Dàn Ý Tả Đồ Vật Lớp 5, Lớp 4 [16+ Mẫu Ngắn Hay Nhất]

Dàn Ý Tả Đồ Vật Lớp 5, Lớp 4 ❤️️ 16 Mẫu Ngắn Hay Nhất ✅ Chia Sẻ Trọn Bộ Dàn Bài Đầy Đủ Với Những Gợi Ý Chi Tiết Định Hướng Nội Dung Bài Văn.

Cách Lập Dàn Ý Tả Đồ Vật

Tham khảo các bước cụ thể hướng dẫn cách lập dàn ý tả đồ vật dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm được phương pháp và trau dồi kỹ năng làm văn.

👉 Bước 1:

  • Đồ vật em định tả là gì?
  • Em thấy có hoặc có nó khi nào?

👉 Bước 2:

  • Tả bao quát hình dạng của đồ vật (nhìn từ xa, nhìn gần có gì đặc biệt về kích thước, màu sắc,…..)
  • Tả các bộ phận của đồ vật hình thù, màu sắc, kích thước của từng bộ phận ; có thê tả từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới)
  • Nêu công dụng của đồ vật.

👉 Bước 3:

  • Nêu cảm nghĩ của em
  • Lời hứa đối với đồ vật đó.

Dàn Ý Tả Đồ Vật Hay Nhất – Mẫu 1

Đón đọc dàn ý tả đồ vật hay nhất dưới đây sẽ giúp các em học sinh tham khảo cho mình những ý văn hay và đặc sắc.

1.Mở bài: Giới thiệu đồ vật em muốn miêu tả

  • Đồ vật đó là gì? Do em tự mua hay được ai mua/ tặng? Nhân dịp gì?
  • Món đồ đó đã được sử dụng lâu hay chưa?

2.Thân bài:

-Miêu tả khái quát về đồ vật đó:

  • Đồ vật đó thuộc nhãn hiệu nào?
  • Món đồ có có kích thước như thế nào? Chất liệu và màu sắc chủ đạo là gì?
  • Đồ vật đó có ý nghĩa gì đặc biệt quan trọng hay không?
  • Món đồ đó có bền và dễ sử dụng hay không?
  • Đồ vật đó gồm bao nhiêu bộ phận chính? Đó là những bộ phận nào?

-Miêu tả chi tiết các bộ phận của món đồ:

  • Tả từng bộ phận theo thứ tự nhất định, như tả từ trên xuống dưới, tả từ ngoài vào trong, tả từ trước ra sau…
  • Tả các bộ phận theo từng tiêu chí: hình dáng, màu sắc, họa tiết, tác dụng…
  • Tả cách sử dụng và tác dụng chung của đồ vật đó đối với em, và mọi người

3.Kết bài: Tình cảm của em dành cho đồ vật mình vừa tả

  • Những suy nghĩ, tình cảm của em với đồ vật sau quá trình sử dụng
  • Những hành động của em để đồ vật đó được sạch sẽ và bền bỉ theo quá trình sử dụng

Giới thiệu tuyển tập 🍃 Tả Đồ Vật 🍃 15 Bài Văn Miêu Tả Hay Nhất

Dàn Ý Tả Đồ Vật Ngắn Gọn – Mẫu 2

Chia sẻ dưới đây dàn ý tả đồ vật ngắn gọn với những ý văn trọng tâm được liệt kê rõ ràng và súc tích.

1.Mở bài: Giới thiệu về đồ vật gắn bó với em

2.Thân bài:

a. Khái quát chung về đồ vật em tả:

  • Nguồn gốc của đồ vật (Ai đã mua tặng em? Khi nào?):
  • Cảm xúc của em khi lần đầu tiên thấy đồ vật ấy (Bất ngờ, vui sướng, hạnh phúc,…)

b. Đặc điểm của đồ vật:

  • Kích thước (To, nhỏ,…)
  • Màu sắc
  • Họa tiết trên đồ vật có gì đặc sắc
  • Cấu tạo của đồ vật

c. Vai trò và ý nghĩa của đồ vật:

  • Đồ vật giúp em làm những gì?
  • Sự xuất hiện của đồ vật làm thay đổi cuộc sống của em như thế nào?

