Tả Cây Cổ Thụ Lớp 4 Hay [27+ Bài Văn Tả Ngắn Gọn Điểm 10]

Tả Cây Cổ Thụ Lớp 4 Hay ❤️️ 27+ Bài Văn Tả Ngắn Gọn Điểm 10 ✅ Tuyển Tập Văn Mẫu Đặc Sắc Viết Về Hình Ảnh Cây Cổ Thụ Lưu Giữ Bao Kỷ Niệm Tuổi Thơ.

Dàn Ý Tả Cây Cổ Thụ Lớp 4

Dàn ý tả cây cổ thụ sẽ là những hướng dẫn chi tiết giúp các em học sinh dễ dàng thực hiện bài viết của mình đầy đủ và trọn vẹn nhất. Tham khảo mẫu dàn ý tả cây cổ thụ lớp 5 dưới đây:

a) Mở bài: Giới thiệu về cây cổ thụ

  • Em thấy nó ở đâu?
  • Nó là cây gì? (phượng vĩ, đa,… )

b) Thân bài: tả bao quát đến chi tiết

  • Nhìn xa, trông cây như thế nào? (to, cao, lớn,… )
  • Cây khoảng bao nhiêu tuổi?
  • Thân, lá, hoa có màu gì?
  • Rễ như thế nào? (uốn lượn, ngoằn nghèo,… )
  • Cành cây như thế nào? (vươn lên, tỏa nhiều cành)
  • Hoa như thế nào? (màu đỏ, vàng, đẹp, 5, 6 cánh)
  • Cây được dùng để làm gì? (làm cảnh, tạo bóng mát,… )
  • Kỉ niệm của em với cây?

c) Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân về ý nghĩa và giá trị của cây cổ thụ.

Tổng hợp nội dung dành cho bạn với ☔ Tả Cây Đa Cổ Thụ Hay Nhất ☔ 15 Bài Văn Tả Điểm 10

Bài Văn Tả Cây Cổ Thụ Hay Nhất – Mẫu 1

Tham khảo top 10 bài văn tả cây cổ thụ hay nhất viết về cây gạo được chọn lọc và chia sẻ những nội dung dưới đây, giúp các em học sinh nâng cao kỹ năng xây dựng hình ảnh miêu tả sinh động.

Sừng sững phía đầu làng là bóng hình một cây gạo to lớn và vững chãi. Không ai biết cây đã qua bao nhiêu mùa hoa, đón biết bao mùa xuân về nhưng cây gạo nơi đầu làng đã trở thành hình ảnh tiêu biểu cho chốn làng mạc đồng quê, là bóng hình quê hương mà em sẽ mãi ghi nhớ.

Cây gạo đã ở đây từ rất lâu, dù bão gió mạnh mẽ và mãnh liệt thế nào cũng không quật đổ được thân cây to lớn. Thân cây gạo có lớp vỏ xù xì, cứng rắn. Thân cây lớn đến mức hai đứa trẻ bọn em vòng tay ôm không xuể. Thân cây cao và sừng sững, như một vị anh hùng hiên ngang bảo vệ cho vùng quê yên bình nơi em sống. Rễ cây dường như đã ăn sâu vào lòng đất mẹ, có những nhánh rễ to, nổi gồ lên mặt đất trông như những con rắn khổng lồ.

Cây gạo có những cành dài, vươn xa thành một lán cây có tầm vóc rộng lớn. Những cành cây càng lên cao càng thu gọn lại, nhìn từ xa như một ngọn tháp cao lớn. Mỗi mùa hoa gạo đến, cây lại đỏ rực vòm trời, những bông hoa gạo đỏ thắm và mềm mại, năm cánh hoa bao bao bọc bên ngoài, bên trong là những thân nhụy với những chấm đen li ti trên đầu nhìn rất độc đáo. Hoa gạo rực rỡ tháng ba, hoa gạo thắp sáng vẻ đẹp cho quê hương, hình ảnh một góc trời đỏ rực rỡ cũng đủ gợn nên biết bao vẻ đẹp đằm thắm nơi làng quê.

Hoa gạo nở rồi kết thành trái, trái gạo có sáu múi, được đơm quả vào tầm tháng sáu. Bông gạo lúc ấy trắng như hạt gạo, theo cơn gió chốn làng mạc đi đến khắp mọi phương trời.

Hình ảnh cây hoa gạo to cao sừng sững từ lâu đã khắc vào trong tiềm thức của em. Bóng hình cây cổ thụ hiên ngang nơi đầu làng như người bạn hiền của những người dân quê. Dù mai này có đi xa thì em vẫn luôn nhớ đến hình ảnh cây gạo cổ thụ nơi quê hương yêu dấu.

Mời bạn tham khảo 🌠 Tả Cây Tre Hay Nhất 🌠 15 Bài Văn Tả Về Cây Tre Điểm 10

Bài Văn Tả Cây Cổ Thụ Mà Em Biết – Mẫu 2

Bài văn tả cây cổ thụ mà em biết viết về cây đa sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích để các em học sinh chuẩn bị tốt hơn cho bài viết trên lớp sắp tới.

Ở cạnh sân đình của làng em có một cây đa sừng sững không biết có từ bao giờ. Em chỉ biết rằng nó rất cao to và tỏa bóng mát rợp cả một góc sân. Người dân làng em vẫn bảo đó là cây chở che cho làng em.

Cây đa sừng sững như một người khổng lồ đang hiên ngang chễm chệ ngay giữa đường. Cây đa nằm sát mặt đường, bên dưới là cái giếng làng và sân đình. Mọi người vẫn bảo cây đa giếng nước và sân đình thường đi liền với nhau. Thân của cây đa rất to, phải 5, 6 người ôm mới xuể được. Vỏ của thân cây xù xì chứ không trợn mịn và bằng phẳng, vì thỉnh thoảng còn nhô lên một số u mà người ta liên tưởng đến những ung nhọt mọc trên thân cây.

Ấn tượng nhất là bộ rễ như một đàn trăn bò lổm nhổm trên mặt đất. Đây được xem là nơi ngồi hóng gió của người dân quê em. Rễ đa to và tài bò trên đất tưởng chừng như sắp bật ra. Nhưng mà nó lại bám rất sâu, nhiều trận bão đi qua nhưng vẫn không quật ngã được loại cây kiên cố như thế nào.

Những tán lá to và xòe ra khắp nơi với vô vàn nhánh nhỏ chi chít em không đếm được. Trên những cành cây đó là những chiếc lá to và dày, có một số chiếc lá như cái quạt mo của bà em vẫn quạt. Lá nào lá nấy chắc nịch và rất khó có thể rơi rụng khi gió thổi qua. Trừ khi gió quá mạnh thì những chiếc lá mới theo gió rơi xuống. Bọn em vẫn thường nhặt lá đa đem về nhà viết thơ lên đó hoặc để ngồi đánh chuyền ngay dưới gốc đa luôn.

