Tả Sông Đà (14+ Bài Văn Mẫu Ngắn Gọn Hay Nhất)

Rèn luyện kỹ năng viết văn cũng như trau dồi vốn từ bằng cách tham khảo top 14+ bài văn mẫu tả sông Đà hay nhất bên dưới.

Cách Tả Sông Đà

SCR.VN gợi ý cho bạn cách sông Đà đơn giản nhất cho các bạn tham khảo!

  • Bước 1: Giới thiệu bao quát cảnh sông Đà sẽ tả (Em nhìn thấy cảnh vào dịp nào? Vào thời gian nào?)
  • Bước 2: Bạn tiến hành tả những nét nổi bật của cảnh vật trên sông Đà. Tả bao quát toàn cảnh. Tả những nét chung. Tả chi tiết (Tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian. Tả theo trình tự từng bộ phận của cảnh)
  • Bước 3: Nêu cảm xúc và suy nghĩ của em về sông Đà.

Quà VIP 👉 Thẻ Cào 50k Miễn Phí

Dàn Ý Tả Sông Đà

Mẫu dàn ý tả sông Đà tiết được gợi ý sau đây để các bạn có thể triển khai bài văn đầy đủ ý nhất.

1.  Mở bài

* Giới thiệu chung:

– Quê em ở đâu?
– Dòng sông quê em là dòng sông nào?

2.  Thân bài

* Tả sông Đà:

– Những truyền thuyết về sông Đà.
– Cảnh con sông mùa nước cạn.
– Cảnh con sông mùa nước lũ.
– Cảnh đập nước ngăn sông làm điện.

3.  Kết bài: Cảm nghĩ của em

– Yêu mến, gắn bó với dòng sông.

SCR.VN Chia Sẻ Thêm ❤️️Tả Dòng Sông Kiến Giang❤️️ Hay Nhất

14+ Bài Văn Tả Sông Đà Hay Nhất

 Đừng bỏ qua 14 bài văn, đoạn văn mẫu tả sông Đà hay nhất dưới đây để trau dồi thêm kĩ năng viết văn hay!

Bài Văn Tả Sông Đà Hay Ngắn Hay

Sông Đà quê em là dòng sông vô cùng nổi tiếng. Với thi phẩm Người lái đò sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân.

Dòng sông này bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Nó chính là thượng nguồn của sông Hồng. Nhờ có sông Đà hào phóng, không giữ lại chút phù sa nào cho riêng mình, nên sông Hồng mới giàu có phù sa như vậy. Sông Đà là dòng sông của rừng núi. Nó chảy qua những ngọn núi hiểm hóc, những khu rừng đại ngàn. Hai bên bờ sông là những núi đá, những cây xanh cao lớn, tán lá chằng chịt. Nước sông Đà chảy nhanh, mạnh và xiết. Nước trong lắm, nên rất dễ để nhìn thấy những mỏm đá trong lòng sông ở những đoạn nước nông.

Còn mấy khúc sông sâu, thì nước nhìn đen ngòm, cứ như cái miệng quái thú đang chực chờ nuốt lấy những thứ rơi xuống sông. Mùa mưa lũ, nước sông Đà lại càng hung dư hơn. Nó gầm gừ qua những thác nước cao, va mạnh vào đá, bọt văng trắng xóa. Mùa cạn, nước sông hiền hơn, ca lên những khúc ca róc rách vui tai. Vì sự hung hiểm và vị trí nằm giữa đại ngàn, nên sông Đà vẫn giữ cho mình vẻ hoang sơ.

Những người lái đò dám chèo trên con sông này đều là những người có tài và sự gan dạ. Mặc dù vậy, nhiều đoạn của sông Đà vẫn rất êm đềm, với nhiều tôm cá, mời gọi ngư dân ghé thăm. Đó là những khúc sông bằng phẳng, đi qua vùng ít cây cỏ, đẹp như con mắt của rừng già.

Ngoài người dân bản địa, khách du lịch đếm thăm sông Đà cũng không hề ít. Người ta đến vì mến mộ vẻ đẹp hoang dại, hung bạo nhưng cũng rất đỗi trữ tình của con sông này.

Bài Văn Tả Sông Đà Ngắn Hay Nhất

Em sinh ra và lớn lên ở Hoà Bình, bên dòng sông Đà nổi tiếng. Vì thế, sông Đà gắn bó thân thiết với tuổi thơ em. Dòng sông uốn lượn quanh co, chảy qua những triền núi, những bãi mía, nương ngô… rồi hoà nhập với những con sông khác như sông Lô, sông Hồng, cùng đổ ra biển Đông.

Các cụ già thường kể về con sông Đà hung dữ. Trước đây, hằng năm vào mùa lũ, nó cuốn phăng và nhận chìm tất cả những gì trên đường đi của nó. Những thác nước sôi réo ào ạt đổ về từ thượng nguồn, cuồn cuộn chảy bọt tung trắng xoá, có sức tàn phá thật đáng sợ! Những tai hoạ do sông Đà gây ra trở thành mối lo thường xuyên của người dân sinh sống hai bên bờ từ bao đời nay.