3.Kết bài: Tình cảm của em với đồ vật ấy:

  • Yêu thương, trân trọng
  • Lời hứa giữ gìn đồ vật ấy.

Dàn Ý Tả Đồ Vật Ngắn Nhất – Mẫu 3

Mẫu dàn ý tả đồ vật ngắn nhất dưới đây sẽ là tư liệu tham khảo cần thiết giúp các em học sinh ôn tập nhanh chóng cho bài kiểm tra trên lớp.

1.Mở bài:

-Mở bài trực tiếp: Giới thiệu trực tiếp đối tượng định tả.

-Mở bài gián tiếp:

  • Dùng hình ảnh khác để giới thiệu đối tượng tả.
  • Nêu những mối tương quan xoay quanh đối tượng tả rồi giới thiệu đối tượng tả.
  • Nêu sự vật tương tự với đối tượng tả và giới thiệu đối tượng tả.
  • Có thể nêu bật tình cảm, cảm xúc để giới thiệu vật định tả.

2.Thân bài:

  • Lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu của đói tượng
  • Tập trung miêu tả chi tiết đạc điểm đói tượng
  • Sắp xếp và trình bày theo một trình tự

3.Kết bài: Nêu tình cảm, ích lợi cụ thể của em đối với đồ vật đang tả.

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Dàn Ý Chi Tiết Tả Đồ Vật – Mẫu 4

Dựa vào mẫu dàn ý chi tiết tả đồ vật dưới đây, các em học sinh có thể dễ dàng triển khai bài văn của mình đầy đủ ý.

a. Mở bài: Giới thiệu về cái giá sách mà em muốn tả:

  • Cái giá sách đó do ai mua hoặc tặng? Nhân dịp gì?
  • Cái giá sách đó được đặt ở đâu? Do ai sử dụng?
  • Chiếc giá sách đó đã được sử dụng lâu chưa? Đã cũ chưa hay vẫn còn mới tinh?

b. Thân bài:

Miêu tả chiếc giá sách:

  • Chiếc giá sách được làm từ chất liệu gì? Có bền và cứng cáp không?
  • Chiếc giá sách có màu gì? Đó là màu của lớp sơn hay là màu nguyên bản của chất liệu làm nên giá sách?
  • Trên chiếc giá có được trang trí thêm gì không? (hình dán, móc treo…) Do ai trang trí?
  • Kích thước của giá sách (bề ngang, bề rộng)
  • Giá sách gồm bao nhiêu ngăn? Mỗi ngăn có hình dáng gì, kích thước ra sao? Được dùng để làm gì?
  • Theo thời gian sử dụng thì có dấu vết nào xuất hiện trên chiếc giá sách hay không?

Kỷ niệm của em cùng với chiếc giá sách:

  • Giá sách là nơi em đặt những món đồ gì? Có ý nghĩa với em ra sao?
  • Giá sách đã cùng em trải qua những khoảnh khắc nào? (giờ học căng thẳng, giờ giải lao thoải mái…)

c. Kết bài:

  • Tình cảm của em dành cho chiếc giá sách
  • Em sẽ giữ gìn bảo vệ chiếc giá sách luôn như mới

Ngoài ra, tại SCR.VN còn có 🌺 Biểu Cảm Về Đồ Vật 🌺 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Dàn Ý Tả Đồ Vật Có Ý Nghĩa Sâu Sắc Với Em – Mẫu 5

Lập dàn ý tả đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em sẽ giúp các em học sinh có được cho mình những định hướng làm bài cụ thể. Tham khảo mẫu dàn ý tả đồ vật có ý nghĩa sâu sắc với em dưới đây:

  1. Mở bài: Giới thiệu về đồ vật có ý nghĩa sâu sắc với em (Bức ảnh Bác Hồ)
  1. Thân bài:

Đặc điểm của bức ảnh:

