Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Tiếng Gà Trưa ❤️ Hay Nhất ✅ Tham Khảo 22+ Bài Văn Mẫu Được Tình Cảm Gắn Bó Sâu Nặng Với Gia Đình, Quê Hương Của Người Chiến Sĩ.
Bài Thơ Tiếng Gà Trưa Ngữ Văn 7
Bài thơ tiếng gà trưa được viết vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tiếng gà trưa là âm thanh, tiếng gọi của quê hương, gia đình còn in đậm trong lòng người lính ra trận, trở thành hành trang của người lính trẻ.
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng
Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng
Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp
Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông tới
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới
Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh chúc bâu
Đi qua nghe sột soạt
*
Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.
Bài thơ được in lần đầu trong tập “Hoa dọc chiến hào” (1968) của Xuân Quỳnh.
Bài thơ gồm 3 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “Nghe gọi về tuổi thơ”. Những rung cảm ban đầu của cháu khi nghe tiếng gà trưa.
- Phần 2. Tiếp theo đến “Đi qua nghe sột soạt”. Tiếng gà trưa gợi về những kỉ niệm tuổi thơ.
- Phần 3. Còn lại. Những suy tư của người cháu từ tiếng gà trưa.
🍁 Ngoài Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Tiếng Gà Trưa Ngữ Văn 7, Tiết Lộ Thêm Bài Thơ Thơ Tản Đà ❤️️ Tuyển Tập Bài Thơ Nổi Tiếng
Khổ Đầu Bài Thơ Tiếng Gà Trưa
Tiếp theo đây bạn đọc hãy cũng phát biểu cảm nghĩ về Khổ Đầu Bài Thơ Tiếng Gà Trưa.
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
Mở đầu bài thơ là tâm trạng nhớ nhà của người lính trên đường hành quân. Có lẽ đã ở cùng bà, cùng con gà thân thuộc quá lâu nên khi nghe tiếng gà trưa nơi xóm nhỏ đã khơi gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đe và đầy màu sắc.
Điệp từ “nghe” đã làm nổi bật thêm nỗi nhớ cồn cào mà da diết ấy. Chỉ là 1 tiếng gà thôi nhưng cũng đủ để khơi gợi biết bao thương nhớ về tuổi thơ. Tiếng gà trưa không những làm sao động cả nắng trưa mà có lẽ cũng làm xao động con tim và tâm hồn người chiến sĩ.
Tiếng gà trưa gợi bao kí ức đẹp đẽ của thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của bà. Hình ảnh người bà tần tảo, người cháu đáng yêu và cả con gà như đang sống dậy trước mắt tôi.
🍁 Ngoài Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Tiếng Gà Trưa Khổ 1. Bỏ Túi Thêm Bài Thơ Thuyền Và Biển ❤️ Phân Tích Bài Thơ, Cảm Nhận
Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Tiếng Gà Trưa Đoạn 2
SCR.VN gợi ý đến bạn đọc bài Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Tiếng Gà Trưa Đoạn 2
Đoạn 2 của bài thơ đã để lại trong lòng người đọc bao ấn tượng tốt đẹp và sâu sắc. Đó là hình ảnh người bà và những đàn gà của bà nuôi và chăm chút quanh năm. Ba âm thanh “tiếng gà trưa” được nhắc đi nhắc lại ba lần, mỗi lần mở ra một cung bậc mới của cảm xúc. Người lính bồi hồi nhớ lại những ngày êm đềm thơ bé.