Em rất thích vẻ đẹp của sông Đà vào mùa nước cạn, nước trong vắt có thể nhìn thấy rõ từng đàn cá lội tung tăng, từng hòn đá, hòn cuội dưới đáy sông. Chiều chiều, chúng em thoả thích bơi lội và nô giỡn. Giữa lòng sông, những doi cát dài nối tiếp nhau. Từng đoàn thuyền của dân kéo ra đây lấy cát. Chúng em sục chân thật sâu vào cát rồi lội ngược dòng với một niềm thích thú khó tả.

Dưới nắng trưa, dòng sông lấp lánh ánh vàng. Muôn ngàn tia nắng nhảy nhót đùa nghịch trên mặt sông như trẻ nhỏ. Dăm chiếc thuyền đánh cá, tiếng gõ mái chèo đuổi cá dồn dập vang lên giữa khung cảnh tĩnh mịch của trưa hè. Chiều đến, màu nước như sẫm lại. Mặt trời đã khuất sau rặng núi xa xa. Những đám mây trắng lang thang vẫn tiếp tục du ngoạn về tận phương nào. Khói lam chiều vấn vít lan toả từ các mái bếp ven sông. Tất cả tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.

Nhưng sông Đà không còn hung hãn nữa. Bố mẹ em cùng hàng triệu người đã bắt tay vào công việc trị thuỷ sông Đà, biến nó thành dòng sông làm ra ánh sáng. Đứng trên mặt đập nước khổng lồ, em không còn nhận ra hình dáng quen thuộc của sông Đà ngày nào. Dòng sông đã bị chặn đứng, dồn lại thành một hồ nước mênh mông như biển. Phía chân đập, chỗ cửa xả lũ, nước đổ xuống thành một dòng thác trắng xoá, réo ào ào. Từ nay, sông Đà phục vụ đắc lực cho nhà máy thuỷ điện Hoà Bình lớn nhất nước ta.

Giờ đây, sông Đà được cả nước biết đến vì nó đã trở thành dòng sông ánh sáng, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, phồn vinh. Nhưng hình ảnh dòng sông Đà nước trong veo mùa cạn với những doi cát vàng lấp lánh dưới nắng trưa vẫn mãi mãi ln đậm trong kí ức của em.

Văn Tả Sông Đà Điểm Cao

Quê hương em có dòng sông Đà hiền hòa thơ mộng chảy qua. Con sông ấy đã gắn liền với tuổi thơ của em, đồng hành cùng em trong mỗi bước chân tới trường.

Dòng sông Đà nằm vắt ngang thành phố Hòa Bình, chia thành phố thành hai bờ, bờ trái và bờ phải. Nhà em nằm ở bờ phải nhưng trường học lại nằm bên bờ trái nên không có ngày nào là em không đi qua dòng sông. Mỗi sáng sớm, dòng sông như dải lụa xanh chảy hiền hòa, thơ mộng. Trong những ngày có sương mù, những chiếc thuyền nằm bên bờ sông lúc ẩn, lúc hiện. Lòng sông trở nên như thực, như mơ. Mỗi sáng em đi học qua dòng sông Đà đều nhìn thấy ánh đèn hắt ra từ các con thuyền. Với nhiều người, thuyền chính là nhà. Họ mưu sinh hàng ngày nhờ công việc chài lưới.

Những khi mặt trời lên cao, ánh nắng chiếu xuống làm nước sông lấp lánh ánh vàng. Giữa trưa nắng em đi học về ngang qua dòng sông mà cảm thấy mát lịm. Khi đêm xuống, dòng sông lại chìm vào giấc ngủ. Chỉ có những con người ở xóm chài bên ánh đèn bập bùng chuẩn bị cho công việc đi đánh cá đêm. Những ngày mở cửa xả lũ, sông Đà như mang một hình hài khác, mạnh mẽ và có phần hung dữ.

Nhưng dù hiền hòa thơ mộng hay hung dữ thì sông Đà vẫn là dòng sông mà em yêu nhất.

Miêu Tả Sông Đà Hung Bạo Ngắn Gọn

Sông Đà đâu chỉ hung bạo, mà còn là một dòng sông tuyệt vời thơ mộng. Đặc biệt, từ mạn Thác Bờ về xuôi, Sông Đà chỉ còn vẻ dịu dàng như bất kì một dòng sông nào ở vùng đồng bằng. Bởi vậy, bên cạnh tính hung bạo, Nguyễn Tuân rất chú trọng khắc họa tính trữ tình của dòng sông này. Vốn văn hóa, vốn từ vựng giàu có, trí tưởng tượng bay bổng của nhà văn thả sức tung hoành, tạo nên những đoạn văn mượt mà như những dòng thơ.

Để khắc họa tính trữ tình, dịu dàng của dòng sông, trước hết Nguyễn Tuân miêu tả sông Đà một cách bao quát bằng một câu văn đầy hình ảnh và nhịp điệu: “Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban gạo tháng hai là cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”. Có thể coi đây là một bức tranh tổng thể về Sông Đà, lúc đầu chảy ngoằn ngoèo giữa điệp trùng núi đá và đại ngàn Tây Bắc nhưng khi về dần đến miền trung du, Đà giang chảy êm ả thẳng dòng?

