Tả Cây Cổ Thụ Lớp 5 Ngắn Gọn ❤️️ 34+ Bài Văn Tả Hay Nhất ✅ Những Bài Viết Mẫu Với Ngôn Từ Phong Phú Và Cách Hành Văn Đặc Sắc Dành Cho Học Sinh.
Dàn Ý Tả Cây Cổ Thụ Lớp 5
Tham khảo mẫu Dàn Ý Tả Cây Cổ Thụ Lớp 5 Chi Tiết được SCR.VN chia sẻ sau đây.
Mở bài: Giới thiệu về cây cổ thụ
- Em thấy nó ở đâu?
- Nó là cây gì? (phượng vĩ, đa,… )
Thân bài: tả bao quát đến chi tiết
- Nhìn xa, trông cây như thế nào? (to, cao, lớn,… )
- Cây khoảng bao nhiêu tuổi?
- Thân, lá, hoa có màu gì?
- Rễ như thế nào? (uốn lượn, ngoằn nghèo,… )
- Cành cây như thế nào? (vươn lên, tỏa nhiều cành)
- Hoa như thế nào? (màu đỏ, vàng, đẹp, 5, 6 cánh)
- Cây được dùng để làm gì? (làm cảnh, tạo bóng mát,… )
- Kỉ niệm của em với cây?
Kết bài: Nêu cảm nghĩ về cây cổ thụ này.
TẶNG BẠN ❤️️ Tả Cây Đa ❤️️ 15 Bài Văn Tả Điểm 10
Tả một cây cổ thụ lớp 5 ngắn gọn – Bài 1
Mẫu tả một cây cổ thụ lớp 5 ngắn gọn là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh.
Con đường nhỏ nơi em đến trường mỗi ngày luôn rợp bóng mát bởi hai hàng xà cừ bên đường. Những cây xà cừ to lớn đứng sừng sững như những người khổng lồ, mỗi khi có gió, cành lá đong đưa như vẫy chào. Cây xà cừ cao hơn chục mét, thân cây to đến mấy vòng tay của em ôm không xuể. Bao bọc bên ngoài thân cây là lớp vỏ xù xì, thô cứng màu nâu sậm. Tuy được trồng ven đường nhưng cây xà cừ nào cũng xanh tốt, tán lá xum xuê tạo thành đường cây xanh mát.
Lá xà cừ nhỏ, thuôn dài có đường vân lá rõ nét. Vào mùa xuân và mùa hạ, cây xà cừ phát triển xanh tốt, tán lá xanh rì. Vào mùa thu những chiếc lá dần ngả vàng và rụng dần vào mùa đông. Hoa xà cừ màu trắng, nhỏ xíu mọc thành chùm, hoa thường mọc trên ngọn nên nếu không để ý rất khó phát hiện ra chúng.
Cây xà cừ là người bạn đồng hành với học sinh chúng em mỗi ngày đến trường. Ngày ngày hàng cây xà cừ theo bước chân chúng em đến trường rồi lại âm thầm che mưa che nắng đón chúng em trở về nhà.
Ngoài tả một cây cổ thụ lớp 5 ngắn gọn, Tìm Hiểu 🌿 Tả Cây Phượng Vĩ Hay Nhất ❤️️ 15 Bài Văn Tả 10 Điểm
Bài văn tả cây cổ thụ lớp 5 Hay Nhất – Bài 2
Bài văn Tả Cây Cổ Thụ Bóng Mát Lớp 5 Hay Nhất để lại nhiều ấn tượng cho các bạn đọc dưới đây.
Trường em trồng nhiều cây cho bóng mát, nhưng em thích nhất là cây sấu thật to ở sân trường em. Cây sấu không rõ trồng từ bao giờ. Nó khá cao. Ngọn cây gần ngang tầng thượng ngôi nhà hai tầng, dày đặc lá, lúc nào cũng xanh rì. Ngồi ở dưới sân trường ngước nhìn lên, lá cây dày đặc khó mà thấy được một mảnh da trời.
Gốc cây to đến ba đứa chúng em ôm cũng không xuể. Vỏ cây màu nâu mốc, nứt ra từng mảnh nhỏ. Có bạn nghịch cậy ra từng mảng vỏ, chắc cây đau lắm. Thật là một trò nghịch ác. Những hôm nắng to, cây sấu tỏa bóng râm trùm lên một khoảng sân rộng. Bóng râm lúc to, lúc nhỏ, lúc tròn như vành vạnh một cái ô lớn khi mặt trời ở đỉnh đầu, lúc thì ngả dài như một dải lụa khi mặt trời mới mọc hoặc xế chiều.
Đặc điểm của sấu già cổ thụ này có thể dễ nhận thấy đó chính là bộ rễ cây. Rễ của cây sấu như thật to và nó cũng đã nhô lên khỏi mặt đất trông giống như một đàn rắn đang bò xung quanh gốc bám thật chắc, dù ai xua đuổi những con rắn này vẫn cứ nằm đó. Thân của cây sấu rất lớn phải đến vòng tay của 3 bạn ôm lại. Khi mùa thu đến những chiếc lá vàng trên cây sấu dường như cũng đã lại rơi rụng rất nhiều. Cơn gió mạnh mà thổi qua cũng đã khiến cho mặt đất xung quanh cây sấu như được phủ một lớp lá vàng.