Nhớ đàn gà đông đúc, đẹp mã của bà nuôi. Tưởng như cháu đang đứng nép bên bà ngắm đàn gà, vừa giơ bàn tay nhỏ bé, vừa chỉ vừa đếm “này con gà… này con gà…”. Cháu quên sao được những quả trứng hồng trong ổ rơm:
“Tiếng gà trưa…Lông óng như màu nắng”
Xuân Quỳnh có tài sử dụng màu sắc lúc tả đàn gà: màu “hồng’ của ổ trứng, “hoa đốm trắng” của con gà mái mơ, “lông óng như màu nắng” của con gà mái vàng. Bức tranh gà như đang cựa quậy. Cháu quên sao được tiếng mắng của bà vì tội “nhìn gà đẻ”:
“Tiếng gà trưa…Lòng dại thơ lo lắng”
Cháu nhớ mãi hình ảnh bà “chắt chiu” từng quả trứng “cho con gà mái ấp”. Bà nhẹ nhàng cẩn trọng và nâng niu “tay bà khum soi trứng” Bà đôn hậu, thương con thương cháu. Nhà nghèo, bà càng tần tảo sớm khuya. Vì hạnh phúc của con cháu mà bà lo lắng trông mong đến mất ăn mất ngủ:
“Cứ hàng năm hàng năm…Cháu được quần áo mới…”
Nhà nghèo,… nhờ công sức chăm chút đàn gà, chắt chiu từng quả trứng hồng. Mà bà có tiền bán gà, bà mua cho cháu bộ quần áo mới, để cháu mặc đi đến trường, để cháu mặc đi chơi tết:
“Ôi cái quần chéo go…Đi qua nghe sột soạt”
Tình thương của bà dồn cho cháu, đem đến bao niềm vui hạnh phúc tuổi thơ. Cháu có bao giờ quên được công ơn và tình thương bao la của người bà đôn hậu.
Hình bóng người bà trong đoạn 2 bài thơ tượng trưng cho tình hậu phương vô cùng thiết tha sâu nặng.
🍁 Bên Cạnh Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Tiếng Gà Trưa Đoạn 2. Chia Sẻ Thêm Kính Gửi Cụ Nguyễn Du ❤️ Tuyển Tập Bài Thơ
Cảm Nghĩ Về Khổ Thơ Cuối Bài Tiếng Gà Trưa
SCR.VN xin chia sẻ đến bạn Cảm Nghĩ Về Khổ Thơ Cuối Bài Tiếng Gà Trưa để bạn thấy được ý chí quyết tâm chiến đấu vì quê hương của người cháu.
Nếu như ở khổ thơ trên là những chiêm nghiệm của nhân vật trữ tình. Thì khép lại bài thơ, khổ thơ cuối những chiêm nghiệm đã đẩy dòng cảm xúc lên cao trào thành những lời bộc bạch rất đỗi tâm tình:
“Cháu chiến đấu hôm nay….Ổ trứng hồng tuổi thơ”.
Khổ thơ cuối bài thơ ” tiếng gà trưa” là động lực ý chí chiến đấu của nhân vật trữ tình. Điệp từ “vì” đã nhấn mạnh mục đích cao đẹp, lớn lao của cuộc chiến đấu, giải phóng nửa phần đất nước. Là động lực thúc giục người lính trẻ cầm chắc cây súng, quyết tâm bảo vệ Tổ quốc thân yêu. Bảo vệ xóm làng, bảo vệ bà, bảo vệ cuộc sống thanh bình của nhân dân, bảo vệ những điều đẹp đẽ và thiêng liêng trong kí ức.
Đây là hình ảnh kết thúc bài thơ đẹp mang nhiều ý nghĩa khái quát rất sâu sắc.
🍁 Ngoài Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Tiếng Gà Trưa Khổ Cuối. Bạn Đọc Khám Phá Thêm Thơ Thế Lữ ❤️️ Tuyển Tập Bài Thơ Hay Nhất
Dàn Ý Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Tiếng Gà Trưa Ngắn Gọn
Với Dàn Ý Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Tiếng Gà Trưa Ngắn Gọn bên dưới sẽ giúp bạn nhanh chóng nắm được những ý chính của bài thơ để dễ dàng hơn trong việc phân tích.
I. Mở bài: Giới thiệu về nhà thơ Xuân Quỳnh, bài thơ “Tiếng gà trưa”.
II. Thân bài:
Khổ 1: Tiếng gà trưa trong nỗi niềm thương nhớ của người lính trẻ
- Thời gian: một trưa vắng rất thanh bình và rất yên ả.
- Không gian: một nơi xa, trên đường đi hành quân.
- Những tình cảm chân thật của người lính trẻ.
- Tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc của người lính trẻ.
Năm khổ thơ tiếp theo: Kí ức tuổi thơ gợi nhớ trong tiếng gà trưa
- Những kỉ niệm đặc sắc của tuổi thơ.
- Hình ảnh người bà hiện lên tần tảo, yêu thương và đầy tình cảm.
- Ước mơ về quần áo đẹp.
- Ước mơ về được cắp sách đến trường.
- Những kỉ niệm rất giản dị, gần gũi và thân thương.
Khổ cuối: Những suy tư của người cháu từ tiếng gà trưa
- Nhấn mạnh vai trò và nghĩa vụ của mình.
