Bài Thơ Tiếng Thu Của Lưu Trọng Lư ❤️️ 21+ Bài Văn Mẫu Phân Tích Bài Thơ Tiếng Thu Hay Nhất ✅ Cùng Cảm Nhận Mùa Thu Trong Thơ Của Lưu Trọng Lư Sinh Động Như Thế Nào Nhé.
Giới Thiệu Bài Thơ Tiếng Thu Của Lưu Trọng Lư
Bài thơ “Tiếng Thu” của nhà thơ Lưu Trọng Lư là một kiệt tác của nền thơ ca Việt Nam, phản ánh tâm hồn nhạy cảm và tình yêu thiên nhiên sâu sắc. Bài thơ được viết vào năm 1939, trong giai đoạn phong trào Thơ mới đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam
Bài thơ gồm 9 câu, chia làm ba đoạn, mỗi đoạn lại so le, các ý trong bài thơ rời rạc, khấp khểnh, chẳng ý nào ăn nhập với ý nào Tác giả đã sử dụng hình ảnh thiên nhiên mùa thu, ánh trăng, tiếng lá rơi, và hình ảnh con nai vàng để tạo nên một không gian thơ mộng, đồng thời thể hiện nỗi niềm, tâm trạng của nhân vật trữ tình.
Giá trị nghệ thuật:
Bài thơ “Tiếng Thu” được đánh giá cao về giá trị nghệ thuật. Lưu Trọng Lư đã sử dụng ngôn ngữ thơ một cách tinh tế, gợi cảm, tạo nên những hình ảnh thơ mộng và sâu lắng.
Âm điệu của bài thơ phản ánh sự mơ màng, lãng đãng của đời thực, đồng thời thể hiện sự tinh tế trong cảm xúc và tư duy.
Hoàn cảnh sáng tác
Lưu Trọng Lư sinh trưởng trong một gia đình quan lại xuất thân nho học. Ông đã bỏ học đi dạy tư, làm văn và làm báo để kiếm sống. Năm 1932, ông là một trong những nhà thơ khởi xướng và tích cực cổ vũ cho phong trào Thơ mới.
Bài thơ “Tiếng Thu” được sáng tác trong bối cảnh ông đang sống và làm việc tại Huế, nơi có cảnh sắc thiên nhiên và văn hóa truyền thống phong phú.
Bài thơ này không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật xuất sắc mà còn là một minh chứng cho tài năng và tâm hồn của Lưu Trọng Lư, một nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới tại Việt Nam. Chúc bạn có những trải nghiệm thú vị khi khám phá và cảm nhận bài thơ “Tiếng Thu”.
Nội Dụng Bài Thơ Tiếng Thu
SCR.VN chia sẻ bài thơ tiếng thu của Lưu Trọng Lư.
Tiếng Thu
Tặng bạn Văn
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?
👉Bên cạnh Thơ Tiếng Thu Của Lưu Trọng Lư, Tặng bạn trọn bộ 🍁Thơ Hàn Mạc Tử🍁Hay
Bài Thơ Tiếng Thu Của Lưu Trọng Lư Tiếng Anh
Bài Thơ Tiếng Thu Của Lưu Trọng Lư Bằng Tiếng Anh cho những ai cần luyện kỹ năng nghe, đọc, nói.
Autumn Sounds
Dịch: Trần Ngọc Cư
Don’t you hear the autumn
sobbing under a dim moon?
Don’t you hear the stirrings
by the image of a faraway warrior
in the heart of his lonely wife?
Don’t you hear the autumn forest
rustling with its autumn foliage
as a bewildered golden deer
steps on golden dry leaves?
Ngoài Tiếng Thu Của Lưu Trọng Lư , Chia sẻ thêm bạn bài thơ 😘Nắng Mới Lưu Trọng Lư😘
Ảnh Lời Bài Thơ Tiếng Thu Của Lưu Trọng Lư
Gửi đến bạn đọc hình ảnh lời bài thơ tiếng thu của Lưu Trọng Lư qua tranh minh họa và video bên dưới.
Cảm Nhận Bài Thơ Tiếng Thu Của Lưu Trọng Lư
SCR.VN chia sẻ về cảm nhận bài thơ tiếng thu trong thơ của lưu trọng lư khác gì với những tác giả khác nhé.
Thu thường gợi nhớ cho chúng ta những cảm xúc về những khoảnh khắc vô cùng lãng mạn va cũng vô cùng buồn man mác.
Từ trước tới nay chưa bao giờ và cũng chưa lần nào những thi sĩ của Việt Nam ngó lơ những khoảng khắc đáng quí ấy.
Và nổi lên đó là bài thơ Tiếng thu của Lưu Trọng Lư với nhận xét là bài thơ thơ nhất của nền văn học Việt Nam.
Những cảm xúc ùa về là một cách dấy lên cảm xúc thật kì diệu và những hình ảnh theo những câu từng chữ nhả ngọc cho những áng văn chương khó tả:
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức
Em không nghe rạo rực
Nhân vật chính ở đây chính là em, em có không nghe mùa thu hay em không nghe rạo rực chính là những câu hỏi tu từ như vừa muốn hỏi em vừa muốn hỏi chính mình tại sao em lại không cảm nhận rõ được điều ấy không cảm nhận được chính những lòng mong ngóng nhớ thương đến từ nơi chiến trường xa xôi.
Chính sự cách biệt giữa hậu phương và tiền tuyến đã khiến cho nỗi nhớ nhung một lúc một xa một lúc một gần.
Xa là khi ta nhớ mà em không biết ta nhớ em. xa là khi biết là có thể em biết ta đang mong ngóng chờ đợi tin em mà em lại ngó lơ làm như không biết. ánh trăng đó ánh trăng tròn trịa và vành vạnh son sắt thủy chung đó nay lại không khiến e gợi nhớ tới ta sao. Hay em không rạo rực khi mùa thu đã tới mùa của yêu thương của hẹn nguyền.
Bỏ túi ngay 🍂Bài Thơ Người Đi Tìm Hình Của Nước🍂 Hay
5+ Mẫu Phân Tích Bài Thơ Tiếng Thu Hay Nhất
Để hiểu hơn về bài thơ tiếng thu của Lưu Trọng Lư, bạn có thể xem những bài văn mẫu phân tích bài thơ hay nhất sau đây nhé:
Phân Tích Bài Thơ Tiếng Thu Hay – Mẫu 1
Lưu trọng Lư là nhà thơ tiên phong của phong trào Thơ mới. Nhận định về nghệ thuật thơ ông, nhà phê bình thiên tài Hoài Thanh đã có những nhận xét thật chuẩn xác: “Tôi biết có kẻ trách Lư cẩu thả, lười biếng, không biết chọn chữ, không chịu khó gọt rũa câu thơ.
Nhưng Lư có làm thơ đâu Lư chỉ để thơ tràn trên mặt giấy”. Ông đã để lại một số lượng tác phẩm có tầm ảnh hưởng lớn trong đó bài thơ “Tiếng thu” là một bài thơ tiêu biểu nhất. Bài thơ được Nguyễn Khoa Điềm coi là một trong những bài thơ thơ nhất Việt Nam .
Nhận định này còn gây khá nhiều tranh cãi nhưng đối với riêng tôi thì nó là một nhận định khá chính xác. Bởi khi đọc “Tiếng thơ” ta thấy được đây chính là một kiệt tác đó chính là một âm thanh day dứt của thời xa xưa và còn vọng mãi đến bây giờ.Mùa thu dường như gợi rất nhiều vấn vương trong thơ ca của những người thi sĩ.
Đối vớ Lưu Trọng Lư cũng như thế, mùa thu cũng khiến cho ông có rất nhiều cảm xúc. Tác giả đã chọn cho mình một góc riêng để ngắm thu để mơ mẩn vè thu để rồi đứng ngồi không yên khi cảm xúc ùa về và để rồi viết lên những trang thu tuyệt diệu.Em không nghe mùa thuDưới trăng mờ thổn thức
Đánh giá về bài thơ “Tiếng thu”, nhà thơ Trần Đăng Khoa cũng đã từng nhận định đây không chỉ là bài thơ hay nhất trong đời thơ của Lưu Trọng Lư, mà còn là bài thơ “thơ” nhất của thi ca Việt Nam hiện đại.
