Khí Phách Là Gì, Hiên Ngang Là Gì ? 15+ Ví Dụ, Dẫn Chứng Hay

Khí Phách Là Gì, Hiên Ngang Là Gì, 15+ Ví Dụ, Dẫn Chứng Về Khí Phách Hay. Đừng Bỏ Lỡ Những Thông Tin Ý Nghĩa Được Tổng Hợp Dưới Đây.

Khí Phách Là Gì ?

Khí phách là khí chất của mỗi người, là những gì biểu lộ ra ngoài của nội tâm, là sức mạnh vô hình dung toát ra từ năng lực của con người hoặc có thể hiểu là sức mạnh tinh thần được biểu hiện bằng hành động.

Khí phách không phải bẩm sinh đã có mà phải qua rèn luyện, tích góp dần trong đời sống hàng ngày, là một dạng nhận thức của con người trong việc đối nhân xử thế, thể hiện tự nhiên, không phải muốn tạo ra là tạo ra được .

Hiên Ngang Là Gì ?

Rất nhiều bạn đọc thắc mắc về câu hỏi hiên ngang là gì? Hiên ngang là tỏ ra đường hoàng, tự tin, không chịu cúi đầu khuất phục trước những sự đe doạ.

Ý Nghĩa Của Khí Phách Hiên Ngang

Ý nghĩa của khí phách hiên ngang đó là thể hiện sức mạnh tinh thần của mình trong những hoàn cảnh nhất định, khí phách là làm cho người khác kính trọng.

Mời bạn khám phá thêm 💕 Chính Trực 💕 hay nhất

Những Biểu Hiện Của Khí Phách Hiên Ngang

Cùng SCR.VN tìm hiểu thêm những biểu hiện của khí phách hiên ngang được tổng hợp dưới đây:

  • Người có khí phách tiếp xúc nhã nhặn, xử sự ôn hòa, thái độ nhã nhặn, không hấp tấp vội vàng, không lười biếng, không đờ đẫn, ngây người khi có việc cần làm.
  • Là người có yếu tố nhìn nhận ở một tầm cao hơn, làm cho người khác thấy nể trọng.
  • Ngay thẳng, không phụ thuộc vào vào người khác, biết dừng đúng lúc, khi theo đuổi điều gì sẽ làm đến cùng, chưa đạt mục tiêu không buông tay .
  • Biết kiềm chế bản thân, tâm lý thấu đáo

Tìm đọc thêm thông tin 📛 Liêm Khiết Là Gì 📛 ngắn hay

15 Ví Dụ Về Khí Phách, Hiên Ngang Hay Nhất

Tham khảo ngay danh sách 15 ví dụ về khí phách, hiên ngang hay nhất được chọn lọc sau đây nhé!

Tấm Gương Về Người Có Khí Phách Hiên Ngang – Mẫu 1

Đồng chí Hà Huy Tập: Một tấm gương về khí phách hiên ngang, tinh thần kiên trung Cách mạng.

Đồng chí Hà Huy Tập, một chiến sỹ cách mạng thuộc lớp tiền bối tiêu biểu của Đảng ta, là một trong số ít đồng chí được đào tạo tại Trường Đại học Phương Đông của Quốc tế Cộng sản. Sau Cao trào 1930 – 1931 và Xô Viết Nghệ – Tĩnh, cách mạng Việt Nam lâm vào thoái trào, đồng chí được Quốc tế Cộng sản cử về nước để khôi phục phong trào. Đồng chí đã đưa ra những chủ trương đúng đắn trong thời kỳ vận động dân chủ (1936 – 1939).

Cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Hà Huy Tập trải qua 15 năm, trong đó có gần 2 năm làm Tổng Bí thư của Đảng (từ giữa năm 1936 đến tháng 3 năm 1938). Với 12 bí danh và tên gọi khác nhau, đồng chí Hà Huy Tập đã cùng với tập thể Ban Chấp hành Trung ương chèo lái con thuyền cách mạng nước ta vượt qua phong ba, bão táp, đưa sự nghiệp cách mạng của Đảng tiến lên.

Trong quá trình hoạt động và trên cương vị Tổng Bí thư của Đảng, đồng chí Hà Huy Tập đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng và có nhiều đóng góp to lớn đối với Đảng, với quê hương, đất nước.

Sự kiện quan trọng đánh dấu bước trưởng thành, giác ngộ cách mạng của Hà Huy Tập là mùa thu năm 1926, đồng chí được gia nhập vào Hội Phục Việt (sau đổi tên thành Hội Hưng Nam) – một tổ chức cách mạng yêu nước ở Vinh.

Trong thời gian này, Hà Huy Tập được đọc một số sách, báo Cộng sản từ Pháp gửi về như: tác phẩm Đường Kách Mệnh của Nguyễn Ái Quốc, báo LeParia (Người cùng khổ) do Nguyễn Ái Quốc làm chủ bút, báoL’ Humanité (Nhân đạo) – cơ quan lý luận của Đảng Cộng sản…

Thông qua những tài liệu này, con đường đấu tranh cách mạng từng bước được định hình rõ, Hà Huy Tập hiểu được động lực chính của cách mạng và cái đích hướng tới của những người cộng sản, hiểu được vai trò to lớn của giai cấp công nhân trong đấu tranh cách mạng. Nhận thức được điều đó, Hà Huy Tập tích cực tuyên truyền, giác ngộ công nhân, kêu gọi mọi người đoàn kết cùng tranh đấu.

Ngày 01/5/1938, trong một chuyến đi công tác, Hà Huy Tập bị bọn mật thám Pháp bắt và bị đẩy vào nhà giam, nhưng chỉ sau mấy tháng được thả ra do bọn mật thám không đủ bằng cứ để kết tội. Sau đó, đồng chí bị trục xuất khỏi Sài Gòn trở về Nghệ – Tĩnh. Tại đây, đồng chí luôn chịu sự kiểm soát, theo dõi gắt gao của bọn mật thám và quan lại của thực dân Pháp ở địa phương.