Tác giả ngắm nhìn sông Đà ở nhiều thời gian, nhiều không gian khác nhau. Với tình cảm trìu mến thiết tha, nhà văn đã phát hiện được một cách tinh tế màu sắc của dòng sông biến đổi theo từng mùa. Xuân về, Đà giang xanh ngọc bích, tức là màu xanh rất đẹp, vừa trong xanh lại vừa óng ánh, chứ không xanh như màu xanh canh hến. Khi thu sang, nước Sông Đà một vẻ đẹp riêng.

Tác giả đã dành những đoạn văn hay nhất tả cảnh vật ven sông Đà để tôn thêm tính trữ tình của dòng sông, nhà văn sử dụng nhiều hình ảnh trong sáng gợi cảm và đầy chất thơ. Nhịp điệu câu văn lúc thì hối hả, mau lẹ do cách ngắt câu và diễn đạt theo lối điệp: “Bờ Đông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên Sông Đà” để diễn tả niềm sung sướng đang trào dâng trong lòng tác giả, lúc thì chậm rãi, như dãi ra để diễn tả cái vắng lặng rất nên thơ của con sông này: “Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa.

Mà tinh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”. Hình ảnh một bà tiên sứ, một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa có sức khơi gợi sâu xa, khắc họa được vẻ đẹp hoang sơ, tồn tại như vĩnh hằng của thiên nhiên. Với cách liên tưởng và ví von ấy, dường như Sông Đà còn có vẻ đẹp của một con sông bền bỉ chạy qua bao tháng năm lịch sử, mang dấu tích văn hóa ngàn xưa của dân tộc.

Mời Xem Thêm ❤️️Tả Dòng Sông Ngàn Phố❤️️ Hay Nhất

Miêu Tả Sông Đà Trữ Tình Điểm 10

Nguyễn Tuân được biết đến là nhà văn đi theo chủ nghĩa xê dịch. Ở những tác phẩm của ông ta nhận thấy rõ sự thay đổi trong phong cách văn chương qua từng giai đoạn, đặc biệt là tác phẩm Người lái đò sông Đà. Tác phẩm không chỉ mang đến cho bạn đọc vẻ đẹp hung bạo, dữ dội của con sông Đà mà còn nêu lên vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của nó.

Nguyễn Tuân quan sát sông Đà với nhiều góc độ. Đầu tiên là góc từ trên cao nhìn xuống, con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo. Phép so sánh giàu chất thơ, chất họa đã phô ra vẻ dịu dàng, duyên dáng kiêu sa, kiều diễm của sông Đà và bộ lộ chất phong tình, lãng mạn của người nghệ sĩ. Sông Đà mang dáng vẻ của thiếu nữ, một nữ nhân xuân sắc đang buông hờ mái tóc làm duyên, làm dáng giữa cánh rừng hoa, hoa gạo và vẻ bồng bềnh mây khói. Mùa xuân màu nước xanh màu ngọc bích, khác với sông Gâm, sông Lô màu xanh canh hến. Mùa thu nước sông “lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa”

Nguyễn Tuân nhìn sông Đà như một cố nhân với những cảnh quan hai bên bờ cực kì gợi cảm: lá non nhú trên những nương ngô, những con hươu “ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương” Dòng sông Đà như gợi những nỗi niềm sâu thẳm trong lịch sử đất Việt: Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích xưa. Người với cảnh có sự tương giao, hư thực đan xen: Tiếng còi, con hươu ngộ ngẩng đầu nhìn và hỏi ông khách sông Đà. Cảnh làm cho vị tình nhân non nước sông Đà xúc động trong thực và mơ.

Nguyễn Tuân say mê miêu tả dòng sông với tất cả sự tinh tế của cảm xúc, và bằng một tình yêu thiết tha. Lòng ngưỡng mộ, trân trọng, nâng niu tự hào về một dòng sông đã tạo nên những trang văn đẹp hiếm có. Nghệ thuật của ngòi bút lãng mạn tài hoa, tinh tế. Nhà văn đã trải lòng mình với dòng sông, hóa thân vào nó để lắng nghe nhịp sống cuộc đời mới, để nhớ, để thương cho dòng sông, cho quê hương đất nước.

Tác phẩm là một áng văn tiêu biểu của Nguyễn Tuân. Qua ngòi bút tài tình của ông, dòng sông Đà hiện lên mang vẻ đẹp thơ mộng trữ tình vô cùng đáng yêu, dịu dàng và cũng rất xinh đẹp. Tác phẩm đã góp phần làm cho kho tàng văn học Việt Nam thêm giàu đẹp, phong phú hơn và để lại nhiều giá trị, bài học cho thế hệ mai sau.

Tả Dòng Sông Đà Hay Nhất

Quê em ở nông thôn, hoàn cảnh gia đình tôi laị khó khăn nên tôi chưa được đi thăm các cảnh đẹp trong tỉnh và ở những nơi khác trên đất nước Việt Nam. Tôi mới chỉ được biết những cảnh đẹp đó qua tranh, ảnh và trên ti vi thôi. Mặc dù quê em không có những cảnh đẹp nên thơ, nổi tiếng nhưng tôi vẫn yêu tha thiết quê mình, yêu cánh đồng bát ngát lúa vàng, yêu những ngọn núi uy nghi xa thẳm, yêu những rặng cây xanh um tỏa bóng mát. Và tôi yêu, yêu lắm, yêu vô cùng dòng sông quê hương.

