SCR.VN Chia Sẻ Đến Bạn Đọc 29+ Mẫu Nghị Luận Bài Thương Vợ, Những Cách Phân Tích Văn Mẫu Hay Nhất Và Đầy Ấn Tượng.
Mẫu Nghị Luận Bài Thương Vợ
Gửi đến bạn mẫu văn nghị luận bài thơ Thương vợ của Tú Xương hay nhất dưới đây.
Trần Tế Xương là một nhà thơ Nam Định, sinh ra trong khoảng thời gian đầy biến động khi triều nhà nguyễn bị mục ruỗng trầm trọng, đất nước bị khóa trong vòng lệ thuộc và nhân dân khổ cực bao điều.
Và bài thơ “Thương vợ” với thể thơ thất ngôn bát cú đừơng luật là điển hình cho các sàng tác trữ tình giàu tc của ông dược viết nên từ tất cả những xót xa thương yêu mà ông dành cho ng vợ.
Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Bằng những lần quan sát, nhà thơ thấy dược những khó nhọc mà bà tú phải chịu đựng. Mang danh phận là bà tú nhưng mỗi ngày lại phải buôn bán ở không gian chật hẹp “mom sông” quanh năm suốt tháng. Hình ảnh người phụ nữ tần tảo đi buôn đi bán cũng vì chồng vì con, tấm lòng hi sinh ấy cao cả và đáng quí biết bao cũng vì tình yêu gia đình rất đỗi thiêng liêng hiện hữu trong tim bà tú.
.Xấu hổ và ray rứt là những trạng thái xuất hiện làm ông tú rối bời khi không thể đỡ đần được những lo toan vất vả cực nhọc ấy cho vợ . Thế nên không biết tự lúc nào bà Tú hóa thành thân cò trong thơ ông Tú, là một hình ảnh dân gian khá quen thuộc để tăng thêm nỗi vất vả đeo bám dai dẳng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nứoc buổi đò đông
Thủ pháp nghệ thuật ẩn dụ gợi nỗi đau thân phận mà thân cò phải chịu theo thời gian cũng giống như bà Tú đang nếm trải vị đắng của nỗi khó nhọc, chôn danh phận nơi “quãng vắng” có lúc nỗi cô đơn hẩm hiu bủa vây đến tủi lòng. “lặn lội” từ láy sử dụng gói gọn trong đấy là những gì gian truân nhất, khó nhọc nhất khiến bà tú phải gồng mình bươn chải qua ngày tháng
Những hình ảnh đó của bà tú làm dấy lên trong lòng nỗi niềm xót thương vô hạn, bên cạnh đó là lòng biết ơn tri ân đến bà Tú.
Tiếp theo những câu thơ giàu hình ảnh đó nhà thơ theo dòng suy nghĩ
Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mừoi mưa dám quản công
Thành ngữ “một duyên hai nợ” được dùng để nhà thơ ví von cho cuộc hôn nhân của ông và bà Tú. Đựoc lấy nhau đó là điều hạnh phúc nhưng duyên chỉ một mà nợ đến hai, khi lấy ông Tú thì bà Tú phải chịu nhìều khó nhọc, hạnh phúc đến từ chồng thì quá ít.
Dẫu thế nhưng “đành phận” vì đó là bổn phận là trách nhiệm, cái đẹp ở tấm lòng bà tú còn là biết chịu thương chịu khó nhẫn nhịn và chịu đựng
Trứoc mắt ng đọc cũng phản ánh dc một sự bất công trong gd giữa chế độ xhpk ấy, hình ảnh bà tú là ví dụ cho hầu hết nh ngừoi mẹ ng vợ đảm đang cần mẫn làm việc, vắt kiệt sức mình ra mà gồng gánh trách nhiệm, đôi vai bé nhỏ của họ hàng ngày phải chống chọi nắng sương, gian lao mà chồng thì như ông chủ chỉ chờ dc chăm lo tươm tất rồi bước ra đường vui chơi.
