Nhận Định Về Người Lái Đò Sông Đà ❤️ 21+ Nhận Xét, Lời Bình ✅ Đọc Thêm Những Nhận Định Hay Về Tùy Bút Người Lái Đò Sông Đà.
Vài Nét Về Tác Phẩm Người Lái Đò Sông Đà
Cùng SCR.VN tìm hiểu đôi nét về tác phẩm tùy bút “Người lái đò sông Đà” – một trong những tác phẩm đặc sắc nhất của nhà văn Nguyễn Tuân nhé!
1. Hoàn cảnh sáng tác:
- Tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” được in trong tập tuỳ bút “Sông Đà” (1960), gồm 15 bài tuỳ bút và một bài thơ ở dạng phác thảo. Tác phẩm được viết trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
- Đó là kết quả của chuyến đi thực tế của nhà văn đến Tây Bắc trong kháng chiến chống Pháp, đặc biệt là chuyến đi thực tế năm 1958. Nguyễn Tuân đến với nhiều vùng đất khác nhau, sống với bộ đội, công nhân và đồng bào các dân tộc. Thực tiễn xây dựng cuộc sống mới ở vùng cao đã đem đến cho nhà văn nguồn cảm hứng sáng tạo.
2. Bố cục:
- Phần 1 (từ đầu đến “cái gậy đánh phèn”): Vẻ hung dữ của con sông Đà.
- Phần 2 (tiếp đó đến “dòng nước sông Đà”): Cuộc sống của con người trên sông Đà và hình ảnh người lái đò sông Đà.
- Phần 3 (còn lại): vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của sông Đà.
3. Tóm tắt tác phẩm:
Thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ được tô điểm bằng con sông Đà vừa dữ dội, hung tợn và đôi khi lại thật nhẹ nhàng, yêu kiều và thơ mộng như một người con gái. Con sông Đà hung bạo và hùng vĩ hình ảnh đá “dựng vách thành”, lòng sông thắt lại như yếu hầu, vô số những điểm “hút nước” vô cùng nguy hiểm như thách thức cho thuyền bè mỗi lần ngang qua. Chỉ cần di chuyển một quãng đường sẽ thấy vô số những thách thức lớn như: đá nổi, đá chìm, sóng thác.. sẵn sàng cản bước những con thuyền và thách đấu với tài nghệ của người lái.
Nhưng ẩn chứa sâu bên trong sự dữ tợn, hiểm nguy đó là hình ảnh con sông Đà mang vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình nhất là nhìn từ xa dòng sông như mái tóc một người con gái, trong năm còn sống có nhiều sự thay đổi theo mùa, mỗi mùa lại có những vẻ đẹp riêng biệt và độc đáo.
Trên nền thiên nhiên rộng lớn hình tượng người lái đò người dân lao động với đặc trưng thân hình cao to, nước da rám nắng, thông thạo trong nghề nghiệp của mình. Người lái đò nắm chắc các qui luật dòng thác, từng vách đá, luồng nước, cửa sinh, cửa tử.
Ta có thể thấy được hình ảnh của những người lao động giàu kinh nghiệm trong nghề nghiệp và sự dũng cảm, gan dạ, những người lái đò là những con người tài hoa, khiêm tốn trong cuộc sống, họ giúp những con thuyền vượt qua khó khăn từ thiên nhiên và về bến an toàn.
4. Giá trị nội dung:
- Người lái đò sông Đà là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng vừa trữ tình thơ mộng của thiên nhiên và nhất là của con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc.
- Tác phẩm còn cho thấy công phu lao động nghệ thuật khó nhọc cùng sự tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân trong việc dùng chữ nghĩa để tái tạo những kì quan của tạo hóa và những kì tích lao động của con người.
5. Giá trị nghệ thuật:
- Tùy bút pha bút kí, kết cấu linh hoạt, vận dụng được nhiều tri thức văn hóa và nghệ thuật vào trong tác phẩm.
- Nhân vật mang phong thái đời thường, giản dị.
- Bút pháp: kết hợp hài hào giữa hiện thực và lãng mạn.
- Ngôn ngữ hiện đại kết hợp với ngôn ngữ cổ xưa.
- Sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật độc đáo: liên tưởng, tưởng tượng thú vị; so sánh nhân hóa quái dị, mới lạ…
Mời bạn xem thêm 🌸 Liên Hệ Người Lái Đò Sông Đà 🌸 đặc sắc!
Những Nhận Định Về Người Lái Đò Sông Đà Hay Nhất
Chia sẻ đến bạn những nhận định của các nhà phê bình văn học về tác phẩm “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân.
Lý Luận Văn Học Về Người Lái Đò Sông Đà Của Phan Huy Đông
Đọc Người lái đò sông Đà, chúng ta hiểu rất rõ về sự tự do của người tài hoa, sáng tạo trong một tác phẩm với một loạt nghệ thuật ngôn từ được sử dụng. Có lúc căng thẳng, có lúc mềm mại, có lúc nghiêm nghị, có lúc hồn nhiên như trẻ thơ, trang văn, câu văn của Nguyễn Tuân mang hơi thở ấm áp của cuộc sống vốn phức tạp, phong phú và đa dạng. Lòng tự trọng sâu sắc về tài năng của bản thân không phải là một biểu hiện tiêu cực mà ngược lại, nó giải phóng nguồn năng lượng rất cần thiết để nhà văn sáng tạo nên những tác phẩm lớn.
Phê Bình Văn Học Về Người Lái Đò Sông Đà Của Nguyễn Đăng Mạnh
Đó là tác phẩm tiêu biểu của thời kỳ sáng tác của Nguyễn Tuân sau Cách mạng tháng Tám. “Nó nói rằng cây bút đã đạt đến một sự trưởng thành mới về tư tưởng và nghệ thuật.”
Nguyễn Tuân đã sáng tạo ra một con sông Đà không phải là thiên nhiên vô tri, vô giác mà là một sinh thể có hoạt động, có tính cách, cá tính, có tâm trạng hẳn hoi và khá phức tạp. Nó có hai nét tính cách cơ bản đối lập nhau như tác giả đã nói – “hung bạo và trữ tình”.
“Qua bài tùy bút, đặc biệt là qua đoạn tả cuộc vượt thác của ông lái đò, Nguyễn Tuân muốn nói với ta rằng: Chủ nghĩa anh hùng đâu chỉ có ở nơi chiến trường. Nó ở ngay trong cuộc sống của nhân dân ta hằng ngày phải vật lộn với thiên nhiên vì miếng cơm manh áo. Và trí dũng tài ba không phải tìm ở đâu đâu, mà ở ngay những người dân lao động bình thường kia. Cuộc đời ông lái đò vô danh nơi ngọn thác hoang vu khuất nẻo kia là cả một thiên anh hùng ca, là cả một pho nghệ thuật tuyệt vời”
Nhận Xét Về Người Lái Đò Sông Đà Của Trương Chinh
Đọc “Sông Đà” của Nguyễn Tuân, tôi cảm thấy khó lòng nói hết được tình người, chất thơ và sự sống bao hầm trong bấy nhiêu trang giấy.
Nhận Xét Về Người Lái Đò Sông Đà Của Phan Thị Nhài
Đọc “Sông Đà” tấy trữ lượng cái đẹp – chất vàng mười của đất nước và con người Việt Nam trong cuộc sống quả là nhiều vô kể.
Nhận Xét Về Nghệ Thuật Người Lái Đò Sông Đà Của Vũ Ngọc Phan
Tác phẩm gần đạt đến độ “toàn thiện toàn mỹ” ấy góp phần đưa nghệ thuật văn xuôi Việt Nam phát triển thêm một bước mới trên con đường hiện đại hóa.
Lời Bình Về Người Lái Đò Sông Đà Đỗ Kim Hồi
“Và từ ấy đến nay, cho dù đã có biết bao người khác, vẽ và kể chuyện về sông Đà, làm thơ và ca hát với sông Đà thì có lẽ vẫn chưa ai vượt hơn được Nguyễn Tuân trong việc biến vùng sông nước ấy thành nghệ thuật, thành một gợi cảm mênh mông”
Đọc thêm 🌸 Nhận Định Về Nguyễn Tuân Từ Các Nhà Phê Bình 🌸 hay nhất!
