Thuyết Trình Về Mâm Ngũ Quả Ngày Tết [37+ Mẫu Thuyết Minh Hay]

Tổng hợp 37+ mẫu bài thuyết trình về mâm ngũ quả ngày Tết hay nhất dưới đây. Hãy cùng đón đọc để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

Cách Thuyết Trình Về Mâm Ngũ Quả Ngày Tết

Cùng SCR.VN tham khảo ngay gợi ý về cách thuyết trình về mâm ngũ quả ngày Tết:

👉 Xác định mục tiêu của bài thuyết trình: Bạn muốn trình bày về ý nghĩa của mâm ngũ quả, cách trang trí,..

👉 Nghiên cứu về mâm ngũ quả: bao gồm ý nghĩa của từng loại trái cây, cách trình bày, và truyền thống Tết liên quan.

👉 Xác định cấu trúc bài thuyết trình với phần giới thiệu, nội dung chính và kết luận.

– Phần giới thiệu

  • Bắt đầu bằng một câu nói mở đầu thú vị hoặc một câu hỏi liên quan đến chủ đề.
  • Trình bày mục tiêu và cấu trúc của bài thuyết trình để giới thiệu ngắn gọn về những điều bạn sẽ thảo luận.

– Nội dung chính

  • Trình bày ý nghĩa của từng loại trái cây trên mâm ngũ quả. Sử dụng ví dụ và câu chuyện để làm cho thông tin thêm sinh động.
  • Thảo luận về cách trang trí mâm ngũ quả, bao gồm sử dụng lá chuối, hoa quả, và các phụ kiện trang trí khác.
  • Chia sẻ thông tin về ý nghĩa tâm linh và tình cảm gia đình liên quan đến mâm ngũ quả

– Kết luận: Tóm tắt các điểm quan trọng trong bài thuyết trình.

Gửi đến bạn 🍃 Mâm Ngũ Quả Ngày Tết  🍃ngoài thuyết trình về mâm ngũ quả ngày Tết

Dàn Ý Thuyết Trình Về Mâm Ngũ Quả Ngày Tết

Đừng bỏ lỡ mẫu dàn ý thuyết trình về mâm ngũ quả ngày Tết sau đây để triển khai bài văn thêm logic, đầy đủ ý nhất.

I. Mở bài: Giới thiệu về mâm ngũ quả ngày Tết

II. Thân bài

– Năm loại quả trên mâm ngũ quả đều là sản phẩm trồng trọt, chăm sóc của người nông dân, là trái thơm, quả ngọt mà thiên nhiên đất trời ban tặng → Thức quả quý giá con cháu dâng ông bà, tổ tiên ngày đầu năm.

– “Ngũ” có nghĩa là năm, quả là cây trái, “quả” cũng tượng trưng cho thành quả lao động của người dân sau bao vất vả được hưởng trái ngọt, quả lành.

– Năm loại quả có ý nghĩa tượng trưng cho năm yếu tố tạo nên vạn vật theo thuyết ngũ hành trong thế giới vật chất là kim, mộc, thủy, hoả, thổ.

– Năm loại ngũ quả cũng thể hiện ước mơ của người Việt đạt được ngũ phúc lâm môn trong nét đẹp văn hóa dân tộc đó là phúc, quý, thọ, khang, ninh.

=> Mang tấm lòng thành kính của con cháu, chứa đựng giá trị văn hóa sâu sắc.

– Ở miền Nam mâm ngũ quả gồm: Dừa, xoài, đu đủ, sung, mãng cầu với ước muốn bình dị “cầu vừa đủ sung túc”.

– Ở miền Bắc thường chọn bưởi, quýt, chuối, hồng đào với ước mơ êm ấm, đủ đầy – Mâm ngũ quả thường được bày chính giữa bàn thờ ở mâm cao nhất, bên cạnh là các thức quà khác như mứt, trà, bánh,..

– Cách lựa chọn cẩn thận và tinh tế từng loại trái cây trong mâm ngũ quả.

III. Kết bài: Mâm ngũ quả ngày tết là nét đẹp hồn hậu trong văn hóa dân tộc. Dù cho bây giờ hay mãi mãi về sau thì con cháu vẫn không thể nào quên được truyền thống làm mâm ngũ quả khi xuân về dâng lên bàn thờ tổ.

Gợi ý ☘ Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Miền Nam ☘ ngoài thuyết trình về mâm ngũ quả ngày Tết

17+ Bài Văn Thuyết Trình Về Mâm Ngũ Quả Hay Nhất

Xem thêm trọn bộ 17+ bài văn thuyết trình về mâm ngũ quả hay nhất dưới đây để có thêm cho mình tài liệu ôn tập hữu ích.

Đoạn Văn Thuyết Minh Về Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Đặc Sắc

Cứ vào dịp tết, bên cạnh bánh chưng xanh, hoa tươi, bánh kẹo, gia đình nào cũng có một mâm ngũ quả chưng lên bàn thờ. Để có một ngày tết trọn vẹn, chúng ta phải tất bật chuẩn bị từ nhà cửa, quần áo, bánh chưng, bánh tét, mua quà biếu tết…. và không thể thiếu một mâm ngũ quả dâng lên ông bà, tổ tiên. Mâm ngũ quả bao gồm 5 loại trái cây, thể hiện ước nguyện của gia chủ trong năm mới.

Con số 5 “ngũ hành” là một con số rất tốt trong quan niệm phong thủy, thể hiện sự phát triển bền vững, mạnh mẽ. Chính vì vậy, mâm ngũ quảnhằm thể hiện mong muốn âm dương hòa hợp, sinh sôi nảy nở, phát triển. Và cũng bởi thế, cho nên ông cha ta đã chọn 5 loại trái cây để cúng vào đêm giao thừa với ngụ ý rằng: những sản vật này được đúc kết từ biết bao công sức, mồ hôi và nước mắt của người lao động, kính dâng lên đất trời, thần thánh trong giờ phút linh thiêng của vạn vật sinh tồn.

Năm loại quả, năm màu sắc, năm dáng vẻ tượng trưng cho ngũ hành là: Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ được cho là những yếu tố cấu thành vũ trụ. Chúng còn thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, lòng thành kính đối với các bậc tổ tiên. Ngoài ra, ngũ quả còn được xem như biểu tượng cho thành quả sau một năm lao động miệt mài của những người nông dân. Những sản vật kết tinh từ mồ hôi, công sức lao động chắt chiu trong một năm qua. Để đến khi xuân sang, thành kính dâng lên ông bà tổ tiên.

Thuyết Trình Về Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Ngắn Gọn Nhất

Kính thưa BGK! Đến với hội chợ quê chào xuân Khối 2 chúng em xin giới thiệu một không gian hoa tái hiện lại một ký ức chợ hoa ngày tết, được thiết kế đơn sơ, mộc mạc với những cây tre đan xen, kết dính, tạo nên một không gian yên bình, ấm áp mang đậm chất quê.

Em xin Kính mời BGK hãy dừng chân ngắm nhìn tổng thể gian hàng “Hương quê” của khối 2 chúng em.

“ Hương quê thơm ngát đậm đà,
Ngọt ngào hương vị của ngày tết xưa”.

