Sơ Đồ Tư Duy Chí Phèo ❤️️ 21+ Mẫu Vẽ Tóm Tắt Ngắn Hay ✅ Chia Sẻ Tài Liệu Tham Khảo Hữu Ích Giúp Bạn Tiếp Thu Nội Dung Và Kiến Thức Môn Ngữ Văn.
Giới Thiệu Tác Giả Tác Phẩm Chí Phèo
Tham khảo dưới đây nội dung giới thiệu tác giả tác phẩm Chí Phèo sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về nhà văn Nam Cao và tác phẩm tiêu biểu cho phong cách sáng tác của ông.
Tên thật là Trần Hữu Tri (1915 – 1951), quê ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân,tỉnh Hà Nam. Ông xuất thân trong một gia đình nghèo khó, là người duy nhất trong gia đình được đi học. Nam Cao cây bút cuối của văn học giai đoạn 1930 – 1945, nhưng nhờ có ông và các phẩm xuất sắc của mình, Nam Cao đã làm bừng sáng cả một giai đoạn văn học, ông đã góp phần không nhỏ vào mảng tranh hiện thực xã hội Việt Nam trước cách mạng.
Hai đề tài chủ yếu của ông gồm người nông dân và người trí thức, trong đó đề tài người nông dân là nổi bật hơn cả. Trong đó tác phẩm Chí phèo được coi là kiệt tác, khẳng định tài năng và phong cách nghệ thuật của ông. Nhà văn đã dựng lên bức tranh về cuộc sống của những người nông dân dưới sự áp bức của địa chủ cường hào, đã đẩy họ con đường tha hóa và xuống tận cùng của xã hội.
Thông qua nhân vật Chí Phèo Nam Cao đã trực tiếp nêu lên vấn đề con người bị tha hóa, bị vong thân, mất nhân tính, nhân cách vì bị áp bức bóc lột, vì đói khổ, cùng cực. Tác giả đã mổ xẻ vấn đề cuộc sống và số phận mỗi con người, ý thức về quyền sống, quyền làm người, ý thức về nhân cách, nhân phẩm ngay ở những con người bị cộng đồng khinh bỉ, hắt hủi, gạt ra bên lề xã hội.
Ngoài ra, tại SCR.VN còn có 🌺 Tóm Tắt Chí Phèo 🌺 21 Bài Tóm Tắt Tác Phẩm Truyện Hay
Tóm Tắt Nội Dung Bài Chí Phèo
Phần tóm tắt nội dung bài Chí Phèo sẽ giúp bạn đọc nắm được cốt truyện cơ bản cũng như những diễn biến và bối cảnh trọng tâm của tác phẩm.
Chí Phèo là đứa trẻ không cha, không mẹ bị bỏ rơi nơi chiếc lò gạch cũ. Chí lớn lên nhờ tình thương của người dân làng Vũ Đại, từ bà góa mù đến bác phó cối. Khi đã trưởng thành Chí đến nhà Bá Kiến làm canh điền. Bá Kiến đã đẩy Chí vào tù vì sự ghen tuông của mình.
Nhà tù thực dân đã biến Chí thành một kẻ lưu manh với bộ dạng gớm ghiếc. Sau khi ra tù Chí đã đến nhà Bá Kiến để trả thù nhưng lại bị Bá Kiến thuyết phục và trở thành tay sai của hắn và trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Cuộc sống của Chí là những lần đòi nợ thuê, là tiếng chửi là những cơn say từ ngày này qua ngày khác.
Chí Phèo gặp Thị Nở – người con gái xấu ma chê quỷ hờn làng Vũ Đại. Tình thương của Thị đã đánh thức lương tri trong Chí, Chí khát khao lương thiện. Bi kịch thay, bà cô Thị Nở không chấp nhận mối quan hệ giữa Chí và Thị, không thể trở về cuộc sống của người lương thiện, Chí đã mang dao đến nhà Bá Kiến giết chết hắn và tự kết liễu mình để giải thoát mọi đau khổ.