Con sông nhỏ chảy qua quê em quanh co uốn lượn. Mùa mưa, sông ngập nước, nước sông chở nặng phù sa bồi đắp cho đồng ruộng thêm màu mỡ. Mặt sông rộng gấp hai, ba lần mùa khô. Nước sông dâng lên cao ngập hết cả những rặng bạch đàn, rặng điên điển. Hai bên bờ sông vàng rực những bông điên điển, chúng cứ rung rinh, rung rinh như muôn ngàn cánh bướm nhỏ trông thật vui mắt. Tuy nước sông dâng cao nhưng dòng sông vẫn êm ả, nước không chảy xiết. Chỉ có những khi gió lớn, sóng mới vỗ vào bờ ì ùm như sóng biển. Mùa khô, nước sông xuống thấp nhưng nước vẫn lên xuống đều đặn theo thủy triều. Hai bên bờ sông xanh mướt những thảm lúa. Chiều chiều, bọn trẻ chúng tôi vẫn tụm năm, tụm ba tắm sông, bơi lội thỏa thích. Chúng tôi đập nước văng tung tóe, rồi lặn hụp đỏ cả mắt vẫn chưa chịu lên. Có khi mãi tắm, mẹ gọi không nghe, khi biết được thì đã thấy mẹ cầm roi đứng trên bờ chờ sẵn.

Con sông đã gắn bó thân thiết với người dân quê tôi. Sông cung cấp nước tưới cho đồng ruộng quê tôi xanh bát ngát, lúa trĩu bông. Dòng sông còn vỗ về, ôm ấp lũ trẻ chúng tôi lớn lên. Sáng sáng, chúng tôi chèo xuồng qua sông đi học. Mùa mưa, chúng tôi chèo xuồng đi bẻ cà na, đi hái bông điên điển về nấu canh chua. Biết bao nhiêu kỉ niệm của chúng tôi đã diễn ra trên con sông quê hương.

Con sông có ích với người dân quê em như vậy. Nhưng sao một số người dân vẫn vô tư đổ rác, thải phân trâu, bò, heo,…ra sông. Họ có biết rằng nước họ ăn uống, tắm rửa hằng ngày vẫn lấy từ sông không nhỉ? Nếu nước sông bị ô nhiễm thì sức khỏe của người dân sẽ ra sao? Em mong sao mỗi người dân quê em phải có ý thức bảo vệ con sông để nước sông luôn được trong sạch, để lũ trẻ chúng em được vẫy vùng tắm mát mà không sợ bị đau mắt, bị ngứa da. Em và các bạn cùng cố gắng bảo vệ con sông nhé!

Tả Sông Đà Ngắn Dài Nhất

Quê hương thân yêu đã gắn liền với em từ lúc tôi mới sinh ra đến tận bây giờ, mười một năm, một thời gian dài đối với tôi. Nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong tuổi thơ của tôi. Từ những cánh đồng mùa thu vàng óng nhưng cây lúa trưởng thành, đến bờ đê xanh mướt cỏ kia, bao nhiêu bạn bè, bao nhiêu người thân. Và trong tôi con sông Đà quê hương vẫn là nơi để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc nhất.

Con sông Đà chảy qua quê hương tôi như một dải lụa đào vắt ngang qua tấm áo màu xanh của đồng bằng Bắc Bộ.

Những buổi sáng mùa hè đẹp trời, con sông Đà mới nhộn nhịp làm sao. Từng đoàn thuyền đánh cá giong buồm thả lưới trắng xóa cả mặt sông. Tiếng hò tiếng hét vang lên. Hai bên bờ, trên lá cỏ non còn đọng lại những hạt sương như những hạt ngọc nhỏ xíu long lanh. Con sông đi hiền hòa như để người ta có đủ thời gian ngắm nhìn nó. Nó phản chiếu từng bụi cây và cả những chú chim non đang cất tiếng hót trên bầu trời mùa hè trong xanh và sâu thẳm. Mặt trời đã nhô lên cao như trao lại sức sống cho muôn loài. Chiếu những tia nắng chói chang xuống mặt sông khiến cho nó lung linh như dát vàng.

Vào mỗi buổi trưa, chúng em lại í ới gọi nhau đi tắm sông. Từng đứa nhảy xuống khiến nước bắn tung tóe. Chúng tôi té nước vào nhau rồi cười ầm lên phá vỡ khoảng không gian yên tĩnh của trưa mùa hè nóng bức và oi ả, dòng sông vỗ những cơn sóng vào chúng tôi như muốn cùng chơi đùa, nó hiền hòa ôm ấp chúng tôi vào lòng như 1 người mẹ ôm đứa con mình vào lòng vậy. Vào những buổi tối sáng trăng chúng tôi thường mang xuồng ra đây để câu cá. Câu cá chán chúng tôi nằm lăn ra hát và ngâm thơ cho nhau nghe sóng vỗ vào cạnh xuồng như hát cho chúng tôi nghe ru cho chúng em ngủ. Cuối cùng cả bọn ngủ đi lúc nào không biết.

Yêu biết mấy dòng sông Đà quê em, nó thật đẹp và huyền ảo làm sao. Sông Đà ơi! Sông hãy đưa nước về nuôi sống cho những cánh đồng bốn mùa tươi tốt. Sông hãy đưa cá về nuôi sống những người dân hiền lành chất phác. Ôi dòng sông Đà đã ôm ấp bao kỉ niệm, bao khát khao của những tâm hồn bé bỏng!