Vâng! Đầu tiên em muốn giới thiệu với BGK Mâm ngũ quả. Mâm “Ngũ quả” chỉ sự tập trung đầy đủ các loại trái cây trong đất trời: Mỗi loại trái cây một sắc màu, tượng trưng cho thuyết ngũ hành, nhắc nhở con cháu luôn nhớ ơn ông bà tổ tiên và thể hiện ước mong một năm mới an khang, thịnh vượng.

“Ngũ” tức năm, là biểu tượng chung của sự sống. “Quả” biểu tượng cho sự sung túc qua cấu tạo của nó: Bên trong chứa hạt tượng trưng cho sao, quả bao lấy là vũ trụ, ý nghĩa là sự sinh sôi trường tồn tái sinh bất tận của sự sống.

Mâm ngũ quả của chúng em chọn là những loại quả:

Chuối, phật thủ: Như bàn tay che chở cho muôn người. Bưởi: Căng tròn, mọng nước, mát lành, hứa hẹn năm mới đầy ngọt ngào, may mắn. Quýt: Rực lên màu sắc mạnh mẽ, tượng trưng cho sự thành đạt. Táo: Có nghĩa là phú quý, cao sang. Thanh long: Màu đỏ với ý nghĩa rồng mây gặp hội.

Ngoài 5 loại quả chính đó chúng em còn tô điểm cho mâm ngũ quả thêm nhiều loại quả khác mang ý nghĩa thịnh vượng, tràn đầy.

Thuyết Trình Về Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Dài Hay

Xin chào các bạn! Bên ngoài kia đang tràn ngập không khí tết rồi nhỉ? Tết đến luôn mang lại cho mỗi người chúng ta cảm giác vui vẻ. Mọi người đều nô nức, hào hứng mua sắm tết, may quần áo mới, trang trí nhà cửa để đón một năm mới.

Cả gia đình quây quần bên nhau cùng gói bánh chưng, làm đồ ăn ngày tết, thức cả đêm để đón giao thừa. Niềm vui lan sang cả cảnh vật, bao trùm khắp không gian. Các bạn có biết ngày tết còn thiếu gì không? Đó chính là mâm ngũ quả trên bàn thờ gia tiên của mỗi gia đình.

Mâm ngũ quả là một nét truyền thống văn hóa xưa, vô cùng tốt đẹp. Đúng như tên gọi, mỗi mâm ngũ quả thường gồm năm loại quả (có gia đình có thể trưng bày nhiều hơn ). Tùy thuộc vào quan niệm của mỗi người hay từng vùng miền mà lựa chọn loại quả phù hợp. Theo quan niệm ngũ hành mà người ta chọn lựa các quả như chuối xanh, bưởi, phật thủ, đào, hồng xiêm, quýt, đu đủ, trứng gà.

Nải chuối sẽ được để ở dưới cùng tạo thành một vòng cung, ở giữa sẽ là quả bưởi chín vàng thơm hay quả phật thủ. Giữa khoảng cách của quả chuối, người ta gài vào đó những quả quýt, những loại quả còn lại sẽ được đặt cạnh quả bưởi hay phật thủ sao cho mâm đủ năm loại quả hoặc số lượng lẻ. Mâm ngũ quả cần được bài trí sao cho màu sắc của nó tươi đẹp, rực rỡ nhưng cũng không kém phần hài hòa tượng trưng cho sự hài hòa của ngũ hành, trời đất, cho một năm mới bình an và may mắn.

Ngày tết đến, trên bàn thờ tổ tiên, mâm ngũ quả cùng chiếc bánh chưng thơm ngon, những món ăn truyền thống hòa vào không khí rộn ràng của ngày tết, nhộn nhịp trong cái náo nhiệt của tràng pháo khai xuân, trang nghiêm trong khói nhang nghi ngút. Bày mâm ngủ quả đâu chỉ là để cho đẹp, đó là một nét đẹp mang ý nghĩa lớn lao mà ít ai biết được. Nó là lời cầu chúc tốt đẹp nhất đến với mọi nhà.

Mỗi loại quả là tượng trưng cho những điều tốt đẹp. Nải chuối xanh tượng trưng cho cả gia đình sum vầy, quây quần bên nhau, được chở che. Phật thủ có nghĩa là bàn tay của Phật sẽ bảo vệ gia đình trước những giông bão xảy ra. Bưởi tượng trưng cho ước muốn an khang, ấm no. Cam, quýt chính là sự thành đạt trong cuộc sống. Đào thể hiện sự tăng tiến.

Táo là phú quý, giàu sang; sung là sự sung mãn, sức khỏe và tiền bạc. Đu đủ tượng trương cho sự đủ đầy, thịnh vượng… Mỗi loại quả đều mang một ý nghĩa riêng. Ngay cả việc chọn lựa số quả trong mâm là số lẻ cũng chính là ước mong cho cơ hội phát triển, nảy nở. Một mâm ngũ quả trên bàn thờ mỗi ngày tết cung mang một ý nghĩa tối đẹp đến với mỗi gia đình phải không các bạn!

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng không biết rõ được ý nghĩa lớn lao của mâm ngũ quả ngày tết. Thế nhưng những nét đẹp truyền thống như bày mâm ngũ quả mỗi dịp tết đến đang dần mai một theo thời gian. Hãy cố gắng gìn giữ nét truyền thống của dân tộc bạn nhé!

Đón đọc ☘ Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Miền Bắc ☘ ngoài thuyết trình về mâm ngũ quả ngày Tết

Thuyết Trình Về Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Hay Nhất

Trong trái tim của mỗi người Việt Nam, Tết luôn là một thời gian đặc biệt và thiêng liêng. Và không thể thiếu trong không gian ấm áp và rộn ràng của ngày Tết chính là mâm ngũ quả – biểu tượng của sự thịnh vượng, lòng biết ơn và tình yêu gia đình. Hãy cùng tôi khám phá vẻ đẹp và ý nghĩa của mâm ngũ quả trong ngày Tết.

Mâm ngũ quả như tên gọi đã nói lên, thường gồm năm loại trái cây đặc biệt: dứa, mít, bưởi, cây dứa và cầu. Mỗi loại trái cây này không chỉ mang theo hương vị độc đáo mà còn chứa đựng ý nghĩa tâm linh đầy sâu sắc.

Dứa loại trái cây đầu tiên trên mâm, thường tượng trưng thịnh vượng và phát đạt. Vị ngọt ngon và màu đỏ tươi rực của dứa gợi nhớ đến hạnh phúc và thành công. Mít thể hiện lòng hiếu khách và lòng biết ơn. Với vị ngọt dịu và hương thơm, mít thường được đánh giá cao không chỉ về hương vị mà còn về ý nghĩa tâm linh.

Bưởi với vị chua ngọt đặc trưng, đại diện cho sự thịnh vượng và tài lộc. Loại trái này thường được coi là biểu tượng của sự thành công trong công việc và cuộc sống. Và dứa thường được sử dụng để biểu thị sự tươi mới và bền bỉ trong cuộc sống. Các cành dứa thường được bắt thành các hình khác nhau, tạo nên một phần không thể thiếu trong trang trí mâm ngũ quả.

Mãng cầu loại trái cây cuối cùng, tượng trưng cho tình yêu và lòng biết ơn trong gia đình. Cầu có hình dáng đặc biệt và vị ngọt ngon, tạo nên một phần quan trọng của mâm truyền thống.