  • Bức ảnh có chiều dài khoảng 40 cen ti mét, chiều ngang 30 cen ti mét.
  • Khung ảnh làm bằng gỗ, sơn màu vàng nhạt.
  • Mặt khung ảnh là tấm kính trong suốt.
  • Nội dung bức ảnh: Bác Hồ đeo khăn quàng cho một bạn nhi đồng

Cảm xúc khi sở hữu đồ vật ý nghĩa:

  • Vui mừng, xúc động.
  • Trân trọng treo ở góc học tập của mình.
  • Nhìn ảnh Bác em có thêm động lực học tập, cố gắng.
  1. Kết bài: Cảm nhận chung
  • Đồ vật giản dị nhưng có ý nghĩa to lớn với em.
  • Em sẽ luôn giữ gìn, trân trọng món quà.

Chia sẻ thêm cùng bạn 🍀 Bài Văn Tả Đồ Vật Gắn Bó Với Em 🍀 15 Bài Văn Hay Nhất

Dàn Ý Tả Đồ Vật Trong Viện Bảo Tàng – Mẫu 6

Chia sẻ dưới đây mẫu dàn ý tả đồ vật trong viện bảo tàng sẽ giúp các em học sinh có thêm cho mình những gợi ý làm bài phong phú hơn.

  1. Mở bài: Giới thiệu đồ vật định tả: trống đồng Đông Sơn, trưng bày tại viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.
  1. Thân bài:

a. Tả bao quát:

  • Chất liệu: đúc bằng đồng.
  • Hình dáng: hình khối trụ cao sáu mươi xăng-ti-mét, hình thể phức tạp: phần trên phình ra hình nón cụt, giữa thắt lại hình trụ tròn, phần chân loe ra hình phễu.
  • Cảm xúc của em khi được xem trống: Xúc động, tự hào về nền văn hoá cổ xưa của dân tộc.

b. Tả chi tiết:

  • Mặt trống: tròn, đường kính chín mươi xăng-ti-mét, gồm nhiều vòng tròn đồng tâm có hình khắc chìm trên mặt trống. Đó là các hình: người múa, người giã gạo, người đánh trống hoặc bơi chài, hoạ tiết lông công, hoạ tiết hình chim.
  • Giữa mặt trống là hình ngôi sao, mỗi ngôi sao có mười hai cánh. Vành khắc hình chim có mười tám con chim tượng trưng cho mười tám đời vua Hùng Vương. Ngôi sao giữa tâm là biểu tượng cho tục thờ thần Mặt Trời của người Việt cổ.
  • Thân trống: hình khắc nổi trang trí theo hình chữ nhật. Hình ảnh sắp xếp rất cân đối.
  • Chân trống: trơn láng, không có hoa văn, cao khoảng mười lăm xăng-ti-mét. Chân trống là phần loe hình phễu của khối trụ tròn.
  • Công dụng của trống đồng: trống đồng thực chất là một nhạc khí. Người Việt cổ dùng trống trong hội hè, đình đám, lễ lạc, tang lễ.
  • Ý nghĩa lịch sử của trống đồng: hoa văn trên mặt trống thể hiện xã hội Lạc Việt xưa kia và nền văn minh nông nghiệp của người Việt cổ.
  1. Kết bài: Cố gắng học chăm, giỏi để xứng đáng là con cháu Lạc Hồng.

Đọc nhiều hơn với 🔥 Tả Một Đồ Vật Trong Viện Bảo Tàng 🔥 15 Bài Văn Hay Nhất

Dàn Ý Tả Đồ Vật Đồng Hồ Báo Thức – Mẫu 7

Đón đọc mẫu dàn ý tả đồ vật đồng hồ báo thức dưới đây để tham khảo những gợi ý làm bài sinh động và đặc sắc.

1.Mở bài: Giới thiệu về chiếc đồng hồ báo thức mà em có.

