Sơ Đồ Tư Duy Tình Cảnh Lẻ Loi Của Người Chinh Phụ ❤️️ 26+ Mẫu ✅ Chia Sẻ Tuyển Tập Mẫu Sơ Đồ Hệ Thống Hoá Nội Dung Kiến Thức Tác Phẩm Tại SCR.VN.
Tóm Tắt Đoạn Trích Tình Cảnh Lẻ Loi Của Người Chinh Phụ
Phần tóm tắt đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ sẽ giúp các em học sinh nắm bắt được nội dung cơ bản để tiến hành lập sơ đồ tư duy.
Đầu đời vua Lê Hiền Tông có nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra quanh kinh thành Thăng Long, triều đình cất quân đánh dẹp. Đặng Trần Côn “cảm thời thế mà làm ra” Chinh phụ ngâm. Ngâm khúc, là một thể loại trữ tình có quy mô tương đối lớn. Tác phẩm ngắn nhất có đến trăm câu thơ, thậm chí vài trăm câu thơ. Đó là những khúc tự tình trên cơ sở xây dựng hình tượng nhân vật độc thoại.
Tác phẩm Chinh phụ ngâm mở đầu với khung cảnh của chiến tranh ác liệt và nhà vua truyền hịch kêu gọi mọi người tham gia chiến cuộc. Trong bối cảnh này, nàng chinh phụ hình dung cảnh chồng nàng lên đường phò vua giúp nước, ra đi với quyết tâm giành hàng loạt thành trì dâng vua, hùng dũng trong chiếc chiến bào thắm đỏ và cưỡi con ngựa sắc trắng như tuyết. Cuộc tiễn đưa lưu luyến kết thúc, người chinh phụ trở về khuê phòng và tưởng tượng ra cảnh sống của chồng nơi chiến địa.
Những xúc cảm về một hình ảnh “lẫm liệt” của chồng phút chia ly đã dần mờ nhòe, thay thế vào đó là nỗi lo sợ khủng khiếp về số phận của chồng giữa chiến trường khốc liệt, đầy oan hồn tử khí, và niềm đau khổ khôn nguôi về thân phận đơn chiếc của bản thân nàng. Trong phần tiếp theo, câu chuyện chủ yếu diễn tả tâm trạng trăn trở, cô quạnh của người chinh phụ. Đó là việc chồng quá hạn không về, cũng không có tin tức gì, và người chinh phụ đành phải tính thời gian bằng chu kỳ quyên hót, đào nở, sen tàn.
Đó là tâm trạng “trăm sầu nghìn não” khi người chinh phụ quanh quẩn trước hiên, sau rèm, vò võ dưới đêm khuya vắng, đối diện với hoa, với nguyệt. Đó là tâm trạng chán chường khi tìm chồng trong mộng nhưng mộng lại buồn hơn, lần giở kỷ vật của chồng mong tìm chút an ủi nhưng sự an ủi chỉ le lói, thấy thân phận của mình không bằng chim muông, cây cỏ có đôi liền cành.
Cuối cùng, chán chường và tuyệt vọng, người chinh phụ đã không còn muốn làm việc, biếng lơi trang điểm, ngày đêm khẩn cầu mong được sống hạnh phúc cùng chồng. Kết thúc khúc ngâm, người chinh phụ hình dung ngày chồng nàng chiến thắng trở về giữa bóng cờ và tiếng hát khải hoàn, được nhà vua ban thưởng và cùng nàng sống hạnh phúc trong thanh bình, yên ả.
Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ từ câu 193 đến câu 216, miêu tả những cung bậc và sắc thái khác nhau của nỗi cô đơn, buồn khổ ở người chinh phụ khát khao được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi. Người chinh phụ phải sống lẻ loi trong thời gian dài người chồng đi đánh trận, không có tin tức, không rõ ngày trở về.
Có thể bạn sẽ thích 🌟 Phân Tích Chinh Phụ Ngâm 🌟 19 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Sơ Đồ Tư Duy Chinh Phụ Ngâm Đoạn Trích Tình Cảnh Lẻ Loi – Mẫu 1
Tham khảo mẫu sơ đồ tư duy Chinh phụ ngâm đoạn trích Tình cảnh lẻ loi sẽ giúp các em học sinh hệ thống hoá và ghi nhớ kiến thức hiệu quả.