Trang trí mâm ngũ quả cũng là một phần không thể thiếu của nghi lễ Tết. Lá chuối và hoa quả thường được sử dụng để tạo ra một tác phẩm nghệ thuật ẩm thực đẹp mắt. Trang trí Mâm Ngũ Quả được thực hiện với sự tỉ mỉ và tình tế, thể hiện lòng hiếu khách và lòng biết ơn của gia đình. Mâm thờ còn được sử dụng để tôn vinh tổ tiên và người thân đã qua đời. Điều này thể hiện sự kết nối vượt thời gian giữa thế hệ hiện tại và thế hệ tiền bối.

Mâm ngũ quả không chỉ đơn thuần là một bữa ăn, mà còn là biểu tượng của sự hòa quyện gia đình, lòng hiếu khách và lòng biết ơn. Nó tạo nên không gian ấm áp và đầy ý nghĩa, giúp mọi người cùng tận hưởng ngày lễ Tết trong không gian gia đình yên bình và hạnh phúc.

Mâm ngũ quả không chỉ có một ý nghĩa tâm linh mà còn là một biểu tượng của văn hóa và truyền thống Việt Nam. Từng miền đất nước có cách trình bày và trang trí Mâm Ngũ Quả riêng biệt, tạo nên sự đa dạng và độc đáo.

Ở miền Bắc, mâm ngũ quả thường được trang hoàng bằng hoa quả và cây cỏ, có thể có thêm những sản phẩm địa phương như bánh chưng. Ở miền Trung, trang trí thường được thực hiện với sự tinh tế và sử dụng nhiều loại cây cỏ và lá để tạo ra hình ảnh độc đáo. Ở miền Nam, trang trí tương đối tươi sáng và đa dạng về màu sắc, thường sử dụng lá chuối và hoa quả để trang hoàng.

Hãy cùng nhau giữ gìn và truyền thống giá trị tinh thần của mâm ngũ quả cho thế hệ sau. Chúng ta không chỉ kỷ niệm một ngày lễ truyền thống, mà còn tôn vinh sự thịnh vượng, lòng biết ơn và tình yêu gia đình trong từng bữa ăn trên mâm đầy ý nghĩa và vẻ đẹp của mâm ngũ quả.

Thuyết Trình Về Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Ngắn Hay

Tết Nguyên Đán luôn đánh dấu một khoảnh khắc thiêng liêng và quan trọng trong văn hóa Việt Nam. Tại Miền Trung, mâm ngũ quả Tết cũng có những đặc trưng riêng, từ cách trình bày đến ý nghĩa tâm linh.

Trong mâm ngũ quả Tết Miền Trung, bốn loại trái cây chủ yếu gồm dứa, mít, bưởi và cây dứa, mỗi loại trái này đều có ý nghĩa tâm linh riêng:

Trái dưa tượng trưng cho sự thịnh vượng và thành đạt. Dứa thường được chọn vì màu sắc đỏ tươi rực, mang đến niềm vui và thành công. Mít thể hiện lòng hiếu khách và lòng biết ơn. Vị ngọt ngon và hương thơm của mít tạo nên không gian ấm áp và gần gũi. Bưởi đại diện cho sự thịnh vượng và tài lộc. Vị ngọt hòa quyện với vị chua tạo nên một trải nghiệm ẩm thực độc đáo. Dứa thường được tạo thành các hình khác nhau, thể hiện sự tươi mới và bền bỉ trong cuộc sống. Đây cũng là biểu tượng của sự kiên nhẫn.

Trang trí mâm ngũ quả ở miền Trung thường được thực hiện với sự tinh tế và sử dụng nhiều loại cây cỏ và lá để tạo ra một tác phẩm nghệ thuật ẩm thực độc đáo.

Ngoài trái cây, lá chuối và hoa quả thường được sử dụng để trang trí, tạo nên một không gian ấm cúng và quý phái. Mâm thờ cũng thường xuất hiện trong trang trí, tôn vinh tổ tiên và người thân đã qua đời. Trong ngày Tết, mâm ngũ quả ở miền Trung thể hiện sự thịnh vượng, lòng hiếu khách và lòng biết ơn. Nó là một phần quan trọng của văn hóa và truyền thống Miền Trung, tạo nên không gian ấm áp và đầy ý nghĩa, giúp mọi người tận hưởng ngày lễ Tết trong không gian gia đình yên bình và hạnh phúc.

Đừng bỏ qua 🔥 Thuyết Minh Về Hội Chợ Xuân 🔥ngoài thuyết trình về mâm ngũ quả ngày Tết

Thuyết Trình Về Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Đầy Đủ Ý

Ngày Tết, cho dù ở thành thị hay thôn quê, giàu sang hay nghèo khó, trên bàn thờ tổ tiên hoặc trên bàn tiếp khách, hầu như nhà nào cũng trưng một mâm ngũ quả, và cỗ thể hiện sao cho vừa đẹp mắt vừa hàm ý những điều ước nguyện của gia chủ.

Không biết phong tục này có từ bao giờ, phải chăng vì đất nước ta vốn bốn mùa hoa trái, nhất là vào mùa xuân hoa quả càng rộ. Hoa quả là lộc của thiên nhiên, đất trời. Lộc xuân càng quý. Dâng lộc trời, cúng ông bà, tổ tiên trong những ngày đầu xuân thật là một tục lệ đẹp đẽ đầy nét nhân văn.

Cứ vào 30 tháng chạp âm lịch thì nhà nhà đều cho bày biện một mâm ngũ quả kèm với nhiều sản vật khác trên bàn thờ. Mâm ngũ quả thường bày trên một cái mâm bằng gỗ tiện, sơn son, có chân, gọi là mâm bồng. Nếu không có mâm bòng, có thể bày trên một cái đĩa to, nhưng phải đặt trên chồng bánh chưng để tạo dáng cao, uy nghiêm, thành kính.

Theo quan niệm của dân gian thì “quả” (trái cây) được xem như biểu tượng cho thành quả lao động một năm. Ông cha ta chọn 5 loại trái cây để cúng đêm giao thừa là ngụ ý rằng: Những sản vật này được kết tinh từ công sức, mồ hôi, nước mắt của con người lao động, kính dâng lên đất trời, thần thánh trong giờ phút linh thiêng của vũ trụ vạn vật sinh tồn. Tư tưởng, hình ảnh ấy đã ăn sâu và tâm thức của người Việt Nam bao đời nay.

Gọi là ngũ quả nhưng thật ra chẳng ai rõ quy định là những loại quả gì mà tùy từng địa phương với đặc trưng về khí hậu, sản vật và quan niệm riêng mà người ta chọn ra các loại quả để “thiết kế” mâm ngũ quả. Tuy nhiên, dù là loại quả gì, mâm ngũ quả vẫn mang một ý nghĩa chung: Dâng cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành trong gia sự. Mỗi loại quả đều có mùi vị, màu sắc riêng và cũng mang những ý nghĩa nhất định.

Mâm ngũ quả trong Nam cũng khác so với ngoài Bắc. Trên mâm ngũ quả ở ngoài Bắc thường có: Bưởi, đào, quýt, chuối, hồng. Có khi người ta thay bưởi bằng phật thủ hoặc lựu Mâm ngũ quả trong Nam vẫn cứ giữ nguyên truyền thống là mãng cầu, sung, dừa xiêm, đu đủ, xoài mà các bà thường quan niệm sơ đẳng là “cầu – sung – vừa – đủ – xài”, mỗi loại có một ý nghĩa riêng.

