Tóm Tắt Sự Tích Trầu Cau [21+ Mẫu Kể Lại Chuyện Ngắn Hay]

Tóm Tắt Sự Tích Trầu Cau ❤️️ 21+ Mẫu Kể Lại Chuyện Ngắn Hay ✅ Trọn Bộ Văn Mẫu Đặc Sắc Với Các Ý Văn Sáng Tạo Và Mới Lạ Dành Cho Học Sinh.

Bài Học Rút Ra Từ Truyện Sự Tích Trầu Cau

Hãy cùng đón đọc thông tin hay chia sẻ về bài học rút ra từ truyện Sự tích trầu cau sau đây nhé!

Câu chuyện mang đậm màu sắc giáo lý, ngợi ca về tình anh em ruột thịt bền vững, tình vợ chồng thắm thiết, keo sơn, thủy chung, bền chặt. Ngoài ra, “Sự tích trầu cau” có một ý nghĩa không kém phần quan trọng: bằng sự hư cấu đậm chất trữ tình, truyện này đã thể hiện “nét đặc trưng văn hóa lành mạnh về tập tục ăn trầu của người dân Việt Nam qua hàng ngàn năm nay”.

Đúng vậy, tuy đã chết nhưng tình duyên giữa ba người vẫn thắm thiết keo sơn. Chính vì vậy, trong bất kỳ cuộc gặp gỡ của người Việt Nam, miếng trầu bao giờ cũng là đầu câu chuyện, để khởi đầu cho mối lương duyên tốt đẹp. Và tục ăn trầu đã trở thành phong tục truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Tuy cả ba nhân vật trong sự tích đã chết nhưng cái kết không khiến người đọc chán nản, bi quan, mà ngược lại kích thích tình yêu cuộc sống, thúc đẩy niềm tin vào sự gắn bó hòa hợp giữa con người với nhau.

XEM THÊM 👉 Ca Dao Tục Ngữ Nói Về Trầu Cau

Cách Tóm Tắt Sự Tích Trầu Cau

Cách tóm tắt Sự tích trầu cau một cách hiệu quả và đầy đủ ý dựa vào trình tư như sau:

  • Giới thiệu câu chuyện Sự Tích Trầu Cau
  • Kể lại truyện Sự Tích Trầu Cau theo sườn các sự kiện xảy ra.
  • Suy nghĩ, đánh giá của em về ý nghĩa của câu chuyện

XEM THÊM 👉 15+ Bài Thuyết Minh Về Cây Cau

Kể lại sự tích trầu cau hay nhất

Em xin kể lại câu chuyện sự tích trầu cau bằng lời văn của em như sau:

Câu chuyện sự tích trầu cau là một câu chuyện cổ tích Việt Nam, nói về tình yêu và tình anh em của ba nhân vật là Tân, Lang và vợ Tân. Câu chuyện bắt đầu từ khi hai anh em Tân và Lang mồ côi cha mẹ, sống với nhau rất thương yêu. Tân là anh cả, Lang là em út, hai người giống nhau như đúc. Tân được một đạo sĩ họ Lưu nhận làm đệ tử, Lang cũng theo anh. Tại đây, Tân gặp và yêu công chúa Mỵ Nương, con gái của vua Hùng Vương thứ 18. Hai người được vua cho phép kết hôn và sống hạnh phúc.

Từ khi có vợ, Tân không còn quan tâm đến Lang như trước nữa. Lang cảm thấy cô đơn và buồn bã. Một hôm, Lang quyết định bỏ nhà ra đi. Chàng đi mãi tới bờ một con sông lớn, thấy nước chảy xiết, chàng không dám băng qua. Chàng ngồi khóc trên bờ sông cho đến khi chết. Thân xác của chàng biến thành một tảng đá vôi.

Tân không thấy em trở về, lo lắng đi tìm. Chàng đi mãi tới bờ sông lớn, thấy có một tảng đá vôi giống hình dáng em mình. Chàng ôm tảng đá khóc cho đến khi chết. Thân xác của chàng biến thành một cây cau.

Vợ Tân không thấy chồng trở về, lo lắng đi tìm. Nàng đi mãi tới bờ sông lớn, thấy có một cây cau giống hình dáng chồng mình. Nàng ôm cây cau khóc cho đến khi chết. Thân xác của nàng biến thành một dây trầu không.

Ba người đã chết nhưng tình yêu của họ vẫn còn mãi. Khi trầu cau và vôi quyện vào nhau, nó tạo ra màu đỏ như máu, biểu hiện cho tình yêu và tình anh em bền chặt. Vua Hùng Vương đã dạy cho dân Việt dùng trầu cau và vôi làm biểu tượng cho tình nghĩa thắm thiết.

Đó là câu chuyện sự tích trầu cau mà em rất thích. Em thấy câu chuyện rất hay và ý nghĩa. Nó giúp em hiểu được giá trị của tình yêu và tình anh em trong cuộc sống. Nó cũng cho em biết được nguồn gốc của phong tục ăn trầu cau của người Việt

Sự Tích Trầu Cau Tóm Tắt Đơn Giản – Mẫu 1

Sự tích trầu cau tóm tắt đơn giản sau đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều tư liệu ôn tập.

Câu chuyện kể là vào đời vua Hùng Vương thứ tư có hai anh em Tân và Lang rất thương yêu nhau. Tân sau khi có vợ thì không còn chăm sóc đến em như trước nữa. Lang lấy làm buồn rầu và bỏ nhà ra đi. Tới bên bờ suối thì Lang mệt quá, gục xuống chết và hóa thành tảng đá vôi.

