Thuyết Minh Về Cách Làm Đèn Ông Sao [24+ Bài Hay Nhất]

Thuyết Minh Về Cách Làm Đèn Ông Sao ❤️️ 24+ Bài Hay Nhất ✅ Là Một Loại Đồ Chơi Quen Thuộc, Không Thể Thiếu Của Trẻ Nhỏ Mỗi Dịp Trung Thu.

Dàn Ý Thuyết Minh Về Cách Làm Đèn Ông Sao

Chia sẻ đến bạn đọc mẫu Dàn Ý Thuyết Minh Về Cách Làm Đèn Ông Sao giúp các em triển khai bài văn logic nhất.

Mở bài: Dẫn dắt và giới thiệu đối tượng cần thuyết minh: Chiếc đèn ông sao

Thân bài

  • Nguồn gốc: Không rõ ai là người sáng tạo ra đầu tiên
  • Xuất phát từ nguồn cảm hứng: Hình ảnh những ngôi sao sáng trên trời cao
  • Cách làm đèn ông sao:
  • Chuẩn bị 10 que tre có độ dài bằng nhau, buộc chặt vào nhau để tạo khung cho chiếc đèn có dạng ngôi sao 5 cánh.
    Sử dụng tiếp 4 que tre dài bằng nhau nhưng ngắn hơn 5 que ban đầu đặt ở giữa ngôi sao để tạo độ phồng.
    Sau khi tạo khung, lấy keo bôi lên từng bề mặt của thanh tre và giấy kính nhiều màu dán lên.
    Lấy tua rua dán xung quanh đèn để trang trí cho bắt mắt và cây gậy đặt ở phía dưới cùng làm tay cầm.
  • Nơi bày bán nhiều đèn ông sao, đèn cù, đèn kéo quân nổi tiếng ở Hà Nội phải kể đến là phố Hàng Mã
  • Giá thành một chiếc đèn ông sao: 15000 – 50000 đồng
  • Khẳng định đèn ông sao là món đồ chơi không thể thiếu của trẻ em trong dịp Tết Trung thu trên khắp mọi miền đất nước.

Kết bài: Khẳng định lại giá trị của đèn ông sao trong đời sống văn hóa truyền thống của đất nước và nêu suy nghĩ của bản thân.

Xem Thêm Bài 💧 Thuyết Minh Về Trò Chơi Thả Diều, Cách Làm Diều❤️️19 Bài Hay

Thuyết Minh Về Lồng Đèn Hay Nhất – Bài 1

Thuyết Minh Về Lồng Đèn Hay Nhất là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em ôn tập thật tốt.

Tết Trung thu đến, trên khắp các ngả đường và góc phố, những chiếc đèn lồng, đèn ông sao được bày bán khắp nơi. Năm nào, em cũng tiết kiệm được một khoản tiền nho nhỏ và xin phép mẹ tự thưởng cho mình một chiếc đèn ông sao để rước đèn cùng các bạn trong đêm hội trăng rằm. Đêm trung thu với chiếc đèn ông sao sẽ là những kỷ niệm tuyệt đẹp gắn với tuổi thơ êm đềm của em

Chiếc đèn ông sao nằm gọn trong khung tre hình tròn, đường kính khoảng năm mươi xăng – ti – mét. Chiếc đèn được làm từ những chất liệu rất thân thuộc với người Việt Nam là nan tre và giấy bóng, giấy màu các loại. Giấy bóng đủ các màu đỏ, vàng, xanh lam, làm cho chiếc đèn thêm lộng lẫy và nổi bật hơn.

Vòng tròn bên ngoài đèn được làm bằng nan tre vót nhẵn và trơn. Xung quanh có những sợi dây kim tuyến đủ sắc màu sặc sỡ óng ánh. Bên trong là năm cánh sao đều đặn, cân xứng. Những người thợ phải rất khéo tay thì mới vót và buộc nan tre đều như vậy. Bên ngoài, năm cánh sao được trang trí bằng những họa tiết vừa ngộ nghĩnh, vừa vui mắt. Bên dưới, cán sao dài khoảng hai gang tay người lớn, được làm bằng ống tre tròn và thẳng, sơn màu đỏ. Bên ngoài, nan được quấn những dải tua rua màu xanh, màu vàng, màu hồng thật đẹp.

Đêm trung thu, lúc ông trăng tròn vành vạnh bắt đầu nhô ra, tiếng trống thùng thùng nổi lên khắp xóm, lũ trẻ chúng em háo hức bày cỗ trung thu. Trên tay đứa nào cũng có một chiếc đèn ông sao. Khi đã chuẩn bị xong mọi thứ, chúng em bật que diêm lên, thắp lửa vào một cây nến nhỏ trên đầu cán đèn, thắp những ước mơ rực sáng.

Ngọn nến cháy lung linh, huyền ảo. Chúng em vui sướng rước đèn, múa hát và phá cỗ. Nhìn lên bầu trời mùa thu, trăng tròn như cái đĩa, in rõ hình chị Hằng Nga xinh đẹp và chú Cuội đang thả trâu trên cung trăng. Bầu trời cao xanh, gió thổi mát mẻ làm cho không khí bữa tiệc trung thu thêm vui vẻ, náo nhiệt.

Ngoài chiếc đèn ông sao, nhiều bạn còn khoe đèn lồng, đèn cá chép, rồi những chiếc đèn tự làm bằng hạt bưởi, đốt lên kêu tanh tách và thơm thoang thoảng mùi vỏ bưởi.

Đêm trung thu với chiếc đèn ông sao sẽ là những kỷ niệm tuyệt đẹp gắn với tuổi thơ êm đềm của em. Em rất yêu quý chiếc đèn. Kết thúc buổi rước đèn, em mang đèn về treo lên một góc học tập. Thỉnh thoảng, em thích thú ngắm nhìn chiếc đèn ông sao và xem đó là người ban thân thiết của mình.

Giới Thiệu Bài 🌿 Thuyết Minh Về Cái Bàn Học ❤️️ 15 Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Chiếc Đèn Ông Sao Ngắn Hay – Bài 2

Thuyết Minh Về Chiếc Đèn Ông Sao Ngắn Hay giúp các em có thêm nhiều gợi ý đặc sắc để hoàn thiện bài văn của mình.

Chẳng biết Tết Trung Thu có từ bao giờ. Nhưng đối với tôi, Trung Thu bắt đầu từ ngày biết đốt lên ngọn nến và cùng vui chơi với lũ bạn chung xóm mỗi dịp ông mặt trăng tròn vành vạnh trong những ngày đầu năm học mới. Ngày ấy, còn nhỏ xíu, không nhớ rõ là mấy tuổi, nhà tôi còn nghèo lắm, mà trong cái xóm lao động ấy thì nhà ai cũng nghèo thế cả.

Chiếc lồng đèn hình ngôi sao được làm bằng tre và bọc giấy kiếng màu đỏ là món quà quý giá và xa xỉ đối với lũ trẻ con trong xóm, chỉ có rất ít đứa được bố mẹ mua cho chiếc lồng đèn. Và thật là hãnh diện khi tôi được bố mẹ mua cho một chiếc lồng đèn hình con thuyền.

Cầm con thuyền bằng giấy kiếng trong tay, tôi cảm thấy thật tự hào và cần phải lên mặt chút với những đứa bạn đồng trang lứa và thầm nghĩ rằng: “lũ bạn sẽ phải trầm trồ trước cái lồng đèn, và chúng sẽ xin mượn cái con thuyền ấy để cầm một lát cho vui”. Nghĩ đến đó, chợt cảm thấy lâng lâng sung sướng làm sao đó. Tôi cất thật kỹ chiếc lồng đèn, đợi đến ngày Trung Thu mới đem ra khoe với bạn bè.

