Bất Khuất Là Gì, Ý Nghĩa, Biểu Hiện [15 Ví Dụ + Dẫn Chứng Chi Tiết]

Bất Khuất Là Gì, Ý Nghĩa, Biểu Hiện ❤️️ 15 Ví Dụ + Dẫn Chứng ✅ Xem Thêm Những Tấm Gương Nổi Tiếng Về Tinh Thần Bất Khuất Dưới Đây.

Bất Khuất Là Gì

Bất khuất là không bao giờ khuất phục trước những cái xấu, cái ác, luôn dũng cảm tự tin dám đứng lên đấu tranh dù ở bất cứ hoàn cảnh nào.

Ý Nghĩa Của Tinh Thần Bất Khuất

Ý nghĩa của tinh thần bất khuất đó chính là giúp con người không bị khuất phục trước những khó khăn thử thách, không ngừng đương đầu đấu tranh và vượt qua. Không chịu nhục nhã và kiêu hãnh về giá trị của mình.

Sức Mạnh Của Tinh Thần Bất Khuất Là Gì

Sức mạnh của tinh thần bất khuất đó chính là kết tinh truyền thống yêu nước của nhiều thế hệ mà trực tiếp là kết quả của sự hy sinh lớn lao của các chiến sỹ cách mạng và người dân yêu nước, yêu quê hương.

Gửi đến bạn thông tin 🍃 Khí Phách 🍃 là gì, biểu hiện

15 Ví Dụ Về Tinh Thần Bất Khuất Hay Nhất

Cùng SCR.VN xem ngay 15 ví dụ về tinh thần bất khuất hay nhất được rất nhiều bạn đọc quan tâm tìm kiếm dưới đây:

Tấm Gương Về Tinh Thần Bất Khuất – Mẫu 1

Năm 1886, sau trận tập kích của quân Pháp và quân triều đình do Nguyễn Thân chỉ huy đánh vào Tân Tỉnh, Trung Lộc (nay là thôn Lộc Tây, xã Quế Lộc, huyện Nông Sơn), tiếp đến tấn công vào An Lâm, Phước Sơn, lực lượng Nghĩa hội bị tổn thất nặng nề. Khí giới, lương thực, sổ sách, giấy tờ gần như bị mất sạch. Thế cùng, lực kiệt, Phan Bá Phiến và Nguyễn Duy Hiệu đã chọn lấy cái chết bất khuất để bảo toàn lực lượng còn lại.

Tuân thủ di huấn cuối cùng của người lãnh đạo Nghĩa hội là tạm thời phân tán lực lượng, Đỗ Đăng Tuyển trở về quê sống thu mình và giấu chí, chờ thời cơ mới.

Nguyễn Thành, bạn chiến đấu của ông thì về làng cũ, lập trại Nam Thạnh (nay thuộc địa phận huyện Thăng Bình), bề ngoài tỏ ra an phận làm ruộng nuôi mẹ già, còn Đỗ Đăng Tuyển trở về nhà làm như là chẳng còn bận tâm gì đến thời cuộc, hằng ngày mượn chén rượu, ngâm nga thơ phú như để tìm quên lãng.

Bọn lý hương ở làng thường theo dõi hành vi của ông, cảm thấy yên tâm rằng vị tán tương ngày nào đã trở thành một người suốt ngày chỉ làm bạn với rượu, được gọi là “lão túy ông” (ông lão say).

Tuy ngoài mặt Đỗ Đăng Tuyển cho thấy sự chán chường với thời cuộc, nhưng trong lòng hun đúc ngọn lửa quyết tâm chống giặc của một sĩ phu yêu nước, ông vẫn âm thầm giữ liên lạc với các đồng chí cũ như Tiểu La Nguyễn Thành ở Thăng Bình, Châu Thượng Văn ở Hội An để mưu việc lớn.

Câu Chuyện Về Tinh Thần Bất Khuất – Mẫu 2

Đầu thế kỷ 20, Phan Bội Châu liên kết hào kiệt bốn phương từ Bắc vào Nam để mưu cầu giải phóng dân tộc. Đến Quảng Nam, Phan Bội Châu tìm tới các sĩ phu đã từng tham gia Nghĩa hội, trong đó có Đỗ Đăng Tuyển.

Trong cuộc họp lịch sử thành lập hội Duy tân vào thượng tuần tháng 4 năm Giáp Thìn (1904) tại Nam Thạnh sơn trang với khoảng 20 đại biểu tham dự, trong đó có 5 người được Phan Bội Châu sau này nhắc đến trong cuốn Tự phán, đó là Nguyễn Thành, Đỗ Đăng Tuyển, Lê Võ, Đặng Tử Kính và Đặng Thái Thân.

Năm 1908, phong trào Duy tân và Đông du bị thực dân Pháp đàn áp, chúng bắt lưu đày và tàn sát nhiều nhà lãnh đạo, Đỗ Đăng Tuyển trốn thoát. Đến năm 1910, chúng mới bắt được ông. Chúng giải ông đi từ nhà lao này đến nhà lao khác, rồi giải ra tận Nghệ An để đối chất với những đồng chí cùng tham gia phong trào ở phía Bắc. Nhưng thực dân Pháp và chính quyền tay sai không moi được thông tin gì từ Đỗ Đăng Tuyển.

Mặc dù bị tra tấn, hành hạ bằng nhiều thủ đoạn dã man, người chí sĩ ấy vẫn giữ vững khí tiết của một sĩ phu yêu nước. Không lấy được thông tin gì từ ông, thực dân Pháp và bè lũ tay sai giải ông từ Nghệ An lên nhà lao Lao Bảo. Tại đây, Đỗ Đăng Tuyển đã tuyệt thực để thể hiện thái độ với quân thù. Ông hy sinh vào ngày 4.4 năm Tân Hợi (1911) khi mới 55 tuổi.

Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, chí sĩ Đỗ Đăng Tuyển là tấm gương tiêu biểu cho tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam nói chung, của quê hương Đại Lộc, Quảng Nam nói riêng. Ông dành nửa cuộc đời để tham gia các hoạt động, phong trào yêu nước với mong muốn mang lại độc lập cho quê hương, đất nước, cho cuộc sống yên bình của nhân dân.