Tân, không thấy em về, vì thương em nên quyết đi tìm. Đi đến bờ suối thì Tân mệt lả và chết, biến thành cây cau bên tảng đá vôi. Vợ Tân không thấy chồng cũng bỏ đi tìm. Nàng tìm đến bờ suối, ngồi dựa vào thân cau mà chết, biến thành dây trầu không.

Trầu, cau và vôi khi quyện lại với nhau tạo ra sắc đỏ như máu nên sau có vua Hùng Vương đi tuần qua đó, nghe thấy câu chuyện trên mà dạy cho dân Việt hãy dùng ba thứ vôi, cau và trầu làm biểu tượng tình nghĩa thắm thiết anh em, vợ chồng. Ngôi đền thờ ba người hiện nay là đền Tam Khương ở làng Nam Hoa, huyện Nam Đàn (Nghệ An) mà các triều đại phong kiến vẫn có sắc phong tặng.

Mời bạn đón đọc 🌜 Tóm Tắt Bánh Chưng Bánh Giầy 🌜 bên cạnh Tóm Tắt Sự Tích Trầu Cau

Tóm Tắt Truyện Sự Tích Trầu Cau Đầy Đủ – Mẫu 2

Tham khảo thêm bài tóm tắt truyện Sự tích trầu cau đầy đủ dưới đây, đừng bỏ lỡ nhé!

Ngày xưa ở một làng nọ có hai anh em ruột, rất thương yêu nhau, người anh tên là Tân, người em tên là Lang. Hai anh em giống nhau như hai giọt nước. Bố mẹ mất sớm, hai anh em được một thầy đồ thương yêu, giúp đỡ. Thầy đồ có một người con gái xinh đẹp, nết na, ngoan hiền, thấy anh em Tân và Lang hiền lành, chịu thương, chịu khó thầy đồ gả con gái cho người anh.

Từ khi người anh lấy vợ, tình cảm giữa hai anh em không được thắm thiết như xưa. Người em rất buồn, nhưng người anh vô tình không để ý đến. Một hôm, hai anh em đi làm đến tối mịt mới về, người em bước vào nhà trước, chị dâu tưởng là chồng mình, vội ôm chầm lấy. Đúng lúc ấy, người anh về tới cửa nhìn thấy. Từ đó, tình cảm của người anh ngày càng lạnh nhạt hơn.

Một buổi chiều, khi cả nhà đều đi vắng, người em ngồi một mình cảm thấy cô quạnh, buồn tủi vì vậy bỏ nhà ra đi. Chàng đi mãi, tới một con sông rộng không thể lội qua được, đành ngồi bên bờ khóc. Chàng khóc mãi rồi gục xuống biến thành một tảng đá.

Không thấy em về, người anh hối hận đi tìm. Chàng đi đến đúng bên bờ sông rộng người em đã đến rồi ngồi tựa vào tảng đá than khóc. Khi chết chàng hóa thành cây cau.

Ở nhà, người vợ không thấy chồng về, vội vã đi tìm. Người vợ cũng theo con đường mòn đi vào rừng thẳm. Nàng đi mãi, cuối cùng cũng tới con sông nọ. Khi không còn đi được nữa, nàng ngồi tựa vào gốc cây khóc thảm thiết rồi gục xuống biến thành cây trầu quấn chặt lấy thân cây cau…

Ngoài Tóm Tắt Sự Tích Trầu Cau, Gợi ý cho bạn 💧 Tóm Tắt Câu Chuyện Cây Cỏ Nước Nam 💧 ngắn

Tóm Tắt Sự Tích Trầu Cau Ngắn Nhất – Mẫu 3

Chia sẻ thêm đến bạn đọc mẫu tóm tắt Sự tích trầu cau ngắn nhất dưới đây.

Sự tích trầu cau là một tác phẩm trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, có từ khoảng năm 2000 trước công nguyên thời vua Hùng và được ghi lại trong sử thi “Lĩnh Nam Chích Quái”. Câu chuyện này nhân cách hóa nguồn gốc của cây cau, cây trầu không và tảng đá vôi là những thứ được sử dụng để ăn trầu cũng như giải thích tục lệ sử dụng trầu cau trong các đám cưới.

Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, có Sự tích trầu cau. Câu chuyện này nhân cách hóa nguồn gốc của cây cau, cây trầu không và tảng đá vôi là những thứ được sử dụng để ăn trầu cũng như giải thích tục lệ sử dụng trầu cau trong các lễ cưới người Việt.

Cho đến ngày nay, trầu cau vẫn là thứ không thể thiếu trong việc giao hiếu, kết thân và cưới hỏi của người Việt. Bình vôi ăn trầu từng là một vật không thể thiếu trong việc giao tế cũng như lễ nghi gắn liền với tục ăn trầu.

Tham khảo 🌹 Tóm Tắt Truyện Em Bé Thông Minh 🌹 ngoài Tóm Tắt Sự Tích Trầu Cau

Kể Lại Câu Chuyện Sự Tích Trầu Cau Ngắn Gọn – Mẫu 4

Đón đọc mẫu kể lại câu chuyện Sự tích trầu cau ngắn gọn, súc tích dưới đây nhé!

Tôi là một tảng đá vôi nhưng quãng đời của tôi lại rất dài. Tôi không phải là một tảng đá bình thường đâu mà tôi là một con người đã bị biến thành đá. Hôm nay, tôi muốn tâm sự với bạn về cuộc đời của tôi. Các bạn nghe nhé !