Giới thiệu cùng bạn 🍀 Phân Tích Tâm Trạng Của Người Chinh Phụ 🍀 15 Mẫu Hay
Sơ Đồ Tư Duy Tình Cảnh Lẻ Loi Của Người Chinh Phụ Ngắn Gọn – Mẫu 2
Mẫu sơ đồ tư duy Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ ngắn gọn dưới đây sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng và dễ dàng ôn tập tác phẩm.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Sơ Đồ Tư Duy Tình Cảnh Lẻ Loi Của Người Chinh Phụ Chi Tiết – Mẫu 3
Với mẫu lập sơ đồ tư duy Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ chi tiết dưới đây, các em học sinh có thể nắm được kiến thức về tác phẩm đầy đủ nhất.
SCR.VN chia sẻ 🌼 Phân Tích 8 Câu Đầu Bài Tình Cảnh Lẻ Loi 🌼 13 Mẫu Cực Hay
Sơ Đồ Tư Duy Tình Cảnh Lẻ Loi Của Người Chinh Phụ Đầy Đủ – Mẫu 4
Chia sẻ dưới đây mẫu sơ đồ tư duy Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ đầy đủ để các em học sinh cùng tham khảo.
Tiếp theo đón đọc 🌹 Phân Tích 8 Câu Giữa Bài Tình Cảnh Lẻ Loi 🌹 10 Mẫu Hay Nhất
Sơ Đồ Tư Duy Tình Cảnh Lẻ Loi Của Người Chinh Phụ (8 Câu Đầu) – Mẫu 5
Mẫu sơ đồ tư duy Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (8 câu đầu) dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh.
Tham khảo trọn bộ 🌹 Phân Tích 16 Câu Đầu Bài Tình Cảnh Lẻ Loi 🌹 13 Bài Văn Hay
Sơ Đồ Tư Duy Tình Cảnh Lẻ Loi Của Người Chinh Phụ 16 Câu Đầu – Mẫu 6
Tham khảo mẫu sơ đồ tư duy Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ 16 câu đầu dưới đây giúp các em học sinh nắm được những luận điểm cơ bản để phân tích đoạn thơ.
Gợi ý cho bạn 💕 Phân Tích 8 Câu Cuối Bài Tình Cảnh Lẻ Loi 💕 10 Mẫu Siêu Hay
Sơ Đồ Tư Duy Tình Cảnh Lẻ Loi Của Người Chinh Phụ 8 Câu Cuối – Mẫu 7
Với mẫu sơ đồ tư duy Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ 8 câu cuối dưới đây, các em học sinh có thể củng cố và ôn tập kiến thức của tác phẩm hiệu quả hơn.
SCR.VN chia sẻ 🌼 Mở Bài Tình Cảnh Lẻ Loi Của Người Chinh Phụ 🌼 20 Mẫu Đầy Đủ Nhất
Bài Văn Phân Tích Tình Cảnh Lẻ Loi Của Người Chinh Phụ Hay Nhất
Đón đọc bài văn phân tích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ hay nhất được chọn lọc và chia sẻ dưới đây để trau dồi kỹ năng nghị luận văn học.
Ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVIII với nguyên tác bằng Hán văn của Đặng Trần Côn, Chinh Phụ Ngâm đã mau chóng đi vào lòng mọi tầng lớp quần chúng. Trải qua hơn hai thế kỉ rưỡi cho đến nay, Chinh Phụ Ngâm luôn giữ nguyên giá trị của một viên ngọc văn chương sáng ngời, một sản phẩm đáng tự hào của xứ sở vốn “nổi tiếng thi thư”.
Trong đó, đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ cho thấy rõ tâm trạng cô đơn của người vợ nhớ chồng ra trận và nghệ thuật miêu tả tâm trạng bậc thầy của hai tác giả Đặng – Đoàn, với nghệ thuật diễn Nôm đặc biệt xuất sắc của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm. Đoạn trích tinh cảnh lẻ loi của người chinh phụ viết về tình cảnh và tâm trạng người chinh phụ phải sống cô đơn, buồn khổ trong thời gian dài người chồng đi đánh trận mà không rõ tin tức:
“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen”
Như trong Kiều, Nguyễn Du đã từng để Kiều nói câu ‘phận gái chữ tòng’, hay như trong Tân Hôn Biệt có câu ‘Thệ dục tùy quân khứ’, đã là phận vợ, dù đến chân trời góc bể cũng muốn theo chồng. Nhưng ‘Hình thế phản thương hoàng)’, mà ‘Phụ nhân tại quân trung/ Binh khí khủng bất dương’, người vợ có chồng đi lính lại chỉ có thể ở lại nhà. Có chồng, nàng pha trà cùng quân đối ẩm, nhưng quân nay đi rồi, nàng đành ‘dạo hiên’.
