7+ Bài Văn Tả Dòng Sông Kiến Giang Ngắn, Hay Nhất

Tổng hợp 7+ mẫu bài văn ngắn tả dòng sông Kiến Giang hay nhất giúp các em học sinh nắm vững được cách làm văn miêu tả.

Sông Kiến Giang ở đâu, có gì đặc biệt ?

Sông Kiến Giang là một trong hai phụ lưu lớn của sông Nhật Lệ, chảy qua huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam. Dòng sông này có chiều dài khoảng 58 km và nổi tiếng với điệu Hò khoan Lệ Thủy, một di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đặc điểm nổi bật của Sông Kiến Giang:

  • Lịch sử: Sông Kiến Giang chứng kiến sự sinh ra và lớn lên của nhiều nhân vật nổi tiếng như Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Tổng thống Việt Nam Cộng hoà Ngô Đình Diệm.
  • Lễ hội đua thuyền: Hàng năm vào ngày 2 tháng 9, sông Kiến Giang là địa điểm tổ chức lễ hội đua thuyền truyền thống, thu hút hàng vạn người tham gia và cổ vũ.
  • Vẻ đẹp thiên nhiên: Sông Kiến Giang được biết đến với vẻ đẹp êm đềm và hiền hòa, là nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm thơ ca và là điểm đến du lịch hấp dẫn.

Sông Kiến Giang không chỉ là một phần của hệ thống sông Mê Kông mà còn là niềm tự hào và biểu tượng của văn hóa Quảng Bình. Nếu có dịp ghé thăm, bạn sẽ được trải nghiệm không chỉ cảnh quan tuyệt vời mà còn cảm nhận được sự phong phú của văn hóa địa phương.

Xem thêm —> Thuyết Minh Về Quảng Bình

Hướng Dẫn Cách Tả Sông Kiến Giang

Chia sẻ đến bạn đọc một số gợi ý hữu ích về cách tả sông Kiến Giang đơn giản nhất.

  • Khi miêu tả về dòng sông, đầu tiên bạn cần nêu lên những điểm tổng quan, các điều riêng biệt mà chỉ dòng sông Kiến Giang mới có.
  • Tiếp đến, bước vào phần miêu tả chi tiết đó có thể là chiều rộng và chiều dài bằng số liệu cụ thể hoặc bằng cách so sánh với các thước đo quen thuộc. Hãy nêu rõ hình dạng của sông, ví dụ như liệu nó có uốn cong, có những khúc quanh, hay chảy thẳng. Diễn đạt về màu sắc của nước sông theo mùa hoặc dựa vào các thời điểm trong ngày mà so sánh sự khác biệt.
  • Điều làm cho bài văn tả thêm sinh động, bạn cần miêu tả những cảnh vật xung quanh hai bên bở sông: cây cối, cánh đồng, nhà cửa,…
  • Cuối cùng, nên tả cảm xúc và tình cảm của bạn đối với dòng sông. Nếu bạn có kỷ niệm đặc biệt hoặc mối liên quan cá nhân với nó, hãy chia sẻ để làm cho bài văn trở nên hấp dẫn và đầy cảm xúc.

Tặng bạn –> Ca Dao Tục Ngữ Về Quảng Bình

Dàn Ý Tả Sông Kiến Giang

Tiếp tục bài viết là mẫu dàn ý tả sông Kiến Giang ngắn gọn, hãy cùng tham khảo nhé!

I. Mở bài

  • Dòng sông em định tả có tên là gì? ở đâu? (Sông Kiến Giang, Lệ Thủy – Quảng Bình.)
  • Tại sao em lại chọn tả dòng sông ấy? (Sông gắn bó với tuổi thơ em.)

II. Thân bài:

– Miêu tả chung về dòng sông: Chiều dài, bề rộng, chiều sâu,…

– Miêu tả chi tiết dòng sông vào thời điểm trong ngày:

-> Buổi sớm:

  • Mặt sông phẳng lặng, thấp thoáng trong sương.
  • Bãi mía bờ dâu bên kia sông xanh mờ mờ.
  • Dãy thuyền chài neo sát bờ le lói ánh lửa nấu cơm sớm.
  • Tiếng người í ới, xôn xao chỗ bến đò ngang; tiếng mái chèo khua nước…
  • Nắng lên, mặt nước lấp lánh, đỏ đậm phù sa, cuồn cuộn trôi xuôi.
  • Hoạt động trên bến cảng tấp nập, nhộn nhịp…

-> Buổi chiều:

  • Người lớn, trẻ con xuống sông tắm mát.
  • Dòng sông như giang rộng vòng tay ôm tất cả vào lòng.
  • Trong ánh hoàng hôn, cảnh sông nước càng thêm thơ mộng.

