Tư Tưởng Đạo Lí Là Gì, Biểu Hiện [15+ Ví Dụ Về Tư Tưởng Đạo Lí Tiêu Biểu]

Tư Tưởng Đạo Lí Là Gì, Biểu Hiện ❤️️ 15+ Ví Dụ Về Tư Tưởng Đạo Lí ✅ Gợi Ý Cho Bạn Đọc Những Thông Tin Hữu Ích Trong Cuộc Sống.

Tư Tưởng Đạo Lí Là Gì

Tư tưởng đạo lí là gì? Hãy cùng SCR.VN đi tìm đáp án chính xác nhất dưới đây nhé!

  • Tư tưởng: Là những quan điểm, ý kiến cá nhân về nhân sinh, vấn đề nhận thức, về tâm hồn, nhân cách, cách đối nhân xử thế hay về các mối quan hệ gia đình và xã hội.
  • Đạo lý: Là những quan điểm mang tính bao quát về lối sống, lẽ phải, đạo đức hay chân lý.

=> Tư tưởng đạo lý được hiểu là những tư tưởng phù hợp với đạo lý, lẻ phải. Tư tưởng đó phải là tư tưởng khách quan, chân thực, có liên quan trực tiếp tới đời sống xã hội về vật chất hoặc đời sống tính thần của con người.

Hướng dẫn 🌼 Viết Đoạn Văn Nghị Luận Về Tư Tưởng Đạo Lí 🌼 ngắn hay

Ý Nghĩa Của Tư Tưởng Đạo Lí

Tham khảo thêm thông tin về ý nghĩa của tư tưởng đạo lí sau đây:

  • Kết nối mọi người, tạo mối quan hệ gắn bó, thân thiết giữa người với người.
  • Giúp con người hoàn thiện nhân cách, tạo ra một xã hội văn minh
  • Là động lực , ý chí, sức mạnh vượt qua khó khăn thử thách
  • Nuôi dưỡng rèn luyện tâm hồn, nhân phẩm, xã hội văn minh tiến bộ.
  • Được mọi người yêu mến, quý trọng, thành công trong cuộc sống

Những Biểu Hiện Của Tư Tưởng Đạo Lí

Những biểu hiện của tư tưởng đạo lí được SCR.VN tổng hợp dưới đây:

  • Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng, đạo lí vì có những tư tưởng, đạo lí đúng trong thời đại này nhưng còn hạn chế trong thời đại khác, đúng trong hoàn cảnh này nhưng chưa thích hợp trong hoàn cảnh khác; dẫn chứng minh họa.
  • Đưa ra quan điểm tư tưởng đạo lý hết sức thuyết phục và mang đến nhiều giá trị trong cuộc sống.
  • Vượt qua bao khó khăn, thử thách trên hành trình hoàn thiện đạo đức, lối sống.

Gợi ý cho bạn 🌹 Nghị Luận Về Một Tư Tưởng Đạo Lí 🌹 hay nhất

15 Ví Dụ Về Tư Tưởng Đạo Lí Hay Nhất

Danh sách 15 ví dụ về tư tưởng đạo lí hay nhất được nhiều bạn đọc quan tâm đến sau đây:

Câu Chuyện Về Tư Tưởng Đạo Lí – Mẫu 1

Ni sư Như Trí (Văn Thị Thu Thủy), Trụ trì chùa Diệu Giác, Phó Giám đốc Nhà nuôi dưỡng trẻ mồ côi chùa Diệu Giác, Thành phố Hồ Chí Minh là một trường hợp đặc biệt khác.

Trước giải phóng năm 1975, ni sư cùng quý sư cô mở lớp học tình thương xóa nạn mù chữ cho xóm nghèo tại địa phương. Năm 1989, chính thức thành lập Nhà tình thương Diệu Giác có địa chỉ tại 177 Trần Não, Phường Bình An, Quận 2, và hoạt động đến hôm nay, mỗi ngày số lượng trẻ bị bỏ rơi càng tăng.