Những phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 mà chí sĩ Đỗ Đăng Tuyển tham gia đã đi vào sử sách, là những mốc son trong công cuộc đấu tranh chống thực dân phong kiến, giải phóng quê hương.

Cuộc đời và sự nghiệp hoạt động của chí sĩ Đỗ Đăng Tuyển cùng các sĩ phu yêu nước đã góp phần cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân dân, là nền tảng quan trọng cho các phong trào cách mạng sau này. Lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu kiên trung, bất khuất trước kẻ thù của ông sẽ còn lưu truyền mãi với thời gian.

Bài Học Về Tinh Thần Bất Khuất – Mẫu 3

Lao tù của đế quốc, thực dân với mọi cực hình tra tấn dã man, tàn ác; những thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt đã không làm nao núng tinh thần, nhụt ý chí chiến đấu của các chiến sĩ cách mạng. Trái lại, các đồng chí luôn giữ vững khí tiết của người cộng sản, kiên quyết đấu tranh với kẻ thù, tìm mọi cách trốn tù để tiếp tục hoạt động cách mạng.

Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương, lão thành cách mạng, Trưởng ban đại diện Các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày TP Hà Nội, đảng viên Chi bộ 16A, Đảng bộ phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, năm nay đã ở tuổi 103, độ tuổi xưa nay hiếm nhưng ông vẫn hào sảng khi nhắc lại những tháng ngày hoạt động cách mạng, quá trình bị địch giam cầm và hành trình vượt ngục gan dạ của mình – tất cả vì hai tiếng “hòa bình” cho dân tộc.

“Mồ côi từ lúc 7 tuổi, tôi đã chọn con đường tham gia cách mạng mặc dù biết là vô cùng nguy hiểm bởi sẽ có thể bị bắt, tù đày thậm chí là hy sinh. Tôi mong muốn được thoát khỏi cuộc đời nô lệ, tìm được một con đường đi đúng đắn trong cuộc đời mình, chia sẻ hạnh phúc này trong hạnh phúc chung của dân tộc”, Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương chậm rãi kể lại.

Trong thời gian từ 18 đến 20 tuổi, ông bị địch bắt, tù đày 3 lần. Sau đó, ông được giác ngộ, tham gia phong trào cách mạng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, chịu gian khổ song vẫn quyết tâm cùng đồng chí, đồng đội tham gia giành chính quyền tại quê nhà Quảng Nam.

“Hình ảnh về con người yêu nước, thương dân, kiên trung với cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn in sâu vào tâm trí của tôi. Tôi may mắn được gặp Người hai lần và được chứng kiến những việc làm ân cần của Người với cán bộ, chiến sĩ. Bản lĩnh và tư tưởng cách mạng của Người chính là động lực giúp tôi, một thanh niên khi ấy chỉ 17 tuổi gắn bó với cách mạng cho tới bây giờ”, Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương nói.

Trong suốt thời gian ở tù, tôi luôn nung nấu ý định vượt ngục, tìm về với cách mạng bởi mục tiêu duy nhất: “Phải trở về vì cách mạng cần”

Ví Dụ Về Bất Khuất Chống Giặc Ngoại Xâm – Mẫu 4

Chí sĩ Đỗ Đăng Tuyển sinh ngày 14.5.1856 tại làng Ô Gia, xã Đại Cường, huyện Đại Lộc. Ông là con thứ hai trong gia đình có 5 anh em. Cha của ông là Đỗ Đăng Bộ và mẹ là Nguyễn Thị Hà. Ông có tên khác là Đăng Các, hiệu Hy Đào, biệt hiệu Túy Am, một số đồng chí của ông còn gọi ông là Trình Hiền, Sơn Tẩu hay Trình Ô Gia.

Xuất thân trong một gia đình bình thường, song Đỗ Đăng Tuyển đã được cha mẹ cho ăn học đến nơi đến chốn. Ông nổi tiếng là người viết chữ đẹp, giỏi thi phú, học rộng, có thực tài nhưng ông lại là người lận đận trong thi cử, chỉ đỗ Tú tài. Đến cuối đời Tự Đức, ông mới được mời ra kinh đô Huế giữ một chức quan là chủ sự, chuyên viết các sắc bằng của triều đình.

Sau khi Hòa ước Quý Mùi 1883 được ký kết, thực dân Pháp dần mở rộng địa bàn xâm lược nước ta. Với khí tiết của một sĩ phu yêu nước, Đỗ Đăng Tuyển từ quan về quê. Nhưng sâu thẳm trong trái tim người sĩ phu đó là tình yêu quê hương, đất nước, là sự đồng cảm với nhân dân dưới sự áp bức, bóc lột của triều đình tay sai và thực dân Pháp.

Năm 1885, vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần vương kêu gọi sĩ phu, hào kiệt và nhân dân cả nước đứng lên chống thực dân Pháp. Hưởng ứng lời kêu gọi đó, Đỗ Đăng Tuyển gia nhập hàng ngũ sĩ phu yêu nước của mảnh đất Quảng Nam, tham gia Nghĩa hội do Trần Văn Dư chủ xướng, đứng lên chống thực dân Pháp. Ông được giao giữ chức Đội quân biện lương với nhiệm vụ vận động tài chính, thu góp quân lương cho Nghĩa hội.

Ví Dụ Về Tinh Thần Bất Khuất Của Nguyễn Thị Minh Khai – Mẫu 5

Đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai là tấm gương bền chí, kiên gan, trước hiểm nguy không lùi bước, trước kẻ thù không khuất phục; luôn giữ vững niềm tin cách mạng, trọn đời hiến dâng cuộc sống của mình cho Đảng và sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, luôn đặt lợi ích của cách mạng lên trên cuộc sống riêng và hạnh phúc gia đình…

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai là tấm gương bền chí, kiên gan, trước hiểm nguy không lùi bước, trước kẻ thù không khuất phục; luôn giữ vững niềm tin cách mạng, trọn đời hiến dâng cuộc sống của mình cho Đảng và sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, luôn đặt lợi ích của cách mạng lên trên cuộc sống riêng và hạnh phúc gia đình.