Một mâm ngũ quả được bày dưới cùng là một nải chuối to già còn xanh, nải chuối đều, hoặc 2 nải chuối nhỏ ghép bên nhau như một chiếc bệ cong gồm 2 tầng nâng đỡ hoàn toàn hoa trái khác. Ở đây có sự phối hợp màu sắc, mâm ngũ quả đẹp là đủ màu sắc rực rỡ. Chính giữa bệ mâm xanh sẫm, trước đây bày quả phật thủ nhưng ngày nay ít trồng phật thủ nên thường thay bằng quả bưởi to, càng to càng đẹp.

Bưởi chín vàng, tươi nổi bật trên bệ chuối màu xanh. Những quả chín đỏ đặt xung quanh, những chỗ khuyết dưới đặt xen kẽ quýt vàng và táo màu xanh ngọc, còn bao nhiêu lá xanh cố tình để sót lại ở cuống quả như hoàn thiện những nét trang trí cuối cùng.

Mâm ngũ quả đã làm quang cảnh ngày Tết và không gian cúng thêm phần ấm áp, rực rỡ mà hài hòa. Nó thể hiện sinh động ý tưởng triết lý – tín ngưỡng – thẩm mỹ ngày Tết. Tìm hiểu về mâm ngũ quả cũng là tìm hiểu về nguồn gốc, lịch sử, truyền thống tốt đẹp để chúng ta nhớ lại tổ tiên.

Thuyết Minh Về Mâm Ngũ Quả Hay Nhất

Mỗi khi ngày tết Nguyên đán hay còn gọi là Tết âm lịch đến, ta bước vào bất kì một gia đình nào cũng bắt gặp trên bàn thờ gia tiên một mâm ngũ quả được bày biện tinh tế. Nó không chỉ làm cho ngày Tết thêm sinh động mà còn mang nhiều ý nghĩa thiêng liêng và thể hiện những điều ước nguyện của gia chủ. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa của nó, cùng tìm hiểu bạn nhé

Triết học duy vật cổ điển cho rằng tất cả chất liệu được hình thành từ năm yếu tố cơ bản gồm Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, được gọi chung là ngũ hành. Tư tưởng này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống văn hóa của các quốc gia châu Á Đông. Phong tục sắp xếp mâm ngũ quả trên bàn thờ trong dịp Tết của người Việt Nam có thể coi là một trong những truyền thống có căn nguyên trong tư tưởng này. Mâm ngũ quả thường bao gồm năm loại trái cây khác nhau, biểu trưng cho sự phồn thịnh và đầy đủ.

Tùy theo đặc điểm tự nhiên, phong tục tập quán và quan niệm thì người dân mỗi vùng miền có cách chọn các loại quả đặc trưng mang ý nghĩa riêng. Mâm ngũ quả ở miền Nam thường bao gồm các loại trái như mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài và sung, một thành phần gọi là “chân đế” thường bao gồm ba trái thơm (dứa) để thể hiện tình cảnh vững vàng. Trong miền Nam, không bao giờ thấy chuối xuất hiện trên mâm ngũ quả, vì từ “chuối” khi phát âm tương tự “chúi,” thể hiện ý nghĩa không may mắn.

Giới thiệu 🌟 Bài Thuyết Trình Mâm Ngũ Quả Trung Thu 🌟 hay nhất

Thuyết Minh Về Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Việt Nam

Ngày Tết Âm lịch bước vào bất kì gia đình người Việt nào ta cũng bắt gặp trên bàn thờ gia tiên mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả mà ta thường thấy trên bàn thờ mọi gia đình Việt không chỉ làm cho ngày Tết thêm sinh động mà còn mang nhiều ý nghĩa thiêng liêng và thể hiện những điều ước nguyện của gia chủ. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa của nó.

Theo thuyết duy vật cổ đại, tất cả mọi vật chất đều được tạo nên bởi năm yếu tố ban đầu gồm: kim loại (kim), gỗ (mộc), nước (thủy), lửa (hỏa) và đất (thổ) – gọi là ngũ hành. Tư tưởng này xâm nhập sâu sắc vào đời sống văn hóa của các dân tộc phương Đông. Tục lệ bày mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết của người Việt Nam là một trong những biểu hiện của tư tưởng này. Mâm ngũ quả là mâm trái cây có năm loại quả khác nhau.

Tùy theo đặc điểm tự nhiên, phong tục tập quán và quan niệm, người dân mỗi vùng, miền có cách chọn các loại quả đặc trưng mang ý nghĩa riêng. Nếu căn cứ theo màu sắc trong triết lí phương Đông thì mâm ngũ quả phải có năm loại quả với năm màu khác nhau gồm: Đầu tiên là chuối xanh – ứng với mùa xuân (hành mộc). Nải chuối như bàn tay ngửa, hứng lấy những gì tinh túy nhất của mùa xuân để đọng thành quả ngọt; nó còn có ý nghĩa che chở, bao bọc.

Thứ hai là quả Phật thủ màu vàng – tượng trưng hành thổ nên được đặt ở giữa, trong lòng nải chuối. Phật thủ là loại quả có mười cánh múi chụm lên như mười ngón tay nên dân gian gọi là tay Phật. Phật thủ được bày lên bàn thờ với niềm cầu mong được bàn tay Phật trời ban phúc lộc. Nếu không tìm được Phật thủ, có thể thay bằng quả bưởi chín vàng, cũng mang ý nghĩa tương tự.

Tiếp theo, ba loại quả khác có các màu đỏ (ứng với mùa hạ – hành hỏa) như ớt sừng, cam – quýt chín, trứng gà, hồng…; màu trắng (ứng với mùa thu – hành kim) như roi, đào; màu đen (ứng với mùa đông – hành thủy) như mận, hồng xiêm… Tuy nhiên, dù là loại quả gì, mâm ngũ quả vẫn mang một ý nghĩa chung: dâng cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành trong gia sự. Và các loại quả đều có mùi vị, màu sắc riêng và cũng mang những ý nghĩa nhất định.

Mâm ngũ quả của người Nam có nhiều quả mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung (theo câu “cầu vừa đủ xài sung”), thêm “chân đế” là ba trái thơm (dứa) thể hiện sự vững vàng. Mâm ngũ quả của người miền Nam không bao giờ có chuối, vì loại quả này tên gọi có âm giống từ “chúi”, thể hiện sự nguy khó.

Quả cam cũng không được có mặt trong mâm ngũ quả ngày Tết, vì câu “quýt làm cam chịu”… Trong khi với người Bắc, hầu như tất cả các loại quả đều có thể bày trên mâm ngũ quả, không kiêng cả quả ớt (cay đắng), miễn sao đẹp mắt là được. Nải chuối được đặt dưới cùng, ở giữa để đỡ lấy toàn bộ các trái cây khác. Quả bưởi đặt giữa nải chuối, xung quanh là hồng, quýt…bày đan xen vào nhau.