Đến mùa đông, cây sấu dường như cứ thu mình lại im lìm, cho đến mùa xuân thì cây sâu như đâm chồi nảy lộc thật đẹp biết bao nhiêu, cho đến mùa hạ cây sấu lại ra những chùm hoa trắng nhỏ xinh, ngày qua ngày thì chùm hoa đó đã thành quả sấu. Người ta hay dùng quả sấu để nấu canh chua hay cũng dùng để ngâm với được làm nước giải khát rất thơm ngon vào ngày hè thời tiết oi bức.
Trong những giờ ra chơi chúng em cũng thích ngồi dưới gốc cây sấu để có thể tận hưởng được bóng mát của cây mang lại. Vì trong sân trường em cây sấu là cây cổ thụ lâu năm nhất. Em rất yêu mến cây sấu này, em cùng các bạn sẽ bảo vệ cây không cho bạn nào bẻ cành, tuốt lá.
Chia Sẻ 🍀 Tả Lợi Ích Của Cây Phượng Trường Em ❤️️15 Bài Văn Miêu Tả
Tả một cây cổ thụ lớp 5 – Bài 11
Bài Văn tả một cây cổ thụ lớp 5 Điểm 10 được chọn lọc và chia sẻ từ SCR.VN sau đây.
Làng quê em có rất nhiều cảnh đẹp khiến ai đi xa nơi đây cũng đều thương đều nhớ. Đối với em, hình ảnh mái đình cổ rêu phong nằm tĩnh lặng dưới bóng cây đa cổ thụ luôn in sâu trong tâm trí mỗi lần trở về quê nội.
Cây đa chẳng biết có từ bao giờ. Bà nội kể từ khi bà còn nhỏ, cây đã ở nơi đây tỏa bóng mát cho trẻ con nô đùa. Có lẽ đến nay, cây đa cũng đến hơn trăm tuổi. Rễ đa nổi lên trên mặt đất và bò rộng ra khoảng đất xung quanh để giữ thân cây được vững chắc. Vì vậy, trải qua thời gian với bao cơn bão lớn, đa vẫn đứng vững và tỏa bóng mát cho làng quê.
Rễ cây to và dài như những con mãng xà nằm lặng yên trên mặt đất. Đây cũng là nơi người dân làng em thường ngồi nghỉ chân mỗi khi đi làm đồng về và lũ trẻ con thích thú ngồi nô đùa sau mỗi buổi tan học. Cây đa còn có nhiều rễ phụ, buông dài từ trên xuống như những chiếc râu của chú bạch tuộc.
Thân cây đa to lớn, chừng ba đến bốn người dang tay mới ôm xuể. Vỏ cây có màu nâu, thân cây không nhẵn mịn mà xù xì. Thân cây khoảng 8 mét và chia thành ba nhánh lớn, xòe tán rộng xum xuê. Ngọn cao nhất mọc thẳng như hướng về nền trời xanh ngắt
Lá đa dày và rộng hơn bàn tay em, có màu xanh đậm. Mỗi khi lá rụng, lũ trẻ trong làng thường sử dụng để làm quạt mát hoặc biến thành chiếc mũ đội đầu xinh xinh. Tán đa xòe rộng như chiếc ô khổng lồ màu xanh. Trên vòm lá ấy còn xuất hiện những bông hoa đa nhỏ xíu, để rồi kết trái và mùa hè đến có những trái đa đỏ mọng, là món quà của trẻ thơ quê em. Mỗi làn gió nhẹ thổi qua, cành lá đu đưa, tạo nên âm thanh xào xạc. Ở những tán lá rộng, chim chóc kéo nhau về làm tổ rộn ràng.
Cây đa đầu làng đã chứng kiến bao chuyện buồn vui của ngôi làng. Mỗi khi có dịp về quê, em cùng các bạn thường nô đùa và chơi các trò chơi dân gian dưới bóng mát của tán đa cổ thụ. Khách qua làng thường dừng chân bên quán nước ven gốc đa, uống bát nước chè xanh và lắng nghe tiếng chim hót văng vẳng bên tai.
Em yêu thích cây đa bởi vẻ đẹp cổ kính và nơi đây đã gắn bó với bao kỉ niệm tuổi thơ êm đềm. Cây đa giống như ông bụt hiền từ đứng ở đầu làng, luôn dang rộng vòng tay chào đón những người con của làng trở về. Em mong gốc đa cổ thụ sẽ mãi mãi xanh tươi, trở thành người bạn gắn bó và thân thiết với người dân quê em.
Gợi Ý ⏩ Tả Một Loài Cây Mà Em Yêu Thích Lớp 6 ❤️️15 Bài Hay Nhất
Văn Tả Cây Cổ Thụ Lớp 5 Ngắn Hay – Bài 3
Văn Tả Cây Cổ Thụ Lớp 5 Ngắn Hay giúp các em có thể học hỏi được cách hành văn đặc sắc nhất.