Thấy thế và nhìn lại những gì mình làm dc, bất giác ông tú tự trách mình.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không
Buông lời chửi chính mình sao quá bất tài và nhu nhựơc chẳng khác gì một kẻ yếu đuối là gánh nặng trên vai ng vợ, tú xương chửi chính mình vô dụng tiếp đó là chửi thẳng vào cuộc đời mang đến cho bà tú nhìều nổi đắng cay quá,chua xót quá.
thơ thành công trong việc xây dựng dc hình tượng mới mẻ bất ngờ, đưa ng phụ nữ vào thơ ca là nét tiến bộ trong tư tửong của tú xương.Cách sử dụng tiếng việc tự nhiên , giàu sức biểu cảm vận dụng dc những cách nói dân gian.
Giọng thơ trong bài “ thương vợ dâng trào một niềm cảm thương sâu sắc tha thiết đối với vợ. Hình ảnh bà tú chiếm trọn tình cảm của bao ng đọc thơ tú xương. Với tất cả niềm thương yêu trân trọng ông khéo léo đưa ng vợ vào thơ của mình âu đó cũng là niềm vui bù dắp cho bao tháng ngày vất vả.
Tâm sự với những đắn đo trăn trở cho thận phận nhiều long đong trong thi cử dàn trải các câu thơ , qua đó nét hay nét đẹp dc cảm nhận thấm dần vào suy nghĩ ng đọc.
👉Ngoài Mẫu Nghị Luận Bài Thương Vợ Chia sẻ đến bạn Những Nhận Định Về Bài Thơ Thương Vợ
Nghị Luận Văn Học Bài Thương Vợ
Dưới đây là bài mẫu nghị luận thơ Thương Vợ của tác giả Trần Tế Xương.
Cuộc đời nhà thơ đối mặt bao lần thất bại trên đường công danh, phải ở nhà và nhìn người vợ thương yêu ngày ngày tần tảo làm lụng nuôi chồng con, tuy đau và tủi hổ lắm chứ nhưng đành bất lực và nhà thơ bây giờ chỉ biết gửi gắm tâm sự qua những vần thơ hiện hữu hình ảnh người vợ trong đấy.
“Quanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chồng”
Bằng những lần quan sát, nhà thơ thấy dược nhiều khó nhọc mà bà tú phải chịu đựng. Mang danh phận là bà tú nhưng mỗi ngày lại phải buôn bán ở không gian chật hẹp “mom sông” quanh năm suốt tháng, nỗi cơ cực oằn trên vai ng vợ.
Hiểu và khâm phụ tấm lòng bà tú, ông tú tự nhìn mình mà mỉa mai khi đặt chồng ngang hàng như đứa con thứ 6 của bà tú, một sự khinh thường chính bản thân vì suốt ngày là kẻ dựa dẫm. Xấu hổ và ray rứt là những trạng thái xuất hiện làm ông Tú rối bời khi không thể đỡ đần những lo toan vất vả cực nhọc ấy cho vợ .
Thế nên không biết tự lúc nào bà Tú hóa thành thân cò trong thơ ông Tú, là một hình ảnh dân an gian khá quen thuộc để tăng thêm nỗi vất vả đeo bám dai dẳng.
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nứoc buổi đò đông”
Thủ pháp nghệ thuật ẩn dụ gợi nỗi đau thân phận mà thân cò phải chịu theo thời gian cũng giống như bà Tú đang nếm trải vị đắng của nỗi khó nhọc, chôn danh phận nơi “quãng vắng” có lúc nỗi cô đơn hẩm hiu bủa vây đến tủi lòng.
“quãng vắng” đối lập “đò đông” gợi tả không gian xung quanh bà tú theo dòng thời gian nhanh thoan thoắt, lúc như hành hạ trong nỗi cô đơn tủi hờn
Số phận bà tú bây giờ xoáy theo vòng đời xuôi ngựơc bon chen tìm những gì có thể nuôi sống gia đình trong đó có người chồng bất tài. Câu thơ này nhà thơ khéo léo mượn hình ảnh dân gian cùng biện pháp đảo ngữ tạo giọng thơ man mác buồn hay ray rứt mãi. .
