Quê Hương Là Gì, Ý Nghĩa ? 13+ Ví Dụ, Dẫn Chứng Về Tình Yêu Quê Hương. Chia Sẻ Đến Bạn Đọc Những Ví Dụ, Dẫn Chứng Tiêu Biểu Nhất.
Quê Hương Là Gì ?
Quê hương là nơi mà một người sinh ra, lớn lên và có liên kết tình cảm sâu sắc với đất nước, vùng đất hoặc thành phố mà người đó gọi là quê hương. Đây không chỉ là nơi sinh sống mà còn mang ý nghĩa văn hóa, lịch sử và tình cảm sâu sắc.
Quê hương có thể là nơi mà người đó có những kỷ niệm tuổi thơ, nơi mà gia đình và người thân sống, nơi mà người ta nhận thức và tạo dựng giá trị văn hóa, truyền thống và quan điểm của mình. Quê hương còn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định danh tính cá nhân và tình yêu và niềm tự hào đối với đất nước hoặc vùng đất mà người đó thuộc về.
Quê hương không chỉ là một địa điểm vật lý, mà còn là một khái niệm tình cảm và tâm hồn. Nó mang theo ý nghĩa của sự nhớ nhung, kỷ niệm và tình yêu đối với nơi mà người ta gọi là “quê hương”.
SCR.VN tặng bạn bài thơ nổi tiếng 👉 Quê Hương của Đỗ Trung Quân
Ý Nghĩa Của Quê Hương
- Nơi gắn bó tình cảm: Quê hương là nơi mà mỗi người sinh ra, lớn lên và có mối liên kết tình cảm sâu sắc với đất nước, vùng đất hay thành phố mà họ gọi là quê hương. Nó đại diện cho nơi mà người ta gắn bó với gia đình, bạn bè và người thân yêu.
- Nguồn cảm hứng văn hóa và lịch sử: Quê hương là nơi mà người ta nhận thức và tạo dựng giá trị văn hóa, truyền thống và lịch sử của mình. Nó cung cấp nguồn cảm hứng cho nghệ thuật, văn hóa, âm nhạc và các hoạt động sáng tạo khác.
- Tự nhận thức và danh tính cá nhân: Quê hương đóng vai trò quan trọng trong việc xác định danh tính cá nhân của mỗi người. Nó tạo nên một phần trong con người và giúp hình thành nhận thức về bản thân, giá trị và tư duy của mỗi người.
- Niềm tự hào và tình yêu quê hương: Quê hương gợi lên niềm tự hào và tình yêu sâu sắc đối với đất nước, vùng đất hay thành phố mà người ta thuộc về. Người ta cảm nhận được tình yêu và trách nhiệm đối với quê hương của mình.
- Tình yêu và lòng tri ân: Quê hương là nơi mà người ta nhớ đến và gìn giữ tình yêu và lòng tri ân đối với nguồn gốc và cội nguồn của mình. Nó là nơi mà người ta trân trọng và tôn vinh những giá trị và nguyên tắc đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Xem thêm 💕 Hãy Viết Một Đoạn Văn Ngắn Về Tình Cảm Quê Hương 💕 15 Bài Mẫu Hay
Biểu Hiện Của Tình Yêu Quê Hương
Biểu hiện của tình yêu quê hương là gì? Tìm hiểu cùng SCR.VN nhé!
- Tự hào và lòng yêu mến: Người có tình yêu quê hương thường tỏ ra tự hào với nguồn gốc, văn hóa, truyền thống và lịch sử của quê hương mình. Họ có lòng yêu mến và tôn trọng đất nước, vùng đất hoặc thành phố mà họ gắn bó.
- Bảo tồn và gìn giữ: Tình yêu quê hương thường đồng điệu với việc bảo tồn và gìn giữ giá trị văn hóa, di sản và môi trường của quê hương. Người ta thể hiện tình yêu này bằng cách bảo vệ các di tích, duy trì các truyền thống, thực hành các phong tục và tôn giáo, cũng như bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Tham gia và đóng góp: Một biểu hiện khác của tình yêu quê hương là sự tham gia và đóng góp tích cực vào cộng đồng. Người ta có thể tham gia vào các hoạt động xã hội, văn hóa, giáo dục và từ thiện để đóng góp vào sự phát triển và thịnh vượng của quê hương.
- Hỗ trợ và giúp đỡ: Tình yêu quê hương cũng có thể được thể hiện qua việc hỗ trợ và giúp đỡ những người khác trong cộng đồng quê hương. Đây có thể là việc giúp đỡ người nghèo khó, tham gia vào các hoạt động xã hội như tình nguyện, trợ giúp xã hội và hỗ trợ đồng bào trong khó khăn.
- Sáng tác và sáng tạo: Tình yêu quê hương có thể thể hiện qua nghệ thuật, văn chương, âm nhạc, điện ảnh và các hình thức sáng tạo khác. Người ta có thể sáng tác và tạo ra các tác phẩm văn học, bài hát, tranh vẽ hoặc phim ảnh để thể hiện tình yêu và cảm xúc đối với quê hương.
Ngoài dẫn chứng về vai trò của quê hương, giới thiệu 🌸Dàn Ý Bài Văn Tả Quê Hương Là Gì 🌸 hay nhất!
4 Dẫn Chứng Về Vai Trò Của Quê Hương
SCR.VN chia sẽ một số dẫn chứng về vai trò của quê hương như sau:
- Quê hương là nơi gắn bó tình cảm, nguồn cảm hứng văn hóa và lịch sử, tự nhận thức và danh tính cá nhân, niềm tự hào và tình yêu quê hương, tình yêu và lòng tri ân
- Quê hương là cội nguồn, gốc rễ bền chặt cho sự phát triển bền vững của ta. Nếu chỉ sống bằng những giá trị tức thời, những ham muốn của bản thân mà không khắc cốt ghi tâm cội nguồn, đạo lí truyền thống dân tộc thì sớm muộn sự phát triển của ta cũng sẽ như cây cao bị trơ rễ, bật gốc dù chỉ là một cơn gió nhẹ
- Quê hương là nơi mà người ta nhớ đến và gìn giữ tình yêu và lòng tri ân đối với nguồn gốc và cội nguồn của mình. Tình yêu quê hương từ thuở xa xưa, trong những câu ca dao như tấm gương phản chiếu tâm hồn dân tộc là tinh thần tự hào, tự tôn về vẻ đẹp và cảnh trí non sông
- Quê hương là nơi mà người ta gắn bó với gia đình, bạn bè và người thân yêu. Những bài thơ gắn với tiếng nói cá nhân vẫn ẩn bên trong một tình cảm yêu nước kín đáo, bộc lộ qua tình yêu với con người, cảnh vật, quê hương. Hình ảnh quê hương đất nước hiện lên trong các bài thơ đem lại những cảm nhận rất riêng nhưng lại rung cảm bao thế hệ độc giả
13+ Dẫn Chứng Về Tình Yêu Quê Hương Hay Nhất
Dưới đây là tuyển tập dẫn chứng về tình yêu quê hương đất nước hay nhất mà bạn nên biết:
Dẫn Chứng Về Tình Yêu Quê Hương Trong Văn Học Đặc Sắc
Dẫn chứng về tình yêu quê hương trong văn học là gì, những ví dụ tiêu biểu nhất đã được trình bày ở dưới:
Tình yêu quê hương đất nước là gì? Đây là một khái niệm, phạm trù rộng lớn và có nhiều ý nghĩa khác nhau. Tình yêu quê hương đất nước trước hết xuất phát từ tình cảm yêu gia đình, nhà cửa, xóm làng. Nói như Ê-ren-bua: lòng yêu nhà, yêu làng xóm trở nên tình yêu tổ quốc. Chính xuất phát từ những điều giản dị, bình dị ấy, lòng yêu nước của ta càng được bồi đắp hơn.