III. Kết bài: Tình cảm của em dành cho con sông quê hương.

Tham khảo thêm 🍂 Dàn Ý Tả Dòng Sông 🍂 ngắn gọn

7+ Bài Văn Tả Dòng Sông Kiến Giang Hay Nhất

Tuyển tập 7+ bài văn tả dòng sông Kiến Giang hay nhất được SCR.VN biên soạn chi tiết nhất.

Tả Dòng Sông Kiến Giang Đơn Giản

Cuối làng em có một con sông nhỏ chảy qua. Nó là một nhánh của con sông Kiến Giang rộng lớn.

Con sông khá dài, chảy từ bên hông đến tận cuối làng. Sông không quá sâu, chỗ sâu nhất cũng chỉ chừng gần 2m. Bề ngang của sông thì chừng 7m đến 8m. Hai bên bờ sông là những hàng dừa thấp bé với cái gốc to chắc nịch. Lúc đầu người dân trồng dừa để giữ đất, sau thì nó dần trở thành loại cây thân thuộc, vừa cho trái lại che mát. Hình ảnh những chiếc võng móc cạnh bờ sông hay lũ trẻ nô đùa tắm mát là điều rất quen thuộc ở đây.

Nước sông khá trong và lúc nào cũng mát rượi. Mặt sông bình lặng đến mức nhiều khi em tưởng rằng nước đứng yên. Dưới lòng sông là cả một thế giới sinh vật phong phú. Nào cá nào cua, trai rồi ốc. Nhiều nhất chính là hến ở ven bờ sông. Chiều chiều, các bà các cô sẽ ra đó đãi hến, rồi chờ những chiếc tàu đi ngang qua chở theo đủ thứ hàng hóa.

Em yêu con sông quê em lắm. Bởi nó chính là một phần không thể thiếu của tuổi thơ em.

Cho nhiều bạn cần 👉 Tặng Acc Game Miễn Phí VIP

Thơ Chế Em Ăn Cơm Chưa

Tả Dòng Sông Kiến Giang

Kiến Giang Lệ Thuỷ Quảng Bình là một trong hai phụ lưu lớn của sông Nhật Lệ với chiều dài khoảng chừng 58km. Nơi đây bắt nguồn từ dãy Trường Sơn hùng vĩ chảy qua cùng núi An Mã và không quên chở theo lớp phù sa màu mỡ cho đồng bằng hai huyện Lệ Thuỷ và Quảng Ninh – hai địa điểm vốn nổi tiếng với những lúa vàng trĩu đòng.

Nếu bạn chưa biết thì nơi đây được xếp vào dạng hiếm hoi của miền Trung bởi nó có thể mang đến cho bạn khung cảnh tuyệt vời của cánh đồng lúa mênh mông đến tận chân trời. Đặc biệt, cuối dòng của sông Kiến Giang còn nhập chung vào phá Hạ Hải rồi cùng nhau đổ ra cửa sông Nhật Lệ, từ đó xuôi về vùng biển Đông mênh mông, rộng lớn. Hầu hết, mọi con sông ở Việt Nam đều chảy theo hướng Đông Nam nhưng Kiến Giang Lệ Thuỷ Quảng Bình lại chảy theo hướng Đông Bắc. Cùng vì thế mà nó còn được mọi người gọi là Nghịch Hà.

Dòng sông Kiến Giang xinh đẹp ở mọi góc nhìn, bạn có thể dễ dàng thấy điều đó khi nhìn ngắm từ trên cao. Tuy nhiên, náo nhiệt nhất vẫn là đoạn sông chảy qua trung tâm huyện Lệ Thuỷ. Nơi đây nổi bật hơn hẳn bởi sự góp mặt của những ngôi nhà cao tầng và cả những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi. Đặc biệt, những dãy phố khang trang, sầm uất với những gian hàng bán buôn soi bóng xuống dòng sông là hình ảnh không thể thiếu tại nơi này.

