Trung Hậu Là Gì, Ý Nghĩa [5+ Dẫn Chứng, Ví Dụ Về Trung Hậu Hay Nhất]

Trung Hậu Là Gì, Ý Nghĩa ❤️ 5+ Dẫn Chứng, Ví Dụ Về Trung Hậu ✅ Tham Khảo Thêm Những Tấm Gương, Câu Chuyện Hay Được Chọn Lọc Dưới Đây.

Trung Hậu Là Gì

Trung hậu được hiểu là trung thực, nhân hậu trong quan hệ với mọi người. Người trung hậu là người nhân ái, sống có nghĩa có tình: Nhân ái, nghĩa tình là hạt nhân cơ bản trong tính cách người phụ nữ Việt Nam, tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp Việt Nam.

Người trung hậu luôn luôn sống theo đạo lý “uống nước nhớ nguồn”; sống vì mọi người, yêu thương, sẵn sàng cưu mang, giúp đỡ người khác trên cơ sở đồng cảm, chia sẻ, “lá lành đùm lá rách”

Ngoài ra, họ không vì quyền lợi cá nhân mà làm hại người khác, coi trọng tình làng, nghĩa xóm, tình bạn bè, đồng nghiệp, sống hòa mình vào tập thể, có lòng vị tha, chấp nhận hy sinh bản thân khi hiểu rõ mục đích.

Người trung hậu cũng là người trung thực thẳng thắn, cương trực thể hiện sự công tâm, khách quan trong đánh giá, đối xử với mọi người; không tham lam, vụ lợi.

Ý Nghĩa Của Trung Hậu

Về thông tin ý nghĩa của trung hậu được chia sẻ như sau:

  • Trung hậu góp phần tạo cơ sở để xây dựng gia đình “No ấm, tiến bộ, hạnh phúc”, giúp phụ nữ thực hiện tốt trách nhiệm công dân, tác động tích cực tới cộng đồng, xã hội, góp phần thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, đất nước.
  • Là phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp, góp phần thể hiện vai trò làm vợ, làm mẹ của người phụ nữ, đồng thời khẳng định vị thế của chị em trong gia đình, cộng đồng và xã hội. giúp người phụ nữ đáp ứng yêu cầu của thời kì CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.

Gửi đến bạn thông tin🍃 Nhân Hậu Là Gì 🍃 chi tiết nhất

Những Biểu Hiện Của Tính Trung Hậu

Chia sẻ cho bạn đọc những biểu hiện của tính trung hậu được tổng hợp dưới đây:

  • Biểu hiện của phẩm chất trung hậu thể hiện trước hết đó là lòng trung thành, chung thủy
  • Yêu nước, trung thành với Tổ quốc, nhân dân; chung thủy trong các mối quan hệ ( tình bạn, tình yêu, tình đồng nghiệp).
  • Trong đối nhân xử thế, trong quan hệ giữa người với người phải luôn đề cao tình nghĩa, coi trọng đạo lý làm người.

Đặt Câu Với Từ Trung Hậu

Tiếp theo sau đây, SCR.VN hướng dẫn cho bạn đọc cách đặt câu với từ trung hậu hay và ấn tượng nhất.

Tôi rất thích một người trung hậu.

Cô gái ấy trung hậu và hiền dịu.

Bác gái là một người trung hậu và nhân ái.

Anh ấy là một người trung hậu và rất giỏi.

Anh thật có phúc khi có người vợ trung hậu đảm đang

Mời bạn khám phá thêm 💕 Tình Yêu Thương 💕 là gì, biểu hiện

5 Ví Dụ Về Trung Hậu Tiêu Biểu

Xem thêm danh sách 5 ví dụ về trung hậu tiêu biểu được chọn lọc ngay sau đây:

Tấm Gương Về Trung Hậu – Mẫu 1

Kế thừa và phát huy truyền thống “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” của phụ nữ Việt Nam, bước vào thời kì CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, bốn phẩm chất đạo đức “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” đã trở thành kim chỉ nam để cán bộ, hội viên phụ nữ tích cực rèn luyện phấn đấu, vượt lên hoàn cảnh, làm giàu cho mình và giúp đỡ các chị em khác. Chị Đoàn Thị Kim Nhung là một trong những tấm gương phụ nữ của thời kỳ mới.

Về thôn Nam Phú, xã Vĩnh Nam, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, ai ai cũng biết đến chị Đoàn Thị Nhung, cán bộ Trạm y tế, chi hội trưởng phụ nữ năng nổ, nhiệt tình, trách nhiệm trong phong trào Hội, luôn thương yêu, giúp đỡ mọi người.