Như vậy, qua cách đánh giá này, ta cũng phần nào hiểu được vị trí và vai trò của “Tiếng thu” trong thơ ca Việt Nam.
Qua bài thơ “Tiếng thu”, Lưu Trọng Lư đã mượn không gian, cảnh vật đặc trưng của mùa thu để thể hiện bức tranh tâm trạng đầy chân thực và sống động, đó chính là tâm trạng u buồn, có chút da diết, khắc khoải cảm xúc của nhân vật trữ tình:
“Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức”
Nhân vật trữ tình ở đây không trực tiếp xuất hiện mà chỉ thể hiện qua những lời nói đầy da diết, hướng đến đối tượng “em”.
Vì vậy, “em” ở đây có thể hiểu là người thương, người mà nhân vật trữ tình hướng đến trong mọi lời tâm sự. “Em không nghe mùa thu”, câu thơ thật da diết nhưng sao cũng thật buồn, thật khắc khoải, em không nghe được tiếng của mùa thu hay em không thể nghe được?
Dù hiểu thế nào ta cũng thấy được khoảng cách trong cách cảm nhận của nhân vật trữ tình và “em”. Mùa thu thường đi vào trong thơ văn với cảm xúc buồn thương bởi sự chia phôi, nhạt nhòa như chính cảnh sắc mùa thu khắc tạc vào lòng người.
Trong không gian mùa thu được gợi mở một cách gián tiếp ấy, hình ảnh ánh trăng cũng hiện ra thật đặc biệt, nó vẫn đẹp như vậy nhưng không gợi niềm hân hoan, vui sướng khi thưởng ngắm.
Mà nó lại đẹp lại bởi chính vẻ u sầu “Dưới trăng mờ thổn thức”, câu thơ gợi cho chúng ta liên tưởng đến không gian của một đêm trăng mùa thu, và cũng như chính cái mùa của sự phôi phai thì ánh trăng cũng nồng đượm nỗi buồn.
Hay chính tâm trạng buồn của nhân vật trữ tình đã nhuộm cho ánh trăng một vẻ u sầu như vậy. Nhà thơ đã sử dụng từ “thổn thức” để miêu tả ánh trăng, như vậy Lưu Trọng Lư đã xem vầng trăng như là một hiện thân của tâm trạng, tình cảm của nhân vật trữ tình.
Nó không còn là một vật thể vô tri vô giác của tự nhiên nữa mà đã chan chứa những xúc cảm của một con người, đặc biệt là một con người đang yêu, và phải chịu đựng nỗi đau của sự xa cách đối với người mà mình yêu.
Ánh trăng mờ gợi cho ta liên tưởng đến một đôi mắt long lanh, ngấn lệ của một con người đa tình, đang nhớ nhung trong đau khổ, mong chờ. Và chính những giọt lệ trực trào ấy đã khiến cho mọi thứ trở nên nhạt nhòa, không thể nhìn rõ nét, chân thực.
Hai câu thơ đầu gợi cho ta liên tưởng đến một đôi lứa yêu nhau, nhưng dường như họ bị ngăn cách, không thể gặp nhau. Vì vậy mà dù làm gì thì cũng nhớ, cũng mong đến đối phương.
“Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người chinh phụ”
Theo dõi dòng tâm sự của nhân vật trữ tình, ta cảm nhận được sự cô độc trong tâm hồn, vì dù có đặt ra những câu hỏi, những sự trách móc đầy tình cảm, nhưng dường như cũng chỉ là tự độc thoại với chính mình.
Vì không nghe âm thanh thu về, nên em cũng không cảm nhận được cảm giác rạo rực, không cảm nhận được sự da diết trong cảm xúc, trong tình cảm “Em không nghe rạo rực”. “Rạo rực” chính là sự bồi hồi, đắm say của con người trước những niềm vui, niềm hạnh phúc.
Và sự rạo rực này được nhà thơ Lưu Trọng Lư liên tưởng đến hình ảnh của người chinh phụ và người chinh phụ. Giữa họ gắn kết bởi tình cảm vợ chồng gần gũi, tha thiết. Nhưng, cũng chính sự tha thiết, nồng thắm ấy mà khi chia li không tránh được cảm giác đau đớn, mất mát.
Đó chính là hình ảnh mong chờ, khắc khoải của người chinh phụ khi mong ngóng từng chút tin tức về người chồng của mình nơi xa trường. Nỗi nhớ thương ấy càng bị đẩy lên cao trào khi biết nơi người chồng ra đi, đó chính là chiến trường xa xôi, đầy hiểm nguy mà bất kì lúc nào cũng có thể hi sinh mạng sống.
Hiểu như thế, ta có thể thấy sự rạo rực mà nhà thơ Lưu Trọng lư nói đến ở đây không chỉ là sự cháy bỏng của tình cảm mà còn là sự đau đớn, lo lắng sự cách li có thể bất chợt ập đến.
Hình ảnh người chinh phụ và chinh phụ trong câu thơ, gợi cho chúng ta liên tưởng đến hình ảnh người chinh phu và chinh phụ trong bài thơ “Chinh phụ ngâm khúc” của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm.
Ở đó thì hai người bị chia cắt tình yêu đôi lứa, mỗi người mỗi ngả, người ở hậu phương, kẻ ở tiền tuyến. Mong ngóng tin tức của người chồng nên người chinh phụ không một phút giây thôi mong ngóng, trông chờ.
“Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc”
Mùa thu khiến cho những chiếc lá trên tán cây xanh trở nên héo tàn và bay theo làn gió, chỉ để lại những cành cây khẳng khiu.
Đây là một hiện tượng tự nhiên của đất trời, nhưng khi đi vào những trang thơ văn thì nó lại trở thành biểu tượng của sự phôi pha, tàn úa, biểu tượng của sự chia li. “Em không nghe rừng thu”, câu thơ vẫn là cấu trúc “Em không nghe…” được lặp đi lặp lại, thể hiện sự bộn bề của cảm xúc của nhân vật trữ tình.
“Rừng” là nơi sinh trưởng và phát triển của cây xanh. Nhưng đồng thời nó cũng là thế giới tình cảm phong phú của nhân vật trữ tình, nơi mà những tình cảm yêu thương, mong nhớ bén rễ và phát triển tươi tốt.
Nhưng vào mùa thu, những cây xanh đã rụng lá, giống như thế giới tâm hồn của con người khi thu đến, đó chính là những cảm giác mất mát không tên của cảm xúc, làm khắc khoải, xao động mạnh mẽ trong tâm hồn.
“Lá thu kêu xào xạc” ta có thể hiểu đây là hình ảnh tả thực, đó là những chiếc lá rụng, khi có những cơn gió thổi qua tạo ra âm thanh xào xạc.
Nhưng đặt nó trong mối quan hệ với tâm trạng của nhân vật trữ tình thì ta lại có những cảm nhận khác. Tiếng xào xạc của tiếng lá đồng thời cũng là tiếng lòng đầy ngổn ngang của nhân vật trữ tình, mà bất cứ tác động gì, dù là nhỏ nhất cũng khiến cho tâm hồn trở nên thổn thức, đau đớn.
Tiếp đó là hai câu thơ cuối, nhà thơ đã sử dụng những hình ảnh ngỡ như chẳng có chút liên quan đến mạch nguồn cảm xúc, nhưng đây chính là cái chân thực trong cảm nhận, liên tưởng của nhà thơ, thể hiện những ý niệm đầy độc đáo:
“Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô”
Đang viết về hình ảnh của khu rừng mùa thu, về những chiếc lá khô bay xào xạc, hình ảnh thơ đột ngột chuyển qua hình ảnh chú nai vàng ngơ ngác “Con nai vàng ngơ ngác”.