Đừng bỏ qua 🔥 Cảm Nhận Về Nhân Vật Chí Phèo 🔥 12 Bài Văn Hay Nhất
Dàn Ý Phân Tích Tác Phẩm Chí Phèo
Chia sẻ dàn ý phân tích tác phẩm Chí Phèo giúp các em học sinh định hướng được bố cục và những nội dung cơ bản để hoàn thành tốt bài viết của mình.
I. Mở bài:
- Vài nét tiêu biểu về tác giả Nam Cao: Ông được xem là đại diện xuất sắc nhất của văn học hiện thực ở chặng đường phát triển cuối cùng của khuynh hướng này
- Giới thiệu tác phẩm Chí Phèo: Truyện ngắn kết tinh thành công của Nam Cao trên đề tài nông thôn, nông dân và là một kiệt tác trong nền văn xuôi trước cách mạng
II. Thân bài:
1.Làng Vũ Đại – không gian nghệ thuật của truyện ngắn
- Đây chính là không gian nghệ thuật của truyện bởi toàn bộ những chuyện của Chí Phèo đều diễn ra tại đây
- Mâu thuẫn giai cấp gây gắt, âm thầm mà quyết liệt, không khí tối tăm , ngột ngạt.
- Đời sống của người nông dân vô cùng khổ cực bị đẩy vào đường cùng không lối thoát, bị tha hóa.
- Không gian nghệ thuật làm cơ sở đi sâu khai thác hình tượng nhân vật, đồng thời thấy được giá trị hiện thực, nhân đạo của tác phẩm
2.Nhân vật Bá Kiến
- Tiếng cười Tào Tháo, mềm nắn rắn buông, dùng đầu bò trị đầu bò… ⇒ Xảo quyệt, gian hùng, thủ đoạn
- Nhân cách ti tiện bỉ ổi, dâm đãng, ghen tuông và độc ác
- Điển hình cho loại địa chủ cường hào ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng
3.Hình tượng nhân vật Chí Phèo
a. Sự xuất hiện của nhân vật
- Hắn vừa đi vừa chửi…: sự xuất hiện tự nhiên
- Qua tiếng chửi, chân dung nhân vật hiện lên: Kẻ lưu manh cứ rượu vào là chửi nhưng đằng sau đó thấy Chí Phèo mong muốn được coi là người bình thường
b. Lai lịch, cuộc đời Chí Phèo trước khi ở tù
- Hoàn cảnh xuất thân: không cha, không mẹ, không nhà, không cửa
- Tuy vậy, Chí vẫn giữ những phẩm chất tốt đẹp: Là một con người lương thiện làm ăn chân chính với ước mơ giản dị và có lòng tự trọng
c. Sự biến đổi của Chí Phèo sau khi ra tù
-Sự kiện Chí Phèo bị bắt vào tù:
- Vì Bá Kiến ghen với vợ hắn.
- Chế độ nhà tù thực dân đã biến Chí trở thành lưu manh, có tính cách méo mó và quái dị.
-Hậu quả của những ngày ở tù:
- Hình dạng: biến đổi thành con quỷ dữ. Chí Phèo đã đánh mất nhân hình.
- Nhân tính: triền miên trong cơn say, đập đầu, chửi bới, phá phách và làm công cụ cho Bá Kiến. Chí Phèo đã đánh mất nhân tính.
-Quá trình tha hóa của Chí Phèo: Đến nhà Bá Kiến trả thù. Chí mắc mưu, trở thành tay sai cho Bá Kiến. Từ đó Chí đã bị cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính
d. Cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở
-Tình yêu thương của Thị Nở đã đánh thức bản chất lương thiện của Chí Phèo.
- Về nhận thức: Nhận biết được mọi âm thanh trong cuộc sống.
- Nhận ra bi kịch trong cuộc đời của mình và sợ cô đơn, cô độc
- Về ý thức: Chí Phèo thèm lương thiện và muốn làm hòa với mọi người.
-Hình ảnh bát cháo hành là hình ảnh độc đáo, chân thật và giàu ý nghĩa: lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng Chí được ăn trong tình yêu thương và hạnh phúc. Làm cho Chí Phèo đã hoàn toàn thức tỉnh.
e. Bi kịch bị cự tuyệt
-Nguyên nhân: do bà cô Thị Nở không cho Thị lấy Chí Phèo, định kiến của xã hội .
-Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo:
- Lúc đầu: Chí ngạc nhiên trước thái độ của Thị Nở
- Sau Chí hiểu ra mọi việc: xách dao đên nhà Bá Kiến đâm chết Bá Kiến và tự sát.
- Cái chết của Chí Phèo là cái chết của con người trong bi kịch đau đớn trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống làm người.
4.Đặc sắc nghệ thuật
- Xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo.
- Ngôn ngữ giản dị, diễn đạt độc đáo.
- Kết cấu truyện mới mẻ, tưởng như tự do nhưng lại rất chặt chẽ, lôgic.
- Cốt truyện và các tình tiết hấp dẫn, biến hóa giàu kịch tính.
III. Kết bài: Khẳng định lại những nét tiêu biểu nhất về mặt nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Chí Phèo
Tiếp tục đón đọc 🌳 Cảm Nhận Về Nhân Vật Thị Nở 🌳 15 Bài Văn Hay Nhất
Cách Vẽ Tóm Tắt Chí Phèo Bằng Sơ Đồ Tư Duy
Tham khảo cách vẽ tóm tắt Chí Phèo bằng sơ đồ tư duy dưới đây sẽ giúp các em học sinh có được định hướng về những nội dung cơ bản nhất và dễ dàng thực hiện lập sơ đồ.
Nội dung cơ bản để lập sơ đồ tư duy tóm tắt tác phẩm Chí Phèo dựa theo bố cục văn bản gồm có 2 phần như sau:
-Phần 1 (từ đầu đến “… không bảo người nhà đun nước mau lên”): Chí Phèo từ lúc sinh ra tới khi biến thành quỷ dữ làng Vũ Đại
-Phần 2 (còn lại): Khát vọng hoàn lương của Chí và bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người
Hướng Dẫn Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Tác Phẩm Chí Phèo
Tìm hiểu cụ thể hướng dẫn vẽ sơ đồ tư duy tác phẩm Chí Phèo được chia sẻ trong video dưới đây:
Muốn vẽ sơ đồ tư duy tác phẩm Chí Phèo thì bạn có thể vẽ theo các ý chính sau:
- Sự xuất hiện của Chí với tiếng chửi
- Trước khi Chí ở tù, anh ta như thế nào?
- Khi ở tù về anh ta ra sao?
- Mối tình với Thị Nở như thế nào?
- Bị Thị Nở cự tuyệt, Chí trở nên thế nào?
Gợi ý cho bạn ☔ Tóm Tắt Đời Thừa Nam Cao ☔ 10 Mẫu Tóm Tắt Ngắn Hay
Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Về Bài Chí Phèo – Mẫu 1
Tổng hợp những mẫu vẽ sơ đồ tư duy về bài Chí Phèo sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn đọc và các em học sinh.
Truyện ngắn Chí Phèo là một trong những tác phẩm trọng tâm trong chương trình môn ngữ Văn lớp 11. Việc lập sơ đồ tư duy sẽ giúp các em học sinh hệ thống hoá kiến thức và ghi nhớ nội dung bài học một các hiệu quả nhất. Chia sẻ đến bạn đọc và các em học sinh trọn bộ những mẫu sơ đồ tư duy ngắn gọn và chi tiết được trình bày khoa học, rõ ràng dưới đây.
Sơ Đồ Tư Duy Về Tác Phẩm Chí Phèo Hay Nhất – Mẫu 2
Dưới đây là mẫu sơ đồ tư duy về tác phẩm Chí Phèo hay nhất để các em học sinh cùng tham khảo và ôn tập hiệu quả:
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Bài Chí Phèo Ngắn Nhất – Mẫu 3
Gợi ý vẽ sơ đồ tư duy bài Chí Phèo ngắn nhất sẽ giúp các em học sinh dễ ghi nhớ kiến thức cơ bản. Tham khảo mẫu sơ đồ tư duy Chí Phèo ngắn nhất sau đây:
Mời bạn khám phá thêm 💕 Tóm Tắt Hai Đứa Trẻ 💕 15 Bài Tóm Tắt Văn Bản Truyện Hay
Sơ Đồ Chí Phèo Đơn Giản – Mẫu 4
Chia sẻ mẫu sơ đồ Chí Phèo đơn giản đến bạn đọc và các em học sinh dưới đây:
Xem nhiều hơn 🌹 Tóm Tắt Hạnh Phúc Của Một Tang Gia 🌹 15 Bài Ngắn Hay
Sơ Đồ Tư Duy Chí Phèo Chi Tiết Nhất – Mẫu 5
Với sơ đồ tư duy Chí Phèo chi tiết nhất, các em học sinh sẽ củng cố lại những kiến thức và nội dung tác phẩm một cách đầy đủ và chính xác.