Tả Về Con Sông Đà Ngắn Gọn Nhất

Tuổi thơ ai cũng được đắm mình với lời du ngọt ngào của mẹ, được vui chơi trong thế giới cổ tích đầy mầu sắc của bà, được thả hồn vào tiếng sao vi vu, câu hò trong veo ven sông và dòng sông Đà quê nơi ấp ủ bao kỷ niệm êm đềm.

Dòng sông Đà rộng mênh mông, uốn khúc như một chú trăn xanh lớn cuồn cuộn đỏ ra biển cả. Nước sông xanh mát lành gợn sóng lăn tăn. Buổi sớm mai, ông mắt trời chiếu những tia nắng hồng yếu ớt xuống mặt sông. Mặt nước óng ánh, lấp lánh tưởng như dòng sông mặc chiếc áo lụa đào. Trưa xuống, ánh nắng trở lên chói chang, gay gắt. Dòng sông như đổ lửa, dòng lửa cuồn cuộn chảy ấp vào những rặng tre ven bờ.

Chiều chiều mặt sông xanh biếc, gợn sóng lăn tăn. Lũ trẻ chúng tôi nhảy xuống tắm, đùa nghịch, vùng vẫy. Khi màn đêm buông xuống, chúng tôi chèo thuyền ra giữa sông ngắm trăng. Ánh trăng lung linh soi sáng xuống dòng sông. Sóng lăn tăn đập vào mạn thuyền như ru chúng tôi ngủ.

Sông luôn là nỗi nhớ niềm thương của những người xa quê. Con sông Đà yêu thương con sông thân thiện biết bao. Dù sau này có đi đâu, em luôn nhớ về quê, nhớ về dòng sông tuổi thơ nơi in dấu bao kỷ niệm.

Đọc thêm bài ❤️️Nhận Định Về Người Lái Đò Sông Đà❤️️ Hay Nhất

Tả Người Lái Đò Sông Đà Sinh Động

“Người lái đò sông Đà là bài bút kí được trích ra từ tập “Sông Đà” rất nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Tuân. Đây là kết quả của chuyến đi thực tế lên Tây Bắc của nhà văn để tìm kiếm “thứ vàng mười” trong thiên nhiên và con người. Trong bài kí, nhà văn đã miêu tả hình ảnh sông Đà với nét tính cách hung bạo, dữ dội hiếm thấy, khác hẳn so với những dòng sông khác.

Ngay từ lời đề từ, Nguyễn Tuân đã trích thơ của Nguyễn Quang Bích để giới thiệu về sông Đà “Chúng thủy giai đông tẩu – Đà giang độc bắc lưu”. Hai câu thơ này có nghĩa là tất cả mọi dòng sông đều chảy về hướng đông, chỉ có riêng sông Đà thì chảy về hướng bắc. Qua lời nhận xét đó, ta thấy được phần nào nét độc đáo, khác lạ riêng biệt của sông Đà. Đây không phải là một dòng sông hiền hòa như những dòng sông khác mà có hướng chảy bất thường, không chịu uốn mình theo quy luật. Lời đề từ này có lẽ cũng đã báo hiệu cho người đọc biết về tính cách hung dữ, bạo ngược của sông Đà. 

Ngay ở những dòng văn đầu tiên, Nguyễn Tuân đã khẳng định sông Đà có cái hùng vĩ. Đó là do vách đá hai bên bờ sông cao khiến nhà văn có những cảm giác rợn ngợp. Ông đã cảm nhận điều ấy bằng cả thị giác và xúc giác. Khi nhìn hai bên đá dựng thành vách, hiểm trở, cao vút như thành quách, lòng sông bỗng trở nên cao và sâu hơn bình thường rất nhiều. Lòng sông cũng hẹp, đôi bờ xích lại gần nhau và đá thì “Chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu”.

Lối so sánh, ẩn dụ, liên tưởng độc đáo gợi tả độ hẹp đến nghẹt thở của lòng sông, độ cao hun hút, thăm thẳm của vách đá khiến con người cảm thấy sợ hãi trước những thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ. Khúc sông này cũng lạnh, cái lạnh giữa mùa hè khiến nhà văn cảm thấy như bản thân đang bị đe dọa bởi thế lực không tên. Không khí lạnh lẽo âm u càng khiến cho sông Đà trở nên bí hiểm hơn bao giờ hết. 

Đoạn mặt ghềnh Hát Loóng “dài hàng cây số, nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm”. Đọc câu văn, ta thấy được kết cấu trùng điệp, các thanh sắc được sử dụng liên tiếp kết hợp với động từ “xô” được điệp lại trong cả ba vế câu giúp người đọc cảm nhận được từng chuyển động của dòng sông. Sóng to, gió lớn như chồm lên, gối vào nhau cuốn lấy hết thảy mọi thứ trên mặt sông rồi dìm xuống đáy. Sức mạnh khủng khiếp ấy vẫn “gùn ghè suốt năm”, chỉ cần người lái đò khinh suất tay lái một chút thôi cũng sẽ vồ lấy, nuốt chửng lấy cả thuyền lẫn người. Đây có lẽ là khúc sông nguy hiểm nhất đối với bất cứ người lái đò nào qua đây. 