Rồi ngày Trung Thu cũng đến, hôm đó thật vui. Bình thường, buổi tối lũ trẻ con phải ở nhà, không được ra đường chơi quá lâu, và ra đường cũng phải mang dép (tôi chẳng thích mang dép khi vui chơi chạy nhảy chút nào). Nhưng tối Trung Thu, bọn trẻ con trong xóm được vui chơi thoải mái, và vui nhất là không ai để ý chuyện có mang dép ra đường hay không.

Tối hôm đó, bọn trẻ con ùa ra cả ngoài sân lớn. Chưa có đứa nào vội thắp đèn lên, tất cả vẫn đang say mê với những trò rồng rắn lên mây, dung dăng dung dẻ và có lẽ vui nhất là trò thiên đường địa ngục; trong trò ấy, tôi chỉ thích qua phía địa ngục, nhận hình phạt là phải “chặt đầu”, cảm giác thấy thích thích sao đó.

Chắc chỉ có tôi có cái sở thích quái lạ ấy, vì đứa nào cũng cố gắng được qua phía thiên đường để dương dương tự đắc nhìn những đứa không vượt qua được ngưỡng cửa của trò chơi. Chúng tôi chơi thật vui, thoải mái cười đùa, thậm chí la hét mà cũng chẳng ai nhắc nhở hay la mắng gì cả.

Kết thúc trò thiên đàng địa ngục, chúng tôi bắt đầu lục tục đứa nào về nhà đứa nấy mang lồng đèn của mình ra cùng chơi chung. Tôi đã háo hức chờ đợi giây phút này lâu lắm rồi. Chạy ù về nhà và mang ra chiếc thuyền lồng đèn của mình. Tôi vừa chạy vừa mường tượng cái cảnh lũ bạn sẽ trầm trồ quanh chiếc thuyền mà sướng rơn lên. Mải nghĩ nên tôi không để ý là đã ra đến sân và trên tay cầm chiếc lồng đèn rồi.

Bỗng xuất hiện những tiếng lốc cốc, lốc cốc rồi rất nhiều tiếng đó nữa, nhìn kỹ ra là những chiếc lồng đèn được chế tác bằng lon sữa bò. Chúng được làm thành hình những chiếc xe lu, chỗ để ngọn nến có thể xoay được, chiếc xe ấy được điều khiển bằng thanh tre dài cầm ở tay. Mỗi khi đẩy tới thì chiếc xe kêu lốc cốc đồng thời cái lon ở trên xe để ngọn nến xoay vòng tròn tạo thành những vệt sáng quay liên tục trong rất đẹp mắt. Và dĩ nhiên, không như mường tượng, chẳng đứa nào thèm xuýt xoa trước chiếc thuyền của tôi.

Đọc Thêm Bài 🌿 Thuyết Minh Về Cái Tủ Lạnh Hay Nhất ❤️️ 15 Mẫu Hay

Thuyết Minh Về Đèn Ông Sao Văn Mẫu Hay – Bài 3

Thuyết Minh Về Đèn Ông Sao Văn Mẫu Hay giúp các em có thêm nhiều thông tin hay về chiếc đèn đặc biệt này.

Mỗi khi Tết trung thu về thì trên khắp những con phố nhỏ lại rộn ràng khúc hát: “Chiếc đèn ông sao sao năm cánh tươi màu. Cán đây rất dài cán cao quá đầu. Em cầm đèn sao em hát vang vang. Đèn sao tươi màu của đềm rằm liên hoan! Tùng rinh rinh, tùng tùng tùng rinh rinh…”.

Vâng, đã từ lâu, chiếc đèn Trung thu hình ngôi sao được xem là món đồ không thể thiếu đối với trẻ em trong dịp Tết trung thu ngày trước. Và ngày nay, tuy nhiều loại đồ chơi hiện đại xuất hiện thế nhưng đèn ông sao vẫn có một ý nghĩa đặc biệt với thiếu nhi chúng em. Để góp phần tăng thêm sự rực rỡ trong đêm hội trăng rằm hôm nay, tập thể lớp XX xin mang đến chiếc đèn ông sao do tự tay chúng em thực hiện.

Để làm nên chiếc đèn lồng khoe sắc trong ngày hội trăng rằm ngày hôm nay, chúng em đã tận dụng những loại chất liệu có sẵn trong thiên nhiên chẳng hạn như trúc và một vài chất liệu nhân tạo là giấy kiến, keo,… cùng với những đôi bàn tay nhỏ bé của chúng em đã sáng tạo thêm cho chiếc đèn lồng của mình những họa tiết xinh xinh dưới sự chỉ dẫn tận tình của giáo viên chủ nhiệm.

Một chiếc đèn ông sao năm cánh cũng giống như những vì sao đang lấp lánh trên trời cao vào đêm trăng rằm tháng tám. Nếu như bên trong lồng đèn là một vì sao tinh tú của đất trời thì bên ngoài là một vầng trăng tròn đầy đặn đang mở mắt tròn xoe đón chào một ngày hội tuyệt đẹp.

Nhìn lên trời cao, chúng ta có thể thấy vầng trăng xinh đẹp cùng những vì sao soi lấp lánh soi sáng cả bầu trời bao la. Còn dưới trần gian này vầng trăng, ngôi sao của chúng em được thắp bằng ngọn đèn cầy của tuổi thơ chứa đựng bao mơ ước cho tương lai.

Nó chính là một tia lửa ấm áp, tia lửa lòng của chúng em thể hiện sự kính trọng với truyền thống của ông cha ta ngày xưa, một tia lửa nhỏ bé làm sáng lên những sắc màu của cuộc sống để chúng em tung tăng dạo chơi trên khắp phố phường vào đêm hội đèn.

Xem Thêm Bài 🌿 Thuyết Minh Về Cái Mũ Bảo Hiểm ❤️️ 15 Mẫu Hay

Bài Văn Thuyết Minh Về Cách Làm Đèn Ông Sao Điểm 10 – Bài 4

Bài Văn Thuyết Minh Về Cách Làm Đèn Ông Sao Điểm 10 để lại nhiều ấn tượng cho các bạn đọc dưới đây với câu từ hấp dẫn, sáng tạo.

Đèn ông sao là một trong những món đồ chơi truyền thống, quen thuộc của thiếu nhi nói riêng và mỗi người dân Việt Nam nói chung, là nét đặc trưng riêng biệt của Trung thu nước ta.

Đèn ông sao được dùng trong dịp tết Trung thu. Không ai biết chính xác nguồn gốc hay thời điểm ra đời của loại đèn này. Theo các già làng, đèn ông sao mô phỏng từ những ngôi sao lấp lánh trên bầu trời xung quanh mặt trăng. Tết Trung thu là Tết “mặt trăng”, trăng bước vào giai đoạn to tròn đẹp nhất trong năm. Do đó, các phụ huynh thường làm đèn dạng hình ngôi sao cho các cháu bé để đêm rằm sẽ “tùng rinh” khắp làng. Việc này cũng gần giống như một hình thức lễ rước mặt trăng.