Ngày 30/3/1940, chúng bắt Hà Huy Tập và đưa vào giam tại Khám Lớn, Sài Gòn. Ngày 22/10/1940, Tòa án thực dân tại Sài Gòn kết án Hà Huy Tập 5 năm tù, “tước quyền công dân và chính trị, 10 năm không được sống ở các vùng có âm mưu lật đổ”.

Ngày 25/3/1941, sau cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ (23/11/1940), thực dân Pháp mở phiên tòa án binh, đưa ra xử án hàng trăm người bị bắt, trong đó có Hà Huy Tập. Dù không dính líu đến cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, nhưng thực dân Pháp vẫn buộc Hà Huy Tập “chịu trách nhiệm tinh thần về cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ”. Chúng tuyên án tử hình Hà Huy Tập cùng với các đồng chí: Nguyễn Văn Cừ, Phan Đăng Lưu, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai.

Ngày 28/8/1941, thực dân Pháp đưa Hà Huy Tập và một số đồng chí khác ra xử bắn tại Sở Rác (nay là Bệnh viện huyện Hóc Môn, Gia Định). Hà Huy Tập ngã xuống ở tuổi 35, độ tuổi đang tràn đầy sức lực và tài năng sáng tạo cống hiến cho cách mạng. Đồng chí đi vào cõi vĩnh hằng một cách bình thản với lời hô vang “Cách mạng muôn năm!”.

Khí phách hiên ngang, tinh thần kiên trung, cùng với những cống hiến to lớn của đồng chí đối với cách mạng sẽ luôn là tấm gương sáng cho các thế hệ người Việt Nam học tập và noi theo.

Câu Chuyện Về Khí Phách – Mẫu 2

Thủ Khoa Huân tên thật là Nguyễn Hữu Huân sinh năm 1830 tại thôn Tịnh Giang, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Ông được triều đình bổ nhiệm làm Giáo thọ phủ Kiến An, sau khi đỗ cuộc thi Hương năm 1852 dưới triều đình Tự Đức.

Là người học rộng tài cao, sau khi thực dân Pháp âm mưu xâm lược nước ta, ông đã từ quan về chiêu mộ nghĩa binh cùng các sỹ phu yêu nước, quyết tâm diệt giặc ngoại xâm. Trong quá trình hoạt động, ông nhiều lần bị địch bắt nhưng vẫn không nhụt chí và quyết tâm tìm cách đánh đuổi quân thù, nêu cao tấm gương sáng Tận trung báo quốc.

Ngày 15/5/1875 ông bị bắt và bị xử chém tại quê nhà. Trước khi chết ông vẫn ung dung, không hề khuất phục trước quân thù. Mộ và bia ông được xây dựng khang trang tại xã Hòa Tịnh, huyện Chợ Gạo, bằng chất liệu đá theo lối voi phục có chạm hoa văn. Cùng với phần mộ, đền thờ ông cũng được lập theo hình chữ T rộng 300 m2 gần đó.

Ngoài ra, tại công viên Thủ Khoa Huân thuộc thành phố Mỹ Tho, tượng đài Thủ Khoa Huân được xây dựng cao hơn 10 m, hiên ngang bên bờ sông Tiền như nhắc nhở con cháu đời sau ghi tạc tấm lòng kiên trung, bất khuất của vị anh hùng dân tộc. Hàng năm, vào ngày 15/4 Âm lịch, lễ giỗ Thủ Khoa Huân được tổ chức tại đền thờ với hàng ngàn người đến viếng.

Bài Học Về Khí Phách, Hiên Ngang – Mẫu 3

Chủ tịch Hồ Chí Minh – Biểu tượng của tinh hoa và khí phách dân tộc Việt Nam. Nói đến Chủ tịch Hồ Chí Minh là nói đến biểu tượng của tinh thần yêu nước, khí phách anh hùng và khát vọng độc lập, tự do, hạnh phúc của dân tộc Việt Nam.

Tất cả những gì tốt đẹp nhất của dân tộc ta trong hàng nghìn năm lịch sử đều được kết tinh, hun đúc, sống dậy, tràn đầy sức mạnh hơn bao giờ hết trong cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, trong thời đại Hồ Chí Minh.

Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương tuyệt vời về nhiệt tình, chí khí cách mạng kiên cường, khí phách anh hùng, tinh thần độc lập tự do, một lòng kiên trì cuộc đấu tranh cách mạng gian khổ, lâu dài, phức tạp, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng; thắng không kiêu, bại không nản.

Chủ tịch Hồ Chí Minh tỏ rõ phẩm chất của một nhà yêu nước chân chính, một chiến sĩ cách mạng vô sản dũng cảm kiên cường, triệt để, suốt đời hy sinh phấn đấu với niềm tin và tư thế của một người chiến thắng. Đó là khí phách và khát vọng của những người được sứ mạng lịch sử trao cho là đánh đổ xã hội cũ áp bức, bóc lột, bất công, xây dựng xã hội mới của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, lấy dân làm gốc.

Ví Dụ Về Khí Phách Của Huấn Cao – Mẫu 4

“Chữ người tử tù” là tác phẩm đặc sắc của Nguyễn Tuân trích trong tập truyện ấy và Huấn Cao là nhân vật được ông miêu tả đặc sắc nhất. Đó là anh hùng thời loạn hội tụ những phẩm chất tài năng: khí phách hiên ngang – thiên lương trong sáng – tài hoa uyên bác.

Huấn Cao được xây dựng từ một nguyên mẫu lịch sử có thật của thế kỉ XIX, là hiện thân của võ tướng – người anh hùng của cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương, một nhà thơ, nhà thư pháp Cao Bá Quát lừng lẫy một thời. Qua ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, nguyên mẫu lịch sử này đã tự nhiên đi vào trang văn và hiện lên lung linh sáng tỏa trên từng con chữ.

Huấn Cao mang cốt cách ngạo nghễ, phi thường của một bậc trượng phu. Những kẻ theo học đạo Nho thường thể hiện lòng trung quân một cách mù quáng. Nhưng trung quân để rồi “dân luống chịu lầm than muôn phần” thì hóa ra là tội đồ của đất nước.

