Tóm Tắt Lý Ngựa Ô Ở Hai Vùng Đất + Sơ Đồ Tư Duy [6 Mẫu Hay]

Tóm Tắt Lý Ngựa Ô Ở Hai Vùng Đất + Sơ Đồ Tư Duy ❤️️ 6 Mẫu ✅ Gợi Ý Đến Bạn Đọc Các Mẫu Văn Được SCR.VN Biên Soạn Ngắn Gọn, Đầy Đủ Ý. 

Cách Tóm Tắt Lý Ngựa Ô Ở Hai Vùng Đất

Hướng dẫn bạn đọc cách tóm tắt Lý Ngựa Ô Ở Hai Vùng Đất một cách logic nhất đó chính là dựa vào bố cục và nội dung chính của bài.

– Bố cục Lý Ngựa Ô Ở Hai Vùng Đất chia thành 2 phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “nên gập ghềnh câu lí ngựa ô qua”: Hát bên anh
  • Phần 2: Đoạn còn lại: Hát bên em

– Nội dung chính: Bài Lý Ngựa Ô Ở Hai Vùng Đất cho thấy sự đặc sắc của làn điệu lí ngựa ô. Qua làn đó, kín đáo bộc lộ tâm tư của chàng trai và cô gái với nỗi nhớ nhung khắc khoải, mong chờ trong tình yêu.

SCR.VN gợi ý thêm 🌹 Tóm Tắt Đăm Săn Đi Chinh Phục Nữ Thần Mặt Trời 🌹 ấn tượng

Sơ Đồ Tư Duy Lý Ngựa Ô Ở Hai Vùng Đất Đơn Giản – Mẫu 1

Xem thêm sơ đồ tư duy Lý Ngựa Ô Ở Hai Vùng Đất đơn giản được SCR.VN sưu tầm dưới đây nhé!

Sơ Đồ Tư Duy Lý Ngựa Ô Ở Hai Vùng Đất Đơn Giản
Sơ Đồ Tư Duy Lý Ngựa Ô Ở Hai Vùng Đất Đơn Giản

Sơ Đồ Tư Duy Lý Ngựa Ô Ở Hai Vùng Đất Đầy Đủ – Mẫu 2

Tiếp tục đó là mẫu sơ đồ tư duy Lý Ngựa Ô Ở Hai Vùng Đất đầy đủ ý, hãy cùng tham khảo để có thể hệ thống lại bài học nhanh nhất.

Sơ Đồ Tư Duy Lý Ngựa Ô Ở Hai Vùng Đất
Sơ Đồ Tư Duy Lý Ngựa Ô Ở Hai Vùng Đất

Tóm Tắt Lý Ngựa Ô Ở Hai Vùng Đất Ngắn Gọn – Mẫu 3

Bên cạnh các mẫu sơ đồ tư duy, hãy cùng SCR.VN tham khảo bài tóm tắt Lý Ngựa Ô Ở Hai Vùng Đất ngắn gọn sau đây nhé!

Tác phẩm Lý Ngựa Ô Ở Hai Vùng Đất cho thấy sự đặc sắc của làn điệu lí ngựa ô khi được thể hiện ở hai nơi khác nhau là “làng anh” và “làng em”. Qua làn điệu lí ngựa ô, kín đáo bộc lộ tâm tư của chàng trai, cô gái với nỗi nhớ nhung khắc khoải và mong chờ trong tình yêu

Cho thấy những làn điệu, câu hò là nơi gửi gắm tâm tư, tình cảm, ước mơ và khát vọng của con người. Phần nào thể hiện văn hóa truyền thống của dân tộc qua những câu hát giao duyên, điệu hò, điệu lí và cho thấy nét giao lưu văn hóa cộng đồng của thế hệ xưa, tuy ở hai vùng đất khác nhau nhưng không ngăn cản sự gặp gỡ, hòa hợp văn hóa của họ

Mời bạn xem nhiều hơn 🌟 Tóm Tắt Ngôi Nhà Truyền Thống Của Người Ê Đê 🌟 chi tiết

Tóm Tắt Lý Ngựa Ô Ở Hai Vùng Đất Ngắn Nhất – Mẫu 4

Dưới đây là bài tóm tắt Lý Ngựa Ô Ở Hai Vùng Đất ngắn nhất được nhiều bạn đọc quan tâm đến.

Bài thơ kể về cuộc chiến tranh đã qua đan xen với tình yêu đôi lứa được thể hiện một cách dung dị đan xen với những nét đẹp văn hóa.

Qua bài thơ Lý ngựa ô ở hai vùng đất, người đọc chúng ta như được thả trôi tâm hồn vào với những làn điệu lý ngựa ô, một làn điệu dân ca nổi tiếng không kém với làn điệu quan họ. Bài thơ đã thể hiện được vẻ đẹp của dân ca lý ngựa ô ở dọc ba miền của đất nước, từ bắc vào nam, ở bất kì nơi đâu, điệu lý ngựa ô cũng thật đẹp và chứa đựng những đặc trưng riêng của vùng miền đó.

Gợi ý thêm cho bạn 🌳 Tóm Tắt Cuộc Tu Bổ Lại Các Giống Vật 🌳 đặc sắc

Tóm Tắt Lý Ngựa Ô Ở Hai Vùng Đất Chi Tiết – Mẫu 5

Đón đọc thêm bài tóm tắt Lý Ngựa Ô Ở Hai Vùng Đất chi tiết sau đây để có thêm nhiều tư liệu ôn tập tốt nhất.