Nàng đếm từng bước chân, tựa như đếm từng ngày chồng đi, đếm từng ngày nỗi nhớ thương đong đầy trong cách trở. ‘Có khoảng không gian nào đo chiều dài nỗi nhớ’(trích ở hai đầu nỗi nhớ) Hết dạo hiên, nàng lại kéo rèm. Kéo rèm xuống, nàng như nhác thấy bóng chồng khuất đi, vội kéo rèm lên, hóa ra chỉ là tình cảm và ánh nước trong mắt lùa dối nàng. Nhưng khi nàng hạ rèm xuống, nàng lại vẫn thấy mọi chuyện diễn ra như cũ, và rồi nàng cứ vô thức lặp đi lặp lại một hành động ấy… Người đời hận:
Quân sinh ta chưa sinh
Ta sinh quân đã lão
Quân hận ta sinh trì
Ta hận quân sinh tảo
Nhưng có lẽ chỉ những người có duyên có phận lại chẳng được gần nhau như thế mới biết được nỗi sợ của việc không được cùng kẻ kết duyên ‘thượng cùng bích lạc hạ hoàng tuyền” (Đỗ Phủ). Hiên vắng không phải vì không có người, mà vì người quan trọng nhất không ở bên nàng.
Ngoài rèm thước chẳng mách tin
Trong rèm dường đã có đèn biết chăng
Đèn có biết giường bằng chẳng biết
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi
Buồn rầu nói chẳng nên lời
Hoa đèn kia với bóng người khá thương.
Gà eo óc gáy sương năm trống
Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên.
Giữa thời buổi loạn lạc, nhà có người đi lính, ‘gia thư để vạn kim’, họa có mấy khi có người về báo tin chiến trận? Người vợ nghe tin thắng trận cũng lo sợ, mà nghe tin thua trận cũng lo sợ, vì ‘Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi?’. Không nghe tin chồng nàng chỉ có thể chờ đợi trong lo sợ, nàng như chết dần chết mòn vì sự bi thiết trong lòng, sự bi thiết đến từ nỗi chờ mong trong cô lẻ, triền miên. Đến cả loài chim – loài có đôi cánh, có thể dang rộng bay khắp thiên hạ, cũng chẳng biết tin, há một người phòng khuê như nàng lại có thể biết tin?
Dù cho ‘Hoàng điểu tọa tương bi’, ‘Biệt li chim cũng vì người xót xa’, nhưng nàng vẫn chẳng có người đồng cảm, tựa như Bá Nha mất đi Tử Kì, Trang Tử mất đi Huệ Thi. ‘Lệ rơi khêu ngọn đèn’, nàng chong đèn suốt đêm, không ngủ được mà cũng chẳng dám ngủ – có lẽ chồng nàng sẽ về, và nàng không muốn chậm trễ đón chàng.
Nhưng gà gáy canh năm, trời sáng rồi, mà bóng chàng vẫn cứ biệt tăm. ‘Cành liễu ai người vin?’, chỉ có hòe phất phơ in bóng lên tường khi mặt trời của ngày mới đến. Ai bảo mặt trời là hi vọng, ai bảo ánh sáng là nguồn sống? Nàng chỉ biết, một ngày đã lại qua, số ngày chia cách lại tăng thêm một, nỗi nhớ trong nàng lại dâng đầy, lo sợ cũng như nước lũ mà phá ra.
Kinh Thi có câu ‘Nhất nhật bất kiến như tam thu hề’, Nguyễn Du gói gọn lại thành ‘Ba thu dọn lại một ngày dài ghê’, đối với người chinh phụ, ‘khắc giờ’ thì ‘đằng đẵng như niên’, mà ‘mối sầu’ thì ‘dằng dặc tựa miền biển xa’. Hay cho một câu cảnh còn người mất! Mùi hương vẫn còn đó, vấn vít giống như ngày chàng còn tại ‘Hương diệc cánh bất diệc’, nhưng chỉ tiếc ‘Nhân diệc cánh bất lai’. Gương đồng vẫn sáng, nàng vẫn soi gương, điểm trang mỗi ngày, nhưng chỉ là ‘gượng’.