- Lòng yêu nước bắt nguồn từ ký ức tuổi thơ giản dị.
- Lòng yêu nước, yêu quê hương.
III. Kết bài: Nêu ý kiến của em về bài thơ “Tiếng gà trưa”.
🌼 Ngoài Dàn Ý Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Tiếng Gà Trưa Ngắn Gọn. Bật Mí Thêm Phân Tích Bài Sóng Xuân Quỳnh ❤️ Những Bài Văn Mẫu Hay
Phát Biểu Cảm Nghĩ Của Em Về Bài Thơ Tiếng Gà Trưa Của Xuân Quỳnh
Tiếp theo đây SCR.VN chia sẻ đến bạn đọc bài Phát Biểu Cảm Nghĩ Của Em Về Bài Thơ Tiếng Gà Trưa Của Xuân Quỳnh để bạn đọc cùng tham khảo nhé.
Tiếng gà trưa xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm. Mở đầu bài thơ, âm thanh tiếng gà vang lên đã khơi gợi cho người chiến sĩ nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ. Trên đường hành quân xa xôi, người chiến sĩ dừng lại bên xóm nhỏ để nghỉ ngơi.
Thì tiếng gà bỗng vang lên: “Cục… cục tác cục ta”. Đó là thứ âm thanh đã quá quen thuộc ở bất cứ làng quê nào của Việt Nam. Tiếng gà ấy đã gợi dậy trong lòng trong thật nhiều cảm xúc.
Từ “nghe” được nhắc lại đến ba lần cùng với những hình ảnh “xao động nắng trưa”, “bàn chân đỡ mỏi” và “gọi về tuổi thơ”. Âm thanh ấy đã đánh thức không gian yên tĩnh ban trưa, khiến người chiến sĩ bớt mệt mỏi và gợi lại những kỉ niệm của tuổi thơ sống bên bà. Tiếp đến người cháu đã nhắc lại những kỉ niệm về những năm tháng gian khổ mà ấm áp khi sống bên bà:
“Tiếng gà trưa….Lông óng như màu nắng”
Nhớ về bà là nhớ về hình ảnh đàn gà mà bà vẫn ngày đêm vất vả chăm sóc. Hình ảnh đàn gà vốn rất thân quen trong cuộc sống nông thôn. Nhưng khi đi vào thơ Xuân Quỳnh, nó lại trở nên thật thơ mộng.
Đó là chị gà mái mơ khắp mình có những chiếc lông trắng, hay con gà mái vàng lông óng như màu của ánh nắng. Thật tràn đầy sức sống! Không chỉ vậy, đó còn là kỷ niệm đáng nhớ về một lần bị bà mắng nữa:
“Tiếng gà trưa….Lòng dại thơ lo lắng”
Đứa cháu khi ấy còn nhỏ nên ngây thơ tin lời bà mắng, lòng đầy những lo lắng về lấy chiếc gương soi. Rồi “tiếng gà” còn gợi nhắc về hình ảnh một người và tần tảo sớm hôm chăm sóc từng quả trứng, mong sao trời không làm sương muối, để đàn gà được khỏe mạnh. Cuối năm bà đem bán lấy tiền thì cháu sẽ có quần áo mới để mặc:
“Tiếng gà trưa…Cháu được quần áo mới”
Cả cuộc đời của bà đã quá lo cho con, cho cháu. Để rồi quên đi những mệt nhọc vất vả của bản thân. Bà chăm sóc đàn gà, nâng niu chúng để cuối năm bán lấy tiền mua quần áo mới cho đứa cháu của mình. Khổ thơ cuối cùng đã bộc lộ tình cảm sâu sắc của người chiến sĩ dành cho bà của mình:
“Tiếng gà trưa…Ổ trứng hồng tuổi thơ”
Tiếng gà trưa đã mang đến cho cháu thật nhiều kỉ niệm. Nhưng đẹp nhất vẫn là những kỉ niệm khi sống bên bà. Hôm nay, khi cháu đã trưởng thành, tham gia vào cuộc kháng chiến của dân tộc.
Người cháu chiến đấu không ngại gian khổ cũng chỉ vì “lòng yêu Tổ quốc” – tình yêu nước, “yêu xóm làng thân thuộc” – tình yêu quê hương và quan trọng nhất là “vì bà” – tình cảm gia đình.