Tình yêu quê hương từ thuở xa xưa, trong những câu ca dao như tấm gương phản chiếu tâm hồn dân tộc là tinh thần tự hào, tự tôn về vẻ đẹp và cảnh trí non sông, đến thơ ca trung đại tình yêu nước gắn liền với quan niệm trung quân ái quốc, vậy nên trong các bài thơ việc nói chỉ tỏ lòng của bậc tao nhân mặc khách với mong muốn xoay trục đất, kinh bang tế thế cũng chính là biểu hiện cao nhất của con người đạo nghĩa lúc bấy giờ.
Đến thời hiện đại, văn học lãng mạn thì yêu nước là yêu lí tưởng, yêu cách mạng, yêu Đảng. Niềm vui tươi, phấn khởi của người chiến sĩ cách mạng khi được giác ngộ ánh sáng cách mạng đảng trong “Từ ấy” chính là minh chứng sâu sắc cho điều ấy:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim.”
Tình yêu nước, yêu quê hương là cội nguồn, gốc rễ bền chặt cho sự phát triển bền vững của ta. Nếu chỉ sống bằng những giá trị tức thời, những ham muốn của bản thân mà không khắc cốt ghi tâm cội nguồn, đạo lí truyền thống dân tộc thì sớm muộn sự phát triển của ta cũng sẽ như cây cao bị trơ rễ, bật gốc dù chỉ là một cơn gió nhẹ.
Lòng yêu quê hương, đất nước làm nên bản sắc trong đời sống tình cảm của cá nhân, giúp ta không trở nên ích kỉ vì biết gắn liền với cộng đồng, biết hòa nhập và đắm mình với những đạo lí truyền thống ngàn đời của dân tộc.
Tình yêu quê hương đất nước nói cách khác chính là lòng căm thù giặc khi đất nước bị xâm lăng, khi tổ quốc gặp gian nguy. Trong “Hịch tướng sĩ’, Trần Quốc Tuấn từng bày tỏ lòng căm thù giặc sâu sắc khi chứng kiến đất nước bị giày xéo dưới gót giày quân thù: “ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, lòng đau như cắt, nước mắt đầm đìa chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.” Đủ để thấy, tình yêu quê hương đất nước từ ngàn xưa đã trở thành một thứ vũ khí lợi hại, là đợt sóng ngầm nhấn chìm lũ bán nước và lũ cướp nước.
Tình yêu nước cũng chính là lòng tự hào, tự tôn dân tộc trước cảnh trí non sông, trước vẻ đẹp của núi sông, cũng chính là khát vọng muốn giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc.
Dẫn Chứng Về Tình Yêu Quê Hương Đất Nước Của Thế Hệ Trẻ Ngày Nay Ý Nghĩa
Xem ngay dẫn chứng về tình yêu quê hương đất nước của thế hệ trẻ ngày nay:
Với thế hệ trẻ, có rất nhiều cách để thể hiện lòng yêu nước chân chính của mình. Cố gắng học tập tốt, rèn luyện tốt, hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình hay tham gia nghiên cứu khoa học, đó là yêu nước; tự giác thực hiện chính sách, pháp luật, tôn trọng kỷ cương, đó cũng là yêu nước.
Lựa chọn được một nghề nghiệp phù hợp với bản thân mình, gắn bó và cống hiến hết mình vì công việc, đó là yêu nước. Lao động tích cực, hăng hái, làm giàu chính đáng, đó là yêu nước. Có khi lại là việc nhỏ như không vứt rác bừa bãi, không tàn phá môi trường, không hủy diệt muông thú. Và thậm chí, nói một câu tiếng Việt đúng ngữ pháp, văn cảnh, thể hiện sự tự tôn với ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc mình, cũng là biểu hiện của lòng yêu nước.
Những việc làm không chỉ thể hiện ý thức công dân của mỗi người, mà còn là trách nhiệm xã hội, và thông qua đó, thế hệ trẻ chúng ta thể hiện lòng yêu quê hương, xứ sở của mình một cách sinh động nhất, hiệu quả nhất.
Ngày nay, lòng yêu nước đã có thêm những nội dung phong phú hơn khi đất nước đang hội nhập toàn diện với thế giới. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì tiến công vào mặt trận kinh tế, làm giàu cho đất nước được xem như nhiệm vụ then chốt của thanh niên.
Ngày hôm nay, trên khắp mọi miền Tổ Quốc đã xuất hiện hàng loạt gương thanh niên vượt khó vươn lên. Góp phần làm cho “nước mạnh”. Những con người như Nguyễn Chiến Sang- anh thanh niên nhặt ve chai trở thành triệu phú, hay Nguyễn Văn Sỹ – làm giàu cho quê mình nhờ chiếc máy phát điện tự chế… đang là những hình ảnh lý tưởng cho thanh niên học tập và noi theo. Chỉ cần mỗi thanh niên chúng ta dám nghĩ dám là thì chắc chắn trong tương lai sẽ có nhiều những Nguyễn Chiến Sang hay Nguyễn Văn Sỹ hơn nữa.
Chúng ta thực sự yêu nước khi tâm lý “chuộng hàng ngoại xa xỉ ” bị xóa bỏ và tâm lý “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” được đặt lên hàng đầu, phấn đấu cho hàng Việt Nam mang tính cạnh tranh cao góp phần giúp sản xuất trong nước ngày càng phát triển.
Chúng ta yêu nước là khi góp phần xây dựng quyền lực mềm của văn hóa Việt nam để đất nước ngày một trở nên hấp dẫn, thu hút bạn bè quốc tế .
Chúng ta yêu nước khi học sinh thuộc sử Việt Nam:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.”
Chúng ta tiếp thu văn minh hiện đại của nước bạn trên thế giới trên phương châm “hòa nhập chứ không hòa tan.”
Trên thực tế, đã có không ít thanh niên nghĩ rằng phải làm một việc gì thật “to lớn” cho Tổ quốc mới là yêu nước. Nhưng thực sự là lòng yêu nước không cần biểu hiện ra trong từng lời nói, câu chuyện hàng ngày mà nó lắng đọng trong những việc làm lặng lẽ âm thầm tưởng như hết sức bình thường.
Có những người tình nguyện đến công tác ở những miền rừng núi xa xôi nhất khi vừa mới tốt nghiệp ra trường. Có những thanh niên miệt mài bên chiếu chèo truyền thống trong khi giới trẻ đang ồn ào với “Pop”, “Rock”. Có những thanh niên ngày ngày dầm mưa dãi nắng, không quản ngại để dọn sạch phố phường… ở họ đều toát lên một tinh thần rất Việt Nam – cống hiến, hy sinh mà không cần ai ca ngợi, không đòi hỏi phải được đền đáp, ghi danh. Vào ngày lễ Quốc khánh hay ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, người người nhà nhà treo cờ kết hoa.