Những hình ảnh đó của bà tú làm dấy lên trong lòng nỗi niềm xót thương vô hạn, bên cạnh đó là lòng biết ơn tri ân đến bà Tú. Được lấy nhau đó là điều hạnh phúc nhưng duyên chỉ một mà nợ đến hai, khi lấy ông Tú thì bà Tú phải chịu nhìều khó nhọc, hạnh phúc đến từ chồng thì quá ít.
Dẫu thế nhưng “đành phận” vì đó là bổn phận là trách nhiệm, cái đẹp ở tấm lòng bà tú còn là biết chịu thương chịu khó nhẫn nhịn và chịu đựng.
Mệt nhọc đủ điều vậy mà ng chồng đáng lẽ là nơi nương tựa lại trở thành cái bóng âm thầm dõi theo những khó khăn của vợ mà thôi, ông tú như vô tình gửi nhờ gánh nặng lên vai người vợ còn mình thì suốt ngày hưởng lạc và mãi vui chơi.
“Biết thuốc lá, biết chè tàu Cao lâu biết vị hồng lâu biết mùi”
Trước mắt người đọc cũng phản ánh được một sự bất công trong gia đình giữa chế độ xã hội phong kiến ấy, hình ảnh bà tú là ví dụ cho hầu hết những người mẹ người vợ đảm đang cần mẫn làm việc.
Thấy thế và nhìn lại những gì mình làm được, bất giác ông Tú tự trách mình.
“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc Có chồng hờ hững cũng như không”
Mắt nhìn thấy những gì oằn trên vai vợ nhưng ko làm được gì để gánh hộ, nỗi hối hận và nhục nhã chan chứa trong hai câu thơ. Không chỉ thế thái độ phản ứng mạnh lẽ đó của tú xương cũng chĩa vào cái Xã hội phong kiến đang đè nén hạnh phúc, bóc lột sức lao động, trói chặt những người phụ nữ trong những qui định lễ giáo khắt khe lỗi thời.
Cách sử dụng tiếng việc tự nhiên , giàu sức biểu cảm vận dụng được những cách nói dân gian.Giọng thơ trong bài “ Thương vợ” dâng trào một niềm cảm thương sâu sắc tha thiết đối với vợ. Hình ảnh bà tú chiếm trọn tình cảm của bao người đọc thơ Tú Xương.
Với tất cả niềm thương yêu trân trọng ông khéo léo đưa người vợ vào thơ của mình âu đó cũng là niềm vui bù đắp cho bao tháng ngày vất vả. Tâm sự với những đắn đo trăn trở cho thận phận nhiều long đong trong thi cử dàn trải các câu thơ, qua đó nét hay nét đẹp được cảm nhận thấm dần vào suy nghĩ người đọc.
👉Bên cạnh Nghị Luận Văn Học Bài Thương Vợ Tặng bạn trọn bộ Phân Tích Bài Thơ Thương Vợ Trần Tế Xương ❤️ 10 Mẫu
Bài Văn Nghị Luận Thương Vợ Đặc Sắc
Giới thiệu đến bạn một số bài nghị luận về tác phẩm Thương Vợ hay nhất, cùng tham khảo ngay nhé!
Người phụ nữ đã đi vào văn học khá nhiều và trở thành một trong những hình tượng lớn của văn chương kim cổ. Tuy nhiên viết về người phụ nữ với tư cách là một người vợ bằng tình cảm của một người chồng thì quả thật rất hiếm.
Thương vợ của Tú Xương nằm trong số những trường hợp hiếm hoi đó. Bài thơ là chân dung bà Tú, người bạn đời của Tú Xương, được tái hiện bằng tất cả tấm lòng chân thành của một người chồng dành cho vợ.
Hình ảnh bà Tú hiện lên trước hết gắn liền với bao nỗi gian truân khó nhọc. Thân đàn bà chân yếu tay mềm nhưng bà Tú vẫn phải một mình làm lụng buôn bán, một mình xông pha, lặn lội nơi đầu sông, bến chợ để lặn lội kiếm sống.
