Kính Gửi Cụ Nguyễn Du ❤️ Tuyển Tập Bài Thơ Và Phân Tích ✅ Cảm Nhận Về Nội Dung Và Nghệ Thuật Trong Tác Phẩm Của Nhà Thơ Tố Hữu.
Bài Thơ Kính Gửi Cụ Nguyễn Du
Trước khi đi vào phân tích bài thơ Kính gửi cụ Nguyễn Du, mời bạn cùng ngâm lại tác phẩm nổi tiếng này 1 lần nữa.
Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân
Bâng khuâng nhớ Cụ, thương thân nàng Kiều…
Hỡi lòng tê tái thương yêu
Giữa dòng trong đục, bánh bèo lênh đênh
Ngổn ngang bên nghĩa bên tình
Trời đêm đâu biết gửi mình nơi nao?
Ngẩn ngơ trông ngọn cờ đào
Đành như thân gái sóng xao Tiền Đường!
Nỗi niềm xưa nghĩ mà thương:
Dẫu lìa ngó ý, còn vương tơ lòng…
Nhân tình, nhắm mắt, chưa xong
Biết ai hậu thế, khóc cùng Tố Như?
Mai sau, dù có bao giờ…
Câu thơ thuở trước, đâu ngờ hôm nay!
Tiếng đàn xưa đứt ngang dây
Hai trăm năm lại càng say lòng người
Trải bao gió dập sóng dồi
Tấm lòng thơ vẫn tình đời thiết tha
Đau đớn thay phận đàn bà
Hỡi ôi, thân ấy biết là mấy thân!
Ngẫm xem qua kiếp phong trần
Đời vui nay đã nửa phần vui đây.
Song còn bao nỗi chua cay
Gớm quân Ưng Khuyển, ghê bầy Sở Khanh.
Cũng loài hổ báo ruồi xanh
Cũng phường gian ác hôi tanh hại người!
Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời nghìn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày.
Hỡi Người xưa của ta nay
Khúc vui xin lại so dây cùng Người!
Sông Lam nước chảy bên đồi
Bỗng nghe trống giục ba hồi gọi quân…
👉Ngoài Bài Thơ Kính Gửi Cụ Nguyễn Du Chia sẻ đến bạn Sóng Xuân Quỳnh ❤️ Cảm Nhận Bài Thơ Sóng Hay Nhất
Phân Tích Bài Thơ Kính Gửi Cụ Nguyễn Du
Để hiểu hơn về bài thơ Kính gửi cụ Nguyễn Du của tác giả Tố Hữu, hãy cùng xem bài phân tích dưới đây về tác phẩm nổi tiếng nay nhé!
Trước hết là khổ thơ đầu chúng ta như được Tố Hữu đưa về mảnh đất sinh ra con người thiên tài Nguyễn Du cùng tác phẩm nổi danh ấy:
Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân
Bâng khuâng nhớ Cụ, thương thân nàng Kiều…
Hỡi lòng tê tái thương yêu
Giữa dòng trong đục, bánh bèo lênh đênh.
Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân, đó chính là mảnh đất sinh ra con người thiên tài Nguyễn Du. Tố Hữu bâng khuâng nhớ đến cụ Nguyễn Du và nhớ đến tác phẩm Truyện Kiều của ông. Lòng nhà thơ như cảm thấy tê tái khi nhớ đến cuộc đời của thuý Kiều cũng như của nhà thơ.
Chính cái xã hội phong kiến đen tối kia đã làm cho cuộc đời người con gái đáng ra phải có cuộc sống hạnh phúc. Thế mà lại phải sống trong cảnh làm kĩ nữ hầu hạ khách làng chơi. Nhà thơ tiếc thương cho số phận nàng Kiều hay tiếc thương cho cuộc đời của Nguyễn Du.
Nhớ thương tiếc nuối cho những số phận của chính tác giả và nhân vật trong tác phẩm ấy Tố Hữu nhắc lại những nét chính trong cuộc đời nàng Kiều:
Ngổn ngang bên nghĩa bên tình
Trời đêm đâu biết gửi mình nơi nao?
Ngẩn ngơ trông ngọn cờ đào
Đành như thân gái sóng xao Tiền Đường!
Hai chữ nghĩa và chữ tình kia vốn dĩ không thể nào đặt lên bàn mà cân cho được. chính vì thế mà Kiều người con gái tài sắc ấy rơi vào tình trạng ngổn ngang trăm mối. Nàng chọn chữ hiếu hi sinh chữ tình. Và từ đó hành trình gian nan của cuộc đời cứ gieo bao sóng gió với người con gái xinh đẹp ấy.
