21+ Mẫu Soạn Văn 7 Làm Thơ Lục Bát ❤️️ Bài Giảng, Giáo Án Trọn Bộ ✅ Hướng Dẫn Cách Làm Thơ Lục Bát Và Trọn Bộ Thơ Lục Bát Lớp 7 Cho Học Sinh.
Soạn Văn 7 Làm Thơ Lục Bát
Soạn Văn 7 Làm Thơ Lục Bát hướng dẫn cách làm một bài thơ lục bát chính xác nhất.
I. Luật thơ lục bát
- Đọc kĩ câu ca dao: SGK ngữ văn 7
- Trả lời câu hỏi
a. Cặp câu thơ lục bát:
- Dòng đầu : 6 tiếng
- Dòng sau : 8 tiếng
b. Cặp lục bát được sắp xếp theo mô hình dưới:
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
---|---|---|---|---|---|---|---|
Anh (B) | đi (B) | anh (B) | nhớ (T) | quê (B) | nhà (V) | ||
Nhớ (T) | canh (B) | rau (B) | muống (T) | nhớ (T) | cà (V) | dầm (B) | tương (B) |
Nhớ (T) | ai (B) | dãi (T) | nắng (T) | dầm (B) | sương (V) | ||
Nhớ (T) | ai (B) | tát (T) | nước (T) | bên (B) | đường (V) | hôm (B) | nao (B) |
c. Nhận xét: nếu tiếng thứ 6 là thanh trắc thì tiếng thứ 8 phải là thanh bằng, và ngược lại
d. Luật thơ lục bát:
Số câu: tối thiểu là câu lục bát, không giới hạn về số câu
- Các tiếng chẵn : 2,4,6,8 bắt buộc phải đúng luật :
- Câu lục : B – T – B
- Câu bát : B – T – B – B
- Các tiếng lẻ : 1,3,5,7 không bắt buộc phải đúng luật.
- Vần :
- Tiếng thứ 6 câu lục vần với tiếng thứ 6 câu bát.
- Tiếng thứ 8 câu bát mở ra một vần mới, vần này vần với tiếng thứ 6 của câu lục và tiếng thứ 6 câu bát tiếp theo. Các vần này thường là thanh bằng.
- Nhịp :
- Câu lục : nhịp 2/2/2 ; 2/4 ; 3/3
- Câu bát : 2/2/2 ; 4/4 ; 3/5 ; 2/6.
II. Luyện tập
Bài 1 (trang 157 sgk ngữ văn 7 tập 1)
– Em ơi đi học đường xa
Cố học cho giỏi ở nhà mẹ mong
– Anh ơi phấn đấu cho bền
Mỗi năm mỗi lớp vươn lên học hành
– Ngoài vườn ríu rít tiếng chim
Trong nhà ấm áp bữa cơm gia đình
Bài 2 (trang 157 sgk ngữ văn 7 tập 1)
– Vườn em cây quý đủ loài
Có cam, có quýt, có xoài, có na
– Thiếu nhi là tuổi học hành
Chúng em phần đấu để thành trò ngoan
Ngoài Soạn Văn 7 Làm Thơ Lục Bát, tại SCR.VN còn có Chùm 🦋 Thơ Thích Nhất Hạnh 🦋 hay và ý nghĩa!
Làm Thơ Lục Bát Lớp 7
Làm Thơ Lục Bát Lớp 7 là một bài học ý nghĩa trong chương trình giáo dục phổ thông, với những kiến thức cơ bản về thể thơ truyền thống phổ biến.
1. Tóm tắt nội dung bài học
Nguồn gốc: Lục bát là thể thơ độc đáo của văn học Việt Nam.
Luật thơ: Lục bát thể hiện ở khổ thơ bát gồm câu sáu tiếng và một câu tám tiếng sắp xếp theo mô hình đây (B: bằng; T: trắc; V: vần; chưa tính đến các dạng biến thể và ngoại lệ)
Các tiếng ở vị trí 1, 3,5, 7 không theo bằng trắc trong bảng đánh dấu (-). Tiếng thứ hai thường là thanh bằng. Tiếng thứ tư thường là thanh trắc ( nhưng có khi ngoại lệ tiếng thứ hai là thanh trắc, tiếng thứ tư sẽ là thanh bằng). Trong câu 8, nếu tiếng thứ sáu là thanh ngang (bổng) thì tiếng thứ 8 là thanh huyền (trầm). Ngược lại cũng vậy.