Theo các nhà dược liệu và thầy thuốc Đông y thì mâm ngũ quả cũng là một tập hợp của nhiều vị thuốc. Lá bưởi có tác dụng chữa cảm (dùng cùng một số lá khác để nấu nồi thuốc xông chữa cảm sốt), vỏ bưởi dùng chữa đầy chướng bụng, bí tiểu, múi bưởi giúp giải khát, dùng tốt cho người tiểu đường, hoa bưởi có hương thơm đặc biệt, dùng ướp trà và một số thực phẩm…

Đu đủ chín có tác dụng bổ dưỡng, rất tốt cho trẻ em và người cao tuổi, người mới khỏi bệnh, đủ xanh chứa chất papain có tác dụng phân giải tế bào, giúp nấu thịt chóng mềm. Rễ đu đủ dùng làm thuốc cầm máu. Hoa đu đủ hấp đường phèn làm thuốc chữa ho cho trẻ em khàn tiếng…

Chuối là loại quả giàu dinh dưỡng, tốt cho người cao tuổi và trẻ em bị táo bón. Chuối hương phối hợp bột lòng đỏ trứng gà dùng chữa trẻ suy dinh dưỡng… Quả hồng dùng chữa khí nghịch – nấc, chữa đau rát họng, khô họng, dân gian dùng chữa cao huyết áp. Hồng xiêm kích thích tiêu hóa, vỏ quả chữa tiêu chảy…

Ngày nay do trái cây nhiều, loại nào cũng ngon, bổ và để thể hiện cao nhất lòng hiếu thảo đối với tổ tiên, đồng thời cũng nhằm thể hiện tính mỹ thuật trong con mắt thẩm mỹ độc đáo của nhân dân, nên mâm ngũ quả ngày càng phong phú hơn. Người ta cũng không câu kệ cứng nhắc “ngũ quả” nữa mà có thể là bát, cửu, thập quả. Nhiều hơn, nhưng người ta vẫn gọi là “mâm ngũ quả” và, dù đựng trong đĩa cũng vẫn gọi theo xưa là “mâm”.

Bởi đó là một “sản phẩm văn hóa” đã xác lập trong quá trình lịch sử lâu dài được khuôn đúc theo quan niệm về “bộ ngũ hoàn hảo”. Bày mâm ngũ quả trong những ngày thiêng liêng đầu năm mang ý nghĩa giữ gìn bản sắc văn hóa cội nguồn cực kì độc đáo của dân Việt ta.

Như vậy, mâm ngũ quả là tâm sự gửi gắm của mỗi gia đình, nói lên lòng biết ơn trời đất, tổ tiên, ước muốn đầy đủ và sung túc, hòa hợp như năm sắc màu của thiên nhiên trong ngũ hành. Mâm ngũ quả làm cho quang cảnh Tết và không gian thờ cúng trong mỗi gia đình Việt thêm ấm áp, rực rỡ mà hài hòa; thể hiện sinh động ý nghĩa triết học – tín ngưỡng – thẩm mỹ, đồng thời cũng chứa đựng ước vọng của con người.

Thuyết Minh Mâm Ngũ Quả Tết Cổ Truyền Siêu Hay

Tết Nguyên Đán là ngày lễ lớn nhất trong năm của Việt Nam, mỗi dịp xuân về nhà nhà ai cũng đều náo nức chuẩn bị đón chào năm mới. Bên cạnh bánh chưng, bánh giầy, kẹo, bánh mứt tết hay hoa đào, hoa mai thì không thể thiếu được trên bàn thờ tổ tiên mâm ngũ quả ngày tết.

Mâm ngũ quả không chỉ tạo nên những hình thù đẹp mắt trưng bày trên bàn thờ mà nó còn mang nhiều ý nghĩa văn hóa, tín ngưỡng đẹp đẽ. Khi mùa xuân đến, cây cối cũng đâm chồi nảy lộc, hoa quả càng nở rộ. Những loài hoa, loại quả đều từ công bàn tay chăm sóc của người nông dân và kết tinh từ những tinh hoa mà đất trời và thiên nhiên ban tặng.

Những thức quả đều đẹp, đều quý, con cháu dâng lên ông bà như bày tỏ niềm thành kính đến ông cha, tổ tiên mình cũng là dâng lên đất trời nhưng hương hoa tinh túy nhất để cầu bình an, phúc lành cho năm mới. Đó là một nét đẹp nhân văn trong ngày tết truyền thống được lưu giữ qua bao đời, ngày nay vẫn tiếp tục được trân trọng và phát huy.

Vì sao người ta thường gọi đó là “mâm ngũ quả”? “Ngũ” có nghĩa là năm, quả là cây trái, “quả” cũng tượng trưng cho thành quả lao động của người dân sau bao vất vả được hưởng trái ngọt, quả lành. Theo thuyết ngũ hành, năm loại quả còn có ý nghĩa tượng trưng cho năm yếu tố tạo nên vạn vật là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Ngoài ra, “ngũ quả ” còn thể hiện ước muốn của người Việt đạt được ngũ phúc lâm môn trong nét đẹp văn hóa dân tộc đó là phúc, quý, thọ, khang, ninh. Song, dù bất kỳ ý nghĩa nào nó vẫn mang giá trị cao đẹp trong văn hóa ngày tết của dân tộc.

Mâm ngũ quả thường được sắp xếp ở trung tâm của bàn thờ, thường đặt ở vị trí cao nhất. Chúng có thể được bày trên một đĩa sành lớn hoặc trên những cái mâm bằng đồng lấp lánh. Tùy thuộc vào quan điểm và truyền thống cụ thể của từng vùng miền, người dân sẽ lựa chọn các loại trái cây khác nhau để tạo thành mâm ngũ quả.

Ví dụ như ở miền Nam người ta chọn thờ dừa, xoài, đu đủ, sung, mãng cầu với ước muốn bình dị “cầu vừa đủ sung túc”, thì ở miền Bắc thường chọn bưởi, quýt, chuối, hồng đào với ước mơ êm ấm, đủ đầy. Ở miền Trung, mâm ngũ quả thường có chuối, ổi, nho, xoài, quýt…

Ngoài ra, cũng tùy sở thích và điều kiện của từng gia đình mà có thể lựa chọn, bày nhiều loại quả hơn. Tuy hình thức khác nhau song chúng đều mang tấm lòng thành của con cháu gửi đến đất trời, tổ tiên mong cầu cuộc sống yên lành, một năm làm việc thuận buồm xuôi gió, may mắn, thành công.

Trong mâm ngũ quả, gia chủ thường chọn những nải chuối to, đẹp, đều đặt làm trung tâm, những nải chuối to như những đôi bàn tay lớn nâng đỡ những loại quả khác, chúng được phối hợp rất đẹp mặt về màu sắc và kiểu dáng, thường sẽ chọn mỗi loại một kiểu dáng, một màu sắc. Đặt mâm ngũ quả hình chóp mang ý nghĩa sự thịnh vượng và phát triển, với tới những đỉnh cao mới của thành tựu và vinh quang.

Trước khi thực hiện bày biện mâm ngũ quả, gia chủ rất chú trọng đến việc lựa chọn từng loại quả. Các cây trái phải căng, mịn và thường ngắt cùng với cuống tạo nên nét thanh nhã và lịch sự. Quả chọn không được quá chín hoặc quá non thì mới đẹp. Bên cạnh mâm ngũ quả trên bàn thờ là những lễ vật khác được xếp đặt ngay ngắn. Đó là những bánh chưng, những trà, mứt, rượu và hoa cúc vàng được cắm đẹp mắt và tinh tế. Dù gia chủ giàu hay nghèo, dù nông thôn hay thành thị thì ngày tết trên bàn thờ tổ tiên vẫn luôn đủ đầy, ấm cúng.