Người đọc cũng không khỏi thắc mắc, tự hỏi rằng liệu hình ảnh con nai có liên kết, mối liên hệ gì đặc biệt gì đối với toàn bộ bài thơ hay không. Hay đây chỉ là sự chọn lựa đầy vô tình của Lưu Trọng Lư.
Nhưng nếu nhìn nhận ở một khía cạnh khác, ta lại có cảm giác hoàn toàn khác biệt. Con nai thường gợi liên tưởng đến sự ngây thơ, trong sáng. Và tình yêu cũng vậy, dù có bao nhiêu đau khổ thì nó cũng mãi đẹp như vậy, trong sáng như vậy.
Câu thơ “Đạp trên lá vàng khô” lại thể hiện được sự kiên định cùng niềm tin bất diệt của nhân vật trữ tình của nhân vật trữ tình. Bởi dù có những bộn bề, đau đớn, mất mát thì chỉ cần còn tồn tại một thứ gọi là tình yêu thì có thể vượt qua mọi giới hạn, thử thách.
Như vậy, bài thơ “Tiếng thu” của Lưu Trọng Lư vừa gợi mở cho người đọc một bức tranh mùa thu đẹp nhưng cũng mang đến cảm giác man mác buồn.
Đồng thời, qua bức tranh ngoại cảnh lại soi sáng được bức tranh tâm hồn của nhân vật trữ tình, đó là một con người đa tình, luôn đau đáu trong lòng những nỗi nhớ, những khắc khoải, trăn trở về tình yêu.
Và tình yêu đó dù có những xa cách, có những bất đồng về cảm nhận nhưng vượt lên tất cả, tình yêu ấy được Lưu Trọng Lư khẳng định với tất cả sự thiêng liêng, to lớn của nó.
Cảm Nhận Về Bài Thơ Tiếng Thu Của Lưu Trọn Lư
Lưu Trọng Lư là một gương mặt nhà thơ tiêu biểu, đồng thời cũng là người khởi xướng cho phong trào thơ Mới ở Việt Nam, thơ của Lưu Trọng Lư không có sự chau chuốt về ngôn từ, cũng không mượt mà về câu chữ nhưng lại có cái chân thực trong cảm xúc. Ông viết thơ dường như viết ra những dòng cảm xúc, tâm sự, cảm nhận thật nhất của chính mình, cũng có lẽ vì vậy mà nhiều người không đánh giá cao thơ của Lưu Trọng Lư, nhưng nếu cảm nhận được những cái mà ông viết thì lại có một cái đánh giá khác. Một trong những bài thơ được đánh giá là hay nhất của Lưu Trọng Lư, đó chính là bài thơ “Tiếng thu”.
Đánh giá về bài thơ “Tiếng thu”, nhà thơ Trần Đăng Khoa cũng đã từng nhận định đây không chỉ là bài thơ hay nhất trong đời thơ của Lưu Trọng Lư, mà còn là bài thơ “thơ” nhất của thi ca Việt Nam hiện đại. Như vậy, qua cách đánh giá này, ta cũng phần nào hiểu được vị trí và vai trò của “Tiếng thu” trong thơ ca Việt Nam. Qua bài thơ “Tiếng thu”, Lưu Trọng Lư đã mượn không gian, cảnh vật đặc trưng của mùa thu để thể hiện bức tranh tâm trạng đầy chân thực và sống động, đó chính là tâm trạng u buồn, có chút da diết, khắc khoải cảm xúc của nhân vật trữ tình:
“Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức”
Nhân vật trữ tình ở đây không trực tiếp xuất hiện mà chỉ thể hiện qua những lời nói đầy da diết, hướng đến đối tượng “em”. Vì vậy, “em” ở đây có thể hiểu là người thương, người mà nhân vật trữ tình hướng đến trong mọi lời tâm sự. “Em không nghe mùa thu”, câu thơ thật da diết nhưng sao cũng thật buồn, thật khắc khoải, em không nghe được tiếng của mùa thu hay em không thể nghe được? Dù hiểu thế nào ta cũng thấy được khoảng cách trong cách cảm nhận của nhân vật trữ tình và “em”. Mùa thu thường đi vào trong thơ văn với cảm xúc buồn thương bởi sự chia phôi, nhạt nhòa như chính cảnh sắc mùa thu khắc tạc vào lòng người.
Trong không gian mùa thu được gợi mở một cách gián tiếp ấy, hình ảnh ánh trăng cũng hiện ra thật đặc biệt, nó vẫn đẹp như vậy nhưng không gợi niềm hân hoan, vui sướng khi thưởng ngắm. Mà nó lại đẹp lại bởi chính vẻ u sầu “Dưới trăng mờ thổn thức”, câu thơ gợi cho chúng ta liên tưởng đến không gian của một đêm trăng mùa thu, và cũng như chính cái mùa của sự phôi phai thì ánh trăng cũng nồng đượm nỗi buồn. Hay chính tâm trạng buồn của nhân vật trữ tình đã nhuộm cho ánh trăng một vẻ u sầu như vậy. Nhà thơ đã sử dụng từ “thổn thức” để miêu tả ánh trăng, như vậy Lưu Trọng Lư đã xem vầng trăng như là một hiện thân của tâm trạng, tình cảm của nhân vật trữ tình.
Nó không còn là một vật thể vô tri vô giác của tự nhiên nữa mà đã chan chứa những xúc cảm của một con người, đặc biệt là một con người đang yêu, và phải chịu đựng nỗi đau của sự xa cách đối với người mà mình yêu. Ánh trăng mờ gợi cho ta liên tưởng đến một đôi mắt long lanh, ngấn lệ của một con người đa tình, đang nhớ nhung trong đau khổ, mong chờ. Và chính những giọt lệ trực trào ấy đã khiến cho mọi thứ trở nên nhạt nhòa, không thể nhìn rõ nét, chân thực. Hai câu thơ đầu gợi cho ta liên tưởng đến một đôi lứa yêu nhau, nhưng dường như họ bị ngăn cách, không thể gặp nhau. Vì vậy mà dù làm gì thì cũng nhớ, cũng mong đến đối phương.
“Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người chinh phụ”
Theo dõi dòng tâm sự của nhân vật trữ tình, ta cảm nhận được sự cô độc trong tâm hồn, vì dù có đặt ra những câu hỏi, những sự trách móc đầy tình cảm, nhưng dường như cũng chỉ là tự độc thoại với chính mình. Vì không nghe âm thanh thu về, nên em cũng không cảm nhận được cảm giác rạo rực, không cảm nhận được sự da diết trong cảm xúc, trong tình cảm “Em không nghe rạo rực”. “Rạo rực” chính là sự bồi hồi, đắm say của con người trước những niềm vui, niềm hạnh phúc. Và sự rạo rực này được nhà thơ Lưu Trọng Lư liên tưởng đến hình ảnh của người chinh phụ và người chinh phụ. Giữa họ gắn kết bởi tình cảm vợ chồng gần gũi, tha thiết. Nhưng, cũng chính sự tha thiết, nồng thắm ấy mà khi chia li không tránh được cảm giác đau đớn, mất mát.
Đó chính là hình ảnh mong chờ, khắc khoải của người chinh phụ khi mong ngóng từng chút tin tức về người chồng của mình nơi xa trường. Nỗi nhớ thương ấy càng bị đẩy lên cao trào khi biết nơi người chồng ra đi, đó chính là chiến trường xa xôi, đầy hiểm nguy mà bất kì lúc nào cũng có thể hi sinh mạng sống. Hiểu như thế, ta có thể thấy sự rạo rực mà nhà thơ Lưu Trọng lư nói đến ở đây không chỉ là sự cháy bỏng của tình cảm mà còn là sự đau đớn, lo lắng sự cách li có thể bất chợt ập đến. Hình ảnh người chinh phụ và chinh phụ trong câu thơ, gợi cho chúng ta liên tưởng đến hình ảnh người chinh phu và chinh phụ trong bài thơ “Chinh phụ ngâm khúc” của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm. Ở đó thì hai người bị chia cắt tình yêu đôi lứa, mỗi người mỗi ngả, người ở hậu phương, kẻ ở tiền tuyến. Mong ngóng tin tức của người chồng nên người chinh phụ không một phút giây thôi mong ngóng, trông chờ.
“Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc”
Mùa thu khiến cho những chiếc lá trên tán cây xanh trở nên héo tàn và bay theo làn gió, chỉ để lại những cành cây khẳng khiu. Đây là một hiện tượng tự nhiên của đất trời, nhưng khi đi vào những trang thơ văn thì nó lại trở thành biểu tượng của sự phôi pha, tàn úa, biểu tượng của sự chia li. “Em không nghe rừng thu”, câu thơ vẫn là cấu trúc “Em không nghe…” được lặp đi lặp lại, thể hiện sự bộn bề của cảm xúc của nhân vật trữ tình. “Rừng” là nơi sinh trưởng và phát triển của cây xanh. Nhưng đồng thời nó cũng là thế giới tình cảm phong phú của nhân vật trữ tình, nơi mà những tình cảm yêu thương, mong nhớ bén rễ và phát triển tươi tốt. Nhưng vào mùa thu, những cây xanh đã rụng lá, giống như thế giới tâm hồn của con người khi thu đến, đó chính là những cảm giác mất mát không tên của cảm xúc, làm khắc khoải, xao động mạnh mẽ trong tâm hồn.
“Lá thu kêu xào xạc” ta có thể hiểu đây là hình ảnh tả thực, đó là những chiếc lá rụng, khi có những cơn gió thổi qua tạo ra âm thanh xào xạc. Nhưng đặt nó trong mối quan hệ với tâm trạng của nhân vật trữ tình thì ta lại có những cảm nhận khác. Tiếng xào xạc của tiếng lá đồng thời cũng là tiếng lòng đầy ngổn ngang của nhân vật trữ tình, mà bất cứ tác động gì, dù là nhỏ nhất cũng khiến cho tâm hồn trở nên thổn thức, đau đớn. Tiếp đó là hai câu thơ cuối, nhà thơ đã sử dụng những hình ảnh ngỡ như chẳng có chút liên quan đến mạch nguồn cảm xúc, nhưng đây chính là cái chân thực trong cảm nhận, liên tưởng của nhà thơ, thể hiện những ý niệm đầy độc đáo:
“Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô”
Đang viết về hình ảnh của khu rừng mùa thu, về những chiếc lá khô bay xào xạc, hình ảnh thơ đột ngột chuyển qua hình ảnh chú nai vàng ngơ ngác “Con nai vàng ngơ ngác”. Người đọc cũng không khỏi thắc mắc, tự hỏi rằng liệu hình ảnh con nai có liên kết, mối liên hệ gì đặc biệt gì đối với toàn bộ bài thơ hay không. Hay đây chỉ là sự chọn lựa đầy vô tình của Lưu Trọng Lư. Nhưng nếu nhìn nhận ở một khía cạnh khác, ta lại có cảm giác hoàn toàn khác biệt. Con nai thường gợi liên tưởng đến sự ngây thơ, trong sáng. Và tình yêu cũng vậy, dù có bao nhiêu đau khổ thì nó cũng mãi đẹp như vậy, trong sáng như vậy. Câu thơ “Đạp trên lá vàng khô” lại thể hiện được sự kiên định cùng niềm tin bất diệt của nhân vật trữ tình của nhân vật trữ tình. Bởi dù có những bộn bề, đau đớn, mất mát thì chỉ cần còn tồn tại một thứ gọi là tình yêu thì có thể vượt qua mọi giới hạn, thử thách.
Như vậy, bài thơ “Tiếng thu” của Lưu Trọng Lư vừa gợi mở cho người đọc một bức tranh mùa thu đẹp nhưng cũng mang đến cảm giác man mác buồn. Đồng thời, qua bức tranh ngoại cảnh lại soi sáng được bức tranh tâm hồn của nhân vật trữ tình, đó là một con người đa tình, luôn đau đáu trong lòng những nỗi nhớ, những khắc khoải, trăn trở về tình yêu. Và tình yêu đó dù có những xa cách, có những bất đồng về cảm nhận nhưng vượt lên tất cả, tình yêu ấy được Lưu Trọng Lư khẳng định với tất cả sự thiêng liêng, to lớn của nó.
Phân Tích Bài Thơ Tiếng Thu Ngắn Gọn – Mẫu 3
Trong thơ văn xưa và nay, hình ảnh mùa thu thường xuất hiện trong mạch nguồn cảm xúc của nhiều các nhà văn, nhà thơ. Mùa thu gợi ra cho con người những cảm xúc buồn man mác, gợi ra sự chia phôi, mất mát. Vốn là một đề tài đã quá quen thuộc, lại được chắp bút thành công bởi rất nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng. Nhưng, không để cho cái quen thuộc, thành công ấy cản bước, cũng bắt nguồn cảm xúc từ mùa thu, nhưng nhà thơ Lưu Trọng Lư đã không đi vào những khía cạnh quen thuộc mà thi nhân xưa đã khai thác, ông lựa chọn cho mình một phương thức biểu đạt mới, một cách cảm nhận mới lạ đầy tinh tế. Và sự thành công, mới lạ này được thể hiện rõ nét qua bài thơ “Tiếng thu”.
Nhà thơ Lưu Trọng Lư vốn là một trong những cây bút tiên phong cho phong trào thơ Mới ở Việt Nam. Thơ của ông không cầu kì trau chuốt, mà thơ của Lưu Trọng Lư hay bởi chính cái chất liệu bình dị mà nhà thơ xây dựng lên nó. Hiện lên trong thơ Lưu Trọng Lư thường là những hình ảnh gần gũi, thân quen do đó nó bình dị mà đầy sức gợi, đơn sơ mà đầy tính tạo hình. Bài thơ “Tiếng thu” vừa là một bức tranh mùa thu đầy thi vị, vừa là bức tranh tâm trạng của nhân vật trữ tình tha thiết, xúc động lòng người. Ngay ở phần mở đầu bài thơ, nhân vật trữ tình xuất hiện cùng với những lời tâm sự chân thành, đầy da diết:
“Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?”
Câu thơ như vừa như lời tự hỏi, vừa như lời trách móc đầy tình cảm của nhân vật trữ tình đối với người mình yêu. Trong tình yêu, những đôi lứa yêu nhau thường mong muốn có những phút giây riêng tư, hạnh phúc bên nhau để cùng cảm nhận những dư vị tươi đẹp, chia sẻ những phút giây hạnh phúc khi đón nhận những đổi thay của cuộc sống. Ở đây, mùa thu đến nhưng đôi lứa lại không ở bên nhau, mỗi người ở một nơi. Và chính khoảng cách địa lí đó đã vô tình tạo ra khoảng cách trong tâm hồn, vì xa cách mà chàng trai băn khoăn trăn trở trách móc “Em không nghe mùa thu”. Có lẽ trong cảm nhận của chàng trai giờ đây tràn ngập cảm xúc, tư vị của tình yêu dành cho cô gái. Nhưng vẫn băn khoăn rồi đi đến khẳng định, cô gái không “nghe” được, cũng tức là không cách nào cảm nhận được tấm chân tình của mình.
Mùa thu thường gợi cho người ta cảm nhận về nỗi buồn, những nỗi buồn man mác bởi chính sự nhạt nhòa, phôi pha của cảnh vật. Và trong không gian ấy thì đối với những đôi lứa yêu nhau nhưng không thể ở bên nhau lại càng thêm khắc khoải. “Dưới trăng mờ thổn thức”, vì em không nghe thấy mùa thu nên em cũng không thể cảm nhận được ánh trăng mờ, điều đặc biệt là ánh trăng vô tri vô giác ấy được nhà thơ Lưu Trọng Lư khoác lên nó màu sắc của các giác quan, nên dưới ánh trăng mùa thu, hay nói đúng hơn là dưới sự cảm nhận của nhân vật trữ tình thì ánh trăng cũng đượm buồn “thổn thức”, đó là màu sắc ánh trăng hay cũng chính là màu sắc tâm trạng bi ai của nhân vật trữ tình ấy.
“Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ”
Tình cảm nồng nàn, đắm say, rạo rực vốn là những cảm xúc thuộc về tình yêu, và để có được những cảm xúc đấy thì có điều kiện tất yếu là những đôi lứa phải được ở gần nhau, ở cạnh nhau. Và trong bài thơ này, nhà thơ Lưu Trọng Lư đã nói đến cái rạo rực, tha thiết trong tâm hồn nhân vật trữ tình. Nhưng cái đặc biệt là cái rạo rực ấy hoàn toàn đơn phương. Bởi cô gái không cảm nhận được, không nghe thấy “Em không nghe rạo rực”. Nhà thơ đã điệp lại cấu trúc “Em không biết” như diễn tả cái dạt dào trong cảm xúc. Và sự rạo rực này được nhà thơ gợi tả sinh động thông qua gợi nhắc đến cặp hình tượng người chinh phu và chinh phụ.
Thông qua cặp hình tượng này, người đọc dường như liên tưởng đến hoàn cảnh cách biệt của đôi phu phụ trong bài thơ “Chinh phụ ngâm” của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm. Người chinh phu ở nơi chiến trường xa xôi, người chinh phụ thì mong ngóng, trông chờ tin tức của người chồng. Cái rạo rực ở đây chính là nỗi nhớ đến cháy bỏng cùng với nỗi thấp thỏm, khắc khoải không yên. Vì nơi người chồng ra đi là nơi chiến trận, hiểm nguy luôn rình rập, tính mạng có thể bỏ ngỏ bất cứ lúc nào. Vì vậy tình yêu thương cùng tâm trạng lo lắng, mong chờ, tạo ra cảm giác rạo rực khôn nguôn. Ở đây nhà thơ Lưu Trọng Lư mượn cặp hình tượng này để nhấn mạnh nỗi nhớ của mình dành cho cô gái. Đó là tình cảm rạo rực, khắc khoải khôn nguôi.
“Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc”
Vẫn là điệp khúc “em không nghe”, được lặp lại đến lần thứ ba, gợi liên tưởng đến dòng tâm sự dạt dào như thác tràn ra trên mặt giấy. Ngay từ những câu thơ đầu, nhân vật trữ tình đã mặc định là cô gái không nghe thấy mọi sự đổi thay của trời đất, hay đúng hơn là những tâm sự triền miên, khắc khoải trong tâm trạng của mình. Và không nghe không phải cô gái vô tình, không muốn nghe mà do hoàn cảnh cách li, nên cô gái không thể lắng nghe mà cũng không thể cảm nhận đến tận cùng cái dạt dào ấy. “Em không nghe rừng thu”, không gian được gợi mở ở đây chính là không gian rừng thu, nơi chứa đựng, sinh sôi của vạn vật. Đó cũng chính là hình ảnh ẩn dụ của thế giới tâm hồn của chàng trai.
Và trong rừng thu ấy, tiếng lá rơi rụng mang đến những âm thanh xào xạc. Nó gợi ra những nét tương đồng trong tâm trạng của nhân vật trữ tình. Và trong thế giới tâm hồn đầy phong phú, nhạy cảm ấy, tiếng lòng của chàng trai càng trở nên rõ nét hơn bao giờ hết. Và những rung động, những âm thanh đầy hỗn loạn trong thế giới ấy là do cô gái, đối tượng tình ái của chàng trai ấy. Bởi không chỉ có yêu thương, không chỉ có cái rạo rực, da diết mà còn có chút giận hờn, trách móc…những tư vị đặc biệt chỉ có thể có khi tình yêu đích thực nảy nở, bám rễ trong tâm hồn.
Từ đầu đến cuối đều là những độc thoại của nhân vật trữ tình với chính mình, những câu nói hàm chứa sự giận hờn, trách móc ấy cũng chỉ đặt ra rồi tồn tại khắc khoải, trăn trở trong chính tâm hồn đầy nhạy cảm ấy. Cô gái không hề xuất hiện, cũng không thể xuất hiện, do đó đọc những dòng tâm sự của chàng trai dành cho cô gái, độc giả không khỏi bồi hồi, xúc động. Tình yêu đó thật mãnh liệt, thật đẹp đẽ, trong sáng biết bao. Đẹp bởi nó đủ mạnh để chàng trai kiên định, đấu tranh để bảo vệ tình yêu ấy. Đẹp bởi dù có những tổn thương không mong muốn thì chàng trai vẫn theo đuổi đến cùng tình yêu của đời mình. Và lời tuyên ngôn ấy cũng thể hiện qua hai câu cuối của bài thơ:
“Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô”
Ở hai câu thơ cuối này, người đọc bỗng thấy hoài nghi bởi sự xuất hiện không mấy liên quan của hình ảnh con nai vàng, bởi từ đầu chỉ có những sự vật gợi ra cái trống vắng của cảnh vật thì ở đây hình ảnh con nai xuất hiện bỗng làm cho bức tranh thơ trở nên sinh động, màu sắc hơn. Cũng làm cho bức tranh tâm hồn những điểm sáng của hi vọng, bởi sự trong sáng, ngây thơ, ngơ ngác của con nai cũng chính là cái tươi mới, trong sáng của tình yêu chân chính. Vì vậy mà dù có bao trở ngại, có những cách ngăn thì tình yêu vẫn đủ lớn để vượt lên trên tất cả “Đạp trên lá vàng khô”.
Như vậy, bài thơ “Tiếng thu” của Lưu Trọng Lư, vừa là bức tranh mùa thu dù đẹp nhưng mang những nét đượm buồn; cũng vừa là bức tranh tâm trạng đầy sống động của nhân vật trữ tình. Và sự vận động của tâm trạng ấy cũng khiến người đọc không khỏi xúc động, bồi hồi. Từ những cách ngăn trong tình cảm thì dòng cảm xúc ấy vẫn dần lớn lên. Và khi đã đủ “chín” thì tình yêu ấy vươn lên mọi hoàn cảnh, trở ngại để trở thành bất tử.
Phân Tích Bài Thơ Tiếng Thu Chọn Lọc – Mẫu 4
Bài thơ Tiếng thu của Lưu Trọng Lư là một trong những sáng tác viết về mùa thu của tác giả này. Ở thơ ông ta không cảm nhận được sự trau chuốt về ngôn từ. Và đó cũng là lý do bài thơ có được sự chân thật. Nếu bạn có một tâm hồn nhạy cảm và là người yêu thơ thì bạn có thể hình dung được những dòng cảm xúc suy tư của nhà thơ này. Và bài thơ Tiếng thu đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc thành bài hát cùng tên.
Bài thơ Tiếng thu được đánh giá là một trong những tác phẩm hay để đời của Lưu Trọng Lư. Và với Trần Đăng Khoa bài thơ này còn là bài thơ có nét “thơ” nhất của thơ ca Việt Nam lúc bấy giờ. Đọc bài thư này ta cũng cảm nhận được phần nào giá trị mà bài thơ mang lại.
Qua bài thơ Tiếng thu ta cũng cảm nhận được bức tranh đầy tâm trạng sống động. Đó không chỉ là mùa thu mà còn là bức tranh của chính nhân vật trữ tình đầy khắc khoải. Ở đây nhân vật trữ tình không trực tiếp xuất hiện mà chỉ được nhắc tới với danh xưng em. Ở đây em có thể hiểu là người thương và cũng là đối tượng mà nhà thơ hướng tới.
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Câu thơ của Lưu Trọng Lư sao mà man mác buổn và khắc khoải. Là em không nghe được tiếng của mùa thu hay em không thể nghe được âm thanh? Dẫu cho cách hiểu như thế nào thì ta cũng cảm nhận được sự buồn thương, chia phôi. Và hình ảnh mùa thu đã được hiện lên đặc biệt. Câu thơ đó làm con người ta liên tưởng tới một đêm trăng thu. Hay cũng chính là tâm trạng của nhân vật trữ tình. Đó cũng chính là lý do mà nhà thơ đã sử dụng từ thổn thức để miêu tả tiếng thu.