Cây đa đồ sộ này đã trở thành biểu tượng của làng em, có nó làng em trông đẹp hơn và văn minh hơn. Mọi người vẫn bảo làng nào cũng nên có cây đa để bảo vệ cho làng và giữ gìn truyền thống làng lâu năm.

Mọi người ai đi đâu làm ăn xa cũng thường xuyên ghé về thăm quê và không ngớt khen cây đa càng ngày càng đồ sộ hơn. Nhiều người đã có những kí ức tuổi thơ đẹp dưới cây đa, bên cạnh giếng nước và sân đình này.

Giới thiệu đến bạn 🌟 Tả Cây Ăn Quả Em Yêu Thích 🌟 15 Bài Văn Tả Hay Nhất

Bài Văn Mẫu Em Hãy Tả Một Cây Cổ Thụ – Mẫu 3

Tham khảo bài văn mẫu em hãy tả một cây cổ thụ với những chi tiết đắc giá miêu tả cây xà cừ đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng người.

Khi mùa hè đến, những ánh nắng chói chang như đã đổ lửa trên khắp tất cả con đường và dường như ánh nắng đó như cũng thật khiêm nhường khi nó đến nơi có hàng cây xà cừ vươn mình ra, xòe những tán rộng để có thể giúp cho người đi qua đoạn đường đó không bị cái nắng hè chói chang làm nóng rát.

Có lẽ rằng, đối với em thì dường như cũng chẳng biết hàng cây xà cừ này đã có từ khi nào trên đoạn đường đi này. Nhưng em cũng rất chắc chắn rằng ngay từ em nhỏ xíu khi được cùng mẹ đi trên con đường này em đã thấy được những cây xà cừ như cũng thật to và cổ thụ lắm rồi. Cây xà cừ luôn luôn mặc chiếc áo tuy cũ nhưng vẫn cứ hiên ngang trước gió bão và cả những ánh nắng hè gay gắt. Nhìn về phía xa xa, trông hàng cây xà cừ hệt như những chiếc ô khổng lồ để che nắng, che mưa cho đoạn đường.

Thế rồi cây xà cừ lại còn có được rễ cây to, rễ cây như cũng thật là ngoằn ngoèo cắm sâu xuống đất để có thể hút nước và chất dinh dưỡng. Từ xa nhìn lại thì em không biết là có bao con rắn ngoằn ngoèo đang bò quanh cái cây này vậy. Quả thực gốc xà cừ cũng rất to, rộng và rất cứng nữa.

Thân cây xà cừ cũng rất to và như hiện lên những cục u, cục bướu, và có cả những vết sần sùi lộ rõ sự già nua, sự gắn bó với con đường Kim Mã – Hà Nội nổi tiếng về hàng cây xà cừ xanh mướt. Cành của mỗi cây xà cừ lại như đã được chia ra thành ba, bốn nhánh. Mỗi nhánh lại là những cái cành xinh xinh đẹp biết bao nhiêu, những chiếc cành này dường như cũng sắc nhọn mọc tua tủa.

Thế rồi, em như quan sát được đó chính là trên mỗi nhánh cây ấy dường như lại là một chiếc lá xinh xinh. Thật là độc đáo biết bao nhiêu khi ta như thấy được cái cây có màu xanh lá chuối. Và hơn hết, ta như thấy được ngoài viền lá là những nét răng cưa. Thế rồi cơn mưa đi ngang qua thì lúc này đây thì nước mưa đọng trên những chiếc lá đó. Những tia nắng bắt đầu hắt vào những giọt mưa và tạo nên một màu óng ánh gồm bảy sắc cầu vồng thật là đẹp biết bao nhiêu. Mỗi khi có cơn gió đến là các tán lá cây xà cừ như lại xào xạc thật vui biết bao nhiêu.

Cây xà cừ luôn luôn là một trong những hàng cây cho bóng mát, cây được trồng ở đường, ở trường,… để có thể giúp cho con người ta tránh khỏi được những ánh nắng hè gay gắt.

Ngoài ra, tại SCR.VN còn có 🦋 Tả Một Cây Non Mới Trồng 🦋 15 Bài Văn Mẫu Ngắn Hay

Tả Cây Cổ Thụ Lớp 4 Ngắn Gọn – Mẫu 4

Bài văn tả cây cổ thụ lớp 4 ngắn gọn viết về cây si với văn phong hàm súc và những hình ảnh nhiều ý nghĩa sẽ giúp các em học sinh nâng cao kỹ năng viết.

Trường em có rất nhiều loài cây cổ thụ to như cây xà cừ, cây bàng, cây si già. Nhưng em thấy thích nhất là cây si già bởi nó nằm ngay trước cửa lớp học của em.

Em cũng chẳng biết cây si già đã có từ bao giờ nhưng em chắc chắn một điều là nó có từ rất rất lâu rồi. Vì bây giờ nó thành cây si già cổ thụ đứng sừng sững như một cái ô khổng lồ che nắng che mưa cho chúng em vui chơi.

Ở gốc cây si là những chiếc rễ lớn uốn lượn vòng vèo nổi trên mặt đất như những chiếc ghế để cho chúng em ngồi giải lao và vui chơi sau những tiết học căng thẳng và mệt mỏi. Thân cây to ba người bọn em ôm mới hết, thân cây có màu nâu sẫm. Lên cao chừng hơn mét rưỡi cây si bắt đầu phân thành năm nhánh lớn tỏa ra xung quanh và lên cao hơn trên những nhánh đó lại phân thành những nhánh con với những chiếc lá nhỏ xinh vươn ra xung quanh thành một chiếc ô lớn khổng lồ.

Em thấy một điều đặc biệt ở cây si là ở những nhánh có những sợi dây dài mọc hướng xuống bên dưới rất dài. Như những mái tóc buông mình thuôn dài. Lá cây si có màu xanh hơi không to nhưng cây si rất nhiều lá đan xen lẫn nhau như muốn che chắn bảo vệ một thứ gì đó.

Bọn em rất hay ra gốc cây si chơi đùa có những bạn còn khắc tên mình lên thân cây coi như một kỷ niệm không bao giờ quên. Những bạn nam tinh nghịch thì thường cố trèo lên cây và vặt những cái rễ tuôn dài ở nhánh để nghịch. Có những bạn thì ngồi dưới gốc cây chơi mấy trò như ô ăn quan, oẳn tù tì, nhắm mắt đi tìm…Có lẽ nơi đây là kỉ niệm thời học sinh đẹp nhất của chúng em.

Tiếp theo, mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Tả Một Giàn Cây Leo Hay 🌹 15 Bài Văn Tả Cây Leo Điểm 10

Tả Cây Cổ Thụ Ở Trường Em – Mẫu 5

Bài văn tả cây cổ thụ ở trường em đã tái hiện được hình ảnh sống động của cây phượng sân trường, nơi lưu giữ nhiều kỷ niệm của thời học sinh.