Chồng đi lính nàng không còn tâm trí nào nghĩ tới bản thân nữa. Nhớ chồng, giọt nước mắt rơi lúc nào không hay. Nỗi nhớ luôn đau đáu trong lòng nàng. lệ lại châu chan, nàng đã khóc biết bao ngày. Nàng đánh đàn, nhưng tiếng đàn đứt đoạn, bởi nàng lo dây uyên sẽ đứt, phím loan sẽ chùng, gợi nên sự không may mắn cho đôi lứa yêu nhau:
“Khắc giờ đằng đẵng như niên
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa
Hương gượng đốt hồn đà mê mải
Gương gượng soi lệ lại châu chan
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn
Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng. ”
Mười sáu câu đầu là phần điệp khúc bằng tiếng tỳ bà chậm rãi, day dứt – bởi sự khắc khoải trong nỗi nhớ, bởi sự triền miên và vô tận – tiếng đàn ngân mãi, tựa như tiếng khóc kiềm nén của người chinh phụ trong màn đêm. Ấy không chỉ là màn đêm của bóng tối – mà còn là màn đêm của những lo lắng, sợ hãi; là màn đêm của những cô đơn, lẻ loi bị che khuất dưới ánh mặt trời ban ngày.
Nếu mười sáu câu đầu là đoạn điệp khúc khi mà nỗi nhớ thương và tâm trạng đau thương được đẩy lên đến cùng cực, thì tám câu sau này lại như một đoạn nhạc dạo trước cao trào. Tấm lòng hướng về phương xa nơi chồng đang chinh chiến chậm rãi biến nỗi cô đơn thành một nỗi đau, một nỗi đau không gì sánh được. Như một chữ ‘thiết tha’, nó mài, nó cắt vào ruột gan người đọc hệt như cách nó làm đau đớn lòng người chinh phụ. Trước hết là một ước mong cháy bỏng đêm ngày:
“Lòng này gửi gió đông có tiện?
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên”
“Lòng này” là sự thương nhớ khôn nguôi, vì đã trải qua nhiều đợi chờ “Trài mấy thu đi tin nhạn lại-Tới xuân này, tin hãy vắng không”. Gió đông là gió xuân. Trong cô đơn, người chinh phụ chỉ biết hỏi gió, nhờ gió đưa tin, nhắn tin tới người chồng yêu thương nơi chiến địa xa xôi, nguy hiểm, nơi non Yên nghìn trùng. Non yên, một địa danh cách xa Thiểm Tây, Trung Quốc hơn hai ngàn dặm về phía bắc.
Hỏi gió, nhờ gió nhưng”có tiện”hay không như lời nhún mình, năn nỉ ngọn gió. Nhưng đó là mong ước phi thực tế, hi vọng loé lên rồi vụt tắt ngay. Chỉ có nỗi nhớ là hiện thực. :
“Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời”.
“Nhớ đằng đẵng” nghĩa là nhớ mãi, nhớ nhiều, nhớ lâu, nhớ không bao giờ nguôi. Trong truyện Kiều cũng có câu tương tự để diễn tả nỗi nhớ nhung: “Một ngày đằng đẵng xem bằng ba thu”. Câu thơ “Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời” là một câu thơ tuyệt bút, vừa diễn tả một nỗi nhớ thương đè nặng trong lòng, triền miên theo thời gian đêm ngày năm tháng (đằng đẵng) không bao giờ nguôi, vừa được cụ thể hóa bằng độ dài của không gian(đường lên bằng trời).
Khi giải thích nghĩa câu thơ này, Nguyễn Thạch Giang đã viết :”Lòng nhớ chồng thăm thẳm dài dằng dặc vẫn có thể đến được dù có như đường lên trời”. Có thể nói, dịch giả Đoàn Thị Điểm đã có một cách nói rất sâu sắc để cực tả nỗi nhớ thương chồng của người chinh phụ. Nỗi nhớ thương ấy, tiếng lòng thiết tha ấy lại được diễn tả qua âm điệu triền miên cảu vần thơ song thất lục bát với thủ pháp nghệ thuật liên hoàn-điệp ngữ. Cả một trời thương nhớ mênh mông. Nỗi buồn triền miên, dằng dặc vô tận.
