Tóm Tắt Nhìn Về Vốn Văn Hóa Dân Tộc ❤️️ 24+ Mẫu Ngắn Hay ✅ SCR.VN Chia Sẻ Tuyển Tập Những Bài Mẫu Ngắn Gọn Và Chi Tiết Dưới Đây.
Tóm Tắt Văn Bản Nhìn Về Vốn Văn Hóa Dân Tộc – Mẫu 1
Tóm Tắt Văn Bản Nhìn Về Vốn Văn Hóa Dân Tộc, cùng đón đọc bài mẫu sau đây để hiểu hơn về giá trị của tác phẩm.
“Nhìn về vốn văn hóa dân tộc” tác giả Trần Đình Hượu – nhà khoa học chuyên nghiên cứu về vấn đề lịch sử tư tưởng và văn hóa Việt Nam trung cận đại. Đoạn trích trong sách giáo khoa thuộc phần II của bài viết “Về vấn đề đặc sắc văn hóa dân tộc” với những nhận định mang tính bao quát, một cái nhìn khách quan trong việc phân tích, đánh giá khoa học về giá trị, bản sắc văn hóa của nước ta lúc bấy giờ. Trước hết để người đọc hiểu sâu sắc bài viết của mình tác giả đưa ra khái niệm văn hóa và chỉ ra các phương diện chủ yếu văn hóa được biểu hiện ra bên ngoài như: tôn giáo, nghệ thuật, kiến trúc, hội họa, văn học, ứng xử, sinh hoạt.
Ở mỗi một khía cạnh đó Trần Đình Hựu chỉ ra các điểm tích cực và hạn chế cùng với những nguyên nhân, yếu tố tạo nên bản sắc văn hóa (nội lực, ngoại lực) để tìm cách khắc phục. Nhưng nhìn chung đặc điểm nổi bật của văn hóa Việt Nam là giàu tính nhân bản, tinh tế, hướng tới sự phát triển hài hòa trên tất cả các phương diện với tinh thần chung “thiết thực, linh hoạt và dung hòa”.
Ta không thấy trong bài viết có sự khen hay chê hoàn toàn mà tất cả đều hướng tới một mục đích duy nhất là làm cho văn hóa Việt Nam ngày càng phát triển, hội nhập với sự tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt.
Xem thêm 🌹Tóm Tắt Một Người Hà Nội ❤️️ 10 Bài Tóm Tắt Ngắn Hay
Tóm Tắt Nhìn Về Vốn Văn Hóa Dân Tộc Ngắn Gọn – Mẫu 2
Tóm Tắt Nhìn Về Vốn Văn Hóa Dân Tộc Ngắn Gọn, súc tích giúp các em có thêm nhiều tài liệu hay để ôn tập thật tốt.
Trong bài, người viết đã thoát khỏi thái độ hoặc ngợi ca, hoặc chê bai đơn giản thường thấy khi tiếp cận vấn đề. Tinh thần chung của bài viết là tiến hành một sự phân tích, đánh giá khoa học đối với những đặc điểm nổi bật của văn hoá Việt Nam. Tác giả đã sử dụng giọng văn điềm tĩnh, khách quan để trình bày luận điểm của mình. Người đọc chỉ có thể nhận ra được nguồn cảm hứng thật sự của tác giả nếu hiểu cái đích xa mà ông hướng đến: góp phần xây dựng một chiến lược phát triển mới cho đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, kém phát triển hiện thời.
Tóm Tắt Nhìn Về Vốn Văn Hóa Dân Tộc Hay Nhất – Mẫu 3
Đón đọc mẫu Tóm Tắt Nhìn Về Vốn Văn Hóa Dân Tộc Hay Nhất được SCR.VN chọn lọc và gợi ý đến các bạn đọc sau đây.