Đến đoạn Tà Mường Vát, nhà văn sử dụng biện pháp so sánh để miêu tả những cái hút nước “giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu” cứ xoay tít tận đáy. Lại thêm liên tưởng so sánh việc đi thuyền qua dòng sông quãng này như đi trên quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực. Nếu không vững tay lái thuyền sẽ bị hút vào những cái hút nước và “trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới”. Những liên tưởng, so sánh này khiến cho người đọc hình dung rất rõ về sự hiểm nguy, rủi ro khi phiêu lưu trên sông Đà. Từ đó, tô đậm thêm sức mạnh hùng vĩ, ghê rợn của Đà giang. 

Không chỉ những khúc sông có địa thế hiểm trở, nguy hiểm mà tiếng thác nước sông Đà phát ra cũng phải khiến người ta kinh sợ. Âm thanh ấy được tác giả so sánh như “oán trách”, “van xin”, “khiêu khích”, “gằn”, “chế nhạo”, “Rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lên giữa rừng vầu, tre, nứa đang nổ lửa…”. Nó mang đến cho con người cảm giác sợ hãi, lo lắng không biết nó phát ra từ đâu hay báo hiệu điều gì. Những sự so sánh “lửa” với nước, “rừng” và thác cũng giúp nhà văn khắc sâu vào tâm trí người đọc cái dữ dội của nơi đây. Đứng trước thiên nhiên, con người thật nhỏ bé và bất lực . Âm thanh thác nước chảy như càng tô đậm vẻ hùng tráng, trắc trở khôn lường của dòng sông. 

Ải cuối cùng của khúc sông dữ dội chính là những hòn đá đã mai phục từ ngàn năm trước. Thác đá đã bày ra thạch trận, giao việc cho mỗi hòn đá như giao nhiệm vụ cho các tướng sĩ trước giờ xuất quân. Đặc biệt hơn, nó đã bố trí những “trùng vi thạch trận” như trận đồ bát quái. Có đến ba cửa ải đá cần phải qua. Ở đây, tác giả đã liên tưởng từng trận chiến như những cuộc đấu bóng hay những trận đánh thực sự.

Nguyễn Tuân sử dụng rất nhiều từ ngữ thuộc nhiều chuyên ngành thể thao, quân sự, võ thuật như “hàng tiền vệ”, “nhiệm vụ của những boongke chìm và pháo đài đá nổi ở tuyến ba”, “reo hò làm thanh viện”,… để miêu tả trận chiến giữa ông lái đò và thạch trận. Những hòn đá được nhân hóa như có linh hồn, biết đánh đấm, có ý nghĩ nham hiểm , độc ác, thác nước biết cổ vũ,… Trận chiến được miêu tả tỉ mỉ từng chút một khiến người đọc không thể rời mắt ra được. Tất cả đều nhằm khắc họa một sông Đà dữ dội, nham hiểm, hung bạo. 

Trong đoạn kí này, Nguyễn Tuân đã thể hiện lối viết tài hoa, uyên bác của mình khi những thủ pháp so sánh, nhân hóa được ông cài cắm hết sức khéo léo, tinh tế. Những liên tưởng, tưởng tượng của nhà văn cũng đầy ấn tượng, độc đáo mới mẻ. Ông là người học rộng hiểu nhiều nên những tri thức, thuật ngữ của các lĩnh vực khác nhau cũng được ông đưa vào hết sức tài tình, hợp lí. Những câu văn có độ dài ngắn khác nhau, kết cấu câu văn trùng điệp càng làm tăng sức gợi sự hiểm nguy, khôn lường của thác nước sông Đà.

Với ngòi bút đầy tài hoa và uyên bác của mình, Nguyễn Tuân đã khéo léo mang đến cho người đọc thấy nét tính cách ngang ngược, hung hăng, dữ dội của sông Đà. Chỉ một đoạn sông ngắn ngủi mà qua lời văn của ông, người đọc như đang chứng kiến một bộ phim tài liệu có hình ảnh sắc nét và chân thực. Từ đó, ta thấy được tình yêu thiên nhiên đất nước của tác giả. Phải thật sự muốn tận hưởng cái hùng vĩ của non sông thì mới có thể viết ra những lời văn đầy tinh tế như Nguyễn Tuân. 

Quà nhận ngay 👉 Acc VIP Miễn Phí (Nhận Nick Game NGON Free MỚI NHẤT

Bài Văn Tả Sông Đà Lớp 5 Đơn Giản

Em sinh ra và lớn lên bên dòng sông Đà nổi tiếng. Vì thế sông Đà gắn bó thân thiết với tuổi thơ của tôi. Dòng sông uốn lượn quanh co, chảy qua những triền núi, những bãi mía, nương ngô… rồi hòa nhập với những con sông khác đổ ra biển cả mênh mông.