Còn các mạng xã hội, giới trẻ thể hiện lòng yêu nước bằng cách đổi hình đại diện thành hình cờ Tổ quốc, ảnh Bác hoặc đăng những dòng chữ thể hiện tình cảm của mình chúc mừng ngày lễ lớn của đất nước.
Bên cạnh đó là những thanh niên có nhận thức hết sức lệch lạc. Họ cũng biết hỏi rằng tại sao nước ta lại nghèo, lại thua kém nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng bản thân họ lại không biết phải làm gì và không làm gì để “cải thiện tình hình”. Một số thanh niên đang chạy theo lối sống thực dụng, ăn chơi sa đọa, lãng phí, sống tự do, cá nhân, vô tổ chức. Bây giờ là thời đại hiện đại hoá, đầy rẫy trên mạng là những bài báo viết về bệnh vô cảm của giới trẻ, trong đó có cả sự vô cảm đối với ngay cả đất nước mình.
Nhưng không! Đó chỉ là một bộ phận rất nhỏ thanh niên. Lòng yêu nước được dân tộc Việt Nam nuôi dưỡng từ đời này qua đời khác, dù có biến đổi nhưng không bao giờ mất đi. Những thanh niên đó, đứng trước tiếng gọi của non sông và thời đại, sớm muộn cũng sẽ nhận thức được về vai trò và nghĩa vụ của mình, sẽ tìm được ra lối đi đúng đắn. Lúc ấy, lại chính lòng yêu nước sẽ nâng đỡ họ, đưa họ vượt qua những xấu xa, cám dỗ và làm được nhiều việc có ích cho bản thân, xã hội. Bởi vậy, ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự trong sạch, vững mạnh của đội ngũ thanh niên Việt Nam. Và trong tương lai, chắc chắn họ sẽ còn làm được nhiều hơn nữa.
Lòng yêu nước truyền thống của cha ông sẽ được phát huy để dù là ở đâu hay bất cứ lúc nào, lòng yêu nước đó cũng sẽ trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy thanh niên Việt Nam đạt được những thành tích diệu kỳ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa , hiện đại hóa, đem lại vinh quang cho Tổ quốc.
Lòng yêu nước đã thực sự trở thành động lực, thúc giục bao thanh niên ưu tú ngày đêm phấn đấu không ngừng để giành lấy vinh quang về cho nước nhà. Lòng tự hào với truyền thống cha ông, ý chí tự lực tự cường và ý thức tự tôn dân tộc cùng với ước mơ, khao khát cháy bỏng được góp sức mình đưa Việt Nam tiến lên ngang hàng với các cường quốc năm châu đã, đang và sẽ đưa thanh niên đi xa hơn nữa.
6 mẫu 🌸Cảm Nhận Bài Thơ Quê Hương Của Nguyễn Đình Huân 🌸 đặc sắc!
Dẫn Chứng Về Trách Nhiệm Với Quê Hương Đất Nước Ngắn
Trách nhiệm của mỗi người với quê hướng đất nước là gì? Xem thêm bài văn mẫu nghị luận về vấn đề này nhé!
Đất nước ta đang bước vào một thế kỷ mới, một thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới mới, vì vậy mỗi người đều phải chuẩn bị hành trang cho mình để vững vàng hơn khi bước vào thế kỷ này, trong đó, sự chuẩn bị của thanh niên là vô cùng quan trọng vì thanh niên là những thế hệ tương lai của đất nước.
Hành trang là những trang bị, vật dụng cần thiết của mỗi người trong một chuyến đi xa. Nhưng hành trang ở đây được hiểu là tri thức, kỹ năng, thói quen, được coi là điều kiện cần và đủ để thanh niên có thể tự tin trước sự phát triển một cách chóng mặt của Khoa học – kỹ thuật, của sự hội nhập kinh tế thế giới với tính kỷ luật và cường độ lao động cao.
Việc chuẩn bị hành trang như vậy sẽ giúp cho chúng ta có thêm nhiều kiến thức, bổ sung thêm tri thức, kỹ năng cho mỗi người, bên cạnh đó giúp ta vững vàng hơn và không bị bỡ ngỡ khi bước vào thế kỷ mới. Đối với đất nước và xã hội, việc chuẩn bị hành trang sẽ là một bước đệm để đưa đất nước phát triển, giúp đất nước hòa nhập với nền kinh tế thế giới, thoát khỏi cảnh nghèo nàn, lạc hậu để sánh vai với các cường quốc năm châu.
Là thế hệ trẻ – chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta phải là những người đi đầu tiên phong trong học tập, học tập một cách có hiệu quả. Biết mở rộng vốn kiến thức của mình bằng việc thu thập các thông tin trên sách báo, ti vi, internet,… Nhanh chóng thu nhận thông tin từ các nước bạn bè để đưa ra các biện pháp giúp đất nước phát triển bằng hoặc hơn các nước bạn, nắm vững tri thức và kịp thời vận dụng các tri thức ấy vào sự nghiệp Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Có như vậy thì đất nước ta mới phát triển trong thời kỳ nền kinh tế tri thức này.
Chuẩn bị hành trang bước vào thế kỷ mới của thanh niên là vô cùng cần thiết. Nó giúp cho đất nước thoát khỏi tình trạng đói nghèo, lạc hậu và có thể hội nhập với kinh tế thế giới một cách bình đẳng. Vì vậy mà chúng ta – thế hệ tương lai của đất nước hãy chuẩn bị hành trang thật tốt để bước vào thế kỷ mới một cách vững vàng nhất có thể.
Dẫn Chứng Về Vai Trò Quê Hương Hay
Chia sẻ với bạn dẫn chứng về quê hương hay nhất mà bạn không nên bỏ lỡ
“Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
Tuổi hai mươi làm sao không tiếc?
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ Quốc?
(Trường ca “Những người đi tới biển” – Thanh Thảo)
Những câu thơ trên của Thanh Thảo đã thể hiện lí tưởng cao đẹp của thế hệ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Qua đó tác giả nhắc nhở thế hệ trẻ chúng ta hôm nay: Bất cứ thời đại nào, mỗi con người chúng ta nhất là thế hệ thanh niên cũng luôn phải ý thức vai trò trách nhiệm của mình đối với đất nước.
Trước tiên thế hệ trẻ phải xác định tư tưởng, tình cảm, lí tưởng sống của mình: yêu quê hương đất nước, tự hào tự tôn dân tộc, có ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của dân tộc; lao động, học tập để khẳng định bản lĩnh, tài năng cá nhân và phục vụ cống hiến cho đất nước, sẵn sàng có mặt khi Tổ Quốc cần.
Thời đại ngày nay, xu thế toàn cầu là xu thế hội nhập, khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ cao, vậy thế hệ trẻ cần phải học tập tích lũy tri thức để góp phần phát triển đất nước theo kịp thời đại, hội nhập với xu thế phát triển chung của quốc tế.