Ở góc sân trường em có một cây phượng đã già. Không ai biết nó được ai trồng, trồng từ bao lâu mà mọi người chỉ biết rằng, từ khi ngôi trường được xây lên, cây phượng đã sừng sững ở đó như một người hùng che chắn và tỏa bóng mát cho sân trường em. Thân cây xù xì và có lớp vỏ thô ráp màu nâu sậm.
Rễ cây bám chắc vào lòng đất mẹ, có những chỗ rễ nổi rõ lên bề mặt, ngoằn nghèo và to như con rắn khổng lồ. Thân cây to lớn, phải ba đứa bọn em vòng tay ôm mới xuể. Những cành phượng xòe ra và tỏa bóng như chiếc ô tô lớn, những tán lá dang rộng vòng tay để che nắng cho chúng em. Lá phượng không giống như những loài cây khác mà một lá phượng lại có rất nhiều lá con.
Những ngày hè, nắng chiếu xuyên qua các khe lá nhỏ tạo nên một vùng bóng mát lấp lánh những ánh vàng, nhìn rất đẹp và thú vị. Hoa phượng thường nở theo chùm, mỗi bông phượng lại có năm cánh và trong mỗi bông sẽ có một lá đốm màu. Nhụy hoa rất đặc biệt và chúng em thường dùng để tạo nên các trò chơi với nhau.
Hoa phượng được coi là dấu hiệu của hè về bởi mỗi lần phượng nở, tiếng ve lại bắt đầu râm ran trên các vòm lá. Hoa phượng nở đỏ cả vùng trời và tiếng ve thì lại ca lên những bản hòa tấu rộn ràng khi hè đến. Nhưng bên cạnh niềm vui đón chào một mùa mới của đất trời thì hoa phượng cũng là dấu hiệu của sự chia phôi khi kì nghỉ hè đã đến. Chúng em phải tạm xa thầy cô, xa bè bạn, xa mái trường để có một mùa hè trải nghiệm mới.
Cây phượng đã ở cùng chúng em suốt những ngày học tập dưới mái trường. Từ lâu, chúng em đã coi cây phượng nơi góc sân ấy là một người bạn, một bác bảo vệ để sau này khi đi xa, chúng em vẫn luôn nhớ về một góc sân đỏ rực màu phượng thắm ấy…
Xem Thêm 🌵 Bài Văn Tả Cây Phượng Lớp 7 ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu 10 Điểm
Tả Cây Cổ Thụ Lớp 5 Đặc Sắc – Bài 4
Tả Cây Cổ Thụ Lớp 5 Đặc Sắc giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới sáng tạo cho bài văn của mình.
Sừng sững phía đầu làng là bóng hình một cây gạo to lớn và vững chãi. Không ai biết cây đã qua bao nhiêu mùa hoa, đón biết bao mùa xuân về nhưng cây gạo nơi đầu làng đã trở thành hình ảnh tiêu biểu cho chốn làng mạc đồng quê, là bóng hình quê hương mà em sẽ mãi ghi nhớ.
Cây gạo đã ở đây từ rất lâu, dù bão gió mạnh mẽ và mãnh liệt thế nào cũng không quật đổ được thân cây to lớn. Thân cây gạo có lớp vỏ xù xì, cứng rắn. Thân cây lớn đến mức hai đứa trẻ bọn em vòng tay ôm không xuể. Thân cây cao và sừng sững, như một vị anh hung hiên ngang bảo vệ cho vùng quê yên bình nơi em sống.
Rễ cây dường như đã ăn sâu vào lòng đất mẹ, có những nhánh rễ to, nổi gồ lên mặt đất trông như những con rắn khổng lồ. Cây gạo có những cành dài, vươn xa thành một lán cây có tầm vóc rộng lớn. những cành cây càng lên cao càng thu gọn lại, nhìn từ xa như một ngọn tháp cao lớn.
Mỗi mùa hoa gạo đến, cây lại đỏ rực vòm trời, những bông hoa gạo đỏ thắm và mềm mại, năm cánh hoa bao bao bọc bên ngoài, bên trong là những thân nhụy với những chấm đen li ti trên đầu nhìn rất độc đáo. Hoa gạo rực rỡ tháng ba, hoa gạo thắp sáng vẻ đẹp cho quê hương, hình ảnh một góc trời đỏ rực rỡ cũng đủ gợn nên biết bao vẻ đẹp đằm thắm nơi làng quê.
Hoa gạo nở rồi kết thành trái, trái gạo có sáu múi, được đơm quả vào tầm tháng sáu. Bông gạo lúc ấy trắng như hạt gạo, theo cơn gió chốn làng mạc đi đến khắp mọi phương trời.
Hình ảnh cây hoa gạo to cao sừng sững từ lâu đã khắc vào trong tiềm thức của em. Bóng hình cây cổ thụ hiên ngang nơi đầu làng như người bạn hiền của những người dân quê. Dù mai này có đi xa thì em vẫn luôn nhớ đến hình ảnh cây gạo cổ thụ noi quê hương yêu dấu.