Trần Đình Hượu (1927-1995) là một nhà văn, nhà nghiên cứu văn học và nho giáo, đặc biệt là chuyên nghiên cứu về các vấn đề lịch sử tư tưởng trong văn học Việt Nam thời kỳ cận đại. Trong suốt cuộc đời nghiên cứu và tìm tòi của mình, ông đã cho ra đời nhiều tác phẩm có giá trị như các công trình nghiên cứu khoa học ấn tượng phải kể đến Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900-1930, Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại, Đến hiện đại từ truyền thống,…
Đoạn trích Nhìn về vốn văn hóa dân tộc được trích từ phần II bài Về vấn đề đặc sắc văn hóa dân tộc trong cuốn Đến hiện đại từ truyền thống, thể hiện cái nhìn cũng như những nghiên cứu của Trần Đình Hượu về nền văn hóa dân tộc từ quá khứ đến hiện tại.
Nói về văn hóa, đây là một khái niệm lớn, thường được hiểu là kết tinh những giá trị vật chất và tinh thần của cả một dân tộc, một nền văn minh xuyên suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển, được gìn giữ kế thừa và phát huy. Văn hóa được xem là đặc điểm chính để phân biệt giữa các dân tộc, quốc gia khác nhau trên bản đồ thế giới một cách đơn giản và dễ hiểu nhất.
Trong phân tích của Trần Đình Hượu văn hóa có thể là “một tôn giáo, một trường phái triết học, một ngành khoa học, một một nền âm nhạc, hội họa,… phát triển rất cao, ảnh hưởng phổ biến lâu dài đến toàn bộ văn hóa, thành đặc sắc văn hóa của dân tộc đó”. Quay lại với văn hóa Việt Nam, Trần Đình Hượu đã chỉ ra một số những phương diện chủ yếu, tuy nhiên không thật sự có một phương diện nào nổi bật đủ đến độ “trở thành đài danh dự, thu hút, quy tụ cả nền văn hóa”, đó có thể nói là những mặt hạn chế rất lớn trong sự phát triển của dân tộc.
Về lý luận triết học, người Việt cũng không có niềm say mê tranh biện, hay chứng minh một cái gì đó cho riêng mình, mà chủ yếu là học hỏi thế giới và phát triển sao cho phù hợp với sự phát triển của dân tộc. Trong văn hóa Việt cũng không có ngành khoa học, giả khoa học, kỹ thuật nào có thể phát triển đến độ thành truyền thống.
Về mặt “âm nhạc, hội họa, kiến trúc đều không phát triển đến độ thành tuyệt kỹ”, những di sản còn sót lại như Nhã nhạc cung đình Huế mới chỉ đạt đến độ đặc sắc, riêng biệt, còn Cửu Trùng Đài thì đã chìm vào dĩ vãng vì sự hoang phí và gây phẫn nộ trong nhân dân thời bấy giờ.
Sau khi chỉ ra những đặc điểm chung và mặt hạn chế của nền văn hóa Việt Nam, Trần Đình Hượu đi sâu vào phân tích những mặt tích cực, nguyên do, chi tiết từng khuynh hướng trong văn hóa của người dân Việt Nam. Về tôn giáo, người Việt Nam không có tâm lý “cuồng thành, cuồng tín” bất kỳ một trường phái nào, mà nghiêng về việc dung hòa giữa các tôn giáo với nhau, chung sống hòa bình, tôn trọng lẫn nhau, có thể nói là “ít có tinh thần tôn giáo”.
Về cách ứng xử, ý thức về sở hữu cá nhân của người Việt không cao, người ta chỉ mong một cuộc sống an cư, thái bình, lạc nghiệp, đủ ăn, đủ sống, quan niệm “sống gửi thác về” ăn sâu vào trong tiềm thức, đối với họ của cải nhiều cuối cùng cũng không thể mang theo sau khi chết. Trong cuộc sống, những người hiền lành, sống tình nghĩa là những con người được yêu quý và ưa chuộng, dân ta không chuộng trí, cũng không chuộng dũng, dù chống giặc ngoại xâm liên tục nhưng cũng không thượng võ.