Bên cạnh đó, phải rèn luyện sức khỏe để có khả năng cống hiến và bảo vệ đất nước. Đồng thời thanh niên cũng cần quan tâm theo dõi đến tình hình chung của đất nước, tỉnh táo trước hành động của mình không bị kẻ xấu lợi dụng.
Về vấn đề chủ quyền biển đảo, thanh niên cần hưởng ứng và tích cực các diễn đàn hợp pháp trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên Internet, khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên các diễn đàn, đồng thời kịch liệt lên án và đấu tranh tham gia ngăn chặn các hành vi vi phạm xâm phạm chủ quyền biển, hải đảo thiêng liêng của Tổ Quốc, phải luôn có “trái tim nóng, cái đầu lạnh”
Dẫn Chứng Về Quê Hương Ngắn Gọn
Mẫu dẫn chứng về quê hương là gì ngắn gọn đã được trình bày ở dưới, xem ngay!
Trong lòng kẻ xa quê, Tế Hanh vẫn canh cánh nỗi niềm thương nhớ dòng sông tuổi thơ có nước gương trong “soi bóng những hàng tre”. Cái màu xanh của trúc tre bát ngát và thân cây mềm mại ôm ấp xóm làng như cha mẹ che chở, âu yếm đứa con ngoan. Dòng nước trong veo cũng như tấm lòng trong trẻo thật thà của bác nông phu, người ngư phủ.
Trong tâm tưởng Nguyễn Đình Thi có lẽ sâu đậm thân thương nhất cũng là một niềm quê. Nhìn xứ sở bị tàn phá: Cánh đồng quê bị giày xéo như thân người chảy máu; buổi chiều quê u ám tan hoang trong lửa đạn chiến tranh, ông thảng thốt kêu lên một tiếng “ôi” xé lòng!
Với Đỗ Trung Quân, nhà thơ thời hậu chiến của lớp thanh niên xung phong sau đại thắng mùa xuân 1975 cũng có cái tình quê bình dị mà sâu thẳm vô cùng: Mẹ, chiếc cầu tre nho nhỏ và chiếc nón lá nghiêng nghiêng theo mẹ về nhà. Chỉ thế thôi mà thành thơ, thành nhạc, thành lẽ sống cho cả đời người.
Quê hương bắt đầu từ những điều tưởng chừng đơn sơ như vậy đấy. Thế nhưng, nó là những dòng sữa đầu tiên nuôi ta khôn lớn, để mai kia ta càng thấy quê hương thiêng liêng thêm, bao la hơn và không bao giờ được hững hờ lúc nhớ lúc quên!
Nhà bác học L. Pasteur từng nói: Học vấn không có quê hương, nhưng người học phải có Tổ quốc”. Tổ quốc là khái niệm trừu tượng được cụ thể bằng những hình ảnh từ giản dị đến cao lớn, như một dòng sông, mái đình, bến nước, những đêm trăng ra đồng cấy lúa, những điệu hò và nỗi nhớ, một ngọn núi, hay đôi khi chỉ là một chú mục đồng ngủ gà, ngủ gật trên lưng trâu,… thế mà tất cả đi vào tâm tưởng mỗi người thành một tình yêu thiêng liêng. Tổ quốc là vậy đấy! Quê hương là vậy đấy!
Xem thêm thi phẩm nổi tiếng: Nhớ Con Sông Quê Hương của Tế Hanh
Dẫn Chứng Về Quê Hương Hay
Đừng bỏ lỡ dẫn chứng về quê hương hay đã được SCR.VN sưu tập dưới đây:
Việt Nam quê hương ta đã trải qua bao đau thương, mất mát với bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước. đó là những mất mát, đau thương của cả dân tộc, của bao thế hệ nhưng dù ở thời kì nào, dù ở giai đoạn nào cũng những mất mát, đau thương lớn nhất cũng với những chiến công, cống hiến oanh liệt, hào hùng nhất vẫn luôn sát cánh cùng với tuổi trẻ, thanh niên. Và từ xưa đến giờ, tuổi trẻ, thanh niên vẫn luôn là đôi cánh to lớn nhất, mạnh mẽ nhất để bảo vệ đất nước.
Xã hội ta, đất nước ta hiện nay đã không còn những khói lửa, bom đạn của chiến tranh, mà thay vào đó là bầu trời xanh của hòa bình, của độc lập, tự do.
Trong thời kì yên bình này, thì trách nhiệm của mỗi con người Việt Nam, và nhất là của mỗi con người trẻ tuổi đã không còn chỉ là bảo vệ đất nước, mà là bảo vệ và xây dựng nước nhà giàu, đẹp và mạnh. Để làm được điều đó, mỗi một con người, mỗi một thanh niên, mỗi một tuổi trẻ phải luôn rèn luyện về tri thức, tôi luyện về nhân phẩm, phải luôn quan tâm, chú ý đến những sự kiện, sự việc trong nước nhà và quan trọng hơn hết, phải biết yêu thương người thân, bạn bè, quê hướng, đất nước,…
Thế nhưng, thực tế hiện nay thì dường như những điều ấy chỉ tồn tại trong một số ít bạn trẻ mà thôi. Đa phần số đông còn lại thì đường như trí óc của họ đã không còn đủ chỗ để chứa đựng những tình cảm về quê hưng, đất nước mà thay vào đó, là những đam mê, cám dỗ từ những trò chơi trực tuyến, hay từ những thần tượng xứ Hàn, xứ Đài nào đó. Điều này sẽ dẫn đến một hệ quả không hay chút nào, khi mà một đất nước có rất nhiều thanh niên vô trách nhiệm với dân tộc. Hệ quả đó là sự tụt lùi, suy thoái hay diệt vong chăng….
Các bạn trẻ đó nào biết rằng, để có được đất nước như ngày nay thì đã bao người phải ngã xuống và đã bao người lại tiếp tục nối bước những người đã nằm bên dưới. Họ nào biết rằng, độc lập tự do mà họ đang có, sự an nhàn sung sướng mà họ đang hưởng thụ đã được đổi lấy bằng xương, bằng máu của ông cha họ. Và họ cũng chẳng hề biết rằng, nếu họ cứ mãi chìm đắm trong những đam mê nhất thời đấy thì một ngày ko xa, chính bản thân họ, gia đình họ, đất nước của họ sẽ phải bị đào thải khỏi thế giới này.
Hãy thức tỉnh đi những người trẻ tuổi, hãy để lòng tự hào dân tộc chiếm trọn lấy con tim, hãy để tình yêu quê hương, đất nước dập tắt những ngọn lửa dục vọng, đam mê. Hãy xây dựng và bảo vệ đất nước này, một đất nước đã chứa đầy xương, đầy máu của ông cha ta, đã chất đầy mồ hôi, nước mắt của dân tộc ta, một đất nước mà ta là một phần trong đó.
Những thanh niên yêu nước, những người trẻ tuổi có trách nhiệm với đất nước sẽ làm nên những trang sử mới cho đất nước, làm cho đất nước trở nên giàu mạnh hơn. Thế nên, hãy tỉnh dậy và bắt đầu làm việc đi nào các bạn trẻ, đừng mãi ngủ vùi trong thú vui, đam mê, dục vọng.