Hiện tại mái ấm đang nuôi giữ 66 em ở độ tuổi từ sơ sinh đến 20 tuổi. Phần lớn các em trong độ tuổi học tiểu học, một số em đang học cấp 3, một số khác học nghề tại các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố.

Bên cạnh đó, ni sư còn chăm sóc những người nhiễm HIV và chính thức thành lập Phòng tư vấn HIV/AIDS hỗ trợ cộng đồng trên địa bàn quận 2 vào năm 2001. Ni trưởng cũng luôn tìm đến những gia đình có hoàn cảnh khó khăn để hỗ trợ, sửa chữa, xây nhà, đào giếng và làm cầu tại các tỉnh, thành từ Bắc vào Nam.

Những trận lũ lụt xảy ra mỗi năm ở miền Trung và miền Tây ni trưởng luôn âm thầm đi cứu trợ. Ngoài ra hằng năm còn phát quà cho người nghèo tại địa phương vào những dịp lễ, chỉ mong họ có được cuộc sống bình yên.

Ví Dụ Tư Tưởng Đạo Lí Về Lòng Dũng Cảm – Mẫu 2

Câu chuyện cảm động về em Nguyễn Văn Nam – chàng trai trẻ sinh năm 1995 đã cứu sống 5 em học sinh đang bị đuối nước vào ngày 30/4/2013. Tuy nhiên sau khi đã cứu sống em nhỏ thì Nam đã không may bị cuốn vào dòng nước dữ và rồi hy sinh.

Thời điểm ấy Nam mới chỉ vừa tròn 18 tuổi – cái tuổi mà con người ta vẫn còn tràn đầy năng lượng ước mơ và những hoài bão to lớn về tương lai tươi đẹp ở phía trước.

Nhưng điều đáng ngợi ca hơn cả đó chính là tấm lòng dũng cảm thật đẹp đẽ nhưng cũng không kém phần bi thương của em. Trước đó Nam cũng đã từng 9 lần cứu người đuối nước dù vẫn còn đang trong độ tuổi THPT. Đây quả thực là một tấm gương cao đẹp và sáng người về lòng dũng cảm của con người.

Để cứu người bị đuối nước, em đã không ngần ngại hy sinh chính bản thân mình, dũng cảm chiến đấu với dòng nước cuốn để có thể cứu người. Nhận thấy được lòng dũng cảm hiếm có của chàng trai trẻ, gia đình Nam đã nhận được thư chia buồn của chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Còn riêng với cá nhân Nam, em đã được truy tặng Huân chương Dũng cảm của Nhà nước Việt Nam.

Ví Dụ Về Tư Tưởng Đạo Lí Uống Nước Nhớ Nguồn – Mẫu 3

Phường 3, quận 3 nơi gia đình em ở có phong trào đền ơn đáp nghĩa phát triển mạnh từ mấy năm nay. Nhiều cơ quan xí nghiệp đứng ra xây nhà tình nghĩa cho các gia đình thương binh, liệt sĩ và chăm sóc cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng. Trường tiểu học Võ thị Sáu cũng tham gia tích cực vào phong trào đó.

Cô Thanh giáo viên chủ nhiệm lớp 5A của chúng em đã đứng ra nhận giúp đỡ mẹ Thiện, mẹ của liệt sĩ Nguyễn Sĩ Đức, hy sinh trong chiến dịch biên giới Tây – Nam.

Bà cụ Thiện có hai người con, chị con gái lớn lấy chồng xa, không có điều kiện chăm sóc mẹ già. Con anh trai là liệt sĩ Đức. Cô Thanh là người cùng tổ dân phố nên rất hiểu tình cảnh khó khăn của cụ, nhất là những lúc cơ nhỡ, ốm đau. Lớp em có 4 tổ, mỗi tổ tới thăm cụ 1 tuần một lần.

Sáng chủ nhật tuần trước, cô thanh cùng các bạn tổ 1 mang thuốc bổ, đường, sữa và trái cây đến thăm vì cụ Thiện đã mệt mấy ngày. các bạn gái quét dọn nhà cửa, còn các bạn trai thì bày trái cây và cắm hoa lên trên bàn thờ liệt sĩ. Cô thanh đốt nhang và dìu bà cụ đứng lên. Bà cụ lầm rầm khấn nguyện trước di ảnh của người con yêu quý của mình, hai hàng nước mắt lăn dài trên đôi má nhăn nheo. Chúng em lặng đi vì xúc động.