Đọc nhiều hơn 🌻 Tóm Tắt Vi Hành 🌻 10 Bài Tóm Tắt Tác Phẩm Truyện Hay
Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Chí Phèo 11 Đầy Đủ – Mẫu 6
Tham khảo mẫu vẽ sơ đồ tư duy Chí Phèo 11 đầy đủ dưới đây với những thông tin được trình bày khoa học và rõ ràng.
Gợi ý cho bạn ☔ Tóm Tắt Tinh Thần Thể Dục ☔ 10 Bài Tóm Tắt Ngắn Hay
Sơ Đồ Tư Duy Về Nhân Vật Chí Phèo – Mẫu 7
Sơ đồ tư duy về nhân vật Chí Phèo đã hệ thống lại diễn biến cuộc đời và số phận của nhân vật. Tham khảo mẫu sơ đồ tư duy nhân vật Chí Phèo như sau:
Tặng bạn 🌹 Tóm Tắt Chữ Người Tử Tù 🌹 20 Bài Tóm Tắt Tác Phẩm Hay
Sơ Đồ Tư Duy Chí Phèo Trước Khi Vào Tù – Mẫu 8
Để nắm được bối cảnh truyện và hiểu hơn về nhân vật Chí Phèo, tham khảo sơ đồ tư duy Chí Phèo trước khi vào tù dưới đây:
Đừng bỏ qua 🔥 Tóm Tắt Thương Vợ 🔥 15 Mẫu Tóm Tắt Bài Thơ Ngắn Hay
Sơ Đồ Tư Duy Cuộc Đời Chí Phèo – Mẫu 9
Sơ đồ tư duy cuộc đời Chí Phèo đã tổng hợp những diễn biến xảy ra trong cuộc đời của nhân vật giúp bạn có được cách nhìn khái quát nhất.
Xem nhiều hơn 🌟 Tóm Tắt Vào Phủ Chúa Trịnh 🌟 15 Bài Tóm Tắt Văn Bản Ngắn
Sơ Đồ Tư Duy Chí Phèo Thị Nở – Mẫu 10
Mẫu sơ đồ tư duy Chí Phèo Thị Nở dưới đây sẽ là một trong những nội dung tham khảo hữu ích giúp các em học sinh học tập tốt tác phẩm.
Giới thiệu cùng bạn 🍀 Tóm Tắt Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc 🍀 10 Mẫu Ngắn Hay
Sơ Đồ Tư Duy Nhân Vật Bá Kiến – Mẫu 11
Tham khảo mẫu sơ đồ tư duy nhân vật Bá Kiến dưới đây để nắm được những đặc điểm của nhân vật được xây dựng trong tác phẩm.
Mời bạn tham khảo 🌠 Tóm Tắt Về Luân Lí Xã Hội Ở Nước Ta 🌠 10 Mẫu Ngắn Hay
Bài Văn Mẫu Phân Tích Chí Phèo
Đón đọc dưới đây bài văn mẫu phân tích Chí Phèo được chọn lọc và chia sẻ, giúp bạn trau dồi cho mình những ý văn hay và phân tích tác phẩm sâu sắc hơn.
Trong số những kiệt tác văn học hiện thực của nền văn học Việt Nam thời kỳ trước, thì “ Chí Phèo” của Nam Cao là tác phẩm nổi bật khi phản ánh được hiện thực rõ nét của xã hội phong kiến đầy rẫy những bất công và tội ác của những kẻ xấu xa. Đồng thời hình ảnh người nông dân bần cùng bị hoàn cảnh xô đẩy cũng được khắc họa rất thành công.