Nói đến cây cổ thụ, em không thể không nhắc đến cây phượng già nằm ở giữa sân trường em. Từ khi em vào học ở ngôi trường này, cây phượng đã ở đó đầy hiên ngang và kiêu hãnh.

Ngôi trường của em được xây dựng từ cách đây hơn 20 năm. Dường như cây phượng vĩ đã có ở đây từ thời ấy. Nhìn chúng khác hẳn so với những loài cây khác. Gốc phượng già to phải mấy người ôm mới vừa. Nếu em đứng một mình dưới gốc cây, em có cảm giác như mình thật bé nhỏ. Cũng vì đã già nên thân cây phượng xuất hiện những đốm mốc trắng bạc.

Từ thân cây to sụ ấy chúng vươn lên cao tít và tỏa ra bốn phía xung quanh. Những tán lá xum xuê đưa mình ra hứng lấy nắng. Nhờ vậy mà ánh nắng bị cản lại chỉ còn những đốm nhỏ li ti có thể chiếu xuống mặt đất. Đằng sau những tán lá ấy là những chú ve đang ẩn mình nương náu chỉ chờ đến ngày mùa hè đến để cất cao tiếng hát. Bên dưới gốc cậy, một vài cái rễ nổi lên trên mặt đất.

Vào mùa hè, hoa phượng thi nhau đua nở. Em thường nhặt những cánh phượng rơi rụng và những cái nhụy của nó và ép vào trong trang vở để tạo thành hình con bướm. Mỗi lần mở trang vở ra, hình ảnh về một bầu trở đỏ rực hoa phượng lại hiện lên trong mắt em.

Nếu ai hỏi em kí ức về thời học trò mà em ghi nhớ nhất là gì, em sẽ không ngần ngại mà trả lời rằng đó là kí ức về những bông hoa phượng đỏ.

Mời bạn tiếp tục đón đọc ☘ Tả Loài Cây Em Yêu Thích ☘ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Tả Cây Cổ Thụ Trường Em Hay Nhất – Mẫu 6

Bài văn tả cây cổ thụ trường em hay nhất viết về cây si sẽ là những gợi ý giúp các em học sinh có thêm cảm hứng dành cho bài viết của mình.

Sân trường em trồng rất nhiều loại cây bóng mát, nào bàng, phượng, bằng lăng,… mỗi cây đều mang đến những dấu ấn riêng cho ngôi trường yêu quý này, nhưng với em, em thích nhất là cây si ở góc sân trường.

Cây si này có lẽ đã gần trăm tuổi rồi, từ những ngày đầu tiên khi trường được xây lên, nó đã được trồng ở đấy rồi. Biết bao năm đã qua, bao lứa học sinh đã đến và đi, cây si già vẫn đứng đó, to lớn, xum xuê che mát. Thân cây rất to, một vòng tay em ôm không xuể, màu nâu đất xù xì, khi sờ lên có cảm giác thô ráp. Rễ cây ngoằn nghèo bám sâu xuống lòng đất, có phần còn nhô hẳn lên như những con rắn khổng lồ.

Cây rất cao, ngang với một tầng nhà. Ngồi trên tầng 2 nhìn ra mới thấy những tán lá xanh ngang tầm mắt mình. Trên thân cây còn rất nhiều vết tích là những dấu khắc, vết vẽ của những cô bé cậu bé nghịch ngợm, muốn để lại dấu ấn của chính mình. Thích nhất là những cành cây dài lòng thòng thả rơi xuống mặt đất. Chúng em thường đánh đu, trèo lên những cành ấy đu qua đu lại như trò chơi.

Cây si có tán lá rất dày và rộng, um tùm, xum xuê che mát. Lá cây nhỏ nhưng rất dày, mọc chen chúc nhau, qua bao nắng mưa vẫn nghiêm trang đứng như một người lính bảo vệ ngôi trường, bảo vệ các em học sinh. Đứng dưới tán cây, vào mùa hè hay những khi trời đổ mưa nhỏ, đều không cảm thấy nắng rọi hay mưa ướt trên vai.

Đối với học sinh chúng em, cây si này gắn bó với rất nhiều kỉ niệm. Mỗi giờ ra chơi, mấy bạn nữ lại rũ nhau ra gốc si ngồi đọc truyện, ngâm thơ, tập hát, tập làm những món đồ lưu niệm thủ công xinh xắn. Mấy cậu con trai nghịch ngợm hơn một chút thì chạy đuổi nhau quanh gốc cây, nhặt những cành khô vờ làm kiếm chơi trận giả, đánh đu trên thân cây vờ như những siêu anh hùng đang bay lượn. Mỗi cuối giờ, chunga em lại lần lượt thay nhau tưói cho cây những xô nước mát lành.

Dưới gốc cây ấy, bao nhiêu câu chuyện đã được kể, bao nhiêu kí ức tuổi thần tiên đã được dựng lên, nhiều như lá cây trên cành mãi mãi chẳng bao giờ trơ trụi được. Mai này dù đi đâu xa, mỗi khi quay về thăm quê, em vẫn sẽ tìm lại về nơi đây, tìm lại gốc cây này, ngồi xuống dưới tán lá, cùng bè bạn ôn lại chuyện cũ đã qua.

Gửi tặng bạn 💕 Tả Cây Bàng Trường Em 💕 15 Bài Văn Miêu Tả Hay Nhất

Tả Cây Cổ Thụ Mà Em Yêu Thích – Mẫu 7

Với bài văn tả cây cổ thụ mà em yêu thích, các em học sinh sẽ tham khảo được những hình ảnh miêu tả cây tràm một cách độc đáo và sinh động.

Trường em có trồng nhiều loại cây cho bóng mát, nhưng em thích nhất là cây tràm ở gần cổng trường.

Nhìn từ xa, cây tràm giống như một cây dù khổng lồ. Cây phát triển nhanh, vượt cao khỏi cổng trường. Rễ cây to nhô lên khỏi mặt đất trông giống như mọt đàn rắn đang bò. Thân tràm to đến hai vòng tay em ôm lại, vỏ sần sùi đen sậm. Vượt cao khỏi mặt đất độ hai thước, thân tràm chẻ thành nhánh. Mỗi nhánh đều có nhiều cành con chĩa ra bốn phía, mang đầy những chiếc lá vàng lại lìa cành. Chúng dạo chơi trên mặt đất. Một vài chiếc lá bay đến cái ao cạnh trường, thả thuyền trôi trên mặt nước.