Vầng trăng ấy không chỉ là vật vô tri vô giác mà nó chứa cảm xúc của con người đặc biệt là đối vói những người đang yêu. Nhưng điều đáng nói ở đây chính là sự xa cách đối với người mình yêu. Và nó cũng đã làm cho con người ta cảm giác được sự đau khổ. Đến mức nước mắt muốn chực trào.
Chính sự chia xa đó mà bài thơ Tiếng thu đã thể hiện được sự mong nhớ chực trào. Dù được thể hiện dưới dạng các câu hỏi nhưng các câu thơ này cũng như đang tự nói với chính mình. Là bởi vì không nghe được mùa thu về nên không cảm nhận được sự rạo rực khi mùa thu đến? Với từ rạo rực nhà thơ đã làm chúng ta liên tưởng tới những cảm xúc đắm say, nồng nàn. Ở giữa họ có sự gắn kết bởi tình cảm vợ chồng. Nhưng cũng chính sự gắn kết ấy đã làm chon khi chia ly không thoát khỏi sự đau đớn và mất mát.
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?
Là nối mong nhớ khắc khoải của người vợ khi chờ mong tin chồng tin con. Là nỗi nhớ khi biết người chồng phải đi chiến trường xa xôi, nơi mà bất cứ lúc nào cũng có thể hiểm nguy. Ở đây không chỉ là yêu thương mà cao hơn chính là sự đau đớn. Chính những câu thơ này làm con người ta liên tưởng tới hình ảnh của người chinh phu và người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm khúc của Đoàn Thị Điểm.
Bài thơ Tiếng thu đã vẽ lên một khung cảnh mùa thu và những chiếc lá cũng đã phai tàn và bay đi theo gió. Còn trơ lại cũng chỉ là những cảnh cây khẳng khiu. Câu hỏi ấy được cất lên đầy bộn bề da diết. Mùa lá rụng cũng chính là mùa của làm gợi lên trong lòng con người ta những cảm xúc khắc khoải không tên.
Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?
Tiếp đó ta có thể nghe tiếng thu thông qua lá thu kêu xào xạc. Đó cũng chính là tiếng lòng và là tâm trạng của nhân vật trữ tình. Bởi nhạy cảm nên chỉ cần một âm thanh cũng đủ làm con người ta thổn thức. Cuối bài thơ Tiếng thu Lưu Trọng Lư đã dùng hình ảnh con nai như một biểu tượng của tình yêu trong sáng. Đó cũng chính là sự khẳng định về một thứ tồn tại vượt qua mọi giới hạn và thử thách.
Bài thơ Tiếng thu vừa gợi cho người đọc một không gian mùa thu đẹp mang mác buồn. Đồng thời đó cũng chinh là bức tranh soi sáng tâm hồn của chính nhân vật trữ tình. Đó chính là tình người, cái tình của một con người luôn đau đấu về tình yêu. Dẫu tình yêu ấy có xa cách, có bất đồng nhưng cũng vượt lên được tất cả. Bởi ở Tiếng thu Lưu Trọng Lưu đã khẳng định được sự thiêng liêng và to lớn ấy.
Phân Tích Bài Thơ Tiếng Thu Chi Tiết – Mẫu 5
Lưu Trọng Lư là nhà thơ tiên phong của phong trào Thơ mới. Nhận định về nghệ thuật thơ ông, nhà phê bình thiên tài Hoài Thanh đã có những nhận xét thật chuẩn xác: “Tôi biết có kẻ trách Lư cẩu thả, lười biếng, không biết chọn chữ, không chịu khó gọt rũa câu thơ. Nhưng Lư có làm thơ đâu, Lư chỉ để lòng mình tràn lan trên mặt giấy”. Nhận định này dường như đã thành nỗi ám ảnh.
Và rồi suốt đời, Lưu Trọng Lư cứ loạng choạng, cứ bập bỗm bước trong cái vòng kim cô mà Hoài Thanh đã tiên đoán và vạch ra ngay từ khi ông mới xuất hiện trên thi đàn. Còn về con người Lưu Trọng Lư, thiết tưởng cũng chẳng có ai hiểu ông hơn Hoài Thanh: “Cả đời Lư cũng là một bài thơ. Nếu quả như người ta vẫn nói, thi sĩ là một kẻ ngơ ngơ ngác ngác, chân bước chập chững trên đường đời, thì có lẽ Lư thi sĩ hơn ai hết”.
Quả đúng vậy. Và nếu chọn một bài thơ thơ nhất của Việt Nam, nghĩa là ngoài thơ ra, nó không có gì bấu víu, thì đó chính là Tiếng thu. Đây là “bài hay nhất trong đời thơ Lưu Trọng Lư”, cũng là “bài thơ nhất của thi ca Việt Nam hiện đại”:
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụEm không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô…
Bài thơ vẻn vẹn có 9 câu, chia làm ba đoạn, mỗi đoạn lại so le, các ý trong bài thơ rời rạc, khấp khểnh, chẳng ý nào ăn nhập với ý nào. Nếu cứ theo cách hiểu máy móc của những nhà phê bình quen thói bắt bẻ, cứ đè thơ ra mà tìm tư tưởng, tìm ý nghĩa thì đây là bài thơ “Đầu Ngô mình Sở”. Đã thế, tác giả còn tỏ ra vụng về. Tỳ vết của sự thô vụng ấy nằm trong hai câu chẳng thơ tí nào, nó như câu văn xuôi bình giảng văn học của học sinh phổ thông:
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người chinh phụ
Ấy vậy mà khi gộp tất cả lại, nằm trong một tổng thể, bài thơ hay đến lạ lùng. Người ta không thấy dấu vết thô vụng đâu nữa.
Đây là điều duy nhất xảy ra ở văn học Việt Nam và chỉ xảy ra có một lần. Cái hay của bài thơ này không nằm ở câu chữ. Nó hoàn toàn siêu thoát, là cái hồn phảng phất đâu đó đằng sau những con chữ rất sáng tỏ mà lại vời vợi mông lung kia. Người ta chỉ cảm thấy được, chứ không thể nói ra được một cách rạch ròi.
Đây là bức tranh thiên nhiên được vẽ bằng hồn, bằng cả điệu nhạc rất riêng của tâm hồn thi sĩ. Bởi thế, người đọc cũng phải dùng hồn để chiêm ngưỡng nó, chứ không thể ngắm nó bằng lý trí tỉnh táo. Đã không ít nhà phê bình nghiên cứu mang lý trí ra để làm con dao cùn mổ xẻ những con chữ rất ngơ ngác này. Có người còn viện đến cả thi pháp học để cố hiểu cho bằng được bài thơ, lấy thi pháp làm chìa khoá mở cánh cửa thực dụng, đi vào cõi mù mờ tâm linh này. Bằng cách vận dụng thi pháp, có người cho đây là bài thơ nói về nỗi cô đơn không có sự chia sẻ. Không phải ngẫu nhiên bài thơ có 9 câu mà đã có đến ba câu điệp “Em không nghe”:
Em không nghe mùa thu
…
Em không nghe rạo rực
…
Em không nghe rừng thu…
Em không nghe, còn anh thì nghe thấy hết. Nghe thấy hết mà không nói ra được.Đây là cuộc đối thoại mà kẻ đối thoại lại ẩn sau sự câm lặng. Hoặc giả em cũng đã nghe thấy, nhưng anh vẫn hỏi như vậy, nghĩa là anh không hiểu em. Đằng nào thì cũng vẫn là thiếu niềm đồng cảm. Một bên thì thổn thức, rạo rực, kêu xào xạc, một bên thì không nghe, không nghe, không nghe, cả con nai ngơ ngác, đạp trên lá vàng khô, nghĩa là nó cũng không nghe nốt. Hiểu một cách sống sít như thế thì thật thô thiển.