Chị là con dâu trong một gia đình neo người. Bố chồng đã qua đời, mẹ chồng năm nay 95 tuổi nên không còn minh mẫn, chồng chị bị bệnh viêm đa khớp lại không may gãy chân và tay, chỉ loanh quanh trong nhà. Hoàn cảnh gia đình đè nặng lên đôi vai của chị. Nhưng chính nhờ nghị lực, lạc quan, sự tự tin của bản thân đã giúp chị vượt lên hoàn cảnh khó khăn vừa làm tròn trách nhiệm gia đình vừa tích cực tham gia hoạt động xã hội.

Một mình chị sắp xếp lo toan bộn bề công việc, chăm sóc mẹ chồng và chồng tận tình, chu đáo, là chỗ dựa vững chắc cho mọi thành viên trong gia đình, làm tròn trách nhiệm của người “dâu hiền, vợ đảm”, người mẹ mẫu mực, nuôi dạy các con chăm ngoan, học giỏi, có nghề nghiệp ổn định. Ngoài công việc của Hội và nhiệm vụ ở trạm y tế, chị Nhung còn chăm chỉ làm ruộng, nuôi gà, lợn, trồng lạc… để tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Từ hoàn cảnh của bản thân nên chị rất thấu hiểu, đồng cảm với những hoàn cảnh khó khăn, cần sự chia sẻ của cộng đồng. Chính vì vậy, từ năm 2011 đến nay chị đã nhận đỡ đầu bà Nguyễn Thị Xu, đội 1 thôn Nam Phú, nguyên là Nữ thanh niên xung phong, đã 87 tuổi, neo đơn.

Chị giúp đỡ bà nấu cơm, chăm sóc bà lúc ốm đau, dọn dẹp nhà cửa, vườn tược, trồng rau, gánh nước… Chị còn mua chăn, chiếu, màn, giường nằm cho bà và vận động chị em trong chi hội ủng hộ bà gạo, tiền, mua tặng bà một số dụng cụ sinh hoạt.

Với suy nghĩ về đạo đức nghề nghiệp, trong vai trò là Trạm phó trạm Y tế, nữ hộ sinh củathôn, chị luôn thể hiện tấm lòng “lương y như từ mẫu”, không tham lam, vụ lợi, chị chăm sóc bệnh nhân tận tình, chu đáo như người thân trong nhà. Trong công việc của Hội Phụ nữ, chị cũng luôn nhiệt tình, trách nhiệm, đi đầu trong mọi phong trào nên được chị em yêu quý, làm theo.

Câu Chuyện Về Trung Hậu – Mẫu 2

Chị Nguyễn Hồng Hoa là tấm gương phụ nữ “Tự tin – Tự trọng – Trung hậu – Đảm đang” trong giai đoạn hiện nay. Hiện tại, chị là Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu.

Được tiến bộ như hôm nay là cả một quá trình phấn đấu tích cực của bản thân chị. Chị tham gia công tác vào năm 1983, lúc này hoàn cảnh gia đình chị rất khó khăn, bản thân trình độ có giới hạn, thực tiễn công tác thì chưa có.

Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng chị đã vượt qua những khó khăn ấy, dù Đảng phân công ở vị trí nào chị cũng sẵn sàng chấp hành, hoàn thành tốt nhiệm vụ và chị khắc phục trình độ để đáp ứng với đòi hỏi thực tiễn công tác bằng cách tự học, học qua bạn bè, đồng nghiệp, học ở trường. Đến nay về Chính trị đã đạt đến trình độ cao cấp, về chuyên môn đạt trình độ Đại học quả là một sự phấn đấu không phải ai cũng làm được.

Trong công việc chị luôn tận tình hướng dẫn, giúp đỡ về chuyên môn, nghiệp vụ để anh, chị, em trong cơ quan, ban, ngành và cán bộ cơ sở hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đối với xã hội chị luôn là người có trách nhiệm, hòa đồng, giản dị, biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để xử lý công việc.

Đối với gia đình chị là người vợ, người mẹ dịu hiền, thủy chung, biết nâng niu chăm sóc mái ấm gia đình, vợ chồng luôn bình đẳng với nhau, hai con của chị được mẹ hướng dẫn, dạy bảo từ nhỏ nên rất hiếu thảo với cha, mẹ, ông, bà, chăm ngoan, học giỏi.

Đứa con gái lớn thì đang học Đại học Luật năm cuối và đang công tác tại Huyện đoàn, còn đứa con trai út đang học lớp 12, từ thời Tiểu học đến Trung học phổ thông em đều là học sinh khá – giỏi của trường, vừa qua em thi học sinh giỏi đạt giải ba cấp tỉnh về môn toán.

Đối với một người phụ nữ vừa có địa vị trong xã hội, vừa có một mái ấm gia đình hạnh phúc, có rất nhiều người mơ ước đến nhưng trên thực tế không phải ai cũng có thể đạt được như chị, thật đáng trân trọng.