SCR.VN chia sẻ 💧 Kiên Định Là Gì 💧 chi tiết

Ví Dụ Về Tinh Thần Bất Khuất Của Phan Đăng Lưu – Mẫu 6

Phan Đăng Lưu – Tấm gương sáng về lòng kiên trung, bất khuất của người chiến sĩ cộng sản. Đồng chí Phan Đăng Lưu sinh ngày 5-5-1902 ở thôn Đông, xã Tràng Thành (nay là xã Hoa Thành), huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An trong một gia đình nho học, có truyền thống yêu nước.

Tuổi thiếu thời của Phan Đăng Lưu được nuôi dưỡng bởi những truyền thống tốt đẹp trong suốt quá trình đấu tranh gây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Cuộc đời hoạt động cách mạng oanh liệt của đồng chí Phan Đăng Lưu là tấm gương sáng ngời về lòng kiên trung, bất khuất của người chiến sĩ cộng sản; về sự hy sinh trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc Việt Nam.

Sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước tại một vùng đất giàu truyền thống cách mạng, ngay trừ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Phan Đảng Lưu đã thể hiện tư chất thông minh và bản lĩnh của một nhà cách mạng chuyên nghiệp.

Phan Đăng Lưu sinh ra vào lúc hệ tư tưởng Nho giáo ở nước ta đã tỏ ra bất lực trước yêu cầu của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trong điều kiện lịch sử mới. Nhận thấy rõ hạn chế này nên anh đã từ bỏ Nho học, chuyển sang học ở trường Tiểu học Pháp – Việt ở Vinh nhằm tiếp thu những tiến bộ của văn hóa phương Tây.

Dù đã được chuyển về Diễn Châu, nhưng để có cơ hội tiếp xúc và tham gia các hoạt động yêu nước mạnh mẽ hơn, tháng 9 – 1925, Phan Đăng Lưu chuyển về làm việc ở Sở Canh nông Nghệ An tại thành phố Vinh – Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Nghệ An và cả miền Trung. Đây là cuộc thuyên chuyển công tác ghi mốc thời điểm anh bắt đầu bước vào con đường hoạt động cách mạng vì dân, vì nước.

Từ một công chức, đồng chí đã trở thành nhà hoạt động cách mạng chuyên nghiệp trong tổ chức Tân Việt, được bầu làm Ủy viên Thường vụ của tổ chức này (7-1928). Phan Đăng Lưu có nhiều cống hiến to lớn cho Tân Việt trên các mặt tham gia hoạch định đường lối, phát triển tổ chức, đào tạo cán bộ và đặc biệt là góp phần có tính quyết định vào việc định hướng phát triển Tân Việt theo đường lối thanh niên, tích cực vận động hợp nhất Tân Việt với Thanh niên.

Trong mối quan hệ giữa Tân Việt với Thanh niên có hiện tượng tranh giành ảnh hưởng của nhau, lôi kéo đảng viên, đôi khi công kích lẫn nhau,… nhưng ở những nơi Phan Đăng Lưu hoạt động không diễn ra tình trạng đó. Hơn nữa, đồng chí còn hợp tác, giúp đỡ Thanh niên trong cung cấp tài liệu và tuyên truyền cũng như phát triển tổ chức.

Ví Dụ Về Tinh Thần Bất Khuất Của Tôn Đức Thắng – Mẫu 7

Trước đòn roi tra tấn của bọn cai tù, người chiến sĩ cộng sản Tôn Đức Thắng luôn thể hiện sự kiên trung, ý chí bất khuất và tấm lòng thương yêu đồng chí, thương yêu con người hết mực.

Dưới đòn roi tra tấn không ngớt của bọn cai ngục, mã tà, gác điêng… đồng chí Tôn Đức Thắng vẫn luôn tìm mọi cách để chăm sóc, bảo vệ các đồng chí của mình. Biết thông tin đồng chí Nguyễn Văn Hoan (người giới thiệu đồng chí Trường Chinh vào Đảng và là một trong 128 người bị đày ra Côn Đảo sớm nhất) bị bắt trong vụ treo cờ đỏ ở Ninh Bình và bị đày ra Côn Đảo.

Nghe đồng chí nói “ăn muối xót ruột, cho tôi rau”, đồng chí Tôn Đức Thắng đã tìm cách giấu trong thùng nước tắm những chiếc lá bàng non; trong hoàn cảnh tù nhân bị nghiêm cấm, nếu bị phát hiện có thể bị nhốt vào hầm tối, hoặc bị đòn roi nhừ tử. Qua đó cho thấy tình cảm và tấm lòng hết mình vì đồng chí của người tù cộng sản Tôn Đức Thắng.

Cuối năm 1932, khi bị phạt vào Hầm xay lúa, nơi được coi là ‘nhà tù trong nhà tù, địa ngục trong địa ngục’, đồng chí Tôn Đức Thắng đã tìm mọi cách đấu tranh để đòi quyền lợi cho tù nhân. Năm 1933, cặp rằng Bảy Tốt tàn ác, bị anh em Hầm xay lúa giết chết; bọn cai ngục buộc Tôn Đức Thắng làm cặp rằng, với âm mưu mượn tay những tù lưu manh giết đồng chí.

Vậy nhưng, đồng chí đã thực hiện cuộc “cách mạng” trong Hầm xay lúa; đã kiên trì giáo dục, giác ngộ, dìu dắt anh em tù đứng lên đấu tranh đòi cải thiện chế độ làm việc nặng nhọc, sinh hoạt khổ sai; tổ chức anh em tù chính trị làm hạt nhân, đoàn kết toàn thể anh em tù, không phân biệt tù chính trị và tù thường phạm; bố trí lại công việc cho hợp lý.

Đồng chí còn bí mật dặn anh em khi quạt gạo không quạt kỹ, để anh em ở chuồng nuôi heo sàng lại, lấy tấm ăn thêm, hoặc chuẩn bị lương thực cho anh em trốn trại. Đồng chí còn tổ chức các buổi học văn hóa, nói chuyện truyền thống, giáo dục lòng yêu nước cho anh em tù.