Nhà phê bình đã kéo những đám mây ngũ sắc đang bay lảng vảng trong không trung, rồi rải xuống đường làm rơm rạ lót chân, và như thế còn đâu cánh rừng thu, tâm hồn thu cho con nai vàng trú ngụ. Mấy câu điệp khúc ấy thực chất chỉ để tạo giai điệu rất đặc biệt cho bài thơ này. Ở đây, nhạc điệu cũng là một phần nội dung chính làm nên hồn vía bài thơ. Còn ở góc độ khác, cũng nhìn bằng con mắt lý trí, có người còn cho rằng đây là bài thơ Lưu Trọng Lư thâu cóp của nước ngoài. Thực tế trong bếp núc sáng tác, có thể có sự trùng hợp ngẫu nhiên. Người bình luận còn viện cớ rằng: “Thực tế Việt Nam làm gì có khu rừng vàng. Đấy là rừng châu Âu. Rừng Việt Nam là rừng luốm nhuốm.
Mùa thu Việt Nam đúng như Nguyễn Du mô tả trong Kiều: Rừng thu từng biếc chen hồng”. Và con nai Việt Nam cũng nhanh nhẹn lắm, tinh ranh lắm, nó đâu có ngơ ngác! Ơ hay, Lưu Trọng Lư có nhìn thiên nhiên bằng con mắt thịt đâu! Lại phải mời Hoài Thanh về làm luật sư bào chữa cho ông thôi: “Trong thơ Lư, nếu có cả chim kêu, hoa nở, ta cũng chớ tin. Hay ta hãy tin rằn tiếng ấy, màu kia chỉ có ở trong mộng. Mộng! Đó mới là quê hương của Lư. Thế giới thực của ta với bao nhiêu thanh sắc huy hoàng, Lư không nghe thấy gì đâu. Sống ở thế kỷ 20, ngày ngày nện gót trên các con đường Hà Nội mà người cứ mơ màng thấy mình gò ngựa ở những chốn xa xăm nào”.
Tương truyền khi viết bài thơ này, Lưu Trọng Lư đến thăm nhà một người bạn. Rồi nhân cớ thấy cái bình gốm cổ có vẽ con nai đứng giữa núi non, Lưu Trọng Lư bèn vịnh ngay bài thơ này. Thực chất, nếu chuyện đó là thật, thì con nai trên bình gốm chỉ là cái cớ rất nhỏ, là tiếng động rất nhỏ đánh thức con nai vàng và khu rừng vàng trong tâm hồn Lưu Trọng Lư thức dậy và toả hương. Nhờ thế, thi ca Việt Nam đã có một kiệt tác thật hiếm có, ngỡ như đó là khúc nhạc huyền bí của thần linh, chứ quyết không phải là tiếng ca phàm tục của người đời…
Phân Tích Bài Thơ Tiếng Thu Chi Tiết – Mẫu 6
Như một phút chợt dừng trong trường tình phiêu lưu của Lưu Trọng Lư, Tiếng thu dội lên âm thanh day dứt của một thời bơ vơ xa xưa. Va còn vọng mãi đến bao giờ?
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh người chinh phụ
Trong lòng người cô phụ?Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô.
Bằng hình thức kết cấu cú pháp. Điệp ngữ phủ định và câu hỏi tu từ, bài thơ Tiếng thu đã được Lưu Trọng Lư thể hiện tới toàn bích trong hơi thở thấm đẫm của văn học lãng mạn thời Thơ Mới.
Nhà thơ Nguyễn Vỹ từng viết: “Lưu Trọng Lư bước vào làng thơ Việt Nam, gót chân lơ đễnh, cặp mắt ngơ ngác, nụ cười xa vắng, tay cầm một quyển truyện mỏng của anh vừa in xong, nhan đề Người sơn nhân. Một quyển truyện? Thật ra, không hẳn là một quyển truyện. Nhan đề Người sơn nhân cũng không hẳn là sơn nhân. Có thể gọi đó là một bài thơ cũng được. Và có thể đổi nhan đề là Người thi nhân cũng được Lưu Trọng Lư đâu có biết Lưu Trọng Lư là thi sĩ. Lưu Trọng Lư cũng không biết Lưu Trọng Lư là Lưu Trọng Lư… Dễ thương làm sao?”
Còn nhà phê bình Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam thì viết: “Ở đời này, ít có người lơ đãng hơn. Thi sĩ đời nay họ khôn lắm, có khi ranh nữa. Và yêu thơ, thường ta chẳng nên biết người. Thiệt thòi cho họ và thiệt thời ngay cho mình. Những yêu thơ Lư mà quen Lư thì vô hại, vì đời Lư cũng là một bài thơ. Nếu quả như người ta vẫn nói, thi sĩ là mời ké ngơ ngơ ngác ngác chân bước chập chững trên đường đời, thì có lẽ Lư thi sĩ hơn ai hết.”
Có lẽ thế nên khi viết riêng về Tiếng thu, mặc dù có ý rằng Lưu Trọng Lư ảnh hưởng một bài thơ Nhật Bản, Nguyễn Vỹ vẫn cứ cho rằng thơ Lưu Trọng Lư đâm đặc chất thi sĩ hơn và vì thế có ý ở trên sự tả hơn bài thơ tả cảnh của nhà thơ Sumaru từ thế kỷ VIII của Nhật Bản. Ông viết: “Lưu Trọng Lư là một ảnh tượng lơ lửng trong thời gian. Mảnh tim của anh bay vời vợi trên khung xanh như con thều giấy, đính vào trần gian bằng một sợi tơ mỏng manh, chập chờn trong gió, vi vu trong mây. Cho nên thơ của Lưu Trọng Lư cũng phảng phất một hơi thu, một nắng hè thu mát, một khói lam chiều, một thuyền mơ phiêu dạt, một hơi tiêu man mác, một tiếng hước của con nai vàng xào xạc trên lá vàng khô…”
Ta thấy điều khác nhau ấy thật rõ ràng khi điệp ngữ phủ định “Em không nghe” được sử dụng làm môtíp chính để phát triển toàn bộ cảm xúc của tác giả. Hai lần “Em không nghe” ở khổ đầu và khố tiếp theo với các hình ảnh “trăng mờ”, “chinh phụ”, “cô phụ” đã gợi ra không khí quạnh vắng cổ điển của Chinh phụ ngâm. Tự nhiên làm ta nhớ đến câu thơ “Mặt chinh phụ trăng dọi dọi soi”. Tiếng thu ở đây được phát hiện như tiếng thở khẽ của nỗi cô đơn. Câu hỏi tu từ được tác giả sử dụng để gợi ý định hướng độc giả lắng nghe về phía cô đơn ấy mà tác giả không trực tiếp trả lời.
Từ một ánh trăng mờ đầy ấn tượng thổn thức đến nỗi mong nhớ chồng rạo rực của người đàn bà cô độc trong căn phòng mang một màu ẩm tối, lần “Em không nghe” cuối cùng mới hướng độc giả tới nỗi bơ vơ cùng cực. Ở khổ kết này, sau phương thức chuyển nghĩa nhân cách hoá ở câu thứ hai: “Lá thu kêu xào xạc”, nỗi bơ vơ được chiếc lá mùa thu kêu lên như người, thì sự nhân cách hoá nói trên. Chính tư tưởng của nhà thơ thời Thơ Mới đã khiến cho Lưu Trọng Lư tìm ra chữ “kêu” xuất thần đẩy bài thơ đến tầm cao, vươn tới toàn mỹ. Hai câu thơ cuối được hình thành chuyển nghĩa bằng định ngữ “vàng”. Hai màu vàng đạp lên nhau:
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp lên lá vàng khô?