Trước đây, tôi sống với bố mẹ tôi và người anh song sinh. Hai anh em tôi giống nhau lắm và anh em tôi yêu thương nhau vô hạn. Ít lâu sau, bố mẹ chúng tôi đều qua đời. Không được bố mẹ dạy cho nữa, anh em chúng tôi bảo nhau đến xin học ở nhà ông thầy họ Lưu.

Ông Lưu có một cô con gái rất xinh đẹp, nết na. Thấy hai anh em tôi chăm chỉ học hành, lại đứng đắn nên cô gái sinh lòng yêu mến, muốn kén người anh của tôi làm chồng. Nhưng cô ấy không thể phân biệt được ai là anh, ai là em.

Một hôm nhân nhà nấu cháo, cô gái nghĩ ra một kế, cô múc một bát cháo vói một đôi đũa lên mời anh em tôi ăn. Thấy vậy, tôi liền bưng bát cháo lên mời anh tôi ăn. Cô gái đã phân biệt được ai là anh, ai là em. Cô bèn nói với cha, mẹ cho phép mình được lấy người anh làm chồng.

Từ khi anh tôi có người vợ thì tôi cảm thấy tình cảm của tôi và anh tôi không được thắm thiết như trước nữa. Tôi buồn lắm nhưng anh tôi nào có để ý đến.

Một buổi chiều, như thường lệ, tôi cùng anh tồi trên nương trở về. Tôi vào nhà trước, vừa thấy tôi, người chị dâu của tôi từ trong nhà bước ra, tưởng tôi là chồng chị, chị ôm chầm lấy, tôi kêu thét lên, cả nhà tôi và chị dâu của tôi đều xấu hổ. Giữa lúc ấy, anh trai tôi bước vào nhà. Từ đấy, anh của tôi lại càng hững hờ với tôi hơn.

Một hôm, anh chị tôi đều đi vắng cả. Tôi ở nhà một mình. “Ôi, sao tồi lạnh lẽo, cô đơn và buồn tủi thế này ? Có lẽ mình phải ra đi để tránh sự cãi nhau của anh chị tôi vì có thể anh tôi sẽ trách chị tôi là có thế mà cũng nhầm lẫn, rồi sinh ra cãi nhau”. Và thế là tôi quyết định ra đi.

Tôi cứ nhằm thẳng khu rừng trước mặt mà đi, theo con đường mòn, tôi đi mãi, đi mãi. Trăng lên cao, chiếu sáng cả một vùng. Sương đã xuống mỗi lúc một nhiều nhưng tôi vẫn cứ đi và tôi phải dừng lại trước một con suối rộng, sâu và xanh biếc. Không lội qua được, tôi ngồi gục xuống khóc. Nhưng chỉ đến nửa đêm là tôi rùng mình biến thành một tảng đá trắng tinh. Tôi đã hoá thành tảng đá trắng để tượng trưng cho tấm lòng trong sáng và vững vàng của tôi.

Lúc bấy giờ, anh tôi mới đi về, tìm mãi không thấy tôi đâu, anh tôi mới lẳng lặng đi tìm. Lúc này, tôi mới hiểu rằng anh tôi vẫn thương tôi như trước. Anh tôi cũng đi theo con đường mà tôi đã đi, anh đi mãi, đi mãi. Trăng đã lên cao, sáng vằng vặc. Sương vẫn xuống đều.

Anh tôi cũng đi đến con sông đang chảy cuồn cuộn. Anh tôi không còn đi được nữa, anh ngồi gục bên tảng đầ rền rĩ gọi tôi, khóc than đến nửa đêm thì anh rùng mình biến thành một cái cây không cành, mọc bên tảng đá. Anh tôi đã hoá thành cây thẳng để chứng minh rằng anh rất thẳng thắn, các tán lá xoè ra vẫn luôn hướng về mọi phía như để ngóng chờ tôi.

Lại nói đến chuyện người chị dâu của tôi ở nhà, không thấy chồng mình đâu, vội vã đi tìm. Chị cũng đi theo con đường mòn và đến con sông đang chảy dưới ánh trăng sáng và màn sương đêm. Chị đành dừng lại bên bờ suối ôm lấy cái cây không cành mà khóc. Chị đang khóc đấy, nhưng chị có ngờ đâu chị đang ôm lấy chồng mình và gần đấy là tảng đá em chồng của mình. Nhưng chỉ chưa đầy nửa đêm, thân hình chị đã thành một dây leo, quấn chặt lấy cái cây.

Chị đã chết dựa vào chồng mình.

Chuyện đến tai mọi người, ai nấy đều thương xót, Thế rồi một hôm, vua Hùng đi qua, dân đem câu chuyện kể cho vua nghe và rước vua đến xem. Vua bảo : “Nếu quả thực là tình cảm ba người thắm thiết như vậy thì cây không cành, đá, cây dây leo sẽ cố mối giao hoà với nhau.”.

Quả nhiên khi đem nghiền thứ quả ở cây không cành với lá cây dây leo thì thấy có mùi vị cay cay, nhai thử thấy thơm và nhổ nước vào tảng đá thì thấy có màu đỏ chót. Dân trong vùng gọi cây không cành là cây cau, cây leo là cây trầu, còn tảng đá là tảng đá vôi.

Từ đó có tục ăn trầu. Tục ăn trầu bắt nguồn từ tình cảm keo sơn, thắm thiết của ba người. Vì thế các ngày lễ, hội hè, ăn trầu đã trở thành một tập tục đẹp ,của dân tộc ta.