Bị đày ra Côn Đảo khi đã ở độ tuổi trung niên, nhiều tuổi hơn các anh em tù khác, nhưng trong các cuộc đấu tranh kiên quyết với kẻ thù, đồng chí Tôn Đức Thắng luôn xung phong vào “đội tiền phong” để chịu đòn roi và chăm sóc những đồng chí yếu. Trong cuộc đấu tranh đòi quyền lợi của tù nhân tháng 5-1936, sau ba ngày tuyệt thực, bọn cai ngục huy động binh lính, gác điêng, mã tà… dùng súng, roi, gậy gộc đánh tù nhân.

Đội tiền phong, trong đó có đồng chí Tôn Đức Thắng đã cùng anh em thanh niên đứng ra chặn trước cửa để bảo vệ những đồng chí yếu. Dù bị thương tích nặng, đồng chí vẫn cõng những đồng chí yếu đến nhà thương băng bó. Sau các cuộc đấu tranh đó, đồng chí Tôn Đức Thắng càng được nhiều anh em tù nể phục, quý mến; nhiều cuộc đấu tranh đã giành thắng lợi, đem lại quyền lợi thiết thực cho tù nhân.

Trong lao tù đế quốc, những người tù cộng sản, trong đó có đồng chí Tôn Đức Thắng luôn lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc, giữ vững ý chí chiến đấu và tinh thần cách mạng, đồng thời đặc biệt chăm lo tổ chức các trường học cách mạng, nhằm nâng cao trình độ và ý chí chiến đấu cho các bạn tù.

Sau hàng loạt cuộc đấu tranh và vượt ngục của tù nhân, tháng 3-1935, Thống đốc Nam Kỳ ra lệnh cấm cố toàn bộ số tù chính trị đang làm ở các sở ngoài vào Banh I. Đồng chí Tôn Đức Thắng cũng bị đưa vào cấm cố tại Khám 8. Đây là thời kỳ học tập lý luận và hoạt động sôi nổi, đi vào chiều sâu của tù chính trị Banh I.

Đồng chí rất tâm đắc với sách lược đấu tranh linh hoạt, phong phú và mềm dẻo mà Đảng ta chủ trương trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ. Những vấn đề lý luận học được ở trong tù và kinh nghiệm tổ chức Công hội ở Sài Gòn, cũng như thực tiễn đấu tranh của Hội tù nhân Côn Đảo đã tôi luyện đồng chí Tôn Đức Thắng, giúp đồng chí trưởng thành, hoàn thành xuất sắc các trọng trách được giao sau này.

Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, Đảng và Chính phủ tổ chức đón các tù chính trị Côn Đảo trở về. Ngày 23-9-1945, đồng chí Tôn Đức Thắng cùng nhiều chiến sĩ cộng sản về đến đất liền và tiếp tục tham gia vào cuộc trường chinh bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ, đấu tranh thống nhất đất nước, thu giang sơn về một mối.

Hơn 16 năm bị giam cầm trong lao tù đế quốc, đặc biệt là tại “địa ngục trần gian” Côn Đảo, đồng chí Tôn Đức Thắng đã cùng những người tù cộng sản biến ngục tù đế quốc thành lò luyện ý chí đấu tranh, thành trường học cách mạng.

Trong cuộc đấu tranh đó, ngời sáng tấm gương Tôn Đức Thắng-người cộng sản kiên trung, bất khuất; ngời sáng tình người, tình đồng chí và tinh thần bền bỉ rèn luyện học tập, đấu tranh không ngừng; mãi là tấm gương sáng để các thế hệ người Việt Nam học tập, noi theo.

Ví Dụ Về Tinh Thần Bất Khuất Của Tô Hiệu – Mẫu 8

Tô Hiệu – Người chiến sĩ cộng sản bất khuất. Đồng chí Tô Hiệu sinh năm 1912 tại làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên trong một gia đình nhà nho nghèo. Do cha làm nghề dạy học nên Tô Hiệu được đi học từ rất nhỏ và sớm bộc lộ là một học trò chăm chỉ, thông minh.

Những năm 1925 – 1926, Tô Hiệu theo học trường Pháp – Việt tại thị xã Hải Dương và sớm tham gia vào các phong trào yêu nước của học sinh như: bãi khoá để truy điệu chí sĩ Phan Chu Trinh, tham gia phong trào đòi ân xá cụ Phan Bội Châu…

Theo các tài liệu đã được công bố, đồng chí Tô Hiệu bị thực dân Pháp bắt lần thứ hai vào ngày 01/12/1939, lúc này đồng chí đang đảm nhiệm chức vụ Bí thư Khu liên khu B, đặc trách Hải Phòng và bị đày lên nhà tù Sơn La đầu năm 1940. Sau 10 ngày đêm lết cùng xiềng xích, dầm mình trong mưa, gió rét, đồng chí Tô Hiệu và những người bị đày ải đã bước vào “địa ngục” trần gian – Nhà tù Sơn La.

Mặc dù bệnh lao hành hạ, bị giam riêng biệt ở “idôlê”, lại hạn chế tiếp xúc, điều đó không ngăn được đồng chí Tô Hiệu hoạt động cho Đảng và cách mạng. Tuy sức khỏe còn yếu, nhưng đồng chí Tô Hiệu đã nhanh chóng tìm hiểu, nắm bắt tình hình mọi mặt ở nhà tù Sơn La, nhất là về tổ chức đảng.

Trước diễn biến mới tình hình lúc bấy giờ, đặc biệt yêu cầu lãnh đạo ngày càng cao đối với đảng viên trong nhà tù, trung tuần tháng 2/1940, đồng chí Tô Hiệu đã thống nhất và đề nghị các đảng viên cộng sản bị giam cầm từ trước và những đảng viên cộng sản mới bị lưu đày thành lập Chi bộ cộng sản chính thức. Chi bộ đảng lâm thời nhà tù Sơn La ra đời, nhanh chóng chuyển thành Chi bộ chính thức là một bước chuyển căn bản về nhận thức và hoạt động của các đảng viên bị giam cầm ở đây.