Ví dụ: Đồng hồ báo thức người bạn thân thiết, với em chiếc đồng hồ báo thức là quà tặng của mẹ trong lần sinh nhật đầy ý nghĩa.

2.Thân bài

a. Miêu tả bao quát về chiếc đồng hồ

  • Hình dáng chiếc đồng hồ?
  • Chiếc đồng hồ báo thức do nước nào sản xuất?

b. Tả chi tiết về chiếc đồng hồ

  • Miêu tả chất liệu làm ra vỏ đồng hồ (nhựa, sắt,…)
  • Mặt đồng hồ hình gì (hình tròn, hình chữ nhật, hình vuông), các chữ số viết thế nào? (viết thường hay viết chữ số La Mã),
  • Phía sau đồng hồ có bộ phận nào? (điều chỉnh giờ) Đồng hồ báo thức dùng năng lượng gì để hoạt động (sử dụng pin), phía sau có giá đỡ giúp không bị ngã.
  • Bảo quản đồng hồ thế nào để sử dụng lâu dài. Vài ví dụ cho các em: không để rơi, không va đạp mạnh với vật cứng, không để nước thấm vào đồng hồ….

c. Tác dụng chiếc đồng hồ:

  • Báo thức mỗi buổi sáng giúp em đi học đúng giờ.
  • Chiếc đồng hồ báo thức giúp em học tập khoa học, nề nếp hơn.

3.Kết bài: Nêu một số cảm nghĩ của bản thân về chiếc đồng hồ.

Ví dụ: Chiếc đồng hồ là quà tặng của mẹ, em rất yêu quý nó, nhờ có nó mà em biết quý trọng thời gian và học tập đúng giờ giấc cũng như khoa học hơn. Em sẽ cố gắng giữ gìn, trân trọng chiếc đồng hồ này.

Gợi ý cho bạn ☔ Dàn Ý Tả Đồng Hồ Báo Thức ☔ 14 Mẫu Ngắn Gọn Hay Nhất

Dàn Ý Tả Đồ Vật Mà Em Thích Lớp 5 – Mẫu 8

Chia sẻ mẫu dàn ý tả đồ vật mà em thích lớp 5 dưới đây để các em học sinh có thể linh hoạt vận dụng hoàn thành tốt bài văn của mình.

1.Mở bài:

  • Giới thiệu về con búp bê mà em có: Vì sao em có nó? Búp bê tên là gì?
  • Em yêu thích búp bê như thế nào?

2.Thân bài:

a. Tả hình dáng của búp bê:

  • Búp bê có tóc màu gì, khuôn mặt như thế nào?
  • Hình dáng của búp bê xinh đẹp như thế nào?
  • Nó được làm từ chất liệu gì?
  • Búp bê được mặc bộ quần áo gì? Có mấy bộ quần áo để em có thể thay cho búp bê?
  • Búp bê của em có điểm gì đặc biệt? ( Nó có thể nhắm mắt, mở mắt, cử động tay chân, …)

b. Những hoạt động của em cùng với búp bê của mình:

  • Em thường xuyên chơi cùng búp bê vào những hôm được nghỉ học.
  • Em may áo cho búp bê từ những tấm vải thừa mà mẹ cho.
  • Em còn thường cùng búp bê chơi các trò chơi.
  • Buổi tối khi đi ngủ, em thường ngủ cùng với nó.

c. Ý nghĩa của búp bê với em: Búp bê là người bạn nhỏ thân thiết của em.

3.Kết bài:

  • Khẳng định lại ý nghĩa của búp bê với bản thân em.
  • Em hứa sẽ luôn giữ gìn và chăm sóc búp bê cẩn thận.