Xen lẫn giữa đám lá xanh um, ẩn hiện những cánh hoa vàng lấp lánh ánh nắng như những chùm kim tuyến. Đôi lúc, những cành hoa nhỏ xinh xắn ấy rơi xuống, bay nhè nhẹ trong không gian, tạo nên một khung cảnh thật nên thơ. Quả tràm màu xanh, xoắn tròn như trái keo non. Về già, quả đổi sang màu đen sậm. Nếu lấy quả chả trong nước, sẽ nỗi lên những bọt trắng xóa như xà phòng…

Giờ chơi, chúng em đến quây quần bên gốc tràm vui đùa, trò chuyện. Thỉnh thoảng, vài chiếc hoa vàng rơi lác đác trên mái tóc như làm duyên cho chúng em. Có bạn nghịch ngợm hơn lại đến ôm gốc cây xoay một vòng, trông có vẻ thích thú lắm. Vào buổi bình minh, ông Mặt Trời nhô lên chiếu những tia nắng hồng xuyên qua kẽ lá làm óng ánh những giọt sương mai. Từng đàn chim kéo nhau về nhảy nhót, hót líu lo. Vài con bướm đậu trên những cánh hoa ngào ngạt hương thơm. Đêm về, từng cơn gió thổi làm lay động những chiếc lá, tạo nên một âm thanh êm dịu.

Em thích cây tràm lắm, vì tràm chẳng những cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn tăng thêm vẻ đẹp của trường em. Những trưa hè êm ả, được ngắm hoa tràm rơi thật thích thú biết bao nhiêu.

Mời bạn tham khảo 🌠 Tả Cây Xoài Hay 🌠 15 Bài Văn Mẫu Biểu Cảm Về Cây Xoài

Tả Cây Bàng Cổ Thụ – Mẫu 8

Bài văn tả cây bàng cổ thụ đã tái hiện được hình ảnh gần gũi và những kỷ niệm thời thơ ấu gắn bó bên cây bàng thân thương.

Trong các loài cây trên đất nước Việt Nam, cây nào cũng có vẻ đẹp và ý nghĩa riêng của có. Nhưng với tôi, có lẽ cây bàng là người bạn vô cùng thân thiết. Tôi yêu bàng như một sinh thể sống bởi bàng là chứng nhân cho biết bao kỉ niệm vui buồn thời thơ ấu của tôi.

Từ khi biết nô đùa, chạy nhảy cùng lũ bạn gần nhà, tôi đã thấy cây bàng đứng sừng sững ở đầu làng gần khu chợ nhỏ từ bao giờ. Nhìn từ xa, cây bàng như một chiếc ô khổng lồ. Thân cây to, nổi lên những u, những cục sần sùi. Bà tôi bảo đó là mắt của bàng. Rễ cây bám sâu vào trong lòng đất vững vàng qua mưa gió. Các bạn cùng lứa tuổi với tôi thường ngắm màu đỏ của hoa phượng để đón chờ hè tới. Nhưng tôi lại thích ngắm sự đổi thay kì diệu của những mầm chồi non của bàng chuyển dần thành lá – với tôi, đó là sự báo hiệu của ngày hè.

Mùa hè, bàng khoác trên mình chiếc áo màu xanh. Những tán lá như những chiếc lọng xanh mát rượi che đi cái nắng oi ả trong buổi trưa hè. Dưới gốc bàng là cả một kho cổ tích của lũ trẻ con xóm nhỏ. Bọn trẻ chúng tôi thường lấy lá bàng làm những chú trâu chọi, nghênh nghênh đôi sừng nhọn hoắt, sáp vào nhau trong tiếng hò reo náo nhiệt. Những đêm trăng sáng mất điện, chúng tôi lại rủ nhau chơi trò “rồng rắn” quanh gốc bàng cổ thật vui…Gốc bàng xù xì, rễ tỏa ra nhiều phía nên bao nhiêu sinh lực bàng dành hết cho lá, cho cành, cho những chùm hoa trắng nhỏ li ti kết thành trái.

Bàng hứng nắng trên đầu để gốc mát quanh năm, để ánh nắng trưa hè lọc qua lung linh huyền ảo. Trong tán lá bàng xanh ấy là thế giới riêng của những chú chim sẻ, chim sâu bé nhỏ. Đứng dưới gốc bàng nghe tiếng kêu lích chích của chung rộ lên thật vui tai. Tạm biệt mùa hè, bàng đón thu sang với làn sương mỏng cùng ánh nắng thu hanh hao để những chiếc lá xanh của mình chuyển dần sang màu vàng. Rồi một ngày gió heo may se lạnh, những cơn mưa thưa dần, đó cũng là lúc quanh gốc bàng đã lác đác rụng những quả bàng chín.

Lũ trẻ xóm tôi, cứ đi học về là lại đến bên cây bàng tìm hái bàng để ăn. Với chúng tôi, bàng chín là một món đặc sản ngon tuyệt. Bàng chín ăn có vị ngòn ngọt, chua chua, hơi chan chát… Nếu ai đã cầm trái bàng chín trên tay, chắc chắn sẽ không thể nào quên được mùi thơm dịu toả ra từ lớp vỏ vàng bóng. Đập vỡ hạt ra bạn sẽ thấy nhân trái bàng màu trắng đục, ăn thơm béo lạ thường. Phải chăng rễ bàng đã phải cần mẫn, vất vả chắt chiu màu mỡ trong lòng đất mẹ để chúng tôi có được những trái, nhân ngon, ngọt lành đến vậy!

Lá bàng từ màu vàng nhạt, sậm dần rồi chuyển sang nhuộm màu đỏ sẫm. Đó là lúc bàng gửi những tấm thiệp hồng đầu đông cho con người, cho cây cỏ. Từng cơn gió bấc thổi mạnh, lá bàng lìa khỏi cành bay vào không gian như nuối tiếc điều gì đó rồi nhẹ nhàng đáp xuống cỏ. Đông đã đến thật rồi! Bàng trút lá, cành cây trơ trụi khẳng khiu giữa mùa đông buốt giá. Nhiều hôm mưa phùn, gió bấc, tôi thấy thương cây bàng vô cùng và thầm hỏi: “Bàng ơi, trời lạnh lắm, bạn có rét nhiều không?” Lá bàng khô rơi xào xạc trên lối mòn như trả lời: “Cám ơn bạn, mình không sao đâu”.

Thu qua, đông tới, và rồi xuân sẽ lại sang, chúng tôi quen rồi bạn ạ!” Giã từ những ngày đông giá rét, xuân về, cây bàng khoác lên mình những đốm lửa màu xanh. Rồi những đốm lửa màu xanh ấy cứ lớn dần, lớn dần,… Bàng cựa mình, rung rinh hé mắt nhìn bầu trời xanh thẳm. Và kì diệu thay, chỉ vài ba hôm không để ý, bàng đã hoàn toàn đổi khác với tấm áo choàng xanh non tươi mới. Cây xòe rộng tán, đung đưa lá cành vẫy gọi chim chóc trở về tụ họp hót ríu ran. Lũ trẻ con chúng tôi lại nô đùa vui vẻ dưới gốc bàng, ngước lên nhìn cây bàng đổi thay sắc áo và mong đợi một mùa hè với bao kỉ niệm tuyệt vời…

Cây bàng thân thuộc, gắn bó với tuổi thơ, với lứa tuổi học trò. Thời gian dần trôi, cây bàng vẫn đứng đó ở đầu xóm nhỏ, xoè tán rộng che nắng che mưa cho bao thế hệ con người. Có ai lớn lên, đi xa còn nhớ về cây bàng? Còn tôi, mỗi khi cầm trái bàng chín trên tay lại nghe như có tiếng ai đó trong gió vọng về: “Bạn ơi, cuộc đời này đẹp lắm!” Đó là tiếng của đất, của trời, hay là tiếng của cây bàng cổ thụ thân yêu?