Ông Huấn đã lựa chọn con đường khác: con đường đấu tranh giành quyền sống cho người dân vô tội. Bị triều đình phán xét là kẻ tử tù phản nghịch, xử tội chém.

Huấn Cao bị triều đình coi là “giặc cỏ” nhưng trong lòng nhân dân lao động chân chính ông lại là một anh hùng bất khuất, một kẻ ngang tàng “chọc trời khuấy nước” sống ngoài vòng cương tỏa, lừng lẫy chẳng khác gì 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc ở Trung Hoa năm xưa. Tuy chí lớn của ông không thành nhưng ông vẫn hiên ngang bất khuất, lung linh sáng tỏa giữa cuộc đời.

Ví Dụ Về Khí Phách Của Tô Hiệu – Mẫu 5

Đồng chí Tô Hiệu sinh năm 1912 trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước ở thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ (Văn Giang). Đồng chí tham gia cách mạng từ khi còn nhỏ tuổi. Tích cực tham gia hoạt động cách mạng, đồng chí Tô Hiệu được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương cuối năm 1932, sau đó giữ nhiều trọng trách trong Đảng.

Năm 1930, đồng chí bị thực dân Pháp bắt và kết án 4 năm tù, đày đi Côn Đảo. Mãn hạn tù, đồng chí bị thực dân Pháp quản thúc tại làng Xuân Cầu. Đồng chí tham gia lãnh đạo phong trào mặt trận Đông Dương, được bầu làm Thường vụ Xứ ủy Bắc kỳ.

Cuối năm 1939, đồng chí lại bị địch bắt, đầu năm 1940 bị chúng đày lên Sơn La. Trước sự tra tấn dã man của địch, mặc dù bị lao phổi nặng nhưng với cương vị là bí thư chi bộ nhà tù, đồng chí hăng hái tham gia lãnh đạo anh em trong tù đấu tranh, giữ vững khí tiết cách mạng, đồng thời biến nhà tù thành trường học, đào tạo được nhiều cán bộ cốt cán cho Đảng, cho cách mạng.

Tháng 5/1941, đồng chí Tô Hiệu và Chi bộ nhà tù Sơn La đã quyết định xuất bản tờ báo Suối Reo. Đây là một sự kiện lớn ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần, cổ vũ động viên anh em tù nhân ở nhà tù Sơn La. Tờ báo ra đời trong điều kiện hoạt động bí mật, viết bằng tay.

Nội dung phản ánh các nội dung sinh hoạt của tù nhân trong cuộc đấu tranh chống lại chế độ tù đày hà khắc của chính quyền thực dân, thể hiện tinh thần, khí phách hiên ngang của người tù cộng sản.

Gửi đến bạn thông tin 🍃 Lý Tưởng Sống 🍃 hay nhất

Ví Dụ Về Khí Phách Hiên Ngang Của Nguyễn Văn Trỗi – Mẫu 6

Về với đất mẹ ở tuổi thanh xuân đã 50 năm qua nhưng sự hy sinh lẫm liệt của người Anh hùng thành đồng bất khuất Nguyễn Văn Trỗi đã đi vào lịch sử như một biểu tượng, một bản anh hùng ca bất diệt về khí phách hiên ngang của những thanh niên yêu nước thế kỷ 20 sẵn sàng xả thân cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và có tác động mạnh mẽ đến phong trào phản chiến của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới.

Cuộc đời và sự nghiệp Cách mạng của người Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi tuy ngắn ngủi nhưng “Anh đã sống cuộc đời sáng rực ánh mặt trời, anh sống tuổi thanh xuân đẹp tươi trong khói lửa luyện nên thép ngàn”.

Hình ảnh và chí khí người thanh niên Nguyễn Văn Trỗi đã trở thành biểu tượng hết sức thiêng liêng, cao đẹp trong lòng các thế hệ đoàn viên thanh niên, trở thành lý tưởng sống và vũ khí chiến đấu của thanh niên Việt Nam từ đó cho đến hôm nay và mãi mãi sau này.

Ví Dụ Về Khí Phách Của Tống Duy Tân – Mẫu 7

Trong phong trào Cần Vương chống Thực dân Pháp xâm lược của cả nước, cuối thế kỷ XIX, nhân dân Thanh Hóa nói chung, những văn thân sĩ phu yêu nước nói riêng đã đóng góp một phần đáng kể. Cuộc đời, sự nghiệp của họ đã để lại cho đời sau tấm gương sáng chói về khí phách hiên ngang trước kẻ thù hung bạo, về sự hy sinh cao cả về độc lập tự do của Tổ quốc. Trong số đó, có tiến sĩ Tống Duy Tân.

Tống Duy Tân tự là Cơ Mệnh, hiệu là Báo Tiều, sinh năm Đinh Dậu (1837) trong gia đình thuộc thành phần lao động bình thường ở làng Đông Biện (tục gọi Bồng Báo), phủ Quảng Hóa; nay là làng Bồng Trung, xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

Sau nhiều năm miệt mài đèn sách ở quê nhà, Tống Duy Tân tìm đến Nam Định thụ giáo Hoàng giáp Phạm Văn Nghị ở trường Tam Đăng (nay thuộc Yên Thắng, Ý Yên, Nam Hà).

Năm 1870, Tống Duy Tân đỗ cử nhân. Khoa thi năm Ất Hợi (1875) thời vua Tự Đức (1848-1883), ông đỗ Tiến sĩ, rồi được bổ dụng làm quan. Triều đình phong cho ông làm Hàn lâm viện biện tu, giữ chức Thừa biện tại bộ Hình. Năm 1876, ông làm phúc khảo trường thi Nam Định, sau đó giữ chức Tri phủ Vĩnh Tường.

Cuối tháng 1-1887, căn cứ Ba Đình thất thủ, phong trào Cần Vương trong tỉnh rơi vào tình trạng khủng hoảng. Tống Duy Tân đã liên kết với nghĩa quân Cầm Bá Thước ở Thường Xuân, mở rộng sự phối hợp tác chiến với nghĩa quân ở các tỉnh bạn như: Đội quân Đề Kiều, Đốc Ngữ ở hạ lưu sông Đà (Hòa Bình), của Đốc Thiết ở Nghệ An, lại liên hệ với nghĩa quân Phan Đình Phùng ở Hương Khê (Hà Tĩnh).