Các cụ già thường kể sông Đà là con sông hung dữ. Trước đây, hàng năm vào mùa lũ, nó cuốn phăng, nhận chìm tất cả những gì trên đường đi của nó. Những thác nước sôi réo ào ào đổ về từ thượng nguồn, chảy cuồn cuộn, sủi bọt đục ngầu, có sức tàn phá thật đáng sợ. Sông Đà trở thành mối lo thường xuyên của những người dân sống hai bên bờ. Bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, sông Đà chảy vào Việt Nam, dồn phù sa cho sông Hồng, bồi đắp nên đồng bằng Bắc Bộ phì nhiêu. Em thật sự yêu mến sông Đà vào mùa nước cạn. Khi ấy, nước trong vắt, có thể nhìn thấy từng đàn cá lội, từng hòn đá, hòn cuội dưới đáy sông.

Chiều chiều chúng em ra sông bơi lội và nô giỡn. Giữa lòng sông, những dải cát dài nối tiếp nhau. Từng đoàn thuyền của dân, kéo ra đây lấy cát. Có hôm nước cạn, chúng tôi xắn quần lội ra, sục chân thật sâu vào cát vàng óng ánh với niềm thích thú khó tả. Dưới ánh nắng trưa, dòng sông lấp lánh như bạc. Muôn ngàn tia nắng nhảy nhót đùa nghịch trên mặt sông như trẻ nhỏ. Phía thượng nguồn thấp thoáng dăm chiếc thuyền đánh cá, tiếng gõ mái chèo đuổi cá dồn dập vang lên giữa khung cảnh tĩnh mịch của trưa hè.

Chiều đến, mặt sông như thẫm lại. Mặt trời đã khuất sau rặng núi xa xa, những đám mây trắng lang thang vẫn tiếp tục du ngoạn về tận phương nào. Khói lam chiều vấn vít tỏa lan từ các mái bếp ven sồng. Tất cả tạo nên một bức tranh tuyệt mĩ.

Mấy năm trở lại dây, sông Đà không còn hung hãn nữa. Bố mẹ tôi cùng hàng triệu người đã bắt tay vào công việc trị thủy sông Đà, biến nó thành dòng sông làm ra ánh sáng. Đứng trên mạch đập nước khổng lồ, tôi không còn nhận ra hình dáng thân thiết của dòng sông ngày nào. Dòng sông đã bị chặn đứng, dồn lại thành một hồ nước mênh mồng như biển. Phía chân dập, chỗ cửa xả lũ, nước xô xuống thành một dòng thác trắng xóa, réo ào ào. Từ nay, sông Đà phục vụ đắc lực cho nhà máy thủy điện lớn nhất nước ta. Những mùa nước lũ khủng khiếp sẽ mãi mãi đi vào quá khứ.

Giờ đây, sông Đà được cả nước biết đến vì nó đã trở thành dòng sông ánh sáng, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng Tổ quốc ngày càng giàu mạnh, phồn vinh. Những hình ảnh dòng sông nước trong veo mùa cạn với đồi cát vàng lấp lánh dưới ánh nắng trưa vẫn mãi mãi in dậm trong trí em.

Mời xem đoạn văn mẫu ❤️️Tả Dòng Sông Châu Giang❤️️ Hay Nhất

Bài Văn Tả Sông Đà Lớp 5 Dài Hay Nhất

Tuổi thơ em gắn liền với vẻ đẹp của con sông Đà quê hương êm đềm và mát dịu, con sông quanh co, uốn lượn như dải lụa xanh quàng lên tấm áo màu mỡ của quê em. Nó thể hiện sức sống mãnh liệt và sự tươi trẻ của làng quê nơi em sinh ra và lớn lên.

Buổi sớm, sương mù giăng giăng trên mặt nước làm dòng sông trở nên huyền ảo như đang ngủ trong tấm chăn sương êm ấm. Bờ dâu, bãi mía bên kia sông thấp thoáng, ẩn hiện như một vệt khói xanh, dài tít tắp. Dãy thuyền chài đã bập bùng ánh lửa làm tôn thêm vẻ mờ ảo của dòng sông.

Ông mặt trời thức dậy, phá tan màn sương sớm bằng những tia nắng sắc nhọn. Dòng sông Đà bừng tỉnh. Nó đã thay thế chiếc áo ngủ bằng chiếc áo khoác màu hồng đào lấp lánh kim tuyến. Những chiếc thuyền đánh cá đã buông chèo, khua nước làm dòng sông càng trở nên nhộn nhịp.

Buổi trưa, dòng sông im lặng hẳn, chỉ còn nghe tiếng “cạch, cạch” của người nào đi thuyền về muộn. Mọi vật như đều nghỉ ngơi trong tiếng ru trầm ấm của gió.

Chiều tà, ánh hoàng hôn đỏ sẫm chiếu xuống mặt sông. Trẻ con rủ nhau ra tắm. Chung té nước vào nhau cười nắc nẻ và lặn ngụp như những con rái cá thực thụ. Sông ôm lấy những đứa trẻ nghịch ngợm và hồn nhiên vào lòng bằng những con sóng nhè nhẹ. Em thì thích nhất khi được bắt dế bên bờ sông hay mua ngô nướng ở chân đê.

Em yêu con sông Đà cũng như yêu kỷ niệm của tuổi thơ. Nó đã vun đắp cho tình yêu quê hương, đất nước của em thêm rộng lớn. Em hứa sẽ học tốt để sau này góp phần xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp, văn minh hơn.