Tham khảo văn mẫu 🌸Phân Tích Bài Thơ Quê Hương Của Giang Nam 🌸 hay!
Bài Văn Nghị Luận Về Quê Hương Ấn Tượng
Gửi tặng bạn bài văn mẫu nghị luận về quê hương là gì ấn tượng:
Mỗi chúng ta sinh ra trên đời, ai ai cũng sẽ có gia đình, có quê hương, nơi chúng ta cùng những người thân yêu sinh ra và lớn lên. Mỗi khi nhắc đến quê hương, chắc chắn rằng ai cũng đều có những cảm xúc chân thành, tha thiết, đặc biệt là tình yêu quê hương không bao giờ ngừng nghỉ. Vậy tình yêu quê hương là gì?
Tình yêu quê hương chính là những tình cảm, những kỷ niệm gắn bó của mỗi người dành cho quê hương của mình. Chúng ta yêu quê hương, nên chúng ta làm thế nào để thể hiện tình yêu ấy? Đó chính là khi tình yêu quê hương được thể hiện bằng hành động thay vì chỉ bằng lời nói.
Với mỗi người, quê hương chính là nơi đầu tiên đón nhận ta trên đời, cùng với những điều đầu tiên như những tiếng khóc chào đời hay những bước đi chập chững đầu tiên. Đó là nơi có những kí ức êm đềm bên người thân, là nơi mà dù chúng ta có đi đâu cũng mong có ngày trở về.
Tình yêu quê hương được thể hiện ở mỗi người theo một cách khác nhau. Yêu quê hương với người này, có khi đơn thuần chỉ là yêu những gì thuộc về quê hương, như xóm làng, cành cây, ngọn cỏ, yêu nắng, yêu gió…và yêu những con người cùng sinh ra lớn lên ở mảnh đất đó, nơi có những người thân yêu của họ đang sinh sống. Hay đơn giản chỉ là nỗi nhớ da diết mỗi khi xa quê, mỗi dịp lễ tết háo hức trông ngóng được trở về quê hương, trở về với gia đình của mình.
Yêu quê hương còn thể hiện khi những người đã đi xa quê, nhưng luôn hi vọng rồi sẽ có một ngày trở về xây dựng quê hương thân yêu của mình. Khi đất nước ngày càng phát triển, họ tìm cách góp một chút sức lực nhỏ nhoi của bản thân, với hy vọng có thể giúp ích được cho quê hương, cho đất nước. Lòng yêu nước, yêu quê hương của họ thật đáng quý biết bao.
Vậy nhưng bên cạnh những người con luôn dành tình cảm cho quê hương mình, thì cũng có những người đang dần lãng quên đi nguồn cội. Họ tìm đến những miền đất mới mà họ cho là tốt đẹp hơn, họ không còn tự hào khi nhắc đến nơi mình đã sinh ra. Điều đó thật đáng buồn biết bao.
Khi mà bao nhiêu người con xa quê suốt đời chỉ mong ngóng được một lần đặt chân về quê hương, thì có những người lại đang cố gắng quên đi nguồn cội của mình. Có lẽ họ đã tự mình đánh mất đi thứ tình cảm tốt đẹp, thiêng liêng dành cho quê hương mà mỗi người ai cũng cần phải có. Rồi đến một ngày, khi họ nhận ra họ muốn trở về, thì quê hương vẫn sẵn sàng bao dung, che chở và đón họ vào lòng để chở che, để yêu thương.
Quê hương là như thế đấy, là nơi mà dù chúng ta đi đâu vẫn muốn trở về. Chúng ta hãy cùng nhau cố gắng thể hiện tình yêu với quê hương, đất nước bằng cách cố gắng học tập, rèn luyện, góp phần đóng góp cho sự phát triển giàu đẹp hơn nữa của mảnh đất nơi ta sinh ra và lớn lên các bạn nhé!
SCR.VN tặng bạn 👉 15+ Mẫu Nghị Luận Xã Hội Về Tình Yêu Quê Hương Hay Nhất
Nghị Luận Về Quê Hương Đối Với Mỗi Người Dài Hay
Dưới đây là bài văn nói về tình yêu quê hương đối với mỗi người là gì hay nhất mà bạn nên biết:
Chắc hẳn không ai trong chúng ta là không nghe qua bài thơ “ Quê hương”
“Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người”
Tình yêu quê hương đất nước bao la, rộng lớn, một tình cảm thiêng liêng chứa nhiều cảm xúc dạt dào được nhà thơ khắc họa rõ nét qua từng câu chữ.
Tình yêu quê hương, đất nước là yêu tất cả những điều bình dị, đơn giản nhất, gần gũi thân thiện gắn bó với đời sống đời thường của con người như chùm khế ngọt, con sóng, con suối, đồng ruộng, con cò, cây tre đầu làng, đình làng,…Tất cả những hình ảnh đó mà ai ai khi nhắc đến đều liên tưởng đến quê hương thân yêu của mình nơi mình sinh ra và lớn lên, chứa biết bao kỷ niệm đẹp của thời thơ ấu.
Tình yêu quê hương đất nước được xem là một khái niệm, chứa nhiều ý nghĩa khác nhau. Tình yêu quê hương đất nước là gì? Tình yêu quê hương đất nước là tình cảm thiêng liêng, sự gắn bó mật thiết, chân thành đối với những sự vật và con người được sinh ra và lớn lên. Mỗi con người ý thức, tự giác hành động, không ngừng nỗ lực, cố gắng rèn luyện để đạt những thành công ước mơ của riêng mình. Từ đó làm vinh danh và làm niềm tự hào to lớn đối với quê hương, đất nước.
Tình yêu quê hương đất nước xuất phát từ tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm, yêu những điều đơn giản nhất yêu lũy tre xanh đầu làng, yêu cánh đồng lúa chín, yêu cây trúc đầu đình, yêu tất cả những sự vật gắn liền với quê hương ta.
Tình yêu quê hương đất nước được biểu hiện như thế nào? Mỗi người dân đất Việt hành động và thể hiện tình cảm yêu quý quê hương như thế nào để bày tỏ lòng biết ơn với nơi đã gắn bó sâu sắc với mình từ khi mình mới chào đời đến khi trưởng thành.
Dù thời bình hay thời chiến, tình yêu quê hương đất nước vẫn giữ nguyên giá trị và không hề thay đổi, tình yêu này chỉ ngày một lớn lên trong tiềm thức, suy nghĩ và tâm hồn của mỗi con người mà thôi.
Thời chiến thì hành động dũng cảm, ý chí kiên cường bất khuất chiến đấu hết mình, không bao giờ chịu khuất phục đầu hàng trước giặc ngoại xâm các chiến sĩ cách mạng, họ hy sinh bản thân mình, không sợ bom đạn hay bất cứ những cung hình phạt tàn độc của quân thù chỉ vì để bảo vệ nền độc lập, tự do dân tộc.