Khúc sông uốn quanh co, chia thành hai nhánh và những chiếc cầu cong duyên dáng tạo nên vẻ đẹp nên thơ cho vùng phố huyện nơi đây. Ngay ngã ba sông Kiên Giang là chợ Tréo – ngôi chợ có quy mô hoạt động lớn nhất huyện Lệ Thuỷ lúc nào cũng tấp nập trên bến thuyền và hình ảnh người mua kẻ bán đi lại nhộn nhịp.

Vẻ đẹp nơi đây được ví von như một tác phẩm mộc mạc, giản dị mà tạo hoá ban tặng cho người dân Lệ Thuỷ. Những lúc ánh mặt trời nhô lên, mặt nước sông Kiến Giang Lệ Thuỷ cũng bắt đầu “thay chiếc áo” và biến mình thành dải lụa óng ánh màu ngọc bích, gợn những đợt sóng nhỏ như đang thầm thì nói chuyện.

Top những bài văn 🍂 Tả Dòng Sông Đăk Bla 🍂 hay nhất

Tả Dòng Sông Kiến Giang Chi Tiết

Sông Kiến Giang, là một trong hai phụ lưu lớn của sông Nhật Lệ. Sông Kiến Giang chảy qua huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Sông dài 58km. Đây là dòng sông của những điệu Hò khoan Lệ Thủy, hàng năm vào ngày 2/9 có hội đua thuyền nổi tiếng. Đây là con sông đã chứng kiến sự sinh ra và lớn lên của những nhân vật nổi tiếng như Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Đăng Tuân, Đặng Đại Lược, Đặng Đại Độ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Điều đặc biệt là hầu hết các con sông ở Việt Nam đều chảy theo hướng đông Nam, riêng con sông này chảy theo hướng đông bắc bởi vậy nên còn được gọi là nghịch hà. Trước đây, hàng năm con sông này gây lũ lụt cho vùng đồng bằng xung quanh do sông dốc, ngắn. Sau khi có đập An Mã ngăn ở thượng nguồn, nạn lũ lụt đã được khống chế.

Dòng sông này cũng mang đến phù sa bồi đắp, tạo nên cánh đồng trú phú, nổi danh với câu ca: Nhất Đồng Nai, Nhì hai huyện Từ trung tâm huyện lỵ Lệ Thủy, ngược dòng Kiến Giang khoảng 10km là đến “vùng đất thiêng”.

Dòng sông giống hệt dải lụa mềm mại trải dài tít tắp. Thấp thoáng trong sương mù, từng đoàn thuyền đang từ từ rời bến. Phóng tầm mắt ra xa, hai bên bờ sông, những bãi ngô, rặng tre xanh mờ mờ. Từ trên đê nhìn xuống, những dãy thuyền chài neo đậu san sát, đang nổi ánh lửa ban mai. Chỗ bến đò, tiếng cười nói xôn xao, tiếng mái chèo khua nước ven sông, người lên bến, xuống thuyền nhộn nhịp như mắc cửi. Mặt trời đã lên. Ánh nắng rực rỡ chiếu lấp lánh làm cho dòng sông rạng rỡ giống như người thiếu nữ đầy sức sống.

Dòng Kiến Giang cũng chính là dòng sông văn hóa, vào ngày 2/9 hằng năm, người dân vùng Lệ Thủy nô nức mở hội đua thuyền trên trên sông. Đây là lễ hội mừng tết độc lập, và cũng được xem như là cái tết thứ 2 của người dân vùng đất này. Nên những người con Lệ Thủy xa quê đều háo hức trở về quê mẹ, để nghe điệu hò khoan trên sông, để cổ vũ cho đua thuyền mừng tết độc lập.

Tặng bạn –> Thơ Về Quảng Bình

Thơ Chế Ao Thu Lạnh Lẽo Nước Trong Veo
Thơ Tán Gái

Tả Dòng Sông Kiến Giang Ngắn Gọn

Buổi chiều tà, dòng sông Kiến Giang trở thành một huyền thoại sống đầy màu sắc. Ánh nắng từ trên cao sói mình xuống mặt nước, biến nó thành một chiếc gương lung linh, lấp lánh như ngàn kỳ quan. Các cây cối bên hai bờ sông tung ra những chiếc lá xanh tươi, tạo thành một mặt trời xanh phản chiếu trên mặt nước.

Dòng sông chảy êm thoang thoảng, như muốn dừng lại để vỗ về lòng người. Con cá nhỏ như đom đóm nhún nhảy trên mặt nước, tạo nên một dải sắc màu thần kỳ. Những chiếc phà và những con thuyền đi qua, tạo ra những vũ điệu tự do, khiến lòng người thổn thức.