Tiếp tục đón đọc mẫu 🌳 Kể Lại Câu Chuyện Ông Trạng Thả Diều 🌳 hay nhất

Kể Lại Câu Chuyện Sự Tích Trầu Cau Hay Nhất – Mẫu 5

Khám phá thêm bài mẫu kể lại câu chuyện Sự tích trầu cau hay nhất sau đây:

Chuyện kể lại, xưa kia có hai anh em ruột tên là Tân và Lang, có ngoại hình giống nhau như đúc, đến cả người trong nhà đôi lúc cũng khó nhận ra.

Cha của hai anh em là người cao to nhất làng, từng được vua Hùng triệu về Phong Châu trọng thưởng và đặt tên là Cao, từ đó, gia đình lấy họ là Cao. Khi hai anh em trưởng thành thì cha và mẹ lần lượt qua đời, cả hai anh em nương tựa nhau mà sống, yêu thương, đùm bọc nhau.

Người cha trước khi mất có gửi gắm Tân cho một đạo sĩ họ Lưu, nhưng khi Tân theo học thì Lang cũng không chịu ở nhà một mình mà muốn đi học cùng anh. Nhà đạo sĩ họ Lưu có một cô con gái đến tuổi cập kê. Để tìm hiểu xem người nào là anh, người nào là em, nàng bèn nghĩ ra một mẹo.

Giữa lúc họ đang đói, cô chỉ dọn lên một bát cháo cùng một đôi đũa. Đứng sau khe vách nhìn vào, cô thấy hai người cứ nhường qua nhường lại, cô lẩm bẩm “À, thì ra anh chàng vui tính kia là anh”. Từ đó, giữa Tân và cô gái có nhiều cuộc gặp gỡ, tình cảm ngày một bền chặt.

Thấy con gái có cảm tình với người anh cả, đạo sĩ họ Lưu liền vui vẻ tác hợp. Sau khi cưới, hai vợ chồng đến ở với nhau tại một ngôi nhà mới, có cả Lang ở cùng với anh. Thế nhưng, từ khi người anh lấy vợ, tình thương yêu giữa hai anh em không còn được khăng khít như trước nữa. Chàng Lang rất buồn bã, nhưng người anh cũng vô tình không để ý.

Vào một ngày, hai anh em cùng nhau lên rẫy, đến khi trời xẩm tối mới về, người em vào nhà trước, vừa bước chân qua ngưỡng cửa thì thấy chị dâu ở trong buồng chạy ra nhận nhầm là chồng mình. Người em liền kêu lên, cả hai vô cùng xấu hổ. Giữa lúc đó, người anh cũng bước vào nhà, thấy vậy bèn sinh nghi rằng em có tình ý với vợ mình, từ đó càng hững hờ với em hơn lúc trước.

Một chiều nọ, hai anh chị đều vắng nhà, Lang ngồi một mình nhìn ra khu rừng phía xa, thấy càng cô quạnh, buồn tủi, bèn đứng dậy ra đi.

Anh chàng đi, đi mãi cho đến khi thấy khu rừng ngay trước mặt, rồi lần theo đường mòn, đi thẳng vào rừng âm u. Tới một con suối, nước xanh biếc, sâu, chàng đành ngồi bên bờ và khóc nức. Tiếng suối cứ reo, át cả tiếng khóc của chàng. Đêm mỗi lúc một khuya, sương buông xuống ngày một nhiều, lạnh toát, thấm dần vào da thịt chàng, chàng chết mà vẫn ngồi trơ trơ, rồi hóa thành một tảng đá.

Người anh cùng vợ về tới nhà thì chẳng thấy em đâu, bèn lẳng lặng đi tìm mà không bảo gì với vợ. Theo con đường mòn, anh ta đi mãi, đi mãi, cũng thấy một con suối xanh biếc, chảy cuồn cuộn và không thể đi qua được, anh bèn ngồi bên bờ suối, dựa mình vào tảng đá. Chàng có ngờ đâu, tảng đá đó chính là người em trai của mình. Sương vẫn buông xuống, chàng rầu rĩ khóc lóc, ngất đi và chết cứng, biến thành một cây thẳng đứng, không cành, mọc cạnh tảng đá.

Ở nhà không biết chồng đã đi đâu, người vợ bèn đi tìm, cũng lần theo con đường mòn tiến vào khu rừng sâu thẳm. Đi mãi cuối cùng cũng gặp con suối nước sâu, nàng không đi được nữa, tựa vào gốc cây không cành, bên cạnh tảng đá. Nàng òa khóc. Người vợ cũng có ngờ đâu, gốc cây đó chính là chồng và tảng đá chính là em chồng mình. Vì lạnh quá, nàng cũng chết cứng và biến thành một cây leo quấn chặt bên cây thân cây.

Về sau, câu chuyện ấy đến tai nhiều người, ai ai cũng đều thương xót. Một hôm, vua Hùng đi qua chỗ đó, nhân dân đem câu chuyện về ba người này kể lại cho vua nghe. Vua bảo thử lấy lá cây leo và lấy quả ở cây không cành nghiền với nhau xem sao, thì thấy một mùi cay cay xộc ra.

Nhai thử, thấy thơm ngon và nhổ nước vào tảng đá thì thấy bãi nước chuyển sang sắc đỏ. Nhân dân gọi cây mọc thẳng là cây cau, cây dây leo là cây trầu, lấy tảng đá ở bên đem về nung cho xốp để ăn cùng trầu cau, môi đỏ, miệng thơm.

Gợi ý cho bạn 🌹  Kể Lại Câu Chuyện Sự Tích Hồ Ba Bể 🌹 chi tiết

Kể Lại Câu Chuyện Sự Tích Trầu Cau Chi Tiết – Mẫu 6

Gợi ý đến bạn mẫu văn kể lại câu chuyện Sự tích trầu cau chi tiết được nhiều bạn đọc quan tâm đến dưới đây.