Tìm đọc thêm mẫu ✅ Tả Cảnh Phiên Chợ Tết ✅ ngoài thuyết trình về mâm ngũ quả ngày Tết

Thuyết Minh Về Cách Bày Mâm Ngũ Quả Ngày Tết

Ngày năm mới, trên bàn thờ gia tiên của người Việt không bao giờ thiếu mâm ngũ quả, trước là thờ cúng tổ tiên, sau là ước mong năm mới được an khang, thịnh vượng hơn năm trước. Ngày nay, nhiều gia đình chọn cách bày mâm ngũ quả theo phong thủy với quan niệm đón thêm tài lộc trong năm mới. Một số gia đình còn cầu kỳ chọn chọn số lẻ trong mâm ngũ quả.

Thông thường mâm ngũ quả gồm 5 loại quả có màu sắc khác nhau. Sở dĩ chọn số 5 là vì từ xưa ông cha ta đã quan niệm Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh là những điều quý giá và luôn mong mỏi đạt được 5 điều này trong năm mới. Ngoài ra, trên mâm ngũ quả người ta thường chọn 5 loại quả tương ứng với 5 màu sắc của các hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, tượng trưng cho mong ước được ngũ phúc: “Giàu có, sang trọng, sống lâu, khỏe mạnh, bình yên”.

Nguyên tắc bày biện mâm ngũ quả theo phong thủy được thể hiện như sau: Màu đỏ tượng trưng cho hành Hỏa, thường là các loại quả: Hồng, táo tây, thanh long… Màu trắng tượng trưng cho hành Kim, người Việt hay chọn mận hoặc lê,…

Những loại quả như chuối xanh, đu đủ xanh, mãng cầu, quả na, sung, dừa, dưa hấu… tượng trưng cho hành Mộc. Với hành Thổ có thể chọn những loại quả có màu nâu, nâu đất hay vàng như xoài chín, bưởi, quýt vàng, cam vàng… Màu đen tượng trưng cho hành Thủy, có thể chọn những loại quả như nho đen hoặc các quả có màu tối, sậm.

Bài Văn Thuyết Minh Về Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Điểm 10

Mỗi năm, cứ vào dịp Tết, trên bàn thờ mỗi gia đình đều có mâm ngũ quả. Và đó là hình ảnh không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về.

Cách gọi mâm là cách gọi nói chung. Xưa kia, người ta dùng các mâm bồng để xếp ngũ quả. Mâm bồng là một chiếc đĩa gỗ sơn son thếp vàng, có đường kính chừng 30cm. Mâm có chân dài tiện tròn, cao chừng 15cm. Dưới có đế tròn, trên mặt đĩa có vẽ hình rồng, phượng. Mâm ngũ quả được đặt lên mặt mâm bồng hoặc được đệm bằng một chiếc đĩa bằng sành hoặc sứ.

Sau này, ngũ quả thường được đặt trên một chiếc đĩa tròn hoặc bầu dục. Cũng có khi trên một chiếc mâm con. Trước hết, mâm ngũ quả là để cúng trời, phật, tổ tiên. Sau là tô điểm cho màu sắc tết được thêm phần sang trọng, rực rỡ. Không khí ngày tết được ấm cúng. Nó làm cho người ta liên tưởng tới sự được mùa, sự dồi dào, no đủ, đến hoa thơm quả mọng.

Trong tâm thức của người Việt Nam, mâm hoa quả trước tiên là để dâng Mẫu Thượng Ngàn. Mâm ngũ quả gồm 5 loại quả. Con số 5 là con số cân bằng, con số của trật tự, thành ý và may mắn: ngũ hành, ngũ sắc, ngũ vị, ngũ giác, ngũ quan, ngũ phúc…

Mâm ngũ quả gồm các loại quả có hạt, múi và hình dáng lạ, nói lên sự tái sinh và sinh sôi bất tử. Nó gồm: quả phật thủ có hình tượng bàn tay phật, là sự tập trung tinh thần, sự chế ngự thiêng liêng; nải chuối tượng trưng cho sự mong manh vừa không ổn định của cuộc đời phù du; quả bưởi là hình quả đất, là sự tròn đầy; quả hồng là sự tỏa sáng, cân bằng tinh thần; quả cam tượng trưng cho sự phồn thực.

Để tăng tính thẩm mĩ, các loại quả thường còn giữ trên mình một cành nhỏ có chừng 1 hoặc 2 cành lá. Sau này, người ta thường bày thêm vào mâm ngũ quả những loại quả khác sẵn có ở địa phương như: cành táo, cành sung, vả, khế, ổi, quýt, dưa hấu…Mâm ngũ quả trở nên đầy đặn, phong phú mà nhiều màu sắc hơn.

Lại tùy nơi mà mâm ngũ quả được bày thêm vào những sản phẩm có ở những địa phương khác nhau. Mâm ngũ quả miền nam lớn hơn ở miền bắc. Miền nam có bày thêm mãng cầu, dừa, đu đủ, sung, dứa, xoài…Mỗi loại quả đều có dáng vẻ và màu sắc riêng.

Tất cả hợp lại thành một bức tranh vui mắt. Tất cả đều tươi sáng, tròn đầy, mang lại niềm vui cho tất cả mọi người. Chúng còn mang lại những hoài niệm tuổi thơ cho những người lớn tuổi. Trong khói hương ngào ngạt ngày tết, những quả hồng chín mọng, quả cam đỏ ối, bưởi xanh mịn…của mâm quả đã đi vào lòng người một cách lặng lẽ, trang nghiêm.

Mâm ngũ quả tạo nên một ấn tượng êm đềm, hạnh phúc. Đó là một phần của hình ảnh gia đình được lặp đi lặp lại nhiều lần và gắn liền với tiềm thức ta. Ngũ quả là cây đời, cây thiện, cây mĩ…là tâm hồn của quê hương.

Top những bài văn 🍂 Tả Quang Cảnh Ngày Tết 🍂ngoài thuyết trình về mâm ngũ quả ngày Tết

Thuyết Minh Về Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Lớp 8 Nâng Cao

Mâm ngũ quả luôn gắn liền với mâm cỗ Tết Nguyên Đán của người Việt Nam, là biểu tượng của sự phồn thịnh, may mắn và tình yêu thân thương trong gia đình. Theo phong cách miền Nam, mâm ngũ quả ngày Tết thường bao gồm những loại quả sau:

Dừa là loại quả có hình dáng tròn, màu xanh lá cây hoặc nâu, biểu tượng cho sự tròn đầy, bình an và tốt lành. Dừa còn có ý nghĩa là cầu mong sức khỏe và tuổi thọ. Người ta thường chọn một quả dừa to, còn vỏ xanh để đặt ở trên cùng của mâm ngũ quả.

Xoài là loại quả có hình dáng bầu dục, màu xanh hoặc vàng nâu, biểu tượng cho sự nồng nhiệt, đam mê và hy vọng. Xoài còn có ý nghĩa là cầu mong thành công và phú quý. Người ta thường chọn hai quả xoài nhỏ, chín mọng để đặt ở hai bên của mâm ngũ quả.

Sung là loại quả có hình dáng tròn nhỏ, màu xanh hoặc đỏ tươi, biểu tượng cho sự tươi mới, sinh động và may mắn. Sung còn có ý nghĩa là cầu mong sự giàu sang và sung túc. Người ta thường chọn ba quả sung to, không bị rạn vỏ để đặt ở giữa của mâm ngũ quả.