Đèn ông sao là một loại đèn lồng làm thủ công rất quen thuộc đối với mỗi người Việt Nam. Để làm ra một chiếc đèn ông sao cần nhiều công phu và đòi hỏi người làm phải khéo tay. Đầu tiên, người thợ chẻ các mảnh tre thành 10 que tre gắn thành 2 hình ngôi sao. Sau đó, người thợ lấy 2 ngôi sao vừa tạo dùng dây buộc các đầu ngôi sao lại. Chẻ thêm 4 que ngắn có độ dài bằng nhau, cho vào phần giao giữa các ngôi sao để dựng hai mặt ngôi sao căng phồng lên.

Cố định các mối giao. Sau khi khung ngôi sao được gắn lại chắc chắn, tiếp tục lấy keo phết lên bề mặt thanh tre của từng cánh sao. Cuối cùng, người thợ dùng giấy màu tùy thích dán lên trên bề mặt thanh tre, tức là những chỗ vừa được dán keo. Loại giấy dùng trong đèn ông sao truyền thống là giấy bóng kính màu trong suốt để khi thắp nến vào sẽ cho màu sắc lung linh. Ngoài ra, có thể cắt thêm giấy thành những đường viền đẹp để dán lên phần cánh của các ngôi sao.

Hình ảnh những chiếc đèn ông sao dường như đã in sâu trong ký ức mỗi người, nó gọi về kí ức tuổi thơ với niềm háo hức có được chiếc đèn để trông trăng. Trung thu xưa, mỗi dịp Rằm tháng tám, các ông bố bà mẹ lại rục rịch vót tre, mua nến làm cho mấy đứa nhỏ chiếc đèn ông sao đón Trung thu. Những hình ảnh thân thuộc đó cho thấy vị trí không thể thay đổi của chiếc đèn ông sao trong đời sống tâm hồn mỗi con người Việt Nam.

Ngày nay, việc sử dụng đèn ông sao có phần yếu thế hơn so với các mặt hàng đèn lồng khác, nhất là đèn lồng nhựa xuất xứ từ Trung Quốc. Khắp các cửa hàng tạp hóa trong những ngày Trung thu đa phần là đèn nhựa, gần như không còn thấy bóng dáng chiếc đèn ông sao nữa. Nếu có nơi nào còn bán đèn ông sao thì chỉ Hàng Mã (Hà Nội) song số lượng rất ít. Phần là do giá thành đèn công nghiệp rẻ hơn.

Do giá rẻ nên nhiều khả năng lồng đèn Trung Quốc được sản xuất từ nhựa kém chất lượng, chứa nhiều thành phần kim loại nặng có thể ảnh hưởng sức khỏe của người sử dụng, nhất là đối với trẻ em. Phần nữa vì thị hiếu thay đổi. Đèn lồng nhựa thường màu sắc, cách trang trí bắt mắt, thường gắn thêm đèn nhiều màu và âm thanh vui nhộn nên trẻ em thích thú hơn.

Do đó, người làm đèn ông sao ít dần, nghề làm đèn lồng thủ công cũng theo đó mai một dần. Tuy vậy, mỗi dịp Trung thu đến, đâu đó vẫn có hình ảnh chiếc đèn sao năm cánh được bày bán thành từng gian nhỏ đẹp mắt và thi thoảng lại có vài em nhỏ ngắm nghía, lựa chọn cho mình một chiếc đèn ông sao vừa ý.

Mỗi quốc gia Á Đông đều đón Trung thu vào ngày 15/8 (âm lịch) và chọn cho mình một loại đèn lồng mang đặc sắc riêng của dân tộc. Con người Việt Nam luôn chọn đèn ông sao làm dấu hiệu bản sắc của mình!

SCR.VN Gợi Ý Bài 🌿 Thuyết Minh Về Đồ Dùng Học Tập ❤️️ 15 Mẫu Hay

Thuyết Minh Về Cách Làm Chiếc Đèn Ông Sao Sinh Động – Bài 5

Thuyết Minh Về Cách Làm Chiếc Đèn Ông Sao Sinh Động được nhiều bạn đọc quan tâm và chia sẻ sau đây.

Trung thu đêm hội trăng rằm
Em theo sao sáng về thăm chị Hằng.

Cứ mỗi khi Tết trung thu về trên khắp phố xá cho đến các con đường nhỏ như lại xuất hiện rất nhiều những đồ chơi của trẻ em. Một trong số những trò chơi đó ta không thể không kể đến những chiếc đèn ông sao – một thứ trò chơi được thiếu nhi ưa chuộng nhất.

Quả thực ta như thấy được rằng cũng đã từ lâu rồi thì ta như thấy được hình ảnh của chiếc đèn Trung thu hình ngôi sao năm cánh dường như cũng đã được xem là món đồ không thể thiếu đối với trẻ em trong dịp Tết trung thu ngày trước và cho đến ngày nay nữa. Không thể phủ nhận được rằng, ngày nay thì mỗi trẻ em cũng không hề thiếu những đồ chơi đẳng cấp, hiện đại, Các đồ chơi tuy nhiều cũng như có nhiều trò chơi hiện đại nhưng dường như những chiếc đèn ông sao vẫn có một ý nghĩa đặc biệt với thiếu nhi chúng em.

Để mà có thể làm nên chiếc đèn lồng khoe sắc trong ngày hội trăng rằm ngày hôm nay thì người làm cũng phải trải qua nhiều công đoạn. Các công đoạn để làm ra những chiếc đèn ông sao này cũng thật đơn giản và cũng thật là dễ kiếm được.

Những ngôi sao này thì tất cả chúng em đã tận dụng những loại chất liệu có sẵn trong thiên nhiên chẳng hạn như trúc và một vài chất liệu nhân tạo là giấy kiến, keo, và không thể kể đến đó chính là cùng với những đôi bàn tay nhỏ bé của chúng em đã sáng tạo thêm cho chiếc đèn lồng của mình. Thế rồi người nhìn cũng như đã thấy được rất rõ những họa tiết xinh xinh dưới sự chỉ dẫn tận tình của bố mẹ và cả thầy cô nữa.

Để làm ra được một chiếc đèn ông sao đẹp đòi hỏi rất nhiều công đoạn. Đầu tiên, cần chuẩn bị 10 que tre để tạo khung cho chiếc đèn thành hình ngôi sao 5 cánh. 10 chiếc que này phải có chiều dài bằng nhau, lấy 5 que buộc vào nhau để thành hình sao. Khi tạo thành một đôi hình sao 5 cánh, người ta sử dụng 4 que tre ngắn cũng có độ dài bằng nhau đặt ở giữa ngôi sao để tạo độ phồng. Sau khi đã tạo được khung cho ngôi sao, người thợ sẽ lấy keo bôi lên từng bề mặt của thanh tre và lấy giấy dán lên.

Ta không thể nào có thể phủ nhận được một chiếc đèn ông sao năm cánh cũng giống như những vì sao đang lấp lánh trên trời cao. Thực sự cứ những ngày mà vào đêm trăng rằm tháng tám. Nếu như, ta mà thấy được ở bên trong lồng đèn là một vì sao tinh tú của đất trời thì bên ngoài là một vầng trăng tròn nó dường như cũng đã lại thật là đầy đặn đang mở mắt tròn xoe đón chào một ngày hội tuyệt đẹp cho thiếu nhi và cho ngày đoàn viên chúng ta.

Thế rồi cứ mỗi khi mà chúng ta mà lại như nhìn lên trời cao, chúng ta có thể thấy vầng trăng xinh đẹp, đồng thời với đó cũng chính là cùng những vì sao soi lấp lánh soi sáng cả bầu trời bao la. Có lẽ rằng, ta như cũng đã còn dưới trần gian này vầng trăng, ngôi sao của chúng em được thắp bằng ngọn đèn nhỏ xinh của tuổi thơ chứa đựng bao mơ ước cho tương lai của chúng em.