Ngoài văn tả cây cổ thụ lớp 5 ngắn, Tham Khảo 💧 Tả Cây Bàng Trường Em ❤️️ 15 Bài Văn Miêu Tả Hay Nhất
Tập làm văn lớp 5 tả một cây cổ thụ – Bài 5
Mẫu tập làm văn lớp 5 tả một cây cổ thụ, sinh động thể hiện qua từng câu văn, hình ảnh miêu tả phong phú và đa dạng.
Dưới ánh nắng chói chang của mùa hè, không khí trở nên oi bức, ngột ngạt, ngoài đường nắng chiếu bỏng rát như thử thách sức chịu đựng của người đi đường. Tuy nhiên, những tia nắng nghịch ngợm ấy cũng chẳng thể xuyên qua tán lá xà cừ trong sân trường em.
Cây xà cừ đứng sừng sững nơi góc sân trường đã vươn những tán cây to lớn, rậm rạp lá xanh để che đi những tia nắng gay gắt, mang đến bóng râm cho sân trường em. Cây xà cừ đã có 50 năm tuổi đời, bằng với tuổi đời của ngôi trường nơi em đang theo học. Thân cây xà cừ to lớn, lớn hơn hai vòng tay của người lớn.
Thân cây xù xì màu nâu đậm, thấp thoáng trên lớp vỏ xù xì, cũ kĩ ấy là những lớp rêu xanh nho nhỏ. Từ thân cây xà cừ mọc ra rất nhiều nhánh, nhánh nào cũng to lớn, chắc khỏe. Những chiếc lá xà cừ nhỏ, mọc san sát vào nhau tạo nên tán cây rộng lớn, nhìn từ xa cây xà cừ như chiếc ô khổng lồ đang che chở cho sân trường em. Cây xà cừ có bộ rễ khổng lồ bám chắc vào mặt đất, bộ rễ ấy không chỉ cung cấp nước, dinh dưỡng cho cây mà còn giúp cây đứng vững dù mưa lớn, bão bùng.
Cây xà cừ không chỉ cho bóng mát mà còn là người bạn chứng kiến bao kỉ niệm vui buồn của chúng em dưới mái trường tiểu học.
Chia Sẻ 💧 Tả Cây Bàng Vào Mùa Hè, Mùa Thu ❤️️ 15 Bài Hay Nhất
Tập làm văn tả một cây cổ thụ – Bài 6
Bài Văn Tả Cây Cổ Thụ Lớp 5 Chọn Lọc từ SCR.VN và giới thiệu rộng rãi đến bạn đọc dưới đây.
Trường em thấp thoáng sau những tán cây đại thụ: những rặng xà cừ cao tít, tán lá sum suê rinh theo gió, những cây phượng với rực rỡ sắc đỏ khi vào hè và đặc biệt đó là cây bàng với tán bàng rộng khắp trải bóng mát khi hè về, và không biết từ bao giờ cây bàng đã trở thành người bạn thân thiết với lũ trẻ chúng em.
Từ khi bước chân vào mái trường thân yêu này, cây bàng đã ở đó đứng hiên ngang trước sân, trải qua bao mùa mưa gió và em cũng lớn dần lên còn cây bàng thì càng già đi. Thân bàng xù xì những ụ, nhưng to và vững chắc. Gốc bàng nổi hằn những cái rễ to lên trên mặt đất. Em từng hỏi mẹ tại sao rễ bàng lại to và oằn đến thế mẹ nói đó là sức nặng của thời gian, của nắng mưa gió bão, chúng phải oằn mình chống cự để cây bàng có thể xanh tốt như bây giờ.
Cây bàng luôn làm em thích thú mỗi khi lỡ nhìn ra cửa sổ,cái màu xanh mướt khi mùa xuân gần qua mùa hè gần tới làm dịu mắt em. Tán bàng rỗng che ngợp cả nắng mùa hè tạo thành chiếc ô dù màu xanh thiên nhiên mà em có thể chơi thỏa thích dưới sân cùng các bạn. Các bạn nam thì bắn bi dưới gốc, các bạn nữ chơi chuyền chắt hay nhảy dây. Tất cả đều cười vui vẻ và khoái trí dưới sân. Còn em thích ngắm nhìn những tia nắng xuyên qua kẽ lá tinh nghịch đùa giỡn trốn tìm cùng nhau.
Mùa đông tới cây bàng lại trở về dáng vẻ khẳng khiu. Khi mà những chiếc lá đỏ ối rụng gần hết, làn gió mùa heo hút thổi qua, chỉ còn vài chiếc lá đỏ còn lại trơ trọi và đơn độc, lũ học trò chúng em vẫn nô nghịch dưới gốc bàng nhưng em biết cây bàng phải chịu đựng lạnh giá mùa đông, chiếc áo ấm xanh mướt đã chẳng còn nữa. Quả bàng xanh, quả bàng chín….. lấp ló sau tán lá. Lũ trẻ chúng em thích ăn quả bàng ngọt thơm đặc biệt là bàng nếp thì còn ngậy và bùi nữa.