Việc xây dựng quân đội ngày càng lớn mạnh xưa đến nay chủ yếu là để tự vệ, sẵn sàng chống lại những âm mưu xâm lược, chống quá của kẻ thù chứ không bao giờ có tư tưởng bành trướng, làm bá chủ. Có thể nói rằng dĩ hòa vi quý chính là cốt lõi trong lối ứng xử của người Việt. Trong quan niệm về thẩm mỹ, người Việt ưa chuộng những cái mang sự “vừa khéo”, không “háo hức cái tráng lệ, huy hoàng, không say mê cái huyền ảo, kỳ vĩ”, thay vào đó người ta thích những thứ nhã nhặn, vừa phải.
Trong ăn, mặc, ở người Việt không hướng tới sự cầu kỳ, xa hoa, mà thích những thức quy mô bình thường, vừa đủ thanh lịch, duyên dáng. Đồng thời quý trọng cái sự kín đáo hơn phô trương, trọng Thế hơn Lực, không quan niệm cái gì là vĩnh viễn. Có thể nói rằng tất cả những biểu hiện trên đều là kết quả của một dân tộc có chiều dài lịch sử lâu đời, bươn chải qua nhiều khó khăn, và ý thức rõ ràng về sự nhỏ yếu, còn nhiều gian nan của dân tộc.
Đồng thời những thực tế đó chỉ ra rằng nền văn hóa Việt Nam là một nền văn hóa giàu tính nhân bản, hướng tới sự hài hòa trên nhiều phương diện, thiết thực, linh hoạt và dung hòa với đời sống nhân dân.
Không chỉ dừng lại ở việc chỉ ra hạn chế và tích cực trong văn hóa dân tộc mà Trần Đình Hượu còn hướng người đọc đến với những yếu tố tạo bản sắc văn hóa dân tộc, vốn là những cái riêng biệt, độc đáo, bền vững, hình thành trong quá trình phát triển lâu dài của lịch sử dân tộc. Đó bao gồm nội lực là cách mà người Việt đã xóa bỏ đi những cái “thô dã”, “hung bạo”, để hướng tới những cái nhân bản, tinh thần chung là “linh hoạt, thiết thực, dung hòa”.
Chủ động hướng tới những cái “nhạy cảm tinh nhanh, khôn khéo” để gỡ bỏ khó khăn, tìm sự bình ổn. Về ảnh hưởng của ngoại lực, bao gồm các quá trình đồng hóa, du nhập từ các nền văn hóa khắp nơi trên thế giới, người Việt ta đã thể hiện bản lĩnh, tạo tác, chọn lọc những giá trị phù hợp để xây dựng văn hóa dân tộc.
Thông qua đoạn trích Nhìn về vốn văn hóa dân tộc, ta có thể thấy rằng Trần Đình Hượu đã có một cái nhìn rất thấu đáo, thẳng thắn, sắc sảo về vốn văn hóa của dân tộc. Ông đã đi từ bản chất, nguyên nhân, chỉ ra những mặt hạn chế và tích cực chủ yếu, từ đó khiến độc giả nhìn nhận đúng đắn và có ý thức phát huy những cái tốt, đồng thời tìm cách khắc phục những phương diện còn hạn chế.
Giới thiệu 💕 Tóm Tắt Bài Những Đứa Con Trong Gia Đình 💕 12 Mẫu Hay
Tóm Tắt Nhìn Về Vốn Văn Hóa Dân Tộc Đầy Đủ – Mẫu 4
Với mẫu bài Tóm Tắt Nhìn Về Vốn Văn Hóa Dân Tộc Đầy Đủ sẽ mang đến cho các em thêm nhiều ý văn hay và ấn tượng để làm bài thật tốt.
Mỗi dân tộc đều biểu hiện một nét đẹp văn hóa riêng, chính vì thế trong tác phẩm Nhìn về vốn văn hóa dân tộc, Trần Đình Hượu đã sáng tạo và bàn về những khía cạnh của văn hóa, nó được biểu hiện về nhiều phương diện như tôn giáo, nghệ thuật, ứng xử hay cách sinh hoạt của con người.