Tại nhà tù Sơn La, đồng chí Tô Hiệu bị coi là thành phần cực kỳ nguy hiểm. Lấy cớ là Tô Hiệu bị bệnh lao phổi, thực dân Pháp giam riêng ông tại một xà lim rộng gần 4m² cạnh hành lang đi tuần. Đói, rét, bệnh tật, đòn roi dã man của kẻ thù chẳng những không đè bẹp được ý chí cách mạng của ông, mà còn hun đúc thêm ý chí gang thép của người cộng sản.

Ngày 7/3/1944, trong vòng tay đồng đội, đồng chí Tô Hiệu đã trút hơi thở cuối cùng khi tròn 32 tuổi. Trong niềm tiếc thương vô hạn, chi bộ nhà tù đã chỉ đạo anh em lao động bên ngoài nhà tù khắc tấm bia đá có chữ “Tô Hiệu”, bí mật đặt dưới mộ của ông.

Đồng chí Tô Hiệu mất đi, nhưng tấm gương về tinh thần và ý chí cách mạng vẫn chói sáng. Bên vách tường đá của nhà tù Sơn La, cây đào mang tên Tô Hiệu vẫn mãi xanh tươi, biểu tượng cho tinh thần bất khuất của những người tù cộng sản, cho sức sống mãnh liệt của cách mạng Việt Nam.

Ví Dụ Về Tinh Thần Bất Khuất Ấn Tượng – Mẫu 9

Đồng chí Phạm Hùng – người cộng sản kiên cường, bất khuất, một tấm gương mẫu mực về đạo đức cách mạng.

Cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Phạm Hùng vô cùng phong phú và sôi nổi, gắn liền với những chặng đường đấu tranh đầy hy sinh, gian khổ nhưng rất đỗi oanh liệt, hào hùng của Đảng và dân tộc ta.

Đồng chí là nhà lãnh đạo, nhà tổ chức tài năng, cán bộ sâu sát với quần chúng, có lời nói luôn đi đôi với hành động, tinh thần trách nhiệm cao, nghiêm túc, mẫu mực, luôn chăm lo giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, đem hết trí tuệ và sức lực hoàn thành bất cứ nhiệm vụ nào được Đảng và nhân dân giao phó.

Là một người cộng sản trưởng thành trong phong trào đấu tranh cách mạng của Đảng và của dân tộc ta, đồng chí luôn thể hiện lòng trung thành tuyệt đối với chủ nghĩa Mác-Lênin, luôn hiên ngang, kiên cường, bất khuất trước kẻ thù, sẵn sàng hy sinh vì lợi ích của Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân.

Đồng chí Phạm Hùng là một trong những nhà lãnh đạo có nhiều cống hiến quan trọng, góp phần làm nên các chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta trong thế kỷ XX. Với ý chí kiên cường, tư duy sáng tạo và nhiệt tình cách mạng cháy bỏng, đồng chí được Đảng và nhân dân tin tưởng giao phó nhiều trọng trách trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, cũng như trong thời kỳ tái thiết, xây dựng đất nước.

Sau khi đất nước hòa bình, đồng chí được Đảng và Nhà nước giao giữ nhiều cương vị: Ủy viên Bộ chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Với những trọng trách lớn lao, trong những điều kiện khó khăn phức tạp của đất nước sau giải phóng, đồng chí Phạm Hùng đã thể hiện bản lĩnh của một nhà lãnh đạo có tầm chiến lược, giàu kinh nghiệm, quyết đoán và sáng suốt.

Trên các cương vị công tác, đặc biệt trên cương vị Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đầu tiên trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta – đồng chí đã để lại những dấu ấn sâu đậm của một người cán bộ giàu bản lĩnh, một nhà lãnh đạo tài năng trong các quyết định và triển khai các quyết sách của Đảng và Nhà nước.

Trong công tác kể cả trong thời chiến cũng như thời bình, đồng chí thể hiện rõ tư duy độc lập, tự chủ của một nhà lãnh đạo tầm chiến lược, luôn rèn luyện phong cách làm việc khoa học, có kế hoạch, tỉ mỉ, chu đáo, giữ vững nguyên tắc, nhưng linh hoạt, không máy móc.

Ví Dụ Về Tinh Thần Bất Khuất Đặc Sắc – Mẫu 10

Người nữ Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Lê Thị Riêng đã trở thành biểu tượng đầy tự hào về tấm gương người nữ cộng sản kiên trung, bất khuất, cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà.

Bà cũng là người vợ, người mẹ thủy chung son sắt, dành trọn tình thương yêu ngọt ngào nhất cho chồng con; xứng đáng với 8 chữ vàng Bác Hồ kính yêu đã dành tặng cho Phụ nữ Việt Nam “Anh hùng – Bất khuất – Trung hậu – Đảm đang”.

Nữ anh hùng liệt sĩ Lê Thị Riêng sinh năm 1925 nơi làng quê sông nước Giá Rai, Bạc Liêu. Trước cảnh nước mất nhà tan, nhân dân lầm than, cơ cực dưới ách áp bức bóc lột của bọn địa chủ cường hào và ách thống trị của bọn thực dân Pháp, Bà đã sớm giác ngộ và tham gia cách mạng khi tuổi đời chỉ vừa đôi mươi, cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công đã thổi luồng sinh khí mới vào lòng dân tộc. Bằng trái tim yêu nước thiết tha, ý chí kiên định theo đuổi lý tưởng cao cả và nhiệt huyết sôi sục của tuổi trẻ, Bà không từ nan bất cứ công việc, nhiệm vụ gì tổ chức giao phó.

Tháng 3/1946, Bà tham gia công tác phụ nữ huyện Giá Rai, phụ nữ cứu quốc tỉnh Rạch Giá, rồi trở thành Ủy viên Ban Chấp hành Phụ nữ Nam bộ vào năm 1949. Ở cương vị nào, Bà đều hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ trong công tác xây dựng phong trào, vận động quần chúng, được mọi người tin yêu và kính phục.

Năm 1954, sau khi hiệp định Genève được ký kết, Bà tiếp tục tham gia các phong trào cách mạng chống chế độ độc tài phát-xít của Mỹ – Diệm. Cũng trong thời gian này, Bà lập gia đình và sau đó sinh được hai con. Năm 1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam ra đời, Bà được bầu làm Phó Hội trưởng Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ giải phóng và Ủy viên Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam.