Không nói đâu xa thì thực sự nó cũng chính là một tia lửa ấm áp, tia lửa lòng của chúng em thể hiện sự kính trọng với truyền thống của ông cha ta ngày xưa, Một tia lửa nhỏ bé nhưng cũng đã đủ sức để có thể làm sáng lên những sắc màu của cuộc sống để chúng em tung tăng dạo chơi trên khắp phố phường.

Thế rồi ta như thấy được khi vào đêm hội đèn. Đồng thời, ta cũng đã thấy ngọn lửa nhỏ trong chiếc đèn ông sao dường như nó cũng là một tia lửa hy vọng rằng năm sau chúng em lại có một ngày hội tưng bừng náo nhiệt như năm nay vậy đó.

Em rất vui khi được có một chiếc đèn trung thu đi chơi ngày trung thu. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để không phụ lòng bố mẹ. Và nếu như học giỏi em sẽ bảo bố mua cho em một chiếc đèn ông sao đẹp như năm nay bố mua.

Chia Sẻ Bài 🌿 Thuyết Minh Về Cái Quạt Trần ❤️️ 15 Mẫu Hay

Thuyết Minh Cách Làm Đèn Ông Sao Đơn Giản – Bài 6

Thuyết Minh Cách Làm Đèn Ông Sao Đơn Giản sẽ gợi ý cho các em thêm nhiều ý văn thú vị để làm bài văn của mình.

“Tùng rinh rinh, tùng tùng tùng rinh rinh” đó là lời bài hát ” Chiếc đèn ông sao” được hát nhiều nhất trong đêm trung thu. Nhắc đến đèn ông sao, đây là đồ chơi quen thuộc của trẻ em trong đêm trăng Rằm tháng 8. Trẻ con sẽ được đi rước đèn, phá cỗ ngắm trăng sáng. Chiếc đèn ông sao là vật không thể thiếu trong lễ rước đèn đó.

Trước tiên, về nguồn gốc, không rõ đồ vật này do ai chế tạo ra đầu tiên và bắt nguồn từ đâu. Chỉ biết rằng, chiếc đèn ông sao lấy cảm hứng từ hình ảnh những ngôi sao sáng trên trời xanh quanh mặt trăng. Đèn ông sao là vật dụng được làm thủ công với đôi bàn tay khéo léo, tỉ mỉ, cẩn trọng của người làm.

Để làm ra được một chiếc đèn ông sao đòi hỏi rất nhiều công đoạn. Đầu tiên, cần chuẩn bị 10 que tre để tạo khung cho chiếc đèn thành hình ngôi sao 5 cánh. 10 chiếc que này phải có chiều dài bằng nhau, lấy 5 que buộc vào nhau để thành hình sao. Khi tạo thành một đôi hình sao 5 cánh, người ta sử dụng 4 que tre ngắn cũng có độ dài bằng nhau đặt ở giữa ngôi sao để tạo độ phồng. Sau khi đã tạo được khung cho ngôi sao, người thợ sẽ lấy keo bôi lên từng bề mặt của thanh tre và lấy giấy dán lên.

Loại giấy được dán lên thanh tre là giấy bóng nhiều màu, có độ bóng nhưng đa phần chúng ta thấy được giấy bóng này có màu đỏ. Cuối cùng, họ lấy những tua rua dán xung quanh đèn ông sao. Chắc chắn không thể thiếu cây gậy đặt ở phía dưới cùng làm tay cầm.

Chiếc đèn ông sao đã đồng hành cùng tuổi thơ của biết bao thế hệ. Vào gần đến những ngày trung thu, rất nhiều những chiếc đèn ông sao, đèn cù, đèn lồng được bày bán ở khắp mọi nơi, trông chúng thật lung linh và bắt mắt. Hồi đó, mỗi đứa trẻ có một chiếc đèn ông sao hoặc một cây đèn cù, vừa đi vừa hát quanh xóm rất vui vẻ.

Ngày nay, nhiều loại đồ chơi vào dịp trung thu được bày bán khắp nơi nhưng ở thủ đô Hà Nội, phố Hàng Mã là dãy phố bày bán đèn ông sao, đèn cù, đèn kéo quân truyền thống nổi tiếng của cả nước với những chiếc đèn được làm vô cùng bắt mắt, mang đậm nét văn hóa Việt Nam mỗi dịp Trung thu đến.

Ngoài ra, bạn cũng có thể bắt gặp những chiếc đèn đầy màu sắc ở các cửa hàng tạp hóa nhưng với số lượng ít hơn. Giá thành dao động của một chiếc đèn ông sao từ 15 000 – 50 000 đồng tùy độ to nhỏ. Có thể thấy chiếc đèn ông sao có mặt ở khắp mọi nơi và in sâu vào tiềm thức của mọi người vào dịp lễ đặc biệt này.

Đèn ông sao đã trở thành món quà tinh thần của biết bao nhiêu trẻ nhỏ. Nó mãi mãi là thứ đồ chơi mang ý nghĩa nhất vào ngày Tết đoàn viên này.

SCR.VN Giới Thiệu Bài 🍀 Thuyết Minh Về Đồ Dùng Trong Gia Đình ❤️️ 18 Bài Mẫu Hay

Thuyết Minh Về Cách Làm Đèn Ông Sao Ngắn Gọn – Bài 7

Thuyết Minh Về Cách Làm Đèn Ông Sao Ngắn Gọn, súc tích thể hiện qua từng câu văn, hình ảnh miêu tả chân thực và sinh động.

Đêm nay dưới ánh trăng rắm hòa cùng ánh đèn hoa rực rỡ, chúng em lại được náo nức chung vui tết trung thu cùng các bạn nhi đồng và các anh chị thiếu nhi trên khắp mọi miền đất nước. Với chiếc lồng đèn lung linh màu sắc, chúng em xin được cùng tô điểm cho mái trường thân yêu thêm màu sắc rực rỡ của lễ hội trăng rằm. Vì thế chúng em đến với lễ hội trăng rằm đêm nay chiếc lồng đèn mang hình ngôi sao truyền thống.

Chúng em chọn hình ngôi sao để làm lồng đèn vì ai cũng biết hình ngôi sao chúng là biểu hiện của lá quốc kỳ của Tổ Quốc Việt Nam, chúng ta thể hiện tình đoàn kết của các dân tộc anh em, đó cũng là đoàn kết chung lồng của tập thể lớp, chúng em cùng chung tay làm nên chiếc lồng đèn này.

Đầu tiên, cần chuẩn bị 10 que tre để tạo khung cho chiếc đèn thành hình ngôi sao 5 cánh. 10 chiếc que này phải có chiều dài bằng nhau, lấy 5 que buộc vào nhau để thành hình sao. Khi tạo thành một đôi hình sao 5 cánh, người ta sử dụng 4 que tre ngắn cũng có độ dài bằng nhau đặt ở giữa ngôi sao để tạo độ phồng.

Sau khi đã tạo được khung cho ngôi sao, người thợ sẽ lấy keo bôi lên từng bề mặt của thanh tre và lấy giấy dán lên. Năm cánh ngôi sao chúng em sử dụng giấy kiếng màu đỏ, ở giữa lồng đèn chúng em trang trí màu vàng nhằm biểu trưng niềm tự hào của chúng ta là “Người Việt Nam màu đỏ, da vàng” và đó cũng là dòng máu của các anh hùng liệt sĩ đã huy sinh giành lại nền độc lập, tự do cho đất nước, để hôm nay chúng em có được cuộc sống thanh bình.