Trong tác phẩm, tác giả đã bàn về các lĩnh vực quen thuộc của mỗi một quốc gia, mỗi dân tộc, ở đó con người biểu hiện về nét sống, cách sinh hoạt hay giao tiếp trong một cộng đồng người. Với sự sáng tạo đó tác giả đã thể hiện được những nét đặc trưng thông qua những ví dụ, dẫn chứng trong các công trình nghiên cứu, ví dụ như chùa Một Cột, lăng tẩm…, mỗi một công trình kiến trúc gắn với một sự kiện lịch sử riêng.
Văn hóa không chỉ được biểu hiện qua công trình nghệ thuật mà nó còn biểu hiện qua giao tiếp, văn hóa hay phép ứng xử hàng ngày, trong dân gian có rất nhiều câu tục ngữ hay trong đó nó nói về lời ăn tiếp nói hàng ngày của con người ví dụ như “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang/ Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”; hay “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau“.
Mỗi công trình văn hóa đều được biểu hiện những nét riêng của một dân tộc, một đất nước, nó phản ánh sâu sắc đời sống của cộng đồng các dân tộc, đó là sự kì vĩ của những công trình kiến trúc, qua đó con người có thể thể hiện được yếu tố tinh thần của mình.
Mỗi dân tộc mỗi quốc gia đều có đa dạng các nền văn hóa, nó có thể tốt xấu, ảnh hưởng mạnh mẽ đến truyền thống của mỗi quốc gia, mỗi vùng miền dân tộc. Mỗi chúng ta cần phải biết tiếp nhận những nền văn hóa theo khía cạnh riêng, lành mạnh và thể hiện được những nét văn hóa riêng của vùng miền, của dân tộc.
Tinh thần văn hóa được biểu hiện những nét đẹp văn hóa của vùng miền, tổ chức hay hệ thống của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, chúng ta không ngừng cải thiện, nâng cao cho mình sự sáng tạo vì một cộng đồng dân tộc, luôn tích cực chủ động, sàng lọc nền văn hóa, học hỏi và tiếp thu truyền thống của cộng đồng dân tộc. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều phải trải qua quá trình bị xâm nhập văn hóa, nó là nguồn văn hóa mở, tạo nên một nét riêng trong văn hóa của mỗi quốc gia, mỗi vùng miền dân tộc.
Mỗi vùng miền biểu hiện một vùng văn hóa riêng, chính vì thế dân tộc của chúng ta cần phải mở rộng, nâng cao và phát triển văn hóa truyền thống, những giá trị văn hóa cao đẹp, mang lại ý nghĩa to lớn cho mỗi con người. Giá trị văn hóa truyền thống thể hiện những giây phút lịch sử hào hùng của dân tộc, mỗi quốc gia dân tộc đều có những nét văn hóa riêng, chính vì thế nó thể hiện những giá trị truyền thống, văn hóa lịch sử, những di tích lịch sử hào hùng.
Văn hóa biểu hiện cho lối sống của quốc gia, dân tộc đó, chính vì những nét văn hóa điển hình của mỗi vùng miền mà tựu chung thành nền văn hóa của đất nước, của mỗi dân tộc. Văn hóa biểu hiện truyền thống, tôn giáo, những công trình kiến trúc của dân tộc. Tác giả bàn về văn hóa trên nhiều phương diện, nó là phương diện lịch sử, đạo đức, lối sống và tinh hoa riêng của mỗi dân tộc.
Vốn văn hóa của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc là phong phú, nó biểu hiện những vấn đề của dân tộc, của thời đại, phát triển chung về lối sống, tư tưởng và đạo đức của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đối với những vấn đề lịch sử, mọi vấn đề đều được biểu hiện nét riêng, đặc sắc, tinh tế của vùng miền văn hóa đó.