Đêm thâu nào biết gửi mình nơi đâu phải chăng nhà thơ cũng như đang thương cho một kiếp người tài năng nhưng mệnh bạc ấy. Người con gái ấy không có một cuộc sống êm đềm như ý mà đành phải như phận làm gái kĩ nữ. Và chính vì thấy ô nhục “bướm chán ông chường” cho nên nàng quyết định gieo mình xuống sông Tiền Đường.
Còn Nguyễn Du thì sao? Tố Hữu đã bày tỏ nỗi lòng thành kính của mình khi nhắc lại những băn khoăn trăn trở của nhà thơ hai trăm năm trước:
Nỗi niềm xưa nghĩ mà thương:
Dẫu lìa ngó ý, còn vương tơ lòng…
Nhân tình, nhắm mắt chưa xong
Biết ai hậu thế, khóc cùng Tố Như?
Mai sau, dù có bao giờ…
Câu thơ thuở trước, đâu ngờ hôm nay!
Tiếng đàn xưa đứt ngang dây
Hai trăm năm lại càng say lòng người
Nỗi niềm mà Nguyễn Du đã làm cho những thế hệ sau này. Đặc biệt là nhà thơ Tố Hữu cảm thấy thương lòng. Không biết ai hậu thế có khóc cùng Tố Như không. Thế nhưng bài thơ chính là câu trả lời cho sự trăn trở ấy.
Điều tự hào hơn cả là mặc dù cốt truyện của Trung Quốc thế nhưng khi qua tài năng của Nguyễn Du tác phẩm của ông lại được dịch ra nhiều thứ tiếng. Và những câu thơ ấy như ghi dấu tạc vào lịch sử văn học nước nhà và nhân loại.
Sang khổ thơ tiếp theo Tố Hữu lại nói lên số phận người đàn bà mà câu thơ của Nguyễn Du vẫn trở thành một quy luật của ngày xưa:
Trải bao gió dập sóng dồi
Tấm lòng thơ vẫn tình đời thiết tha
Đau đớn thay phận đàn bà
Hỡi ôi, thân ấy biết là mấy thân!
Nhà thơ ca ngợi Nguyễn Du rằng cuộc đời ông cũng có nhiều ngang trái. Bao nhiêu mưa dập gió dồi thế nhưng ông vẫn cất lên những lời thơ tha thiết về chữ tình trong đời sống của con người. Câu thơ tha thiết nhất mà đến nay vẫn được nhắc lại như một câu nói cửa mồm “Đau đớn thay phận đàn bà”. Không biết rằng những số phận bất hạnh ấy có phải là tất cả những người con gái hồng nhan nhưng bạc mệnh không.
Nhà thơ tiếp tục nói về số phận người phụ nữ nhưng là đương thời chứ không phải trong xã hội cũ nưa. Đồng thời ông thay Nguyễn Du tố cáo Sở Khanh kia hay cũng chính là xã hội trọng nam khinh nữ:
Ngẫm xem qua kiếp phong trần
Đời vui nay đã nửa phần vui đây.
Song còn bao nỗi chua cay
Gớm quân Ưng Khuyển, ghê bầy Sở Khanh.
Cũng loài hổ báo ruồi xanh
Cũng phường gian ác hôi tanh hại người!
Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời nghìn thu.
Ngẫm qua kiếp thì phụ nữ đương thời đã phần nào đó vui hơn so với Thuý Kiều. Tuy họ vẫn còn chưa được bình đẳng quá mức. Nhưng ở thời Tố Hữu thì người con gái cũng được ra chiến trận, cũng làm cán bộ và có cuộc sống gian khổ. Nhưng hạnh phúc vì được cống hiến sức mình cho tổ quốc.
Và tất cả những điều ấy đều là nhằm nhắc đến công lao của Tố Như, đã cất lên những câu thơ tố cáo sâu sắc bọn buôn thịt bán người ấy. Để cho đến bây giờ những câu thơ ấy vẫn động lòng người.
Không phải là hai trăm năm hay ba trăm năm như Tố Như lo lắng trăn trở mà cho đến nghìn năm sau thì cả dân tộc Việt nam và thế giới vẫn nhớ đến con người và tác phẩm của ông:
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày.
Hỡi người xưa của ta nay
Khúc vui xin lại so dây cùng Người!
Sông Lam nước chảy bên đồi
Bỗng nghe trống giục ba hồi gọi quân…
Những câu thơ cuối trong bài kính gửi cụ Nguyễn Du cất lên như bày tỏ tấm lòng thương nhớ kính trọng tổ tiên của đại thi hào. Thật vậy cái tên Nguyễn Du chẳng hề xa lạ với người dân Việt nữa. Không những thế ông còn là một danh nhân văn hoá thế giới. Điều ấy chứng tỏ được tầm vóc của ông là tầm vóc của thế giới.