Đã tạo ra một không gian cô đơn vô bờ bến. Đấy là bước làm mới bất ngờ từ sự tả cảnh ở bài thơ cổ kia:
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp lên lá vàng khô
Hai chất màu: “Vàng ngơ ngác” rồi đến “vàng khô” xiết lên nhau, khiến ta nhớ đến Nguyễn Gia Thiều với: “Trải vách quế gió vàng hiu hắt” và Nguyễn Du với: “Giếng vàng đã rụng một vài lá ngô”. Điều đó đã đẩy tâm trạng độc giả tới sự đồng cảm sâu sắc với tâm hồn của tác giả. Một lối chuyển nghĩa độc đáo khiến tiếng thu thấm sâu vào ta. Tiếng thu, tiếng của nỗi cô đơn, bơ vơ của con người thời không phương hưởng trong cảnh nước mất nhà tan còn ẩn dấu một dự báo về sự “cùng tắc biến” của xã hội ta thời ấy. Một dự báo về một thời chiến chinh như những thuở xưa. Hãy lắng nghe tiếng thu mà thấy.
Nhờ chất nhạc mạnh mẽ trong bài thơ, Tiếng thu được khá nhiều nhạc sĩ của các thế hệ khác nhau phổ nhạc. Thời tiền chiến thì có Võ Đức Thu Lê Thương. Thời bây giờ thì có Phan Huỳnh Điểu, Hữu Xuân và Hoàng Phức Thắng. Nghe Tiếng thu được hát lên cũng thấy nao nao xúc động. Nhưng thú thực, khi tự mình đọc Tiếng thu lên để nghe hai màu vàng đạp lên nhau trong tâm tưởng, mới thấy cái tuyệt đỉnh của thơ mà không một sự thêm vào nào làm nó mới được hơn nữa, hay hơn được nữa. quyến rũ như mùa thu.
Phân Tích Bài Thơ Tiếng Thu Chi Tiết – Mẫu 7
Xuất hiện giữa mùa hạ nóng bức và mùa đông lạnh lẽo, mùa thu mát dịu và mơ màng là nguồn cảm hứng bất tận của văn nhân, thi sĩ xưa nay. Viết Thu vịnh và Đây mùa thu tới, Nguyễn Khuyến và Xuân Diệu đã đóng góp cho văn học sử nước nhà hai bài thơ hay về cảnh thu và tình thu. Với Tiếng thu, Lưu Trọng Lư viết thu thanh và đã dọn cho mình một chỗ ngồi khá độc đáo trên văn đàn của những thi sĩ mùa thu:
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?
Chủ đề tiếng thu đã được nhà thơ thể hiện trước hết bằng từ ngữ. Xuyên suốt bài thơ là một từ “nghe” xuất hiện ba lần ở đầu mỗi khổ thơ. Người đọc nghe gì? Chúng ta nghe lời “thổn thức” dưới ánh trăng mờ của mùa thu được nhân cách hoá, nghe tiếng lòng “rạo rực” của người cô phụ có chồng đi đánh giặc xa, nghe tiếng lá thu rơi “xào xạc” trong rừng vắng.
Chủ đề tiếng thu còn được tác giả diễn tả bằng thanh âm. Đó là hai câu thơ có toàn thanh bằng xuất hiện ở đầu khổ thơ thứ nhất và thứ ba: “Em không nghe rừng thu”
Trước cách mạng tháng Tám, trong khi câu thơ Đường và thơ lục bát với luật gián cách bằng trắc còn ngự trị trên văn đàn, Lưu Trọng Lư đã sáng tạo và độc đáo khi tự do viết những câu thơ ngũ ngôn có toàn thanh bằng để miêu tả tiếng thu. Đọc những câu thơ này, cùng với sự hỗ trợ của nguyên âm “u” tròn môi xuất hiện nhiều lần ở cuối câu thơ, ta như nghe được tiếng thu êm đềm, nhẹ nhàng và vang vang của tác giả.
Cú pháp của bài thơ cũng góp phần biểu hiện tiếng thu. Không phải ngẫu nhiên mà cả ba khổ thơ của bài Tiếng thu đều được viết bằng ba dấu hỏi ở cuối ba khổ thơ này. Tại sao tác giả phải hỏi liên tục như vậy? Tại vì nhà thơ không tin người em nào đó có thể nghe được cái tiếng thu quá xa vắng và mơ hồ. Không nghe ư? Em hãy lắng lòng sâu đậm để tiếp nhận tiếng thu dịu nhẹ và mơ màng ấy.
Cấu trúc của bài thơ cũng được tác giả sử dụng để thể hiện chủ đề tiếng thu. Hầu hết các bài thơ cũ và thơ mới đều được viết thành những khổ bốn câu đều đặn. Ở bài thơ này, số dòng trong mỗi khổ thơ tăng dần đều. Nếu xem mỗi dòng là mỗi khổ thơ thì khổ thứ nhất có hai câu, khổ thứ hai có ba câu, khổ thứ ba có bốn câu. Nhà thi sĩ có ý thức khi viết những khổ thơ như vậy để diễn tả một cách có nghệ thuật cái tính chất ngân nga, lan toả của thu thanh. Thêm vào đó, cách gieo vần liền bằng các từ láy đặt ở cuối câu thơ đã liên kết các câu thơ trong khổ (“xào xạc” với “ngơ ngác”) và các khổ trong bài (“thổn thức” và “rạo rực”), vừa làm giàu yếu tố nhạc của thơ, vừa làm cho các câu thơ và khổ thơ như kéo dài ta và nối lại với nhau, tạo cho bài thơ cái âm hưởng miên man của khúc thu ca.
Để thưởng thức trọn vẹn giai điệu mùa thu của Lưu Trọng Lư, hãy đọc lại Tiếng thu, đọc liền mạch và chỉ dừng lại một giây khi gặp dấu chấm hỏi. Hãy tưởng tượng có ai đó ném xuống mặt nước phẳng lặng của hồ thu một viên đá nhỏ. Nhiều vòng tròn sóng đồng tâm xuất hiện và lan toả mãi. Đó là hình ảnh làn sóng âm thanh của tiếng thu mà nhà thi sĩ Lưu Trọng Lư đã làm vang lên trong tâm hồn mỗi người.
Hai dòng thơ cuối của Tiếng thu đã vẽ lên trước mắt người đọc hình ảnh:
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô
Ta nghe gì khi nhìn thấy hình ảnh ấy? Có phải ta nghe tiếng lá vàng khô vỡ vụn dưới những bước chân nai ngơ ngác? Tiếng thu đích thực của Lưu Trọng Lư là như vậy đó. Ta không nghe tiếng thu ấy bằng tai mà nghe bằng trí tưởng tượng, nghe vang lên trong tâm hồn, mỗi khi thấy lá ngoài đường rụng nhiều và những đám mây bàng bạc trên không…
Tắt một lời, thu thanh của Lưu Trọng Lư là vô thanh. Đó là cái “vô thanh thắng hữu thanh” mà tác giả Tỳ bà hành là Bạch Cư Dị đã một lần khẳng định trong cảnh trăng nước tương giao trên bến Tầm Dương. Với nhận thức tinh tế của nhà thi sĩ, trong Đây mùa thu tới, Xuân Diệu đã cảm được cái tiếng thu ấy khi nhìn những “thiếu nữ buồn không nói”. Bằng trí tuệ của một nhà phê bình có biệt tài, trong Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đã “ngộ” được cái thu thanh ấy khi bình Tiếng thu của Lưu Trọng Lư:
Tiếng thu ấy, riêng gì mùa thu mới có? Tuy nó phát khởi từ mùa thu nhưng nó đã vang bên tai loài người từ muôn đời thì bao giờ chả còn chút dư âm sau những ngày thu tàn tạ. Đã sống nhiều trong cuộc đời tư tưởng thì dầu trong mùa đông hay mùa xuân, mùa thu hay mùa hạ, ai là người không có những buổi “chiều thu”, những buổi mà cái buồn vẩn vơ nó đến van lơn cám dỗ, những buổi mà tiếng thu vàng, gieo vừa nhẹ, vừa chìm.
Tặng bạn trọn bộ 🌼Thơ Xuân Diệu🌼 Hay