Cây bàng đã cùng chúng em lớn lên cùng chúng em vui đùa, cùng chúng em học ngày qua ngày. Nghỉ hè sân trường vắng một mình cây bàng đứng trơ trọi. Gió tinh nghịch làm rung rinh tán lá. Hay cây bàng già đang đứng cười hiền và vẫy chào tạm biệt chúng em hẹn sau một kì nghỉ dài gặp lại. Em sẽ rất nhớ cây bàng già ấy.
Gợi Ý 💧 Tả Thân Cây Bàng, Tả Lá Bàng, Gốc ❤️️ 15 Bài Tả Hay Nhất
Tả Cây Cổ Thụ Lớp 5 Ngắn Nhất – Bài 7
Tả Cây Cổ Thụ Lớp 5 Ngắn Nhất với những lời văn hay sẽ giúp các em học sinh hoàn thành bài viết của mình tốt hơn.
Trước cổng trường em có một cây cổ thụ rất to, tán cây xòe ra che mát một góc trời. Đó là cây phượng vĩ.
Gốc phượng không biết đã có tự bao giờ. Em chỉ biết, ngày đầu tiên theo chân mẹ đến trường là em đã thấy nó đứng sừng sững ngay trước cổng với dáng uy nghi, trông giống như một bác bảo vệ chăm chỉ, lúc nào cũng tập trung canh gác cổng trường một cách khẩn trương. Gốc phượng sần sùi, ước chừng cả hai bạn học sinh ôm mới giáp.
Từ mặt đất đổ lên ngọn khoảng hai mét, thân cây phân ra thành nhiều cành, nhánh. Lá phượng hao hao giống lá me nhưng to hơn một chút có một màu xanh lặc lìa, trông mát mắt, chen chút với nhau tạo thành một tán lá rộng lớn giống như một cây dù thiên nhiên khổng lồ, che mát cả một góc sân, trước cổng trường.
Dưới gốc phượng này, không biết đã qua bao nhiêu ngày, bao nhiêu lần chúng em đứng chờ mẹ đón và nô đùa với nhau mà không sợ bị nắng…Nhưng lúc em thích nhất, cũng là lúc em buồn nhất là khi tiếng ve ngân nga rải rác khắp sân trường. Em có cảm giác, cây phượng từ từ trở mình cho ra những chùm hoa đỏ thắm lác đác trên cây.
Lúc này cũng là lúc chúng em miệt mài học tập để chuẩn bị cho kì thi cuối học kì. Vừa thi xong thì tiếng ve cũng rộ lên giòn giã liên hồi, thật kỳ diệu cây dù thiên nhiên ấy như được khoác trên mình một màu đỏ rực rỡ của những chùm phượng vĩ. Lúc đó cũng là lúc chúng em tạm chia tay gốc phượng, mái trường để nghỉ hè.
Ôi! Tuyệt làm sao gốc cổ thụ trước cổng trường. Mai này lớn lên buộc phải rời xa. Chắc chắn, gốc phượng, sân trường sẽ là một kỉ niệm khó phai trong đời học sinh của chúng em. Em ước mong sao, năm hay mười năm nữa có dịp được trở lại trường, gốc phượng ấy vẫn luôn xanh tươi và phát triển tốt hơn bây giờ, để chúng em có một chút ít kỉ niệm ôn lại thời thơ ấu.
Ngoài tập làm văn tả cây cổ thụ lớp 5, Xem Thêm 🌿 Tả Cây Bàng Theo 4 Mùa ❤️️ 15 Bài Văn Tả Hay Nhất
Tả Cây Cổ Thụ Lớp 5 Hay Nhất – Bài 8
Tả Cây Cổ Thụ Lớp 5 Hay Nhất, đặc sắc nhất với câu từ súc tích, ngắn gọn và giàu cảm xúc.
Nói đến cây cổ thụ, em không thể không nhắc đến cây phượng già nằm ở giữa sân trường em. Từ khi em vào học ở ngôi trường này, cây phượng đã ở đó đầy hiên ngang và kiêu hãnh.
Ngôi trường của em được xây dựng từ cách đây hơn 20 năm. Dường như cây phượng vĩ đã có ở đây từ thời ấy. Nhìn chúng khác hẳn so với những loài cây khác. Gốc phượng già to phải mấy người ôm mới vừa. Nếu em đứng một mình dưới gốc cây, em có cảm giác như mình thật bé nhỏ. Cũng vì đã già nên thân cây phượng xuất hiện những đốm mốc trắng bạc.
Từ thân cây to sụ ấy chúng vươn lên cao tít và tỏa ra bốn phía xung quanh. Những tán lá xum xuê đưa mình ra hứng lấy nắng. Nhờ vậy mà ánh nắng bị cản lại chỉ còn những đốm nhỏ li ti có thể chiếu xuống mặt đất. Đằng sau những tán lá ấy là những chú ve đang ẩn mình nương náu chỉ chờ đến ngày mùa hè đến để cất cao tiếng hát. Bên dưới gốc cậy, một vài cái rễ nổi lên trên mặt đất.