2. Soạn bài Làm thơ lục bát:
Câu 1. Làm thơ lục bát theo mô hình ca dao. Điền nối tiếp cho thành bài và đúng luật. Cho biết vì sao em điền các từ đó (về ý và về vần).
Em ơi đi học trường xa
Cố học cho giỏi về nhà mẹ mong
Anh ơi phấn đấu cho bền
Mỗi năm mỗi lớp vững bền mai sau
Ngoài vườn ríu tiếng chim
Cây xòe bóng nắng cùng em trốn tìm
Lí do điền từ: Hợp về nghĩa và hợp về vần.
Câu 2. Cho biết câu lục bát sau sai ở đâu và sửa lại cho đúng luật.
Vườn em cây quýt đủ loài
Có cam, có quýt, có bòng, có na
Thiếu nhi là tuổi học hành
Chúng em phấn đấu tiến lên hàng đầu.
Hai câu lục bát sai vì không đúng nguyên tắc hiệp vần, và luật bằng trắc.
Sửa lại là:
Vườn em cây quýt đủ loài
Có cam, có quýt, có soài, có na
Thiếu nhi là tuổi học hành
Chúng em phấn đấu trở thành trò ngoan.
Tiếp theo Soạn Văn 7 Làm Thơ Lục Bát, mời bạn đọc nhiều hơn với trọn bộ 🔥 Thơ Ý Nhi 🔥 đặc sắc và ý nghĩa.
Ngữ Văn 7 Làm Thơ Lục Bát
Ngữ Văn 7 Làm Thơ Lục Bát với những kiến thức cơ bản hướng dẫn cách làm để học sinh có thể tự làm ra một bài thơ đúng luật.
Bên cạnh Soạn Văn 7 Làm Thơ Lục Bát, mời bạn đón đọc tuyển tập 🌜 Thơ Đỗ Trung Quân 🌜 đầy ý vị.
Soạn Bài Làm Thơ Lục Bát Ngữ Văn 7
Soạn Bài Làm Thơ Lục Bát Ngữ Văn 7 đầy đủ và chính xác nhất để bạn đọc cùng tham khảo.
I. LUẬT THƠ LỤC BÁT:
1 – Trang 155 SGK
Đọc kĩ câu ca dao:
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.
2 – Trang 155 SGK
a. Cặp thơ lục bát mỗi dòng có mấy tiếng? Vì sao lại gọi là lục bát ?
b. Điền các kí hiệu B, T, V ứng với bài ca dao.
c. Nhận xét tương quan thanh điệu giữa tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám trong câu tám.
d. Nêu nhận xét về luật thơ lục bát.
Trả lời:
a. Cặp câu thơ lục bát gồm một câu sáu (lục) tiếng và một câu tám (bát) tiếng. Vì thế gọi là thơ lục bát.
b.
Anh đi anh nhớ quê nhà
B B B T B B
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
T B B T T B B B
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
T B T T B B
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao
T B T T B B B B
Hoặc các em cũng có thể kẻ bảng như sau:
Anh (B) | đi (B) | anh (B) | nhớ (T) | quê (B) | nhà (V) | ||
Nhớ (T) | canh (B) | rau (B) | muống (T) | nhớ (T) | cà (V) | dầm (B) | tương (B) |
Nhớ (T) | ai (B) | dãi (T) | nắng (T) | dầm (B) | sương (V) | ||
Nhớ (T) | ai (B) | tát (T) | nước (T) | bên (B) | đường (V) | hôm (B) | nao (B) |
c. Tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám trong câu tám nếu tiếng này có thanh huyền thì tiếng kia có thanh ngang (không dấu) và ngược lại.
d. Nhận xét về luật thơ lục bát
– Số tiếng: câu đầu sáu tiếng, câu sau tám tiếng.
– Vần: chữ thứ sáu câu đầu (lục) vần với chữ thứ sáu câu sau (bát) và chữ thứ tám của câu bát lại vần với chữ thứ sáu của câu sáu sau và cứ thế mà tiếp tục.
– Luật bằng trắc: tiếng thứ hai thường là thanh bằng, tiếng thứ tư thường là thanh trắc. Các tiếng thứ 1, 3, 5, 7 không bắt buộc theo luật bằng trắc.
– Cách ngắt nhịp: thường là nhịp chẵn, cũng có khi lẻ.
+ Câu lục: 2/2/2 hoặc 3/3
+ Câu bát: 2/ 2 / 2 / 2 hoặc 4/ 4 hoặc 3/5.