Nhưng rồi, Thực dân Pháp tìm mọi cách ra sức đánh trả tiêu diệt bằng được nghĩa quân Hùng Lĩnh, các điểm sáng Cần Vương trong tỉnh dần dần bị dập tắt. Tống Duy Tân phải rút lên Bá Thước – Lang Chánh, đóng ở hang Nhân Kỷ thuộc Mường Kỷ, ở đây, ông được bà con dân tộc che chở. Có nhiều tấm gương hy sinh để bảo vệ ông như Hà Văn Nho, Hà Văn Huệ thà chết chứ không chịu khai báo nơi trú của Tống Duy Tân.

Vì có kẻ phản bội báo cho giặc Pháp biết nơi ở của ông tại hang Dong (Bá Thước), ngày 5 tháng 10 năm 1892, ông bị giặc Pháp bắt, đóng cũi giải về tỉnh ly Thanh Hóa. Dùng mọi thủ đoạn mua chuộc nhưng không khuất phục được ý chí người anh hùng, ngày 15 tháng 10 năm 1892, giặc Pháp đưa Tống Duy Tân ra chém tại tỉnh lỵ Thanh Hóa. Khi sắp bị chém, ông đã để lại đôi câu đối nói lên khí tiết của mình:

“Nhi kim thủy liễu tiền sinh trái,
Tự cổ do truyền bất tử danh”.
(Kiếp trước, nợ cũ hôm nay trả
Không chết, danh còn để lại sau).

Cuộc đời chiến đấu, khí tiết cao thượng vì nước vì dân của Tống Duy Tân đã trở thành một tấm gương bất diệt. Năm 1920, Bác Hồ khi đang hoạt động ở nước Pháp đã đánh giá “Tống Duy Tân là một nhà đại trí thức, đấu tranh dũng cảm chống bọn xâm lược Pháp”, và Người khẳng định: “Tôi tôn kính tất cả những Tống Duy Tân… cái chết của họ làm cho Tổ quốc họ sống lại, lòng can đảm của họ bất diệt”.

Ví Dụ Về Khí Phách Của Hoàng Diệu – Mẫu 8

Hoàng Diệu vị anh hùng tuẫn tiết cùng Hà thành cũng là một trong những con người đẹp nhất của xứ Quảng mà cuộc đời, sự nghiệp, khí phách hiên ngang của người được người dân Việt Nam và người dân xứ Quảng truyền tụng.

Dân Quảng Nam vốn chất phát, thuần hậu trượng nghĩa, khinh tài và trọng người có nhân cách, học vấn và luôn tự hào khi nói về Hoàng Diệu.

Hoàng Diệu không chỉ là một vị mệnh quan thanh liêm, chính trực mà trước hết đó là một nhân cách lớn, ưu thời mẫn thế, yêu nước thương dân tận đáy lòng mình. Mỗi nơi ông tới trấn nhiệm, việc trước tiên Hoàng Diệu quan tâm là đời sống của dân lành, thẳng tay tạp trừ tệ tham những, thói ức hiếp dân lành.

Dòng dã 30 năm làm quan hết trong Nam ra Bắc, cầm nắm những trọng trách quốc gia vẫn giữ nguyên nếp sống giản dị, cao thượng. Làm quan ở nhiều nơi nhưng ở đâu ông cũng nổi tiếng thanh liêm, chính trực đặc biệt là rất thân dân, gần dân, hết lòng chăm lo cho dân bằng những việc làm cụ thể.

Hoàng Diệu vì nước, vì dân hiên ngang chỉ huy chiến đấu trong mối tương quan lực lượng bất lợi cho ta. Tinh thần yêu nước chống giặc xâm lược của Hoàng Diệu đã lan truyền sang nhân dân Hà Nội. Và nhân dân Hà Nội cũng vì kính yêu vị Tổng đốc của mình mà hưởng ứng cuộc kháng chiến với những việc làm vô cùng cảm động.

Ngay từ giờ phút đầu tiên, đông đảo nhân dân Hà Nội đã nô nức từng đoàn mang theo khí giới đến cửa thành xung phong giết giặc. Các nhà dân và đình chùa đều đánh trống, gõ mõ, khua chiêng vang dội để khoa trương thanh thế áp đảo địch và hỗ trợ cho tinh thần của quan quân trong thành.

Tổng đốc Hoàng Diệu khi thấy quân giặc tràn vào, biết không thể cứu vãn, ông quay về dinh, lấy máu viết lời di biểu gửi triều đình. Sau đó ông thắt cổ tự vẫn trong vườn Võ Miếu, để lại nỗi tiếc thương vô hạn trong lòng nhân dân.

Biết bao tấm gương anh hùng hy sinh vì nghĩa đã làm sáng dậy một thời kỳ đen tối mà trong đó, Hoàng Diệu rực rỡ như biểu tượng của tinh thần chiến đấu chống Pháp của cả thời đại. Tên tuổi Hoàng Diệu gắn liền với Hà Nội, với đất nước, trong cuộc chiến đấu sinh tử bảo vệ mảnh đất thiêng liêng của dân tộc.

Tấm gương Hoàng Diệu hy sinh vì nước đã khích lệ lớp lớp anh hùng đứng lên chống Pháp. Ngày 25 tháng 4 năm 1882 là ngày “quỷ khốc, thần sầu” trên thành Hà Nội, và cũng chính là ngày người anh hùng Hoàng Diệu biểu hiện rực rỡ tinh thần và khí phách quyết chiến của mình trước một đội quân xâm lược tàn ác và một triều đình run sợ.

Hoàng Diệu mất. Hà Nội lầm than. Nhưng tinh thần và khí phách Hoàng Diệu vẫn sống cùng nhân sĩ và dân chúng Hà Nội, giúp người Hà Nội sức mạnh để sống và chiến đấu. Những bài sử ca, ca ngợi chiến công và khí tiết Hoàng Diệu, thái độ của nhân dân đối với giặc Pháp và triều đình nhu nhược.