Tất cả những điều này tạo nên một cảm giác thật thú vị, như thể ta đang bước vào một thế giới khác, nơi mà thời gian dừng lại và sự tĩnh lặng tràn đầy. Dòng sông Kiến Giang vào buổi chiều tà là một bức tranh sống động với vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt diệu.

Share cho bạn mẫu văn 💕 Tả Sông Sài Gòn 💕

Văn Tả Dòng Sông Kiến Giang Hay Nhất

Mỗi dòng sông Quảng Bình đều ghi dấu một lịch sử hào hùng chảy qua năm tháng. Sông Kiến Giang cũng vậy, hình ảnh này gắn liền với một con người huyền thoại, đó chính là Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Là một trong hai phụ lưu lớn của sông Nhật Lệ, sông Kiến Giang chảy qua huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình – vùng đất chứng kiến sự sinh ra của biết bao hào kiệt của quốc gia như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, Tuy Lộc hầu Đặng Đại Lược, Sư bảo Nguyễn Đăng Tuấn, học giả Nguyễn Kiến Giang…

Con sông gắn liền biết bao nhiêu ký ức của người dân Quảng Bình có chiều dài 58km. Hầu hết các con sông tại Việt Nam đều chảy ra biển, riêng chỉ có Kiến Giang lại nghịch hà – theo hướng Đông Bắc.

Kiến Giang xưa có tên là Bình Giang, màu nước xanh mềm mại, khuấy không vẩn đục, vị ngọt uống không biết chán, được biết đây là dòng sông đẹp nhất trong xứ. Nhiều người “bán tín bán nghi” rằng, con sông chảy qua đồng bằng thưa thớt, nước mênh mông có thể chứa được vạn thuyền nên được gọi là Bình Giang chăng?

Đi dọc theo con sông, bạn sẽ bắt gặp hình ảnh ngôi nhà xưa của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, làng An Xá, xã Lộc Thủy. Cũng như bao căn nhà ở miền quê khác, kiến trúc này bao quanh bởi hàng cây xanh ngắt được cắt tỉa gọn gàng, đều tăm tắp. Bước chân qua chiếc cổng gỗ lợp mái lá, bạn sẽ thấy ngôi nhà đơn sơ vách gỗ với cây vú sữa, hàng hoa cau và mấy luống hoa cải mọc trước cửa.

Sông Kiến Giang là một phần ký ức của người dân Lệ Thủy. Dù cuộc sống có hiện đại, nhưng những người dân nơi đây vẫn giữ thói quen sinh hoạt ở nguồn nước con sông này.

Quà VIP 👉 Thẻ Cào Viettel Miễn Phí [Tặng Card 50k 100k 200k 500k Free]

Thơ Chế Em Ăn Cơm Chưa

Bài Văn Tả Dòng Sông Kiến Giang Đặc Sắc

Những ai đã từng về thăm vùng đất huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình, quê hương của Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn có cảm giác ngỡ ngàng, thú vị và mê say trước vẻ đẹp thơ mộng bình yên của dòng sông Kiến Giang.

Là một trong hai phụ lưu lớn của sông Nhật Lệ, nên sông Kiến Giang có chiều dài 58km. Dòng Kiến Giang bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, qua vùng núi An Mã, chở nặng phù sa cho đồng bằng hai huyện Lệ Thủy, Quảng Bình vốn nổi tiếng lúa vàng trĩu hạt.

Đây là nơi hiếm hoi của miền Trung mà bạn có thể chiêm ngưỡng những cánh đồng mênh mông đến tận chân trời. Cuối dòng Kiến Giang, sông nhập vào phá Hạc Hải rồi đổ ra cửa sông Nhật Lệ xuôi về biển Đông. Hầu hết các con sông ở Việt Nam đều chảy theo hướng đông nam, riêng Kiến Giang chảy theo hướng đông bắc nên còn được gọi là Nghịch Hà.

Ngược ngọn nguồn Kiến Giang ta bắt gặp Rào Nậy, Rào Con len lách giữa dãy núi Yên Mã điệp trùng với thế núi cao lớn, dáng hình uốn lượn, chỗ đứt đoạn, chỗ liên tục, chỗ đổ xuống, chỗ ngóc lên trông như hình cái yên ngựa. Hai bên tả hữu có các núi vây quanh, chỗ như ký mã thong dong, chỗ như tuấn mã hăm hở.