🍁 Ngoài Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Tiếng Gà Trưa. Tặng Bạn Phân Tích Bài Thơ Quê Hương ❤️️
10 Bài Văn Mẫu Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Tiếng Gà Trưa
Phần cuối cùng của bài viết SCR.VN xin dành tặng đến bạn đọc một 10 Bài Văn Mẫu Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Tiếng Gà Trưa hay nhất.
Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Tiếng Gà Trưa – Mẫu 1
“Trên đường hành quân xa….Nghe gọi về tuổi thơ”
Người chiến sĩ đang trên đường hành quân. Cuộc hành trình ấy đầy gian lao, vất vả. Khi nhìn thấy xóm làng ở phía xa, liền dừng chân vào nghỉ ngơi. Bỗng âm thanh của tiếng gà vang lên “Cục… cục tác cục ta” đã đánh thức suy nghĩ của người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ – những năm tháng được sống bên bà. Nhà thơ đã khéo léo sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ “nghe” cùng với các hình ảnh ẩn dụ “xao động nắng trưa”, “bàn chân đỡ mỏi”, “gọi về tuổi thơ” đã nhấn mạnh nỗi xúc động của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa.
Những kỉ niệm tuổi thơ bên người bà lần lượt hiện ra qua dòng hồi tưởng của người cháu:
“Tiếng gà trưa….Lông óng như màu nắng”
Đó là hình ảnh “con gà mái mơ” – mình hoa đốm trắng, “con gà mái vàng” – lông óng như màu nắng vốn gần gũi với cuộc sống nông thôn nơi làng quê Việt. Đặc biệt nhất là kỉ niệm khi cháu tò mò xem gà đẻ trứng, bị bà mắng:
“Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt”
Lời mắng của bà khiến đứa cháu lòng đầy lo lắng. Đó là những nỗi lo âu hồn nhiên rất con trẻ. Rồi cả hình ảnh một người bà tần tảo sớm hôm:
“Tiếng gà trưa…Cho con gà mái ấp”
Đôi bàn tay của bà “khum soi trứng” – nâng niu, chắt chiu từng quả trứng để con gà mái ấp. Cuộc đời của bà làm lụng vất vả cũng là vì con vì cháu. Bà chẳng nghĩ gì đến bản thân mình. Rồi khi mùa đông tới, trời trở lạnh, bà lại lo lắng đàn gà sẽ chết sẽ không có gì để bán lấy tiền mua quần áo mới cho cháu:
“Cứ hàng năm hàng năm…Cháu được quần áo mới”
Khổ thơ cuối cùng là tình cảm sâu sắc của cháu dành cho bà. Tiếng gà trưa là nơi lưu giữ những hạnh phúc, những ước mơ mà cháu vẫn thường mong ước thuở nhỏ. Để rồi hôm nay đây, khi trưởng thành, cháu đã trở thành một người lính:
“Cháu chiến đấu hôm nay…Ổ trứng hồng tuổi thơ”
Điệp từ “vì” nhằm khẳng định mục đích của cháu khi tham gia chiến đấu. Trước hết đó là vì lòng yêu đất nước – “vì lòng yêu Tổ quốc”, yêu quê hương – “yêu xóm làng thân thuộc”. Sau cùng đó chính là vì bà – cháu hy vọng bà có thể sống bình yên. Đó đều là những mục đích chiến đấu hết sức cao cả, thiêng liêng.
🌼 Ngoài Bài Văn Mẫu Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Tiếng Gà Trưa. Bật Mí Thêm Chú Giải Phóng Quân ❤️️ Lời Bài Thơ, Hình Ảnh + Giáo Án A-Z
Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Tiếng Gà Trưa – Mẫu 2
Bài thơ năm chữ tự do đã cho ta thấy những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ, tình bà cháu nồng hậu và lòng yêu nước sâu nặng của một người chiến sĩ. Trên đường hành quân xa, người chiến sĩ dừng chân bên xóm nhỏ. Nghe tiếng gà “cục tác… cục ta”, anh xúc động vô cùng. Dòng cảm xúc từ hiện tại trôi về quá khứ với bao kỉ niệm cảm động lại tràn về.
“Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”
Tác giả đã điệp từ “nghe” để nhấn mạnh nỗi xúc động của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa. Từ nghe ở đây không chỉ bằng thính giác mà còn bằng cảm giác, sự tâm tưởng, sự nhớ lại. Tiếng gà trưa gợi nhớ bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà, giúp cho anh vơi đi sự mệt mỏi trên quãng đường hành quân.