Nói sao cho xiết những nhọc nhằn cơ cực mà bà Tú phải gánh trong suốt cuộc đời của mình. Hình ảnh bà Tú gợi cho ta nghĩ tới hình ảnh của những người đàn bà đảm đang, lam lũ, lặn lội kiếm sống nuôi chồng, nuôi con đã lặng lẽ đi qua trong cuộc sống dân tộc.
Gánh cả một gánh nặng gia đình trên vai với bao khó khăn cơ cực, lại cô đơn thui thủi một mình, không người sẻ chia giúp đỡ, ấy vậy mà vẫn cần mẫn, không một chút chểnh mảng, bỏ bê công việc.
Hình ảnh thơ không chỉ diễn tả bao nỗi vất vả mà còn làm nổi bật sự nhẫn nại, kiên trì kiếm sống chu tất cho chồng, cho con của bà Tú. Diễn tả đầy đủ nhất điều này có lẽ không câu thơ nào hơn hai câu:
Con cò, thân cò là hình ảnh quen thuộc trong văn học truyền thống, là biểu tượng cho người nông dân nói chung và người phụ nữ Việt Nam nói riêng. Dùng hình ảnh “lặn lội thận cò”, Tú Xương đã khái quát được bao phẩm chất đẹp đẽ của người phụ nữ Việt Nam truyền thống mà đức tính nổi bật chính là sự tần tảo, chịu thương chịu khó.
Bà Tú còn đẹp ở sự đảm đang tháo vát, ở sự chu đáo với chồng, với con. Cảnh làm ăn kiếm sống của bà Tú thật không dễ dàng gì, nhưng không lúc nào ta thấy bà Tú bó tay chùn bước, lúc thì một mình lặn lội nơi quãng vắng, khi lại đua chen giành giật chốn đò đông.
Không chỉ có vậy, qua sự thể hiện của nhà thơ, bà Tú còn hiện lên với một đức hi sinh cao cả. Dẫu bao nhiêu khó khăn vất vả bà Tú vẫn không một lời kêu than phàn nàn, không một lời oán trách. Một mình bà âm thầm, lặng lẽ gánh trọn gánh nặng gia đình.
Được tái hiện bằng tấm lòng thương vợ chân thành, sâu sắc của Tú Xương, hình ảnh bà Tú trong bài thơ đã trở thành mội hình ảnh đẹp tiêu biểu, điển hình cho những người phụ nữ, những người vợ Việt Nam ngàn đời.
Nghị Luận Thương Vợ Ngắn Nhất
Tiếp theo là gợi ý về bài văn Nghị Luận Thương Vợ Ngắn Nhất:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng.”
Chỉ từ một vài điểm tựa trong câu thơ đầu tiên về mặt ngôn ngữ, có thể thấy được hoàn cảnh ngặt nghèo và đầy nguy hiểm của bà Tú. Điều đó có thể thấy được sự hi sinh và những tần tảo sớm hôm của bà Tú cho gia đình của mình, đó không chỉ là sự hy sinh, mà còn là sự đánh đổi, một sự cao thượng và vị tha mà không phải bất cứ người vợ nào cũng có thể làm được.
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”.
Các từ láy tượng thanh tượng hình được đảo ngữ, đặt lên đầu câu như bản lề khép mở bức tranh thân phận của bà Tú. Một lần nữa, hình ảnh thân cò mong manh một mình lặn lội kiếm ăn lại được xuất hiện trong ca dao.
Sự hy sinh của bà Tú để vun vén cho đường hoạn lộ công danh của chồng, vừa là sự hi sinh, vừa khiến ông Tú cảm thấy tội lỗi, hổ thẹn, thế nhưng cái bệnh nghệ sĩ, cái máu văn thơ đã ngấm vào từng thớ vỏ tâm hồn mình nên ông Tú lại chỉ âu đành phận, và cứ để bà Tú một mình bươn chải với chốn lao xao:
“Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công”.