Bài thơ Lý Ngựa Ô Ở Hai Vùng Đất thuộc thể loại thơ tự do của tác giả Phạm Ngọc Cảnh, nằm trong tập Đêm Quảng Trị. Hoàn cảnh ra đời của bài thơ vô cùng đặc biệt đó là trong mạch văn hào sảng khí thế của người lính ra trận. Bài Lý ngựa ô ở hai vùng đất đã kể lại cuộc chiến tranh đã qua của nước ta, xen lẫn vào đó chính là tình yêu đôi lứa được thể hiện thông qua làn điệu dân gian quen thuộc.

Đầu tiên, những làn điệu Lý ngựa ô được hát ở bên anh trong phần đầu của bài thơ.

Câu hát như tiếp thêm sức mạnh cho anh khi hành quân đánh giặc, như em vẫn luôn đợi anh về và cũng đại diện cho quê hương đang cần anh bảo vệ. Ở đoạn tiếp theo, tác giả sử dụng nghệ thuật điệp ngữ để làm tăng thêm tính tự hào của nhân vật anh về làn điệu Lý ngựa ô được truyền lại từ thời cha ông.

Đến với vùng đất thứ hai cũng yêu làn điệu Lý ngựa ô không kém chính là bên nhân vật em.

Có thể thấy, nếu như quê anh gắn với truyền thuyết Thánh Gióng ở miền Bắc Bộ thì quê em lại ở miền Trung, nơi móng ngựa “gõ mê say” để băng qua phá “rộng duềnh doàng lên dợn sóng” hay qua cả “truông rậm”.

Đây là hai vùng địa hình đặc trưng của dải đất miền Trung nước ta, phá chính là vùng nước mặn có dải đất và cát ngăn với biển, được nối thông ra ngoài biển bằng một dòng nước hẹp. Còn truông chính là chỉ vùng đất hoang, có cây cối rậm rạp.

Rồi làn điệu lý ngựa ô ở hai vùng đất bên anh và bên em được gặp gỡ và giao lưu với nhau.

Tuy cùng làn điệu lý ngựa ô, nhưng câu hát ở mỗi vùng lại được thêm vào đó những đặc trưng riêng của quê hương mình. Ở bên anh câu hát lý ngựa ô gắn với truyền thuyết về Thánh Gióng. Ở nơi em, lại gắn với truông dài phá rộng của miền Trung.

Hay miền Nam, lý ngựa ô lại có âm điệu “như giục như mời”, những câu hát gắn với hình ảnh ngựa bay qua vựa lúa bát ngát, ngựa chạy ở nơi sông Cửu Long “sông xòe chín cửa” để vươn ra biển lớn, cất tiếng hí vang “chào xa khơi”.

Đón đọc thêm mẫu 🌹 Tóm Tắt Prô-Mê-Tê Và Loài Người 🌹 ấn tượng

Tóm Tắt Lý Ngựa Ô Ở Hai Vùng Đất Lớp 10 – Mẫu 6

Nhất định đừng bỏ qua mẫu bài tóm tắt Lý Ngựa Ô Ở Hai Vùng Đất lớp 10 đặc sắc nhất dưới đây nhé!

“Lý ngựa ô ở hai vùng đất” là thi phẩm thường hay được nhắc tới của Phạm Ngọc Cảnh. Bài thơ cũng là cơ duyên gắn bó ông với người phụ nữ có cái tên đẹp: Giáng Hương.

Bài thơ “Lý ngựa ô ở hai vùng đất” đã ra đời trong một mạch văn hào sảng khí thế của người lính trận. Bài thơ cũng đã gieo vào lòng những độc giả cùng thế hệ ông niềm vui và niềm tin chiến thắng.

Làng anh nằm ở ven sông, “quen hát Lí ngựa ô rồi”, hát vào tháng tư khi Hội Gióng. Câu hát Lí ngựa ô ở “làng anh” hát theo đường đánh giặc khiến ai nghe cũng ngỡ mình đang đi trong mây, chẳng ai tin mình đang giong ngựa sắt. Có thể thấy thời điểm “làng anh” là đang đi lính, ra trận, câu hát như một khúc ca vang lên khi họ đi hành quân.

Bên em thì “móng ngựa gõ mê say’, “qua phá rộng duềnh doàng lên đợt sóng”. Ở bên em, câu hát Lí ngựa ô như một lời mời gọi, mang những cảm xúc mộc mạc nhất của làng quê, sông nước miền Trung.

Bài thơ đã cho thấy nét độc đáo của điệu lý ngựa ô khi nó được diễn xướng ở hai địa điểm khác nhau là “làng anh” và “làng em”. Qua điệu hò ngựa ô, tác giả đã lồng ghép thể hiện tình cảm của chàng trai và cô gái với những nhớ nhung, khao khát yêu đương một cách thật kín đáo, tế nhị. Qua đó ta thấy rõ, những giai điệu, bài hát là nơi gửi gắm tâm tư, tình cảm, ước mơ, khát vọng của người dân lúc xưa

Thông qua bài thơ, ta có thể nhân thấy rằng những câu hò, câu hát giao duyên hay những làn điệu dân ca nhìn chung dường như đều thể hiện được vẻ đẹp và khát vọng của nhân dân. Họ gửi gắm vào đó những ước vọng, khát khao hòa bình, tình yêu đôi lứa, những tâm tư tình cảm và tình yêu quê hương, đất nước.

Gửi đến bạn mẫu 🍃 Tóm Tắt Đi San Mặt Đất 🍃 chi tiết

Viết một bình luận