Đu đủ là loại quả có hình dáng trụ, màu xanh lá cây hoặc vàng cam, biểu tượng cho sự vui vẻ, hài hòa và giàu có. Đu đủ còn có ý nghĩa là sinh sôi nảy nở và duy trì nòi giống. Người ta thường chọn một quả đu đủ to, chín vừa để đặt ở phía dưới của mâm ngũ quả.

Mãng cầu là loại quả có hình dáng tròn lớn, màu xanh hoặc vàng cam, biểu tượng cho sự yêu thương, thanh khiết và hạnh phúc. Mãng cầu còn có ý nghĩa là cầu mong hạnh phúc và an lành. Người ta thường chọn một quả mãng cầu to, không bị hư hỏng để đặt ở phía sau của mâm ngũ quả.

Mâm ngũ quả Tết miền Nam được bày biện theo ý thích của từng gia chủ, không có hình dạng cố định. Tuy nhiên, theo kết quả tìm kiếm của tôi, có hai điểm đặc biệt trong cách bày trí mâm ngũ quả của miền Nam:

Đặt ba trái dứa làm chân đế cho mâm: Dứa biểu tượng cho sự vững vàng, kiên cường và khéo léo. Dứa còn có ý nghĩa là cầu mong sự bền vững và thành công. Người ta thường chọn ba trái dứa to, còn vỏ xanh để đặt ở dưới cùng của mâm ngũ quả, tạo nên một chân đế vững chắc và nổi bật.

Đặt một cặp dưa hấu ở hai bên của mâm: Dưa hấu là loại quả có hình dáng tròn, màu xanh lá cây hoặc đỏ tươi, biểu tượng cho sự trung nghĩa, thẳng thắn và tốt bụng. Dưa hấu còn có ý nghĩa là cầu mong sự thân thiện và hòa hợp. Người ta thường chọn một cặp dưa hấu nhỏ, không bị rạn vỏ để đặt ở hai bên của mâm ngũ quả, tạo nên một điểm nhấn và sự cân đối.

Mâm ngũ quả Tết miền Nam không chỉ thể hiện sự sung túc, may mắn và đoàn viên của gia đình, mà còn thể hiện sự sáng tạo, linh hoạt và phong phú của người dân miền Nam. Mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu trong mâm cỗ Tết, cùng với bánh chưng, bánh tét, giò lụa và các loại bánh kẹo khác.

Tả Mâm Ngũ Quả Đơn Giản

Mâm ngũ quả ngày Tết là nét văn hóa của người Việt Nam. Mâm ngũ quả hiểu đơn giản là gồm 5 loại quả khác nhau, nhiều gia đình có thói quen bầy nhiều hơn 5 loại quả nhưng thường là số lẻ 7 hoặc 9 loại, mỗi loại quả thông qua màu sắc và tên gọi để tượng trưng cho mong muốn của gia chủ vào ngày Tết.

Những loại quả thường thấy trong mâm ngũ quả của miền Bắc như: chuối, bưởi, đào, hồng, quý. Đây là những loại quả tượng trưng cho Phú, Qúy, Thọ, Khang, Ninh. Tuy nhiên ngày nay trên mâm ngũ quả thực tế có nhiều loại hơn như phật dưa hấu, táo, hồng, Phật thủ, lựu, quất, cam…

Bài trí mâm ngũ quả của miền Bắc thường để chuối phía dưới cùng tạo nên thế bao bọc những loại quả khác. Chúng vừa đẹp lại vừa có thể cân bằng màu sắc giúp mâm ngũ quả ngày tết trở nên đẹp hơn, phong phú hơn.

Top mẫu văn 🌺  Thuyết Minh Về Loài Hoa Ngày Tết 🌺ngoài thuyết trình về mâm ngũ quả ngày Tết

Tả Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Ngắn

“ Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.”

Mỗi dịp tết đến xuân về mỗi gia đình lại tấp nập chuẩn bị cho năm mới. Và chắc chắn không thể thiếu những thứ đồ trên. Đó là đặc trưng của ngày tết cổ truyền Việt Nam, ghi nhớ những điều đó chính là ghi nhớ những điều cha ông ta đã truyền dạy lại cho con cháu đời sau. Thế nhưng đó chưa phải tất cả, trên bàn thờ mỗi gia đình không thể không có mâm ngũ quả ngày tết.

Mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Bắc thường có 5 loại quả với 5 màu khác nhau. Thông thường, mâm ngũ quả ở miền Bắc sẽ bao gồm những loại quả như chuối, bưởi, đào, hồng, quýt. Cụ thể hơn, người ta thường bày: Chuối hoặc táo xanh; bưởi hoặc phật thủ; cam, quýt, hồng hoặc táo tây; đào hoặc lê; hồng xiêm hoặc nho đen.

Tuy nhiên ngày nay, các loại trái cây tại miền Bắc đã đa dạng hơn rất nhiều, thế nên mâm ngũ quả tại đây cũng phong phú hơn. Các gia đình có thể chọn nhiều loại trái cây hơn nhưng vẫn luôn chú ý đến sự hài hòa giữa các màu sắc của quả.

Miêu Tả Về Mâm Ngũ Quả Chi Tiết

Mâm ngũ quả trên bàn thờ là nơi hội tụ của hồn quả, hương cây, của nếp văn hóa dân tộc và của ý nguyện cầu hòa, an, đủ của người dân Việt.

Mâm ngũ quả được sử dụng để thờ cúng tổ tiên, cầu chúc cho một năm mới bình an. Chính vì thế mọi loại quả được sử dụng để bày mâm ngũ quả đều phải được trau chuốt một cách tỉ mỉ nhất. Người miền Nam bày mâm ngũ quả theo mong muốn “Cầu sung vừa đủ xài” ước mong năm mới đủ đầy, sung túc, tương ứng với 5 loại quả: Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Ngoài ra, còn có thêm quả thơm (dứa) với mong muốn con cháu đầy nhà và một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng để cầu may mắn.

Mâm ngũ quả của người miền Nam thể hiện rõ tính bình dị, dân dã và hóm hỉnh. Mỗi người một cuộc sống và mong muốn khác nhau, biết là nào là “đủ”, nhưng ai cũng chỉ cần đủ mà thôi. Ngoài ra mâm ngũ quả miền Nam ngày Tết còn có thêm một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng tượng trưng cho sự may mắn và trái thơm (quả dứa) để tượng trưng cho con cái đủ đầy.

Cách bày đơn giản là chọn những trái lớn như đu đủ, dừa, mãng cầu đặt lên mâm trước để lấy thế. Sau đó bày những quả nhỏ hơn lên trên, sắp xếp hợp lý để mâm ngũ quả có hình thù giống như một ngọn tháp. Riêng cặp dưa hấu thì được dùng để đặt hai bên sau khi mâm ngũ quả đã hoàn thành.

Mâm ngũ quả ngày Tết là nét văn hóa đặc trưng của người Việt, dù có khác nhau giữa các vùng miền nhưng trên hết đều thể hiện sự thành kính hướng về nguồn cội, tổ tiên và ước mong một năm mới an khang, hạnh phúc và đủ đầy.

Xem thêm mẫu 💧 Bài Văn Tả Hội Chợ Xuân Ở Trường Em 💧 ngắn

Bài Văn Tả Mâm Ngũ Quả Bằng Tiếng Anh Ấn Tượng

The five-fruit tray on Tet is an extremely unique and prominent cultural feature during the Lunar New Year. The five-fruit tray will have 5 different typical fruits with 5 colors. Each type of fruit will have a name, color and flavor with a different meaning.