Đừng bỏ qua 🔥 Tả Hoa Hồng Hay Nhất 🔥 15 Bài Văn Tả Cây Hoa Hồng Nhung

Bài Văn Tả Cây Đa Cổ Thụ – Mẫu 9

Bài văn tả cây đa cổ thụ đã khắc hoạ lại một khung cảnh làng quê thanh bình và yên ả  với những kỷ niệm khó phai.

Quê hương mỗi người đều có những vẻ đẹp riêng, những cảnh vật riêng. Quê hương tôi gắn liền với mái nước, sân đình,..đặc biệt là cây đa cổ thụ đầu làng. Cây đa ấy giống như là linh hồn của cả ngôi làng của tôi vậy.

Cây đa cổ thụ làng tôi được trồng từ rất lâu rồi, độ khoảng gần trăm năm tuổi, từ khi tôi sinh ra, cây đa đã to sừng sững như một người khổng lồ. Gốc cây rộng, chiếm hẳn một khoảng đất to, Những rễ cây sần sùi, to mập nổi lên cuồn cuộn trên mặt đất như những con trăn khổng lồ. Thân cây đã to, màu nâu sẫm xung quanh còn có những thân cây phụ cũng to không kém nối liền với cành cây khiến cây càng thêm vững chắc, tựa như dù có bão táp mưa sa, không gì có thể đánh đổ được cây đa ấy. Từ thân cây, mọc ra những cành cây to lực lưỡng như những bắp tay của người lực sĩ, tỏa ra xa tứ phía, tạo thành tán cây rộng.

Lá đa to,xanh mát, mọc um tùm trên những cành cây, từng khóm từng khóm kết lại tạo thành chiếc ô xanh khổng lồ che nắng, che mưa cho người dân trong làng. Chim chóc rủ nhau làm tổ, hót vang ríu rít trên cây. Vào những ngày hè, ông mặt trời lên cao, những tia nắng vàng rực rỡ lại len lỏi qua kẽ lá, chiếu xuống mặt đất như những đốm sáng nhỏ li ti. Từ trên cây, mọc ra những chùm tua rua dài, dày chạm hẳn đến mặt đất, khiến tôi liên tưởng đến vị già làng với bộ râu dài um tùm ngày ngày trông giữ bình yên cho ngôi làng.

Ngày ngày, dưới gốc đa là nơi nghỉ chân của những bác nông dân đi cày đồng, uống bát nước cho vơi bớt mệt mỏi, nơi của những đứa trẻ con chúng tôi nô đùa, trèo lên những cành cây bóng mát, hét hò ầm ĩ vào mỗi buổi chiều êm đềm, hay cũng là nơi mà mỗi tối, dân làng rủ nhau ngồi tán gẫu, trò chuyện vui vẻ ngắm ánh trăng sáng trên bầu trời. Ông tôi từng nói rằng, cây đa này đã có gần trăm năm nên nó thiêng liêng vô cùng, nó như linh hồn của cả làng ta vậy, không ai dám phá bỏ, làm tổn hại gì đến cây đa cả vậy nên ông cháu ta cần bảo vệ và giữ gìn cây đa ấy, nó là bản sắc của làng ta.

Lời ông nói vẫn luôn tồn tại trong tâm trí tôi, quả thật cây đa cổ thụ ấy không chỉ lâu đời mà còn mang một vẻ đẹp cổ kính, gắn bó suốt bao đời nay với làng quê tôi. Ngồi dưới gốc đa, tôi cảm thấy lòng mình yên bình đến lạ, có lẽ nó là nơi đã quá đỗi thân thương, nó luôn dang vòng tay che chở cho mỗi người con của ngôi làng này vậy.

Đã bao nhiêu năm trôi qua, cây đa cổ thụ vẫn đứng đó. Dù bây giờ không còn ở quê thường xuyên nữa nhưng mỗi lần có dịp về quê chơi, tôi lại ra gốc đa ngồi để ngắm nhìn cảnh quê hương tươi đẹp gắn bó suốt một thời tuổi thơ của tôi. Dù đi đâu xa, có lẽ cây đa vẫn sẽ mãi tồn tại trong tâm trí tôi như một niềm tự hào về làng quê của mình.

Chia sẻ cùng bạn 🌹 Tả Cây Mai Ngày Tết Lớp 6 🌹 15 Bài Văn Tả Cây Hoa Mai Hay

Kết Bài Mở Rộng Tả Cây Đa Cổ Thụ – Mẫu 10

Tham khảo phần kết bài mở rộng tả cây đa cổ thụ với những thông điệp ý nghĩa với bài văn mẫu đặc sắc dưới đây:

Đầu làng em có một cây đa có lẽ đã vài trăm tuổi. Thân cây lớn lắm! Rễ đa ngoằn ngoèo như những con trăn khổng lồ uốn khúc. Xung quanh gốc chính là hàng chục gốc phụ khiến cho cây thêm bề thế và vững chãi. Cách xa hàng cây số đã nhìn thấy bóng đa cao vượt khỏi lũy tre làng, sừng sững in trên nền trời xanh biếc.

Bóng đa che mát một khoảng đất rộng. Chim chóc làm tổ trên cành, suốt ngày ríu rít. Đang đi trên đường nắng chang chang, khách ghé vào quán tranh nghỉ chân, uống một bát nước chè xanh hãm đặc, tận hưởng cơn gió nồm nam lồng lộng thổi, quả là không có gì sung sướng bằng, bao nhiêu mỏi mệt đều tan biến hết.

Tuổi thơ chúng em cũng tìm được ở cây đa nhiều điều kì thú. Lá đa to, dày và xanh bóng đem cuộn tròn lại, xé hai bên mép lá làm sừng, buộc một mẩu dây chuối khô vào cuống rồi luồn vào trong, khe khẽ kéo… Thế là đã có một “con trâu lá đa”, cặp sừng cong cong, cái đầu gục gặc như sẵn sàng nghênh chiên. Nào là trâu bố, trâu mẹ, nghé tơ… nằm quây quần bên nhau, nhìn mới thích làm sao.

Những chiếc búp đa khô quăn queo màu nâu rơi trên mặt cỏ nhặt về có thể làm kèn. Kèn búp đa ngậm vào miệng rồi phồng má thổi, nó kêu “toe” lên một tiếng, kèm theo chuỗi cười trong trẻo vang xa. Chiều hè, chúng em thường túm năm tụm bảy dưới gốc đa để thi thả diều. Bờ con mương chạy ngang cánh đồng làng là nơi thả diều lí tưởng. Những cánh diều chấp chới bay cao, tiếng sáo diều vi vu ngân nga giữa không trung bát ngát.