Ngày xưa, một viên quan nhỏ có hai người con trai, hai anh em cách nhau có một tuổi và giống nhau như hai giọt nước, giống đến nỗi người ngoài không phân biệt được đâu là anh, đâu là em. Nhiều khi người nhà cũng bị nhầm. Khi hai người vừa lớn thì cha mẹ họ chết đi. Hai anh em trước vốn đã yêu quý nhau, nay lại càng yêu quý nhau hơn.

Cha mẹ mất đi không còn ai dạy dỗ. Hai anh em đều xin học nhà một ông đạo sĩ họ Lưu. Hai anh em học hành chăm chỉ lại ngoan ngoãn hiền lành nên được thầy giáo yêu như con ruột. Thầy Lưu có cô con gái tuổi vừa độ trăng tròn nhan sắc tuyệt vời, con gái phàm trần không ai so sánh kịp.

Thấy hai anh em vừa đẹp người, vừa đẹp nết cô gái sinh lòng yêu mến. Nàng muốn lấy người anh làm chồng nhưng nàng không biết đâu là anh đâu là em. Để phân biệt được đâu là anh, đâu là em nàng liền tìm cách để một đôi đũa mời hai người ăn. Thấy người anh nhường em, nàng cố gắng nhở để phân biệt được đâu là anh, đâu là em. Sau một thời gian tìm hiểu, người con gái xin phép cha mẹ cho mình lấy người anh làm chồng.

Anh lấy vợ rồi thì tình anh em không được như ngày trước nữa. Người anh suốt ngày quanh quẩn bên vợ để mặc em một mình. Người em rất buồn nhưng anh vô tình không để ý đến.

Một hôm hai anh em cùng đi làm đồng tối mịt mới về. Người em vào nhà trưởc, vừa bước vào đến cửa thì người chị dâu chạy ra ôm chầm lấy vì chị ngỡ là chồng mình. Người em thấy thế liền kêu lên, chị dâu vội vàng buông em ra, cả hai cùng thấy xấu hổ, ngượng ngùng.

Đúng lúc ấy người anh cũng vừa bước vào nhà, thấy cảnh như vậy, nghi em xấu bụng có tình ý vởi vợ mình, từ đó anh lại càng lạnh nhạt hững hờ với em hơn. Người em buồn tủi không biết chia sẻ cùng ai, chàng quyết định bỏ nhà ra đi. Một buổi chiều, hai vợ chồng anh chị đều đi vắng cả người em lặng lẽ ra đi.

Chàng đi, đi mãi cho đến khu rừng trước mặt, rồi đi đến cảnh rừng âm u tăm tối. Chàng đi hết ngày này sang ngày khác, lòng buồn rầu chẳng thiết gì đến ăn uống, người gầy héo xác xơ. Hết ngày dài lai đêm thâu chàng đi không biết đã được bao nhiêu dặm rồi mà vẫn không nghỉ. Lúc đi đến một con suối rộng, nước sâu thăm thẳm chàng không lội qua được đành ngồi lại bên bờ.

Đêm tối quạnh hiu càng làm cho chàng tủi thân, chàng khóc cho sự cô đơn, khóc cho thân phận mình kém may mắn. Chàng khóc mãi, khóc đến khi khô cạn dòng nước mắt, mệt quá chàng gục đầu xuống. Đêm mỗi lúc một lạnh, sương xuống nhiều, cái lạnh thấm vào da thịt chàng, chàng chết mà vẫn ngồi trơ trơ và biến thành một tảng đá.

Buổi chiều, người anh đi làm về, không thấy người em đâu, anh ân hận vì đã hiểu lầm em để em tủi hổ bỏ nhà bỏ cửa đi. Người anh lẳng lặng đi tìm em mà không nói cho vợ biết. Theo con đường mòn vào rừng, chàng đi mãi cho đến khi gặp dòng suối sâu chàng không lội qua được đành phải ngồi lại tựa mình vào tảng đả.

Chàng có ngờ đâu tảng đá đó chính là em mình. Sương đêm rỏ tỉ tách thấm dần vào người chàng. Chàng không đủ sức để gọi em nữa, chàng ngất đi và chết cứng, biến thành một cây không cành mọc ngay sát tảng đá. Ở nhà chờ mãi không thấy chồng đâu, người vợ vội vã đi tìm chồng. Nàng cũng bước theo con đường mòn vào rừng thẳm. Nàng đi, đi mãi rồi củng đến suối nước sâu.

Nàng không còn đủ sức để đi nữa, nàng ngồi tựa mình vào gốc cây gào khóc gọi chồng gọi em. Nàng đâu có ngờ cải cây ấy là chống và tảng đá dó là em chổng nàng. Nàng khóc mãi nước mắt cạn khô, người gầy tong teo. Nàng chết biến thành một dây leo quấn chặt lấy cái cây không cành mọc bên tảng đá.

Về sau chuyện ấy đến tai mọi người, ai nấy đều cảm động xót xa cho tình cảm của họ. Một hôm vua Hùng đi qua, vua được dân làng kể lại chuyện và tận mắt vua được chứng kiến. Vua bảo dân lấy lá của dây leo nghiền với quả của cây không cành ấy xem sao thì thấy vị có mùi cay cay, nhai thử thấy thơm ngon. Nhổ thứ nước ấy vào tảng đá thì thấy nước có màu sắc đỏ.

Dân trong vùng gọi cây ấy là cây cau, gọi cây dây leo kia là cây trầu, lại lấy tảng đá đem nung cho xốp thành vôi để ăn cùng trầu cau cho miệng thơm môi thắm.

