Pellissier khởi đầu ở Torino, trải qua hai mùa giải tại Varese dưới dạng cho mượn, trước khi cập bến Marc’Antonio Bentegodi vào năm cuối cùng của thế kỉ hai mươi, và gắn bó với đội bóng thành Verona từ đó đến nay.

Cùng với Chievo, sự nghiệp của Sergio Pellissier đã trải qua chuỗi ngày đầy những nốt thăng trầm. Khoảng thời gian đầu tiên, “những chú lừa bay” thi đấu cực kì thăng hoa, liên tục nằm trong nhóm dự cúp châu Âu. Mùa giải 2005 – 2006, Chievo còn kết thúc ở vị trí thứ tư, giành quyền tham dự vòng play-off UEFA Champions League. Thế nhưng, mùa giải sau đó, bi kịch đã xuất hiện. Chievo phải xuống chơi ở Serie B.

Bất chấp việc nhiều trụ cột đã nói lời chia tay, Pellissier vẫn ở lại, giúp đội bóng của mình thăng hạng chỉ sau một mùa giải phải chơi ở Serie B. Song, Chievo chưa bao giờ có thể lấy lại hình ảnh như ngày xưa. “Những chú lừa bay” liên tục bị cuốn vào cuộc chiến trụ hạng và thường kết thúc ở nửa dưới bảng xếp hạng.

Đối với Pellissier, anh có tám mùa bóng liên tiếp trở thành chân sút số một của đội bóng. Đến bây giờ, quãng thời gian đỉnh cao đã trôi qua từ lâu, nhưng anh vẫn gắn bó với đội bóng chủ sân Marc’Antonio Bentegodi và nhận được sự tôn trọng đặc biệt từ các cổ động viên cũng như các đồng đội. Các tifosi của Chievo sẽ thật khó để tưởng tượng một ngày nào đó anh nói lời giã từ sự nghiệp sân cỏ.

Dẫn Chứng Về Trung Thành Chi Tiết – Mẫu 10

Đồng chí Võ Văn Tần là nhà lãnh đạo tiền bối tiêu biểu; người chiến sỹ cộng sản kiên cường, mẫu mực, tấm gương tuyệt đối trung thành với lý tưởng cộng sản; suốt đời vì dân, vì nước, hiến dâng trọn đời mình, cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và của dân tộc.

Sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo, yêu nước và cách mạng, tận mắt chứng kiến nỗi khổ đau của người dân mất nước, đồng chí đã sớm nung nấu ý chí và khát vọng đấu tranh chống áp bức bất công, dấn thân vào con đường hoạt động yêu nước và cách mạng.

Kế thừa truyền thống của gia đình và quê hương, đồng chí tham gia hoạt động cách mạng từ rất sớm. Năm 1923, đồng chí đã tham gia cuộc đấu tranh của nông dân làng Đức Hòa phản đối chế độ sưu thuế nặng nề của thực dân Pháp. Cuối năm 1926, đồng chí tham gia Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Tháng 11/1929, đồng chí trở thành đảng viên của An Nam Cộng sản Đảng. Mùa Xuân năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đồng chí Võ Văn Tần đã trở thành một trong những đảng viên lớp đầu tiên.

Trong những năm 1930-1932, đồng chí Võ Văn Tần được phân công đảm nhiệm các cương vị: Bí thư Chi bộ Đảng làng Đức Hòa, Bí thư Quận ủy Đức Hòa, Bí thư Tỉnh ủy Chợ Lớn, Bí thư Tỉnh ủy Gia Định. Tháng 11/1935, đồng chí được bầu vào Xứ ủy Nam Kỳ. Tháng 3/1937, đồng chí được chỉ định làm Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ và được bầu bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tháng 3/1938, đồng chí được bầu vào Ban Thường vụ Trung ương Đảng. Tại Hội nghị Trung ương tháng 11/1939, đồng chí được bầu lại làm Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng. Tháng 4/1940, đồng chí bị thực dân Pháp bắt. Ngày 28/8/1941, đồng chí đã anh dũng hy sinh trước mũi súng kẻ thù.

Tham khảo thêm 🍀 Lý Tưởng Sống Là Gì 🍀 chi tiết

Viết một bình luận