Nhân vật chính của tác phẩm cùng tên với tiêu đề, đó chính là Chí Phèo. Vốn là một người nông dân hiền lành, lương thiện thật thà nhưng lại bị xã hội chà đạp, chèn ép, dẫn đến bước đường cùng là trở thành một kẻ sát nhân. Chí Phèo xuất hiện ngay từ đầu tác phẩm bằng những tiếng chửi rủa, “ hắn chửi trời, chửi đất, hắn chửi cả làng Vũ Đại… chửi đứa nào đẻ ra hắn…” Những tiếng chửi như để bắt đầu cho cuộc đời tăm tối và đầy bi kịch của hắn.
Hắn, Chí Phèo sinh ra đã bị bỏ rơi trong một cái lò gạch cũ, người làng truyền tay nhau nuôi hắn lớn. Vì có sức khỏe nên hắn đi làm ở cho nhà Bá Kiến. Thấy hắn như vậy, Bá Kiến ghen tuông, tìm cách đẩy hắn vào tù. Và bắt đầu từ đây, Chí Phèo sinh ra những nỗi đau, những oán hận chồng chất với cuộc đời. Chí Phèo dần dần không còn là một người nông dân lương thiện nữa mà đánh mất đi chính bản thân mình.
Hết hạn tù, Chí Phèo về làng và trở thành một con người hoàn toàn khác. Chí Phèo xuất hiện với hình ảnh “ cái đầu thì trọc lóc, răng cạo trắng hớn, hai mắt gườm gườm trông gớm chết.” Người nông dân hiền lành trước đây đã biến mất, thay vào đó là hình ảnh gớm ghiếc khiến người khác nhìn vào cũng có vài phần ghê sợ.
Chính những con người trong xã hội phong kiến thối nát ấy, đã khiến cho bản tính hiền lành, nhân cách lương thiện cùng ham muốn làm người của Chí Phèo bị cướp mất. Hắn biến thành một kẻ xấu xa, sống nhờ việc đi rạch mặt ăn vạ, đâm thuê chém mướn. Không biết bao nhiêu gia đình ở cái làng Vũ Đại này đã bị hắn phá tan. Dân làng không ai không sợ khuôn mặt gớm ghiếc cùng những hành động tàn bạo ấy. Hắn bị mọi người xa lánh, ghét bỏ.
Cuối cùng, không còn cách nào khác lại trở về làm thuê cho nhà Bá Kiến. Chí Phèo có lẽ đã tiếp tục lâm vào bước đường cùng, khi hắn phải trở về làm thuê cho kẻ đã đẩy hắn xuống địa ngục như bây giờ. Nỗi đau của Chí Phèo nhưng có lẽ cũng là nỗi đau chung của những con người thấp cổ bé họng, bị áp bức đến nỗi rơi vào bế tắc trong xã hội phong kiến ấy.
Hình tượng Chí Phèo được Nam Cao xây dựng rất thành công. Nhân vật điển hình cho sự tha hóa, bế tắc, bần cùng của xã hội phong kiến thối nát ngày ấy. Và nếu chỉ có như vậy thì chưa đủ để Chí Phèo trở thành kiệt tác. Nam Cao đã khơi gợi sự khát khao một mái ấm gia đình, được yêu thương như bao người khác của Chí Phèo.
Tình huống tác giả đưa ra, để cho Chí Phèo gặp Thị Nở trong vườn chuối sau khi hắn uống rượu say khướt. Thị Nở xuất hiện trong đời hắn với bát cháo hành đã khiến cho chính bản thân Chí Phèo cũng như người đọc cảm thấy vẫn còn chút hy vọng thắp sáng cuộc đời tăm tối của hắn.
Nhân vật Thị Nở hiện lên là một người phụ nữ thô kệch, xấu xí, nhưng lại là điểm sáng thắp lên hy vọng của Chí Phèo. Thị Nở xuất hiện đã đánh thức lương tri, đánh thức con người vốn lương thiện hiền lành của Chí Phèo. Chi tiết “ bát cháo hành” là một chi tiết, hình ảnh nghệ thuật đắt giá, giàu giá trị nhân văn sâu sắc, biểu hiện cho tình cảm giữa người với người trong xã hội thối nát đó.