Tác phẩm kính gửi cụ Nguyễn Du sáng tác theo thể thơ lục bát thoảng lên trong những lời ru của mẹ nghe êm đềm làm sao. Và tiện đây nhà thơ của chúng ta vui, hạnh phúc khi được đặt chân lên mảnh đất sinh ra con người thiên tài ấy.
Như vậy Tố Hữu đã thay mặt cho tất cả những thế hệ sau như chúng ta. Gửi lời niềm thương yêu kính trọng vô bờ với con người và tác phẩm thiên tài của Nguyễn Du. Có lẽ nằm ngủ một giấc ngủ ngàn thu kia Tố Như cũng phần nào nhẹ lòng khi thấy những thế hệ chúng ta vẫn còn nhớ thương đến mình.
👉Bên cạnh Phân Tích Bài Thơ Kính Gửi Cụ Nguyễn Du Tặng bạn trọn bộ Bài Thơ Cảnh Ngày Xuân ❤️️ Phân Tích, Cảm Nhận
Bài Thơ Kính Gửi Cụ Nguyễn Du Của Tố Hữu
Về bài thơ Kính gửi cụ Nguyễn Du của Tố Hữu, có một số điểm bạn cần chú ý dưới đây để hiểu hơn về tác phẩm.
Tháng 11/1965 khi giặc Mĩ bắn phá ác liệt, nhà thơ có dịp qua quê hương của Nguyễn Du. Và nhân kỉ niệm đúng hai trăm năm ngày sinh của Người.
Tố Hữu xúc động viết lên bài thơ này. Bài thơ đã thể hiện một cách cảm nhận, suy nghĩ và đánh giá của Tố Hữu tiêu biểu cho thế hệ hôm na. Nhìn về quá khứ lịch sử của cha ông xưa để từ đó khẳng định cuộc kháng chiến chống Mỹ hôm nay của dân tộc.
Bằng hình thức tập Kiều nhuần nhuyễn, sáng tạo. Ngôn ngữ của bài thơ Kính gửi cụ Nguyễn Du trong sáng, giản dị, giàu hình ảnh, những so sánh bất ngờ… ấy đã diễn tả thật thành công tấm lòng của một người con cúi mình trước đại thi hào vĩ đại của dân tộc Nguyễn Du.
Một thi hào kỳ tài ấy đã chắp bút lên “Truyện Kiều”. Một công trình đồ sộ và có giá trị thật lớn lao. Góp phần tăng giá trị đạo đức, nhận thức vào kho tàng văn học Việt Nam.
Nghìn năm là khoảng thời gian của hồi tưởng, của ngưỡng vọng. Của khát vọng mãnh liệt, của tấc lòng tri kỉ biết ơn của thế hệ hôm nay. Đó còn là khoảng thời gian của thế hệ hôm nay trả lời cho nỗi đau lịch sử của cha ông trong quá khư.
Một lần nữa cảm hứng ngợi ca chắp bút cho Tố Hữu cất tiếng lòng tự hào trong khúc hát tràn đầy hân hoan. Hứng khởi, trong sự ngưỡng vọng trước một thiên tài.
Tố Hữu đã ca ngợi giá trị nhân bản của tiếng thơ Nguyễn Du. Một tiếng thơ vang động đến hồn thiêng sông núi. Đến tạo vật muôn loài. Bằng cách sử dụng lối so sánh, ẩn dụ tài tình. Nhà thơ đã nâng cao tầm vóc, giá trị của thơ ca Nguyễn Du.
👉Ngoài Bài Thơ Kính Gửi Cụ Nguyễn Du Của Tố Hữu bật mí đến bạn Thơ Tình Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ ❤️ Hay Nhất
Kính Gửi Cụ Nguyễn Du Sáng Tác Năm Nào
Dưới đây là hoàn cảnh sáng tác và ra đời bài thơ Kính gửi cụ Nguyễn Du của nhà thơ Tố Hữu. Mời bạn cùng tham khảo.
Tháng 10 và tháng 11-1965, Tố Hữu có chuyến đi vào các tỉnh miền Trung. Khi ấy, cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ đã lan rộng và vùng Khu IV (cũ) từ Thanh Hoá đến Quảng Bình trở thành tuyến lửa ác liệt.