Ba người tuy đã chết mà tình cảm vẫn keo sơn gắn bó, thân thiết. Rồi miếng trầu được dùng để bắt đầu mọi cuộc gặp gỡ. “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Công việc to nhỏ, ma chay cưới hỏi đều không thể thiếu miếng trầu. Tục ăn trầu đã trở thành nét đẹp của phong tục Việt Nam như thế đó!

SCR.VN gợi ý thêm 💕 Kể Lại Câu Chuyện Nàng Tiên Ốc 💕hay nhất

Kể Lại Câu Chuyện Sự Tích Trầu Cau Theo Lời Của Người Em – Mẫu 7

Mời bạn đọc tham khảo thêm mẫu kể lại câu chuyện Sự tích trầu cau theo lời của người em đặc sắc nhất dưới đây.

Tôi tuy là một tảng đá vôi nhưng cuộc đời của tôi lại rất dài. Tôi không phải là một tảng đá vôi bình thường như bao tảng đá khác. Bởi vì xưa kia tôi chính là một con người.

Hồi đó, nhà họ Cao chúng tôi có hai anh em. Tôi và anh của tôi. Chúng tôi giống nhau như đúc, đến nỗi người ngoài không thể phân biệt được ai là anh, ai là em. Hai anh em tôi hơn nhau một tuổi và rất thương yêu, quý trọng nhau. Những tháng năm được sống vui vầy bên cha mẹ, bên người anh ruột thịt là những ngày tháng hạnh phúc nhất trong đời tôi.

Nhưng những ngày tháng êm đềm ấy không cùng tôi suốt cuộc đời. Khi hai anh em tôi mới mười bảy, mười tám tuổi thì cha mẹ chúng tôi đều lần lượt qua đời. Từ đó, chúng tồi lại càng yêu quý nhau hơn trước.

Không được cha mẹ dạy dỗ cho nữa, tôi và anh tôi đến xin học tại ông thầy họ Lưu. Chúng tôi đều cố gắng chăm chỉ học hành nên được thầy Lưu yêu như con. Thầy Lưu có một người con gái, tuổi chừng mười sáu, mười bảy rất xinh đẹp, dịu dàng, con gái trong vùng ít ai sánh kịp. Từ khi. hai anh em tôi đến học, cô gái có vẻ quấn quýt với hai anh em chúng tôi lắm.

Một hôm, nhà nấu cháo, cô gái múc một bát cháo và một đôi đũa mời chúng tôi ăn. Cầm bát cháo từ tay cô gái, tôi nghĩ : “Anh mình lớn hơn mình, vì vậy mình phải nhường cho anh ăn trước mới phải.”. Nghĩ vậy, tôi bèn mời anh ăn trước. Sau đó, anh tôi đã lấy cô gái làm vợ. Việc mời ăn cháo chính là một cái cớ để cô gái phân biệt được chúng tôi ai là anh, ai là em.

Cũng từ khi anh tôi lấy vợ, tôi cảm thấy rằng tình cảm anh em giữa chúng tôi hình như không được thắm thiết như trước nữa thì phải. Tôi buồn Ịắm nhưng anh tôi vẫn vô tình không để ý đến. Một buổi chiều nọ, anh và chị dâu đã đi vắng, tôi ngồi trước cửa và nhìn ra khu rừng xa xa.

Càng nghĩ, tôi càng cảm thấy mình là đồ thừa trong cái gia đình nhỏ bé, hạnh phúc này. Vừa tủi thân, lại cảm thấy thật cô đơn, tôi vùng đứng dậy ra đi. Tôi cứ đi mãi, đi mãi đến khi rừng già ở trước mất. Theo con đường mòn, tôi đi thẳng vào rừng. Trời đã tối, trăng đã lên cao. Tôi đi mải miết cho tới khi gặp một con suối rộng, nước sâu và xanh biếc trong rừng. Không thể lội qua được, tôi đành ngồi nghỉ bên bờ. Tôi đã khóc, khóc nhiều lắm.

Đêm đã khuya, sương lạnh rơi xuống mỗi lúc một nhiều. Những giọt sương cứ thấm dần, thấm dần vào da thịt tôi. Cuối cùng tôi đã chết mà vẫn ngồi trơ trơ, biến thành tảng đá vôi như bây giờ. Tôi có ngờ đâu, anh tôi về nhà, không thấy tôi đâu bèn vội vàng đi tìm nhưng không nói cho ai biết cả.

Cũng theo con đường tôi đã đi. Anh cũng tới được con suối rộng, nước xanh biếc đang chảy cuồn cuộn dưới ánh trãng vàng. Không lội qua được nữa, anh tôi bèn ngồi xuống, tựa lưng vào tảng đá bên bờ suối. Anh có ngờ đâu tảng đá ấy chính là đứa em ruột thịt của mình. Anh cứ ngồi đấy gọi tên tôi, những giọt sương từ cành lá rơi lã chã xuống vai áo anh, thấm vào da thịt anh.

Anh tôi đã ngất đi và chết cứng, biến thành một cái cây không cành mọc thẳng lên bên tảng đá. Cái cây cứ rì rào, rì rào, tán lá trên cao như nói lời xin lỗi muộn màng. Anh ơi, em sẵn sàng tha thứ cho anh bởi vì chúng ta là ruột thịt của nhau, chính em phải nói lời xin lỗi với anh. Tồi chỉ muốn hét thật to lên như vậy. Nhưng đâu còn thời gian nữa, giờ đây, tôi đã biến thành tảng đá. Đá thì làm sao nói được.