Vào mùa hè, hoa phượng thi nhau đua nở. Em thường nhặt những cánh phượng rơi rụng và những cái nhụy của nó và ép vào trong trang vở để tạo thành hình con bướm. Mỗi lần mở trang vở ra, hình ảnh về một bầu trở đỏ rực hoa phượng lại hiện lên trong mắt em.
Nếu ai hỏi em kí ức về thời học trò mà em ghi nhớ nhất là gì, em sẽ không ngần ngại mà trả lời rằng đó là kí ức về những bông hoa phượng đỏ.
Bên canh văn tả cây cổ thụ lớp 5 ngắn gọn nhất, Đọc Thêm 🌿 Tả Cây Bàng Vào Mùa Xuân ❤️️15 Bài Văn Miêu Tả Hay Nhất
Tả Cây Cổ Thụ Lớp 5 Ngắn Gọn – Bài 9
Tả Cây Cổ Thụ Lớp 5 Ngắn Gọn được các em học sinh chia sẻ rộng rãi trên các diễn đàn.
Trường em có trồng nhiều loại cây cho bóng mát, nhưng em thích nhất là cây tràm ở gần cổng trường. Nhìn từ xa, cây tràm giống như một cây dù khổng lồ. Cây phát triển nhanh, vượt cao khỏi cổng trường.
Rễ cây to nhô lên khỏi mặt đất trông giống như mọt đàn rắn đang bò. Thân tràm to đến hai vòng tay em ôm lại, vỏ sần sùi đen sậm. Vượt cao khỏi mặt đất độ hai thước, thân tràm chẻ thành nhánh. Mỗi nhánh đều có nhiều cành con chĩa ra bốn phía, mang đầy những chiếc lá vàng lại lìa cành.
Chúng dạo chơi trên mặt đất. Một vài chiếc lá bay đến cái ao cạnh trường, thả thuyền trôi trên mặt nước. Xen lẫn giữa đám lá xanh um, ẩn hiện những cánh hoa vàng lấp lánh ánh nắng như những chùm kim tuyến. Đôi lúc, những cành hoa nhỏ xinh xắn ấy rơi xuống, bay nhè nhẹ trong không gian, tạo nên một khung cảnh thật nên thơ. Quả tràm màu xanh, xoắn tròn như trái keo non. Về già, quả đổi sang màu đen sậm. Nếu lấy quả chả trong nước, sẽ nỗi lên những bọt trắng xóa như xà phòng…
Giờ chơi, chúng em đến quây quần bên gốc tràm vui đùa, trò chuyện. Thỉnh thoảng, vài chiếc hoa vàng rơi lác đác trên mái tóc như làm duyên cho chúng em. Có bạn nghịch ngợm hơn lại đến ôm gốc cây xoay một vòng, trông có vẻ thích thú lắm. Vào buổi bình minh, ông Mặt Trời nhô lên chiếu những tia nắng hồng xuyên qua kẽ lá làm óng ánh những giọt sương mai.
Từng đàn chim kéo nhau về nhảy nhót, hót líu lo. Vài con bướm đậu trên những cánh hoa ngào ngạt hương thơm. Đêm về, từng cơn gió thổi làm lay động những chiếc lá, tạo nên một âm thanh êm dịu.
Em thích cây tràm lắm, vì tràm chẳng những cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn tăng thêm vẻ đẹp của trường em. Những trưa hè êm ả, được ngắm hoa tràm rơi thật thích thú biết bao nhiêu.
Tham Khảo 🍀 Tả Cây Ăn Quả Em Yêu Thích ❤️️ 15 Bài Văn Tả Hay Nhất
Tả Cây Cổ Thụ Lớp 5 Dài – Bài 10
Tả Cây Cổ Thụ Lớp 5 Dài là đề tài quen thuộc rất thường hay gặp trong chương trình học của các em học sinh.
Đầu làng tôi có một cây gạo cổ thụ rất đẹp. Cây đứng sừng sững và hiên ngang trước giông bão cuộc đời, chứng kiến bao sự đổi thay của làng qua các thế hệ nối tiếp nhau.
Từ cửa sổ, tôi hay trông ra phía cây gạo đầu làng. Trong ánh mắt trẻ thơ của tôi mỗi mùa cây gạo lại hiện ra những hình ảnh khác nhau. Mùa hè cây gạo đứng xòe ô che mát cho ai vào lúc trưa sang chuyến đò quê. Mùa thu, cây gạo nâng vầng trăng tròn vành mọng lên cành, suốt đêm ngồi xem trăng như người kéo kén tằm vàng, dải xuống làng những dải tơ lụa mịn màng.
Mùa đông, cây gạo trơ trọi cành lá. Bầu trời ẩm thấp lè tè mây xám. Cây gạo giống chàng lực sĩ khổng lồ, thân cao vống căng lên. Rễ tì đất, vươn cành như các cánh tay cuồn cuộn cơ bắp đỡ bầu trời lên không cho mây xám đè xuống làng.