Trong chuyến đi này, Tố Hữu đã làm một chùm thơ giàu tính thời sự. In đậm những hình ảnh và khí thế của cuộc chiến đấu. Cũng trong chuyến đi, nhà thơ qua quê hương Nguyễn Di vào dịp kỉ niệm 200 năm năm sinh của thi hào. Và từ đây chính là nguồn cảm xúc để ông viết nên tác phẩm: Kính gửi cụ Nguyễn Du.
Bài thơ này được sử dụng trong chương trình SGK Văn học 12 giai đoạn 1990-2006.
👉Bên cạnh Kính Gửi Cụ Nguyễn Du Sáng Tác Năm Nào tiết lộ đến bạn Bài Thơ Thuyền Và Biển ❤️ Phân Tích Bài Thơ, Cảm Nhận
Kính Gửi Cụ Nguyễn Du Nội Dung Chính
Gửi đến bạn nội dung chính cho bài thơ Kính gửi cụ Nguyễn Du. Tham khảo ngay để có thể hoàn thành bài làm của mình tốt hơn nhé!
- Tiếng thơ của Tố Hữu cũng là tinh thần của thời đại mới tiếp nhận di sản quí báu của cha ông:
- Tiếng thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu bao giờ cũng cùng chung nhịp rung cảm với dân tộc và thời đại.
- Ý thức công dân hoà quyện tình cảm truyền thống đã tạo nên mạch ân tình đằm thắm của bài thơ. Trong không khí vừa cổ điển vừa hiện đại, với cấu tứ cân xứng: Hai dòng mở đầu và hai dòng kết thúc như là nối mạch truyền thống – hiện đại.
- Ý nghĩa của các khổ thơ Kính gửi cụ Nguyễn Du:
- Suy nghĩ về Nguyễn Du thông qua không khí truyện Kiều:
a. Kiều chính là tâm sự của Nguyễn Du với thời đại của ông. Số phận Kiều bộc lộ đầy đủ cái tôi trữ tình Nguyễn Du. (6 câu)
b. Tấm lòng “tê tái thương yêu” – tinh thần nhân đạo “rất đẹp và rất sâu”. Dành cho con người, trong hoàn cảnh xã hội biến động. Bản thân Nguyễn Du cũng như Kiều – bất lực, chìm nổi. (2câu)
c. Sự bế tắc của Nguyễn Du – thời đại của ông tràn ngập bóng tối của “trời đêm”. Bi kịch của ước mơ khát vọng không thành. Kiều – tài, sắc, hiếu, tình – ngổn ngang trăm mối không có hạnh phúc, bị vùi dập ê chề (2câu)
d. Nhắc lại đoạn đời bi thảm bậc nhất của Thuý Kiều sau cái chết của Từ Hải – sự ngộ nhận phải trả giá đau đớn. Ngọn cờ đào của Từ Hải (Ba quân trông ngọn cờ đào – Đạo ra Vô Tích, đạo vào Lâm Truy).
- Mối cảm thương nỗi niềm tác giả “Truyện Kiều”:
a. Từ nhận thức sâu sắc tạo nên cuộc gặp gỡ tri âm của hai tấm lòng giàu thương yêu. Ân tình với cuộc đời: cảm thông, xót xa cho những bế tắc cuộc đời cũ.
b. Lời tâm tình của Tố Hữu với Tố Như, cảm nhận tấm lòng của Nguyễn Du với cuộc đời. (Trước kia, trong Bài ca Xuân 61, Tố Hữu từng viết: Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều). “Truyện Kiều” chính là “tơ lòng” của Nguyễn Du vấn vương mãi với cuộc đời hôm nay.
c. Người đời sau cảm thương, say mê Truyện Kiều cùng các tác phẩm của Nguyễn Du. Và trân trọng ông vì “nhân tình” – tình người – giá trị cơ bản trong các tác phẩm Nguyễn Du. Sự đồng cảm sâu sắc giúp Tố Hữu hiểu đúng tinh thần “máu chảy ở đầu ngọn bút” cũng như khát khao tìm gặp tri âm của Nguyễn Du.
d. Câu thơ “tập Kiều” chính là nén tâm hương thành kính của Tố Hữu. Người của “mai sau” mà Nguyễn Du hằng mong đợi, tạo âm hưởng đồng điệu của hai trái tim, hai thời đại.
👉Ngoài Kính Gửi Cụ Nguyễn Du Nội Dung Chính bật mí đến bạn Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Tiếng Gà Trưa ❤️ Hay Nhất
Trên đây là bài thơ Kính gửi cụ Nguyễn Du kèm theo bản phân tích tác phẩm hoàn chỉnh! Cảm ơn bạn đã tham khảo tại scr.vn.