Bà cụ ngồi trên chiếc võng dù mà anh Đức để lại, rồi kể cho chúng em nghe về người con hiếu thảo đã mãi mãi ra đi ở tuổi hai mươi. Tốt nghiệp trường Lê Hồng Phong nhưng anh không học đại học mà tình nguyện nhập ngũ. Trong một trận chiến đấu ác liệt để bảo vệ biên giới Tây Nam của tổ quốc.

Anh Đức đã dũng cảm hi sinh. Bà cụ Thiện vẫn còn giữ những kỷ vật của anh thời học sinh, bà cho chúng em xem chiếc cặp da cũ kỹ đựng sách vở, thước kẻ và và cuốn sổ lưu niệm lớp 12 trong đó, trang đầu tiên anh Đức chép bài hát “Tự nguyện” bằng nét chữ nắn nót: “Nếu là chim tôi sẽ là loài bồ câu trắng, nếu là hoa tôi sẽ là một đóa hướng dương, nếu là mây tôi sẽ là một vầng mây ấm, nếu là người tôi xin chết cho quê hương”

Qua lời kể nghẹn ngào của người mẹ già, chúng em đã phần nào hình dung ra anh Đức, một người con hiếu thảo, giỏi giang, trung thực và sôi nổi rất đáng yêu và đáng tự hào.

Việc giúp đỡ gia đình liệt sĩ của chúng em tuy làm chưa được bao nhiêu, nhưng em cảm giác đó là việc tốt, góp phần vào phong trào chung của cả nước, thể hiện truyền thống tốt đẹp uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam.

Ví Dụ Tư Tưởng Đạo Lí Về Lòng Biết Ơn – Mẫu 4

Cô giáo chủ nhiệm em tên Lan. Cô Lan là một cô giáo hiền lành, yêu nghề và rất quan tâm đến đời sống cũng như học tập của học sinh chúng em. Hai ngày liền không thấy em tới lớp, cô đã hỏi thăm bạn bè và tìm đến nhà em để thăm hỏi. Cô đã động viên gia đình rất nhiều và mong muốn em tiếp tục đến lớp. Cô nói em là một học sinh giỏi của lớp, nếu nghỉ học thì thật tiếc quá.

Cô cũng nói mong muốn em học tập để có một tương lai tốt đẹp và có cơ hội để giúp đỡ gia đình. Lúc đó em chỉ nghĩ trước mắt nên vẫn nhất định nghỉ học. Rồi một tuần trôi qua cô lại tới nhà động viên. Cô nói đã thông báo trường hợp của em lên nhà trường và địa phương để xem xét cho em được đi học mà không phải đóng học phí. Em vui mừng lắm vì trước giờ em rất muốn đi học như các bạn cùng trang lứa.

Và rồi sau hơn một tuần nghỉ học em lại được tiếp tục tới trường. Con đường tới trường dường như đẹp hơn mỗi ngày. Em tung tăng bước đi với niềm hân hoan vô cùng. Mỗi ngày sau buổi học, cô Lan lại giành thêm thời gian để giảng lại cho em những bài cũ mà em nghỉ tuần trước đó.

Cô ân cần , nhiệt tình giảng dạy để em không bị mất kiến thức. Cuối năm đó em đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện và danh hiệu học sinh nghèo vượt khó. Em rất cảm động và biết ơn về những gì cô Lan đã dành cho em.

Ví Dụ Tư Tưởng Đạo Lí Về Hiện Tượng Đời Sống – Mẫu 5

Theo hình ảnh clip dài khoảng 11 phút về vụ tai nạn thương tâm được trích xuất từ camera gắn cố định, vụ tai nạn bất ngờ xảy ra vào lúc khoảng 3 giờ 12 phút ngày 25.6 tại khu vực giao lộ đường Tân Hương – Võ Công Tồn (P.Tân Quý, Q.Tân Phú, TP.HCM), giữa xe taxi (do 1 người nam điều khiển) và 1 xe máy (một người nam điều khiển, chở sau xe là một cô gái trẻ). Sau vụ tai nạn, chàng trai và cô gái trẻ nằm bất động trong đêm và cuối cùng cô gái tử vong.