Hoàng Diệu trở thành biểu tượng bất tử của tinh thần chống Pháp của người Hà Nội, của cả dân tộc Việt Nam trong những ngày đau thương, tang tóc ấy.

Ca ngợi tấm gương Hoàng Diệu, khí tiết Hoàng Diệu, đó là sự gửi gắm lòng yêu nước của người Hà Nội, của người Việt Nam những tháng năm ấy. Hoàng Diệu trở thành một giá trị biểu trưng cho tinh thần chống Pháp tuyệt đẹp của người Hà Nội, của dân tộc ta.

Cũng như biết bao anh hùng khác đứng lên giết giặc cứu nước và hi sinh vì nghĩa lớn, Hoàng Diệu đã hồi sinh trong tâm hồn người Việt Nam, cổ võ tinh thần triệu người đánh giặc

Ví Dụ Về Khí Phách Của Nguyễn Trung Trực – Mẫu 9

Khí phách anh hùng của Nguyễn Trung Trực. Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực in dấu son hào hùng vào lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta nửa sau thế kỷ XIX, với những chiến công hiển hách, có tiếng vang lớn, là tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần bất khuất, không khuất phục trước sự hung bạo của kẻ thù.

Anh hùng dân tộc (AHDT) Nguyễn Trung Trực có tên thật là Nguyễn Văn Lịch (còn gọi là Quản Chơn), sinh năm 1838 tại làng Bình Nhựt, huyện Cửu An, phủ Tân An (nay thuộc xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An). Ông sinh ra và lớn lên trong thời điểm lịch sử nước nhà đứng trước thảm họa bị thực dân Pháp xâm lược.

Với tinh thần yêu nước và lòng căm thù giặc sâu sắc, người anh hùng dân chài Nguyễn Trung Trực đã tham gia kháng chiến, lập nhiều chiến công hiển hách.

Năm 1861, Nguyễn Trung Trực trở thành thủ lĩnh của nghĩa quân khi tuổi đời còn rất trẻ (23 tuổi); lãnh đạo nghĩa quân lập chiến công vang dội, đốt cháy và làm chìm tàu Espérance của quân Pháp trên sông Nhựt Tảo. Đây là chiến công vang dội trong những năm đầu chống Pháp của Nhân dân ta.

Đêm 16/6/1868, Nguyễn Trung Trực cùng nghĩa quân lợi dụng lúc trời tối đã tổ chức đánh úp, diệt và thiêu rụi đồn Kiên Giang, làm chủ tình hình nơi này một tuần lễ. Đây là một chiến thắng lớn nhất, có ý nghĩa to lớn khi bắt đầu cuộc kháng chiến chống Pháp của Nhân dân ta.

Số quân địch bị giết, chỉ kể riêng người Pháp, gồm có Chủ tỉnh Chánh Phèn, 5 sĩ quan, 67 lính; bắt sống 6 tên, đoạt trên 100 khẩu súng và một kho đạn. Trong trận đánh đồn Kiên Giang, Nguyễn Trung Trực đã đạt được “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, ngoài tài năng quân sự, sự dũng cảm của mình và nghĩa quân nên ông đã thành công vang dội.

Nhưng sau đó, quân Pháp tập trung quân từ Vĩnh Long kéo về chiếm lại đồn, trấn áp nghĩa quân. Do lực lượng so sánh quá chênh lệch, Ông cùng nghĩa quân rút về Hòn Chông, rồi ra Phú Quốc. Quân Pháp lại đưa quân ra tấn công Phú Quốc; khống chế, khủng bố Nhân dân trên đảo, quyết tiêu diệt nghĩa quân.

Lực lượng nghĩa quân ngày càng yếu thế, Nguyễn Trung Trực quyết định hy sinh thân mình, đương đầu với quân Pháp mà không hề nao núng. Ngày 19/9/1868, Nguyễn Trung Trực sa vào tay giặc.

Thực dân Pháp đưa Ông về Sài Gòn, dùng nhiều cách tra khảo và chiêu dụ Ông đầu hàng, quy thuận nhưng đều thất bại. Biết không thể mua chuộc được Ông, Pháp đưa Ông về Rạch Giá xử chém, ngày 27/10/1868. Nguyễn Trung Trực hy sinh khi tuổi đời vừa tròn 30.

Trước lúc hy sinh, Ông đã khẳng khái nói trước quân thù: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây”; thể hiện mạnh mẽ ý chí, quyết tâm chống xâm lược của cả dân tộc ta. Lời nói bất hủ ấy đã phản ánh khí phách hiên ngang, bất khuất và quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.

Cuộc đời, sự nghiệp, khí phách anh hùng của Nguyễn Trung Trực đã để lại dấu ấn không phai mờ trong lòng người dân Kiên Giang nói riêng và Nhân dân cả nước nói chung. Tấm gương hy sinh anh dũng cùng những chiến công hiển hách của AHDT Nguyễn Trung Trực đã để lại trong lòng Nhân dân hình ảnh của người anh hùng, với những huyền thoại được truyền tụng.

Từ một nhân vật lịch sử, Ông đã được hình tượng hóa, nghệ thuật hóa và được người dân đón nhận tạo nên dấu ấn văn hóa lịch sử trong tâm hồn mỗi thế hệ người Việt Nam.

Ví Dụ Về Khí Phách Của Lê Hồng Phong – Mẫu 10

Đồng chí Lê Hồng Phong tên thật là Lê Huy Doãn, sinh năm 1902 tại xã Thông Lạng (nay là xã Hưng Thông), huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, trong gia đình nông dân.

Sinh ra và lớn lên trong cảnh nước mất, nhân dân bị đọa đầy trong đau khổ dưới sự thống trị tàn bạo của thực dân Pháp xâm lược và bọn phong kiến tay sai; chứng kiến những cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh yêu nước của đồng bào ta bị kẻ thù đàn áp đẫm máu, Lê Hồng Phong sớm nuôi trong mình tinh thần yêu nước và ý chí cách mạng để cứu nước, cứu dân.