Mặc dù vui hân hoan là thế nhưng chúng em vẫn không quen lời dạy của Bác Hồ muôn vàn kính yêu đã dạy: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu hay không. Đó là nhờ công học tập của các cháu”

Nên mặt trước lồng đèn của chúng em có trang trí dòng chữ “Trung thu nhớ Bác” và ảnh Bác Hồ để tưởng nhớ công lao to lớn của người vị cha già của dân tộc. Những cánh sen hồng tượng trưng cho sự thánh thiện, thanh khiết luôn cố gắng vươn lên để đến được nơi tươi sáng nhất giống như con người Việt Nam

Mặt sau lồng đèn chúng em trang trí hình huy hiệu măng non với dòng chữ thi đua học tốt thể hiện cho lớp chúng em như những búp măng non đua đua nhau vươn lên chăm ngoan học giỏi. Xung quanh lồng đèn chúng em trang trí dây kim tuyến và những cánh hoa nhiều màu rực rỡ tạo cho nồng đèn thêm phần lộng lẫy.

Chiếc đèn ông sao gắn với tuổi thơ của ỗi người trong ngày vui tết thiếu nhi.

Xem Thêm Bài 🌵 Thuyết Minh Về Cái Quạt Giấy, Quạt Nan ❤️️ 15 Bài Văn Hay

Thuyết Minh Về Cách Làm Chiếc Đèn Ông Sao – Bài 8

Thuyết Minh Về Cách Làm Chiếc Đèn Ông Sao là đề tài hay và thường xuất hiện trong các bài kiểm tra quan trọng.

Chợ Bưởi ngày chín, ngày tư
Riêng một tháng tám lại dư phiên rằm
Ai ơi nhớ lấy kẻo nhầm
Đi mua hoa quả chơi rằm trung thu.

Câu ca dao ấy của cha ông ta đã gợi nên trong mỗi người về Tết trung thu – Tết đoàn viên. Đây không chỉ là dịp để gia đình đoàn tụ mà đó còn là ngày trẻ em được vui hội trăng rằm và có lẽ bởi vậy, vào ngày này, trẻ con thường có rất nhiều đồ chơi mới, đặc biệt không thể thiếu đó chính là đèn ông sao. Đèn ông sao không chỉ đẹp, gần gũi mà cách làm ra nó cũng có rất nhiều điều thú vị, độc đáo.

Chiếc đèn ông sao truyền thống có hình sao vàng năm cánh, là một hình ảnh quen thuộc chúng ta vẫn thường thấy trên lá cờ Tổ quốc. Mỗi dịp rằm tháng tám, bố mẹ, ông bà lại thường làm những chiếc đèn ông sao để con em mình có thể chơi hội rằm vì những vật liệu để làm nó rất đơn giản, dễ tìm.

Để có thể làm một chiếc đèn ông sao theo kiểu truyền thống, chúng ta cần chuẩn bị một số nguyên liệu cơ bản như thanh tre để làm khung cho chiếc đèn, dây kẽm, keo dán, giấy bóng kính màu hoặc giấy gói quà tùy theo sở thích của mỗi người. Ngoài ra, chúng ta có thể chuẩn bị thêm giấy màu, bút màu, thước,… để trang trí chiếc đèn của mình thật đẹp. Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ những nguyên liệu kể trên là ngay lập tức chúng ta có thể bắt đầu làm một chiếc đèn ông sao được trang trí theo sở thích của mình.

Làm một chiếc đèn ông sao truyền thống không phải là công việc quá khó song nó đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ của người làm. Để làm ra chiếc đèn ông sao, trước hết, cần làm khung của chiếc đèn. Chúng ta dùng tre đã chuẩn bị, chẻ ra là mười thanh nhỏ hơn có độ dài bằng nhau, độ dài của thanh tre này tùy thuộc vào kích thước của chiếc đèn mà bạn mong muốn.

Ngoài ra, chúng ta cùng cần chuẩn bị bốn thanh có chiều dài từ 5-8 xăng-ti-mét để chống hai mặt của chiếc đèn. Sau khi đã chẻ ra, bạn dùng dao vót để được bề mặt nhẵn bóng. Sau khi đã có được mười thanh trẻ nhẵn với kích thước mong muốn, bạn dùng dây kẽm buộc năm trong số mười thanh tre ấy thành một hình ngôi sao và làm tương tự với số thanh tre còn lại là chúng ta đã có hai mặt của chiếc đèn.

Tiếp đó, chúng ta buộc hai hình ngôi sao ấy lại với nhau bằng dây kẽm và dùng bốn thanh tre nhỏ hơn đã được chuẩn bị vào phần giao nhau giữa giữa các ngôi sao để chúng có thể tạo thành hình 3D. Sau khi đã hoàn thành phần khung của chiếc đèn, chúng ta dùng keo và giấy bóng kính hoặc giấy màu đã được chuẩn bị dán lên bề mặt ngôi sao theo ý thích của bản thân. Và với những bước đơn giản như vậy là bạn đã có thể có một chiếc đèn ông sao theo ý muốn của mình.

Đồng thời, để chiếc đèn được đẹp hơn bạn có thể trang trí lên các cánh của ngôi sao những hình ảnh ngộ nghĩnh mà bạn thích. Thêm vào đó, để thuận lợi trong quá trình sử dụng, chúng ta có thể làm thêm một chiếc cán cầm tay cho chiếc đèn ông sao và gắn những cây nến xinh xinh vào trong nó.

Việc làm một chiếc đèn ông sao để vui chơi trong đêm hội trăng rằm không phải là một công việc khó khăn phức tạp, chỉ với những bước đơn giản là chúng ta đã có thể tạo ra nó. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần lưu ý khi làm đèn để có một chiếc đèn thật đẹp. Trước hết, những thanh tre để làm khung đèn cần phải được vót nhẵn để tránh bị đứt tay hay làm rách lớp giấy bóng kính. Thêm vào đó, giấy được dán lên khung đèn cần có màu sắc bắt mắt và phải được dán chắc chắn, có độ phẳng, căng để trông chiếc đèn thêm đẹp hơn.

Tóm lại, chiếc đèn ông sao là món đồ chơi quen thuộc của mỗi đứa trẻ mỗi dịp tết Trung thu. Để làm ra một chiếc đèn ông sao không quá cầu kì, tốn kém song nó lại có ý nghĩa đặc biệt. Chiếc đèn ông sao ấy sẽ sống mãi trong lòng mỗi người, là nơi lưu giữ những kỉ niệm ngọt ngào, ấm áp trong những tháng ngày tuổi thơ bên gia đình ấm áp, đúng như có ai đó đã từng nói rằng “Thật kì lạ khi ta không nhớ trung thu năm ngoái nhưng ánh sáng lấp lánh của chiếc đèn ông sao tuổi thơ cứ lưu luyến mãi trong tim.”

Đọc Thêm Bài 🌵 Thuyết Minh Về Laptop, Máy Tính Để Bàn ❤️️ 15 Bài Mẫu Hay

Thuyết Minh Về Phương Pháp Cách Làm Đèn Ông Sao – Bài 9

Cùng đón đọc bài văn Thuyết Minh Về Phương Pháp Cách Làm Đèn Ông Sao được SCR.VN chọn lọc sau đây.

Trung thu đang đến gần rồi, hãy cùng học ngay cách làm đèn ông sao đẹp mà rất quen thuộc với mọi người. Đảm bảo cách làm đèn ông sao này rất đơn giản, ai cũng thực hiện được đấy!