Mỗi chúng ta đều có thể thấy được, tác giả Trần Đình Hượu đã bàn về lối văn hóa của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, nó biểu hiện nét riêng trong văn hóa, lối sống, lịch sử của đất nước, truyền thống, thể hiện cái nhìn mới mẻ về văn hóa của vùng miền, của đất nước.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Tóm Tắt Nhìn Về Vốn Văn Hóa Dân Tộc Chi Tiết – Mẫu 5
Bài mẫu Tóm Tắt Nhìn Về Vốn Văn Hóa Dân Tộc Chi Tiết là tài liệu tham khảo hữu ích để các em chuẩn bị tốt nhất cho kì thi của mình.
Trần Đình Hượu là một chuyên gia về các vấn đề văn hóa tư tưởng Việt Nam. Ông đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa tư tưởng có gía trị: “Đến hiện đại từ truyền thống”(1994), “Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại”(1995).
“Nhìn về vốn văn hóa của dân tộc” là trích đoạn của tiểu luận “Về vấn đề tìm đặc sắc của dân tộc” được Trần Đình Hượu viết từ năm 1986. Trong tác phẩm tác giả đã thoát khỏi thái độ hoặc ngợi ca hoặc chê bai thường thấy khi tiếp cận vấn đề, tinh thần chung của bài viết là tiến hành một sự phân tích đánh giá khoa học đối với những vấn đề nổi bật của văn hóa Việt Nam.
Trước tiên tác giả đã đặt vấn đề về khái niệm của vốn văn hóa. Chúng ta thường nói đến văn hóa ẩm thực hay văn hóa đọc. Vậy văn hóa là gì? Theo đó văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Đây là một khái niệm cơ bản của văn hóa trong từ điển tiếng Việt.
Đứng trên khái niệm về văn hóa Trần Đình Hượu đã nêu lên nhận xét khái quát về Văn hóa Việt Nam “chúng ta không thể tự hào nền văn hóa của chúng ta đồ sộ, có những cống hiến lớn lao cho nhân loại hay có những đặc sắc nổi bật”. Tác giả đã phân tích những đặc điểm của vốn văn hóa Việt Nam thông qua nhưng phương diện đời sống cụ thể hàng ngày cả về vật chất lẫn tinh thần.
Về khoa học kĩ thuật không một ngành nào phát triển đến thành truyền thống đáng tự hào. Về âm nhạc hội họa đều không phát triển đến tuyệt kĩ. Chưa bao giờ một nền văn hóa nào của dân tộc trở thành đài danh dự thu hút quy tụ cả nền văn hóa. Về thơ ca Trần Đình Hượu chỉ rõ “trong các ngành nghệ thuật, cái phát triển nhất chính là thơ ca. Hầu như người nào cũng cao dịp cũng có thể làm dăm ba câu thơ ca”.
Tác giả cũng chỉ ra những tôn giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến con người Việt đó là Phật giáo và Nho giáo. Để tạo nên bản sắc văn hóa của dân tộc người Việt Nam đã xác nhận tư tưởng của các tôn giáo này theo hướng “Phật giáo không được tiếp nhận ở khía cạnh trí tuệ cầu giải thoát mà Nho giáo cũng không được tiếp nhận ở nghi lễ tủn mủn, giáo điều khắc nghiệt”. Người Việt tiếp thu Nho giáo để có một cuộc sống trong sạch lành mạnh hài hòa bao dung nhân nghĩa hướng thiện cứu khổ cứu nạn. Tư tưởng nhân nghĩa, yên dân được thể hiện rất nhiều trong thơ ca.
Tác giả nhận định “tinh thần chung của văn hóa là thiết thực dung hòa”. Nhận định này vừa nói lên mặt tích cực vừa tiềm ẩn điểm hạn chế của văn hóa Việt. Vì tính thiết thực trong quá trình sáng tạo khiến văn hóa Việt gắn bó sâu sắc với đời sống của cộng đồng. Tính linh hoạt của văn hóa Việt biểu hiện rõ ở khả năng tiếp thu và biến các giá trị văn hóa sao cho phù hợp với đời sống bản địa của người Việt như Phật giao, nho giáo và đạo giáo.