Giữa lúc phong trào đang lên cao thì ngày 22/6/1939, đồng chí bị địch bắt, dùng cực hình tra tấn, sau đó kết án 6 tháng tù giam. Ra tù, chúng buộc đồng chí phải về quê nhà Nghệ An để theo dõi, giám sát. Tháng 1-1940, đồng chí Lê Hồng Phong lại bị bắt và đưa vào giam ở Khám Lớn – Sài Gòn.

Biết đồng chí là cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng, thực dân Pháp đã buộc tội đồng chí “chịu trách nhiệm tinh thần” của cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, kết án 5 năm tù giam và 10 năm quản thúc, đày ra Côn Đảo và chỉ thị cho bọn chúa đảo phải tìm mọi cách hãm hại.

Trong những ngày bị biệt giam, kẻ thù luôn tìm cách hành hạ, tra tấn, đánh đập dã man đồng chí Lê Hồng Phong, hòng làm nhụt tinh thần, ý chí của người lãnh đạo cộng sản. Những trận đòn thù tàn ác, liên tục làm Lê Hồng Phong dần dần kiệt sức, đồng chí đã vĩnh biệt anh em vào trưa ngày 6-9-1942.

Đồng chí đã hy sinh anh dũng khi mới 40 tuổi đời, trong đó có hơn 20 năm liên tục hoạt động, cống hiến cho Đảng, cho cách mạng. Cho đến giờ phút cuối cùng, đồng chí vẫn tỏ rõ khí phách hiên ngang, ý chí kiên cường, bất khuất của người chiến sĩ cộng sản tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.

Trước lúc đi xa, đồng chí còn căn dặn: “Nhờ các đồng chí nói với Đảng rằng, tới giờ phút cuối cùng, Lê Hồng Phong vẫn một lòng tin tưởng vào thắng lợi vẻ vang của cách mạng”.

SCR.VN gợi ý thông tin về 💧 Tư Tưởng Đạo Lí 💧 chi tiết

Ví Dụ Về Khí Phách Hiên Ngang Của Lý Tự Trọng – Mẫu 11

Lý Tự Trọng tên thật là Lê Hữu Trọng, quê ở huyện Can Lộc – tỉnh Hà Tĩnh. Ngay từ nhỏ, Lý Tự Trọng là người thông minh, có hiểu biết, học tốt nhiều ngoại ngữ như tiếng Thái, Việt, Anh, Pháp, Nga; được nuôi dưỡng trong môi trường cách mạng, sớm thấu hiểu nỗi khổ cực của người dân mất nước.

Cuối năm 1926, Lê Hữu Trọng được tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội chọn sang Quảng Châu – Trung Quốc học tập và được Bác Hồ đưa vào nhóm “Thiếu niên tiền phong Việt Nam”, một hình thức tổ chức thanh thiếu niên cộng sản đầu tiên của cách mạng Việt Nam.

Lê Hữu Trọng được Bác Hồ đổi tên là Lý Tự Trọng. Lý Tự Trọng và các thành viên trong nhóm “Thiếu niên tiền phong Việt Nam” được bồi dưỡng về lý tưởng, trang bị về kiến thức, đặc biệt là được huấn luyện về nhiệm vụ cách mạng Việt Nam.

Sau đó, Lý Tự Trọng được Bác Hồ giới thiệu vào học tại một trường trung học của Chính phủ Tôn Trung Sơn ở Quảng Châu. Qua một thời gian ngắn, Lý Tự Trọng được cử làm liên lạc cho Tổng bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội ở Quảng Châu.

Đến giữa năm 1929, tình hình cách mạng đã có chuyển biến mới, các tổ chức cộng sản ở Việt Nam lần lượt ra đời, Lý Tự Trọng được cử về nước hoạt động tại Sài Gòn – Chợ Lớn, đảm nhận nhiệm vụ liên lạc trong và ngoài nước cho Xứ ủy Nam Kỳ; đồng thời được giao nhiệm vụ vận động, tập hợp thanh niên trong các nhà máy, trường học để thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản.

Mặc dầu công việc hết sức nguy hiểm, bị bọn mật thám lùng sục, nhưng nhờ tài trí thông minh, Lý Tự Trọng đã vượt qua tất cả, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

Ngày 8/2/1931, lợi dụng lúc nhân dân đi xem bóng đá ở sân vận động Sài Gòn tập trung đông người, các chiến sỹ cách mạng đã tổ chức một cuộc mít tinh chớp nhoáng, diễn thuyết kêu gọi quần chúng đứng lên đánh đổ thực dân Pháp. Giữa lúc ấy, tên mật thám Pháp Lơ-gơ-răng và bọn cảnh sát ập tới, Lý Tự Trọng đã rút súng bắn chết tên mật thám cứu thoát đồng chí diễn thuyết.

Bị bao vây ráo riết, Lý Tự Trọng đã bị bắt. Mặc dù thực dân Pháp dùng đủ mọi thủ đoạn tra tấn dã man lẫn dụ dỗ, mua chuộc nhưng chúng đã thất bại trước bản lĩnh, khí phách của người thanh niên yêu nước. Cuối cùng, thực dân Pháp đã đưa ra xét xử, kết án tử hình Lý Tự Trọng. Đứng trước tòa án của kẻ thù, Lý Tự Trọng không hề run sợ, anh đã chủ động biến phiên tòa thành diễn đàn kết tội bọn thực dân cướp nước

Khi luật sư bào chữa xin bọn thực dân “mở lượng khoan hồng” vì Lý Tự Trọng chưa đến tuổi trưởng thành, “hành động thiếu suy nghĩ”, thì anh đã gạt phắt đi và dõng dạc tuyên bố: “Tôi hành động có suy nghĩ, tôi hiểu việc tôi làm, tôi làm vì mục đích cách mạng. Tôi chưa đến tuổi trưởng thành thật, nhưng tôi đã đủ trí khôn để hiểu con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng, chứ không thể có con đường nào khác”.