Hẳn nhắc đến Trung thu không thể không nhắc đến những chiếc đèn ông sao. Chúng dường như là hình ảnh in sâu trong ký ức mỗi người gọi về tuổi thơ. Bởi mỗi mùa Rằm tháng 8 đến, là trẻ con ai cũng háo hức có được chiếc đèn để dạo chơi cùng bạn bè.

Từ thời xưa đến tận bây giờ, chiếc đèn ông sao truyền thống này luôn được tự tay các bậc phụ huynh làm cho con chơi. Bởi cách làm đèn ông sao này rất đơn giản, đảm bảo ai cũng có thể làm thành công.

Nguyên liệu cần có: Que tre, dây buộc, keo dán, giấy bóng màu, bút, thước

Cách làm đèn ông sao: Đầu tiên, bạn trẻ các mảnh tre thành 5 que cho 1 mặt của ông sao và 10 que cho 2 mặt. Bạn chẻ 4 que ngắn khoảng 15cm để đỡ cho 2 mặt của ông sao.

Rồi bạn tạo ra 2 ông sao từ các thanh tre đã vót (nhẵn) sẵn, bằng nhau, buộc chặt các góc để thành hình ông sao như thế này.

Bước này, bạn lấy 2 ngôi sao vừa tạo ở bước trước, sau đó dùng dây buộc các đầu ngôi sao lại. Tiếp tục, bạn trẻ thêm 4 que ngắn có độ dài bằng nhau, cho vào phần giao giữa các ngôi sao để dựng chúng lên thành hình 3d.

Sau khi khung ngôi sao được chắc chắn, bạn lấy keo phết lên bề mặt của từng cánh sao. Ở trường hợp này, bạn dùng keo dán bình thường cũng có thể dán giấy được nhé!

Cuối cùng, bạn dùng giấy màu tùy thích dán lên trên bề mặt thanh tre, chỗ vừa được quết hồ trước đó. Nhưng nếu bạn dùng loại giấy màu trong suốt như này để khi thắp nến vào chúng sẽ cháy lung linh.

SCR.VN Gợi Ý 🌵 Thuyết Minh Về Máy Tính Bỏ Túi ❤️️ 15 Bài Văn Hay Nhất

Bài Văn Thuyết Minh Về Cách Làm Đèn Ông Sao Chi Tiết – Bài 10

Bài Văn Thuyết Minh Về Cách Làm Đèn Ông Sao Chi Tiết, những chiếc đèn quen thuộc đối với các em nhỏ mỗi khi mùa Trung Thu về.

Trung thu không chỉ là ngày hội của trẻ em, mà đây còn là thời điểm để mọi thành viên trong gia đình đoàn tụ, quây quần bên nhau. Đêm trung thu là thời khắc ánh trăng, vầng trăng đẹp nhất của một năm. Và ngày hôm nay, thời khắc này đã đến, đêm nay dưới ánh trăng rắm hòa cùng ánh đèn hoa rực rỡ, lung linh, chúng em lại được cùng nhau náo nức chung vui tết trung thu cùng các bạn nhi đồng và các anh chị thiếu nhi trên khắp mọi miền đất nước.

Thực hiện làm lồng đèn ngôi sao kiểu truyền thống gồm các bước: Xếp mỗi cặp que tre thành hình chữ V rồi dùng dây kẽm buộc cố định. Làm tương tự thành bốn cặp chữ V như vậy. Để thừa ra 2 que. (Có thể làm nhanh với 4 thanh tre cùng lúc như video nhưng sẽ hơi khó cho bạn nếu không quen.)

Xếp lồng 2 cặp chữ V vào nhau để tạo thành hình chữ A. Dùng dây kẽm buộc cố định đầu tiếp xúc. Dùng 1 que thừa buộc nốt hai đầu còn lại, ta sẽ có hình một ngôi sao dẹt. Lặp lại bước 2,3 để làm thêm một ngôi sao y hệt như vậy nữa. Dùng dây kẽm hoặc thun cao su ghép hai ngôi sao vào với nhau. Chú ý không nên quá chặt. Cẩn thận tách phần giữa hai ngôi sao ra rồi dùng một que nhỏ chống vào để tạo độ phồng.

Làm tương tự cho 4 góc còn lại. Dùng súng bắn keo cố định các mối nối giữa các que. Chọn 1 cây chống chắc chắn nhất để cột dây kẽm lò so chuyển bị sẵn vào để làm nơi gắn nến ngay giữa. Sau khi làm khung đèn xong, bạn ướm và cắt giấy bóng kiếng thành từng khung tương ứng với cạnh ngôi sao rồi dán lên các cánh của ngôi sao. Như vậy là bạn đã có được một chiếc lồng đèn ông sao, giờ chỉ cần trang trí thêm phần đuôi đèn cho đẹp.

Hoàn tất chiếc đèn ông sao thật xin xắn rồi, bạn có thể trang trí thêm tùy sự sáng tạo.

Chia Sẻ Bài 💧 Thuyết Minh Về Bàn Chải Đánh Răng ❤️️ 15 Bài Văn Hay Nhất

Thuyết Minh Về Chiếc Đèn Ông Sao – Bài 11

Thuyết Minh Về Cách Làm Một Chiếc Đèn Ông Sao Ấn Tượng giúp ích rất nhiều cho các em trong quá trình ôn tập của mình.

Trung thu ngày rằm tháng 8 theo lịch âm là ngày Tết thiếu nhi của mọi trẻ em trên đất nước. Ngày lễ đó chắc chắn phải có những chiếc đèn ông sao đủ màu sắc bắt mắt, lung linh trong đêm rằm. Hiện nay, có nhiều loại đèn khác nhau nhập về nước ta nhưng đèn ông sao vẫn là món đồ chơi truyền thống của trẻ em.

Đèn ông sao truyền thống được các bậc cha mẹ làm cho con chơi, ai cũng yêu thích nhờ cách làm đơn giản. Sau đây sẽ là hướng dẫn giúp các em tự làm đèn ông sao ngay tại nhà. Chuẩn bị dụng cụ thực hiện: que tre, dây buộc, keo dán, giấy bóng màu, bút, thước kẻ.

Cách làm như sau: Đầu tiên: chẻ các mảnh tre thành 10 que dài bằng nhau (mỗi que có độ dài 50cm). Chẻ thêm 5 que tre ngắn khoảng 10cm. Sắp xếp 10 que tre dài thành hình 2 ngôi sao 5 cánh, dùng tay cố định thanh tre lại bằng dây thép hoặc kẽm. Chồng 2 ngôi sao vừa làm lên nhau rồi dùng dây cố định 5 đỉnh của 2 ngôi sao lại với nhau.

Dùng các que tre ngắn đã chuẩn bị cho vào phần điểm giao giữa các ngôi sao dựng chúng lên tạo thành khung sao có hình 3D. Dùng dây thép hoặc kẽm để buộc chặt các điểm giao nhau của các thanh tre cố định chúng lại thật chắc chắn.

Lấy keo phết lên bề mặt của các thanh tre, dùng keo thường vẫn được. Dùng giấy màu nhiều màu sắc dàn lên bề mặt thanh tre, chỗ vừa quết keo dán trước đó. Thực hiện công việc dán giấy màu phủ kín đèn ông sao nhưng nên nhớ chừa 1, 2 ô để đặt nến bên trong và đốt nến. Rất nhanh chiếc đèn ông sao đã hoàn thành rồi đó.