Sau khi hỏi “gió đông”để bày tỏ niềm thương nỗi nhớ chồng “đằng đẵng”, nàng chinh phụ lại hỏi trời để rồi tủi thân, than trách:
“Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong. ”
Trời ở cao xa, không chỉ là cao mà là thăm thẳm, không chỉ là xa mà trở nên xa vời, nên không thấu, không hiểu sao cho “nỗi nhớ chàng”của người vợ trẻ. Nỗi nhớ càng trở nên đau đáu trong lòng. Đau đáu nghĩa là áy náy, lo lắng, day dứt khôn nguôi. Có thể nói qua cặp từ láy:”đằng đẵng” và “đau đáu”, dịch giả đã thành công trong việc miêu tả những thương nhớ, đau buồn, lo lắng của người chinh phụ một cách cụ thể, tinh tế, sống động. Tâm trạng ấy được miêu tả trong quá trình phát triển mang tính bi kịch đáng thương.
Ở hai câu cuối, nhà thơ lấy ngoại cảnh để thể hiện tâm cảnh;nghệ thuật tả cảnh ngụ tình cực kì điêu luyện. Tính hình tượng kết hợp với tính truyền cảm tạo nên sắc điệu trữ tình sâu lắng thiết tha:
“Cảnh buồn người thiết tha lòng,
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun. ”
Nỗi thương nhớ, lúc thì “đằng đãng”, lúc thì “đau đáu”, triền miên suốt ngày đêm. Đêm nối đêm như dài thêm. Càng cô đơn thì càng thao thức. Nhìn cành cây ướt dẫm sương đêm mà thâm lạnh lẽo. nghe tiếng trùng kêu rả rích thâu canh như tiếng đẫm sương đêm mà thêm lạnh lẽo. nghe tiếng trùng kêu rả rích thâu canh như tiếng “mưa phùn” mà thâm buồn nhớ. Âm thanh ấy, cảnh sắc ấy vừa lạnh lẽo vừa buồn, càng khơi gợi trong lòng người vợ trẻ, cô đơn biết bao thương nhớ, lo lắng, buồn rầu. Lòng đau đớn như bị cắt xứa, chà xát.
Có thể nói hai câu thơ”Chinh phụ ngâm khúc” này rất gần gũi với hai câu “Kiều” nổi tiếng:
“Cảnh nào cảnh chằng đeo sầu,
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ…”.
Có người nói: “Hạnh phúc hay bất cứ thứ gì, thường chỉ đến lúc mất đi người ta mới biết nó từng tồn tại”. Với Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn, chúng ta được đưa vào một không gian nhỏ hẹp – một không gian đong đầy nỗi nhớ và sự khắc khoải, sự bất bình và bối rối giữa các mối quan hệ của Nho học, sự cổ hủ và bất công của chế độ phong kiến – nơi mà những ‘dân đen thấp cổ bé họng’ không có quyền, mà chỉ có nghĩa vụ.
Những người như vậy, họ đã không được hưởng hạnh phúc một giây phút nào – mà họa có đi chăng nữa – ấy cũng chỉ là phút giây ngắn ngủi tựa như khoảnh khắc tàn canh. Chúng ta bị đặt vào vị thế của những người như thế, và xúc động trước khát vọng tột cùng của họ – được sống bình đẳng, hạnh phúc và không phải chịu chia li.
Qua thể thơ song thất lục bát, cách dung từ, hình ảnh ước lệ, tác giả đã thể hiện một cách tinh tế các cung bậc sắc thái tình cảm khác nhau của nỗi cô đơn buồn khổ của người chinh phụ luôn khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phục lứa đôi. Đoạn trích cũng thể hiện tấm lòng thương yêu và cảm thong sâu sắc của tác giả với khát khao hạnh phúc chính đáng của người chinh phụ. Cất lên tiếng kêu nhân đạo, phản đối chiến tranh phong kiến phi nghĩa.
Tham khảo trọn bộ 🌹 Kết Bài Tình Cảnh Lẻ Loi Của Người Chinh Phụ 🌹 20 Mẫu Đặc Sắc Nhất