Có thể bạn sẽ thích 🌼 Tả Đồ Vật Lớp 5 🌼 15 Bài Văn Tả Hay Nhất

Lập Dàn Ý Tả Đồ Vật Trong Nhà Lớp 5 – Mẫu 9

Việc lập dàn ý tả đồ vật trong nhà lớp 5 là rất quan trọng trong quá trình làm bài. Tham khảo dàn ý mẫu được chia sẻ dưới đây:

I. Mở bài: Giới thiệu tổng quát về chiếc ti vi nhà em

  • Chiếc tivi đó được đặt ở đâu?
  • Ai là người đã mua/tặng chiếc tivi đó?
  • Chiếc tivi đó đã được sử dụng lâu chưa? Có còn mới không? Có sử dụng tốt không?

II. Thân bài:

– Miêu tả chiếc tivi:

  • Tivi đó do hãng nào sản xuất?
  • Tivi có hình dáng, kiểu dáng như thế nào? Kích thước của nó là bao nhiêu?
  • Chất liệu chính để tạo nên tivi là gì? Nó có bền và dễ bám bụi bẩn không?
  • Tivi có màu sắc gì? Em có thích màu đó không? Vì sao lại lựa chọn màu đó?
  • Tivi có được dán hay đính thêm đồ vật trang trí nào không? hay vẫn để nguyên bản?
  • Tivi gồm những bộ phận nào?

– Chức năng của tivi:

  • Cả nhà em thường xem các chương trình giải trí, phim ảnh chiếu sẵn trên các kênh VTV
  • Tivi có kết nối internet nên có thể xem trực tuyến các bộ phim, chương trình hấp dẫn
  • Tivi có thể gọi video với người thân ở xa
  • Tivi có thể kết nối với camera để quan sát từ trong nhà

III. Kết bài:

  • Tình cảm của em dành cho chiếc tivi?
  • Em sẽ làm gì để bảo vệ cho chiếc tivi của nhà mình?

Tiếp tục tham khảo 🌼 Dàn Ý Tả Đồ Vật Trong Nhà 🌼 14 Mẫu Hay Nhất

Dàn Ý Tả Đồ Vật Lớp 5 Gấu Bông – Mẫu 10

Tham khảo dàn ý tả đồ vật lớp 5 gấu bông dưới đây sẽ mang đến cho các em học sinh những ý tưởng hay để thực hiện bài văn của mình.

1.Mở bài: Giới thiệu gấu bông – đồ chơi em thích nhất.

  1. Thân bài:

a) Tả bao quát:

  • Hình dáng (to bằng chừng nào, nặng nhẹ ra sao? hình thù có gì ngộ nghĩnh? ăn mặc như thế nào?): Gấu bông to, là gấu ngồi, dáng người tròn, hai tay chắp thu lu trước bụng.
  • Ấn tượng đầu tiên của em về chú gấu bông như thế nào?

b) Tả chi tiết từng bộ phận

  • Bộ lông: Màu nâu sáng pha mấy mảng hồng nhạt ở tai, mõm, bàn chân làm nó có vẻ khác với những con gấu khác.
  • Cái đầu có đặc điểm gì? To hay nhỏ? Cái mặt trông giống gì?
  • Mắt, mũi, miệng cụ thể ra sao?
  • Hai mắt: đen láy, trông như mắt thật, rất nghịch và thông minh.
  • Mũi: màu nâu, nhỏ, trông như một cúc áo ngắn trên mõm.
  • Trên cổ: thắt một chiếc nơ đỏ chói làm nó thật bảnh.
  • Cái thân dài hay ngắn, to hay nhỏ có thể so sánh với con vật gì?
  • Trên đôi tay chắp trước bụng gấu, có một bông hoa màu trắng, làm nó càng đáng yêu.
  • Hai chân co lại hay duỗi ra ?

3.Kết bài: Nêu tình cảm của em với chú gấu bông.

Ví dụ: Em rất yêu gấu bông. Ôm chú gấu bông như một cục bông lớn, em thấy rất dễ chịu.

SCR.VN chia sẻ 🌹 Dàn Ý Tả Đồ Chơi Mà Em Yêu Thích 🌹 15 Mẫu Hay

Lập Dàn Ý Tả Đồ Vật Lớp 5 Chiếc Cặp – Mẫu 11

Mẫu lập dàn ý tả đồ vật lớp 5 chiếc cặp dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích hỗ trợ các em học sinh trong quá trình làm bài.