Tham Khảo Bài 💧 Thuyết Minh Về Cái Quạt Điện Lớp 8 ❤️️15 Mẫu Về Chiếc Quạt

Thuyết Minh Về Cách Làm Đèn Ông Sao Đặc Sắc – Bài 12

Thuyết Minh Về Cách Làm Đèn Ông Sao Đặc Sắc với nhiều thông tin hay và thú vị được chọn lọc dưới đây.

Nhắc đến lồng đèn cho ngày Trung thu, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng biết ngay đến chiếc đèn ông sao năm cánh quen thuộc. Chiếc đèn lồng này có sắc màu rực rỡ, được làm từ que tre cùng những loại giấy bóng kính. Từ rất xưa, đèn ông sao đã trở thành biểu tượng gắn liền với ngày tết Trung thu của thiếu nhi Việt Nam.

Để làm một chiếc đèn ông sao hoàn chỉnh, việc đầu tiên là bạn cần chuẩn bị đầy đủ những nguyên vật liệu sau: 10 que tre nhỏ, có chiều dài từ 25 đến 30cm., 5 que tre có chiều dài 5cm, một thanh que tre dùng để làm cán đèn, hồ dán hoặc keo dán. Giấy bóng kính có nhiều màu sắc, giấy màu dùng để trang trí, dây ni lông hoặc dây thép dùng để buộc, viết, thước, kéo.

Bạn sử dụng 10 que tre dài để làm 5 cánh của ngôi sao, dùng 5 que ngắn khoảng 5cm để làm thanh đỡ giữa 2 mặt của lồng đèn ngôi sao. Bạn có thể linh hoạt thay đổi chiều dài của các thanh tre. Tuy nhiên, bạn lưu ý là các thanh tre dài phải bằng nhau để chiếc lồng đèn của bạn được cân xứng.

Xếp mỗi 5 que tre dài với nhau để tạo thành hình 1 ngôi sao, sau đó dùng dây buộc các que lại một cách cố định. Vị trí buộc là ở 5 đỉnh của ngôi sao và phần hình ngũ giác ở chính giữa. Sau đó, bạn làm tương tự với 5 que dài còn lại để tạo thành ngôi sao thứ hai.

Bước tiếp theo trong cách làm đèn ông sao đó chính là chồng 2 ngôi sao lên nhau, cố định lại bằng dây. Tiếp theo, bạn dùng 5 que tre ngắn lồng vào giữa hai ngôi sao tại vị trí 5 góc của hình ngũ giác, buộc dây cố định lại như hình minh họa.

Bạn hãy dùng hồ dán, keo nước hoặc keo 2 mặt để dán giấy bóng kính vào những thanh tre để tạo thành lồng đèn ngôi sao hoàn chỉnh. Đồng thời bạn nhớ cắt bỏ những phần giấy thừa để lồng đèn trông đẹp mắt hơn.

Bạn cũng có thể dán mỗi cánh của ngôi sao một màu khác nhau. Làm sáng tạo như thế ngôi sao của bạn trông sẽ lung linh hơn. Một điều bạn nên lưu ý nữa đó là cần phải kéo thật căng giấy bóng kính trong quá trình dán, có như thế thì lồng đèn ngôi sao của bạn mới thật sự đẹp mắt.

Bước sau cùng trong cách làm đèn ông sao năm cánh đó là chèn que để làm cán cầm cho lồng đèn. Sau cùng, bạn gắn đèn cầy (nến) vào nữa là bạn đã hoàn thiện một chiếc đèn ông sao, sẵn sàng để chơi Trung thu rồi đấy.

Đọc Thêm Bài 💧 Thuyết Minh Về Cái Quạt Lớp 9 ❤️️15 Bài Mẫu Về Cây Quạt Hay

Bài Thuyết Minh Về Cách Làm Đèn Ông Sao Điểm Cao – Bài 13

Bài Thuyết Minh Về Cách Làm Đèn Ông Sao Điểm Cao để lại nhiều ấn tượng cho các bạn đọc dưới đây với lối văn hấp dẫn thu hút nhiều bạn đọc.

Trung thu làm sao có thể thiếu được lồng đèn. Ngày nay, có rất nhiều loại khác nhau, nhưng tre vẫn là nguyên liệu truyền thống được nhiều bậc phụ huynh lựa chọn để làm lồng đèn cho con mình.

Lồng đèn hình ngôi sao hay lồng đèn ngôi sao đều là tên gọi chung của một loại đèn vào dịp Trung thu, đây là thứ không thể thiếu và gắn liền với tuổi thơ của tất cả các em nhỏ. Thay vì đi mua ngoài hàng, bố mẹ hãy bỏ một chút thời gian ra thôi để làm lồng đèn handmade cho bé yêu nhà mình nha:

Hãy xem, cách làm lồng đèn bằng tre này nguyên liệu chính có những gì: que tre, dây buộc, keo dán, giấy bóng màu, bút, thước.

Cách làm rất đơn giản như sau: Đầu tiên, bạn tạo ra 2 ông sao từ các thanh tre đã vót (nhẵn) sẵn, bằng nhau, buộc chặt thành hình ông sao. Dùng một thanh tre ngắn khác, dựng giữa các điểm giao nhau của 2 ông sao với nhau, tạo thành khung sao 3D. Tiếp theo, bạn quết keo dán lên trên bề mặt các thanh tre.

Tiếp tục làm như thế với các cạnh còn lại của ngôi sao cho đến khi nó kín lại (chú ý để chừa 1 đến 2 ô để đốt đèn cầy và cho không khí vào bên trong). Bây giờ, bạn dùng giấy màu tùy thích dán lên trên bề mặt thanh tre, chỗ vừa được quết hồ trước đó.

Tương tự như bước trên, bạn dán lần lượt sao cho hết các cánh của ngôi sao là bạn đã hoàn thành chiếc lồng đèn ngôi sao này rồi đó.

Thực ra, cách làm lồng đèn bằng tre hình ngôi sao rất đơn giản, chỉ cần có vài que tre và làm theo hướng dẫn và mất khoảng 5 – 10 phút là bạn có thể hoàn thành món đồ chơi handmade cho bé nhân dịp Trung thu. Nếu sáng tạo, bạn có thể dán cho mỗi cánh của ngôi sao một màu cho thật bắt mắt. Và có thời gian, bạn có thể vót một que tre hình vòng tròn rồi bao quanh ngôi sao và dùng những sợi dây kim tuyến để trang trí chúng.

Nếu để bé cầm đi chơi, bạn có thể làm thêm cán nữa, còn không, bạn chỉ cần treo hình ngôi sao lên là cũng rất đẹp mắt rồi. Đến tối, bạn thắp nến ở trong, chắc chắn, chiếc đèn sẽ trở lên lung linh hơn bao giờ hết. Ngay từ bây giờ, hãy chuẩn bị nguyên vật liệu dần để làm lồng đèn Trung thu cho bé nhé.

Gợi Ý Bài 💦 Tả Một Đồ Vật Trong Nhà Mà Em Yêu Thích ❤️️ 15 Bài Hay

Bài Văn Thuyết Minh Về Cách Làm Đèn Ông Sao Chọn Lọc – Bài 14

Bài Văn Thuyết Minh Về Cách Làm Đèn Ông Sao Chọn Lọc là tài liệu tham khảo hữu ích để các em có thêm nhiều kiến thức hay và thú vị.