Tình yêu đó được thể hiện ở lòng căm thù giặc ngoại xâm đô hộ nước ta, nhân dân ta một lòng đứng lên chống lại giặc ngoại xâm để bảo vệ nền độc lập, hòa bình của tổ quốc. Các chiến sĩ cứ yên tâm mà chiến đấu ở biên cương, ở quê nhà đã có nhân dân ta những con người hậu phương vững chắc cùng nhau gia tăng sản xuất lương thực để tiếp tế, cung ứng tri viện cho đơn vị tiền tuyến để an tâm mà đánh giặc
Nhân dân ta một lòng yêu nước, yêu quê hương cùng nhau hướng về tổ quốc thân yêu không ngại hy sinh, không ngại gian khổ dù phía trước là vô vàn những khó khăn. Thời chiến tranh ngập một bầu trời khói đen mù mịt của bom đạn, đầy ắp tang thương sự chết chóc do bom mìn cùng tiếng trực thăng của quân thù đã nổ súng, nổ đạn xuống dân tộc ta nhằm tiêu diệt các anh hùng cách mạng. Nhưng không vì thế mà nhân dân ta đầu hàng mà cùng nhau cố gắng tăng gia sản xuất để chi viện lương thực kịp thời cho đơn vị tiền tuyến.
Hay cho câu giặc đến nhà đàn bà cũng đánh là dù già trẻ nam hay nữ đều mang trong mình sự nghiệp cách mạng, có lòng nồng nàn yêu nước sâu sắc, những tấm gương chiến anh dũng hy sinh để bảo vệ tổ quốc: Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Văn Cừ, Lý Tự Trọng,… Chúng ta hãy ghi nhớ công ơn to lớn ấy cho đến mãi về sau.
Thời bình thì tình yêu quê hương đất nước đơn giản là tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm, sự gắn bó yêu thương nhớ về nguồn cội nơi mình sinh ra. Niềm tự hào dân tộc trong các bài thơ, bài hát về quê hương đất nước được các nhà thơ, nghệ sĩ tái hiện lại tinh thần dân tộc, sự kiên cường, bất khuất, sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ cách mạng.
Thế hệ trẻ ngày nay phải biết ghi nhớ công ơn to lớn của cha ông ta đã gầy dựng xây dựng quê hương tươi đẹp và bảo vệ độc lập, để mang lại cuộc sống ấm no như hôm nay. Chúng ta ý thức rèn luyện, nỗ lực phấn đấu học tập, lao động thật tốt để góp phần xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp. Những di tích, bảo tàng lịch sử là những kỷ vật ghi lại những khoảnh khắc, những chiến tích mà anh hùng dân tộc đã hy sinh vì độc lập, tự do của nước nhà.
Bảo vệ gìn giữ và phát huy truyền thống yêu quê hương, đất nước mà cha ông ta đã lưu truyền bao đời nay và chúng ta có trách nhiệm giữ nguyên giá trị tốt đẹp đó cho đến mai sau và có thể đưa văn hóa dân tộc, lòng yêu nước lan tỏa khắp quốc gia trên thế giới. Dù đang sinh sống trong thời bình nhưng khi đất nước lâm nguy thì sẵn sàng đứng lên chiến đấu đánh đuổi giặc ngoại xâm.
Bên cạnh đó, trong thời hòa bình, độc lập tình yêu quê hương đất nước cũng không thua kém gì ở thời chiến tranh. Tiêu biểu câu chuyện thời bình là sự gắn kết yêu thương giữa những con người mang cho mình chung một dòng máu, những người con gốc Việt.Tinh thần yêu nước sáng lên trong đợt chống dịch covid. “Chống dịch như chống giặc”, câu nói đã trở thành khẩu hiệu chung của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta trong nỗ lực phòng ngừa, ngăn chặn dịch bệnh, nhằm bảo vệ sức khỏe toàn dân.
Covid-19, Sars-CoV-2, Crona, Ncovi, biến chủng delta mới của Ấn Độ,… là những từ được nhắc đến nhiều nhất những ngày qua. Khởi phát ở Vũ Hán, Trung Quốc tháng 12/2019, đến nay dịch bệnh đã lan rộng ra phạm vi toàn cầu. Gọi Covid-19 là “giặc” quả không sai khi nó đang gây ra nỗi sợ hãi, sự chết chóc, thậm chí từng giây trôi qua lại có công dân của một nước nào đó trên thế giới phải bỏ mạng vì tên “giặc” này.
Dịch covid gây ra những tác hại trên toàn cầu, không chỉ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người dân mà còn dẫn đến sự xáo trộn trong đời sống kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia, mỗi gia đình. Bên cạnh những thông tin cập nhật về tình hình lây lan của dịch bệnh và kết quả chiến đấu với “giặc covid-19”, nhất là các biện pháp quyết liệt của các cấp, các ngành, các đơn vị, địa phương, chúng ta thấy sáng lên tinh thần yêu nước được thể hiện khắp nơi nơi trên đất nước Việt Nam thân yêu.
Lòng yêu nước đã trở thành “bảo vật vô giá”, là phẩm chất tự hào của dân tộc ta trong suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Tình yêu đó đôn đúc trong tiềm thức mỗi người và thể hiện rõ nhất trong các cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm.
Covid cũng chính là “giặc ngoại xâm”, đang tìm cách lây lan, gây phương hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe nhân dân, ảnh hưởng đến đà phát triển kinh tế – xã hội của đất nước luôn được duy trì ở mức cao trong những năm gần đây.
Trước diễn biến phức tạp dịch covid Đảng và Nhà nước ta đã nhanh chóng nhận thức rõ sự nguy hiểm của nó nên đã chỉ đạo các cơ quan chức năng và các địa phương trong cả nước làm tốt công tác nắm tình hình diễn biến dịch bệnh, đồng thời tập trung huy động nguồn lực nhằm chiến đấu và chiến thắng “giặc covid-19”. Chúng ta đã không chần chừ một giây phút nào mà thống nhất chủ trương, quan điểm sẵn sàng chấp nhận những thiệt hại về kinh tế có thể xảy ra khi thực hiện các biện pháp quyết liệt nhằm phòng, chống dịch bệnh. Chủ trương, quan điểm này được cả hệ thống chính trị và toàn dân một lòng hưởng ứng.
Qua đây, chúng ta cũng thấy được bản chất nhân văn, nhân đạo, tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa đã và đang xây dựng ở nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong cuộc chiến đấu chống “giặc covid-19”, đã xuất hiện nhiều tấm gương các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tự nguyện, tự giác đóng góp công sức, tiền của chống giặc. Đó chính là tinh thần yêu nước, tương thân tương ái.
Chính phủ kêu gọi mỗi người dân hãy phát huy tinh thần yêu nước, chỉ ở nhà trừ những trường hợp cần thiết phải ra ngoài, đơn giản như vậy thôi cũng đã là một hành động hết sức thiết thực góp phần tiêu diệt “giặc Covid-19”.
Có được điều đó là xuất phát từ tinh thần quả cảm, từ ý thức, trách nhiệm cao với công việc, giữ vững tinh thần “lương y như từ mẫu” và một điều rất quan trọng ở phía sau họ chính là hậu phương vững chắc, là sự đoàn kết một lòng của cả hệ thống chính trị và toàn dân được kết tinh và phát huy từ lòng yêu nước của nhân dân ta, dân tộc ta.
Quê hương, đất nước, con người là mảnh đất màu mỡ thu hút nhiều cây bút tài năng “vun xới”, thử sức. Tác giả gửi gắm những cảm xúc tự hào, yêu thương tha thiết với quê hương Việt Nam qua những áng thơ văn. Bài thơ ca ngợi đất nước Việt Nam bài Quê hương ta ơi.