Cái duyên chỉ là một nửa, còn trong ông Tú cũng phần nào xót thương cho người vợ tri kỷ của mình, mà tự nguyện thấy rằng, bà Tú một mình gánh trên vai kiếp đèo bòng, là phận bạc héo hon khi phải từ bỏ thân thế cao quý của mình mà nuôi sống gia đình.
Thế nhưng một người như ông Tú, chẳng biết làm gì hơn, là chua xót về thân phận kiếp đời mình, tiếng than mà cũng là tiếng chửi chính mình ở hai câu thơ cuối vì thế là sắc độ trào phúng sâu sắc nhất mà nhà thơ gửi đến chính mình:
“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không”.
Thói đời ăn ở bạc, thói đời bất công đầy thối nát đã biến ông Tú từ một kẻ đầy ý thức về tài năng, thế nhưng cũng bị xã hội ấy rửa trôi đi cái tài ấy, và khiến ông trở thành kẻ ăn bám vợ, khiến ông say trong men rượu, mượn rượu ca tửu để quên đi nỗi chua chát của đời.
Xã hội trung đại vốn là một xã hội phân biệt đẳng cấp, người phụ nữ thấp cổ bé họng chỉ như con sâu, con kiến, cái chổi cùn…ấy thế nhưng, Thương Vợ đã dường như cho thấy một bước ngoặt mới trong thơ trung đại, khi người phụ nữ được trân trọng, và lắng nghe những nỗi đắng cay tủi hờn của chính họ.
👉Ngoài 10 Bài Văn Nghị Luận Thương Vợ tiết lộ đến bạn Cảm Nhận Bài Thơ Thương Vợ
Nghị Luận Bài Thương Vợ Hay Nhất
Tìm đọc thêm mẫu văn Nghị Luận Bài Thương Vợ Hay Nhất sau đây:
Tú Xương có nhiều bài thơ, bài phú nói về vợ. Bà Tú vốn là “con gái nhà dòng, lấy chồng kẻ chợ”, một người con dâu giỏi làm ăn buôn bán, hiền lành được bà con xa gần mến trọng:
“Đầu sông bến bãi, đua tài buôn chín bán mười
Trong họ ngoài làng, vụng lẽ chào dơi nói thợ”.
Nhờ thế mà ông Tú mới được sống cuộc đời phong lưu: “Tiền bạc phó cho con mụ kiếm – Ngựa xe chẳng thấy lúc nào ngơi”. “Thương vợ” là bài thơ cảm động nhất trong những bài thơ trữ tình của Tú Xương. Nó là bài thơ tâm sự, đồng thời cũng là bài thơ thế sự. Bài thơ chứa chan tình thương yêu nồng hậu của ông Tú đối với người vợ hiền thảo của mình.
“Quanh năm buôn bán” là cảnh làm ăn đầu tắt mặt tối, từ ngày này qua ngày khác, từ tháng này qua tháng khác… không được một ngày nghỉ ngơi. Một gánh nặng gia đình đè nặng lên đôi vai người mẹ, người vợ. Thông thường, người ta chỉ đếm mớ rau, con cá, đếm tiền bạc,… chứ ai “đếm” con, “đếm” chồng
Bát cơm, manh áo mà bà Tú kiếm được “Nuôi đủ năm con với một chồng” phải “lặn lội” trong mưa nắng, phải giành giật “eo sèo”, phải trả giá bao mồ hôi, nước mắt giữa thời buổi khó khăn!
“Duyên” là duyên số, duyên phận, “nợ” là cái “nợ” đời mà bà Tú phải cam phận, chịu đựng. “Nắng”, “mưa” tượng trưng cho mọi vất vả, khổ cực. Các số từ trong câu thơ tăng dần lên: “một… hai… năm… mười…” làm nổi rõ đức hi sinh thầm lặng của bà Tú, một người phụ nữ chịu thương chịu khó vì sự ấm no hạnh phúc của chồng con và gia đình.
Tú Xương thể hiện bút pháp điêu luyện trong sử dụng ngôn ngữ và sáng tạo hình ảnh. Các từ láy, các số từ, phép đối, đảo ngữ, sử dụng sáng tạo thành ngữ và hình ảnh “thân cò”… đã tạo nên ấn tượng và sức hấp dẫn của văn chương.