Trung thu đang đến gần, không khí náo nức ngày trung thu được thể hiện rõ trên khuôn mặt trẻ con, màu sắc Trung thu lại toát lên từ ánh sáng đèn lồng. Đèn ông sao, đèn cá chép, đèn bươm bướm, đèn giấy… lung linh ánh nến dưới ánh trăng rằm, hằn lên ánh sáng dịu dáng trên gương mặt thơ ngây đầy háo hức của trẻ nhỏ là hình ảnh ấm áp thân thương nhất mùa trông trăng.

Bỏ qua những chiếc đèn điện, đèn giấy công nghiệp, đưa trẻ về với tuổi thơ truyền thống đầy ắp kỷ niệm của ba mẹ, ông bà qua những chiếc đèn ngôi sao bằng tre đơn giản dễ làm nào.

Lồng đèn ông sao là loại lồng đèn được nhiều trẻ em sử dụng trong đêm trung thu. Vì hình dáng đẹp và cách làm đơn giản, dễ làm. Ngoài ra, lồng đèn ông sao cũng mang thêm nhiều ý nghĩa khác.

Nếu để ý một chút bạn sẽ thấy sự kết hợp của vòng tròn xung quanh năm cánh sao và các gọng tre dùng để nâng đỡ giấy bóng. Đó chính là hình ảnh tượng trưng cho phong thủy theo văn hóa phương đông với 5 hành chính: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, như muốn gửi gắm thông điệp về sự cân bằng, hài hòa trong các mối quan hệ của cuộc sống.

Dụng cụ làm đèn ông sao gồm 10 thanh tre vót dẹp, mỏng, dài khoảng 50 cm/thanh (độ dài cần đều nhau),5 thanh tre dẹp dài 8 cm/thanh, hồ dán, giấy kiếng màu bé yêu thích, kéo, kềm, dây kẽm mỏng.

Đầu tiên, nối 10 thanh tre dài đã chuẩn bị thành 2 hình ông sao 5 cánh, cố định các đầu nối bằng dây kẽm cho chắc chắn. Chồng 2 ngôi sao lên nhau rồi tiếp tục cố định 5 đầu nhọn của 2 ngôi sao lại bằng dây kẽm. Dùng các đoạn tre ngắn chống vào các điểm giao nhau tạo thành hình ngũ giác ở giữa 2 ngôi sao để tạo khung xương hoàn chỉnh cho lồng đèn. Cố định chắc chắn các cây chống này để chúng không xê dịch khi dán giấy kiếng lên.

Cuối cùng,dán giấy kiếng cho lồng đèn, trước tiên bôi hồ dán lên 2 mặt chính của ngôi sao (thực hiện từng mặt 1). Cắt giấy kiếng to hơn phần cánh tam giác của ngôi sao rồi dán đè lên phần keo đã bôi trước đó. Để keo khô và cắt bỏ phần giấy thừa. Thực hiện lần lượt với các ô trống còn lại của khung đèn, chừa lại 2 ô đáy và 2 ô bên trên để châm đèn cầy cho lồng đèn và để thông khí.

Tặng Bạn 🌵 Thẻ Cào Miễn Phí ❤️ Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Thuyết Minh Về Cách Làm Đèn Ông Sao Lớp 8 – Bài 15

Thuyết Minh Về Cách Làm Đèn Ông Sao Lớp 8 giúp các em có thể học hỏi và rèn luyện thêm kĩ năng viết của mình.

Đèn ông sao rằm trung thu là một món đồ không thể thiếu để trang trí không gian ngày rằm tháng 8 cũng như phục vụ cho mục đích rước đèn đầy thú vị. Ngay dưới đây, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu cách làm đèn ông sao thủ công đơn giản nhưng vô cùng đẹp mắt.

Từ xa xưa, hình ảnh đèn ông sao đã gắn liền với ngày trung thu truyền thống. Đèn ông sao được dùng để trang trí sân khấu biểu diễn văn nghệ, trang khí đường đi, trường học, quảng trường,… vào dịp rằm tháng 8. Với màu sắc sinh động, rực rỡ, đèn ông sao khơi gợi sự hào hứng của mọi người suốt quá trình chờ đợi.

Còn đối với các bạn nhỏ, đèn ngôi sao như một món đồ chơi, một dụng cụ quan trọng dành để rước đèn. Hình ảnh đèn ông sao đã quá thân thuộc và gần gũi với ký ức của nhiều người. Mặc dù cuộc sống hiện tại, đèn trung thu được bán sẵn rất nhiều nhưng nếu có thể, chúng ta hãy cùng bạn nhỏ nhà mình tự làm một chiếc đèn truyền thống. Chắc chắn, các bé sẽ rất hào hứng và vui vẻ.

Bạn muốn làm đèn ông sao rằm trung thu, bạn cần chuẩn bị những vật liệu sau:

10 thanh tre mỏng đã vót thành dạng dẹt, độ dài tùy ý theo mong muốn kích thước của đèn, 5 đoạn cây tre nhỏ đã vót gọn, kích thước dài khoảng 5cm để chống hai mặt đèn, 1 đoạn cây tre để làm cán của đèn ông sao. Chúng ta có thể thay thế cây tre bằng cây khác cũng được. Giấy bóng kính, giấy màu, nến, keo dán và dây thép nhỏ dùng để buộc.

Các bước tiến hành làm đèn ông sao thủ công: Đầu tiên, chúng ta sử dụng 5 thanh tre có độ dài bằng nhau xếp thành một hình ngôi sao. Bạn xếp các thanh tre lại và cố định đầu của các thanh tre lại. Làm sao phần chính giữa của 5 thanh tre tạo thành một hình ngũ giác. Làm tương tự như thế với 5 thanh tre còn lại. Như thế, chúng ta có 2 mặt của một chiếc đèn ông sao.

Có định 2 đầu của các cánh sao từ 2 mặt đèn lại với nhau thật chặt. Sau đó, dùng thanh tre dài 5cm đã chuẩn bị để chống lên các đỉnh của hình ngũ giác giữa ngôi sao. Sau thao tác này, bạn sẽ thấy ngôi sao của mình có độ phồng nhất định.

Dùng giấy bóng kính dán kín các cánh sao và mặt của hình ngũ giác. Bạn nên dùng nhiều màu sắc như màu đỏ, xanh, vàng, tím để đèn thêm rực rỡ. Chúng ta dán xen kẽ các cánh, mỗi cánh một màu, nhớ dán kín cả phần cạnh của cánh sao, chỉ để hở 1 phần duy nhất.

Dùng thanh tre làm cán cố định vào 1 trong 5 thanh chống tạo độ phồng cho đèn. Đầu bên trong của tay cần mên bằng phẳng để gắn nến.

Dùng một sợi dây thép uốn thành vòng tròn có thể nối đủ 5 đỉnh của 5 cánh sao. Cắt giấy màu thành sợi tua rua rồi cuốn quanh sợi dây thép này rồi cố định lên ngôi sao.

Như thế, chỉ với các bước rất đơn giản, chúng ta đã hoàn thành một chiếc đèn ông sao rằm trung thu truyền thống vừa đẹp mắt, vừa rực rỡ lại bền đẹp. Tuy nhiên, mọi người cần chú ý, bé nhà mình quá nhỏ thì nên lắp đèn led thay bằng việc dùng nến để đảm bảo đèn không bị cháy khi bé cầm. Ánh sáng từ đèn, nến phản chiếu vào giấy bóng kính màu làm cho chiếc đèn của bạn đẹp lung linh, ấn tượng nhất.

Hướng Dẫn 🌵 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí ❤️️ Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới

Viết một bình luận