Thực dân Pháp đã không dám xử công khai Lý Tự Trọng mà lợi dụng lúc nửa đêm về sáng ngày 21/11/1931, chúng đã hèn hạ, im lặng đưa máy chém giết anh ở ngay khám lớn Sài Gòn; nhưng khí phách hiên ngang ngang bước lên máy chém, hát vang bài Quốc tế ca và những tiếng hô của Lý Tự Trọng:

“Đả đảo thực dân Pháp”, “Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm”, “Cách mạng Việt Nam thành công muôn năm” đã cổ vũ mạnh mẽ, tạo một làn sóng căm phẫn phản đối tội ác của thực dân Pháp đối với tù nhân trong khám lớn Sài Gòn.

Tinh thần cách mạng bất khuất, hình ảnh hiên ngang bước lên máy chém của Lý Tự Trọng làm cho kẻ thù khiếp sợ và đã động viên, cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng trong cả nước lúc bấy giờ.

Câu nói của anh “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng, chứ không thể có con đường nào khác” là lời tuyên thệ của thế hệ thanh niên Việt Nam đầu tiên được giác ngộ lý tưởng cộng sản, đã trở thành lý tưởng sống và vũ khí chiến đấu của thanh niên Việt Nam, thôi thúc lớp lớp thanh niên lên đường đấu tranh tiếp bước cha anh.

Hành động quả cảm và chí khí bất khuất của người thanh niên Lý Tự Trọng đã trở thành biểu tượng hết sức thiêng liêng, cao đẹp trong lòng các thế hệ đoàn viên, thanh niên. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Lý Tự Trọng tuy ngắn ngủi nhưng anh đã nêu tấm gương chói lọi về lý tưởng sống cao đẹp cho các thế hệ thanh niên noi theo.

Ví Dụ Về Khí Phách Của Cao Bá Quát – Mẫu 12

Cao Bá Quát (1808 – 1855) tự là Mẫn Hiên, hiệu (bút hiệu) là Chu Thần, Cao Chu Thần, Cúc Đường và Cao Tử người làng Phú Thị (tên nôm gọi là làng Sủi) huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội. Ông nổi tiếng là người thông minh, học giỏi, chữ đẹp, thơ hay.

Tuy nhiên, sinh bất gặp thời nên cuộc đời của Cao Bá Quát cũng phải chịu thăng trầm theo thời cuộc với bao điều vinh nhục và kết thúc bằng một cái án chặt đầu và chu di tam họ vô cùng thảm khốc.

Nhưng vượt lên tất cả, cuộc đời và sự nghiệp của ông để lại cho đương thời và lịch sử về sau một tấm gương sáng về một tấm lòng nhân đạo và khí phách hiên ngang của một kẻ sĩ trong thời loạn. Chỉ cần thế thôi, “Thánh Quát” đủ để sống mãi trong lòng dân tộc với sự ngưỡng vọng của con cháu muôn đời.

Ví Dụ Về Khí Phách Của Nguyễn Đình Chiểu – Mẫu 13

Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương sáng về tinh thần yêu nước, thương dân, ý chí kiên cường, bất khuất trong đấu tranh chống ngoại xâm, chống lại mọi cám dỗ về vật chất, đe dọa về tinh thần, thể hiện rõ khí phách hiên ngang của người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng và văn hóa.

Cả cuộc đời 66 năm, Nguyễn Đình Chiểu sống bằng nghề dạy học, nghề thầy thuốc và sáng tác văn chương. Làm thầy thuốc, làm thầy giáo là lựa chọn của Nguyễn Đình Chiểu.

Lựa chọn ấy đặt ra bao thách thức cho một người bình thường, càng gay gắt cho một thầy thuốc, một thầy giáo mù lòa, dang dở công danh. Trọn đời, thầy Đồ Chiểu chăm lo dạy dỗ môn sinh, truyền thụ cho thế hệ tương lai những điều cốt lõi của văn hóa Việt Nam, về đạo lý truyền thống của dân tộc và nhân cách của một kẻ sỹ.

Trọn đời, thầy thuốc Nguyễn Đình Chiểu tận hiến cứu người, giúp đời bằng nghề thuốc của mình. Tác phẩm Ngư Tiều y thuật vấn đáp là một tập hợp phong phú nhiều bài thuốc mà ông đã dày công tổng hợp, học hỏi và nghiên cứu, để lại giá trị cho muôn đời sau.

Ông xứng đáng được ghi nhận là một nhà văn hóa lớn, nhà thơ yêu nước tiêu biểu của dân tộc Việt Nam, nhà giáo của nhiều thế hệ, thầy thuốc tinh thông y lý, y thuật và nổi tiếng về y đức.

Thực tế, tài năng và địa vị của ông trên văn đàn, y thuật và nền giáo dục nước nhà đã được ghi nhận, tôn vinh từ rất sớm, ngay cả lúc ông còn sinh thời và trong giai đoạn hiện nay.

Là một trong những người khai sáng và là tác giả tiêu biểu nhất của dòng văn chương yêu nước chống ngoại xâm nửa sau thế kỷ XIX, ông đã góp phần nâng cao tầm vóc và ảnh hưởng của văn học nước nhà.

Ông còn là tấm gương sáng về tinh thần yêu nước, thương dân, ý chí kiên cường, bất khuất trong đấu tranh chống ngoại xâm, chống lại mọi cám dỗ về vật chất, đe dọa về tinh thần, thể hiện rõ khí phách hiên ngang của người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng và văn hóa.

Mặc dù, cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu gặp nhiều gian truân, nhưng với tâm sáng, chí cao, nghèo khó nhưng không yếu hèn, ủy mị, ông đã luôn thể hiện bản lĩnh, vươn lên vượt qua nghịch cảnh.

Trước cảnh nước mất, nhà tan, không thể cầm súng, gươm giết giặc, ông xung phong dùng ngòi bút sáng tác thơ văn để “chở đạo” và “trừ gian”, xem đây là cứu cánh để cổ vũ tinh thần của nghĩa binh và nhân dân; đồng thời, dùng y thuật để giúp dân, giúp nước trong cơn biến loạn.