Trong năm khổ thơ giữa, tiếng gà trưa đã gợi nhớ bao kỉ niệm sâu sắc một thời thơ bé sống trong tình yêu thương của bà. Quên sao được lời mắng yêu chân thật, giản dị mà chan chứa bao tình thương của bà:
“Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt”
Sợ bị lang mặt, “cháu về lấy gương soi, lòng dại thơ lo lắng”. Kỉ niệm rất đỗi đời thường, bình dị mà sâu sắc, chân thật. Bà luôn chịu thương chịu khó, chắt chiu, lo cho đàn gà:
“Tay bà khum soi trứng…Cho con gà mái ấp”
Cứ mùa đông hằng năm, bà lại “lo đàn gà toi, mong trời đừng sương muối để cuối năm bán gà” và mua quần áo mới cho cháu.
“Ôi cái quần chéo go…Đi qua nghe sột soạt”
Khi được quần áo mới, người cháu vui sướng vô cùng. Người cháu không hề chê ống quần rộng, áo trúc bâu vì hiểu được sự vất vả và tình yêu thương của bà dành cho mình.
“Cháu chiến đấu hôm nay…Ổ trứng hồng tuổi thơ”
Tác giả đã điệp từ “vì” để nhấn mạnh nguyên nhân khiến người chiến sĩ ra đi chiến đấu. Không phải bắt nguồn từ những nguyên nhân to lớn nào khác mà chính là vì bà, nơi quê hương thân thuộc có tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ.
Âm thanh tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng được lặp lại bốn lần xuyên suốt trong bài thơ như nhắc nhở, lay gọi bao tình cảm đẹp. Ta có thể thấy được tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước rộng lớn của người chiến sĩ. Một tình bà cháu đẹp đẽ, nồng hậu và ấm áp!
🌼 Ngoài Bài Văn Mẫu Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Tiếng Gà Trưa. Bật Mí Thêm Thơ Tình Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ ❤️ Hay Nhất
Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Tiếng Gà Trưa – Mẫu 3
Xuân Quỳnh là nhà thơ của cảm xúc đời thường. Bài thơ “Tiếng gà trưa” được Xuân Quỳnh sáng tác đã cho người đọc cảm nhận về tình cảm bà cháu sâu sắc.
Mở đầu bài thơ, nhà thơ đã khắc họa hình ảnh người cháu đang trên đường hành quân xa xôi đầy vất vả. Bỗng bắt gặp xóm làng, cháu nghe thấy âm thanh quen thuộc vang lên:
“Trên đường hành quân xa….Nghe gọi về tuổi thơ”
Đó chính là âm thanh của tiếng gà: “Cục… cục tác cục ta” gợi ra những kỉ niệm của tuổi thơ. Đó là những ngày tháng sống bên bà, tuy vất vả nhưng thật ấm áp.
Biện pháp tu từ điệp ngữ với từ “nghe” cùng với các hình ảnh ẩn dụ “xao động nắng trưa”, “bàn chân đỡ mỏi”, “gọi về tuổi thơ” đã nhấn mạnh nỗi xúc động của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa. Đó là âm thanh làm xao động cả một vùng làng quê yên bình. Nó gọi về những kỉ niệm của tuổi thơ của người lính.
Kế tiếp, những kỉ niệm tuổi thơ được hiện ta lần lượt qua dòng hồi tưởng:
“Tiếng gà trưa…Lông óng như màu nắng”
Hình ảnh trong kí ức của cháu về “con gà mái mơ” có mình hoa đốm trắng, “con gà mái vàng” có lông óng như màu nắng. Đặc biệt nhất là kỉ niệm khi cháu tò mò xem gà đẻ trứng, bị bà mắng:
“Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt”
Lời mắng của bà đã khiến cho đứa cháu tin là thật để rồi về lấy gương soi vì sợ bị lang mặt. Kỉ niệm về một tuổi thơ thật đáng nhớ. Nhưng không dừng lại ở đó, tiếng gà còn gợi cả về những nỗi nhọc nhằn của người bà:
“Tiếng gà trưa…Cho con gà mái ấp”
Người bà đã bao năm vất vả nuôi lớn cháu. Bà dùng đôi bàn tay đã lao động cả một cuộc đời để nâng niu từng quả trứng cho con gà mái ấp. Bởi đó chính là nguồn sống để bà bán đi, cuối năm có tiền mua quần áo mới cho cháu.