Từ khi gặp Thị Nở, Chí Phèo nhận ra cuộc đời ngoài kia vẫn còn nhiều điều tốt đẹp. “ Hắn thấy già yếu, bệnh tật và cô độc còn đáng sợ hơn cả ốm đau bệnh tật. Hắn khát khao làm hòa với mọi người.” Đến giờ phút này, có lẽ hắn đã biết rằng mình cũng cần một cuộc sống như mọi người. Một cuộc sống bình thường, không phải đâm thuê chém mướn, không phải rạch mặt ăn vạ người ta nữa. Mong ước bình dị nhưng dường như với Chí Phèo lại vô cùng lớn lao, khó thực hiện.
Vậy nhưng một lần nữa, xã hội phong kiến thối nát, nghiệt ngã, tàn nhẫn ấy đã không để cho mong ước bình dị làm người lương thiện của Chí Phèo được trở thành hiện thực. Đó là khi bà cô của Thị Nở xuất hiện, và bà cô phản đối Chí Phèo và Thị Nở đến với nhau. Không chỉ vậy, bà ta còn mắng mỏ, chì chiết Chí Phèo bằng những lời lẽ ác nghiệt, cay độc nhất.
Bà cô ấy có lẽ chính là nhân vật tiêu biểu, hiện thân của xã hội phong kiến xấu xa, đã cự tuyệt, từ chối một cách tàn nhẫn khát khao làm người lương thiện của Chí Phèo, đẩy hắn vào bước đường cùng của cuộc đời. Chính vì thế, Chí Phèo một lần nữa rơi vào tuyệt vọng, hắn đau đớn tìm đến nhà Bá Kiến để trả thù, để giết cái kẻ đã làm hại đời hắn.
Chí Phèo giết chết Bá Kiến, sau đó hắn tự tay kết liễu cuộc đời tối tăm của mình. Hình ảnh Chí Phèo nằm giãy đành đạch giữa vũng máu ở sân nhà Bá Kiến, hét to lên rằng “ Ai cho tao làm người? Ai cho tao lương thiện?” đã khắc sâu vào trong tâm trí cũng như ám ảnh bất cứ người đọc nào. Không ai cho hắn lương thiện. Từng con người không cho, nên cái xã hội ấy chắc chắn không cho. Một tấn bi kịch đối với cuộc đời của Chí Phèo, người nông dân lương thiện nhưng sinh ra trong xã hội đầy rẫy những bất công cùng sự tàn nhẫn.
Thật vậy, chỉ có ngòi bút sâu sắc của Nam Cao mới có thể xây dựng được một cách thành công đến thế hình tượng nhân vật điển hình của sự áp bức, bất công thời bấy giờ. Đọc Chí Phèo, người đọc sẽ ám ảnh mãi không thôi, cũng như đọng lại sâu sắc niềm thương cảm với thân phận của những con người sinh ra nhầm thời, vì hoàn cảnh mà phải lâm vào bước đường cùng, trượt dài trong hố sâu của tội lỗi.
Tiếp tục đón đọc 🌳 Tóm Tắt Hầu Trời Tản Đà 🌳 15 Mẫu Tóm Tắt Bài Thơ Hay
Tổng Kết Kiến Thức Bài Chí Phèo
Phần tổng kết kiến thức bài Chí Phèo sẽ cung cấp cho bạn những điểm chính về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm, tham khảo dưới đây:
Nội dung:
Chí Phèo là một kiệt tác của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Qua truyện ngắn này, Nam Cao khái quát một hiện tượng xã hội ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng: một bộ phận nông dân lao động lương thiện bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa. Nhà văn đã kết án đanh thép cái xã hội tàn bạo tàn phá cả thế xác và tâm hồn người nông dân lao động, đồng thời khẳng định bản chất lương thiện của họ, ngay cả trong khi họ bị vùi dập mất cả nhân hình, nhân tính.
Nghệ thuật:
- Xây dựng thành công nhân vật điển hình
- Nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tự nhiên mà nhất quán
- Ngôn ngữ nghệ thuật đặc sắc…
Đọc nhiều hơn 🌻 Tóm Tắt Romeo Và Juliet 🌻 13 Mẫu Tóm Tắt Truyện Ngắn Hay