Ông em kể rằng cây đa đã chứng kiến bao sự kiện buồn vui của làng. Lá cờ đỏ sao vàng đầu tiên phấp phới bay trên ngọn đa. Cuộc mít tinh đầu tiên của dân làng thành lập chính quyền cách mạng cũng diễn ra dưới gốc đa. Trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, những cuộc tiễn đưa thanh niên lên đường nhập ngũ cũng được tổ chức ở đây… Rồi chuyện làm ăn hàng ngày, chuyện đổi mới không ngừng của làng của nước, bà con trao đổi với nhau dưới bóng mát cây đa. Cây đa cổ thụ quả đúng là nhân chứng lịch sử của làng.

Cây đa cổ thụ, một hình ảnh đặc trưng của làng quê Việt Nam cùng với lũy tre, bóng dừa, bụi chuối…đã vẽ nên một bức tranh thanh bình, yên ả. Cây đa trăm tuổi vẫn ở đó, sừng sững chứng kiến những đổi thay của làng em. Khi xóm làng thay da đổi thịt, cây đa vẫn đứng đó, vẫn như một dũng sĩ ngày đêm trông giữ làng không biết mệt mỏi. Nó đã trở thành một ký ức đẹp thêu dệt nên tuổi thơ của rất nhiều con người nơi làng quê dân giã.

Có thể bạn sẽ thích 🌼 Tả Cây Chuối Hay Nhất 🌼 15 Bài Văn Tả Về Cây Chuối Tiêu

Bài Văn Tả Cây Cổ Thụ Lớp 4 Đạt Điểm Cao – Mẫu 11

Bài văn tả cây cổ thụ lớp 4 đạt điểm cao viết về cây si sẽ giúp các em học sinh trau dồi kỹ năng viết và cách diễn đạt câu văn thật sâu sắc.

Cuối tuần vừa rồi, trường em có tổ chức cho chúng em một buổi đi dã ngoại trên thủ đô Hà Nội. Ở đó, em đã được đến thăm cây si cổ thụ rất lớn, vẻ đẹp của cây si để lại cho em ấn tượng sâu sắc.

Cây si chẳng biết có từ bao giờ, nghe người hướng dẫn viên du lịch giới thiệu, cây si đã hơn trăm năm rồi. Khi ấy em đã rất ngạc nhiên, cây si còn nhiều tuổi hơn cả ngôi đình làng em nữa. Rễ cây si tròn và trơn như những con rắn lớn đang ngoi lên trên mặt đất, nằm ngủ im lìm dưới gốc cây. Gốc cây to màu nâu trơn nhẵn và rất lớn, năm sáu bạn học sinh chúng em ôm không xuể. Thân cây nhỏ hơn một chút nhưng vẫn rất lớn, trông xa như người khổng lồ đứng giữa một bãi cỏ xanh rờn. Các dây to tròn ghép lại với nhau tạo nên một chỉnh thể thống nhất là thân cây to cao ấy.

Cách cành cây tỏa rộng ra hai bên như những cánh tay vươn lên trên trời cao, đón lấy ánh nắng mặt trời mỗi buổi sớm mai. Các chiếc lá như những bàn tay nhỏ bé của đứa trẻ hồn nhiên hứng lấy gió lấy mưa của đất trời ban tặng. Nhìn từ dưới lên, các cành cây đan vào nhau như tạo nên một cái nan lớn của chiếc ô khổng lồ màu xanh thẫm.

Lá cây si không to như lá cây đa, nhưng rất nhiều, mọc chi chít nhau. Lá non màu xanh nõn bóng loáng, lá trưởng thành màu xanh đậm và lá đã già thì có màu vàng nhạt khi lìa cành sẽ dần chuyển thành màu nâu. Cây si không có hoa, quả của cây si nhỏ nhỏ. Khi non màu xanh, khi trưởng thành căng bóng màu xanh nhạt hơn và khi chín có màu đỏ đẹp mắt. Đứng dưới gốc cây si như được che chở và bảo vệ. Chơi đùa cùng các bạn dưới gốc cây si rất mát và thoải mái.

Buổi dã ngoại qua rất nhanh và chẳng mấy chốc em đã phải tạm biệt cây si. Em mong sẽ sớm có một buổi đi dã ngoại nữa để lên thăm lại cây si già ấy.

Giới thiệu đến bạn 🌟 Tả Cây Đào Hay Nhất 🌟 15 Bài Văn Tả Cây Hoa Đào Ngày Tết

Tả một cây cổ thụ ngắn gọn nhất – Mẫu 12

Những bài văn tả một cây cổ thụ ngắn gọn nhất không chỉ có các hình ảnh miêu tả cây gạo được xây dựng sinh động mà còn gửi gắm những thông điệp sâu sắc và ý nghĩa.

Đầu làng tôi có một cây gạo cổ thụ rất đẹp. Cây đứng sừng sững và hiên ngang trước giông bão cuộc đời, chứng kiến bao sự đổi thay của làng qua các thế hệ nối tiếp nhau.

Từ cửa sổ, tôi hay trông ra phía cây gạo đầu làng. Trong ánh mắt trẻ thơ của tôi mỗi mùa cây gạo lại hiện ra những hình ảnh khác nhau. Mùa hè cây gạo đứng xòe ô che mát cho ai vào lúc trưa sang chuyến đò quê. Mùa thu, cây gạo nâng vầng trăng tròn vành mọng lên cành, suốt đêm ngồi xe trăng như người kéo kén tằm vàng, dải xuống làng những dải tơ lụa mịn màng.

Mùa đông, cây gạo trơ trọi cành lá. Bầu trời ẩm thấp lè tè mây xám. Cây gạo giống chàng lực sĩ khổng lồ, thân cao vống căng lên. Rễ tì đất, vươn cành như các cánh tay cuồn cuộn cơ bắp đỡ bầu trời lên không cho mây xám rơi xuống làng.

Mùa xuân, nàng tiên xuân đem mưa rây bụi làm rung chuyển cả đất trời. Một buổi sáng, tôi trông ra phía đầu làng, ô kìa! Cây gạo đã đơm đầy hoa nom như một mâm xôi gấc đỏ. Ngày Tết, mẹ tôi cũng hay đổ xôi như thế. Khi tôi đang ngon lành giấc ngủ với giấc mơ vui mặc quần áo mới đầu năm thì mẹ tôi lẳng lặng thức dậy. Ánh lửa cháy cùng lòng mẹ.

Ngày tháng qua đi thật chậm mà cũng thật nhanh. Những bông hoa đỏ ngày nào đã trở thành những quả gạo múp míp, hai đầu thon vút như con thoi. Sợi bông trong quả đầy dần, căng lên; những mảnh vỏ tách ra cho các múi bông nở chín đều, chín như nồi cơm chín đội vung mà cười, trắng lóa. Cây gạo như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới. Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.