Trong vòng khoảng 11 phút mà clip ghi lại, có 5 ô tô con (kể cả 1 chiếc taxi liên quan trực tiếp vụ tai nạn), 1 chiếc xe tải, hơn 32 chiếc xe máy, 1 chiếc xe đạp đi qua vị trí cô gái trẻ nằm bất động… Rất nhiều người đi qua nhưng không dừng lại, có người dừng lại rồi lại bỏ đi. Sự việc đang gây nhiều ý kiến tranh cãi trái chiều.

Mời bạn khám phá thêm 💕 Đạo Lý Là Gì 💕 chi tiết

Ví Dụ Tư Tưởng Đạo Lí Về Lòng Nhân Ái – Mẫu 6

  • Ví dụ 1: Chuyện kể rằng Lê Hữu Trác chữa cho một cậu bé con nhà thuyền chài nghèo bị mắc bệnh đậu mùa rất nặng, người bốc lên mùi xú uế, mỗi khi khám bệnh phải bỏ quần áo trên bờ, nhét bông vào hai lỗ mũi cho giảm bớt mùi khó chịu. Thế mà ông vẫn đi lại thăm khám, bốc thuốc chữa bệnh ròng rã hàng tháng trời. Đến khi cậu bé khỏi bệnh, không những ông không nhận một đồng thù lao nào mà còn cho gia đình cậu bé gạo, củi, dầu, đèn…
  • Ví dụ 2: Mẹ Theresa: Trong hơn 40 năm, bà chăm sóc người nghèo, bệnh tật, trẻ mồ côi, người hấp hối và lãnh đạo dòng Thừa Sai Bác Ái (Missionaries of Charity) phát triển khắp Ấn Độ và đến các quốc gia khác. Bà thực hiện bất cứ việc gì bà nghĩ là có thể xoa dịu “cơn khát” hòa bình, tình yêu và tiếng cười trên thế giới. Từ các việc làm của bà, mọi người đều nhận thấy được tình yêu thương không vị kỷ của vị nữ tu.

Ví Dụ Tư Tưởng Đạo Lí Về Tinh Thần Đoàn Kết – Mẫu 7

  • Trong thảm họa sóng thần năm 2012, người dân Nhật vẫn bình tĩnh, ứng phó, người dân bình tĩnh đứng xếp hàng nhận viện trợ, không có nạn hôi của xảy ra, các cửa hàng giảm giá bán để giúp đỡ đồng bào. Tinh thần đoàn kết cao độ, sự nhận thức sâu sắc mối quan hệ giữa các nhân và tập thể đã giúp người Nhật đứng dậy từ thảm họa, được cả thế giới khâm phục.
  • Khi máy bay MH370 của Malaysia gặp nạn, phía Việt Nam ngay lập tức đã có những hành động cứu trợ: Việt Nam đã sử dụng 3 máy bay vận tải AN 26, 2 máy bay tuần thám CASA C-212, 1 thủy phi cơ, 3 trực thăng, 7 tàu tham gia tìm kiếm và một số tàu máy bay hậu cần sẵn sàng cho tình huống xấu.
    • Tàu của Việt Nam gồm tàu của hải quân và cảnh sát biển. Tình đoàn kết, hữu nghị giữa các quốc gia trên thế giới, đồng thời thể hiện truyền thống “thương người như thể thương thân” tốt đẹp của dân tộc Việt Nam

Ví Dụ Tư Tưởng Đạo Lí Về Lòng Yêu Nước – Mẫu 8

Khoảng 800 học sinh khối 12 trường THPT Lê Quý Đôn (TP Biên Hòa – Đồng Nai) đã cùng nhau xếp hình bản đồ Việt Nam với đầy đủ hai quần đảo Trường Sa – Hoàng Sa trong buổi lễ chào cờ đặc biệt diễn ra sáng ngày 12/5/2014.