Tác giả cũng khẳng định “Con đường hình thành bản sắc dân tộc của văn hóa không trông cậy vào sự tạo tác của chính dân tộc đó mà còn trông cậy vào khả năng chiếm lĩnh khả năng đồng hóa các giá trị văn hóa bên ngoài. Về mặt đó lịch sử chứng minh là dân tộc Việt Nam có bản lĩnh”.
Dân tộc ta đã trải qua một thời gian dài bị đô hộ và chịu áp bức nặng nề từ thuộc địa chính vì thế mà dân ta không thể chờ vào sự sáng tạo và sáng tác nữa mà phải “trông cậy vào khả năng chiếm lĩnh khả năng đồng hóa các giá trị văn hóa bên ngoài” là điểu đúng đắn. Như ta đã nói ở trên tuy ta chịu ảnh hưởng của Phật giáo và Nho giáo nhưng ta không tiếp thu toàn bộ nó mà chỉ tiếp thu những đạo lí tốt đẹp, nhưng gì thích hợp với văn hóa Việt Nam.
Bên cạnh đó chúng ta sáng tạo chữ Nôm trên cơ sở chưa Hán tạo nên những tác phẩm mang đậm âm hưởng Việt, chúng ta sáng tạo các thể thơ dân tộc đi đôi với các thể thơ đường luật của Trung Quốc, thơ tự do của phương Tây. Như vậy chúng ta tiếp thu nhưng không bao giờ dập khuôn máy móc, người Việt đã cải biến nó theo những ý nghĩa riêng gắn với đặc trưng riêng của dân tộc mình.
Chia sẻ 🌼Tóm Tắt Mùa Lá Rụng Trong Vườn ❤️️10 Bài Mẫu Ngắn Hay
Bài Tóm Tắt Nhìn Về Vốn Văn Hóa Dân Tộc Đạt Điểm Cao – Mẫu 6
Bài Tóm Tắt Nhìn Về Vốn Văn Hóa Dân Tộc Đạt Điểm Cao để lại nhiều ấn tượng cho các bạn đọc với cách dùng từ ngữ linh hoạt và sáng tạo.
Nhìn về vốn văn hoá dân tộc là một đoạn trích của tiểu luận Vê vấn đề tìm đặc sắc văn hoá dân tộc (1996) của Trần Đình Hượu. Với tiểu luận này, mục đích chính mà tác giả đặt ra không phải là xác định rõ ràng từng điểm một vé cái gọi là bản sắc văn hoá dân tộc, mà gợi mở con đường nghiên cứu về nó trong tư cách một vấn để thời sự của chiến lược phát triển đất nước thời kì đổi mới.
Trong tiểu luận, bên cạnh khái niệm vốn văn hoá dân tộc, Trần Đình Hượu cũng dùng một số khái niệm khác như : đặc sắc văn hoá dân tộc, thiên hướng văn hoá dân tộc, tinh thần chung của văn hoá dân tộc. Cách diễn đạt của tác giả không cố định, cứng nhắc. Có khi ông chí viết đơn giản : bản sắc dân tộc, hoặc nói hơi khác : bản sắc dân tộc của văn hoá.
Nhìn chung, theo tinh thần toát lên từ toàn bộ tiểu luận, có thể hiểu vốn văn hoá dân tộc hay bản sắc văn hoá dân tộc là cái giúp khu biệt văn hoá của dân tộc này với văn hoá của dân tộc khác. Bản sắc văn hoá dân tộc là hiện tượng kết tinh, là thành quả tổng hợp cùa một quá trình sáng tạo, tiếp xúc văn hoá, nhào nặn cái vốn có, riêng có của dân tộc với những cái tiếp thu từ bên ngoài. Bản sắc văn hoá vừa có mặt ổn định vừa có mặt biến đổi.