Cây gạo gắn liền với tuổi thơ của những người dân quê tôi, trở thành một kí ức ngọt ngào trong quãng đời của mỗi người. Dù có đi đâu xa quê, hình ảnh cây gạo vẫn luôn trong tâm trí tôi.

Đọc nhiều hơn 🌻 Tả Cây Cổ Thụ Lớp 5, Lớp 4 🌻 15 Bài Văn Tả Hay Nhất

Bài Văn Tả Cây Cổ Thụ Lớp 4 Ngắn Nhất – Mẫu 13

Bài văn tả cây cổ thụ lớp 4 ngắn nhất với hình ảnh cây đa đầu làng được tái hiện sinh động bằng những câu văn súc tích và giàu hình ảnh.

Có một loài cây đã lặng lẽ chứng kiến sự đổi thay của làng quê, lặng lẽ đồng hành cùng con người quê em. Đó là cây đa cổ thụ trồng ở đầu làng em. Cây đa có từ bao giờ cũng chẳng ai trong làng em có thể biết được chính xác.

Nó vẫn cứ ở đó, như một thành viên của ngôi làng này. Nhìn từ xa, cây đa như một người hộ vệ trung thành đứng sừng sững ở đầu làng bảo vệ an toàn cho làng quê thân yêu. Những chiếc rễ to, cứng rắn cắm sâu vào lòng đất hút chất dinh dưỡng, một vài chiếc lại nổi lên trên mặt đất. thân cây to, năm người ôm không xuể, lớp áo màu nâu bạc như minh chứng cho thời gian cây đã gắn bó với ngôi làng.

Những cành cây to, tỏa rộng, nhiều chi chít, tán lá xanh non, che mát một khoảng đất rộng. Lá đa to như chiếc quạt nan thu nhỏ, màu xanh đậm, mặt sau có một lớp lông ngắn mỏng khá mềm mại. Dưới tán lá đa xanh mát là nơi nghỉ chân lí tưởng của người dân làng em. Những bác nông dân đi làm đồng về nóng bức cũng ngồi dưới tán cây để hóng mát, xua đi cái mệt mỏi sau những giờ lao động vất vả. Những chú trâu nằm lười biếng dưới tán cây thiu thiu ngủ.

Mỗi chiều đi học về, tụi trẻ trong làng chúng em lại kéo nhau ra đầu làng, ngồi dưới gốc đa chơi chuyền, chơi đuổi bắt, kể chuyện cười vui vẻ, … Tiếng nói chuyện, tiếng cười đùa làm không khí thêm tươi vui, sôi động. Cây đa cùng bến nước, con đò đã trở thành hình ảnh biểu tượng của làng quê. Em rất yêu cây đa quê em.

Mời bạn khám phá thêm 💕 Tả Cây Cam Hay Nhất 💕 15 Bài Văn Tả Về Cây Cam Điểm 10

Bài Văn Tả Cây Cổ Thụ Lớp 4 Cây Đa – Mẫu 14

Đón đọc bài văn tả cây cổ thụ lớp 4 cây đa sẽ giúp các em học sinh luyện tập được cách sử dụng từ ngữ gợi hình, gợi  cảm khi miêu tả.

Làng quê em có rất nhiều cảnh đẹp khiến ai đi xa nơi đây cũng đều thương đều nhớ. Đối với em, hình ảnh mái đình cổ rêu phong nằm tĩnh lặng dưới bóng cây đa cổ thụ luôn in sâu trong tâm trí mỗi lần trở về quê nội.

Cây đa chẳng biết có từ bao giờ. Bà nội kể từ khi bà còn nhỏ, cây đã ở nơi đây tỏa bóng mát cho trẻ con nô đùa. Có lẽ đến nay, cây đa cũng đến hơn trăm tuổi. Rễ đa nổi lên trên mặt đất và bò rộng ra khoảng đất xung quanh để giữ thân cây được vững chắc. Vì vậy, trải qua thời gian với bao cơn bão lớn, đa vẫn đứng vững và tỏa bóng mát cho làng quê.

Rễ cây to và dài như những con mãng xà nằm lặng yên trên mặt đất. Đây cũng là nơi người dân làng em thường ngồi nghỉ chân mỗi khi đi làm đồng về và lũ trẻ con thích thú ngồi nô đùa sau mỗi buổi tan học. Cây đa còn có nhiều rễ phụ, buông dài từ trên xuống như những chiếc râu của chú bạch tuộc.

Thân cây đa to lớn, chừng ba đến bốn người dang tay mới ôm xuể. Vỏ cây có màu nâu, thân cây không nhẵn mịn mà xù xì. Thân cây khoảng 8 mét và chia thành ba nhánh lớn, xòe tán rộng xum xuê. Ngọn cao nhất mọc thẳng như hướng về nền trời xanh ngắt

Lá đa dày và rộng hơn bàn tay em, có màu xanh đậm. Mỗi khi lá rụng, lũ trẻ trong làng thường sử dụng để làm quạt mát hoặc biến thành chiếc mũ đội đầu xinh xinh. Tán đa xòe rộng như chiếc ô khổng lồ màu xanh. Trên vòm lá ấy còn xuất hiện những bông hoa đa nhỏ xíu, để rồi kết trái và mùa hè đến có những trái đa đỏ mọng, là món quà của trẻ thơ quê em. Mỗi làn gió nhẹ thổi qua, cành lá đu đưa, tạo nên âm thanh xào xạc. Ở những tán lá rộng, chim chóc kéo nhau về làm tổ rộn ràng.

Cây đa đầu làng đã chứng kiến bao chuyện buồn vui của ngôi làng. Mỗi khi có dịp về quê, em cùng các bạn thường nô đùa và chơi các trò chơi dân gian dưới bóng mát của tán đa cổ thụ. Khách qua làng thường dừng chân bên quán nước ven gốc đa, uống bát nước chè xanh và lắng nghe tiếng chim hót văng vẳng bên tai.

Em yêu thích cây đa bởi vẻ đẹp cổ kính và nơi đây đã gắn bó với bao kỉ niệm tuổi thơ êm đềm. Cây đa giống như ông bụt hiền từ đứng ở đầu làng, luôn dang rộng vòng tay chào đón những người con của làng trở về. Em mong gốc đa cổ thụ sẽ mãi mãi xanh tươi, trở thành người bạn gắn bó và thân thiết với người dân quê em.

Giới thiệu cùng bạn 🍀 Tả Cây Bưởi Hay Nhất 🍀 15 Bài Văn Tả Về Cây Bưởi Điểm 10

Tả Cây Cổ Thụ Cây Bàng Lớp 4 – Mẫu 15

Tả cây cổ thụ cây bàng lớp 4 giúp các em học sinh học hỏi được lối diễn đạt linh hoạt và sử dụng những từ ngữ đặc sắc.