Bài Văn Tả Sông Đà Lớp 5 Chi Tiết Nhất

“Quê hương ai cũng có một dòng sông bên nhà. Con sông quê gắn bó với tuổi thơ đời tôi… “. Đó là lời một bài hát rất hay. Đúng vậy quê hương em cũng có một dòng sông hiền hoà và thơ mộng. Mỗi khi nhắc đến con sông quê hương, lòng em lại xốn xang một tình yêu quê hương tha thiết.

Con sông như một dải lụa trắng mềm mại vắt qua cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Dòng sông Đà như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đổ bóng mát rượi xuống đôi bờ.

Những buổi trưa hè nắng đổ xuống mặt sông lấp loá. Dòng sông Đà lúc đó như một tấm gương dài phẳng lặng soi bóng mây trời. Trên mặt sông, một vài chiếc thuyền lá tre tí hon bồng bềnh trôi đi mãi theo dòng nước trong xanh. Thỉnh thoảng lại có một chú bói cá lông xanh biếc hay một chú cò trắng như vôi đậu trên cành tre, mắt lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Có những trưa, lũ trẻ chúng tôi rủ nhau ra sông tắm. Chúng tôi bơi lội, quẫy tòm tõm làm nước bắn tung toé khiến lũ chim cũng phải thảng thốt giật mình, vỗ cánh bay đi.

Sông như người mẹ hiền ôm ấp, vuốt ve những đứa trẻ chúng tôi. Sông Đà còn như người bạn tâm tình của tôi. Mỗi buổi chiều khi hoàng hôn buông xuống mặt sông lại nhuốm màu hồng rực. Đây đó, dưới lòng sông lại vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả một khúc sông. Buổi tối, khi ông trăng tròn vắt ngang qua ngọn tre, soi bóng xuống mặt sông lấp lánh. Mặt sông lại lung linh như được dát vàng, dát bạc. Thật là đẹp!

Con sông Đà quê hương từ bao đời nay gắn bó với mỗi người dân quê em. Sông mang dòng nước ngọt lành làm xanh mát những ruộng lúa, hàng cây và làm cho quê hương em thêm giàu đẹp. Em mong ước con sông quê em vẫn mãi giữ được vẻ đẹp như ngày nào. Để sau này, khi em lớn lên, hình ảnh con sông quê yêu dấu, đẹp đẽ còn in mãi trong tâm trí em.

Bài Văn Tả Sông Đà Lớp 5 Đặc Sắc

Tuổi thơ của em gắn liền với những cảnh đẹp của quê hương. Đó là những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay hay con đường quen thuộc in dấu chân quen…. nhưng gần gũi và thân thiết nhất vẫn là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè.

Con sông là một nhánh của sông Đà. Nó chảy qua bao nhiêu xóm làng, qua những cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Con sông như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đỏ bóng mát rượi xuống đôi bờ.

Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.

Em yêu dòng sông Đà như yêu người mẹ hiền. Sau này dù thời gian có làm phai mờ những kỉ niệm thời thơ ấu nhưng hình ảnh dòng sông Đà quê hương mãi mãi in sâu trong tâm trí em.

Bài Văn Tả Sông Đà Lớp 5 Siêu Ngắn

Em sinh ra và lớn lên bên bờ sông Đà hiền hòa, thơ mộng. Con sông đã gắn liền với tuổi thơ của em và là nơi lưu giữ biết bao nhiêu kỉ niệm êm đẹp.

Sông Đà quê em chính là phụ lưu lớn nhất của sông Hồng. Nhà em nằm ở bên bờ phải của sông. Vào mỗi buổi chiều cuối tuần, lũ trẻ chúng em lại cùng nhau đi bộ lên bờ sông hóng mát. Ngắm nhìn dòng nước trong xanh đang chảy, em lại thấy yêu mến quê hương mình nhiều hơn. Chao ôi! Dòng sông quê em mới hiền hòa làm sao. Nó đã đi vào trong những bài hát, những áng thơ văn của những người nghệ sĩ tài hoa.

Trên dòng sông ấy, người ta xây một đập thủy điện lớn nhất Đông Nam Á. Đó là đập thủy điện Hòa Bình. Một điểm đặc biệt hơn là sông Đà chảy ngay dưới dân của đồi Ông Tượng. Trên đỉnh đồi ấy, người ta xây tượng Bác Hồ vĩ đại. Bác đang đứng chỉ tay về phía dòng sông. Nơi đây đã trở thành khu du lịch nổi tiếng của thành phố. Là nơi mà rất nhiều du khách muốn ghé chân.

Em thích nhất là những ngày đập mở cửa xả lũ. Mỗi một cửa xả mở là nước ào ra tung lên trời những bọt nước trắng xóa. Cảm giác những bụi nước tạt vào mặt vừa mát lạnh lại vừa thú vị. Tuy nhiên, để cho an toàn, chúng em chỉ được đứng nhìn từ xa mà thôi. Những ngày như vậy, mặt sông dường như ồn ào và giữ tợn hơn.

Sau này dù có lớn lên và đi muôn nơi nhưng những hình ảnh về dòng sông Đà vẫn sẽ luôn ở trong tâm trí em.

Tuyển tập văn mẫu ❤️️Tả Dòng Sông, Tả Cảnh Sông Nước❤️️ Hay Nhất

Viết một bình luận