Ở nhà, chị dâu tôi chẳng thấy chồng đâu, cũng chẳng thấy em đâu bèn tất tả đi tìm. Bước thấp, bước cao. Cuối cùng chị cũng tới được con suối trong rừng. Cũng như anh em tôi, không lội qua được, chị đành ngồi lại bên bờ tựa lưng vào cái cây. Chị ơi, cái cây chị đang tựa vào chính là chồng của chị đấy.

Tôi rất muốn nói cho chị biết điều đó. Chị dâu tôi cứ ngồi đấy, than khóc, vật vã. Chưa đầy nửa đêm, chị đã mình gầy xác ve, thân dài lêu nghêu biến thành cây leo cuốn chặt lấy cây không cành, về sau, chuyện chúng tôi đến tai mọi người, ai nấy đều thương xót.

Dân trong vùng gọi tôi là đá vôi, anh tôi là cây cau còn người chị dâu là cây trầu. Tôi cũng rất mong rằng bây giờ cũng sẽ có những tình cảm anh em vợ chồng gắn bó như chúng tôi đây.

Chia sẻ đến bạn bài 💦 Kể Lại Truyện Thạch Sanh 💦 ấn tượng

Kể Lại Câu Chuyện Sự Tích Trầu Cau Bằng Lời Văn Của Em – Mẫu 8

Tiếp tục bài viết là mẫu văn kể lại câu chuyện Sự tích trầu cau bằng lời văn của em.

Ở một làng nọ, có hai anh em nhà họ Cao, cha mẹ mất sớm. Họ giống nhau như hai giọt nước, tuổi cũng xấp xỉ nhau và thương yêu nhau rất mực. Thấy anh em họ Cao chăm chỉ, con gái nhà họ Lưu đem lòng yêu mến muốn kén chọn người anh làm chồng. Để phân biệt người nào là anh, người nào là em nên cô gái múc hai bát cháo mời hai anh em ăn nhưng chí để một đôi đũa. Người em mời anh dùng trước và cô xin được làm vợ người anh.

Khi có vợ rồi, người anh luôn chăm sóc thương yêu vợ. Vì vậy người em buồn tủi vì nghĩ rằng người anh không còn thương yêu mình nữa. Còn người anh vô tình không hiểu được em.

Một buổi chiều kia người em từ ngoài đồng trở về nhà, người vợ ngỡ là chồng mình nên chạy ra ôm chầm lấy người em. Cùng lúc ấy, người anh cũng vừa về đến. Hai người ai cũng bỡ ngỡ. Từ đó người anh lại càng lạnh nhạt với em hơn nữa.

Càng cô đơn, người em càng buồn tủi nhiều hơn nên quyết định ra đi. Không biết phải đi về đâu, nên cứ nhìn hướng trước mặt mà người em đi tới mãi. Đi đến một dòng suối lớn chắn ngang, quá mệt mỏi, người em ngồi bên vệ đường rồi thiếp đi. Mưa nắng thời gian đã làm người em biến thành một tảng đá.

Người anh về nhà, không thấy em đâu, chợt hiểu ra bèn tất tả chạy tìm em. Hướng về phía rừng người anh đi mãi, đi sâu vào những con đường quanh co ngõ ngách. Cuối cùng, người anh cũng đến được dòng suối lớn. Thương nhớ em, chàng gục bên tảng đá mà khóc than cho đến lúc chết. Rồi người anh biến thành một cây cao vút thẳng tắp, không cành không nhánh.

Người vợ trông ngóng chồng về, nhưng chờ đợi mãi không thấy tăm hơi nên vội vã chạy đi tìm. Vừa đi, vừa gọi chồng tha thiết, nàng băng qua rừng rậm lội qua đèo cao, để rồi nàng tới bên dòng suối oan nghiệt ấy. Mệt lả, nàng ôm thân cây cao ấy rồi gục xuống. Cứ thế nàng thiếp đi hết ngày này sang ngày khác và rồi thân xác nàng hóa thành một cây dây leo quấn quanh lên cây cao ấy.

Nhìn tảng đá, cây cau và dây leo bỗng ta thấy xúc động vô cùng. Quả thật tình cảm anh em, vợ chồng thắm thiết không thể tách rời họ ra được nữa rồi. Ta liền bảo hái thử một lá nhỏ của dây leo, một quả nho nhỏ của cây mọc thẳng, rồi cả hai được ta nhai nhuyễn thấy có mùi thơm cay nồng.

Một điều rất lạ kì khi ta nhổ nước xanh ấy xuống tảng đá thì màu xanh lại chuyển sang màu đỏ rất đẹp. Ta nghĩ ra cách hòa hợp ba thứ ấy lại nên cho dân vùng đó nung đá thành vôi và hái lá xanh cùng những quả nho nhỏ kia để tạo nền một tập tục mới: tục ăn trầu.

Đây là câu chuyện để nhắc nhở mọi người nhớ mãi tấm gương tốt về tình anh em, nghĩa vợ chồng. Do vậy, tập tục này được phổ biến rộng rãi trong dịp lễ hỏi cưới xin là vậy.

Giới thiệu thêm 🌿 Kể Lại Chuyện Tấm Cám Với Kết Thúc Khác 🌿 ấn tượng

Chi Tiết Kì Ảo Trong Sự Tích Trầu Cau Văn Ngắn

Xem thêm mẫu văn ngắn nói về chi tiết kì ảo trong câu chuyện Sự tích trầu cau dưới đây:

Đúng như tên gọi của nó, trong truyện cổ tích thân kỳ, yếu tố kì ảo chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Người kể chuyện chỉ mượn các yêu tố thần kỳ để làm phương tiện hỗ trợ cho hoạt động của con người, từ đó rút ra bài học răn dạy. Càng lùi về quá khứ xa xưa thì yếu tố kì diệu thần kỳ càng đậm nét.