Trước cuộc chiến tranh ngày càng khốc liệt, Bà đành phải gởi 2 con ra miền Bắc và cuối năm 1960, chồng Bà hi sinh ở một xóm nhỏ Đông Yên, xã Đông Hòa (Dĩ An, Biên Hòa). Những dòng nhật kí ghi ngày 9/2/1962, Bà đã viết về nỗi đau đớn của mình khi hay tin chồng hi sinh, nỗi nhớ thương con và dặn lòng quyết tâm chiến đấu: “…

Bao nhiêu mong nhớ đợi chờ làm tắt ngấm! Đời tôi đã trải qua lắm lần tang tóc như thế, nhưng không lần nào sâu nặng bằng lần này. Còn lại 2 con sống xa mẹ, chúng là nguồn hạnh phúc, là sức mạnh giúp tôi hăng hái đi lên, không bao giờ lùi bước. Tôi sẽ chiến đấu cho hạnh phúc không tan, cho con sớm gần mẹ, cho mọi người không còn tang tóc, chia ly…”.

Năm 1965, khi đang là Khu ủy viên Sài Gòn – Gia Định, Bà được giao giữ nhiệm vụ Trưởng Ban Phụ vận Sài Gòn – Gia Định (T4), phụ trách cánh đô thị và nông thôn. Ngày 9/5/1967, trên đường đi công tác, nữ chiến sĩ Lê Thị Riêng bị tên phản cách mạng Ca Vĩnh Phối nhận mặt, chỉ điểm cho bọn mật vụ bắt và giam giữ tại khám Chí Hòa.

Bọn địch dùng đủ chiêu bài tâm lý dụ dỗ, mua chuộc… bất thành, chuyển sang thực hiện những cực hình tra tấn man rợ nhất như: đánh đập, châm điện, đốt trơ xương ngón tay, đánh toét hai bàn chân…, hòng làm khuất phục người nữ chiến sĩ cộng sản đầy kiên trung, nhưng tất cả đều thất bại trước tinh thần và ý chí bất khuất “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” của Bà.

Biết không thể khai thác được thông tin từ người tù cộng sản Lê Thị Riêng, đêm mồng 2 Tết Mậu Thân (nhằm ngày 01 tháng 02 năm 1968), địch bí mật đem bà đi thủ tiêu cùng nhiều chiến sĩ cách mạng khác.

Trong những giờ phút cuối cùng, khi bị còng trên xe cùng đồng đội, Bà vẫn không ngừng cổ vũ tinh thần cho mọi người: “Trong tình huống này, ta phải xứng đáng là những người cộng sản”, vẫn cùng hòa giọng ca vang bài Quốc tế ca “Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian, vùng lên hỡi ai cực khổ bần hàn…”

Tinh thần bất khuất của người nữ chiến sĩ Lê Thị Riêng giúp đồng đội, đồng chí của Bà vững vàng chiến đấu đến hơi thở cuối cùng dù tay không một tấc sắt, dù cái chết đang cận kề. Trước khi bị súng bắn trọng thương và anh dũng hi sinh, Bà vẫn hô vang “Đả đảo khủng bố, đả đảo tàn sát. Hồ Chí Minh muôn năm!”, dõng dạc tố cáo tội ác của Mỹ – ngụy.

Trong giây phút bị địch xả súng thủ tiêu, Lê Thị Riêng đã đón nhận lấy luồng đạn hung bạo, lấy thân mình chở che cho người đồng chí, đồng đội Ngọc Anh được sống.

Đừng bỏ qua thông tin 🔥 Kiên Cường Là Gì 🔥 hay nhất

Ví Dụ Về Tinh Thần Bất Khuất Chọn Lọc – Mẫu 11

Câu chuyện chia sẻ về đồng chí Lương Văn Tri – người chiến sĩ cộng sản kiên trung bất khuất. Ngã xuống trong ngục tù khi tuổi đời mới tròn 31 và chưa một lần đeo quân hàm cấp bậc nhưng đồng chí Lương Văn Tri – người chiến sỹ cộng sản kiên trung bất khuất đã để lại cho thế hệ sau mãi khắc ghi trong tâm khảm lòng cảm phục, biết ơn và ngưỡng mộ một cán bộ quân sự tài năng – người anh hùng của các dân tộc Xứ Lạng.

Tuổi thanh xuân hoạt động cách mạng đầy nhiệt huyết, sự hy sinh thầm lặng, oanh liệt của người chiến sỹ cộng sản kiên cường Lương Văn Tri đã đi vào lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc như một biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

Suốt chặng đường 13 năm liên tục hoạt động cách mạng (1928 – 1941), với sự nỗ lực phấn đấu quên mình, người thanh niên yêu nước, người chiến sĩ cộng sản kiên cường Lương Văn Tri – người con ưu tú của dân tộc, của quê hương Lạng Sơn đã có những cống hiến xuất sắc cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ 1930 – 1945.

Trong thời gian từ năm 1930 đến năm 1938, với vai trò là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam sinh hoạt tại Đảng bộ đặc biệt hoạt động trên đất Trung Quốc, đến trước khi được chỉ định tham gia Xứ uỷ Bắc Kỳ, hoạt động của đồng chí Lương Văn Tri đã góp phần tổ chức thành công các khoá huấn luyện cách mạng cho đội ngũ cán bộ trong nước, trong đó có nhiều cán bộ của hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng.

Đồng chí Lương Văn Tri đã có nhiều công lao góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng, phát triển phong trào cách mạng tỉnh Lạng Sơn. Đồng chí đã trực tiếp đi sâu đi sát cơ sở để xây dựng, củng cố phong trào cách mạng ở Bắc Sơn, Tràng Định từ năm 1936 đến năm 1938.

Cuộc đời, sự nghiệp cách mạng và tấm gương hy sinh anh dũng của đồng chí Lương Văn Tri cho sự nghiệp cách mạng, giải phóng dân tộc là biểu tượng cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh thời kỳ (1930 – 1945).