Với cương vị là người lãnh đạo ngoài việc hướng dẫn, giúp đỡ mọi người. Ở chị tôi còn nhận thấy bản tính điềm đạm, hiền lành, biết lắng nghe để rồi an ủi, động viên, chia sẻ những khó khăn và khích lệ mọi người vươn lên trong cuộc sống.

Ví Dụ Về Trung Hậu Trong Cuộc Sống – Mẫu 3

Chị Nguyễn Bích Phượng là người vợ người mẹ của 02 con gái trong một gia đình hạnh phúc. Ngoài ra chị là Chi hội Trưởng phụ nữ ấp Tân Thành Lập xã Tân Đức vừa là Tổ trưởng Tổ hợp tác chăn nuôi heo.

Với một người đã rèn luyện và có trong mình phẩm chất Tự tin – Tự trọng – Trung hậu – Đảm đang và thấm nhuần tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, chị luôn có ý thức trong cách nghĩ, cách nói và hành vi theo tấm gương đạo đức Bác.

Chị phượng tâm sự: Với chị việc rèn luyện phẩm chất Tự tin – Tự trọng – Trung hậu – Đảm đang và học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” là Chị luôn tin vào bản thân mình dám nghĩ, dám làm, sống có trách nhiệm với bản thân và với mọi người; cố gắng làm tròn nghĩa vụ của mình đối với gia đình, xã hội.

Lòng tự trọng của chị còn giúp chị biết việc nên làm,việc không nên làm; chị sẵn sàng cưu mang, giúp đỡ người khác trên cơ sở đồng cảm; không thờ ơ, bàng quan, vô cảm trước bất hạnh của người khác; Chị là người biết sắp xếp hài hòa công việc gia đình và công việc xã hội luôn tham gia tích cực vào các hoạt động của cộng đồng, xã hội.

Học cách đối nhân xử thế ngay trong cuộc sống hàng ngày và phải biết cụ thể hóa bằng những việc làm, hành động cụ thể, có ý nghĩa thiết thực với cộng đồng, với gia đình và chính bản thân của mỗi người.

Tiếp theo là thể hiện trách nhiệm với cộng đồng: Việc đầu tiên chị làm là nhận tiếp sức cho 01 em học sinh nghèo đủ điều kiện đến trường đến hết lớp 5. Cho 08 chị em phụ nữ khó khăn mượn 120 triệu đồng mua thức ăn nuôi heo đến khi xuất chuồng mới trả.

Là chi hội trưởng, chị luôn nhiệt tình, năng nỗ triển khai cho cán bộ hội viên phụ nữ đăng ký rèn luyện phẩm chất Tự tin – Tự trọng – Trung hậu – Đảm đang và làm theo Bác bằng những việc làm hết sức cụ thể.

Qua những cách nghĩ cách làm của Chị Phượng đã thể hiện phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp, góp phần thể hiện vai trò làm vợ, làm mẹ của người phụ nữ, đồng thời khẳng định vị thế của chị trong gia đình, cộng đồng và xã hội.

Ví Dụ Về Trung Hậu Hay Nhất – Mẫu 4

Những năm gần đây, phong trào phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc đã có sức lan tỏa và phát triển sâu rộng trên địa bàn, góp phần quan trọng làm thay đổi bộ mặt đời sống nông thôn, chị Phạm Thị Mai- Chủ tịch Hội phụ nữ xã Yên Thái là một người phụ nữ như thế.

Hơn 10 năm gắn bó với công tác hội, chị Phạm Thị Mai tấm gương điển hình về tinh thần, trách nhiệm, năng động, sáng tạo hết lòng vì công việc được cán bộ, hội viên tin tưởng, yêu mến.

Với vai trò là Chủ tịch Hội LHPN xã, chị luôn thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thường xuyên quan tâm chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ hội viên phụ nữ; làm việc theo tinh thần trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức hội.

Trên lĩnh vực hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, chị đã chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai đợt thi đua đặc biệt đến các chi hội, cán bộ hội viên.

Chỉ đạo các chi hội tiếp tục tuyên truyền và tổ chức cho hội viên đăng ký thực hiện các phong trào thi đua, gắn với các nhiệm vụ chính trị và các ngày lễ lớn của đất nước, của tỉnh, của huyện.

Thực hiện có hiệu quả phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia 5 không 3 sạch”, “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế bền vững”, cuộc vận động “Rèn luyện 4 phẩm chất tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” gắn với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và 3 nhiệm vụ trọng tâm công tác hội.