  1. Mở bài: Đồ vật em định tả là gì? Em có từ bao giờ và do đâu mà có?
  • Món quà em định tả là một chiếc cặp mới.
  • Bố tặng khi em đạt danh hiệu học sinh xuất sắc.
  1. Thân bài:

a. Tả bao quát:

  • Cặp hình chữ nhật, được làm bằng da thuộc.
  • Cặp mới nguyên, khổ to và dày, màu da đen bóng.
  • Loại cặp có quai xách và dây mang.

b. Tả từng bộ phận:

Bên ngoài:

  • Mặt cặp mịn, mềm, sờ êm và mát tay. Nắp cặp hình chữ nhật hơi vát ở hai bên. Trên mặt cặp có in hình hai chú chó trắng đang nô đùa trên thảm cỏ xanh.
  • Hai bên cặp có hai khoá mạ kền sáng bóng. Mỗi lần mở ra đóng vào nghe “tanh tách” thật vui tai.
  • Nắp cặp có gắn một quai xách bằng nhựa cong cong như một cái cầu.

Bên trong: Cặp gồm ba ngăn:

  • Ngăn thứ nhất nhỏ, em dùng để cất các dụng cụ học tập.
  • Ngăn thứ hai và ba to hơn, em làm phòng ở cho các cô cậu sách vở. Các ngăn đều làm bằng da đen mềm và mịn.
  1. Kết bài: Cảm nghĩ của em.

Ví dụ: Em thích cái cặp bố mua vì đây là một kỉ niệm đánh dấu những ngày tháng học tập với sức cố gắng của em. Em sẽ giữ mãi chiếc cặp thân thương này.

Khám phá thêm 💧 Tả Cái Cặp Lớp 5 💧 15 Bài Văn Tả Đồ Vật Lớp 5 Tả Chiếc Cặp

Lập Dàn Ý Tả Đồ Vật Lớp 4 Ngắn – Mẫu 12

Với mẫu lập dàn ý tả đồ vật lớp 4 ngắn gọn dưới đây, các em học sinh sẽ dễ dàng nắm được bố cục cơ bản và nội dung chính của bài tập làm văn.

  1. Mở bài:
  • Cái bàn em ta là bàn ở lớp hay ở nhà?
  • Bàn kê ở đâu?
  • Em dùng bàn vào thời gian nào?
  1. Thân bài:

Tả bao quát:

  • Bàn kiểu gì?
  • Làm bằng loại gỗ gì?
  • Còn mới hay cũ?
  • Kích thước chung (dài, rộng, cao…) thế nào?

Tả từng bộ phận:

  • Mặt bàn: được làm bằng gì? màu sắc? độ bóng? cách trang trí, hình dáng, kích thước?
  • Chân bàn: có mấy cái? độ dài? cách sắp xếp các chân, độ vững chãi?…
  • Ngăn bàn: nằm ở đâu? có mấy ngăn? dài, rộng ra sao? dùng để đựng những đồ dùng gì?
  1. Kết bài: Việc giữ gìn, sự gắn bó và những kỉ niệm của em đối với cái bàn đó như thế nào?

Mời bạn tham khảo 🌠 Bài Văn Tả Đồ Vật Lớp 4 Mà Em Yêu Thích 🌠 15 Mẫu Hay Nhất

Dàn Ý Tả Đồ Vật Lớp 4 Siêu Hay – Mẫu 13

Tham khảo dàn ý tả đồ vật lớp 4 siêu hay dưới đây để có thêm những cách quan sát và miêu tả độc đáo bổ sung cho bài văn của bản thân.

1.Mở bài: Giới thiệu đồ vật định tả (con heo đất do bà ngoại tặng).