Trong khoảnh khắc thiêng liêng này, tất cả học sinh cùng đặt tay lên ngực trái và hát vang bài Quốc ca hào hùng. Hành động ý nghĩa của thầy trò trường Lê Quý Đôn nhằm góp tiếng nói phản đối hành động Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép vào vùng biển Việt Nam. Hình ảnh làm xúc động đông đảo người xem, góp tiếng nói về chủ quyền biển đảo quê hương, tình yêu nước và lòng tự hào dân tộc.

Ví Dụ Tư Tưởng Đạo Lí Về Nghị Lực Sống – Mẫu 9

  • Ví dụ 1: Nick diễn giả nổi tiếng sinh ra thiếu hai tay, hai chân, nhưng anh đã vượt qua trở ngại bệnh tật, tốt nghiệp đại học tài chính năm 21 tuổi, trở thành nhà diễn thuyết nổi tiếng và truyền cảm hứng tới 3 triệu người trên thế giới. Anh nổi tiếng với phương châm “Cuộc sống không giới hạn”.
  • Ví dụ 2: Lê Thanh Thúy, cô gái lạc quan, yêu đời với nụ cười hoa hướng dương, đối mặt với căn bệnh ung thư và cái chết, vẫn mạnh mẽ, sống có ích. Cô đã lập nên quỹ “Ước mơ của Thúy” để giúp đỡ các bệnh nhân ung thư khác. Tuy Thúy đã mất đi nhưng ước nguyện cao đẹp của chị vẫn còn mãi với cuộc đời, hàng “Ngày hội Hoa hướng dương”, viết tiếp ước mơ của Thúy, vẫn được tổ chức, thu hút sự tham gia đông đảo của mọi người, đặc biệt là giới trẻ.

Ví Dụ Về Tư Tưởng Đạo Lí Tiêu Biểu – Mẫu 10

Kito Aya, cô nữ sinh Nhật Bản phải đối mặt với bệnh thoái dây sống tiểu não, đã dũng cảm và mạnh mẽ để sống những ngày trọn vẹn, yêu thương bên mọi người. Cô tâm sự: “Có những người mà sự tồn tại của họ giống như không khí, êm dịu, nhẹ nhàng, chỉ khi họ mất đi người ta mới nhận ra họ quan trọng nhường nào.

Mình muốn trở thành một sự tồn tại như thế.” Cuốn nhật kí “Một lít nước mắt” của cô đầy nghị lực và cảm động, đã truyền thông điệp mạnh mẽ về giá trị của cuộc sống. Đến tận cuối đời, Ay vẫn giữ trọn niềm tin yêu của mình với cuộc đời, với mọi người. Cuốn nhật kí của cô kết thúc bằng dòng chữ: “Cảm ơn”.

Gửi đến bạn bài 🍃 Nghị Luận Về Một Hiện Tượng Đời Sống 🍃 ngắn hay

Ví Dụ Về Tư Tưởng Đạo Lí Ấn Tượng – Mẫu 11

Người chồng đi làm về, thấy vợ đang đánh con trai nhưng không thèm quan tâm mà tiến thẳng vào bếp. Nhìn thấy nồi canh đang sôi, trên bàn thì đầy thức ăn ngon. Sau khi ăn uống no nê vẫn thấy người vợ đánh con không dừng tay, người chồng nhịn không nổi liền nói:

“Dạy con không thể cứ dùng vũ lực, em không thể nói đạo lý với con à?”. Người vợ liền nói: “Nồi canh ngon như thế, nó lại đái vào đó, anh nói xem có điên không chứ?”. Người chồng nghe xong liền đứng dậy nói: “Vợ à, em nghỉ tí đi, để anh!”.

-> Nếu đặt mình ngoài sự việc, thì ai cũng có thể tâm bình khí hoà. Nhưng nếu đặt mình vào trong sự việc đó, thử hỏi mấy ai có thể bình thản như không? Vì vậy đừng đánh giá bất kì chuyện gì khi mà bạn không có mặt ở đó.