Như ở trên đã nói, người kể chuyện đã cách ly người nghe với không gian xảy ra câu chuyện bởi cho dù đúng hay sai thì họ cũng thể nào quay lại kiểm chứng được. Việc sử dụng các yếu tố thần kỳ vừa là thủ pháp nghệ thuật, vừa là niềm tin của nhân dân.

Trong sự tích Trầu cau, yếu tố thần kì là cả ba anh em đều chết và hóa thành cây cau, cây trầu không và hòn đá vôi. Nhân dân ta với chủ nghĩa nhân văn đã sử dụng yếu tố thần kỳ để tái sinh cuộc sống của họ, đề cao tình nghĩa anh em gắn bó keo sơn. Cao hơn sự tái sinh là hòa nhập họ lại, hình thành nên tục ăn trầu của người dân Việt Nam.

Tham khảo tuyển tập văn ☔ Kể Lại Một Câu Chuyện Cổ Tích Mà Em Biết ☔ chọn lọc

Cảm Nhận Về Sự Tích Trầu Cau

Cuối cùng là bài cảm nhận về Sự tích trầu cau được SCR.VN sưu tầm dưới đây, đừng bỏ lỡ nhé!

Trong kho tàng truyện cổ dân gian nước ta, “Sự tích trầu cau” là một câu chuyện đầy xúc động, ai đọc cũng thấy thú vị. Bởi vì câu chuyện này không những cắt nghĩa nguồn gốc ăn trầu của dân ta mà còn thể hiện đạo lí tốt đẹp từ nghìn đời của ông cha ta còn lưu truyền mãi cho con cháu đời sau.

Trước hết, ai cũng nhận ra đây là một câu chuyện lay động lòng người về tình anh em ruột thịt. Xưa nay dân ta quan niệm: “Anh em như thể chân tay”. Tình chân tay khó thể chia lìa ấy đặc biệt càng đậm đà sâu sắc hơn khi chẳng may gặp cảnh sớm mồ côi phải nương tựa chở che nhau để sống. Đó là điều thường thấy trong đời.

Tuy nhiên anh em mồ côi mà thương yêu nhau thắm thiết đến được như anh em họ Cao trong truyện thì thật là hiếm. Thế mà tình yêu thương của họ đáng là bài học quý cho người đời. Xúc dộng trước tình anh em đó, cô gái họ Lưu đã quyết định chọn người anh làm chồng. Nhưng hai anh em giống nhau như hai giọt nước khó thể phân biệt.

Vì vậy cô gái dùng một mẹo nhỏ: dọn ra một mâm cháo mà chỉ có một đôi đũa. Mẹo ấy không những giúp cô biết ai là anh, nhưng đồng thời cũng cho cô thấy anh em nhà này “Kính trên nhường dưới” thuận thảo hết lòng với nhau.

Dõi theo truyện này, đâu ai tránh khỏi xúc động khi hình dung ra cảnh người em thua buồn, tủi phận mình mà ra đi. Đi mãi, gặp một dòng suối rộng chắn đường, mệt mỏi, bơ vơ, chàng ngồi bên dòng suối mà khóc rồi thiếp đi. Tình cảm thương nhớ anh mình của người em, đọng lại thành một khối rắn chắc trong phiến đá mà chàng hóa thân. Trong khi đó, người anh tuy hết lòng yêu thương vợ nhưng vẫn bỏ nhà đi tìm em.

Chàng đi về phía rừng trước mặt rồi cũng đến bên bờ suối, thương nhớ em, chàng ngồi gục bên tảng đá mà khóc. Khóc mãi, thiếp đi mà chết, chàng hóa thành một cái cây cao vút, thẳng tắp không cành nhánh, vươn mãi lên cao như ngóng cổ kiếm tìm em.

Dõi tiếp phần cuối, ai lại không xót thương cho người vợ, trọn lòng chỉ biết có chồng, ở nhà không thấy chồng về, cô vừa đi vừa gọi vừa khóc. Cho đến khi gặp dòng suối rộng cách ngăn. Thấy một thân cây thẳng tắp, mọc bên một tảng đá to, cô gục xuống bên cây. Đau buồn mệt mỏi, cô thiếp đi rồi chết, hóa thành một cây dây leo quấn quýt. Đúng là đến chết cô vẫn không rời chồng mình.

Truyện thật hấp dẫn. Bằng óc tưởng tượng phong phú tài hoa ông cha ta đã thể hiện đạo lí của dân tộc mình là anh em thương yêu lẫn nhau, vợ chồng chung thủy với nhau. Miếng trầu đỏ thắm là hình ảnh đẹp biết bao., là sự kết hợp của lá trầu, miếng cau, vệt vôi hòa quện.

Phải chăng cho thấy tình anh em thắm thiết, nghĩa vợ chồng keo sơn là hai nguồn tình cảm chẳng hề cản trở nhau mà trái lại, còn hòa hợp, bổ sung nhau làm nên mái ấm tình nồng trăm năm thấm đượm.

Ngoài ra, “Sự tích trầu cau” còn giải thích tục ăn trầu một phong tục lâu đời của dân tộc ta. Ngày nay, tục này không còn thông dụng nhưng tấm gương sáng về tình anh em, nghĩa vợ chồng kia hẳn là mãi mãi sẽ không mờ phai.

Giới Thiệu Bài 🍀 Kể Một Câu Chuyện Em Thích Bằng Lời Văn Của Em 🍀Hay Nhất

Viết một bình luận