2.Thân bài:

a. Tả bao quát: Con heo đất màu hồng sen, có hình dáng giống con heo vẽ ở bức tranh Đông Hồ, to bằng cái ấm tích.

b. Tả chi tiết:

  • Đầu heo đất vẽ tai, mắt. Mũi của nó được làm nhô ra, mông nó to, tròn trĩnh.
  • Mắt heo đất được vẽ bằng mực đen, tai nó như hai cái lá bé xíu nhú lên, hai má heo sơn hồng, hai lỗ mũi của nó vẽ bằng sơn đen. Bốn chân heo đất bằng phẳng để đứng vững vàng. Đuôi heo đất là một nét vẽ uốn cong ngộ nghĩnh.
  • Trên mông heo đất có rãnh để bỏ tiền vào bụng heo.

c. Công dụng của đồ vật:

  • Heo đất ăn tiền (tiền bỏ ống để dành) không ăn thức ăn.
  • Heo đất giúp em biết tiết kiệm, bớt ăn quà vặt để nuôi heo không thì heo “đói”.

d. Cảm xúc của em đối với đồ vật:

  • Nâng niu giữ gìn vì đây là quà tặng của ngoại.
  • Để heo trong tủ, cẩn thận giữ gìn kẻo heo bị vỡ.

3.Kết bài:

  • Em yêu ngoại, biết ơn ngoại vì đã yêu thương em.
  • Em cố gắng học giỏi để đáp lại tình thương yêu của ngoại.

Dàn Ý Tả Đồ Vật Lớp 2 – Mẫu 14

Mẫu dàn ý tả đồ vật lớp 2 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm được cách thực hiện một bài văn hoàn chỉnh.

  1. Mở bài: Giới thiệu về bộ ấm trà (bộ ấm trà uống nước hàng ngày của gia đình em).
  • Ai mua hoặc ai tặng? (mẹ em mua).
  • Mua hoặc tặng vào dịp nào? (mẹ đi siêu thị).
  1. Thân bài
  • Tả bao quát bộ ấm trà: Hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu của cái ấm và những cái chén.
  • Tả chi tiết: cấu tạo, chất liệu của cái ấm, nắp ấm, cấu tạo, chất liệu của những cái chén.
  1. Kết bài
  • Nêu công dụng của của bộ ấm trà.
  • Cảm nghĩ của em đối với bộ ấm trà.

Có thể bạn sẽ thích 💕 Dàn Ý Tả Con Đường Từ Nhà Đến Trường 💕 12 Mẫu Chọn Lọc

Lập Dàn Ý Tả Đồ Vật Lớp 6 – Mẫu 15

Tham khảo mẫu lập dàn ý tả đồ vật lớp 6 dưới đây để luyện tập trau dồi và nâng cao kỹ năng làm văn miêu tả.

a. Mở bài: Giới thiệu chiếc xe đạp của em.

Ví dụ: Năm nay, em đã là học sinh lớp 6 rồi. Vì thế, bố mẹ đã mua cho em một chiếc xe đạp để em có thể tự đi đến trường và đi chơi với bạn bè. Đây là chiếc xe đạp tuyệt vời nhất của em.

b. Thân bài:

Miêu tả khái quát chiếc xe đạp của em:

  • Chiếc xe thuộc hãng nào? Loại xe nào? Có giá trị khoảng bao nhiêu?
  • Chiếc xe có kích thước như thế nào? (cao đến đâu so với em)
  • Chiếc xe nặng nề hay nhẹ nhàng vừa phải? Em có thể thao tác di chuyển dễ dàng với xe của mình không?
  • Màu sắc chủ đạo của chiếc xe là gì? Vỏ xe có họa tiết, hoa văn trang trí không? Em có thích những đặc điểm nào của xe không?