Ví Dụ Về Tư Tưởng Đạo Lí Lớp 9 – Mẫu 12

Người ăn mày nói: “Ngài có thể cho tôi 100 ngàn không?”
Người qua đường chặc lưỡi nói: “Tiếc quá, tôi chỉ còn 80 ngàn”
Người ăn mày tiếp lời: “Không sao, coi như ngài nợ tôi 20 ngàn vậy”

-> Một số người nghĩ rằng cả thế giới này ai cũng nợ họ và cảm thấy Thượng đế ban cho họ không đủ nhiều, không đủ tốt. Lòng tham không đáy từ lâu đã sớm chiếm chỗ cho sự biết ơn.

Ví Dụ Về Tư Tưởng Đạo Lí Lớp 10 – Mẫu 13

  • Ví dụ 1: Chàng sinh viên Lê Doãn Ý (23 tuổi, Đại học Mở Hà Nội tại Đà Nẵng), nhặt được và trả lại hơn 1,3 tỷ đồng cho người mất. Ý tâm sự: “Nhặt được tài sản thì trả lại người đánh mất chứ có chi mô. Nhưng được nhiều người khen, em rất vui và lấy đó làm động lực để sống tốt hơn”.
  • Ví dụ 2: Abraham Lincoln luôn được tôn vinh bởi đức tính trung thực của mình. Trong thư gửi thầy giáo của con mình, ông đã viết: “xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng một đồng đôla kiếm được do công sức lao động của mình bỏ ra còn quý giá hơn nhiều so với 5 đôla nhặt được trên hè phố…”
  • Ví dụ 3: George Washington khi 6 tuổi đã vô tình chặt gẫy cây anh đào mà bố ông yêu thích. Thấy bố rất tức giận, Washington vô cùng hoảng sợ, trước câu hỏi của cha, sau một thoáng lưỡng lự ông khóc òa: “Con không thể nói dối, cha biết con không thể nói dối! Con đã chặt cây bằng chiếc rìu nhỏ của con”. Đức tính trung thực làm nên nhân cách lớn, Washington chính là vị tổng thống đầu tiên, khai sinh ra Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

Ví Dụ Về Tư Tưởng Đạo Lí Lớp 12 – Mẫu 14

Chu Văn An (1292 – 1370) – nhà nho, nhà hiền triết, nhà sư phạm mẫu mực cuối đời Trần, nổi tiếng cương trực, không cầu danh lợi. Ra làm quan vào thời vua Trần Dụ Tông (đầu thế kỉ XIV), chính sự suy đồi, nịnh thần lũng đoạn, ông dâng sớ xin chém 7 nịnh thần (thất trảm sớ) nhưng không được chấp thuận. Ông treo ấn, từ quan về quê dạy học, soạn sách. Ông không vì học trò làm quan to mà dựa dẫm, luôn thẳng thắn phê bình những học trò thiếu lễ độ.

Dẫn Chứng Về Tư Tưởng Đạo Lí Chi Tiết – Mẫu 15

Malala Yousafzai, được biết đến với hoạt động nữ quyền của mình, đặc biệt tại thung lũng Swat, nơi Taliban đã từng cấm nữ giới đi học. Bất chấp sự uy hiếp của tổ chức khủng bố, Malala vẫn mạnh mẽ đấu tranh đòi quyền đi học cho các em gái nơi cô sinh sống.

Malala trở thành người trẻ tuổi nhất nhận giải Nobel Hòa Bình. Bài phát biểu của cô tại lễ trao giải rất ấn tượng: “Bất kể con người ta mang màu da gì, nói tiếng gì và theo tôn giáo gì, chúng ta nên coi nhau là những con người và tôn trọng lẫn nhau, đấu tranh vì quyền của chúng ta, vì quyền của trẻ em, quyền của phụ nữ và quyền của tất cả mọi người.”

SCR.VN chia sẻ thông tin 💧 Lẽ Phải Là Gì 💧 chi tiết

Viết một bình luận