Mùa xuân, nàng tiên xuân đem mưa rây bụi làm rung chuyển cả đất trời. Một buổi sáng, tôi trông ra phía đầu làng, ô kìa! Cây gạo đã đơm đầy hoa nom như một mâm xôi gấc đỏ. Ngày Tết, mẹ tôi cũng hay đổ xôi như thế. Khi tôi đang ngon lành giấc ngủ với giấc mơ vui mặc quần áo mới đầu năm thì mẹ tôi lẳng lặng thức dậy. Ánh lửa cháy cùng lòng mẹ.
Ngày tháng qua đi thật chậm mà cũng thật nhanh. Những bông hoa đỏ ngày nào đã trở thành những quả gạo múp míp, hai đầu thon vút như con thoi. Sợi bông trong quả đầy dần, căng lên; những mảnh vỏ tách ra cho các múi bông nở chín đều, chín như nồi cơm chín đội vung mà cười, trắng lóa.
Cây gạo như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới. Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.
Cây gạo gắn liền với tuổi thơ của những người dân quê tôi, trở thành một kí ức ngọt ngào trong quãng đời của mỗi người. Dù có đi đâu xa quê, hình ảnh cây gạo vẫn luôn trong tâm trí tôi.
Chia Sẻ ⏩ Tả Cây Mít Hay Nhất ❤️️ 15 Bài Văn Tả Về Cây Mít Điểm 10
Văn tả cây cổ thụ lớp 5 ngắn nhất – Bài 12
Mẫu văn tả cây cổ thụ lớp 5 ngắn nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo để hoàn thành bài của mình.
Làng em có cây đa cổ thụ. Ông nội em cho biết cây đa cùng tuổi với đình làng: hơn hai thế kỉ. Gốc đa to, xù xì, bốn năm người lớn ôm mới xuể. Ngọn đa cao vút chọc trời xanh. Đa có nhiều cành, nhiều rễ phụ to như cột đình, cột nhà. Lá đa bằng bàn tay người lớn, dày và bóng. Lá đa non màu đồng hun. Búp đa chĩa ra như những mũi giáo nhọn hoắt màu nâu đỏ
Tán đa xanh um, che rợp mái đình, sân đình và ao đình. Trái đa to bằng quả cà. Trái đa chín màu nâu thẫm như quả táo Tầu trong thang thuốc bắc, có nhiều hạt nhỏ bằng hạt kê, ngòn ngọt. Mùa đa chín, sáo đen mỏ vàng, sáo sậu kéo đến hàng đàn, tranh nhau, cãi nhau chí choé suốt ngày, suốt buổi.
Cây đa là vẻ đẹp của quê em, là niềm tự hào của cả làng. Trên đường đi học về, từ xa nhìn ngọn đa làng, chúng em vẫy tay rối rít, vừa chạy vừa reo.
Đọc Thêm ⏩ Tả Loài Cây Em Yêu Lớp 7 ❤️️ 15 Bài Văn Tả Hay Nhất
Tả Cây Bàng Cổ Thụ Lớp 5 Sinh Động – Bài 13
Tả Cây Bàng Cổ Thụ Lớp 5 Sinh Động được thể hiện qua từng câu văn dưới đây.
Trong sân trường em có trồng rất nhiều loại cây. Trong đó em thích nhất là cây bàng ở gần cửa lớp. Cây bàng đã lớn lắm rồi, nhìn từ xa giống như một chiếc dù khổng lồ. Gốc cây bàng bằng một vòng tay em ôm không xuể. Rễ cây to nhô lên khỏi mặt đất như những con rắn hổ mang và có những rễ cắm sâu vào lòng đất để hút chất bổ nuôi cây và giúp cho cây đứng vững.
Thân cây thẳng như cái cột đình, vỏ cây màu nâu xám có nhiều vết sẹo. Cây bàng đặc biệt hơn những cây khác và chia thành nhiều tầng che mát cả một vùng đất rộng lớn, càng lên cao màu xanh của tán lá càng nhạt dần. Lá bàng hình bầu dục có màu xanh và che kín không cho ánh nắng xuyên qua sân trường.
Mùa thu lá bàng chuyển từ màu xanh sang màu đỏ, mỗi khi có gió thổi nhẹ những chiếc lá đỏ lìa cành để lại những cành khẳng khiu trụi lá trông rất tội nghiệp. Đông qua xuân đến cây bàng lại đâm chồi nảy lộc xuất hiện những chiếc lá non màu nõn chuối tràn đầy sức sống. Hoa bàng màu trắng ngà kết thành từng chuỗi. Ẩn mình sau kẽ lá là những quả bàng màu xanh lục hình tròn và dẹp hai đầu.
Khi già trái bàng chuyển sang màu vàng lúc ăn có vị chát. Chúng em thường quây quần bên gốc cây bàng để chơi. Trên cây những chú chim hót líu lo như vui đùa với các em. Mỗi khi trực nhật em còn tưới nước cho cây tươi tốt.
Em rất quý cây bàng vì cây cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn tô điểm vẻ đẹp cho trường em. Những trưa hè êm ả được ngắm hoa bàng rơi thật thích thú biết bao.