II. SOẠN BÀI LÀM THƠ LỤC BÁT PHẦN LUYỆN TẬP
1 – Trang 157 SGK
Làm thơ lục bát theo mô hình ca dao. Điền nối tiếp cho thành bài và đúng luật. Cho biết vì sao em điền các từ đó (về ý và về vần)
– Em ơi đi học trường xa
Cố học cho giỏi ……… mẹ mong
– Anh ơi phấn đấu cho bền
Mỗi năm mỗi lớp …………………………
– Ngoài vườn ríu rít tiếng chim
……………………..
Trả lời:
Các em có thể điền như sau: (các từ in đậm):
– Em ơi đi học trường xa
Cố học cho giỏi như là mẹ mong
– Anh ơi phấn đấu cho bền
Mỗi năm mỗi lớp phải nên kiên trì
– Ngoài vườn ríu rít tiếng chim
Trong nhà tíu tít tiếng em đọc bài
Lý do em điền các từ đó là do các từ đã điền vừa đảm bảo về mặt ý và mặt vần.
2 – Trang 157 SGK
Các câu lục bát trên sai vần học sinh có thể sửa lại cho đúng vần.
– Vườn em cây quý đủ loài
Có cam, có quýt, có bòng, có na.
– Thiếu nhi là tuổi học hành
Chúng em phấn đấu tiến lên hàng đầu.
Trả lời:
Các em có thể sửa như sau:
– Vườn em cây quý đủ loài
Có cam, có quýt, có xoài, có na
hoặc
Vườn em cây quý đủ loài
Cam, chanh, bưởi, quýt, mận, xoài, ổi, na.
– Thiếu nhi là tuổi học hành
Chúng em phấn đấu để thành trò ngoan
3 – Trang 157 SGK
Có thể tổ chức lớp thành hai đội, một đội xướng câu lục, đội kia làm câu bát. Đội nào không làm được là thua điểm. Đội thắng được quyền xướng câu lục. Thầy, cô giáo làm trọng tài.
4 – Trang 157 SGK
Muốn làm thơ lục bát cho hay, vượt qua trình độ “vẽ”, thì câu thơ phải có hình ảnh, có hồn.
Cùng với Soạn Văn 7 Làm Thơ Lục Bát, SCR.VN tặng bạn tuyển tập 💧 Thơ Tố Hữu 💧 giàu cảm xúc!
Tập Làm Thơ Lục Bát Lớp 7
Tập Làm Thơ Lục Bát Lớp 7 với những bài thơ được sưu tầm do chính những em học sinh sáng tác.
- mái trường dìu dịu hương hoa
thướt tha cách trắng hoa nhòa trong sương
bao kỉ niệm đẹp còn vương
tuổi thơ cắp sách đến trường , có hoa
hương nồng lan tỏa bay xa
đậu trên trang vở hương hoa dịu dàng
lời cô giảng mãi ngân vang
bài học như cũng nồng nàn hương bay
khi xa nỗi nhớ vơi đầy
hoa lan thơm mãi tháng ngày bên cô
- Quê em đẹp lắm ai ơi
Cánh cò bay lả dưới trời xanh xanh
Sông như sợi chỉ mỏng manh
Lời ca quan họ em dành cho anh
- Chiều nay về thăm trường xưa
Mái trường thân yêu bên dòng sông Cấm
Trường này thật là khác xưa
Khang trang rộng rãi muôn màu hoa tươi
Ngoài Soạn Văn 7 Làm Thơ Lục Bát, xem nhiều hơn những nội dung ý nghĩa khác trong 💕 Thơ Xuân Quỳnh 💕 đặc sắc.
Làm Thơ Lục Bát Lớp 7 Tập 1
Làm Thơ Lục Bát Lớp 7 Tập 1 với bài thơ chi tiết và dễ hiểu nhất.
Bức tranh em vẽ gia đình
Ai cũng rạng rỡ sắc màu tươi vui
Cùng nhau chia sẻ ngọt bùi
Gia đình là thế cả nhà thương nhau.
Thiếu nhi là tuổi học hành
Chúng em phấn đấu tiến nhanh mỗi ngày.
Chăm chỉ rèn luyện hăng say
Cùng nhau tiến bước mai này bay cao.
Vườn kia cây quý đủ loài
Cam, chanh, bưởi, quýt, mận, xoài, ổi, na.
Hương thơm bay khắp gần xa
Quả thơm mát ngọt phần bà của em.
Cùng với Soạn Văn 7 Làm Thơ Lục Bát, tặng bạn 💔 Bài Thơ Cảnh Ngày Xuân 💔
Làm Thơ Lục Bát Lớp 7 Trang 157
Làm Thơ Lục Bát Lớp 7 Trang 157 là bài thứ 13 trong chương trình ngữ văn hiện nay
Ơn cha cao lớn bằng trời
Nghĩa mẹ dạt dào như nước biển khơi
Ghi lòng tạc dạ con ơi
Sớm hôm hiếu thảo bõ công sinh thành.