Với vai trò là người vợ, người mẹ trong gia đình, chị luôn sắp xếp công việc hợp lý, luôn dành thời gian để chăm sóc chồng, con, dạy dỗ các con chăm ngoan, học tập. Gia đình chị luôn phát huy truyền thống văn hóa, chấp hành tốt chủ trương đường lối của Đảng, Chính sách, pháp luật của nhà nước, tích cực ủng hộ các phong trào quyên góp ở địa phương.

Có thể nói, với những công việc của mình, chị Phạm Thị Mai đã và đang góp phần khẳng định hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”. Là một tấm gương điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, xứng đáng là tấm gương sáng để chị em phụ nữ học tập và noi theo.

Dẫn Chứng Về Trung Hậu Cụ Thể – Mẫu 5

Là một cô giáo chủ nhiệm lớp 5, kiêm tổ trưởng, đồng thời là chi ủy viên của Chi bộ, cô Thảo đạt được khá nhiều thành tích ở một ngôi trường còn khó khăn về cơ sở vật chất. 24 năm đứng lớp, cô Thảo đã phấn đấu để 16 năm là giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.

Những năm còn thi học sinh giỏi, thi viết chữ đẹp của bậc tiểu học, cô Thảo luôn được nhà trường giao bồi dưỡng học sinh giỏi và luyện chữ đẹp ở các câu lạc bộ và năm nào cũng có học sinh đạt giải cao cấp huyện, cấp tỉnh.

Yêu nghề tha thiết, cô luôn có trách nhiệm hết mình vì học sinh thân yêu. Với vai trò của giáo viên chủ nhiệm, cô luôn tận tình dạy bảo, uốn nắn từng học sinh, nhất là học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh yếu kém.

Bên cạnh các hoạt động chuyên môn, các hoạt động ngoại khóa như trải nghiệm sáng tạo, múa hát, thể dục thể thao, hoạt động Đội của lớp chủ nhiệm bao giờ cũng được cô quan tâm chu đáo, động viên học sinh tích cực tham gia, giúp các em có nhiều cơ hội phát triển tốt về kiến thức, năng lực và phẩm chất.

Không những làm chủ nhiệm giỏi, cô Thảo còn là một tổ trường chuyên môn xuất sắc. Thực hiện về đổi mới giáo dục, cô Thảo luôn lăn lộn, tận tình với công việc để chỉ đạo các thành viên trong tổ từ việc sinh hoạt chuyên môn, lên kế hoạch bài dạy đến làm đồ dùng dạy học, dự giờ, thăm lớp…

Nếu như trong chuyên môn, cô Thảo chính là một thủ lĩnh xuất sắc của tổ, còn trong chi bộ, cô Thảo là một đảng viên gương mẫu, trách nhiệm đi đầu về mọi mặt.

Yêu nghề, trách nhiệm với nhà trường, đồng nghiệp bao nhiêu thì cô Thảo lại là người con hiếu thảo, người vợ thủy chung, người mẹ mẫu mực bấy nhiêu. 18 năm xây dựng gia đình, đến bây giờ, một mình luôn là hậu phương vững chắc, dâu thảo, mẹ hiền, đóng vai chính, lo toan mọi bề trong gia đình, nội ngoại… để chồng yên tâm công tác nơi biên cương của Tổ quốc.

Câu chuyện về cô Thảo mà thầy giáo Trương Văn Dũng, Chủ tịch Công đoàn nhà trường vẫn thỉnh thoảng tâm sự, thấm thoát đã trải qua 16 năm rồi. Trên con phố hoang sơ ngày ấy, giờ đã đông vui, tấp nập và thêm một ngôi nhà kiên cố 2 tầng khang trang. Đó là ngôi nhà của cô giáo Nguyễn Thị Thảo – giáo viên Trường Tiểu học Bắc Lý số 2, huyện Hiệp Hòa.

Ngôi nhà được dựng lên là thành quả to lớn của bao nhiêu công sức, chắt chiu, tiết kiệm, tần tảo của cả vợ chồng cô trong suốt gần 20 năm, đem đến niềm vui cho cả gia đình, họ hàng lối xóm cũng như đồng nghiệp nhà trường.

Là giáo viên cùng trường, tôi thật sự tự hào khi được công tác cùng cô Thảo. Cô vừa là chị, là đồng nghiệp tận tụy, đồng thời là người bạn chân thành để mỗi khi gặp khó khăn, chính cô là một tấm gương sáng để chúng tôi tự soi vào và nỗ lực vượt qua.

Với tất cả những gì đã đạt được, cô Nguyễn Thị Thảo thực sự là một giáo viên “Giỏi việc trường – đảm việc nhà”, xứng đáng với phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam thời hiện đại “Tự tin, trách nhiệm, trung hậu, đảm đang”.

Tìm đọc thêm 💧 Đảm Đang Là Gì 💧 chi tiết nhất

Viết một bình luận