Ta đã biết, Tú Xương có văn tài, nhưng công danh dở dang, thi cử lận đận. Sống giữa một xã hội “dở Tây dở ta” chữ nho mạt vận, lúc mà “Ông nghè, ông cống cũng nằm co” cho nên nhà thơ tự trách mình, đồng thời cũng là trách đời đen bạc. Ông không xu thời để vinh thân phì gia “tối rượu sâm banh, sáng sữa bò”.
Các chi tiết nghệ thuật chọn lọc vừa cá thể (bà Tú với “năm con, một chồng”) vừa khái quát sâu sắc (người phu nữ ngày xưa). Hình tượng thơ hàm súc, gợi cảm: thương vợ, thương mình, buồn về gia cảnh thêm nỗi đau đời.
“Thương vợ” là bài thơ trữ tình đặc sắc của Tú Xương nói về người vợ, người phụ nữ ngày xưa với bao tình cảm trân trọng tốt đẹp. Hình ảnh bà Tú được nói đến trong bài thơ rất gần gũi với người mẹ, người chị trong mỗi gia đình Việt Nam..
👉Ngoài 10 Bài Văn Nghị Luận Thương Vợ bật mí đến bạn Tóm Tắt Thương Vợ
Nghị Luận Bài Thương Vợ Ngắn Gọn
Gửi đến bạn mẫu bài phân tích nghị luận ngắn gọn thơ Thương Vợ dưới đây của Tú Xương.
Thế kỉ XIX, có hai nhà thơ cùng người thành Nam, Nguyễn Khuyến và Tú Xương, đã không ngần ngại nói lên tình thương yêu của người chồng đối với vợ ngay khi các bà còn đang sống. Nhưng về chủ đề này, Thương vợ cua Tú Xương là bài thơ nổi tiếng hơn cả:
Nổi bật trong bài thơ là hình ảnh hai con người: một người vợ tần tảo giàu đức hi sinh và một người chồng biết cảm thông chia sẻ, thương yêu và quý trọng vợ rất mực.
Hai câu thơ đầu giới thiệu về nghề nghiệp của bà Tú cũng như trách nhiệm nặng nề của bà:
Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Chẳng có cửa hàng, cửa hiệu, quán xá gì, mà chỗ bà “kinh doanh” là ở “mom sông”. Hai chữ “mom sông” đã gợi lên hình ảnh một khoảnh đất nhô ra ở bờ sông, có thể nước xuống thì còn, nước lên thì mất, có thuyền qua thì thành chợ không thì thôi, cũng có thể chợ họp một lát vào buổi sáng hoặc buổi chiều.
Thế mà công việc khó nhọc ấy, bà Tú không chỉ chịu đựng một hai buổi mà phải theo đuổi “quanh năm”. Chữ “quanh năm” gợi một thời gian đằng đẵng, là 12 tháng, từ tháng giêng đến tháng chạp, cũng có nghĩa là hết năm này đến năm khác.
Được cái tiếng thơm ấy, thật không dễ dàng gì, bà Tú phải đổi bằng biết bao công sức:
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Hình ảnh về một loài chim hiền lành, chăm chỉ âm thầm nhặt nhạnh, kiếm ăn nơi ruộng lúa, bãi sông đã trở thành biểu tượng về những người phụ nữ lam lũ suốt đời vì chồng, vì con, chẳng mấy khi nghĩ đến bản thân mình.
Nhưng đó là bà Tú trong con mắt của ông Tú, còn với bà không hề có một lời kêu ca phàn nàn mà là một thái độ chịu đựng vốn thường có của người phụ nữ phương Đông.
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Những số từ được dùng rất khéo, vừa theo thứ tự tăng dần vừa đối nhau: một, hai, năm, mười, gợi được những khó khăn chồng chất ngày một tăng dần, và sức lực phi thường của người vợ, gánh vác tất cả.