Tiếng chim ríu rít trên cành
Hạ sáng nắng ấm, khu vườn thêm xanh
Tạm biệt mái trường thân yêu
Ngày hè sôi động vui tươi rộn ràng.
Mùa xuân đã đến thật gần
Tiết trời cũng đã thêm dần ấm hơn
Từng chồi non xanh đang lớn
Phố phường rộn ràng người đón sắc xuân.
Ngoài Soạn Văn 7 Làm Thơ Lục Bát, tặng cho bạn 💕 Bài Thơ Lỡ Bước Sang Ngang 💕 hay và ý nghĩa.
Làm Thơ Lục Bát Lớp 7 Tự Sáng Tác
Làm Thơ Lục Bát Lớp 7 Tự Sáng Tác với những vầng thơ hồn nhiên và trong sáng viết về thầy cô, mái trường và gia đình của chính các bạn học sinh.
- Xa xa nghe tiếng trống trường
Mà sao cảm thấy trong lòng lệ tuôn
Bổng dưng kỉ niệm ùa về
Nhớ về bóng dáng người thầy năm xưa
Nhớ cành phượng vĩ la đà
Nhớ ngày cắp sách một thời đã qua
- Thương Mẹ khuya sớm tảo tần
Chăm lo cuộc sống, đỡ đần con thơ
Gác bao hoài niệm ước mơ
Vì đàn con trẻ, dại khờ, thơ ngây
Bán buôn gồng gánh đêm ngày
Đôi vai trĩu nặng, hao gầy xót thương
Mẹ đi qua khắp phố phường
Đôi chân bé nhỏ, phi thường vì con
Trời mưa, trời nắng mỏi mòn
Tháng ngày cơ cực, vẫn còn nơi đây.
- Thương sao mái ấm nhà em
Gia đình đoàn tụ dưới rèm trời mưa
Mái nhà trú nắng sớm trưa
Tối về văng vẳng đong đưa điệu đàn
Bên cạnh Soạn Văn 7 Làm Thơ Lục Bát còn có Chùm 💌 Thơ Tình Cuối Mùa Thu Xuân Quỳnh 💌 đặc biệt được chọn lọc dành cho bạn.
Làm Thơ Lục Bát Lớp 7 Về Bạn Bè
Làm Thơ Lục Bát Lớp 7 Về Bạn Bè được chính các bạn học sinh viết nên với những tình cảm thật gần gũi và chân thành.
- Tiếng ve rộn rã, sắp xa dòng đời
Thu về, rụng lá đầy vơi
Sầu đâu khoảnh khắc, Hạ ơi ta buồn
Ngồi buồn giọt lệ trào tuôn
Lòng ta thương nhớ, ngàn muôn kiếp sầu
Khoảng thời gian ấy còn đâu
Nhớ ngàn tia nắng, buồn rầu vấn vương
Đêm về trăng sáng muôn phương
Mình ta thơ thẩn, nhớ thương Hạ mùa.
- Ta là bạn và suốt đời là bạn
Dẫu thời gian chan chứa mối duyên thừa
Mình và cậu đâu có những chiều mưa
Hay nhớ nhung khi gió thu vừa đến..
Nếu cậu buồn mình sẽ ở cạnh bên
Đem cho cậu đôi ba lời chia sẻ
Với tấm lòng và một câu mắng nhẹ
Mạnh mẽ lên, không lẽ cứ khóc hoài..
Mình với cậu chỉ có thể vậy thôi
Nếu tóc cậu gió vô tình làm rối
Mình sẽ mắng gió đi đâu mà vội
Rồi đôi tay cậu hãy vuốt tóc mềm…
Mình với cậu sẽ chẳng có gì thêm
Ngoài tình bạn bao la không bờ bến
Lỡ cậu mệt hãy nhắn cho mình đến
Nhưng vai mình cậu không thể tựa lên..
Cậu biết rồi mà sao cứ gọi tên
Trong giấc mơ chuyện yêu đương vô nghĩa
Mình là bạn đừng lạc trong cơn mộng
Nếu tặng hoa xin đừng tặng hoa hồng…
Ngoài Soạn Văn 7 Làm Thơ Lục Bát, giới thiệu với bạn tuyển tập 🌨 Thơ Thế Lữ 🌨
Soạn Văn 7 Làm Thơ Lục Bát Ngắn Nhất
Soạn Văn 7 Làm Thơ Lục Bát Ngắn Nhất để các bạn học sinh nắm được kiến thức cơ bản của bài học này.