Lời Bình Về Người Lái Đò Sông Đà Của Dương Lê
Cảnh vật và con người Tây Bắc đã có một sức hấp dẫn cuốn hút đặc biệt đối với Nguyễn Tuân. Ông say mê trước vẻ đẹp thơ mộng trữ tình và cả cái hoang sơ dữ dội của thiên nhiên Tây Bắc. Nhưng đề cập đến vẻ đẹp của lòng người, tình người. Trong tùy bút Người lái đò sông Đà Nguyễn Tuân đã tự nhận mình là người “đi tìm thứ vàng của màu sắc sông núi Tây Bắc”. Nhất là thứ vàng mười mang sẵn trong tâm trí mỗi con người ngày nay đang nhiệt tình gắn bó với Tây Bắc thêm sáng sủa, tươi vui và thêm bền vững
Nguyễn Đăng Mạnh Nhận Định Văn Học Về Người Lái Đò Sông Đà
Đọc ”Sông Đà” bạn sẽ thấy đất nước ta thật giàu đẹp. Nói riêng Than Uyên đã có mỏ xi măng tự nhiên, mỏ thạch anh để làm thủy tinh và sứ óng ánh, mỏ lộ thiên, pha lê, đồng, chì… Tây Bắc cảnh đẹp, cảm hứng nổi khắp nơi giống như họa sĩ muốn nối giá vẽ để vẽ. Núi rộng như biển, sông trắng như súc lụa tung trai ra, những cánh đồng lúa chín vàng nâu, những đám mây trắng bồng bềnh như thêu dệt…,
Nhưng “Sông Đà” không chỉ nói vẻ đẹp thiên nhiên mà còn đi tìm vẻ đẹp của lòng người. Ông gọi đó là chất vàng mười của tâm hồn con người Tây Bắc. Ông ngược dòng lịch sử tìm chất vàng đó ở những chiến sĩ cách mạng kiên cường đã theo gương bất khuất ở nhà tù Sơn La, ở những cán bộ hoạt động bí mật hồi Tây Bắc bị giặc chiếm đóng, đã vượt qua những thử thách khủng khiếp để gây cơ sở cách mạng, ở những chiến sĩ quân đội, những anh chị em dân công hồn tiến quân vào.
(Nguyễn Đăng Mạnh -‘’Sông Đà” Trích “Nhà văn Tư tưởng và phong cách” NXB Văn học -1983)
Nhận Định Về Người Lái Đò Sông Đà Của Trịnh Thu Tuyết
Nguyễn Tuân yêu sông Đà một phần bởi sự khác biệt nó đem lại cho xúc cảm chính mình. Thạc sĩ Trịnh Thu Tuyết từng nhận xét đây “không chỉ là biểu hiện quen thuộc của một nhà văn thị tài, thích khoe tài hoa uyên bác mà còn là sự thiên vị của một niềm yêu!”.
Nguyễn Tuân Nhận Định Về Hình Tượng Người Lái Đò Sông Đà
“Làm cái nghề vận tải đường nước này thật là vất vả, người cứ đứng lên mà luôn tay luôn chân luôn mắt luôn gân và luôn tim nữa.
Trên bả vai người lái đò bầm lên một khoanh củ nâu. Cái đồng tiền tụ máu ấy là cái hình ảnh quý giá nhất của một thứ huân chương lao động siêu hạng cho người lái đò Sông Đà”.
Nhận Định Về Sông Đà Hung Bạo
Nguyễn Tuân đã có nhận xét rằng:
“Núi Tây Bắc cao một ngàn thước, hai ngàn thước và ngọn núi ba ngàn một trăm bốn mươi hai thước, đỉnh đá Phăng Tây Băng cao nhất Tổ quốc ta là mọc ở Tây Bắc. Nằm lọt giữa cái thảm đá cái giường đá vĩ đại Tây Bắc là con sông Đà .
Cuộc sống của người lái đò sông Đà quả là một cuộc chiến đấu hằng ngày với thiên nhiên, một thứ thiên nhiên Tây Bắc có nhiều lúc trông nó thành ra diện mạo và tâm địa của kẻ thù số một”.
Tìm hiểu về 🌸 Phong Cách Sáng Tác Của Nguyễn Tuân 🌸 thú vị!