Người phụ nữ Việt Nam là vậy, bà Tú Xương là vậy, họ coi “giang sơn nhà chồng” là việc của mình, họ tự nguyện gánh vác không so đo oán than.
Bà chỉ âm thầm chịu đựng, cho nên ông Tú đã trách hộ bà:
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không.
Lời thơ như là tiếng chửi. Mà là chửi thật: “Cha mẹ thói đời…”. Không phải là người vợ chịu nhiều vất vả thiệt thòi chửi mà người chồng tự chửi mình đấy thôi. Chữ “hờ hững” nghe sao mà chua chát.
Bài thơ nổi bật là hình ảnh bà Tú – hiện thân của cuộc đời vất vả lận đận, là hội tụ của bao đức tính tốt đẹp: tần tảo, đảm đang, nhẫn nại… quên mình lo toan cho cuộc sống của chồng con.
Bài thơ Thương vợ là một bản tự kiểm điểm, tự khiển trách hết sức chân thành và nghiêm khắc của Tú Xương. Mỗi lời thơ như một tiếng thở dài đau xót của một con người rất có ý thức trách nhiệm, nhưng bất lực. Đó là tấm lòng thương yêu cảm phục và biết ơn rất chân thành của người chồng đối với người vợ vì mình mà chịu nhiều đắng cay vất vả.
Nghị Luận Bài Thơ Thương Vợ Lớp 11
phân tích bài nghị luận thơ Thương Vợ lớp 11 thật độc đáo dưới đây sẽ giúp của bạn có thêm gợi ý để làm văn hay nhất.
Tú Xương có nhiều bài thơ, bài phú nói về vợ. Bà Tú vốn là “con gái nhà dòng, lấy chồng kẻ chợ”, một người con dâu giỏi làm ăn buôn bán, hiền lành được bà con xa gần mến trọng.
Sáu câu thơ đầu nói lên hình ảnh của bà Tú trong gia đình và ngoài cuộc đời: hình ảnh chân thực về một người vợ tần tảo, một người mẹ đôn hậu, giàu đức hi sinh.
Hai câu thơ trong phần đề giới thiệu bà Tú là một người vợ rất đảm đang, chịu thương chịu khó. Nếu như bà vợ của Nguyễn Khuyến là một phụ nữ “hay lam hay làm, thắt lưng bó que, xắn váy quai cồng, chân nam đá chân chiêu, vì tớ đỡ đần trong mọi việc”
“Quanh năm buôn bán” là cảnh làm ăn đầu tắt mặt tối, từ ngày này qua ngày khác, từ tháng này qua tháng khác… không được một ngày nghỉ ngơi. Bà Tú “Buôn bán ở mom sông”, nơi cái mảnh đất nhô ra, ba bề bao bọc sông nước; nơi làm ăn là cái thế đất chênh vênh.
Câu thơ tự trào ẩn chứa nỗi niềm chua chát về một gia đình gặp nhiều khó khăn: đông con, người chồng đang phải “ăn lương vợ”. Có thể nói, hai câu đầu, Tú Xương ghi lại một cách chân thực người vợ tần tảo. đảm đang của mình.
Tiếp theo là hai câu luận, Tú Xương vận dụng rất sáng tạo hai thành ngữ: ”một duyên hai nợ” và “năm nắng mười mưa”, đối xứng nhau hài hòa, màu sắc dân gian đậm đà trong cảm nhận và ngôn ngữ biểu đạt.
Tóm lại, sáu câu thơ đầu, bằng tấm lòng biết ơn và cảm phục, Tú Xương đã phác hoạ một vài nét rất chân thực và cảm động về hình ảnh bà Tú, người vợ hiền thảo của mình với bao đức tính đáng quý: đảm đang, tần tảo, chịu thương, chịu khó, thầm lặng hi sinh cho hạnh phúc gia đình.
Hai câu kết, Tú Xương sử dụng từ ngữ thông tục, lấy tiếng chửi nơi “mom sông”, lúc “buổi đò đông” đưa vào thơ rất tự nhiên, bình dị. Ông tự trách mình
Bài thơ “Thương vợ” được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Ngôn ngữ thơ bình dị như tiếng nói đời thường nơi “mom sông” của những người buôn bán nhỏ, cách đây gần một thế kỉ.