Ví Dụ Về Tinh Thần Bất Khuất Tiêu Biểu – Mẫu 12

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho nghèo, có truyền thống khoa bảng ở làng Phù Khê (xã Phù Khê, huyện Từ Sơn; nay là phường Phù Khê, TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh), là hậu duệ đời thứ 17 của đại thi hào – danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi, đồng chí Nguyễn Văn Cừ sớm giác ngộ cách mạng, tham gia tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên khi mới 15 tuổi, trở thành đảng viên Đông Dương Cộng sản Đảng vào tháng 6.1929.

Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đồng chí được cử làm Bí thư Đặc khu Hòn Gai – Uông Bí. Giai đoạn này, đồng chí đã lãnh đạo phong trào cách mạng ở vùng mỏ phát triển mạnh mẽ, trực tiếp tổ chức và chỉ đạo một số phong trào đấu tranh của công nhân vùng mỏ.

Tháng 2.1931, trên đường đi công tác, đồng chí Nguyễn Văn Cừ bị thực dân Pháp bắt, đưa về giam ở nhà tù Hỏa Lò; bị kết án tù khổ sai và bị đày đi Côn Đảo. Năm 1936, trước áp lực từ các cuộc đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân và phong trào Mặt trận nhân dân Pháp, đồng chí Nguyễn Văn Cừ và một số tù chính trị Côn Đảo được trả tự do.

Đồng chí về Hà Nội, tìm cách bắt liên lạc với tổ chức đảng, lập ra Ủy ban sáng kiến, có vai trò như Xứ ủy lâm thời Bắc Kỳ. Tại Hội nghị Trung ương Đảng tháng 9.1937, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được cử vào Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương.

Tháng 3.1938, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng chí được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng. Ngày 6.11.1939, hai tháng sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, trên cương vị Tổng Bí thư của Đảng, đồng chí triệu tập và chủ trì Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Bà Điểm (Hóc Môn, Gia Định).

Quyết định thay đổi chiến lược và thay đổi phương pháp cách mạng trong tình hình mới của Hội nghị Trung ương 6 thể hiện tính kịp thời và đúng đắn về chủ trương của Đảng, thể hiện tư duy chính trị nhạy bén, năng lực sáng tạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ. Nhờ đó, phong trào cách mạng Việt Nam có bước phát triển mới mạnh mẽ, tiến tới giành thắng lợi vẻ vang trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Giữa lúc phong trào cách mạng của dân tộc đang bước vào thời kỳ mới, ngày 18.1.1940, đồng chí Nguyễn Văn Cừ bị địch bắt tại Sài Gòn.

Ngày 23.11.1940, sau khi Khởi nghĩa Nam Kỳ bùng nổ, thực dân Pháp khép đồng chí Nguyễn Văn Cừ vào tội đã thảo ra “Nghị quyết thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương”, “Chủ trương bạo động”, là người có trách nhiệm tinh thần trong cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ và kết án tử hình đồng chí. Ngày 28.8.1941, đồng chí đã anh dũng hy sinh tại trường bắn Ngã Ba Giồng, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, Sài Gòn.

Với 29 tuổi đời, hơn 13 năm tham gia cách mạng, 7 năm bị giam cầm trong nhà tù đế quốc, hơn 2 năm làm Tổng Bí thư của Đảng, đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã có những cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Trọn đời mình đồng chí đã dành cho sự nghiệp cách mạng, cho lý tưởng cao đẹp của Đảng và nhân dân.

Không chỉ là tấm gương sáng về tinh thần tự học tập, rèn luyện trong thực tiễn, đồng chí còn là hình ảnh tiêu biểu của người cán bộ cách mạng gắn bó máu thịt với quần chúng, luôn nêu cao tinh thần bảo vệ Đảng, bảo vệ khối đoàn kết thống nhất trong Đảng.

Trước kẻ thù và các phần tử phản động, đồng chí luôn kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng, tỏ rõ khí tiết, nêu cao tinh thần kiên trung, thái độ bất khuất và khí phách can trường của người cộng sản.

Ví Dụ Về Tinh Thần Bất Khuất Hay – Mẫu 13

Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Lớ, sinh năm 1949, quê ở xã Tăng Hòa, huyện Gò Công Đông. 17 tuổi chị tham gia vào công tác bí mật tại Ban An ninh Thị xã Gò Công. Sau thời gian hoạt động hợp pháp, có nguy cơ bị lộ, chị được chuyển sang công tác giao liên bán hợp pháp

Vào năm 1968 – thời gian cực kỳ gian khổ của lực lượng An ninh Gò Công ở vùng Bình Định trọng điểm – chiến trường Gò Công diễn ra tranh chấp ác liệt giữa ta và địch. Một mình làm công tác giao liên lúc này gặp rất nhiều khó khăn, nguy hiểm, chị Võ Thị Lớ đã mưu trí, dũng cảm vượt qua thử thách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Ngày 05/8/1969, địch huy động một lực lượng lớn, có tàu chiến yểm trợ, càn quét Đồng Sơn Xép. Trong trận chiến không cân sức này, Võ Thị Lớ bị bắt. Thấy chị còn trè, địch hy vọng có thể đe doạn, mua chuộc hoặc trấn áp tinh thần để chị khai ra vị trí hầm của lãnh đạo, chỉ huy. Chúng bắn 2 đồng đội của chị Lớ ngay bên miệng hầm để uy hiếp tinh thần chị.

Uy hiếp tinh thần không được, chúng chuyển sang dụ dỗ, rồi đến tra tấn dã man, chị bị nện gót giày vào người, vào chỗ kín. Thân hình mảnh mai của một người con gái vừa chớm đôi mươi đã hứng chịu đòn thù độc ác đến oằn oại, tả tơi.

Chúng nhấn chị xuống vũng nước từ gần miệng hầm, khi chị ngạt nước, ngất đi, chúng kéo lên, dùng cây trâm bầu có nhiều gai nhọn cán qua bụng cho chị nôn nước ra và lại tiếp tục dìm. Cho đến phút cuối, chị vẫn kiên cường giữ vững khí tiết của người chiến sĩ an ninh. 11 giờ ngày 05/8/1969, Đồng Sơn Xép đau thương tiễn đưa người con gái xứ Gò về với lòng đất mẹ.