Depending on the specific culture of each region, the five-fruit tray will express the homeowner’s wish for a peaceful, prosperous, and prosperous new year. The five-fruit tray can be said to originate from the Vu Lan festival of Buddhism, mentioned in the Vu Lan Bon sutra with the image of five-colored fruits. Since then, five fruit trays have appeared with 5 colors and 5 different types of fruit.

According to Buddhist concept, 5 types of fruits with 5 colors will symbolize the five senses: Faith – Faith, Attachment – Tenacity, Mindfulness – Remembering, Concentration – Undisturbed mind, Hue – Wisdom. To this day, the display during Vu Lan holiday and Tet holiday is still passed down and preserved by people. The five-fruit tray is displayed to express gratitude and wish good luck to come to the family.

For people in the North, a beautiful five-fruit tray on Tet must be full of fruits such as green bananas, grapefruit, Buddha’s hand, persimmons, figs, kumquats, chili, pineapple, etc., with a variety of colors. brilliant but still harmonious, ensuring the five elements.

The Central region often encounters many natural disasters, storms and floods all year round, so the land is less fertile and there is less fruit. Therefore, the five-fruit tray on Tet holiday of Central people is often very simple, not too formal in terms of formality, offering whatever you want, sincerity is important. The fruits commonly found in the five-fruit tray of people in the Central region will be dragon fruit, banana, watermelon, custard apple, pineapple, fig, orange, tangerine,…

As for Southerners, the five-fruit tray on Tet holiday will follow the wish to pray for just enough to spend, wishing for a full, prosperous, and prosperous year. Corresponding to 5 types of fruits are custard apple, fig, coconut, papaya, mango.

Tạm dịch

Mâm ngũ quả ngày Tết là một nét văn hoá vô cùng đặc trưng và nổi bật trong dịp Tết Nguyên Đán. Mâm ngũ quả sẽ có 5 loại quả đặc trưng khác nhau với 5 màu sắc. Mỗi một loại trái sẽ có tên, màu sắc và hương vị mang một ý nghĩa khác nhau.

Tuỳ vào văn hoá đặc trưng của từng vùng miền, mâm ngũ quả sẽ thể hiện mong muốn một năm mới bình an, ấm no, sung túc của gia chủ. Mâm ngũ quả có thể nói nguồn gốc bắt nguồn từ lễ Vu Lan của Đạo Phật, được nhắc trong kinh Vu Lan Bồn với hình ảnh trái cây 5 màu. Kể từ đó đã xuất hiện mâm ngũ quả với 5 màu sắc và 5 loại hoa quả khác nhau.

Theo như quan niệm nhà phật thì 5 loại trái cây 5 màu sẽ tượng trưng cho ngũ căn là Tín – Lòng tin, Tấn – Kiên cường, Niệm – Ghi nhớ, Định – Tâm không loạn, Huệ – Sáng suốt. Đến ngày nay việc trưng bày trong ngày lễ Vu Lan và dịp Tết ta vẫn được mọi người lưu truyền, gìn giữ. Mâm ngũ quả được trưng bày để bày tỏ lòng biết ơn và mong muốn những điều may mắn sẽ đến với gia đình.

Đối với người dân miền Bắc, thì mâm ngũ quả ngày Tết đẹp là phải đúng chuẩn đầy đủ các loại trái như chuối xanh, bưởi, phật thủ, hồng, sung, quất cảnh, ớt, dứa,…, Với đa dạng màu sắc rực rỡ nhưng vẫn phải hài hoà, đảm bảo theo ngũ hành.

Ở miền Trung thường gặp phải nhiều thiên tai, bão lũ, quanh năm nên đất đai ít màu mỡ và ít trái cây hơn. Vì vậy, mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Trung thường rất đơn giản, không quá câu nệ về mặt hình thức, có gì cúng nấy, thành tâm mới là điều quan trọng. Các loại trái cây thường thấy trong mâm ngũ quả người miền Trung sẽ là thanh long, chuối, dưa hấu, mãng cầu, dứa, sung, cam, quýt,…

Còn đối với người miền Nam, mâm ngũ quả ngày Tết sẽ theo mong muốn Cầu sung vừa đủ xài, mong ước một năm đầy đủ, ấm no, sung túc. Tương ứng với 5 loại quả là mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài.

Thuyết Trình Về Mâm Ngũ Quả Bằng Tiếng Anh

A “Mam Ngu Qua” (five-fruit tray) on the ancestral altar during Tet holiday symbolizes the admiration and gratitude of the Vietnamese to Heaven and Earth and their ancestors, and demonstrates their aspiration for prosperity.

One legend says that the five fruits are symbolic of the five basic elements of oriental philosophy – metal, wood, water, fire and soil. A five-fruit tray, though varying from one region to another due to differences in climate and fruit crops, light up altars with their ample colours.

In northern areas, five-fruit trays ornamented with pomelos, peaches, kumquats, bananas and persimmons are relatively smaller than those in southern areas with pairs of watermelons, coconuts, papayas, custard apples, mangoes, and figs. Although it is called a five-fruit tray, it does not necessarily contain exactly five kinds of fruit.

Arranging fruits on the crimson, hourglass-shaped wooden tray is really an art. One has to combine the colours and shapes of the different fruits in arranging them on the tray to make it look like a still life picture. The “Mam Ngu Qua” in Tet festival represent the quintessence that Heaven and Earth bless humans. This is one of the general perceptions of life of the Vietnamese, which is “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” (“When taking fruit, you should think of the grower”).

Tạm dịch

Một mâm ngũ quả trên bàn thờ tổ tiên trong những ngày Tết tượng trưng cho lòng kính ngưỡng và biết ơn của người Việt đối với Trời Đất và tổ tiên, và cũng thể hiện khát vọng của họ đối với sự thịnh vượng quanh năm.

Có truyền thuyết nói rằng năm loại quả tượng trưng cho năm nguyên tố vật lý của người phương đông – kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ. Mâm ngũ quả có thể khác nhau tuỳ từng vùng do sự khác biệt về khí hậu và mùa vụ, nhưng mỗi mâm ngũ quả đều thắp sáng bàn thờ với các màu sắc phong phú của mình.

Ở khu vực miền bắc, mâm ngũ quả thường bao gồm bưởi, đào, quất, chuối, và hồng, nhỏ hơn so với mâm ngũ quả miền nam gồm các cặp dưa hấu, dừa, đu đủ, na, xoài và sung. Mặc dù gọi là mâm ngũ quả, nhưng không nhất thiết phải có đúng năm loại quả.

Việc sắp xếp các loại quả trên mâm ngũ quả màu son, trên chiếc khay gỗ hình chữ nhật thực sự là một nghệ thuật. Bạn phải kết hợp màu sắc và hình dáng của các loại quả khác nhau trên khay sao cho giống với một bức tranh tĩnh vật. Mâm Ngũ Quả trong lễ Tết tương trưng cho tinh hoa mà Trời Đất ban cho con người. Đây là một trong những nhận thức chung về cuộc sống của người Việt, đó là “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Share top bài 🔥 Thuyết Minh Về Món Ăn Ngày Tết 🔥ngoài thuyết trình về mâm ngũ quả ngày Tết

Viết một bình luận