Nguyễn Đình Chiểu sống hòa mình vào nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân và đưa hình tượng người nông dân vào trong các tác phẩm của mình như những người tiêu biểu nhất của tinh thần yêu nước, với ý chí quật cường của dân tộc trong cơn khói lửa. Ông chiến đấu không ngừng nghỉ với những câu tuyên ngôn bất hủ để lại cho nhân loại.

Ví Dụ Về Khí Phách Cụ Thể – Mẫu 14

Tại thủ đô Mátxcơva (Nga) ngày nay có nhiều tượng đài tưởng niệm nữ liệt sĩ Zoya Kosmodemyanskaya, người đã anh dũng hy sinh trong năm đầu tiên của cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Lòng quả cảm trước quân thù, lòng trung thành vô hạn với Tổ quốc và khí phách anh hùng của bà đã khiến bà sống mãi trong sự kính trọng của biết bao thế hệ người dân Xô viết.

Sau khi phát xít Đức tấn công Liên Xô (6-1941), ngay từ những ngày đầu của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, cô nữ sinh Mátxcơva Zoya đã tình nguyện gia nhập du kích.

Tháng 11-1941, Zoya được cử vào sâu trong lòng địch để thực hiện những vụ tập kích, phá rối các đơn vị Đức. Rạng sáng 27-11-1941, khi đang làm nhiệm vụ tại làng Petrischevo, cách Mátxcơva 60km, Zoya sa vào tay giặc.

Zoya bị quân Đức tra tấn dã man. Dù bị lột trần giữa trời đông tháng 11 và đánh bằng roi cao su nhưng người nữ đoàn viên Komsomol ấy đã nêu tấm gương sáng về phẩm chất anh hùng cách mạng, không khuất phục trước quân thù. Ngày 29-11-1941, quân Đức đã treo cổ Zoya. Bà hy sinh khi vừa tròn 18 tuổi.

Ngày 16-2-1942, Zoya được truy tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô, trở thành nữ anh hùng đầu tiên trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.

Tấm gương hy sinh anh dũng của Zoya đã khích lệ tinh thần chiến đấu của biết bao chàng trai, cô gái Xô viết lúc bấy giờ. Họ đã noi gương Zoya, sẵn sàng “vì Tổ quốc, vì Stalin”, xung phong ra tiền tuyến bảo vệ Tổ quốc với trái tim đầy nhiệt huyết để góp phần làm nên chiến thắng vĩ đại.

Hình ảnh người nữ anh hùng được cả nước yêu quý và ngưỡng mộ này đã được khắc họa trong nhiều ngành nghệ thuật. Nữ thi sĩ Margarita Aliger đã sáng tác những vần thơ cháy bỏng về Zoya vào tháng 9-1942. Bài thơ này được phổ nhạc và trở thành ca khúc thịnh hành vào bậc nhất của Đội Thiếu niên tiền phong. Một cuốn sách bỏ túi kể về cuộc đời của Zoya được phát cho các chiến sĩ ngoài mặt trận để khích lệ tinh thần chiến đấu.

Một bộ phim về cuộc đời ngắn ngủi nhưng anh dũng của Zoya ra mắt năm 1944 với thông điệp giản dị: Sự hy sinh của Zoya đã khiến hàng triệu con tim nức nở và khích lệ lòng quả cảm của quân dân Xô viết, và đó là một cái chết bất tử…

Dẫn Chứng Về Khí Phách Hiên Ngang Chi Tiết – Mẫu 15

Tổng Bí thư Trần Phú: tấm gương sáng chói về trí tuệ, đạo đức, khí phách hiên ngang của người cộng sản.

Phẩm chất cao đẹp của đồng chí Trần Phú mà chúng ta cần học tập, có thể nhận thấy do cha mẹ mất sớm từ thuở ấu thơ, Trần Phú sớm hình thành nhân cách tự lập, có nghị lực trong cuộc sống và học tập, vượt qua mọi khó khăn để trưởng thành và cống hiến.

Xuất thân trong một gia đình nhà Nho yêu nước được chứng kiến sự áp bức, bóc lột của thực dân, phong kiến và phong trào nổi dậy của các tầng lớp nhân dân vào thế kỷ XX, Trần Phú đã chọn con đường hiến thân cho lý tưởng cao đẹp là chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Ngay từ khi còn là thầy giáo, bằng nhiệt huyết của mình, Trần Phú đã truyền cho các lớp học sinh tinh thần yêu nước và lôi cuốn họ vào cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, với mong muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp, không áp bức, bất công.

Sau khi gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, được bồi dưỡng lý luận Mác – Lênin và được kết nạp vào Cộng sản Đoàn, từ chủ nghĩa yêu nước, Trần Phú đến với lý tưởng cộng sản và quyết tâm hiến dâng đời mình cho lý tưởng đã lựa chọn.

Đồng chí Trần Phú đã nêu cao tấm gương sáng ngời về lòng trung thành tuyệt đối với Đảng và cách mạng, về tinh thần bất khuất trước kẻ thù. Suốt gần 5 tháng bị giam cầm, từ bót Pôlô, bót Catina rồi Khám Lớn Sài Gòn, mọi đòn roi và thủ đoạn thâm độc của kẻ thù đều không khuất phục được người cộng sản kiên cường.

Lời nhắn gửi cuối cùng của đồng chí trước lúc hy sinh: “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu” đã truyền thêm sức mạnh cho đồng đội và sẽ còn vang vọng mãi, cổ vũ chúng ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách trên con đường cách mạng hôm nay.

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ca ngợi: “Đồng chí Trần Phú là một người con ưu tú của Đảng và của nhân dân, đã oanh liệt hy sinh cho cách mạng”. Quốc tế Cộng sản cũng đã đánh giá cao đồng chí Trần Phú: “Sự nghiệp cách mạng, niềm tin và phẩm chất cao đẹp của Tổng Bí thư Trần Phú trong nhà tù đế quốc sẽ mãi mãi là tấm gương bất diệt cho những người cộng sản trên toàn thế giới, đặc biệt là những người Cộng sản Đông Dương”.

Chia sẻ thông tin 🌼 Sống Đẹp Là Gì 🌼 hay nhất

Viết một bình luận