Tìm Hiểu💦 Tả Cây Cam Hay Nhất ❤️️15 Bài Văn Tả Về Cây Cam Điểm 10
Tả Cây Phượng Cổ Thụ Lớp 5 Ấn Tượng – Bài 14
Tả Cây Phượng Cổ Thụ Lớp 5 Ấn Tượng giúp cho các em học sinh có thêm nhiều ý tưởng hay để hoàn thiện bài văn của mình.
Trong số những cây phượng được trồng trong sân trường, em thích nhất là cây phượng cổ thụ được trồng ở giữa sân trường. Cây phượng này đã được trồng từ những ngày đầu trường mới xây dựng xong vì vậy số tuổi của nó cũng đã nhiều lắm rồi. Cái thân của cây to và chắc chắn lắm. Chúng em phải 4 – 5 người xếp thành vòng tròn mới ôm được hết thân cây phượng. Rễ của cây phượng nhô lên mặt đất, to như một con trăn.
Chúng em thích ngồi ngay dưới gốc phượng để chơi đùa vì ở đó lúc nào cũng mát mẻ. Phía trên, cành cây phượng đâm ngang khắp trời. Cành to, cành nhỏ đua nhau vươn cao và xa để đón lấy ánh nắng.
Trên những cành cây ấy có rất nhiều lá nhưng lá của cây phượng thật đặc biệt. Mỗi cành của nó có rất nhiều lá và trên mỗi cành lá lại mọc ra rất nhiều lá con. Vì lá phượng nhỏ nên những tia nắng vẫn có thể xuyên qua chúng để chiếu xuống mặt đất. Nó tạo thành những bông hoa nhỏ trên mặt đất. Hè đến, hoa phượng nở đỏ rực. Những con ve cũng bắt đầu kêu. Màu đỏ của hoa phượng dần thay thế cho màu xanh của lá. Cả một vùng trời cũng trở nên rực đỏ.
Hoa phượng và tiếng ve kêu chính là báo hiệu cho một mùa hè đã đến. Em thường nhặt những cánh phượng rơi rồi ép vào trong trang vở để tạo thành hình con bướm. Mỗi khi nhìn thấy những con bướm ấy là em lại nhớ đến những kỉ niệm của những ngày tới trường. Khi hoa phượng tàn là lúc chúng em chuẩn bị được quay lại trường học.
Biết bao thế hệ học sinh của trường em đã lớn lên trưởng thành dưới sự chứng kiến của cây phượng này. Mai sau dù xa trường em sẽ vẫn luôn nhớ về hình ảnh của cây phượng và hình ảnh của thầy cô, bạn bè.
Mẫu bài văn tả cây cổ thụ lớp 5 ngắn, Chia Sẻ 🌵 Tả Cây Dừa Hay ❤️️15 Bài Văn Tả Lợi Ích Cây Dừa Điểm 10
Tả Cây Si Cổ Thụ Lớp 5 Đạt Điểm Cao – Bài 15
Tả Cây Si Cổ Thụ Lớp 5 Đạt Điểm Cao giúp cho các em học sinh có thêm nhiều kiến thức hay và hữu ích trong việc làm văn của mình.
Sân trường em trồng rất nhiều loại cây bóng mát, xòe tán rộng che bóng khắp sân trường. Nhưng có lẽ chỗ cây si già là nơi thu hút nhiều học sinh nhất.
Không biết đến nay, cây si già đã bao nhiêu tuổi. Chúng em băn khoăn hỏi bác bảo vệ về tuổi tác của cây si. Nhưng bác cũng lắc đầu và bảo: “Bác làm bảo vệ ở trường gần chục năm rồi. Nhưng khi bác về đây, cây si đã có rồi. Người ta bảo cây si được mang về trồng từ lúc trường mới thành lập. Tức là vài chục năm rồi, các cháu ạ!”
Cây si giống như một cây dù khổng lồ xanh thẳm. Những cái rễ trơn bóng nằm uốn lượn trên mặt đất như những con trăn nằm ngủ im lìm dưới tán cây. Thân cây to lớn. vỏ cây màu nâu sẫm và cũng trơn bóng như rễ cây. Đặc biệt, không thể đếm xuể rễ cây si, những cái rễ to bằng ngón tay cái người lớn lòng thòng từ trên xuống như những sợi dây thừng dài. Quanh năm, cây si xanh ngắt. Lá si nhỏ và dày, cành lại dài nên dù mưa to gió bão, cây si vẫn đứng vững vàng chống chọi lại thiên tai, khẳng định sức sống bất diệt của mình.
Giờ ra chơi, chúng em thường tụ tập về đây để hóng mát và tổ chức các trò chơi như nhảy dây, đá cầu, kéo co. Cây si gắn bó với chúng em như bàn ghế, như lớp học. Nơi đây đã lưu giữ nhiều kỉ niệm thân yêu của tuổi học trò.
Mai đây, khi phải từ biệt mái trường này thì cây si già vẫn mãi mãi để lại trong lòng chúng em những ấn tượng đẹp, những kỉ niệm khó quên của một thời thơ ấu.
Đọc Thêm 💧 Tả Cây Bưởi Hay Nhất ❤️️ 15 Bài Văn Tả Về Cây Bưởi Điểm 10