Người nữ chiến sĩ An ninh anh dũng hy sinh, chị đã nêu cao tinh thần bất khuất, kiên trung, tuyệt đối trung thành với cách mạng. Chị ra đi, máu chị thấm vào đất, in vào tim óc của những người còn ở lại. Lửa căm thù rừng rực cháy trong lực lượng An ninh Thị xã nói riêng, Nhân dân các huyện Gò Công nói chung, thôi thúc quyết tâm, ý chí trả thù, giành độc lập tự do cho dân tộc.

Tấm gương ngời sang của chị là nguồn sức mạnh để lực lượng An ninh Thị xã Gò Công chiến đấu, góp phần vào chiến thắng của quê hương đất nước.

Chị vĩnh viễn ra đi ở tuổi thanh xuân phơi phới, tài sản quí giá mà chị để lại là bức chân dung duy nhất và những câu chuyện kể về lòng trung thành, về tinh thần bất khuất của người chiến sĩ an ninh. Trong những cuộc gặp gỡ nhân các ngày lễ, kỷ niệm của lực lượng, nữ cán bộ chiến sĩ Công an tỉnh thường nghe kể về tấm gương dũng cảm kiên trung của chị.

Người kể câu chuyện ấy chính là người chỉ huy của chị năm xưa. Đồng chí Trần Thanh Tâm, nguyên Trưởng ban An ninh Thị xã Gò Công. Người được chị bảo vệ, người phải nén chịu đau đớn chứng kiến mấy tiếng đồng hồ địch tra tấn chị, người ghi nhận lại một cách sâu sắc nhất tinh thần bất khuất của chị.

Nhiều người nghe kể về chị Võ Thị Lớ đều ghi nhận rằng: chị là giao liên, cho nên hơn ai hết chị biết rất rõ vị trí từng căn hầm trong khu căn cứ tại Đồng Sơn Xép và đồng chí nào đang ẩn nấp tại chiếc hầm nào. Nhưng, với khí tiết của một người cộng sản kiên trung, chị bảo vệ lãnh đạo, bảo vệ đồng đội đến hơi thở cuối cùng. Khi bị tra tấn, chị chỉ có 1 câu duy nhất”Tôi có chỉ huy, nhưng chỉ huy của tôi ở đâu tôi không biết”.

Ví Dụ Về Tinh Thần Bất Khuất Ngắn Gọn – Mẫu 14

Bị giam giữ tại Nhà tù Hỏa Lò từ tháng 6-1950 đến cuối năm 1952, ông Nguyễn Tiến Hà, nguyên Trưởng ban Liên lạc chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày tại Nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội khi ấy là chàng thanh niên yêu nước 21 tuổi, đã phải trải qua những ngày tháng gian khổ, chịu cực hình cả về thể xác lẫn tinh thần.

Tuy bị địch tra tấn chết đi sống lại nhiều lần nhưng ông vẫn một lòng kiên trung với Đảng và Tổ quốc, nhất mực không khai, bởi lẽ: “Với nhiệm vụ của Đảng, của tổ chức, mình phải thật kiên định và giữ vững lập trường”.

Chịu quá nhiều hình thức tra tấn tàn độc nhưng ông đã được chính những người đồng đội của mình chăm sóc, cứu sống, sức khỏe đã dần hồi phục. Từ đó, ông tiếp tục nung nấu ý chí, khát vọng tham gia cách mạng, mang về độc lập, tự do cho dân tộc.

Dẫn Chứng Về Bất Khuất Chi Tiết – Mẫu 15

Năm 1968, khi mới 22 tuổi, bà Ngô Thị Thanh Trúc (76 tuổi, ở TP Quy Nhơn, hiện là Phó trưởng Ban liên lạc Nữ tù binh Trại giam Phú Tài) bị địch bắt. Hơn 5 năm bị giam cầm tại đây, địch thực hiện chế độ giam giữ khắc nghiệt đối với bà Trúc cùng các nữ tù khác nhằm làm cho suy kiệt thể xác, tinh thần và chết dần chết mòn trong trại giam.

Bà Trúc kể lại: “Mỗi phòng có diện tích khoảng 120 m2, chúng giam 70 – 80 người, có khi đến 100 – 150 người. Phòng giam như một hộp sắt, ban ngày nóng nực, ban đêm lạnh buốt. Chế độ ăn uống, sinh hoạt rất thiếu thốn.

Địch tra khảo, vô hiệu hóa nữ tù binh ngay khi họ vừa đặt chân vào trại giam bằng mọi thủ đoạn xảo quyệt. Từ dùng lời ngon ngọt để dụ dỗ cho đến áp dụng các hình thức tra tấn dã man thể xác và khủng bố tinh thần, buộc người tù chịu không nổi, phải vào trại chiêu hồi, phản bội cách mạng”.

Nhưng dù cho địch có dùng đủ hình thức từ kiểu trung cổ đến hiện đại để tra tấn thì cũng không thể làm lung lạc tinh thần của các nữ tù binh Phú Tài. Đặc biệt, tổ chức Đảng đã được thành lập trong trại giam để lãnh đạo phong trào đấu tranh.

Theo bà Nguyễn Thị Quyết (tức Tám Chỉ, 87 tuổi, ở TP Quy Nhơn), Đảng ủy trại giam Phú Tài có biệt hiệu “BK” (Bất Khuất) ra đời vào ngày 19.8.1968; Ban Chấp hành có 7 người do bà làm Bí thư. Từ sự ra đời của Đảng ủy BK, các tổ chức quần chúng: Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Đội Quyết tử, Đội Xung kích… được thành lập, thực hiện thành công mục tiêu nuôi dưỡng ngọn lửa cách mạng và xây dựng mặt trận chống địch trong trại giam.

“Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đoàn thể và đội quyết tử, các nữ tù binh luôn giữ vững lý tưởng cách mạng, biến nhà tù thành trường học, thành trận địa đấu tranh mới, đập tan âm mưu thâm độc của địch cho đến khi giành thắng lợi cuối cùng”, bà Quyết chia sẻ.

Đón đọc thêm 🌼 Kiên Trì Là Gì 🌼 chi tiết

Viết một bình luận