Ổn định không đối lập mà tạo tiền đề cho biến đổi và biến đổi cũng để di đến một dạng ổn định mới, cao hơn, phong phú hơn. Khái niệm vốn văn hoá dân tộc mà tác giả dùng vừa có mặt rộng hơn, vừa có mặt hẹp hơn khái niệm bản sắc văn hoá dân tộc. Nói rộng là vì : bản sắc văn hoá làm nên cái vốn văn hoá.
Còn nói hẹp là bởi : vốn văn hoá dường như chỉ nói được mặt ổn định, cố hữu mà chưa nói dược mặt biến đổi của bản sắc văn hoá. Với các khái niệm thiên hướng văn hoá, tinh thần chung của văn hoá có lẽ Trần Đình Hượu muốn nói chiều động, chiều phát triển của bản sắc văn hoá.
Nhìn chung, theo Trần Đình Hượu, văn hoá Việt Nam xa lạ với sự cực đoan, không chấp nhộn sự cực đoan, và riêng việc không chấp nhận điều đó đã biểu hiện một bản lĩnh đáng trọng. Như vậy, khi khái quát bản sắc văn hoá Việt Nam qua các từ như “đồng hoá”, “dung hợp”, tác giả Trần Đình Hượu không hề rơi vào thái độ tự ti hay miệt thị dân tộc.
SCR.VN gợi ý 💧 Tóm Tắt Ai Đã Đặt Tên Cho Dòng Sông 💧 14 Bài Hay Nhất
Mẫu Tóm Tắt Nhìn Về Vốn Văn Hóa Dân Tộc Nâng Cao – Mẫu 7
Mẫu Tóm Tắt Nhìn Về Vốn Văn Hóa Dân Tộc Nâng Cao giúp các em có thể dễ dàng hơn trong việc nắm bắt được những ý chính của bài một cách chi tiết nhất.
Nhìn về vốn văn hóa dân tộc là một trích đoạn từ phần II bài “Về vấn đề tìm đặc sắc văn hóa dân tộc” được Trần Đình Hượu. Trong tác phẩm này Trần Đình Hượu đã sáng tạo và bàn về những khía cạnh của văn hóa, nó được biểu hiện về nhiều phương diện như tôn giáo, nghệ thuật, ứng xử hay cách sinh hoạt của con người.
“Nhìn về vốn văn hóa dân tộc”, nhan đề tác phẩm ở đây cho người đọc thấy được rằng “nhìn về” cũng chính là “hướng tới”, và hành động “nhìn về” truyền thống, “nhìn về” quá khứ trở thành một yếu tố then chốt của hành động “hướng tới” hiện đại, “hướng tới” tương lai. Ở đây, trong tác phẩm tác giả đã bàn về các lĩnh vực quen thuộc của mỗi một quốc gia, mỗi dân tộc, ở đó con người biểu hiện về nét sống, cách sinh hoạt hay giao tiếp trong một cộng đồng người.
Với sự sáng tạo đó tác giả đã thể hiện được những nét đặc trưng thông qua những ví dụ, dẫn chứng trong các công trình nghiên cứu, ví dụ như Chùa một cột, lăng tẩm…, mỗi một công trình kiến trúc gắn với một sự kiện lịch sử riêng.
Có thể hiểu vốn văn hoá dân tộc hay bản sắc văn hóa dân tộc là cái khác biệt văn hóa của dân tộc này với văn hóa của dân tộc khác. Bản sắc văn hóa dân tộc là hiện tượng kết tinh, là thành quả tổng hợp của một quá trình sáng tạo, tiếp xúc văn hóa, nhào trộn cái vốn có, riêng có của dân tộc với những cái tiếp thu từ bên ngoài. Bản sắc văn hóa vừa có mặt ổn định vừa có mặt biến đổi, ổn định không đối lập mà tạo tiền đề cho biến đổi và biến đổi cũng để đi đến một dạng ổn định mới, cao hơn, phong phú hơn.