1.1. Luật thơ lục bát
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.
a) Cặp câu thơ lục bát có 2 dòng thơ:
• Dòng: 6 tiếng – gọi là dòng lục.
• Dòng: 8 tiếng – gọi là dòng bát. => Nên gọi là lục bát.
b) Kẻ sơ đồ và điền B (bằng), T (trắc), V (vần) vào tập.
c. Hãy nhận xét tương quan thanh điệu giữa tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám trong câu tám:
• Dòng bát thứ nhất: tiếng thứ 6 thanh trầm – tiếng thứ 8 thanh bằng
• Dòng bát thứ hai: tiếng thứ 6 thanh trầm — tiếng thứ 8 thanh bổng
d. Nhận xét về luật thơ lục bát
• Số câu: tối thiểu hai câu tối đa không giới hạn
• Số tiếng trong mỗi câu: Dòng lục 6 tiếng. Dòng bát 8 tiếng.
• Vần: vần luôn là vần bằng thường đứng ở vị trí cuối câu (vần chân) tiếng thứ 6 câu sáu – hiệp tiếng thứ 6 câu 8. Tiếng 8 của câu 8 sẽ hiệp với tiếng 6 của câu 6 tiếp theo.
• Luật trầm bổng: Hai vần ở câu 8 đều là vần bằng nhưng phải ngược chiều nhau về sự trầm — bổng, tiếng thứ sáu thanh huyền thì tiếng thứ 8 phải thanh ngang và ngược lại
• Ngắt nhịp: Nhịp chẵn: Câu 6: 2/2/2
• Câu 8: 4/4
1.2. Ghi nhớ
• Lục bát là thể thơ độc đáo của văn học Việt Nam.
• Luật thơ lục bát thể hiện tập trung ở thể thơ lục bát gồm một câu sáu tiếng và một câu tám tiếng sắp xếp theo mô hình sau đây (B: bằng, T: trắc, V: vần; chưa tính đến các dạng biến thể và ngoại lệ)
• Các tiếng ở vị trí 1,3,5,7 không bắt buộc theo luật bằng – trắc trong bảng đánh dấu (-). Tiếng thứ hai thường là thanh bằng, tiếng thứ 4 thường là thanh trắc (nhưng có khi ngoại lệ tiếng thứ hai là thanh trắc thì tiếng thứ tư là thanh bằng). Trong câu 8 nếu tiếng thứ sáu là thanh ngang (bổng) thì tiếng thứ tám phải là thanh huyền (trầm). Ngược lại cũng vậy.
Cùng với Soạn Văn 7 Làm Thơ Lục Bát, gửi tặng bạn 💕 Quê Hương Tế Hanh 💕 hay và ý nghĩa.
Soạn Văn 7 Bài Làm Thơ Lục Bát Trang 155
Chia sẻ bài Soạn Văn 7 Bài Làm Thơ Lục Bát Trang 155 với những hướng dẫn cụ thể, chi tiết và dễ hiểu.
1. Khởi động viết
a. Tập gieo vần
Hãy tập gieo vần bằng cách chọn những tiếng thích hợp để đặt vào chỗ trống trong đoạn thơ dưới đây:
Tiếng chim vách núi nhỏ dần
Rì rầm tiếng suối khi gần khi xa
Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
b. Xác định đề tài
Một số đề tài như: thiên nhiên, quê hương, gia đình, bạn bè, mái trường…
2. Thực hành viết
– Hình dung cụ thể đề tài em định viết.
– Bắt đầu bằng cách thử viết dòng lục hoặc cặp lục bát đầu tiên với những hình ảnh gợi ấn tượng rõ rệt nhất trong cảm xúc, suy nghĩ của em. Chú ý sử dụng số tiếng, lựa chọn vần, ngắt nhịp theo đúng quy định của thể thơ lục bát.
– Viết những cặp lục bát tiếp theo. Đọc lên để cảm nhận rõ hơn về vần, nhịp, từ ngữ, hình ảnh trong các dòng thơ.
– Thử phát triển ý tưởng, cảm xúc và hình ảnh thơ theo nhiều cách khác nhau. Tập sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ; dùng từ láy tả âm thanh, màu sắc…
❤️️ Không chỉ có Soạn Văn 7 Làm Thơ Lục Bát, gợi ý thêm cho bạn 👉 Bài Thơ Nhớ Rừng