Miêu tả từng bộ phận của chiếc xe:

  • Tay lái (được bọc causu, có vân chống trơn)
  • Yên xe (màu đen, ngồi lên rất mềm, không bị ê mông…)
  • Ghế ngồi phía sau (được lót đệm hình vuông, người ngồi không bị đau…)
  • Bàn đạp (chắc chắn, đạp rất êm…)
  • Phanh xe (rất bén và cứng cáp, khi đi rất an toàn…)
  • Chuông xe (ở bên trái tay lái, khi gạt có âm thanh lớn giúp an toàn khi rẽ…)

Hoạt động của em với xe đạp:

  • Khi vừa mua xe, em liền đạp xe đi khoe với bạn bè
  • Thích thú ngắm nhìn chiếc xe
  • Lau xe cẩn thận mỗi cuối tuần để xe luôn sạch đẹp
  • Đạp xe đi học, đi chơi với bạn vào ngày nghỉ, đi mua đồ giúp mẹ…

c. Kết bài: Tình cảm của em với chiếc xe đạp

Ví dụ: Em quý chiếc xe đạp lắm. Vì đây là món quà mà em vẫn hằng mong ước bao lâu nay. Vậy là em sẽ có thể tự đi đến trường mà không làm phiền bố mẹ đưa đón nữa. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để xứng đáng với món quà này của bố mẹ.

Tiếp theo đón đọc ☔ Tả Chiếc Xe Đạp ☔ 15 Bài Văn Tả Xe Đạp Ngắn Gọn

Lập Dàn Ý Tả Đồ Vật Lớp 7 – Mẫu 16

Với mẫu lập dàn ý tả đồ vật lớp 7 dưới đây, các em học sinh có thể tham khảo những ý văn hay để hoàn thành tốt và đạt kết quả cao cho bài viết trên lớp.

  1. Mở bài:
  • Ở nhà em, cái máy vi tính là vật em yêu thích nhất.
  • Ba mua nó từ lúc em vào lớp bốn.
  1. Thân bài:

a. Tả bao quát chung: Vừa như một chiếc ti vi, vừa như một máy hát đĩa lại vừa như một máy đánh chừ.

b. Tả từng bộ phận:

  • CPU: bộ não của máy vi tính, trông nó như một cái thùng, cũng màu trắng sữa, bên trong toàn là các mạch điện tử và dây cáp điện chằng chịt, phía trước của CPU ngoài công tắc để mở máy còn có một rãnh nhỏ, đó là khe để đưa đĩa mềm vào sử dụng. Bên trên rãnh nhỏ là ổ đĩa CD, bộ phận này khiến máy vi tính giống máy hát đĩa; ấn vào nút nhỏ, một khay chứa đĩa CD chạy ra, bỏ đĩa vào và cho máy chạy. Em xem phim, nghe nhạc, chơi trò chơi thỏa thích.
  • Màn hình: giống chiếc ti vi là ở cái màn hình, vỏ bằng nhựa màu trắng sữa, phía trước cũng có các nút điều chỉnh như của ti vi, phía dưới có đế hình vuông khớp với màn hình, nhờ đó màn hình xoay được, không xem được ti vi nhưng xem được các đĩa phim.
  • Bàn phím: dẹt, trên bề mặt có các phím chữ, phím số để gõ chữ.
  • Con chuột: tên gọi của bộ phận này là do hình dáng của nó, nó hỗ trợ cho bàn phím khi ta làm việc với máy tính, hoặc chơi trò chơi.

c. Công dụng cúa máy:

  • Máy tính thật là hay, gõ chữ, làm tính, vẽ hình, xem phim, nghe nhạc, đặc biệt làm em mê nhất là chơi trò chơi.
  • Sợ em xao lãng việc học, ba má quy định chỉ chơi trò chơi vào các ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày thường chỉ khi học xong mới được chơi khoảng nửa giờ.
  1. Kết bài:

Ví dụ: Máy tính quả là một người bạn đa tài, có nó em có thêm một phương tiện giải trí sau các giờ học, em mơ sẽ trở thành một kĩ sư máy tính làm thật nhiều trò chơi bổ ích cho thiếu nhi, ngay từ bây giờ em phải cố gắng học thật giỏi, thật giỏi.

Giới thiệu tuyển tập 🌹 Thuyết Minh Về Đồ Vật 🌹 15 Mẫu Hay

Viết một bình luận