Kết luận quan trọng nhất của tác giả về tinh thần chung của văn hóa Việt Nam nằm ở câu in nghiêng trong phần cuối đoạn trích : Tinh thần chung của văn hóa Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hòa. Toàn bộ những từ như tinh nhanh, khôn khéo, dung hợp, sàng lọc, tinh luyện, tiếp nhận,… được dùng trong đoạn văn cũng có tác dụng “phụ hoạ” cho kết luận đó. Tác giả còn chỉ rõ: trên lĩnh vực văn hóa, bản lĩnh của dân tộc Việt Nam thể hiện tập trung ở sự “đồng hóa”, “dung hợp” chứ không phải ở sự “tạo tác”.
Theo tác giả, văn hóa Việt Nam xa lạ với sự cực đoan, không chấp nhận sự cực đoan, và riêng việc không chấp nhận điều đó đã biểu hiện một bản lĩnh đáng trọng. Như vậy, khi khái quát bản sắc văn hóa Việt Nam qua các từ như “đồng hóa”, “dung hợp”, tác giả Trần Đình Hượu không hề rơi vào thái độ tự ti hay miệt thị dân tộc.
Với tác phẩm “Nhìn về vốn văn hóa dân tộc”, Trần Đình Hượu đã đưa người đọc hiểu hơn về văn hóa dân tộc, từ đó mỗi người trong thời đại ngày nay cần giữ gìn bảo vệ vốn văn hóa, lịch sử, truyền thống của đất nước.
Tiếp theo tham khảo 🌹 Tóm Tắt Người Lái Đò Sông Đà 🌹 15 Bài Mẫu Ngắn Gọn Hay
Tóm Tắt Nhìn Về Vốn Văn Hóa Dân Tộc Luyện Viết – Mẫu 8
Với đề bài Tóm Tắt Nhìn Về Vốn Văn Hóa Dân Tộc Luyện Viết sau đây sẽ giúp các em có thể cải thiện kĩ năng viết của mình tốt hơn.
Đoạn trích Nhìn về vốn văn hóa dân tộc trích từ phần II, bài “Về vấn đề tìm đặc sắc văn hóa dân tộc”, in trong cuốn “Đến hiện đại từ truyền thống”. Từ những hiểu biết sâu sắc về vốn văn hóa dân tộc, tác giả đã phân tích rõ những mặt tích cực và một số hạn chế của văn hóa truyền thống.
Trước hết, tác giả nêu ra những hạn chế của văn hóa truyền thống dân tộc. Văn học Việt chưa có tầm vóc lớn lao, chưa có vị trí quan trọng, chưa nổi bật và chưa có khả năng ảnh hưởng đến các nền văn học khác. Điều đó được thể hiện qua các phương diện sau: Thần thoại không phong phú; tôn giáo, triết học, khoa học kĩ thuật, âm nhạc, hội họa, không phát triển; thơ ca thì chưa có tác giả nào có tầm vóc lớn lao…
Bên cạnh mặt hạn chế, văn hóa Việt Nam cũng có thế mạnh: thiết thực, linh hoạt, dung hòa, lành mạnh với những vẻ đẹp dịu dàng, thanh lịch; con người hiền lành, tình nghĩa. Việt Nam có nhiều tôn giáo nhưng không xảy ra xung đột. Người Việt Nam sống tình nghĩa, khôn khéo và hài hòa với thiên nhiên. Về nghệ thuật, người Việt sáng tạo tác phẩm tinh tế, không mang vẻ vĩ mô, tráng lệ, phi thường. Về quan niệm sống, người Việt luôn mong ước thái bình, sống thanh nhàn, thong thả.
Văn hóa Việt ảnh hưởng sâu sắc bởi học thuyết Phật giáo, Nho giáo và tư tưởng Lão – Trang nhưng cái gốc của văn hóa Việt Nam là tính nhân bản và tinh thần chung của văn hóa Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hòa.
Gợi ý cho bạn 🍀Tóm Tắt Rừng Xà Nu ❤️️16 Bài Tóm Tắt Tác Phẩm Ngắn Hay