Giới thiệu cùng bạn 🍀 Bình Giảng Thương Vợ 🍀 ngắn gọn
Nghị Luận Về Bài Thơ Thương Vợ Của Tú Xương
Giới thiệu đến bạn mẫu nghị luân bài thơ Thương vợ của Tú Xương hay độc đáo nhất.
Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Quanh năm là thời gian, mom sông là không gian, địa điểm, buôn bán là công việc. Hình ảnh mom sông gợi cảm giác chênh vênh, mà phải tất bật quanh năm như thế đủ thấy nỗi vất vả của bà Tú đến chừng nào.
Gánh hàng xáo trên đôi vai nhỏ bé nhưng là gánh nặng gia đình phải lo, bà miệt mài chăm chỉ, biết vun vén nên đã nuôi đủ gia đình bảy người, thật giỏi giang và cái đảm đang khó ai bì kịp. Đó là lời khen, sự cảm phục của ông Tú
Cách tính năm con với một chồng là hạ thấp mình ngang hàng với con, là kẻ ăn bám vợ, vô tích sự.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
\Bà Tú là người phụ nữ Việt Nam truyền thống và tiêu biểu. Nhưng khi tác giả dùng từ thân cò thì nó còn gợi đến dáng vẻ mỏng manh của bà Tú. Và biết bao tình thương của ông dồn vào hình ảnh quãng vắng. Bởi khi mọi người đã nghỉ ngơi thì bà vẫn còn lặn lội một mình nơi đồng xa..
Cảnh mua bán bon chen, lời qua tiếng lại eo sèo nơi buổi chợ bến đò đông đúc càng làm nổi rõ hơn sự vất vả của bà Tú.
Buôn bán khó khăn nên bà Tú vất vả tảo tần sớm hôm mưa nắng, đến mức quên thân. Đó là đức hi sinh thầm lặng, lòng chịu thương chịu khó bền bỉ.
Hiểu sâu sắc nỗi vất vả của vợ là tình thương, sự sẻ chia của ông dành cho bà. Hai câu thơ hàm ý ngợi ca đức hi sinh thầm lặng của bà Tú.
Một duyên hai nợ âu dành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Phép đối cho thấy một bên là chồng con, một bên là công việc. Bên thương bên tiếc và bên nào cũng tròn để vừa thấy sức lực dẻo dai vừa thấy đức quên mình. Lời bình có giọng sâu lắng thể hiện chiều sâu cảm thương của nhà thơ. Còn trách nhiệm của đức ông chồng thì sao?
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc.
Có chồng hờ hững cũng như không.
Lời bà Tú nhưng ý ông Tú. Tự chửi mình là vô tâm hờ hững trước nỗi gian nan của vợ. Không chia sẻ được, không gánh vác bớt, trở thành gánh nặng của vợ.
Tiếng chửi có chút hóm hỉnh của bút pháp trào phúng nhưng đằng sau là cái tình của nhà thơ: Vừa từ chuộc lỗi, vừa hiểu sâu sắc nỗi gian nan của vợ nên thương vợ hơn.
Bài thơ đã đạt tầm khái quát cao: ca ngợi phụ nữ Việt Nam nói chung. Tâm lòng tri ân của nhà thơ dành cho vợ cũng là nét đáng quý. Bài thơ có sự tiếp thu sáng tạo chất liệu ca dao. Bút pháp trữ tình xen trào phúng.
👉Ngoài Nghị Luận Về Bài Thơ Thương Vợ Của Tú Xương Chia sẻ đến bạn Thơ Tú Xương ❤️ Tuyển Tập Trọn Bộ Những Bài Thơ Hay
Trên đây là tuyển tập một số bài văn mẫu phân tích nghị luận tác phẩn Thương vợ cực hay và ý nghĩa dưới đây! Cảm ơn bạn đã tham khảo tại scr.vn.