Quê hương dưới con mắt của nhà thơ Nguyễn Đình Thi hiện lên vô cùng tươi đẹp, chan hòa ánh nắng, nơi có “Hoa thơm, cỏ ngọt bốn mùa trời xanh”, nơi con người biết “Yêu ai yêu trọn tấm lòng thủy chung”, nơi gắn bó bao kỉ niệm của tuổi thơ êm đềm và trở thành phần kí ức không thể xóa nhòa trong tâm trí.
Chia sẻ văn mẫu 🌸Cảm Nhận Về Bài Thơ Quê Hương [Tế Hanh] 🌸 cho bạn tham khảo!
Nghị Luận Về Quê Hương Của Em Đặc Sắc
Tham khảo bài văn nghị luận về quê hương của em là gì dưới đây để biết cách là dạng đề bài này!
Đối với em, cứ nhắc đến quê hương là lòng em lại dâng trào biết bao niềm tự hào. Quê hương em là nơi chôn rau cắt rốn, là nơi đã nuôi nấng em thành người. Nơi đây đã ghi lại bao kỷ niệm ngọt ngào, vui buồn của tuổi thơ em. đó là những ngày em được sống bên bố mẹ được bố mẹ yêu thương.
Ngày nắng chói chang mẹ vừa quạt vừa ru em ngủ. Mùa đông lạnh già bố ủ ấm cho em bằng tình yêu thương của người. Quê hương cũng là nơi cho em những người bạn hiền, bạn tốt. Những người bạn cùng em học tập, cùng em chăn trâu cắt cỏ trên bờ đê. Những người bạn đã cùng em sẻ chia bao nỗi buồn vui. Em còn nhớ những thầy cô đã dạy dỗ em. Những lời giảng, những nét bút, tiếng nói, đã khắc sâu trong trái tim em.
Làm sao em có thể quên được những con người đáng yêu đáng quý ở nơi yêu dấu của mình? Quê hương còn cho em những hàng cây xanh mướt, những bãi nương dâu, màu xanh tươi của đồng lúa. Chao ôi! biết ơn và tự hào biết mấy quê hương yêu dấu của em.
Nghị Luận Về Quê Hương 200 Chữ Đơn Giản
Mẫu văn nghị luận về quê hương là gì 200 chữ đơn giản mà bạn có thể tham khảo:
Quê hương chính là nơi chúng ta cất tiếng khóc chào đời, là cái nôi đầu tiên đón nhận tiếng khóc đầu tiên của chúng ta. Những bước đi chập chững vào đời, những ký ức tuổi thơ không bao giờ quên được. Và là nơi đến cuối cùng của cuộc đời chúng ta vẫn mong trở về nhất.
Tình yêu quê hương được biểu hiện từ những tình cảm bình dị nhất là tình yêu gia đình hàng xóm, là nỗi niềm mong ngóng được trở về mỗi khi mình xa quê. Yêu quê hương chính là yêu những gì nơi mình sinh ra, yêu làng xóm, yêu con đường làng sỏi đá, gập ghềnh. Mỗi lần xa quê tình yêu ấy lại âm ỉ cháy trong tim, có khi da diết có khi sục sôi, có khi lại thổn thức. Là sự háo hức mỗi lần được trở về với đất mẹ sau mỗi lần xa quê. Tình cảm này là tình cảm không gì có thể thay thế được, nó luôn ở mãi trong tim của mỗi con người.
Khi đất nước ngày càng phát triển quá trình nông thôn mới cũng được đẩy mạnh hơn. Tình yêu quê hương được biểu hiện bằng hành động. Có rất nhiều người thành đạt xa quê đã có những đóng góp về tiền bạc và sức lực để xây dựng một quê hương ngày càng vững mạnh và phát triển hơn. Đây đều là những biểu hiện của tình yêu quê hương đất nước với mong muốn quê hương mình ngày càng phát triển hơn. Yêu quê hương còn là trách nhiệm xây dựng quê hương ngày càng phát triển hơn.
Ngày nay yêu quê hương không phải cứ phải cầm súng đánh giặc nữa, mà yêu quê hương chính là góp phần dựng xây quê hương phát triển ngày càng giàu mạnh hơn. Chúng ta là những thế hệ trẻ hãy góp phần công sức của mình để xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh hơn nữa.
Xem thêm: Ca Dao Tục Ngữ Về Quê Hương Đất Nước
Nghị Luận Về Quê Hương Lớp 8 Tiêu Biểu
Chọn lọc bài văn nghị luận về quê hương là gì cho các bạn học sinh lớp 8 tham khảo:
Đã bao giờ bạn tự hỏi quê hương đất nước là gì chưa? Nhà thơ Đỗ Trung Quân đã viết:
Quê hương là chùm khế ngọt.
Cho con trèo hái mỗi ngày
Thật khó để định nghĩa chính xác thế nào là quê hương, tình yêu quê hương đất nước. Nó có thể là sự nâng niu, trân trọng hay tinh thần sẵn sàng hy sinh khi tổ quốc lâm nguy. Có thể nói mỗi thời kì chúng ta lại có những biểu hiện về tình yêu quê hương đất nước khác nhau.
Nếu như trong thời chiến, tình yêu quê hương là lên đường theo tiếng gọi của tổ quốc thì trong xã hội hiện đại ngày nay, lao động cống hiến xây dựng phát triển đất nước cũng là một trong số các biểu hiện của lòng yêu nước.
Tình yêu quê hương gắn liền với tình yêu tổ quốc. Đó là thứ tình cảm vừa giản dị, chân thành song lại thiêng liêng cao đẹp biết bao. Mỗi giai cấp, mỗi thế hệ, mỗi con người lại có những biểu hiện khác nhau để yêu nơi ta đã cất tiếng khóc chào đời, nới rộng mở cánh tay đón chào ta.
Tình yêu quê hương đất nước là truyền thống quý báu mà mỗi chúng ta phải có ý thức giữ gìn. Nó chính là gốc rễ để làm nên nhân cách con người ta, gắn kết ta với cộng đồng rộng lớn.
Tuyển tập bài văn 🌸Phân Tích Nhớ Con Sông Quê Hương 🌸 bên cạnh chia sẻ quê hương là gì
Nghị Luận Về Quê Hương Lớp 9 Đặc Sắc
Các bạn học sinh lớp 9 đang tìm kiếm mẫu văn nghị luận về quê hương là gì thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!
Tình yêu quê hương, đất nước là gì? Đó là tình cảm luôn thường trực trong trái tim mỗi người. Nó đã trở thành mạch nguồn, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài văn học dân tộc. Qua mỗi thời kỳ, tình cảm ấy lại có những biến chuyển và biểu hiện rõ nét hơn.