Từ thượng nguồn, sông chảy về xuôi nuôi dưỡng phù sa cho cây lúa, củ khoai, giúp cho việc trồng trọt thêm thuận lợi. Khúc sông náo nhiệt nhất vẫn là đoạn chảy qua trung tâm huyện Lệ Thủy. Với những ngôi nhà cao tầng, những ngôi nhà mái ngói đỏ thắm, những dãy phố khang trang buôn bán sầm uất soi bóng dòng Kiến Giang.

Sông uốn khúc quanh co, chia thành hai nhánh và mấy chiếc cầu cong cong duyên dáng mang đến vẻ đẹp nên thơ cho vùng phố huyện này. Tại ngã ba sông Kiến Giang là chợ Tréo – ngôi chợ lớn nhất huyện Lệ Thủy, luôn tấp nập trên bến dưới thuyền, người mua kẻ bán.

Sông Kiến Giang thật đẹp, hai bên bờ là những bụi cây lớn, sà xuống mặt nước, cây xanh tốt như chính màu nước, làn nước nơi đây, đôi lúc từ trên ngọn tre cao vút, một chú cò trắng mắt lim dim, giật mình nhìn thấy bóng mình soi trong đáy nước.

Sông Kiến Giang là một tác phẩm giản dị, mộc mạc mà tạo hóa ban tặng cho con người Lệ Thủy. Khi mặt trời vừa nhô lên, vẻ đẹp của sông biến hóa thành dải lụa óng ánh màu ngọc bích, gợn sóng trong tiếng nói chuyện rôm rả của chị em đi làm ruộng và tiếng sáo của những cậu bé chăn trâu.

Dòng sông là niềm tự hào của cư dân đôi bờ, là nét vẽ điểm tô cho thị xã trong tương lai mềm mại hơn, là dòng sông của lễ hội đua bơi truyền thống hiếm có ở miền trung. Cùng với sự trở lại cuộc sống thanh bình trên dòng sông, sau chiến tranh, lễ hội đua thuyền truyền thống tiếp tục được tổ chức vào dịp Tết Độc lập 2-9 hằng năm, cuốn hút du khách bậc nhất ở khu vực miền trung.

Xem thêm văn 🔥 Tả Sông Hàn 🔥 ngắn gọn

Tả Dòng Sông Kiến Giang Lớp 5 Điểm Cao

Sông Kiến Giang là một phụ lưu của sông Nhật Lệ. Nó bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, qua vùng núi An Mã. Dòng sông Kiến Giang nằm ở tỉnh Quảng Bình, Việt Nam. Sông này bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, qua vùng núi An Mã và tiếp tục chảy qua huyện Quảng Ninh và huyện Lệ Thủy.

Sau đó, sông Kiến Giang đổ vào sông Nhật Lệ – một con sông lớn ở khu vực này. Nó nằm giữa dãy Trường Sơn và dãy An Mã, và có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự sống cho người dân địa phương và góp phần điều hòa lưu vực sông Nhật Lệ. Chiều dài của sông Kiến Giang là 58km.

Sáng sớm nhìn ra bờ sông, con nước đục ngầu phù sa, hiền hòa chảy. Trên mặt nước, từng đám lục bình trôi dập dềnh, những cánh hoa phơn phớt tím, rung rinh trong gió. Thỉnh thoảng, vài con thuyền chở đầy hàng hóa xuôi theo dòng nước, vài chiếc xà lan nặng nề chở cát, tưởng như sắp bị dòng sông nuốt chửng.

Hai bên bờ sông, dãy dừa nước lao xao, ẩn hiện sau đó là vài nóc nhà. Náo động nhất có lẽ là bến phà. Từng chuyến phà lớn, chở đầy người và xe cộ, hàng hóa chăm chỉ qua lại hai bờ sông. Hai bên bờ, hành khách chờ xuống phà, tiếng người xen lẫn tiếng xe, tạo thành dòng âm thanh ồn ào, náo nhiệt,… Nắng sớm mai lấp lóa như dát vàng mặt nước. Những hình ảnh thân quen này đã in sâu vào tâm trí của mỗi người dân nơi đây.

Xem thêm các bài văn hay 🔥Tả Động Phong Nha Quảng Bình🔥

Viết một bình luận