Người bà hiện ra với phẩm chất tiêu biểu của của người phụ nữ Việt Nam – đức hy sinh. Bà luôn vì con, vì cháu mà chẳng một phút nghĩ đến bản thân. Rồi khi mùa đông tới, trời trở lạnh, bà lại lo lắng đàn gà sẽ chết:
“Cứ hàng năm hàng năm…Cháu được quần áo mới”
Tiếng gà trưa là nơi lưu giữ những hạnh phúc, những ước mơ mà cháu vẫn thường mong ước thuở nhỏ:
“Cháu chiến đấu hôm nay…Ổ trứng hồng tuổi thơ”
🌼 Ngoài Bài Văn Mẫu Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Tiếng Gà Trưa. Bật Mí Thêm Bài Thơ Cảnh Ngày Xuân ❤️️ Phân Tích, Cảm Nhận, Nghị Luận
Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Tiếng Gà Trưa – Mẫu 4
“Tiếng gà trưa” được viết vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bài thơ là âm thanh, tiếng gọi của quê hương, gia đình, xóm làng còn in đậm trong lòng người lính ra trận, trở thành hành trang của người lính trẻ.
Tiếng gà vốn là một là âm thanh đã rất quen thuộc ở các làng quê Việt. Nó gợi về cuộc sống bình yên của người nông dân quanh năm sau lũy tre làng. Nhưng bằng những cảm xúc rất riêng của mình, Xuân Quỳnh đã thổi vào âm thanh ấy dòng kỷ về những ngày thơ ấu. Tiếng gà trưa đã làm xao động cái nắng trưa trên đường hành quân.
Tiếp đến, cụm từ “tiếng gà trưa” được nhắc lại ba lần khiến người cháu nhớ về hình ảnh người bà thân yêu chắt chiu từng quả trứng hồng:
“Tiếng gà trưa…Lông óng như màu nắng”
Những năm tháng tuổi thơ cháu được sống bên bà đã trải qua thật nhiều kỉ niệm đáng nhớ. Cháu nhớ nhất là khi tò mò xem bà đẻ trứng, rồi bị bà mắng. Lòng cháu ngây thơ tin lời bà, sợ mặt bị lang liền về lấy gương soi:
“Tiếng gà trưa…Cháu được quần áo mới”
Nhưng nổi bật nhất chính là hình ảnh người bà. Bà đã luôn ân cần, hi sinh và mệt nhọc để mong có được một đàn gà để cuối năm bán đi lấy tiền sắm sửa quần áo cho cháu. Cả cuộc đời bà là những lo toan cho con cho cháu:
“Ôi cái quần chéo go,….Đi qua nghe sột soạt”
Tuổi thơ sống bên bà là những ngày tháng mà cháu không thể nào quên được. Tiếng gà trưa còn là lời gọi về những giấc mơ của người lính:
“Tiếng gà trưa….Giấc ngủ hồng sắc trứng”
Thứ âm thanh quen thuộc vang lên gợi nhắc về những kỉ niệm tuổi thơ. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, thứ âm thanh ấy cũng giống như tiếng gọi của quê hương thân thuộc.
Tiếng gà không chỉ là một âm thanh bình thường mà con người nghe thấy. Mà nó đã ám ảnh trong lòng người cháu với những ước mơ. Cuối cùng bài thơ cho người đọc thấy được mục đích chiến đấu của người chiến sĩ:
“Cháu chiến đấu hôm nay….Ổ trứng hồng tuổi thơ”
Từ “vì” được điệp lại bốn lần – khẳng định mục đích chiến đấu của người chiến sĩ. Người cháu chiến đấu vì tổ quốc thân thương, vì xóm làng quen thuộc nơi nhưng quan trọng nhất cũng là vì bà, với mong ước cuộc sống yên bình.
Hai tiếng “bà ơi” vang lên thật xúc động. Tiếng gọi thân yêu ấy như là niềm tin cho người chiến sĩ trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương yêu dấu.
🌼 Ngoài Bài Văn Mẫu Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Tiếng Gà Trưa. Khám Phá Thêm Thơ Tình Cuối Mùa Thu Xuân Quỳnh ❤️ Cảm Nhận Hay