Tình yêu quê hương đất nước là tình cảm yêu mến gắn bó với mảnh đất đã sinh ra và nuôi nấng mỗi người. Tình cảm ấy đã có từ thuở ấu thơ qua những lời ru mẹ hát, qua câu chuyện cổ tích bà thường hay kể. Trước hết, đó là tình cảm đối với xóm làng, đồng ruộng, những gì thân thuộc, gần gũi quanh ta:
“Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng”
Cánh cò trắng theo ta vào giấc ngủ yên bình. Hình ảnh con cò sải cánh trên đồng ruộng bao la đã trở thành biểu tượng cho nét đẹp giản dị của làng quê Việt Nam từ muôn đời. Từ lời ru ngọt ngào của mẹ, cánh cò trắng theo ta suốt cuộc đời, bồi dưỡng cho ta tình cảm đối với quê hương, đất nước.
Không chỉ thế, yêu quê hương, đất nước còn là yêu cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, non kỳ thủy tú:
“Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”
Hình ảnh đất nước Việt Nam hiện ra chưa bao giờ đẹp hơn thế. Núi non trùng trùng trùng điệp điệp tạo ra bức tranh sông núi vô cùng kỳ vĩ, tráng lệ mà cũng trữ tình, nên thơ. Qua câu ca dao, ta còn nhận ra một niềm tự hào, lòng yêu mến đối với đất nước xinh đẹp, trù phú.
Mỗi khi đất nước đứng trước họa xâm lăng, tình cảm ấy càng biểu hiện rõ ràng và mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Khi giặc Nguyên – Mông lăm le xâm lược nước ta, trong hội nghị Diên Hồng, khi vua Trần hỏi nên hòa hay nên đánh, tất cả các bô lão đã đồng thanh một lời: nên đánh.
Như vậy, tình yêu nước gắn với ý thức giữ gìn, bảo vệ nền độc lập, chủ quyền của dân tộc, quyết không để quân giặc cướp dù chỉ là một tấc đất. Chắc hẳn chúng ta vẫn còn nhớ Nam quốc sơn hà – bài thơ được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta:
“Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
Ý thức về độc lập chủ quyền của dân tộc đã được thể hiện rất rõ ngay từ thế kỷ thứ XX. Sông núi nước Nam là của vua Nam, điều này đã được ghi rõ trong “thiên thư”- sách trời. Vậy nên, nếu kẻ nào có ý định xâm phạm điều thiêng liêng ấy chắc chắn sẽ tự nhận lấy kết cục thảm hại.
Cũng trước mối họa xâm lăng, vì yêu nước nên Trần Quốc Tuấn lo lắng cho vận nước, kêu gọi tướng sĩ trên dưới một lòng quyết tâm đánh giặc. Điều này còn thể hiện tinh thần trách nhiệm của ông đối với quốc gia, dân tộc. Xa hơn, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, nhân dân ta tiếp tục phát huy truyền thống yêu quê hương đất nước đã có từ lâu đời của dân tộc. Trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, Bác Hồ đã viết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Tình yêu nước chính là sức mạnh lớn nhất giúp chúng ta vượt qua hết khó khăn này đến khó khăn khác, đạt đến thắng lợi hoàn toàn, giành lại nền độc lập, sự bình yên cho dân tộc.
Tình yêu quê hương đất nước là truyền thống quý báu mà mỗi chúng ta phải có ý thức giữ gìn. Nó chính là gốc rễ để làm nên nhân cách con người ta, gắn kết ta với cộng đồng rộng lớn.
Tặng bạn bài thơ -> Quê Hương của Tế Hanh
Nghị Luận Về Quê Hương Lớp 12 Hay Nhất
Cuối cùng là văn mẫu nghị luận về quê hương là gì dành cho học sinh lớp 12 tham khảo:
Chắc chắn mỗi người sinh ra đều có một quê hương để sinh ra, lớn lên và để trở về. Chúng ta đọc được những dòng cảm xúc chân thành, mộc mạc, tình yêu quê hương tha thiết của các nhà thơ nhà văn. Còn đối với bạn, bạn hiểu thế nào về tình yêu quê hương?
Tình yêu quê hương là gì? Là tình gắn gắn bó, yêu mến, vun đắp, dựng xây quê hương ngày càng giàu mạnh, đóng góp một phần sức lực của mình cho công cuộc dựng xây quê hương. Tình yêu quê hương không phải là tình cảm trừu tượng, nó được biểu hiện rất cụ thể và rõ nét. Đó là dạng tình cảm đã được cụ thể hóa bằng hành động.
Quê hương là cái nôi đầu tiên đón nhận tiếng khóc chào đời, những bước đi chập chững, gắn với ký ức tuổi thơ không thể nào quên. Đó là nơi mà cuối cùng ai cũng muốn trở về và gắn bó.
Tình yêu quê hương luôn gắn liền với yêu gia đình, làng xóm, luôn mong ngóng về quê hương dù ở nơi xa xôi. Mỗi con người sau khi lớn lên, trưởng thành, vươn mình đến những vùng đất mới nhưng tấm lòng luôn hướng về nơi mình đã sinh ra và lớn lên.
Biểu hiện của tình yêu quê hương thực sự rất nhiều, ngay trong chính hành động của mỗi người. Là nỗi nhớ thường trực mỗi lần xa quê, là háo hức, mong chờ khi sắp được lên chuyến xe mang tên trở về, là lòng thổn thức, lưu luyến khi phải rời xa quê. Đó là tình cảm xuất phát từ tim.
Tình yêu quê hương còn là yêu những gì thuộc về mảnh đất mà mình sinh ra ấy, yêu làng xóm, yêu những con đường sỏi đá, yêu nắng, yêu gió dù thời tiết khắc nghiệt. Hơn hết là yêu những con người thuộc về mảnh đất đó, thương dáng mẹ tảo tần nắng mưa, thương dáng cha nhọc nhằn sớm hôm.
Quê hương gắn với những con người, những gương mặt mà đi đâu cũng nhớ về. Khi đất nước ngày càng phát triển, quá trình xây dựng nông thôn mới cũng được đẩy mạnh. Tình yêu quê hương đã được hiển hiện thành hành động. Có nhiều người thành đạt, xa quê trở về quyên góp tiền bạc và sức lực để cùng xây dựng trạm xá, làm đường, trồng cây để giúp cho quê hương thoát nghèo. Đó đều là những biểu hiện thiết thực nhất của tình yêu quê hương, làng xóm.
Yêu quê hương còn phải có trách nhiệm với quê hương, đó là trách nhiệm bảo vệ, dựng xây. Trách nhiệm ấy không của riêng ai mà của tất cả mọi người.
Tuy nhiên hiện nay vẫn có những người quên đi cội nguồn, quên đi quê hương. Họ đi xa lập nghiệp, quên mất tiếng quê. Có nhiều người khi trở về quê hương mang theo thứ ngôn ngữ “lạ” để nói chuyện với người dân quê. Điều này thật đáng buồn. Người ta bảo “Chém cha không bằng pha tiếng”. Chính bản thân họ đã đánh mất đi tình yêu đáng trân trọng và thiêng liêng ấy.
Mỗi người đều có một quẻ hương để nhớ, để tìm về. Vậy thì ngay từ bây giờ, khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta hãy là những người có ích, học tập tốt để mai sau có thể đóng góp sức mình dựng xây quê hương. Đó là tình yêu lớn lao nhất.
Cuối cùng là 🌸Phân Tích Bài Thơ Quê Hương Của Đỗ Trung Quân 🌸 ý nghĩa!