Sân trường của tôi to lớn và có nhiều loại cây che bóng mát như: bằng lăng, phượng, sấu,… Nhưng tôi thích nhất là cây bàng cổ thụ được trồng bên mép trái sân trường.

Nhìn từ xa, cây bàng sừng sững xòe ra những tán lá rộng, che mát cho cả một góc sân trường. Cây cao chừng 5, 6 mét, to bằng một vòng tay tôi ôm mới xuể. Bao bọc quanh thân là một lớp vỏ dày đặc, xù xì, sứt sẹo. Gốc bàng rất lớn. Dưới gốc là những chiếc rễ trồi lên, bò lan xung quanh như những con trăn khổng lồ.

Trên thân bàng là những cành lớn, cành nhỏ vươn đều ra bốn phía. Mùa xuân, cành nào cũng xum xuê lá. Lá xanh đậm, bóng nhẫy. Lẫn trong những vòm lá xanh ấy là những chùm hoa li ti năm cánh vàng mơ thật đẹp. Sau một thời gian, những chùm hoa ấy dần dần nhường chỗ cho những quả bàng lòng thòng rũ xuống.

Quả bàng hình dẹt và nhọn đầu, lúc còn non căng mọng một màu xanh thẫm. Vào những ngày nắng to, cây bàng tỏa bóng mát cho chúng tôi vui chơi. Chim chóc rộn ràng cất tiếng hót, chọn những vòm lá xanh um để trú ngụ. Vào giờ ra chơi, chúng em thường ngồi lên những chiếc rễ lớn để ôn bài. Đầu hè, quả bàng chín màu mật ong. Rồi thu đến, lá bàng chuyển sang màu đỏ và lần lượt rời cành theo từng cơn gió. Trên nền trời lạnh lẽo, cành bàng trơ trụi trông thật buồn. Sang đông, trên những cành bàng nhú lên vài búp lá non trông thật đẹp.

Cây bàng cổ thụ đã gắn bó với chúng em nhiều kỉ niệm. Nó không chỉ là loại cây che bóng mát mà còn làm tăng thêm vẻ đẹp của sân trường.

Tiếp theo bài văn tả cây cổ thụ, hia sẻ cùng bạn 🌹 Tả Cây Mít Hay Nhất 🌹 15 Bài Văn Tả Về Cây Mít Điểm 10

Tả Cây Cổ Thụ Lớp 4 – Mẫu 16

Đón đọc bài văn tả cây cổ thụ lớp 6 với hình ảnh cây đa biểu tượng của làng quê Việt Nam trong nội dung dưới đây:

“Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều”

Quê hương hai tiếng gọi thân thương mà bình dị. Nghĩ về quê hương là nghĩ đến những lũy tre xanh rì rầm, là cánh đồng lúa bát ngát, là dòng sông tắm mát trưa hè. Và không thể không nhắc đến hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình, những điều thân thuộc của làng quê yêu dấu. Quê em cũng có một cây đa cổ thụ và nó trở thành một dấu ấn đẹp đẽ trong tâm hồn em.

Cây đa không biết có tự bao giờ, em nghe nội bảo nó có từ lâu lắm rồi. Đa mọc sừng sững, đứng oai vệ như một người hùng. Nó đã chứng kiến bao nhiêu thế hệ sinh ra và lớn lên trưởng thành xa quê lập nghiệp rồi trở về. Cây đa cũng là nhân chứng tiêu biểu của cuộc chiến tranh tàn ác của Pháp và Mỹ xâm lược nước ta. Cây đa mọc đầu làng, bên cạnh đồng lúa, dưới gốc đa có giếng nước kề cạnh .Thân cây cao khoảng năm, sáu mét, gốc cây to bảy tám người ôm chưa hết một vòng. Cây khoác lên mình màu da nâu đặc trưng, vỏ cây sần sùi, xù xì những vết xước, một vài vết “thẹo ” kí ức của chiến tranh.

Cây có nhiều cành, cành nào cũng to, khoẻ, chắc nịch như bắp tay người dũng sĩ vươn mình che chở ngôi làng. Cây có tán lá rộng, lá mọc xùm xuê, xanh mướt. Tán lá như một chiếc ô khổng lồ giữa bầu trời. Lá đa to bản, có hình bầu dục và có nhiều gân trên mặt lá, mỗi chiếc lá trong như một bàn tay người lớn.

Rễ đa to, mọc lổm chổm trên mặt đất , trườn mình ra như những chú rắn khổng lồ đi tìm nguồn dinh dưỡng nuôi cây. Rễ cây bám chắc vào lòng đất, những ngày gió lớn hay mưa bão cũng không làm quật được sức chiến đấu kiên cường của cây đa. Trái lại, càng làm cho nó thêm mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Đa ra quả vào mùa hạ, quả đa chín ngọt và có vị hơi chan chát.

Cây đa gắn liền với kỉ niệm tuổi thơ em và với dân làng. Đó là những lần em cùng lũ bạn chơi trốn tìm, chuyền thẻ, bịt mắt bắt dê,…. vô cùng vui vẻ dưới gốc đa. Là những trưa hè nóng nực, cô bác trong làng ra ngồi dưới gốc đa hóng mát, trò chuyện cùng nhau. Là những ngày vất vả mệt nhọc với vụ mùa, bác nông dân lại cùng đa làm bạn, nghỉ ngơi, thưởng thức vị mát của những cơn gió nồm thổi qua. Là hình ảnh bác trâu già thông thả nằm dưới gốc đa mơ màng lim dim nhai cỏ.

Đó còn là những kỷ niệm khi chiều về, tụi nhỏ chúng em thả diều, bắt bóng cùng tiếng chim ríu rít trên cành như khúc nhạc tuổi thơ. Là những trưa hè, đa cùng em soi mình dưới mặt nước trong vắt. Là những đêm rằm dưới ánh trăng tròn vành vạnh bóng đa toả bóng mình xuống mặt đất huyền ảo đẹp đẽ đến lạ kì. Và cả những lần hờn đỗi em lại tìm đến gốc đa như một người bạn tâm tình để được vỗ về an ủi.

Cây đa tượng trưng cho sự trường tồn, sức sống dẻo dai. Cây đa mang lại vẻ bình yên cho làng quê. Nó như một nét văn hoá của làng quê Việt, mang vẻ đẹp cổ kính và gần gũi, cần được trân trọng và giữ gìn.

“Cây đa gọi gió đến
Cây đa vẫy chim về
Đa một ngày một lớn
Và nuôi thêm nhiều ve ….”

Cây đa quê hương đi vào hồn thơ của biết bao thì nhân một cách tự nhiên và bình dị như thế, đẹp đẽ bên gốc đa mãi là điều đẹp đẽ nhất trong tâm trí em.

Đừng bỏ qua 🔥 Tả Cây Tre Lớp 7 🔥 15 Bài Văn Tả Về Cây Tre Làng Em Hay

Viết một bình luận